Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 06 (Thằng Son)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là phải nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Đồng Tâm, Thủ Thiêm...
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nuốt không trôi 9 nghìn tỷ đồng: Cựu Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son giả ốm trốn lệnh bắt

Sau hình thức kỷ luật Đảng, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son sẽ ra toà?

RFA
2018-10-08
Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son (bên trái) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son (bên trái) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
AFP
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Ba Đình sáng thứ Hai, 8 tháng 10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến đại án AVG và nhấn mạnh việc xử lý ông Nguyễn Bắc Son chỉ mới là kỷ luật Đảng.
Theo truyền thông trong nước đưa tin, ngoài ông Nguyễn Bắc Son (nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT), ông Nguyễn Phú Trọng còn nhắc đến ông Trần Văn Minh (cựu Chủ tịch Đà Nẵng) và cho biết phải có kỷ luật tương ứng về hành chính, nếu cần xem xét về hình sự thì lại đưa ra xử lý hình sự, như vụ án Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh trước đây.
Vào ngày 4 tháng 10 vừa qua, tại Hội nghị Trung ương 8, khóa XII diễn ra tại Hà Nội (từ ngày 2 đến 6/10), Ban chấp hành Trung ương đã xem xét, quyết định kỷ luật cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ TT&TT nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Nguyễn Bắc Son.
Ông Son bị xem xét kỷ luật do các vi phạm trong dự án Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG (dự án) gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước.
Tại Hội nghị Trung ương 8, cựu Chủ tịch Đà nẵng Trần Văn Minh bị kỷ luật khai trừ khỏi đảng. Ông Trần Văn Minh bị kết luận là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; vi phạm các quy định về quản lý đất đai, về quản lý, sử dụng tài sản công, gây thất thoát và lãng phí lớn cho ngân sách.
Cũng tại buổi tiếp xúc cử tri, TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết việc xử lý án tham nhũng, vấn đề kê khai tài sản của cán bộ là nội dung trọng điểm của kỳ tiếp xúc cử tri chuẩn bị cho kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá 14 (dự kiến khai mạc ngày 21/10/2018). Thêm vào đó, TBT khẳng định thời gian vừa qua đã khắc phục được nhiều tình trạng án chậm, muộn, “đưa vụ nào ra là làm đến nơi đến chốn” và đặc biệt, việc xử lý cán bộ rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn.

Đại án AVG: Cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son giả bệnh trốn lệnh bắt

Trong thương vụ Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), với giá cao ngất ngưởng tới 8.889,815 tỉ đồng, chênh lệc với giá trị thực có của AVG chỉ đáng giá vài trăm tỷ (hay không quá 1.000 tỷ) đã gây thiệt hại cho nhà nước ít nhất là hơn 7.000 tỷ đồng. Người ta không thể bỏ qua một thông tin từ báo chí nhà nước cho biết, "Vụ Mobifone mua cổ phần AVG: 6 người nhận hơn 8.051 tỷ" (bit.ly/2mN9d0p). Theo đó, trong thương vụ Mobifone mua lại cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), các cá nhân nhận đa số (khoảng 8.051 tỷ đồng) trong tổng giá trị của thương vụ là 8.889,8 tỷ đồng.
Những thất thoát trong tài sản nhà nước trong vụ án Đinh La Thăng và đồng bọn tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) trước đây được cho là 3.200 tỷ, nếu so với việc cố ý làm trái trong vụ án Mobifone mua AVG đã gây thất thoát đến hơn 7.000 tỷ của nhóm tội phạm này, thì cho người ta thấy sự bất bình đẳng trong việc chống tham nhũng của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng. Vì thế khi Đại Án Mobifone mua AVG sau một thời gian dài không bưng bít nổi, thì ban lãnh đạo đảng CSVN đã buộc phải đưa nó ra ánh sáng.
Theo như đánh giá của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về Phó Ban Tuyên giáo TW - nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT Trương Minh Tuấn một trong những người giữ vai trò đầu vụ tham nhũng mua 95% cổ phần của công ty AVG là “đây là vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm”. Và trầm trọng hơn, có thông tin, lúc còn là Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn làm việc với tổ thẩm định giá mua bán AVG mà không có đại diện của Mobifone, cũng như không thông báo cho Mobifone biết.
Nếu như chúng ta biết rằng Thứ trưởng Công An Tô Lâm và Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, vào thời điểm trước Đại hội 12 đảng CSVN đều nhăm nhe chiếc ghế Bộ trưởng hai bộ vừa kể. Song quan trọng là, để đạt được mục đích đó thì 2 ứng viên này cần phải có rất nhiều tiền để chạy vào Ban Chấp Hành Trung ương bằng được. Theo như triết lý " Cái gì không mua được bằng tiền, thì phải mua bằng rất nhiều tiền" của ông trùm mafia Năm Cam. Động cơ đó chính là nguồn cơn của phi vụ MobiFone mà AVG, chắc chắn số tiền chạy chọt đó đã nằm gọn trong túi các quan chức cỡ lớn trong đảng. Vì thế, nếu việc xử lý vụ việc mua AVG đến nơi đến chốn như Đinh la Thăng thì lấy gì đảm bảo rằng các bí mật đó không bị Trương Minh Tuấn bật mí?
Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, Tổng Bí thư Trọng muốn bỏ qua vụ đại án này cũng không được.
Tuy vậy đến hôm nay, sau khi đã có ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư trong việc xử lý Đại án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG, thì có dấu hiệu đại án này có nguy cơ chìm xuồng. Với lý do nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT Trương Minh Tuấn còn có thêm chức danh Phó Ban Tuyên giáo TW, nếu xử lý thì không chỉ riêng hệ thống tuyên giáo của đảng CSVN mất uy tín, mà trực tiếp ông Nguyễn Phú Trọng cũng mất mặt. Chính vì thế, có thể khẳng định, đại án MobiFone mua 95% cổ phần AVG là một thách thức đôí với Tổng Bí Chủ Nguyễn Phú Trọng.
Một phần chận trễ trong đại án này cũng vì có liên quan đến vai trò của Bộ Trưởng Công An Tô Lâm trong việc giúp sức cũng như tiếp tay, khi xếp thương vụ này vào loại “Mật”. Vì muốn bưng bít thông tin cũng như muốn dập tắt các ý kiến phản biện của thương vụ đầy khuất tất này, Bộ TT và TT đã đề nghị Bộ Công an cho ý kiến về thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Đó chính là nguyên nhân đại án Mobifone mua AVG, gây thất thoát của nhà nước không dưới 7.000 tỷ đồng lại được Thanh tra Chính phủ cố tình trì hoãn trong một thời gian quá dài. Dẫu rằng họ thừa biết rằng vấn đề này là nằm ngoài phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ Công an nhưng họ vẫn cứ tiến hành, để sau đó 2 Bộ Công An và Bộ TT & TT đã lập tức xếp thương vụ này vào loại “Mật”.
Trong vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son và Phạm nhật Vũ thao túng với sự chỉ đạo của Vượng Vin, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son khi ấy hoàn toản hiểu đây là một cú mua bán để ăn chênh lệch giá trên 7 ngàn tỷ đồng. Chính vì thế, tất cả các văn bản giấy tờ có liên quan đến thương vụ mua bán khuất tất này đều do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký. Dẫu rằng nó không phải là trách nhiệm cũng như quyền hạn của Trương Minh Tuấn, song vì lời hứa sẽ nhường cho ghế Bộ trưởng từ Bộ trưởng Son nên Thứ trưởng Tuấn đã nhắm mắt làm càn. Đó là lý do vì sao cựu Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son sẽ bị trảm trước trong những ngày tới, để để điều tra mở rộng vụ án Mobifone mua AVG.
Tin nội bộ cấp cao từ Hà Nội cho biết, vào trung tuần tháng 11/2018 Cơ quan điều tra Bộ Công An đã bắt Nguyên Tổng Giám đốc MobiFone Cao Duy Hải và Phó Tổng Giám đốc Phạm Thị Phương Anh với tội danh vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng. Qua xét hỏi của cơ quan Công an, Phó Tổng Giám đốc MobiFone Phạm Thị Phương Anh đã khai toẹt ra rằng, là người trực tiếp đưa tiền lại quả cho cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son 155 tỷ đồng và nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT Trương Minh Tuấn kiêm Phó Ban Tuyên giáo TW số tiền 98 tỷ đồng. Cũng cần được nhắc lại, Phó Tổng Giám đốc MobiFone Phạm Thị Phương Anh đã được cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son "ưu ái" đưa về MobiFone, với mục đích duy nhất để thực hiện thương vụ mờ ám này.
Ngày 17/11/2018 Ban Bí thư đã mời các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và một số người có liên quan làm việc, tại buổi làm việc ban chuyên án đã thông báo các chứng cứ điều tra liên quan đến việc nhận hối lộ hàng trăm tỷ đồng của Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Sau buổi họp, đã Ban Bí thư đã quyết định câu lưu cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son để chuẩn bị thủ tục ra lệnh bắt, còn nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT Trương Minh Tuấn kiêm Phó Ban Tuyên giáo TW được cho về. Ngay trong đêm 17/11, ông Nguyễn Bắc Son đã "lên cơn" truỵ tim, phải vào viện 108 để cấp cứu. Và cho đến hôm nay cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son vẫn liên tục tục kêu mệt. Đó chính là lý do vì sao, giai đoạn cuố việc xử lý Đại án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG đã phải chững lại.
Ngày 28 tháng 11 năm 2018
© Kami

Ông Nguyễn Bắc Son 'độc đoán, gia trưởng, vô hiệu hoá cả Ban Cán sự Đảng'

(VTC News) - Bài viết trên website của Uỷ ban Kiểm tra TƯ nhận định, ông Nguyễn Bắc Son - nguyên Bộ trưởng TT&TT - có biểu hiện độc đoán, gia trưởng, chuyên quyền, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, bỏ qua vai trò lãnh đạo tập thể và vô hiệu hóa cả BCSĐ Bộ TT&TT.
Website của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vừa đăng bài viết "Thương vụ AVG – Khi Ban Cán sự Đảng bị vô hiệu hóa". Chúng tôi đăng toàn văn bài viết này:
Sau Kết luận của UBKT Trung ương về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và đề nghị xem xét, xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm của Ban cán sự Đảng (BCSĐ) Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 - 2021, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Dự án Tổng Công ty viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG), ngày 10/7/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với BCSĐ Bộ TT&TT nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Tiếp đó, ngày 12/7/2018, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCSĐ, Bộ Trưởng Bộ TT&TT bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Bí thư BCSĐ Bộ TT&TT nhiệm kỳ 2016 - 2021. Xét kỷ luật tương xứng với kỷ luật Đảng, ngày 18/7/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo và ngày 23/7/2018, Chủ tịch nước ký Quyết định 1261/QĐ-CTN tạm đình chỉ công tác đối với ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ TT&TT.
Ong Nguyen Bac Son 'doc doan, gia truong, vo hieu hoa ca Ban Can su Dang' hinh anh 1
Ông Nguyễn Bắc Son 'độc đoán, gia trưởng, vô hiệu hoá cả Ban Cán sự Đảng'. 
Đối với ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ Trưởng Bộ TT&TT nhiệm kỳ 2011-2016, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét thi hành kỷ luật nghiêm minh theo thẩm quyền.
Cùng những vi phạm trong thương vụ AVG, trước đó UBKT Trung ương đã thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Nam Trà, nguyên Ủy viên BCH Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Mobifone và ông Phạm Đình Trọng, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT&TT; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Cao Duy Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Mobifone.
Với tính chất vi phạm nghiêm trọng, làm thất thoát nhiều tỷ đồng của Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ngày 10/7/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Mobifone Lê Nam Trà và Phạm Ðình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT&TT về tội “Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”. 
Đến nay, vụ án đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ những vi phạm và trách nhiệm từng cá nhân trong thương vụ AVG để xử lý đúng người, đúng tội, nghiêm minh trước pháp luật.
Mặc dù, thương vụ AVG vẫn đang được điều tra, song qua Kết luận của UBKT Trung ương đã thấy rõ những vi phạm chủ quan của người đứng đầu Bộ TT&TT và một số cá nhân, tập thể trong công tác tham mưu để Tổng Công ty Mobifone mua 95% cổ phần của AVG với giá 8.898,3 tỷ đồng (gần 9.000 tỷ đồng), gây thất thoát nhiều tỷ đồng của nhà nước và chậm tiến độ cổ phần hóa Tổng Công ty Mobifone.
Độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ đã vô hiệu hóa cả Ban cán sự Đảng
Cuối năm 2014, khi Công ty AVG có công văn gửi Bộ TT&TT đề nghị hướng dẫn thủ tục để chuyển nhượng cổ phần cho đối tác nước ngoài, song Bộ TT&TT đã trực tiếp trao đổi, hướng dẫn Công ty AVG không nên bán cho đối tác nước ngoài mà chỉ bán cho đối tác trong nước.
Đầu năm 2015, khi đó ông Nguyễn Bắc Son đương kim Bộ trưởng, Bí thư BCSĐ đã cho ý kiến đồng ý với tờ trình của Vụ Quản lý doanh nghiệp và có công văn số 408/BTT&TT-QLDN, ngày 3/2/2015 gửi Tổng Công ty Mobifone “Thống nhất về mặt nguyên tắc chủ trương đầu tư dịch vụ truyền hình theo đề xuất của Mobifone và thực hiện các bước cần thiết chuẩn bị đầu tư dịch vụ truyền hình”.
Điều đáng nói, việc ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ TT&TT chấp thuận chủ trương với một dự án lớn trong hoạt động, sản xuất kinh doanh của Mobifone nhưng không bàn bạc, thảo luận, thống nhất trong BCSĐ Bộ TT&TT. Hơn nữa, trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển của Tổng Công ty Mobifone năm 2015 cũng không có dự án phát triển đầu tư dịch vụ truyền hình.
Từ sự chấp thuận này, Tổng công ty Mobifone đã gấp rút lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện đề án theo phương thức mua lại cổ phần của AVG, nhà cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số khi chưa có cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh tế. Trong quá trình phê duyệt, thẩm định dự án, Bộ trưởng, Bí thư BCSĐ Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cũng không họp, thảo luận trong BCSĐ để thống nhất chủ trương và có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, mà chỉ họp lãnh đạo Bộ để cho ý kiến về dự án.
 
... ông Nguyễn Bắc Son có biểu hiện độc đoán, gia trưởng, chuyên quyền, thiếu dân chủ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc của BCSĐ, Quy chế làm việc của Bộ TT&TT, bỏ qua vai trò lãnh đạo tập thể và vô hiệu hóa cả BCSĐ Bộ TT&TT.
Cuộc họp không được ghi biên bản, cũng không có thông báo kết luận sau cuộc họp. Đáng lưu ý, trong cuộc họp này cũng đã có ý kiến còn băn khoăn về tính hiệu quả của một dự án; việc thẩm định lại giá mua cổ phần của AVG; hơn nữa đây là dự án lớn cần để Thủ tướng Chính phủ cân nhắc đầy đủ và quyết định. Tuy nhiên, những ý kiến đóng góp này trong cả quá trình thực hiện dự án đều không được lãnh đạo Bộ và Bộ trưởng lưu tâm, xem xét.
Như vậy, với cương vị người đứng đầu là Bộ trưởng, Bí thư BCSĐ, ông Nguyễn Bắc Son có biểu hiện độc đoán, gia trưởng, chuyên quyền, thiếu dân chủ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc của BCSĐ, Quy chế làm việc của Bộ TT&TT, bỏ qua vai trò lãnh đạo  tập thể và vô hiệu hóa cả BCSĐ Bộ TT&TT.
Đồng thời, buông lỏng việc lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát trong các khâu của dự án, đặc biệt là việc quản lý vốn; phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; việc thẩm định giá để Tổng Công ty Mobifone mua đến 95% cổ phần của AVG với giá gần 9.000 tỷ đồng.
Từ việc buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát các khâu của dự án, nên Bộ cũng không biết rằng Tổng Công ty Mobifone khi thực hiện dự án này cũng không bàn bạc, thảo luận trong Đảng ủy và Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty, dẫn đến nhiều vi phạm của tập thể, cá nhân trong Tổng Công ty Mobifone và Bộ TT&TT.
Kết luận về những vi phạm của ông Nguyễn Bắc Son, UBKT Trung ương đã chỉ rõ: Đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016.
Đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể BCSĐ, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện dự án để xảy ra nhiều vi phạm.
Phải chăng, tiền “chùa” ném qua cửa sổ!?
Trong thời điểm năm 2014, 2015, lẽ ra Tổng Công ty Mobifone đang cần tập trung vào đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo Đề án phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hơn nữa, giai đoạn này Tổng Công ty Mobifone cũng còn nhiều khó khăn về vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vì sao Tổng Công ty sẵn sàng bỏ ra gần 9.000 tỷ đồng để đầu tư một dự án chưa được thẩm định về hiệu quả kinh tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính!?
Hơn nữa, khi ký hợp đồng về điều khoản thanh toán với Công ty AVG chỉ một thời gian ngắn (trong 19 ngày) Tổng Công ty Mobifone phải thanh toán 8.445,32 tỷ đồng cho các cổ đông của Công ty AVG!?
Đây là một kiểu thanh khoản vội vã, có biểu hiện không bình thường, dẫn tới Tổng Công ty Mobifone phải 2 lần đi vay ngắn hạn của Ngân hàng VietinBank bằng hình thức thế chấp hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn, gây thiệt hại cho Tổng Công ty Mobifone số tiền 16,97 tỷ đồng, tạo sự hoài nghi trong cán bộ, đảng viên, công nhân viên Tổng Công ty về sự thiếu minh bạch, mập mờ của dự án.
Vậy, phải chăng với hàng ngìn tỷ đồng đó mà một số lãnh đạo của Bộ TT&TT, lãnh đạo Tổng Công ty Mobifone coi như tiền “chùa” để vung tay ném tiền qua cửa sổ?
Trước hết, đây là dự án với số tiền đầu tư lớn, song tất cả các khâu lập, trình và xây dựng, thẩm định dự án đều bị buông lỏng, thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, giám sát dẫn tới việc Mobifone có những báo cáo không trung thực, song Bộ vẫn phê duyệt, trong đó có báo cáo thẩm định giá và thẩm định hiệu quả dự án.
Hơn nữa, trước khi dự án trình Bộ TT&TT phê duyệt, Tổng Công ty Mobifone đều không họp bàn, thảo luận trong Đảng ủy, Hội đồng Thành viên Tổng Công ty mà đã lập khống các biên bản cuộc họp để hợp thức hóa hồ sơ pháp lý dự án.
Đặc biệt, trong việc thẩm định giá mua cổ phần AVG, ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (đại diện Bộ TT&TT) và Tổng Công ty Mobifone đã sử dụng kết quả thẩm định giá của Công ty AMAX để làm căn cứ đàm phán mua 95% cổ phần AVG với giá 8.898,3 tỷ đồng, kết quả này không khách quan, không có cơ sở tin cậy, vi phạm các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Đối với Bộ TT&TT, khi hiệu quả đầu tư dự án chưa được làm rõ nhưng Bộ vẫn quyết định, thậm chí khi thành lập Tổ thẩm định dự án nhưng không có thành phần đại diện Vụ Kế hoạch - Tài chính, là đơn vị có chức năng tham mưu giúp Bộ thực hiện quản lý, tổng hợp các chương trình đầu tư công, định mức kinh tế, kỹ thuật và các nhiệm vụ tài chính, kế toán; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Hơn nữa, khi chấp thuận đồng ý để Mobifone mua cổ phần của AVG, Bộ TT&TT đã đưa việc giao dịch này vào danh mục “mật”, đồng thời yêu cầu Mobifone thực hiện theo đúng quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, không phổ biến tuyên truyền.
Đây là dấu hiệu bất thường, bởi việc kinh doanh cung cấp dịch vụ truyền hình không phải là dịch vụ hay hàng hóa bị pháp luật cấm kinh doanh, càng không phải dịch vụ thuộc danh mục bí mật Nhà nước, vậy vì sao Bộ TT&TT lại đưa vào danh mục “mật”!? Việc lạm dụng độ “mật” này, dẫn tới các khâu giao dịch của dự án bị bưng bít thông tin, hạn chế sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Bộ; thành viên BCSĐ Bộ TT&TT; các đơn vị thuộc Bộ và Tổng Công ty Mobifone; hạn chế việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước; các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt làm mất quyền dân chủ đối với cán bộ, đảng viên, công nhân viên trong Tổng Công ty Mobifone, dẫn tới sự hoài nghi, bức xúc trong dư luận xã hội khi Mobifone gấp rút bỏ ra gần 9.000 tỷ đồng mua cổ phần AVG.
Dù thương vụ này AVG đã hoàn lại số tiền giao dịch, song dư luận vẫn đặt ra câu hỏi vì sao một dự án với số tiền đầu tư lớn như vậy, lẽ nào Bộ TT&TT, Tổng Công ty Mobifone và những cá nhân có trách nhiệm lại có thể dễ dãi, vô tâm, thiếu trách nhiệm để đầu tư gần 9.000 tỷ đồng của Nhà nước vào một dự án mơ hồ, khi chưa được thẩm định rõ về hiệu quả kinh tế, việc thẩm định giá dự án cũng không có cơ sở. Phải chăng, tiền “chùa” ném qua cửa sổ!?
Qua vụ việc này, có nhiều nguyên nhân dẫn tới vi phạm của một số tổ chức đảng, đảng viên, song một nguyên nhân cơ bản dẫn tới hàng loạt vi phạm đó là BCSĐ Bộ TT&TT (nhiệm kỳ 2011-2016) đã gần như bị vô hiệu hóa bởi người đứng đầu gia trưởng, chuyên quyền, độc đoán, áp đặt, thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo; chính người đứng đầu cấp ủy, đứng đầu đơn vị (Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng Bộ TT&TT) lại vi phạm Quy chế làm việc của BCSĐ, Quy chế làm việc của Bộ TT&TT.
Bên cạnh đó, các thành viên trong BCSĐ, lãnh đạo Bộ lại ngại va chạm, nể nang, né tránh, không dám góp ý phê bình, không mạnh dạn đấu tranh khi người đứng đầu có những biểu hiện vi phạm, đã làm mất tính chiến đấu của tổ chức đảng, thậm chí bị tê liệt, bị vô hiệu hóa. Thực tế trong thời gian qua, UBKT Trung ương kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với BCSĐ ở một số Bộ, tỉnh, thành cho thấy hầu hết những vi phạm của BCSĐ đều do người đứng đầu thiếu gương mẫu và có biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, thiếu dân chủ, đã dẫn tới nhiều vi phạm, thậm chí vi phạm kéo dài và có hệ thống.
Để ngăn chặn, hạn chế sự gia trưởng, thậm chí lạm quyền của người đứng đầu, mỗi tổ chức đảng cần thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; Quy chế dân chủ ở cơ sở; Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”.
Bên cạnh đó, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, nhất là việc kiểm tra, giám sát của người đứng đầu cấp ủy, đứng đầu đơn vị. Chú trọng tăng cường giám sát việc sử dụng quyền lực của cán bộ lãnh đạo; giám sát trong nội bộ tập thể lãnh đạo; phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ có biểu hiện nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu gương mẫu; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
Thay lời kết bài viết này, tác giả xin được trích lại nguyên văn trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng diễn ra tại Hà Nội, ngày 25-6-2018 vừa qua: “Phải ngăn ngừa tận gốc những sai phạm, khuyết điểm một cách căn cơ, bài bản bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nói một cách hình ảnh là phải "nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế". Công quỹ là của công cho nên một xu, một hào cũng không được chi dùng bừa bãi”.

Nam Minh

Ông Nguyễn Bắc Son và những 'vi phạm rất nghiêm trọng' trong thương vụ Mobifone mua AVG

Từng có thời gian dài làm việc trong quân đội mang hàm đại tá, đến khi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Bắc Son để xảy ra "những vi phạm rất nghiêm trọng" trong thương vụ Mobifone mua AVG.

Từ lời hứa…
Ông Nguyễn Bắc Son sinh ngày 22/8/1953 tại Chương Mỹ, Hà Nội. Ông Son có bằng Tiến sỹ Kinh tế.
Trước khi đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Bắc Son có thời gian dài làm việc trong quân đội, có quân hàm Đại tá.
Từ năm 1973 đến năm 1978, ông Nguyễn Bắc Son được đào tạo sỹ quan trinh sát tại Trường Sỹ quan Lục quân 1 và đào tạo cán bộ chính trị tại Trường Sỹ quan chính trị.
Sau khi tham gia chiến đấu tại mặt trận Cao Bằng với vai trò Chính trị viên, ông Nguyễn Bắc Son trở về công tác tại Trường Sỹ quan Lục quân 1 và Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến năm 1994.
Ong Nguyen Bac Son va nhung 'vi pham rat nghiem trong' trong thuong vu Mobifone mua AVG hinh anh 1
Ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nguyên Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương.  
Từ năm 1994 đến năm 1997, ông Nguyễn Bắc Son công tác tại Tổng cục Chính trị và là Thư ký Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Từ tháng 4/1997 đến tháng 3/2003, ông Son là Trợ lý Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Tháng 3/2003 đến tháng 12/2005, ông Nguyễn Bắc Son là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên và sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ông Nguyễn Bắc Son được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Trước khi giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011-2016, ông Nguyễn Bắc Son là Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Vào tháng 4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông của ông Nguyễn Bắc Son.
Trước khi bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ TT&TT, ông Nguyễn Bắc Son được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Kỷ niệm chương Vì Sự nghiệp báo chí Việt Nam và Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông.
Tại buổi lễ được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì, ông Nguyễn Bắc Son đã phát biểu: "Tôi xin hứa phấn đấu giữ vững phẩm chất cao quý của người cán bộ, đảng viên, giữ vững danh hiệu người cựu chiến binh, người lính Cụ Hồ để tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp của Đảng và dân tộc".
Ong Nguyen Bac Son va nhung 'vi pham rat nghiem trong' trong thuong vu Mobifone mua AVG hinh anh 2
Ông Nguyễn Bắc Son bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ TT&TT cho ông Trương Minh Tuấn. 
Đến những vi phạm trong đại án Mobifone mua AVG
Trong hai ngày 27 và 28/6, tại Hà Nội, UBKT TƯ đã họp kỳ 27. Kết luận sau kỳ họp này, UBKT TƯ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật đối với hai ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT vì những vi phạm trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần Tập đoàn AVG.
“Đối với Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng và ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật”, thông báo của UBKT TƯ nêu rõ.
Trước đó, từ ngày 28 đến 30/5/2018, tại Hà Nội, UBKT TƯ đã họp kỳ 26 và thông báo kết luận nhiều nội dung quan trọng.
Trong đó, ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016.
Ông Son đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể BCSĐ, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến Dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến Dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện Dự án, để xảy ra nhiều vi phạm. 
Toàn cảnh những sai phạm trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG
Ngày 25/12/2015, Mobifone ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 95% cổ phần của AVG. Giá trị thương vụ này sau đó được các cơ quan chức năng xác nhận là 8.889,8 tỷ đồng, một mức giá quá cao so với giá trị thực sự của doanh nghiệp này.
Tại thời điểm đó, thực trạng tài chính, hoạt động kinh doanh của AVG rất khó khăn. Tổng tài sản sau khi xác định giá trị doanh nghiệp là 3.260,686 tỷ đồng, nợ phải trả là 1.266,826 tỷ đồng, giá trị còn lại của tài sản cố định là 208,589 tỷ đồng.
Từ khi thành lập đến thời điểm thẩm định giá, công ty này liên tục làm ăn thua số, số lỗ luỹ kế đến 31/3/2015 là 1.632,909 tỷ đồng (bằng 45% vốn điều lệ). Tuy nhiên, Mobifone vẫn đánh giá rất lạc quan về tình hình kinh doanh cũng như tài chính của công ty này.
Ong Nguyen Bac Son va nhung 'vi pham rat nghiem trong' trong thuong vu Mobifone mua AVG hinh anh 3
 Thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG có dấu hiệu thất thoát của Nhà nước hơn 7.000 tỷ đồng.  
Theo cơ quan thanh tra, khi đàm phán giá mua cổ phần, Mobifone sử dụng kết quả thẩm định giá do AMAX xác định là 16.565 tỷ đồng để đàm phán giá mua cổ phần AVG mà không trừ các khoản nợ phải trả, gây thiệt hại hơn 1.134 tỷ đồng. 
Trong đó, có 13.448 tỷ đồng được AMAX xác định là "Giá trị tài sản vô hình ngoài bảng cân đối kế toán", dù cho doanh nghiệp này liên tục làm ăn thua lỗ, không có thành tích nổi bật hay là thương hiệu nổi tiếng.
Như vậy, nếu trừ đi khoản nợ phải trả và giá trị tài sản vô hình, giá trị của AVG tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp chỉ còn khoảng 1.983 tỷ đồng. Vậy nhưng AVG lại được Mobifone mua lại 95% với giá 8.889 tỷ đồng, có dấu hiệu thất thoát của Nhà nước hơn 7.000 tỷ đồng.
Ngày 14/3, Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố kết luận thanh tra toàn diện dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, trong đó chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm của Mobifone, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện dự án.
Theo đó, cơ quan thanh tra kết luận, những vi phạm của Mobifone có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại Mobifone khoảng 7.006 tỷ đồng, trong đó thiệt hại do mua nợ phải trả của AVG là 1.134 tỷ đồng. 
Về phía cơ quan quản lý, UBKT TƯ đánh giá Ban cán sự Đảng chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để Bộ TT&TT và Tổng công ty MobiFone vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật trong việc thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước.
Sai phạm cũng ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty MobiFone , tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh viễn thông, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và nhiều năm tiếp theo, số lỗ lũy kế đến cuối tháng 12/2017 là 1.982,7 tỷ đồng; ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và Bộ TT&TT, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Tiếp đó, theo Thỏa thuận nguyên tắc về việc tự nguyện hủy bỏ, chấm dứt thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần được ký kết giữa MobiFone và ông Phạm Nhật Vũ - người đại diện các cổ đông chuyển nhượng AVG, bên B (tức là các cổ đông chuyển nhượng AVG) sẽ hoàn trả cho MobiFone số tiền 8.889,81 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi số tiền 444,49 tỷ đồng chưa được MobiFone thanh toán, số tiền các cổ đông chuyển nhượng AVG sẽ chuyển trả là 8.445,32 tỷ đồng. Thời hạn hoàn trả là trong vòng 90 ngày kể từ khi ký kết thỏa thuận hủy bỏ mua bán. Sau khi nhận đủ khoản tiền này, MobiFone sẽ bàn giao quyền quản lý và điều hành AVG cho nhóm cổ đông.
 Video: Hơn 600 ngày xử lý đến cùng thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG
Đại diện nhóm cổ đông đồng ý sẽ hỗ trợ trả cho MobiFone khoản lãi cho số tiền mà MobiFone đã thanh toán cho nhóm cổ đông AVG tính từ thời điểm thanh toán đến ngày ký tỏa thuận hủy bỏ mua bán.
Phía các cổ đông chuyển nhượng cũng cam kết "không phạt 8% và không yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên MobiFone vi phạm, đồng thời sẽ thanh toán các chi phí liên quan hợp pháp mà bên MobiFone đã trả để có thể thực hiện giao dịch mua cổ phần AVG".
Theo báo cáo chi tiết của MobiFone về lộ trình hoàn trả tiền từ đại diện các cổ đông chuyển nhượng AVG, bắt đầu từ ngày 15/3/2018, đại diện cổ đông chuyển nhượng AVG đã chuyển số tiền 450 tỷ đồng vào tài khoản của MobiFone.
Theo báo cáo của MobiFone với TTCP, ngay trong ngày 28/3, đại diện cổ đông chuyển nhượng AVG đã chuyển số tiền 2.083,5 tỷ đồng vào tài khoản của MobiFone .
Ngày 16/4, đại diện cổ đông chuyển nhượng chuyển thêm 1.000 tỷ đồng và đến ngày 17/4 chuyển tiếp 1.000 tỷ đồng nữa.
"Đến ngày 17/4, tổng số tiền MobiFone đã nhận đươc từ đại diện cổ đông chuyển nhượng là 4.533,5 tỷ đồng theo lộ trình hoàn trả tiền... Ngày 20/3, MobiFone đã thực hiện nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp 1,3 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước", báo cáo của Tổng giám đốc Cao Duy Hải.
Với lý do "để việc thực hiện xử lý, thu hồi số tiền mà MobiFone đã thanh toán trong việc mua 95% cổ phần AVG theo kết luận của Thanh tra Chính phủ được nhanh chóng, đúng quy định", trong văn bản này, MobiFone đề nghị Thanh tra Chính phủ hướng dẫn về cách tính lãi suất, thời gian tính lãi và toàn bộ chi phí liên quan đến dự án.
Đồng thời, MobiFone cũng đề nghị được hướng dẫn quy trình, thủ tục thực hiện đối với việc ký hủy bỏ các hợp đồng chuyển nhượng, việc hoàn trả cổ phần AVG cho các cổ đông chuyển nhượng, hoàn trả tài sản, tài liệu và quyền quản lý điều hành AVG cho cổ đông chuyển nhượng.

 (tổng hợp)
Minh Khang

Từ sĩ quan quân đội đến ghế Bộ trưởng của ông Nguyễn Bắc Son

URL rút ngắn
13 0 0
Ngày 25/12/2015, khi ông Nguyễn Bắc Son đương chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Mobifone ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 95% cổ phần của AVG. Ở thời điểm đó, giá trị thương vụ không được công bố và hồ sơ mua bán được đóng dấu “mật”.
Chiều nay (2/6), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố kết luận các sai phạm liên quan đến thương vụ MobiFone mua AVG.
Liên quan đến trách nhiệm của ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng (BCSĐ), nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin — Truyền thông nhiệm kỳ 2011-2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ: "Đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể BCSĐ, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến Dự án không đúng quy định".
"Ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến Dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện Dự án, để xảy ra nhiều vi phạm", kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ.
Ông Nguyễn Bắc Son sinh ngày 22/08/1953 tại Chương Mỹ, Hà Nội. Ông có bằng Tiến sỹ Kinh tế.
Trước khi đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Bắc Son có thời gian dài làm việc trong quân đội, có quân hàm Đại tá. Từ năm 1973 đến năm 1978, ông Nguyễn Bắc Son được đào tạo sỹ quan trinh sát tại Trường Sỹ quan Lục quân 1 và đào tạo cán bộ chính trị tại Trường Sỹ quan chính trị.
Sau khi tham gia chiến đấu tại mặt trận Cao Bằng với vai trò Chính trị viên, ông Nguyễn Bắc Son trở về công tác tại Trường Sỹ quan Lục quân 1 và Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến năm 1994.
Từ năm 1994 đến năm 1997, ông Nguyễn Bắc Son công tác tại Tổng cục Chính trị và là Thư ký Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Từ tháng 4/1997 đến tháng 3/2003, ông Son là Trợ lý Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Tháng 3/2003 đến tháng 12/2005, ông Nguyễn Bắc Son là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên và sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ông Nguyễn Bắc Son được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Trước khi giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011-2016, ông Nguyễn Bắc Son là Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Vào tháng 4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông của ông Nguyễn Bắc Son.
Trước khi bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ TT&TT, ông Nguyễn Bắc Son được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Kỷ niệm chương Vì Sự nghiệp báo chí Việt Nam và Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông.
Tại buổi lễ trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho ông Nguyễn Bắc Son, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết: "Đồng chí Nguyễn Bắc Son là một cán bộ được rèn luyện, trưởng thành từ trong quân đội (….) dù ở cương vị nào, đồng chí Nguyễn Bắc Son cũng luôn tận tụy, nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc được giao, luôn nỗ lực cố gắng, phấn đấu hết mình hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao phó".
"Là Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ TT&TT, đồng chí Nguyễn Bắc Son luôn thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm và vai trò của người lãnh đạo cao nhất để thống nhất quyết định các vấn đề lớn để thúc đẩy ngành TT&TT tiếp tục phát triển bền vững, từ đó cụ thể hóa vào việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành và của từng cơ quan, đơn vị. Đồng chí Nguyễn Bắc Son luôn sống và làm việc theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm", ông Nguyễn Minh Hồng phát biểu tại buổi lễ ngày 14/4/2016.
Cũng tại buổi lễ trên, ông Nguyễn Bắc Son đã phát biểu:
"Tôi xin hứa phấn đấu giữ vững phẩm chất cao quý của người cán bộ, Đảng viên, giữ vững danh hiệu người cựu chiến binh, người lính Cụ Hồ để tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp của Đảng và dân tộc".
Theo: Vietnamfinance

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét