Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 102/4 (Khoa học trái đất)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
100 Khám Phá Vĩ Đại Phần 4 - Khoa học trái đất
Khoa học Trái Đất là thuật ngữ khái quát cho những khoa học về Trái Đất. Có thể nó là trường hợp đặc biệt về khoa học hành tinh, vì chỉ có một hành tinh đã biết có sự sống. Những môn khoa học quan trọng sử dụng các kiến thức của vật lý học, toán học, hóa học và sinh vật học để nghiên cứu những chủ đề quan trọng của hệ thống Trái Đất.

Các quyển Trái Đất

Địa chất học
Phần lớp đá của Trái Đất (hay thạch quyển) bao gồm phần nhân, lớp phủ trung gian (độ sâu 35-2900 km) và lớp vỏ (độ sâu 0-35 km, dao động tùy theo từng chỗ, có thể từ 5-70 km). Các nhánh chính bao gồm khoáng vật học, thạch học, địa hóa học, cổ sinh vật học, địa tầng học, địa chất cấu tạo, kỹ thuật địa chất và trầm tích học[1][2].
Hải dương học và khoa nghiên cứu về hồ
Các đại dương và nguồn nước ngọt của phần nước trên Trái Đất (hay thủy quyển). Các nhánh chính là Hải dương học: lý hải dương học, hóa hải dương học và sinh hải dương học.
Khoa học khí quyển
Phần chứa khí của Trái Đất (hay khí quyển).
Băng quyển học
Phần chứa băng của Trái Đất (hay băng quyển học)
Tuy nhiên, có một loạt các tác động tương hỗ giữa các lĩnh vực này. Rất nhiều các lĩnh vực hiện đại có cách tiếp cận đa ngành và do đó không phù hợp với sơ đồ này.

Các lĩnh vực đa ngành

Sinh địa hóa học theo dõi chu trình của các nguyên tố trong các quyển chịu tác động bởi các quá trình sinh học và địa chất học, đặc biệt sự phân bổ và chuyển động giữa các nguồn dự trữ.
Cổ đại dương học và cổ khí hậu học sử dụng các thuộc tính của các trầm tích, lõi băng hay các tài liệu sinh học để suy đoán trạng thái quá khứ của các đại dương, khí quyển hay khí hậu.
Ngoài ra, các chuyên ngành hiện đại khác được biết chung như là Khoa học hệ thống Trái Đất tiếp cận tới toàn bộ Trái Đất như là một hệ thống theo đúng nghĩa của nó, mà nó tiến hóa như là kết quả của các tác động tích cực và tiêu cực giữa các hệ thống hợp thành:
Khí tượng học mô tả, giải thích và dự báo thời tiết trên cơ sở tác động tương hỗ chủ yếu giữa đại dương và khí quyển.
Khí hậu học mô tả và giải thích khí hậu theo thuật ngữ của sự tương tác giữa các quyển như đá quyển, thủy quyển, khí quyển, băng quyển và sinh quyển.
Các học thuyết Gaia giải thích các biến đổi của hệ thống Trái Đất theo thuật ngữ của các tác động của sinh quyển.
Giống như các nhà khoa học khác, các nhà khoa học về Trái Đất sử dụng các phương pháp khoa học: cố gắng đưa ra công thức cho các giả thuyết sau khi quan sát và thu thập dữ liệu về các yếu tố tự nhiên và sau đó kiểm tra các giả thuyết này. Trong khoa học về Trái Đất, dữ liệu thông thường đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm tra và chứng minh các giả thuyết. Việc tiếp cận hệ thống, bằng cách sử dụng tổ hợp của các mô hình máy tính cũng như kiểm tra giả thuyết bởi các dữ liệu vệ tinh hay dữ liệu của các tàu khoa học, đã tăng thêm khả năng để các nhà khoa học có thể giải thích các biến đổi trong quá khứ và trong tương lai có thể xảy ra của hệ thống Trái Đất.

Một phần danh sách các lĩnh vực chủ yếu

Địa chất học

Cataclysmic Geology
Kinh tế địa chất
Địa kỹ thuật
Ngọc học
Địa hóa học
Địa thời học
Địa chất thủy văn
Địa chất công trình
Địa chất môi trường
Địa từ
Địa vi sinh học
Địa mạo học
Địa vật lý
Địa thống kê
Địa sử
Chùm lớp phủ
Vi cổ sinh học
Khoáng vật học
Khai thác mỏ
Hóa thạch
Bào tử phấn
Thổ nhưỡng học
Địa chất dầu khí
Thạch học
Trắc địa
Sinh khoáng
Địa chất học hành tinh
Kiến tạo mảng
Địa chất Đệ Tứ
Trầm tích học
Địa chấn học
Địa tầng học
Địa chất cấu tạo
Kiến tạo
Núi lửa học

Hải dương học

Vật lý biển
Hóa học biển
Sinh học biển
Thạch học biển
Địa chất biển
Lý địa chất học đại dương

Địa lý

Địa lý nhân lực
Địa lý tự nhiên
Thạch địa lý học
Lý địa lý học

Khoa học sông hồ

Khoa học sông hồ

Băng quyển học

Băng quyển học

Khí quyển học

Khí quyển học

Các hệ thống hay lĩnh vực đa ngành

Khí hậu học
Khoa học hệ thống Trái Đất
Các học thuyết Gaia
Khí tượng học
Thạch khí hậu học

Alfred Wegener và thuyết trôi dạt lục địa

Bích Hảo |

Alfred Wegener và thuyết trôi dạt lục địa
Alfred Wegener (1 tháng 11, 1880 – 3 tháng 11, 1930).

Trôi dạt lục địa là sự chuyển động tương đối với nhau của các lục địa trên Trái Đất. Giả thuyết trôi dạt lục địa đã được Alfred Wegener đưa ra lần đầu tiên vào ngày 6/1/1912, cách đây 105 năm.

Lý thuyết trôi dạt lục địa được Alfred Wegener đưa ra lần đầu tiên năm 1912 và tồn tại cho đến khi nó được thay thế bởi lý thuyết kiến tạo mảng.
Trước khi có nhiều bằng chứng địa lý học thu thập được, giả thuyết về sự trôi dạt của các lục địa đã từng gây ra tranh cãi nảy lửa giữa các nhà khoa học.
Khi nhìn kỹ vào bản đồ thế giới, chúng ta sẽ thấy lục địa châu Mỹ và châu Phi tuy xa cách nhau nhưng hai bờ biển lại mang một dáng vẻ như là một mảnh giấy bị tách đôi, có thể gắn lại khít khao?
Alfred Wegener - nhà khoa học người Đức khi nhìn thấy hai châu Mỹ và Phi, đã tưởng tượng là nếu ông bỏ đi Đại Tây Dương, đem hai châu lại gần nhau, thì giống như tấm tranh nhiều mảnh nhỏ, hai mảnh đại lục này nằm sát bên nhau vừa vặn.
Dựa vào những quan sát cặn kẽ, Wegener nhận thấy rằng cỏ cây, xương hóa thạch ở hai bên lục địa châu Phi và châu Mỹ đều giống nhau.
Điều đó chứng tỏ là ngày xưa, hai lục địa này là một, bởi thế mới có hiện tượng có những cây cỏ, xương thú hóa thạch giống nhau.
Ngày 6/1/1912, Wegener lần đầu tiên đưa ra lý thuyết trôi dạt lục địa trong đó mô tả sự chuyển động của các mảng lục địa lớn khắp bề mặt hành tinh. Các lục địa di chuyển với tốc độ rất chậm.
Giống như các mẩu của đồ chơi xếp hình, chúng gắn với nhau theo chiều này, rồi lại tách ra và chập vào ở chỗ khác, tạo nên các đại dương và lục địa lớn có kích cỡ khác nhau.
Tuy nhiên, đa số các nhà khoa học đã không tin giả thuyết này của Wegener. Một câu hỏi đặt ra cho họ là sức mạnh thiên nhiên nào có thể di chuyển cả một lục địa? Wegener đã không thể giải thích được điều này và chứng minh của ông đã không đứng vững được cho đến khi ông qua đời vào năm 1930.
 Alfred Wegener và thuyết trôi dạt lục địa  - Ảnh 1.
Và sự ra đời của Thuyết kiến tạo mảng.
Năm 1947, một nhóm các nhà khoa học đứng đầu là Maurice Ewing, sử dụng tàu nghiên cứu Atlatis của Viện Hải dương học Woods Hole và một loạt các thiết bị đã xác nhận sự tồn tại của đới nâng trung tâm Đại dương và nhận thấy bên dưới các lớp trầm tích dưới đáy đại dương được cấu tạo bởi bazan chứ không phải granit (granit là thành phần chính cấu tạo nên vỏ lục địa).
Các phát hiện này đã đặt ra nhiều câu hỏi và tranh luận về thuyết trôi dạt lục địa.
Đầu năm 1950, các nhà khoa học, trong đó có Harry Hess Victor Vacquier đã sử dụng các thiết bị từ (từ kế) đã ghi nhận được các thay đổi của từ trường dọc theo đáy đại dương.
Chứng cứ đầu tiên cho thấy các mảng thạch quyển di chuyển xuất hiện cùng với sự phát hiện về hướng từ trường biến đổi trong các tầng đá có tuổi khác nhau, lần đầu tiên được nêu ra trong hội nghị ở Tasmania năm 1956.
Đầu tiên nó được học thuyết hóa thành thuyết vỏ Trái Đất giãn rộng, sự hợp tác nghiên cứu sau đó đã phát triển nó thành học thuyết kiến tạo mảng, và giải thích rằng sự tách giãn như là kết quả của sự trồi lên của các loại đá mới, nhưng không làm cho Trái Đất giãn nở thêm bởi sự có mặt của các đới hút chìm và các đứt gãy tịnh tiến bảo toàn.
Đây cũng là thời điểm mà học thuyết của Wegener được các nhà khoa học chấp nhận về mặt tổng quát.
Các công trình bổ sung về sự liên đới của tách giãn đáy đại dương và đảo cực từ trường do Harry Hess và Ron G. Mason thực hiện đã xác định được cơ chế chính xác để giải thích cho sự trồi lên của các tầng đá mới.
Khi các kiểu mẫu từ này được lập bản đồ cho một khu vực rộng, đáy đại dương chỉ ra một kiểu giống như vằn của ngựa vằn.
Các dải đá nhiễm từ khác nhau xen kẽ nhau chạy song song ở cả hai phía của sống núi giữa đại dương: một dải có cực từ bình thường và xen với một dải có cực từ bị đảo ngược. Kiểu tổng thể, được xác định bằng các dải xen kẽ này với đá phân cực từ bình thường và nghịch đảo, gọi là vằn từ.
Sau sự công nhận các dị thường từ gồm các dải từ hóa tương tự chạy song song và đối xứng trên đáy biển ở cả hai phía của sống núi giữa đại dương, kiến tạo mảng nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi.
Các tiến bộ đồng thời trong công nghệ chụp ảnh địa chấn thời kỳ đầu, cùng với các quan sát địa chất khác đã làm cho kiến tạo mảng trở thành học thuyết có sức mạnh phi thường về dự đoán và giải thích hợp lý.
Học thuyết kiến tạo mảng được phát triển vào cuối thập niên 1960 và được hầu hết các nhà khoa học trong các ngành khoa học Trái Đất chấp nhận.
Học thuyết góp phần phát triển các khoa học Trái đất, giải thích các hiện tượng địa chất và những ảnh hưởng của nó đến đối với các nghiên cứu về cổ địa lý học và cổ sinh học.
Do trình độ khoa học lúc bấy giờ còn nhiều hạn chế nên thuyết trôi dạt lục địa của Alfred Wegener còn thiếu sự kết hợp bổ trợ thích hợp của động lực học vật lý và trái ngược với những lý thuyết chính thống.
Nhưng sau 30 năm, lý thuyết "cấu tạo địa tầng học" đã đến được toàn thế giới. Sự đúng đắn trong lý thuyết của Alfred Wegener đã được chứng minh.
theo TTXVN

Giới khoa học phát hiện hai lục địa rộng lớn đã biến mất

Cẩm Mai |

Giới khoa học phát hiện hai lục địa rộng lớn đã biến mất
Hình minh họa hai lục địa.

Các nhà khoa học tìm thấy 2 lục địa Á-Âu và Ấn Độ đã từng tồn tại cách đây 60 triệu năm nay đã bị chìm mất.

Cuộc nghiên cứu gần đây được đăng tải trên báo Nature Geoscience tiết lộ những điều nhận thấy và biến đổi về các đĩa kiến tạo.
Các nhà khoa học thuộc trường ĐH Chicago (Mỹ) đã xem xét chi tiết sự va chạm của các đĩa kiến tạo lục địa Á-Âu và Ấn Độ cách đây 60 triệu năm và vẫn chuyển động chậm chạp. Thậm chí nó còn gây ra nhiều hiện tượng bất thường và làm xuất hiện dãy núi Himalaya.
Giới khoa học phát hiện hai lục địa rộng lớn đã biến mất - Ảnh 1.
Hình minh họa: Sự va chạm giữa lục địa Á-Âu và Ấn Độ cách đây 60 triệu năm.
Các chuyên gia tận dụng nhiều nguồn dữ liệu để xem xét nguồn gốc của hai lục địa trước khi va chạm vào nhau.
Nghiên cứu sinh Miquela Ingalls đứng đầu cuộc nghiên cứu này, coi đây là đề tài bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học địa vật lý, đưa ra kết luận: "Chúng tôi đã tìm thấy một nửa vật chất của hai lục địa cách đây 60 triệu năm, đã biến mất, không còn tồn tại đến ngày nay".
Sau khi xem xét những khả năng có thể xảy ra làm hai lục địa biến mất, các chuyên gia đã kết luận rằng: lục địa rộng lớn bị mất có thể đã trôi trở lại vỏ Trái Đất, được gọi là Sự biến mất quy mô lớn.
Giới khoa học phát hiện hai lục địa rộng lớn đã biến mất - Ảnh 2.
Hình minh họa.
Giả thuyết mới này loại bỏ đi những hiện tượng từng như đánh đố các nhà khoa học về việc thấy chì và uranium trong dung nham núi lửa.
Những nguyên tố này có trong vỏ cứng của Trái Đất nhưng hiếm thấy trong lớp vỏ bên ngoài. Có thể bề mặt Trái Đất đã hấp thụ chất từ bên trong nên chúng có trong đá magma.
Giáo sư khoa học địa vật lý David Rowley - người cố vấn cho Miquela Ingalls, cũng công nhận giả thuyết và nói: "Chúng tôi thấy khối lượng lớn vỏ Trái Đất đã biến mất từ hồ nước và chỉ có thể trôi vào vỏ bao bọc."
"Chúng ta đã tưởng rằng lớp vỏ cứng và vỏ bao bọc tương tác với nhau. Giả thuyết này cho thấy điều đó là không đúng".
Áp dụng giả thuyết này chúng ta thấy lục địa Á-Âu và Ấn Độ từng va chạm với nhau trong lịch sử Trái Đất. Các thanh phần lục địa trong lớp vỏ cứng tiếp tục hòa trộn trong vỏ bao bọc rồi tái xuất hiện trong dung nham núi lửa phun lên hiện nay.
Nguồn: Ancient Code

 
Du hành vào tâm núi lửa

Liệu Nam Cực có phải là "cái nôi" của các nền văn minh cổ đại?

Cẩm Mai |

Liệu Nam Cực có phải là "cái nôi" của các nền văn minh cổ đại?
Hình minh họa: Nam Cực ẩn giấu dấu tích văn minh chưa được khai quật.

Có phải Nam Cực là cội nguồn của các nền văn minh cổ đại? Bản đồ Piri-Reis làm nảy sinh nghi vấn này.

Năm 1929, các nhà sử học thấy một tấm bản đồ cổ làm họ thay đổi quan điểm về các nền văn minh cổ đại và trình độ của con người thời đó.
Bản đồ Piri-Reis, do thuyền trưởng người Thổ Nhĩ Kỳ vẽ vào năm 1513, đã từng bị thất lạc suốt mấy thế kỷ. Bản đồ này gây sốc bởi những chi tiết cho thấy các nền văn minh có chung một nguồn gốc ở lục địa Nam Cực (lúc đó không có băng giá).
Liệu Nam Cực có phải là cái nôi của các nền văn minh cổ đại? - Ảnh 1.
Tượng bán thân thuyền trưởng Piri-Reis và tấm bản đồ Nam Cực do ông vẽ.
Bản đồ Piri-Reis vẽ rất chính xác, kể cả những chi tiết đặc điểm địa lý của chóp phía bắc Nam Cực 300 năm trước khi lục địa này được khám phá ra.
Nhưng bản đồ Piri-Reis không phải là tấm bản đồ duy nhất gây sốc bởi những chi tiết vẽ lục địa không băng giá.
Biểu đồ Oronce Fine được phát hành năm 1521 cũng có những chi tiết về lục địa không băng giá. Hơn thế nữa, biểu đồ còn mô tả những con sông và hồ nước ở Nam Mỹ. 
Câu hỏi hóc búa đặt ra ở đây là: Vì sao lại có biểu đồ này? Ai đã thực hiện khảo sát toàn cầu về hành tinh chúng ta khi Nam Cực không có băng giá?
Từ đó đặt ra những giả thuyết khác nhau về Nam Cực. Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu hơn về Nam Cực.
Nam Cực rộng 14 triệu km2 (tức là rộng gấp đôi châu Úc), là lục địa lớn thứ 5 trên hành tinh. Cách đây 170 triệu năm, Nam Cực là một phần của siêu lục địa Gondwana. Nam Cực dần tách khỏi siêu lục địa Gondwana cách đây 25 triệu năm.
Liệu Nam Cực có phải là cái nôi của các nền văn minh cổ đại? - Ảnh 2.
Nam Cực từng là nơi con người sinh sống.
Điều quan trọng nhất là khí hậu Nam Cực không lạnh, khô và phủ băng như hiện nay. Đã có thời kỳ dài, Nam Cực nằm lui về hướng bắc nên được hưởng khí hậu nhiệt đới ấm áp. Nơi đây từng có rừng xanh, có người sinh sống dựng nên cội nguồn văn minh cổ đại.
Các nhà khoa học công nhận rừng xanh đã từng tồn tại ở Nam Cực. Tiến sĩ Vanessa Bowman thuộc ĐH Leeds (Anh) cho biết: "Cách đây 100 năm, Nam Cực có rừng bao phủ giống như New Zealand hiện nay".
Cuộc thám hiểm khoa học Nam Cực thực hiện năm 2016 đã khai quật được vô số hóa thạch, trong đó có mẫu hóa thạch khủng long nặng 1 tấn cách đây 71 triệu năm. Hầu hết hóa thạch là của chim, vịt và bó sát biển xưa kia từng sống ở Nam Cực.
Nam Cực xanh tươi từng là nơi thuận lợi cho nền văn minh tiền cổ đại phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, việc tìm kiếm dấu tích nền văn minh rất khó thực hiện bởi băng giá phủ dày 1km và bao bọc 98% bề mặt Nam Cực.
Giáo sư Charles Hapgood cho rằng khi Nam Cực bị thiên tai, cư dân đã sơ tán sang những châu lục khác. Thiên tai biến Nam Cực thành lục địa băng giá.
Mấy thập kỷ gần đây, một số người khẳng định rằng băng Nam Cực che giấu công trình xây dựng, thậm chí là cả đại kim tự tháp, nhưng nhân loại vẫn chưa tìm ra cách khai quật.
Nguồn: EWAO
theo Trí Thức Trẻ

Kumari Kandam: Lục địa cổ xưa nhất từng tồn tại trên Trái Đất

Cẩm Mai |

Kumari Kandam: Lục địa cổ xưa nhất từng tồn tại trên Trái Đất
Vị trí của lục địa Kumari Kandam trên bản đồ thế giới cổ.

Chúng ta đều biết câu chuyện về thành phố Atlantis đã mất của triết gia Plato, mà không biết rằng còn có câu chuyện về lục địa Kumari Kandam được truyền tụng bằng ngôn ngữ Tamil.


Theo truyền thuyết, Kumari Kandamlục địa đã mất cùng nền văn minh cổ đại Tamil.
Vị trí đó còn được gọi là Lemuria hay Gondwanaland, là phần mở rộng của Kanyakumari (mũi phía nam Ấn Độ hiện nay) trong vùng phương bắc đi sang vùng viễn tây đến tận Madagascar, gần bờ biển đông Australia.
Vị trí lục địa Kumari Kandam đã mất, hay còn gọi là Lemuria.
Lục địa Kumari Kandam đã bị chìm xuống Ấn Độ Dương. Các đời vua Pandiya của Kumari Kandam cai trị cả lục địa Ấn Độ.
Nền văn minh Tamil được coi là cổ xưa nhất thế giới. Khi lục địa Kumari Kandam bị chìm, cư dân đã tỏa đi khắp thế giới và lập ra những nền văn minh khác Cho nên có thể coi Kumari Kandam là chiếc nôi của những nền văn minh nhân loại.
Các nhà khoa học dựa vào bằng chứng còn lại đã khẳng định rằng con người tiến hóa từ châu Phi (trước khi di cư đến những nơi khác trên thế giới).
Nhưng kết quả nghiên cứu của A. R. Vasudevan lại cho rằng con người không từng sống ở châu Phi, mà xuất phát từ một lục địa thuộc Ấn Độ Dương, được gọi là vùng đất Kumari.
Cách đây 15.000 năm, vùng đất Kumari có biển bao quanh. Con người di cư khỏi vùng đất Kumari và cư trú ở những nơi khác trên thế giới theo hai hương: phía tây đến châu Phi, phía đông đến Ấn Độ.
Những người đến châu Phi thành người Sumeria và những người từ châu Phi đến Ả rập thành người Do Thái. Vì bị sóng thần mà người ta đến Bengal và thành người Cholas. Những người đến Sind và Punjab thành người Cheras.
Kumari Kandam: Lục địa cổ xưa nhất từng tồn tại trên Trái Đất - Ảnh 1.
Những hướng người đi di cư từ lục địa Kumari Kandam đã mất.
Có những người khác cứ đi về phía đông đến Ấn Độ, rồi định cư ở châu Âu và một phần chau Á, Cho nên có giả thuyết Ấn Độ là nguồn gốc của châu Âu.
Theo các nhà đại dương học, mực nước biển quanh bán đảo Ấn Độ cách đây 14.500 năm thấp hơn 100m và cách đây 10.000 năm thấp hơn 60m.
Do đó đã có dải đất như cầu nối đảo Sri Lanka đến đất liền Ấn Độ. Trái Đất ấm lên cách đây từ 10.000 đến 12.000 năm làm cho nước biển dâng cao gây ra lũ lụt đã nhấn chìm những khu vực dân cư thời tiền sử nằm ở ven biển Sri Lanka và Ấn Độ trũng thấp.
Những sự việc thê thảm như vậy được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ kia thành truyền thuyết về lục địa Lemuria đã mất.
Kumari Kandam: Lục địa cổ xưa nhất từng tồn tại trên Trái Đất - Ảnh 2.
Vị trí ừ lục địa Kumari Kandam trên bản đồ thế giới.
Truyền thuyết về lục địa Lemuria đã mất thường được gắn với truyền thuyết về Kumari Kandam được truyền tụng bằng ngôn ngữ Tamil.
Trong thế kỷ 19, một số học giả châu Âu và châu Mỹ đã phán đoán về lục địa đã bị chìm tên là Lemuria để giải thích sự giống nhau về địa chất giữa châu Phi, Ấn Độ và Madagascar.
Nền văn minh Tamil đã từng tồn tại trên lục địa Lemuria, trước khi nó bị biển nhấn chìm. Đến thế kỷ 20, các nhà văn Tamil gọi lục địa bị chìm là Kumari Kanda và coi đó là nguồn cội của nền văn hóa và ngôn ngữ Tamil.
Nguòn: All India Roundup, Disclose
theo Trí Thức Trẻ

SỰ HÌNH THÀNH CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

1 - Vài nét khái quát về hiện tượng di chuyển các lục địa
Hiện này đa số các nhà Bác học về Trái đất đã đi đến kết luận là, các lục địa cũng như đại dương đều chuyển động không ngừng và thay đổi vị trí cho nhau. Ở rìa các lục địa và đại dương người ta thấy có chỗ thì ép lên nhau, có chỗ lại giãn ra. Những hố sâu đại dương lại nằm ở rìa lục địa, trong khi đó ở giữa đại đương lại phát hiện thấy các dãy núi cao. Bờ biển phía Tây Châu Mỹ và bờ biển phía Đông Châu Phi rất giống nhau. Những sự kiện đó làm cho mọi người đều phải suy nghĩ. Các lục địa chuyển động khi va vào nhau tạo thành những dãy núi cao, lúc giãn ra tạo thành những đại dương mới. Sự “gặp gỡ”, cũng như sự ''ly dị'' đó của các lục địa thường xảy ra nhiều hậu quả như động đất và núi lửa tạo thành các đại dương mới và sự biến mất các đại dương cũ. Luận thuyết ''kiến tạo mảng" tức là luận thuyết bàn về chuyển động của các mảng lục địa và đại dương mới ra đời vào khoảng 30 năm nay nhưng đã có tiếng vang lớn trên toàn thế giới vì rằng nghiên cứu sự di chuyển của các mảng vỏ Trái đất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn vô cùng lớn lao.
Luận thuyết này cho chúng ta chiếc chìa khóa quý báu để nghiên cứu sự tiến hóa của vỏ Trái đất cũng như nguồn gốc các đại dương. Ý nghĩa to lớn của luận thuyết này là hiện nay các chuyên gia đã dựa vào nó để tìm ra các mỏ quý ở trên lục địa, dưới đáy đại dương cũng như ở thềm lục địa. Đồng thời dựa vào luận thuyết này, chúng ta có thể đoán trước được động đất và vị trí trong tương lai của các lục địa và đại dương.
Ít người dám nghĩ rằng lục địa Châu Phi và Nam Mỹ, lãnh thổ Ấn Độ, châu Úc và Nam cực trước kia là một. Đầu thế kỷ XX, những ý nghĩ tương tự được xem như là hoang đường. Ngày nay, nhờ kiến thức mới về cấu tạo hành tinh của chúng ta, lời tiên đoán đó được xem như hoàn toàn đúng.
Năm 1912, nhà Bác học Đức A. Wegenner, (1880-1930) đã nêu lên sự di chuyển của các lục địa. Mặc dù một số nhà Bác học thế kỷ XIX đã nêu lên khả năng đó, nhưng Wegenner là người đầu tiên đã đưa ra một giả thuyết tương đối chắc chắn về sự di chuyển các lục địa.
Với mục đích phổ biến rộng rãi học thuyết của mình, nhà Bác học đã cắt các lục địa từ bản đồ địa lý và xếp chúng lại với nhau thành một lục địa thống nhất. Wegenner gọi lục địa thống nhất đó là lục địa Panghea. Wegenner cho rằng lục địa Panghea bắt đầu bị rứt ra từng mảng vào đầu thời kỳ xuất hiện giống thằn lằn kinh khủng (còn gọi là khủng long) tức là vào khoảng 150 triệu năm trước đây. Trong giai đoạn đầu, lục địa Panghea bị tách ra thành hai lục địa cổ là Gonđvana và Lauraxia. Lục địa Lauraxia bao gồm Bắc Mỹ và Âu, Á; lục địa Gonđvana gồm có Châu Nam Cực, Châu Úc, Ấn Độ, Châu Phi và Nam Mỹ. Về sau Châu Phi và Nam Mỹ lại bị tách ra và tạo thành Đại Tây Dương.
Lúc đầu luận thuyết Wegenner được các nhà chuyên môn đánh giá như là một giả thuyết không có cơ sở. Người ta đối xử với nó giống như giả thuyết Quả đất quay xung quanh Mặt trời và Quả đất không phải trung tâm Vũ trụ của Galilée (Galilê, 1564-1642). Sử chép rằng khi các nhà truyền đạo bắt Galilée phải quỳ xuống tuyên thệ từ bỏ luận thuyết của mình trước tượng Chúa, khi đứng dậy Galilée đá nói thầm: “Dù sao Trái đất vẫn quay!”.
Vô số các số liệu mới đã chứng tỏ rằng, các lục địa vẫn chuyển động và phạm vi chuyển động của chúng còn lớn hơn dự đoán của Wegener nhiều. Vả lại không những các lục địa di chuyển mà các đại dương cùng với lục địa cũng chuyển động. Nếu như trong luận thuyết của Wegener, các lục địa được xem như những con tàu còn đại dương được xem như những đường ray thì luận thuyết kiến tạo mảng hiện nay xem lục địa như hành khách còn đại dương được xem như những con tàu. Khi con tàu di chuyển thì mang theo luôn  hành khách.
Theo luận thuyết mới, bề mặt rắn chắc của Trái đất được chia làm sáu mảng không bằng nhau. Mảng Thái Bình Dương chỉ gồm có đáy đại dương. Những mảng khác vừa có đáy đại dương vừa có lục địa thí dụ Bắc Mỹ và phía Tây - Bắc Đại Dương tạo thành một mảng kéo dài từ Aixơlen (nằm giữa Grơnlen và Tây Âu) đến tận Sanfrancisco (cảng lớn phía Tây Hoa Kỳ).
Có thể ví hành tinh của chúng ta như quả táo. Nhân quả đất rắn hơn lớp vỏ bao quanh và có lẽ bao gồm sắt, vàng và niken. Vì thế cho nên người ta gọi nhân Trái đất là Ni, Fe, Au. Phần ngoài nhân có lẽ bị nóng chảy và do đó ở thể lỏng, còn phía trong cùng vì áp suất quá lớn vẫn ở trong trạng thái rắn. Vỏ Trái đất chia làm hai phần: phần bao quanh nhân gọi là lớp áo trong hay theo thuật ngữ khoa học là lớp Manti bao gồm Silic và Manhê cho nên còn gọi là lớp Sima, còn lớp vỏ ngoài kể cả mặt đất và đáy đại dương bao gồm Silic và Nhôm nên còn gọi là lớp Sial. Phần ngoài của lớp Manti ở trạng thái mềm và dẻo cho nên các nhà Bác học đặt tên là quyển mềm. Quyển mềm dày chừng 150 kilômet. Chính quyển mềm được xem như bề mặt trượt của các lục địa và đại dương. Nói cách khác, đáy đại dương và lục địa được trượt trên quyển mềm theo chiều hướng khác nhau.
2. Một số sự kiện thú vị và kỳ lạ
Trong thế kỷ thứ XX, loài người đã phát hiện ra một số nghịch lý sau đây:
a) Về khí hậu: các nhà Bác học từ xưa tới nay đều ngạc nhiên, tại sao lại có sự thay đổi khí hậu kỳ lạ như vậy trên các miền khác nhau của thế giới. Thí dụ quần đảo Xpitxbeghen (thuộc Na Uy) nằm ở Bắc Băng Dương lại giàu than đá tức là trước kia đã tồn tại nhiều thực vật kiểu nhiệt đới: ở xung quanh Grơnlen cũng nằm ở Bắc Băng Dương lại có nhiều đảo san hô tạo thành từ xưa. Như ta đã biết các đảo san hô có nguồn gốc ở các biển nhiệt đới (ở Vịnh Hạ Long nước ta hiện nay san hô phát triển rất nhiều). Ở Nam Cực người ta tìm thấy khá nhiều cây nhiệt đới đã hóa đá chứng tỏ lục địa này: trước kia đã tồn tại một loại rừng kiểu nhiệt đới. Trong lúc đó, ở miền xích đạo Châu Phi người ta lại tìm thấy dấu vết của các thời kỳ băng hà xưa còn lại. Những hiện tượng này trước kia không giải thích được. Ngày nay nhờ thuyết kiến tạo toàn cầu còn gọi là thuyết kiến tạo mảng hoặc thuyết tách giãn đáy đại dương hay gọi một cách nôm na là thuyết di chuyển các lục địa và đại dương, người ta có thể lập lại các vị trí của các lục địa trong không gian theo từng thời gian.
b) Về động vật: về động vật, cũng có nhiều hiện tượng thú vị. Như ta đã biết con
kanguru (con vật có túi nuôi con) phát sinh từ Châu Mỹ nhưng bây giờ chúng lại phát triển ở Châu Úc. Trong lúc đó, ở Châu Á lại không tìm thấy con kanguru nào để chứng tỏ nó đã di cư từ Châu Mỹ qua Châu Á đến Châu Úc.
c) Về đường viền lục địa: từ xưa đến nay các nhà địa chất và địa lý đều nhận thấy sự giống nhau của các đường viền lục địa bị Đại Tây Dương ngăn cách. Bờ Đông Nam Mỹ và bờ Tây Châu phi đã được ghép khít lại ở độ sâu 1000 mét. Chúng khít nhau đến nỗi nhà Bác học Nga Viện sĩ A.N.Kônmôgốrôv đã nói ''Hai châu lục địa Nam Mỹ và Châu phi trước kia là một”.
d) Về các dãy núi giữa đại dương: giây phút đột biến về lịch sử nghiên cứu cấu trúc vỏ trái đất xảy ra cách đây khoảng 45 năm khi người ta phát hiện ra rằng ở giữa đại dương không phải là các vực thẳm mà lại là các dãy núi ngầm. Các dãy núi này được gọi là các dãy núi giữa đại dương. Ngược lại, người ta lại phát hiện các hố nước sâu chạy ven lục địa. Chỗ sâu nhất của các đại dương trên thế giới là 11,033 kilômét đo được ở máng nước sâu Marian (144 độ kinh Đông, 11 độ vĩ Bắc, tức là cùng một vĩ độ với thành phố Hồ Chí Minh và cách thành phố Hồ Chí Minh 315 kilômét về phía Đông). Các hố nước sâu nằm cạnh vành đai núi lửa chạy quanh Thái Bình Dương.
e) Về khối lượng nước và diện tích các đại dương:
Một sự kiện mà không ai để ý nhưng lại rất quan trọng: đó là khối lượng nước và  diện tích các đại dương được giữ nguyên trong hàng trăm triệu năm. Mực nước biển tất nhiên thay đổi theo thời gian. Trước kia trong thời đại băng hà, khi mà một khối lượng lớn nước đã đống bằng trên các lục địa, mực nước biển đã thấp hơn hiện nay và ngày xưa các thềm lục địa Châu Âu và Bắc Mỹ không bị nước biển bao phủ và đã lộ ra trên mặt đất. Trong các thời kỳ biển tiến, biển có lúc đã tiến lên các đồng bằng gần biển nhưng chưa bao giờ phủ toàn bộ các lục địa. Chúng ta chưa biết tại sao có động lực cân bằng đó. Chúng ta có thể nghĩ rằng, nước đã được giải phóng từ phần trong của Trái đất và đo đó biển đã được mở rộng hoặc ngược lại trên bề mặt biển nước đã phân hóa thành Hyđrô và Ôxy và một phần Hyđrô đã bay hơi và do đó, làm cho biển ngày càng cạn dần. Tuy nhiên các quá trình đó có lẽ cân bằng nhau làm cho khối lượng nước đại dương không bị thay đổi.
3. Đại Tây Dương ngày càng mở rộng, Thái Bình Dương ngày càng hẹp dần.
Như trên đã nói, vỏ Trái đất được chia thành sáu mảng lớn và chuyển động ngược hướng nhau. Khi hai mảng rời khỏi nhau thì đáy đại dương được tách ra theo các dãy núi giữa đại dương. Dãy núi giữa đại dương kéo dài từ Bắc cực về Nam cực và được lặp lại đường bờ biển phía Đông Châu Mỹ và phía Tây Châu Phi. Dãy núi này ngày càng bị tách ra và Đại Tây Dương, do đó, ngày càng mở rộng, New York và Paris cũng như Nam Mỹ và Châu Phi ngày càng cách xa nhau. Khi đáy đại dương được tách ra, các vật liệu dưới lòng đất được phun lên lấp đầy kẽ hở đó .
Khi hai mảng chuyển động tiến sát vào nhau thì gây ra hiện tượng trượt. Mảng Thái Bình Dương tiến vào mảng Á, Âu. Khi tiên sát đến rìa lục địa mảng Thái Bình Dương đã chui xuống mảng Á - Âu và tạo ra vành đai núi lửa phía Đông Thái Bình Dương chạy dọc từ Camtrátca thuộc Nga xuống Nhật Bản và chạy dài xuống tận phía Tây Châu Úc. Cũng tương tự như vậy mảng phía Tây Thái Bình Dương tiến sát vào lục địa Châu Mỹ và chui xuống rìa phía Tây Châu Mỹ. Hậu quả của sự trượt lục địa lên đại dương đó đã tạo ra vành đai núi lửa chạy đọc theo bờ biển phía Tây Thái Bình Dương.
Chính sự trượt các mảng kiến tạo ở khu vực Thái Bình Dương đã thường sinh ra động đất ở Nhật Bản và Philippines. Mới đây, ngày 7-1-1995, trận động đất khủng khiếp ở cảng Kobe (Nhật Bản) làm 5400 người chết, 22.000 người bị thương, hàng nghìn nhà cửa bị phá huỷ, 10 vạn người vô gia cư, gây thiệt hại cực kỳ nặng nề, ước tính khoảng 30 tỷ đô la.
Vỏ Trái đất được giãn ra chỗ này và bị co lại hay nói cách khác bị chui xuống hoặc trượt lên chỗ kia cho nên cuối cùng khối lượng Trái đất vẫn giữ nguyên. Nói cách khác, khi đại dương được mở rộng, tức là Âu, Á ngày càng xa Bắc Mỹ thì trong lúc đó Thái Bình Dương ngày càng hẹp dần. Ở giữa Thái Bình Dương, đáy đại dương vẫn ngày càng mở rộng. Nhưng tốc độ tách giãn đáy Thái Bình Dương bé hơn tốc độ bị lún chìm ở hai bên bờ Thái Bình Dương cho nên kết quả cuối cùng diện tích Thái Bình Dương ngày càng hẹp lại.
4. Vì sao có dãy núi Himalaya hùng vĩ?
Nếu như hai mảng là hai lục địa tiến sát vào nhau thì hậu quả ra sao? Vì hai mảng đều là lục địa, tức là đều bao gồm vật chất Sial nhẹ thì lúc đó sẽ bị nén vào nhau và bị nâng lên cao tạo ra những mái nhà của thế giới như các dãy núi Himalaya ở Châu Á, Alpes ở Châu Âu, Ural ở giữa Âu - Á, Appalash ở Châu Mỹ. Himalaya được tạo thành khi Ấn Độ tiến sát vào Châu Á, Alpes được nâng lên khi Châu Phi đụng vào đuôi phía Nam Châu Âu, dãy Ural hình thành khi Âu - Á gặp nhau, còn Alpes phát sinh do đáy Đại Tây Dương nén vào Đông Bắc Châu Mỹ. Hiện nay, dãy núi Himalaya ngày càng cao dần, chứng tỏ Ấn Độ còn đang dịch chuyển về phía Bắc.
5. Động lực nào đã chuyển động các lục địa?
Rất đáng tiếc là hiện nay, chúng ta chưa biết được động lực nào đã gây ra sự chuyển động các lục địa. Có giả thuyết cho rằng, những dòng chảy do đối lưu nhiệt trong manti Trái đất là nguyên nhân chính của sự dịch chuyển các mảng. Dòng nhiệt đối lưu đó dưới các dãy núi giữa đại dương có khuynh hướng đi lên, còn dưới các máng nước sâu đại dương ở ven rìa lục địa có khuynh hướng đi xuống và dưới các mảng thì chúng nằm ngang.
Tại sao trong khi động lực chuyển động các mảng chưa biết mà luận thuyết này lại có tiếng vang lớn đến như vậy? Trên thế giới, có ba tập san khoa học lớn nhất là tạp chí Báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học Liên Bang Nga (DANFR), tạp chí Thiên nhiên (NATURE) của Anh và Tạp chí Khoa học (Sciences) của Mỹ. Chỉ riêng tập san Nature của Anh, trong năm 1971 in 69 công trình thì 26 công trình bàn về luận thuyết kiến tạo toàn cầu. Theo tài liệu của Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, trong năm 1994, trên toàn thế giới đã công bố 366 công trình về kiến tạo mảng, tức là trung bình mỗi ngày một công trình. Tất cả các báo hàng ngày của các nước tiên tiến đã và đang tiếp tục đăng dưới dạng phổ cập luận thuyết này. Riêng Việt Nam ta có vị trí kiến tạo trung tâm vừa nằm giữa đại lục Gônđvana và Lauraxia, vừa nằm giữa múi Thái Bình Dương và múi lục địa thì việc hiểu biết luận thuyết này lại càng quan trọng.
Hiện nay, luận thuyết kiến tạo mảng hay còn gọi là luận thuyết tách giãn đáy đại dương là luận thuyết dẫn đầu trong ngành khoa học về Trái đất. Lần đầu tiên trong ngành địa chất, một luận thuyết được đề nghị đưa ra để xét tặng giải Nobel.
6. Sự thay đổi cực từ trong quá khứ
Từ đầu thế kỷ XX này, người ta đã biết rằng các phần tử sắt chứa trong đất sét, trong dung nham núi lửa và trong các vật liệu khác, khi nung nóng đến một nhiệt độ nhất định, sẽ phân bố phù hợp bởi từ trường của Trái đất. Khi để nguội, các phần tử sắt có dạng những kim nam châm nhỏ không chuyển động. Như vậy, những phần tử này đã chỉ hướng từ trường của Trái đất trong thời gian và trên địa điểm mà chúng bị nung nóng cách đây hàng nghìn hay hàng triệu năm.
Trên cơ sở phân tích từ dư trong đất đá lấy ở các đảo và lục địa, người ta đã tìm ra hàng loạt các phát minh quan trọng. Một trong những phát minh đó là đã xác định một cách chắc chắn rằng cực từ trong quá khứ đã “đi du lịch”. Và quan trọng hơn nữa hướng từ trường trong đất đá Châu Âu và Bắc Mỹ lại chỉ ra những vị trí khác nhau của cực từ Bắc cũng như cuộc “hành trình du lịch”  khác nhau của nó. Và chỉ khi chúng ta nhập hai lục địa này làm một rồi sau đó cho chúng tách ra thì cuộc hành trình du lịch của cực từ Bắc mới trùng hợp.
Một phát minh quan trọng nữa do các nhà Bác học mới phát hiện là trong mấy triệu năm gần đây từ trường Trái đất đã thay đổi ít nhất là 16 lần (cực Bắc đổi thành cực Nam và ngược lại). Nguyên nhân của những sự đảo cực từ đó không rõ. Dù sao chăng nữa, những hiện tượng này có liên quan đến cấu tạo nhân của Trái đất.
Nghiên cứu các mẫu đá khoan được ở đáy Thái Bình Dương, các nhà khoa học Nga và Mỹ đã phát hiện hàng loạt dải nhiễm từ song song từ Bắc xuống Nam. Vả lại người ta nhận thấy rằng, từ trường của các dải đối xứng nhau qua dãy núi giữa đại dương lại trùng nhau và từ trường của hai dải nằm cạnh nhau thì ngược hướng nhau. Điều đó được giải thích như sau: khi đáy đại dương được tách ra thì dung nham núi lửa từ lòng đất phun lên lấp đầy kẽ hở và tạo thành hai dải song song đối xứng với trục dãy núi giữa đại dương và hai dải này có chung hướng từ trường ngự trị trên Trái đất lúc bấy giờ.
7. Nam cực là mồ chôn của các động vật nhiệt đới
Sự phát hiện các mảng trôi dạt trên đây đã giải thích được một loạt các phức hệ động vật hóa đá tìm thấy ở Nam cực. Cuối năm 1967, một nhà địa chất Tân Tây Lan đã tìm ra một mẫu xương thuộc bộ thằn lằn răng rối (labirinthodonta).
Thằn lằn răng rối thuộc loài lưỡng thê và là loài động vật đầu tiên đã từ nước lên sống ở cạn cách đây 350 triệu năm về trước.
Tháng 11 năm 1969, một đoàn khảo sát Hoa Kỳ đã khảo sát Nam cực và đã tìm ra được vô số xương loài bò sát của thời kỳ Tơriát (cách đây từ 195 đến 240 triệu năm). Thật là vô lý nếu loài bò sát này là loài động vật sống trên cạn và trong nước ngọt lại có thể bơi qua đại dương sang Châu Phi trên khoảng cách 4000 cây số đấy sóng to gió lớn?
Điều đó chỉ có thể giải thích là cách đây từ 195 đến 240 triệu năm, Châu Nam cực đã gắn liền với Châu Phi thành một lục địa thống nhất. Trong thời gian đó, Đại Tây Dương chưa tồn tại do vậy, Nam Mỹ và Châu Phi cũng như Bắc Mỹ và Âu, Á còn dính liền với nhau.
8. Sự di chuyển lục địa và sự hình thành các mỏ kim loại, mỏ dầu
Những luận điểm chính của thuyết kiến tạo mảng mở ra một con đường mới cho việc nghiên cứu những điều kiện tạo thành các mỏ khoáng sản như kim loại, cũng như mỏ dầu, mỏ khí đốt và mỏ than.
Thật thú vị khi loài người biết các lục địa Nam Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Châu Úc và Châu Nam cực trước kia chỉ là một do đó sẽ dự đoán được sự kéo dài các đai quặng từ lục địa này sang lục địa khác. Nhờ đó mới đây người ta đã phát hiện ra được những mỏ kim cương, mỏ sắt ở Nam Mỹ và ở Châu Úc. Các mỏ này là phần nối tiếp của các mỏ kim cương và các mỏ sắt từ Châu Phi kéo dài sang.
Hiện nay, các mỏ ở lục địa đã được nghiên cứu kỹ, còn các mỏ ở đại dương mới được nghiên cứu sơ lược. Giữa các mỏ lục địa và các mỏ đại dương có nhiều điểm gắn bó chặt chẽ với nhau ở dưới vỏ lục địa và vỏ đại dương, nếu biết được đặc điểm của các mỏ đại dương thì ta có thể dự đoán được những mỏ nằm sâu dưới vỏ lục địa.
Xem xét sự phân bố các mỏ dầu trên thế giới, ta thấy chúng đều gắn bó chặt chẽ với các hệ thống đứt gãy sâu cực lớn.
Trong các vùng mỏ dầu và hơi đốt có một điều làm các nhà địa chất chú ý là nguồn gốc phần lớn các mỏ dầu gắn bó với quá trình tạo thung lũng kiểu tách giãn bậc thang. Phần lớn các mỏ dầu là hơi đốt gắn bó với vùng chuyển tiếp từ vỏ lục địa sang vỏ đại dương và nằm trong lớp trầm tích Trung sinh và Tân sinh, tức là hình thành cùng một lúc với hầu hết các đáy đại dương trên thế giới.
So sánh tiếp giáp giữa các mảng di chuyển lục địa, ta thấy có ba kiểu: tiếp giáp kiểu Himalaya là tiếp giáp nén, tiếp giáp kiểu Đại Tây Dương là tiếp giáp giãn, còn tiếp giáp kiểu Địa Trung Hải là vừa nén vừa giãn. Từ cơ chế chuyển động ba kiểu tiếp giáp đó, có thể hình thành các loại khoáng sản khác nhau. Việt Nam là nơi gặp gỡ giữa hai vành đai kiến tạo - sinh khoáng lớn nhất thế giới là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Vùng Việt Bắc có thể thuộc sinh khoáng miền nền hoạt động. Trũng An Châu, trũng Hà Nội, trũng đồng bằng Sông Cửu Long hình thành do sự tách giãn. Các trũng đó cũng như vùng thềm lục địa nước ta đặc biệt ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ là nơi thuận tiện cho việc tích tụ các mỏ dầu. Miền Tây Bắc Việt Nam là miền vỏ Trái đất hoạt động mạnh có nhiều mỏ kim loại. Khối trung tâm Đông Dương bao gồm miền Nam Việt Nam, Hạ Lào, Bắc Campuchia và miền Đông Thái Lan là một khối trung tâm điển hình được các nhà kiến tạo trên thế giới thừa nhận rộng rãi.
Cần chú ý một điều là hệ đứt gãy sông Hồng - sông Chảy phần Tây Bắc bị nén, còn phần Đông Nam bị tách giãn, do đó tạo thành kiểu đứt gãy bản lề lấy Thủ đô Hà Nội làm điểm tựa: phần Tây Bắc được nâng lên tạo thành dãy núi Con Voi và dãy Hoàng Liên Sơn có lợi cho sinh khoáng nội sinh, phần Đông Nam bị hạ thấp tạo thành miền trũng kéo dài từ Hà Nội đến Thái Bình và chạy dài ra Biển Đông tới Bạch Long Vĩ thuận tiện cho việc hình thành các mỏ dầu, hơi đốt và than đá.
Mặc dù còn một số điểm yếu và nhất là chưa giải thích được trọn vẹn nguyên nhân vì sao các lục địa và đại dương di chuyển được, thuyết “kiến tạo mảng” được hầu hết các nhà địa chất trên thế giới hiện nay xem như học thuyết dẫn đầu và tổng hợp trong ngành địa chất hiện đại. Nhưng một giả thuyết dù có cơ sở khoa học đến thế nào đi nữa cũng cần được bổ sung, chính xác hóa hoặc là thay đổi nó đi khi có đủ số liệu thực tế chứng minh.
TSKH. NGUYỄN ĐÌNH CÁT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét