Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 12/b (Bè lũ tư sản đỏ)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.


                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 


Tự Nguyện - Trọng Tấn

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

5 ủy viên T.Ư đương nhiệm bị kỷ luật là ai?

0 Thanh Niên Online
Các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh, Trương Minh Tuấn, Trần Quốc Cường và ông Tất Thành Cang là 5 ủy viên T.Ư đương nhiệm bị kỷ luật.
5 ủy viên T.Ư đương nhiệm bị kỷ luật
Ảnh Gia Hân
Phát biểu bế mạc Hội nghị T.Ư 9 chiều nay, 26.12, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho hay, từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay, trong vòng chưa đầy 3 năm, hơn 60 cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý đã bị thi hành kỷ luật, trong đó có 5 Ủy viên T.Ư Đảng đương nhiệm và 3 người trong số đó đã bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành T.Ư.

[VIDEO] Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 9 BCH trung ương Đảng khoá XII - Bản quyền thuộc VTV
Dưới đây là 5 trường hợp ủy viên T.Ư đương nhiệm bị kỷ luật trong 3 năm qua mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhắc tới:
Ông Nguyễn Xuân Anh, cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Ngày 6.10.2017, tại Hội nghị T.Ư 6, Ban Chấp hành T.Ư Đảng quyết định cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với ông Nguyễn Xuân Anh, đồng thời cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng khoá XII của ông này.
Theo Ban Chấp hành T.Ư, trên cương vị người đứng đầu cấp ủy TP.Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy; cá nhân ông Xuân Anh đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm; vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên.
Những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Xuân Anh được nhận định là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.




5 ủy viên T.Ư đương nhiệm bị kỷ luật là ai? - ảnh 1

Ông Nguyễn Xuân Anh
Ảnh S.X
Ông Nguyễn Xuân Anh (42 tuổi), quê ở Đà Nẵng. Ngày 16.10.2015, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Đà Nẵng khóa XXI đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh giữ chức Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020. Khi đó, ông Nguyễn Xuân Anh đang là Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư khóa XI.
Ngày 26.1.2016, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, ông Nguyễn Xuân Anh được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Ông Đinh La Thăng, cựu Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư
Ngày 7.5.2017, tại Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư 5, Ban Chấp hành T.Ư Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng khi đó đang là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII, với tỷ lệ phiếu biểu quyết trên 90%.
Ngày 10.5.2017, ông Thăng được Bộ Chính trị phân công giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư.
Ngày 8.12.2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.




5 ủy viên T.Ư đương nhiệm bị kỷ luật là ai? - ảnh 2
Ông Đinh La Thăng
Ảnh Ngọc Thắng
Cùng ngày, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp uỷ (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành T.Ư) đối với ông Đinh La Thăng theo quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam cùng ngày của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an.
Cũng trong ngày 8.12.2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên bất thường, thông qua nghị quyết về việc tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.
Tới 9.5.2018, tại Hội nghị T.Ư 7, T.Ư đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư, bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Ông Đinh La Thăng (58 tuổi), quê quán tại Nam Định, là Ủy viên T.Ư Đảng khoá X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII; đại biểu Quốc hội khoá XI, XIII, XIV.
Ông Trương Minh Tuấn, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông
Ngày 12.7, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật ông Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin - Truyền thông nhiệm kỳ 2016 - 2021, do những sai phạm của ông Tuấn trong vụ việc MobiFone mua 95% cổ phần AVG.




5 ủy viên T.Ư đương nhiệm bị kỷ luật là ai? - ảnh 3

Ông Trương Minh Tuấn
Ảnh Ngọc Thắng
Ngày 18.7, Thủ tướng đã ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trương Minh Tuấn do có vi phạm, khuyết điểm. Tới 23.7, ông Tuấn bị đình chỉ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông; ngày 27.7, ông Tuấn được điều động về làm Phó trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư.
Ông Trương Minh Tuấn (58 tuổi), sinh tại Đồng Hới, Quảng Bình. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông Tuấn được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư, sau đó được Quốc hội khóa XIV phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông.
Ông Trần Quốc Cường, Phó bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk
Ngày 12.4.2018, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật ông Trần Quốc Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk,  bằng hình thức cảnh cáo do những vi phạm, khuyết điểm trong thời gian giữ cương vị Bí thư Đảng uỷ, Cục trưởng Cục B41, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục 5 (Bộ Công an).



5 ủy viên T.Ư đương nhiệm bị kỷ luật là ai? - ảnh 4
Ông Trần Quốc Cường
Ảnh Chinhphu.vn
Báo cáo đề nghị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật đối với ông Trần Quốc Cường của Ủy ban Kiểm tra T.Ư nêu rõ: Trong thời gian giữ cương vị Bí thư Đảng uỷ, Cục trưởng Cục B41, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục 5, Trưởng Ban Chỉ đạo dự án Đại Kim, Bộ Công an (giai đoạn 2009 - 2012), ông Trần Quốc Cường có những vi phạm, khuyết điểm như: thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, không phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án Đại Kim; vi phạm Quy chế làm việc của Tổng cục và Quy chế của Đảng uỷ Cục B41 trong việc lựa chọn, uỷ quyền, cam kết cho Công ty Việt Thái tham gia thực hiện dự án.
Theo Ủy ban Kiểm tra T.Ư, việc ông Trần Quốc Cường đã ký giấy uỷ quyền, bản cam kết cho Công ty Việt Thái được huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân cho dự án nhà ở Đại Kim là không đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục B41, vi phạm các quy định của luật Nhà ở và Nghị định số 71/NĐ-CP, ngày 23.6.2010 của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện luật Nhà ở.
Việc uỷ quyền không đúng pháp luật đã tạo sơ hở để Nguyễn Vũ Hùng là cán bộ cấp dưới trực tiếp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, ông Cường còn ký duyệt chi không đúng mục đích số tiền đóng góp mua nhà của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Ông Trần Quốc Cường sinh năm 1969, quê quán Nam Định. Ông Cường được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII tháng 1.2016.
 Ông Tất Thành Cang, nguyên Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM




5 ủy viên T.Ư đương nhiệm bị kỷ luật là ai? - ảnh 5

Ông Tất Thành Cang
Ảnh Ngọc Dương
Mới đây nhất, ngày 26.12, tại Hội nghị T.Ư 9 khóa XII, Ban Chấp hành T.Ư đã quyết định thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, bằng hình thức cách chức Ủy viên T.Ư Đảng khoá XII; Phó bí thư thường trực Thành uỷ, Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.
Ông Tất Thành Cang (47 tuổi), sinh tại Long An. Ông Cang từng là Bí thư Thành đoàn TP.HCM từ năm 2004 - 2009. Từ tháng 1.2011, ông Cang được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư khóa XI; tới tháng 1.2016, được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành T.Ư khóa XII.

Những phát súng bên trong văn phòng Đảng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-08-18
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai từ trái) bên nạn nhân Phạm Duy Cường tại bệnh viện Yên Bái sáng 18/8/2016.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai từ trái) bên nạn nhân Phạm Duy Cường tại bệnh viện Yên Bái sáng 18/8/2016.
AFP photo
Lần đầu tiên một cuộc xả súng xảy ra bên trong Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái, giết chết Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và ngay sau đó sát thủ cũng là một cán bộ kiểm lâm cao cấp, cũng tự sát sau khi gây án. Vụ giết người đẫm máu này cho thấy điều gì trong nội bộ của UBND tỉnh Yên Bái, và hệ quả nó ra sao?
Chấn động dư luận
Bảy viên đạn K59 bắn vào ba người, ba viên cho ông Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường, ba viên cho ông Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Ngô Ngọc Tuấn, viên còn lại dành cho người gây án: Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái.
Vụ án gây chấn động Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái và báo chí vì kẻ hạ thủ là một cán bộ kiểm lâm cao cấp, vào Ủy ban nhân dân tỉnh mà không bị khám xét hay nghi ngờ vì ông Cường là khuôn mặt quen biết với cán bộ nơi đây. Sau khi vụ án xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã mở cuộc họp báo công khai trả lời báo chí chi tiết sự việc, tuy nhiên nguyên nhân vụ giết người vẫn còn là điều bí ẩn.
Theo sự giải thích của ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công an tỉnh cho biết thì sáng hôm nay,18 tháng 8 sẽ có cuộc họp HĐND tỉnh vào lúc 8 giờ nhưng vào khoảng 7 giờ trước lúc khai mạc, ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh đi vào trụ sở tỉnh ủy, trước tiên đến phòng làm việc dùng súng K59 bắn Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường, tiếp đó ông Minh đến phòng làm việc của ông Ngô Ngọc Tuấn cách đó 150m và bắn ông Tuấn. Ngay sau đó ông Minh dùng súng tự sát tại phòng làm việc của ông Tuấn.
Ăn chia với nhau không sòng phẳng nên diệt nhau. Khi bình thường thì dùng người ta để mà kiếm chác đến khi có nguy cơ gì đấy thì đem người ta ra để tế thì người ta sẽ không chịu.
- Ông Nguyễn Khắc Mai
Đây là lần đầu tiên Chính quyền Việt Nam có một động thái được xem là hiếm thấy, đó là tổ chức họp báo ngay sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đích thân tới Ủy ban nhân dân tỉnh để làm việc sau khi vụ xả súng xảy ra. Động thái này nhằm minh bạch hóa vụ án không để dư luận xôn xao, mất phương hướng và nhất là cán bộ đảng viên cả nước mất bình tĩnh vì câu chuyện giết người này.
Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến hành động nghiêm trọng này vẫn là một dấu hỏi lớn đối với người dân. Hàng chục lý do xoay quanh động cơ giết người của một cán bộ kiểm lâm làm người ta chú ý ngay tới việc phá rừng cũng như buôn lậu gỗ đang là đề tài nóng của tỉnh Yên Bái trong thời gian gần đây.
Động cơ giết người chính là câu hỏi bức xúc nhất của dư luận ngay sau khi vụ án diễn ra, mỗi người nhận định một cách khác nhau và trước tiên chúng tôi xin ý kiến của ông Lê Văn Cuông, nguyên đại biểu Quốc hội, được ông cho biết:
“Theo cảm nhận của tôi thì chuyện này thuộc về cá nhân thôi không có vấn đề chính trị gì trong này. Chắc là có mắc mứu cá nhân mà hành động nó không làm chủ được, nó bột phát như thế. Cụ thể như thế nào thì cơ quan điều tra người ta tìm hiểu kỹ để xác định được nhưng theo suy nghĩ và nhận định của tôi thì đây không phải là trường hợp mang tính chất chính trị mà đây là trường hợp mâu thuẫn cá nhân mà thôi.”
Có người cho rằng phải chăng vấn đề tổ chức nhân sự đã làm cho ông Minh bất mãn vì sợ mất ghế dẫn tới hành động giết người? Theo bà Phạm Thị Thanh Trà Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, người tổ chức cuộc họp báo cho biết trước khi vụ việc xảy ra, tỉnh có chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm lâm với một đơn vị khác, tuy nhiên chưa có quyết định gì cụ thể, lãnh đạo tỉnh đã gặp ông Minh để vận động tư tưởng. Bà Trà khẳng định không có cơ sở để cho rằng nguyên nhân vụ việc dính tới công tác tổ chức cán bộ.
Rúng động đảng cộng sản
TS kinh tế Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà báo từng làm việc nhiều năm trong UBND thành phố Hồ Chí Minh cho biết:
“Vì bất cứ lý do gì thì cũng dẫn tới hành vi bắn nhau! Thay vì làm đơn tố cáo hay triệt hạ nhau bằng những thủ pháp chính trị như trước đây có nghĩa là về mặt mức độ xung đột và tính chất xung đột đã khác hẳn trước đây, nó thể hiện ra hành vi và hành vi cực kỳ thô bạo, hành vi đó là hành vi thảm sát. Tất nhiên bây giờ chưa thể biết đây có vấn đề tư thù, quyền lợi hay tranh chấp nhưng khi đã thể hiện ra như vậy và giữa những người quan chức cấp cao như vậy thì rõ ràng đây là chuyện lớn rồi, đây là chuyện rất nguy hiểm đối với đảng, có thể nói nó đẩy đảng đứng trước một bờ vực. Một ranh giới sụp đổ trên bờ vực.”
Ông Kha Lương Ngãi, nguyên Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng nhận định theo cảm xúc của một người trông mong cuộc thay đổi, mặc dù giải pháp bạo động không phải là khuynh hướng mà ông ủng hộ:
Những diễn biến tình hình gần đây từ tới giờ tôi vẫn có một cái niềm hy vọng mà cũng có thể là một niềm tin nữa, đó là ngay trong nội bộ của tập đoàn cầm quyền vẫn có những người muốn chuyển hóa, muốn diễn biến theo xu hướng tiến bộ cho nên tôi vẫn hy vọng có một lực lượng có một xu thế hay một người nào đó họ sẽ có những hành động, chủ trương hướng về sự tiến bộ. Trường hợp này cũng có thể là nội bộ họ xâu xé họ đấu đá với nhau mà cũng có thể nói là một trong những cái xu hướng tiến bộ có thể đang diễn ra.”
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương nhìn cuộc tàn sát này là vấn đề nội bộ trong bối cảnh mâu thuẫn quyền lực và chia chát quyền lợi. Khả năng lấy cấp dưới làm dê tế thần cũng là một điều cần chú ý:
“Cái vụ này mình chưa có thông tin đầy đủ nhưng theo cá nhân tôi thì có vấn đề. Cái anh kiểm lâm ấy anh bức xúc một vấn đề gì đấy có thể anh có những sai lầm gì đấy của hệ thống nhưng anh ta là con dê bị bắt ra để tế anh ấy uất ức thì tiêu diệt cái đám hệ thống của anh, đấy có thể là một khả năng chứ không phải tự nhiên người ta lại điên rồ gì mà lại đi giết nhau như vậy.
Tôi cho rằng nó đặc biệt quan trọng ở chỗ này: đó là không khí xung đột trong nội bộ đảng đã phát triển tới tiệm cận giới hạn bùng nổ thảm sát cá nhân, có nghĩa là căng thẳng lắm rồi.
- Nhà báo Phạm Chí Dũng
Đây là vấn đề mâu thuẫn quyền lực cũng như lợi ích. Đặc biệt vấn đề hiện nay là cấp trên ăn no đủ rồi bây giờ tìm một thằng để tế và như thế thì mình phải xem xét lại toàn bộ hệ thống cái nhân cách của con người trong bộ máy rõ ràng nó đang có vấn đề. Ăn chia với nhau không sòng phẳng nên diệt nhau. Khi bình thường thì dùng người ta để mà kiếm chác đến khi có nguy cơ gì đấy thì đem người ta ra để tế thì người ta sẽ không chịu.
Nó là vấn đề mâu thuẫn trong hệ thống mafia thôi người ta gọi cho nó nhẹ nhàng là nhóm lợi ích nhưng mà lợi ích này là lợi ích của mafia, lợi ích của bọn kẻ cướp với nhau.”
Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận xét vụ án theo một góc khác, góc tự diễn biến nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam trước các vấn đề lợi ích cá nhân và tranh chấp ngấm ngầm giữa các phe phái:
“Có thể nói đây là lần đầu tiên nếu tính từ thời điểm từ năm 1975 tới nay. Trước đây cũng đã xảy ra vụ quan chức bắn nhau nhưng nó nằm ở cấp xã chủ yếu ở một số địa phương nhưng trường hợp đó cũng hiếm. Còn đây là lần đầu tiên xảy ra vụ quan chức bắn nhau mà thảm sát hàng loạt làm tôi nhớ có một sự thay đổi đáng kể về tính chất.
Tháng 9 năm 2013 xảy ra vụ một nông dân là Đặng Ngọc Viết đã dùng súng bắn vào quan chức tỉnh Thái Bình do bị đền bù và cưỡng chế và bây giờ sau 3 năm lại xảy ra vụ không phải dân bắn quan chức mà là quan chức bắn nhau, hơn nữa không phải quan chức cấp thấp mà là quan chức cấp cao, Bí thư tỉnh và Chủ tịch HĐND tình tức là Phó bí thư tỉnh như vậy là đụng tới Ủy viên trung ương rồi.
Tôi cho rằng nó đặc biệt quan trọng ở chỗ này: đó là không khí xung đột trong nội bộ đảng đã phát triển tới tiệm cận giới hạn bùng nổ thảm sát cá nhân, có nghĩa là căng thẳng lắm rồi. Tất cả những gì mà trước đây người ta xưng hô với nhau đồng chí này đồng chí kia tất cả những cái đó đều là sáo ngữ hết, và bây giờ không còn đồng chí nữa, thậm chí người ta sẵn sàng loại trừ thanh trừng lẫn nhau vì quyền lực, vì quyền lợi và vì những rủi ro áp đặt lẫn nhau, thành thử tôi cho rằng cái vụ quan chức bắn nhau ở Yên Bái nó sẽ mở ra một giai đoạn mới cho cuộc xung đột nội bộ trong đảng.”
Những viên đạn tuy nổ trong văn phòng của một cơ quan thuộc tỉnh Yên Bái nhưng tiếng vang của nó làm cả nước sửng sốt. Người dân thực sự đang theo dõi từng chút vì theo như lời thú nhận của bà Phạm Thị Thanh Trà trong cuộc họp báo: vụ án đã gây chấn động sâu xa trong nội bộ cán bộ đảng viên và người dân tỉnh Yên Bái.

Vụ lãnh đạo thanh toán nhau ở Yên Bái: Hiểu thêm về lòng dân

Nguyễn Tường Thụy, viết từ Hà Nội
2016-08-23
Ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Ông Phạm Duy Cường, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Courtesy of chinhphu.gov.vn

Tin chấn động

Thông tin đầu tiên về vụ bắn chết hai quan đầu tỉnh Yên Bái có lẽ lên báo sớm nhất là tin “Chấn động: Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái nổ súng bắn lãnh đạo tỉnh của Pháp luật Việt Nam” vào lúc 9 h40’ ngày 18/8/2016, tức là chỉ sau khi vụ việc xảy ra 1 giờ rưỡi .
Tuy nhiên ít phút sau, bài báo này đã bị ẩn. Chỉ khi đến giữa ngày, nhiều trang báo đồng loạt đăng tin thì bài này mới cho hiện trở lại.
Lập tức, các trang mạng xã hội, đặc biệt là facebook dày đặc các thông tin, bình luận về sự kiện này. Sang mấy ngày tiếp theo, các facebooker gần như không quan tâm đến thông tin nào khác. Đặc biệt, thái độ khi bình luận đối với họ tuyệt đại đa số là… hả hê.
Sự hả hê lan rộng tới mức, ngay tối hôm đó, VTC phải đăng bài để chấn chỉnh, định hướng, được các facebooker coi là bài khóc mướn “Khi kẻ vô lương đùa cợt trên nỗi đau tột cùng vụ thảm án” của tác giả Khánh Nguyên. Bài viết đầy những giáo lý từng nghe đến nhàm chán, chỉ trích nặng nề đám đông đang hả hê đó.
Sau khi cho rằng, đây là tổn thất lớn của hệ thống chính trị, của gia đình nạn nhân, tác giả cao giọng dạy bảo, qui kết: Đùa cợt, rồi hả hê với nỗi đau của sự mất mát cũng đồng nghĩa với cổ vũ cho hành vi tội ác man rợ. Và những kẻ này, ở một mức độ nào đó, cũng có phần man rợ như tên sát nhân máu lạnh”.
Và đương nhiên, lời rao giảng giáo điều này bị cộng đồng mạng đồng thanh lên tiếng kịch liệt phản đối. Họ đặt ra những câu hỏi mà tác giả khó trả lời.
Chỉ xin dẫn ra đây ý kiến của Trương Minh Tam, một tù nhân lương tâm từng chịu quá nhiều đau khổ: “Không có lương tri nào đòi hỏi mỗi chúng ta phải đau khổ, thương xót khi đứng trước cái chết của những kẻ tội đồ cả. Nhỏ nước mắt trước cái chêt của quỷ dữ là nước mắt của những kẻ không có não!”.

Hỉ, nộ, ái, ố…

Hỉ, nộ, ái, ố là các cung bậc trạng thái tình cảm của con người. Những trạng thái này được thể hiện bằng thái độ, bằng lời nói tuy đôi khi cũng phải kìm nén. Bày tỏ như thế nào là tùy thuộc vào mỗi người do quan hệ cá nhân của họ. Việc thể hiện hay không, thể hiện như thế nào, không ai có thể bắt được ai.
Một chàng trai không thể chất vấn một cô gái rằng, tôi nhà giàu, đẹp trai, con quan, tại sao cô không yêu tôi? Không thể trách cô gái là không có xúc cảm trước cái tưởng là tiêu chuẩn hàng đầu cho mỗi người khi chọn bạn đời.
Việc các facebooker hả hê trước vụ thanh toán nhau ở Yên Bái là trạng thái tình cảm thật, khi mà người dân phải chịu quá nhiều áp bức, đè nén, bất công, đau khổ vì chính quyền gây ra, khi mà chính quyền coi họ như cỏ rác, giẫm đạp, giày xéo lên họ để thăng tiến, để sống cuộc đời vương giả, phè phưỡn.
Thời buổi soi vào tim óc người ta xem người ta nghĩ gì, định hướng tình cảm phải yêu ai, ghét ai đã qua rồi.
Xin hỏi tác giả bài viết, tác giả có thái độ thế nào trước cảnh tượng như sau mỗi cuộc đàn áp áp dân thành công như đàn áp biểu tình, cưỡng chế đất, cán bộ và nhân viên cộng lực hả hê nhau chia tiền và nâng cốc ở các nhà hàng, không cần biết đến hậu quả là những gia đình lâm vào cảnh cùng quẫn vì mất nhà, mất đất?
Ngược lại chút thời gian, trong thời kỳ chiến tranh, báo chí hả hê đưa tin như thế nào sau mỗi trận thắng, giết được bao nhiêu Mỹ và “Ngụy”, trong khi những người lính ấy cũng có gia đình, vợ con?... Lúc ấy, tác giả ở đâu? Nếu chưa sinh ra, tác giả có biết đến cuộc nội chiến đẫm máu và nước mắt trong giai đoạn đau thương nhất trong lịch sử dân tộc?

Lòng dân

Xin kể một chuyện về vụ Tòa tháp đôi của Nước Mỹ bị tấn công ngày 11/9/2001 làm 2999 người tử vong và mất tích, trong đó có tới 2944 người là dân thường. Vậy mà ở Việt Nam, không hiếm người tỏ rõ sự hả hê với những từ ngữ như “đáng đời”, “cho chết”.
Trong bữa ăn trưa ngày 12/9 năm ấy, vợ tôi đi chợ về kể nhiều người mừng lắm, tôi bảo: “Sao lại mừng? Nước Mỹ nhức đầu thì Việt Nam cũng sổ mũi. Bin Laden là kẻ thù chung của loài người chứ đâu của riêng Nước Mỹ. Người chết lại toàn là dân thường”.
Chú em tôi đi họp chi bộ về nói cuộc họp phổ biến việc Nước Mỹ bị khủng bố không được tỏ ra vui mừng. Rồi chú ấy nhận xét: “Như vậy là rõ ràng công nhận là mình có vui mừng rồi còn gì”.
Đừng lên mặt đạo đức để rao giảng cho thiên hạ mỗi khi có người tỏ thái độ khác với mình. Cần phải đặt ra câu hỏi, tại sao công an chết, cán bộ chết thì dân mừng, cấp càng cao thì càng mừng hơn nữa.
Vấn đề nên rút ra ở đây là tại sao họ mừng, lòng dân hướng về ai, họ cần gì và căm ghét những gì.
Việc cán bộ cao cấp ở Yên Bái bị thanh toán mà dân lại mừng có thể coi như một cuộc trưng cầu dân ý về lòng dân đối với Đảng và nhà cầm quyền. Nó không như những gì mà cộng sản thường rêu rao như “ý đảng, lòng dân”, “nhân dân tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng” và cả những đại ngôn “Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, dân tộc trường tồn”.
Nhân đây, xin nhắc thêm sự kiện gần nhất là Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam. Sự cuồng nhiệt của người Việt Nam khi đón Tổng thống Mỹ, cách bày tỏ tình cảm của nhân dân Việt Nam với ông Obama cho thấy, họ đang hướng về nước Mỹ, khát khao những giá trị Mỹ, đặc biệt là giá trị dân chủ, nhân quyền. Đó cũng có thể coi như một cuộc trưng cầu dân ý vậy.
Nguyễn Tường Thụy, Hà Nội 20/8/2016
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Thắp lửa lòng dân trong cuộc chiến chống tham nhũng

Suckhoedoisong.vn - "Nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì đứng sang một bên cho người khác làm” là lời khẳng định đanh thép được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại cuộc họp của Ban Bí thư vừa diễn ra mới đây về công tác chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng.
Đây cũng là lời tuyên chiến của Đảng về cuộc chiến không khoan nhượng với tham ô, tham nhũng, với những quan chức tha hóa; phá tan những suy nghĩ còn mơ hồ, nghi ngờ về quyết tâm chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy của Đảng.

Công tác phòng chống tham nhũng đang có được sự đồng thuận cao từ người dân

Có thể thấy rằng, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền với công tác phòng chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm”, chưa bao giờ quyết liệt và nhận được sự đồng thuận rất cao của người dân như lúc này. Từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, những “đặc ân” trong việc xử lý cán bộ, đảng viên đã bị xóa bỏ. Điều này được thể hiện rất rõ, hàng loạt cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao của Đảng bị kỷ luật, bị khởi tố, xử phạt tù với mức án rất nghiêm khắc, như trường hợp nguyên Ủy viên Bộ Chính trị bị khởi tố, xử phạt tù với mức án lên đến 30 năm tù. Gần đây nhất, ngày 12/4, một Ủy viên Trung ương Đảng bị xử lý cảnh cáo, là ông Trần Quốc Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk. Ông Cường bị kỷ luật vì các vi phạm khi giữ cương vị Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Chính trị - Hậu cần, Tổng cục Tình báo, Bộ Công an (giai đoạn 2009-2012). Trước khi ông Cường bị kỷ luật mấy hôm, ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng C50 (Bộ Công an) cũng bị khởi tố bắt giam, bị tước danh hiệu Công an Nhân dân.
thap-lua-long-dan-trong-cuoc-chien-chong-tham-nhung-1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận Cuộc họp Ban Bí thư.
Khách quan nhìn nhận, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, đã được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị qua các thời kỳ rất quan tâm, luôn xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, kết quả không như kỳ vọng. Đã có một thời kỳ, uy tín của Đảng bị thử thách ghê gớm, sự nghiệp của Đảng, sự tồn vong của chế độ như con thuyền chòng chành giữa những cơn sóng dữ... Trong suốt thời gian dài, các cụm từ “lợi ích nhóm”, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất” liên tục được nhắc đến, nhưng tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không giảm mà còn diễn biến phức tạp; lòng tin vào Đảng, vào chế độ của người dân bị lung lay.

Với sự quyết tâm của Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, ngay từ đầu nhiệm kỳ khóa XII, công tác chống tham nhũng đã có những bước chuyển rất quan trọng và lập tức phát huy hiệu quả. Có một thực tế, chưa bao giờ đấu tranh phòng, chống tham nhũng lại trở thành một xu thế, một phong trào trong xã hội như hiện nay. Cũng chưa bao giờ kết quả phòng, chống tệ nạn, tội phạm tham nhũng làm ấm lòng dân đến thế. Khảo sát Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh PAPI ở Việt Nam cho thấy, năm 2017, chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công tăng điểm mạnh, từ 5,8 điểm năm 2016 lên 6,15 điểm.

Kỷ luật nghiêm minh để không còn khái niệm “hạ cánh an toàn”

Hơn 2 năm sau Đại hội XII của Đảng, đã có hơn 50 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý cả đương chức lẫn nghỉ hưu bị kỷ luật, thậm chí là bị xử lý hình sự với những mức án rất nghiêm khắc. Chưa bao giờ, quyết tâm và hành động chống tiêu cực lại quyết liệt như thời gian vừa qua. Tại cuộc họp Ban Bí thư đầu tháng 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, một trong những kinh nghiệm rút ra trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng là phải cụ thể hóa các chủ trương của Đảng bằng quy định, quy chế, để có căn cứ xử lý vi phạm của cán bộ đảng viên.
Mới đây, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định 102 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Những quy định này là bước tiến của Đảng trong xử lý, kỷ luật cán bộ, đảng viên vi phạm bởi vì sẽ không còn khái niệm “hạ cánh an toàn” nếu trước đó mắc sai phạm, khuyết điểm.
Trong một diễn biến gần đây liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”), 7 bị can đã bị khởi tố. Trong đó, có 2 cựu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và một người đã từng là Trung tướng Tình báo công an, cùng với đó là nguyên Giám đốc và nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng.
“Hạ cánh không an toàn” đó là cụm từ dư luận dành cho những vụ việc cán bộ bị kỷ luật, thậm chí là khởi tố trong thời gian gần đây. Đơn cử như một số nội dung được nêu trong quy định Hướng dẫn thực hiện Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm được đánh giá là có nhiều điểm mới như quy định trường hợp đảng viên vi phạm đặc biệt nghiêm trọng qua đời thì vẫn kiểm tra, kết luận và xử lý kỷ luật. Hoặc quy định con của đảng viên phạm tội, đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới nếu sinh hoạt trong gia đình và trực tiếp phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng, quản lý của đảng viên đó. Hoặc quy định đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ. Một bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng của nhiệm kỳ này chính là đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng bằng các quy định, quy chế rõ ràng, chặt chẽ để có căn cứ không chỉ xử lý các vi phạm, mà còn ngăn chặn các nguy cơ suy thoái, tiêu cực trong cán bộ đảng viên.
Cuộc chiến chống tham nhũng, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đang bước vào giai đoạn mới, vẫn còn nhiều ngổn ngang, tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, nhưng nhiều người dân tin và kỳ vọng Tổng Bí thư và những người đang giương cao ngọn cờ làm trong sạch Đảng - “những người đốt lò” sẽ luôn giữ được lửa, giữ được bản lĩnh, không chùn bước khi phải chặt hạ những cây “củi tươi”, “củi to” vì sự phát triển chung của đất nước.
Hải Phong

Đất đai: Nhìn đâu cũng thấy bức xúc

1 Chính Trung 
ANTĐ Mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang đã nhận được rất nhiều câu hỏi khó liên quan tới chính sách pháp luật đất đai. 

ảnh 1

Nới hạn điền, thời hạn sử dụng đất


ĐB Nguyễn Minh Lâm (Long An) “mở hàng”: “Chính sách pháp luật đất đai đang bộc lộ nhiều bất cập, Bộ trưởng kiến nghị gì về sửa đổi Luật Đất đai?” ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) chất vấn: “70% khiếu nại tố cáo (KNTC) liên quan đất đai. Bức xúc lớn nhất ở nội dung bồi thường khi thu hồi đất. Trách nhiệm của ngành ở đâu khi KNTC vẫn tăng?”.

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang giải trình: “Nguyên nhân dẫn tới những bức xúc trong bồi thường là bởi chưa đảm bảo công khai, dân chủ, bình đẳng khi thu hồi đất. Giá đất bồi thường còn thấp. Chưa chú trọng tạo việc làm mới cho người bị thu hồi đất. Năng lực đội ngũ làm GPMB còn hạn chế... Tất cả dẫn tới nhiều vụ khiếu kiện kéo dài, có vụ đã gần 10 năm. Chúng tôi sẽ tham mưu Chính phủ tập trung giải quyết dứt điểm các đơn thư tồn tại”.

Về sửa đổi Luật Đất đai 2003, Bộ trưởng cho biết, sẽ mở rộng thời hạn sử dụng đất và hạn điền. Ông nói: “Mở rộng bao nhiêu năm thì khi trình Quốc hội chúng tôi sẽ nêu cụ thể. Có thể 30 - 50 năm. Nới hạn điền cũng cần thiết bởi mức hiện nay là thấp. Qua tổng kết, chúng tôi thấy cần nâng lên gấp 5 đến 10 lần. Tất nhiên, đi cùng với đó là công cụ quản lý bằng thuế bởi nới hạn điền là để phục vụ sản suất chứ không phải để đầu cơ...”.

ĐB Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) bức xúc: “Quy định là năm 2010 phải cấp xong hết "sổ đỏ" nhưng tới nay năm 2012 vẫn chưa xong. Giải pháp mạnh của Bộ trưởng để thực hiện yêu cầu này?” Bộ trưởng cho biết: “Về cấp “sổ đỏ”, Bộ trưởng Bộ TN-MT nhiệm kỳ trước có hứa cấp xong vào năm 2010, nhưng kết quả chưa đạt được”. Ông phân bua: “Nếu cấp hết, cần 30.000 tỷ đồng, trong khi mỗi năm chỉ chi được khoảng 1.000 tỷ đồng, quá ít so với nhu cầu”. Để giải quyết vấn đề, Bộ trưởng nói, “cấp xong toàn bộ rất khó, không bao giờ có thể hoàn thành được, chỉ cố phấn đấu được khoảng 80%, nếu đủ nguồn vốn thì cũng phải tới năm 2015”. Nghe tới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng không vừa lòng: “Bộ trưởng nói 2015 mới xong cơ bản, tôi không đồng ý. Liệu năm 2013 có hoàn thành cơ bản được không?”. Tiếp thu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng nói, “sẽ cố gắng hoàn thành trên 80% “sổ đỏ” cho đất đô thị và đất chuyên dùng trong năm 2013”.

Lúng túng với dự án “treo”

Vấn đề đất đai ở khu công nghiệp, khu đô thị bỏ hoang ở các địa phương được nhiều ĐBQH quan tâm. ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) hỏi: "Phát triển khu công nghiệp quá nóng. Đất đai bỏ hoang hóa, lãng phí cộng thêm nạn ô nhiễm môi trường gây nhiều bức xúc, trách nhiệm của Bộ như thế nào?". Bộ trưởng đáp: “Quy định xử lý dự án “treo” đã rất rõ nhưng tình trạng này vẫn phổ biến. Địa phương cũng lúng túng trong khi dân bức xúc vì dự án rào đất lại, đổ cát vào nhưng mãi không làm gì. Bộ TN-MT đang tổng hợp, tìm hướng xử lý”. Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thanh minh: "Triển khai khu công nghiệp cũng cần thời gian dài để lấp đầy. Tỷ lệ này còn thấp, khoảng 50% song nếu triển khai thêm dự án mới mà đúng quy hoạch thì vẫn chấp nhận được".

Tiếp mạch đất đai, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) hỏi: "Thái độ của Bộ TN-MT trong vụ ông Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng - Hải Phòng), vụ Văn Giang (Hưng Yên)? Bao giờ dứt điểm các vụ này?". Bộ trưởng nhìn nhận: “Các vụ việc cụ thể ở Tiên Lãng, Văn Giang... xảy ra là đáng tiếc. Chúng tôi thấy rõ trách nhiệm của Bộ TN-MT, của địa phương. Thái độ chung là các vụ việc phải giải quyết theo quy định pháp luật, đúng trách nhiệm của cơ quan Nhà nước cũng như tổ chức, cá nhân liên quan. Sau vụ Tiên Lãng, Bộ TN-MT đã kiểm tra một số tỉnh có đất bãi bồi ven sông, ven biển, tình hình thấy... bình thường, đúng pháp luật. Thế nên, vụ Tiên Lãng là bài học sâu sắc với ngành tài nguyên môi trường”. Về vụ việc ở Văn Giang, Bộ trưởng nói, “đã cử cán bộ xuống nắm tình hình” và “không phải người dân có kêu ca, phàn nàn gì về đền bù”. Ông cho biết, người dân đề nghị xem xét thu hẹp lại tổng diện tích dự án và khu đất dịch vụ phải nằm trong khu đô thị.

Chưa hài lòng với lời đáp của Bộ trưởng, ĐB Bùi Thị An vẫn muốn biết, “ai đúng, ai sai cụ thể”. Đặc biệt, ĐB Hà Nội đặt vấn đề: “Bao giờ người dân ở các lưu vực sông được sống trong môi trường sạch, trong lành". Ông Nguyễn Minh Quang cho biết, “tất cả đã có kết luận rõ ràng” nhưng vì “không có thời gian trình bày” nên Bộ trưởng mời ĐB Bùi Thị An tới Bộ để trao đổi cụ thể sau.

Trả lời về các dòng sông, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang lúng túng: "Bao giờ dòng sông xanh lại là câu hỏi rất hóc búa. Khi nào đất nước đạt đến một trình độ phát triển nhất định thì các vấn đề mới dần giải quyết hết được”. Cũng quan tâm tới vấn đề môi trường, ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) hỏi: “Sông Hồng bị ô nhiễm nghiêm trọng, thu hẹp dòng chảy, vì sao Chính phủ chưa có chương trình nào để bảo vệ?”. Bộ trưởng phân trần: “Đúng là sông Hồng ô nhiễm nặng nề. Chúng tôi đã biết và rất quan tâm. Ở đây, có trách nhiệm của cả phía bên kia biên giới (Vân Nam, Trung Quốc) và chúng ta. Hiện nay, sông Hồng chưa có chương trình bảo vệ. Chúng tôi sẽ tham mưu Chính phủ về việc này”.

Chủ tịch Quốc hội chấm điểm Bộ trưởng: Cần nghiêm túc thực hiện lời hứa

"Không khí chất vấn thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm rất cao. ĐB hỏi rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề. Bộ trưởng Bộ TN-MT đã trả lời khá đầy đủ, nhưng cũng có những điểm cần giải thích, bổ sung thêm. Với những gì đã hứa trước Quốc hội, Bộ trưởng phải lưu ý tập trung giải quyết, thực hiện cho tốt, từ việc tham mưu sửa đổi những bất cập trong chính sách pháp luật đất đai tới những vấn đề bức xúc khác như sử dụng đất lãng phí, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ô nhiễm môi trường, xử lý khiếu nại, tố cáo tồn đọng...".

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé: Lòng dân vẫn chưa yên

Qua trả lời của Bộ trưởng Bộ TN-MT, tôi thấy mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của ĐBQH. Vẫn còn nhiều ý Bộ trưởng chưa trả lời đặc biệt là những giải pháp trong giai đoạn tới đặt ra như thế nào, để giải quyết dứt điểm các vụ việc “nóng” liên quan đến đất đai. Theo tôi, đây là vấn đề cử tri rất quan tâm. Thực tế vừa qua cho thấy, Chính phủ cũng như Bộ TN-MT và các ngành liên quan đã có những giải pháp để giải quyết những vấn đề về đất đai, nhưng lòng dân vẫn chưa yên và từ đó dẫn đến tình trạng khiếu kiện tiếp tục tái diễn, đôi khi còn xảy ra khiếu kiện vượt cấp. Vấn đề này liên quan đến việc giải quyết của các cơ quan Bộ, ban - ngành chức năng với sự đồng thuận của người dân chưa gặp được nhau.

Đại biểu Ya Duck: Chúng tôi chưa hài lòng

T  heo tôi, Bộ trưởng Bộ TN-MT vẫn còn né tránh và trả lời không trực tiếp vào những vấn đề cử tri mong muốn giải đáp, hoặc ĐBQH đang tìm hiểu. Tôi kiến nghị, trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng nên nghiên cứu kỹ các câu hỏi và trả lời theo ý kiến ĐBQH đề nghị làm rõ theo nguyện vọng của cử tri. Nếu Bộ trưởng cứ trả lời chung chung như vậy, cử tri không hài lòng và ngay cả ĐBQH ngồi trong hội trường cũng toát mồ hôi, vì không hiểu Bộ trưởng trả lời cái gì.

Tôi xin đơn cử ví dụ: Những vấn đề cần phải giải quyết và giải quyết ra sao thì Bộ trưởng phải nói rõ các giải pháp sắp tới. Ngay cả việc Chủ tịch Quốc hội hướng tới vấn đề một số việc phải giải thích rõ hơn cho cử tri và ĐBQH biết, nhưng Bộ trưởng cũng trả lời chưa rõ nên chúng tôi còn băn khoăn. Tóm lại, chúng tôi chưa hài lòng với cách trả lời của Bộ trưởng.

Đại biểu Lê Đình Khanh: Không cần thiết phải  quy định mức hạn điền

Việc Chính phủ dự tính tăng thời hạn thuê đất nông nghiệp lên từ 30 - 50 năm, theo tôi vẫn chưa hợp lý. Không nên khống chế thời gian giao đất mà nên giao vô thời hạn và nếu làm không đúng quy hoạch hoặc để đất hoang thì thu hồi ngay. Trong việc này cần có quy định rõ ràng và giao đất như vậy còn giúp chúng ta kiểm soát được việc sử dụng đất và việc đất nông nghiệp bị thu hẹp sẽ ít xảy ra hơn.

Về mức hạn điền, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói sẽ tăng lên gấp 5 đến 10 lần hiện nay, có nghĩa là khoảng 30 đến 60ha cho mỗi hộ. Tôi cho rằng quy định mức hạn điền là không cần thiết, như vậy chắc chắn phải sửa đổi luật tiếp. Khi chúng ta đạt đến một nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, thì tỷ lệ người dân sống bằng nông nghiệp sẽ giảm. Nhưng chúng ta đang cố gắng không giảm tỷ lệ đất cho nông nghiệp, như vậy mức hạn điền đối với mỗi người dân phải tăng lên. Nếu quy định cứng nhắc là bao nhiêu hécta thì Luật Đất đai sẽ không có tính bền vững lâu dài. Theo tôi, đất nông nghiệp chỉ giao cho những người biết nghề, sống bằng nghề nông nghiệp, nên việc quy định mức hạn điền và thời gian giao đất là không cần thiết.

Không chia lại ruộng đất

ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) hỏi: “Sau năm 2013, sẽ kéo dài thời hạn sử dụng đất tiếp 20 năm, vậy những đối tượng ra đời sau 1993 thì có chính sách gì để tạo điều kiện cho họ sinh sống không? Bộ trưởng nói: "Trung ương đã có bàn nội dung này và kết luận không chia lại đất đã giao. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đang ngày càng giảm đi và những năm tới, nhu cầu đất cho sản xuất nông nghiệp sẽ không còn bức bách như hiện nay".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét