Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

TỘI ÁC VÔ TRI 03

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những Trận Sét Đánh Kinh Hoàng Nhất Thế Giới Khiến Bạn Không Tin Là Có Thật

Cú vấp chân châm ngòi vụ thảm sát chủng tộc 'Phố Wall Đen'

MỹGần 100 năm trước, một thảm kịch xảy ra sau khi thanh niên da màu Dick Rowland bước vào thang máy cùng thiếu nữ da trắng Sarah Page. 



Page, 17 tuổi, là người vận hành thang máy tại tòa nhà Drexel, thành phố Tulsa, bang Oklahoma, Mỹ. Trong khi đó, thợ đánh giày Rowland, 19 tuổi, sử dụng thang máy này gần như mỗi ngày. Sự cố xảy ra vào ngày 30/5/1921, khi một tiếng thét cất lên vào lúc chỉ có hai người trong thang máy.
"Vẫn chưa chắc chắn về chuyện xảy ra trong tòa nhà Drexel hôm đó, nhưng lời giải thích phổ biến nhất là Rowland đã giẫm lên chân Page khi bước vào thang máy, khiến cô ấy hét lên", Hiệp hội Lịch sử Oklahoma cho hay.
Sau khi cửa thang máy mở ra, Roland bỏ chạy, nhưng bị bắt lại do Page tuyên bố cô bị tấn công. Mặc dù thiếu nữ này không truy tố Roland, chính quyền đã làm vậy, đồng thời xuất hiện tin đồn rằng Page bị cưỡng bức.
Tờ báo địa phương Tulsa Tribune hôm sau đăng tin với tiêu đề "Tóm cổ gã da màu tấn công thiếu nữ trong thang máy", đồng thời viết một bài xã luận đáng lo ngại có tên "Hành hình kiểu lynch với gã da màu vào tối nay", đề cập tới hình thức đám đông giết chết ai đó mà không cần xét xử, thường do những người phân biệt chủng tộc ở Mỹ thực hiện với người da màu.
Khói bốc lên vào ngày 1/6/1921 trong cuộc tấn công người da màu tại quận Greenwood, thành phố Tulsa, bang Oklahoma, Mỹ. Ảnh: University of Tulsa.
Khói bốc lên vào ngày 1/6/1921 trong cuộc tấn công người da màu tại quận Greenwood, thành phố Tulsa, bang Oklahoma, Mỹ. Ảnh: University of Tulsa.
Sự việc diễn ra vào những năm sau Thế chiến I, thời điểm căng thẳng chủng tộc dâng cao, bao gồm sự trỗi dậy của Ku Klux Klan, hội kín cổ xúy thuyết người da trắng thượng đẳng. Vô số vụ hành hình kiểu lynch và hành vi bạo lực chủng tộc khác đã xảy ra, thúc đẩy người Mỹ gốc Phi nỗ lực bảo vệ cộng đồng của mình.
Thành phố Tulsa đặc biệt chia rẽ. Hầu hết 10.000 cư dân da màu của thành phố sống tại quận Greenwood, nơi được mệnh danh là "Phố Wall Đen" với hơn 300 doanh nghiệp do người da màu sở hữu, cùng hai nhà hát, những bác sĩ, dược sĩ và một phi công có máy bay riêng.
Theo Mechelle Brown, giám đốc các chương trình tại Trung tâm Văn hóa Greenwood, thành công của cộng đồng người da màu đã khiến một số người da trắng tại Tulsa ghen tỵ và tức giận. "Họ từng than vãn rằng tại sao mấy người da màu kia dám đặt một cây đàn piano đẹp đẽ trong nhà, thứ mà họ không có", Brown cho hay.
Sự cố trong thang máy giữa Rowland và Page khiến căng thẳng bị đẩy lên đến đỉnh điểm. Ngay sau bài báo của Tulsa Tribune, một đám đông da trắng kéo đến tòa án thành phố và yêu cầu cảnh sát trưởng giao nộp Rowland, nhưng bị từ chối.
Tới khoảng 21h ngày 31/5/1921, một nhóm gồm khoảng 25 người đàn ông da màu có vũ trang, trong đó nhiều người là cựu binh Thế chiến I, đến tòa án nhằm đề nghị bảo vệ Rowland, nhưng cũng không được phép vào. Một số người da trắng sau đó cố gắng đột nhập vào kho vũ khí của lực lượng Vệ binh Quốc gia, nhưng bất thành.
Do vẫn xuất hiện những tin đồn về kế hoạch kết liễu Rowland, khoảng 75 người đàn ông da màu quyết định trở lại tòa án ngay sau 22h, nơi họ đụng độ với khoảng 1.500 người đàn ông da trắng, trong đó nhiều người cũng mang vũ khí. Sau khi súng nổ và hỗn loạn bùng phát, nhóm người da đen yếu thế đã rút về Greenwood.
Vài giờ sau, các nhóm da trắng tại Tulsa, bao gồm một số người được cảnh sát cử làm đại diện và sở hữu vũ khí, đã thực hiện nhiều hành vi bạo lực chống lại người da màu, như bắn một người đàn ông không có vũ khí trong rạp chiếu phim.
Sự kích động thêm nghiêm trọng do phe da trắng hiểu lầm rằng những người da màu tại Tulsa đang âm mưu nổi dậy trên quy mô lớn, với đội ngũ tiếp viện từ những thị trấn và thành phố đông người Mỹ gốc Phi lân cận.
Ngay từ bình minh ngày 1/6/1921, hàng nghìn cư dân da trắng đổ tới quận Greenwood để cướp bóc, đốt nhà cửa và các doanh nghiệp. Các lính cứu hỏa tới dập lửa cho biết những kẻ bạo loạn đã dùng súng đe dọa và buộc họ phải rời đi. Một số báo cáo còn viết rằng những người da trắng đã lái máy bay rồi thả bom xăng xuống Greenwood.
Theo ước tính của Hội Chữ Thập Đỏ, khoảng 1.256 ngôi nhà đã bị đốt cháy, 215 căn khác bị cướp. Hai tòa soạn báo, một trường học, một thư viện, một bệnh viện, các nhà thờ, khách sạn, cửa hàng và nhiều doanh nghiệp khác của người da màu cũng nằm trong danh sách bị thiệt hại.
"Họ cố gắng giết tất cả người da màu mà họ nhìn thấy", George Monroe, một trong những người sống sót sau thảm kịch, kể lại.
"Họ lấy đi mọi thứ mà họ nghĩ là có giá trị và đập phá toàn bộ những gì còn lại", Olivia Hooker, một người sống sót khác, cho hay. "Bạn không thể quên chuyện như vậy. Khi đó tôi còn nhỏ, không biết gì về thiên vị và định kiến. Thật đau đớn khi phát hiện mọi người ghét bạn chỉ vì màu da. Tôi mất một thời gian dài để vượt qua những cơn ác mộng".
Tại thời điểm lực lượng Vệ binh Quốc gia tới Greenwood và tuyên bố thiết quân luật ngay trước buổi trưa, cuộc bạo loạn đã chấm dứt. Vài giờ sau, tất cả cáo buộc chống lại Rowland đều được hủy bỏ. Cảnh sát kết luận thanh niên này khả năng cao đã bị vấp và ngã vào người Page, hoặc giẫm lên chân cô. Rowland rời Tulsa vào sáng hôm sau và được cho là chưa bao giờ trở lại.
Một người Mỹ gốc Phi giữa đống tro tàn sau vụ bạo loạn năm 1921. Ảnh: Oklahoma Historical Society.
Một người Mỹ gốc Phi giữa đống tro tàn sau vụ bạo loạn năm 1921. Ảnh: Oklahoma Historical Society.
Nạn phân biệt chủng tộc tại Tulsa tiếp tục gia tăng sau vụ bạo loạn. Không có bất kỳ lễ kỷ niệm, đài tưởng niệm, hoặc sự kiện nào để tưởng nhớ những người đã khuất suốt nhiều thập kỷ. Thay vào đó, những nỗ lực được cho là nhằm cố ý che giấu sự việc đã được tiến hành.
Tờ Tulsa Tribune xóa bài viết châm ngòi hỗn loạn đăng hôm 31/5/1921. Các học giả sau đó phát hiện hồ sơ lưu trữ của cảnh sát và dân quân cũng bị mất. Kết quả là sự kiện thảm sát chủng tộc ở Tulsa hiếm khi được đề cập trong sách lịch sử, dạy trong trường học, hoặc thậm chí ít người nhắc đến, cho đến tận gần đây.
Báo cáo chính thức tại thời điểm sự kiện diễn ra ghi nhận 36 người chết, bao gồm 10 người da trắng. Tuy nhiên, các nhà sử học tin rằng con số này quá thấp, đặc biệt sau khi phát hiện chiếc hố được cho là mộ tập thể tại nghĩa trang Oaklawn ở Tulsa.
Theo báo cáo năm 2001 của Ủy ban Chống bạo loạn Chủng tộc, cơ quan do chính quyền bang Oklahoma thành lập để điều tra về sự kiện, có khoảng 100-300 người thiệt mạng, hơn 8.000 người mất nhà cửa trong vòng 18 giờ do thảm kịch năm 1921.
Tháng 11/2018, cơ quan được đổi tên thành Ủy ban Thảm sát Chủng tộc 1921, dựa trên "cảm xúc và góc nhìn của các nhân chứng", cũng như cư dân tại khu vực hiện nay và các học giả lịch sử.
Tất cả những gì còn sót lại của "Phố Wall Đen" chỉ là 14 tòa nhà màu đỏ được tái xây dựng ngay sau vụ thảm sát. Gần một sân vận động trong khu vực, một bức tranh tường được đề tên là "Bạo loạn Chủng tộc Tulsa 1921", nhưng ai đó đã gạch chữ "bạo loạn" và thay thế bằng "thảm sát". Cụm từ này cuối cùng cũng bị một người khác gạch đi và phun sơn đen.
Ánh Ngọc (Theo CNN, History, Washington Post)

Lý do không ngờ khiến trùm phát xít Hitler hung hăng tột độ, tàn sát triệu người

Thứ Hai, ngày 30/12/2019 11:08 AM (GMT+7)

Cuốn sách viết về những ghi chép của bác sĩ riêng của trùm phát xít Adolf Hitler và những nguồn tin khác, hé lộ sự thật chấn động về việc sử dụng ma túy tràn lan trong hàng ngũ phát xít Đức.

Lý do không ngờ khiến trùm phát xít Hitler hung hăng tột độ, tàn sát triệu người - 1
Dàn lãnh đạo phát xít Đức năm 1940, Morell đứng thứ tư từ phải sang.
Theo History, cuốn sách “Der Totale Rausch” ăn khách ở Đức tiết lộ rằng phát xít Đức có chủ ý cho sử dụng ma túy rộng rãi, từ hàng ngũ binh sĩ quân đội, sỹ quan cho đến Hitler.
Ma túy đá còn được bào chế dạng viên nén gọi là Pervitin, phân phát rộng rãi cho các binh sĩ Đức (Wehrmacht) trước cuộc tổng tiến công xâm lược Pháp năm 1940.
Do công ty dược Temmler ở Berlin nghiên cứu và phát triển, Pervitin được sản xuất hàng loạt từ năm 1938, được coi là thần dược giúp con người ta quên đi sợ hãi và sự trầm cảm. Theo kết quả nghiên cứu của bác sĩ quân đội Otto ranke, Pervitin là chìa khóa để quân đội Đức chiến thắng.
Sử dụng Pervitin, binh sĩ Đức có thể không ngủ trong nhiều ngày, di chuyển liên tục thêm hàng km mới cần nghỉ ngơi.
Lý do không ngờ khiến trùm phát xít Hitler hung hăng tột độ, tàn sát triệu người - 2
Morrell là một trong những người được Hitler đặc biệt tin cậy.
Tháng 4.1940, 35 triệu viên nén Pervitin và Isophan (loại thuốc tương tự), được đưa ra tiền tuyến. Điều này lý giải vì sao quân Đức có thể thần tốc vượt dãy Andes, khiến Pháp không kịp trở tay.

Đối với các tướng lĩnh và lãnh đạo phát xít, mỗi người lại chọn một loại thuốc riêng. Norman Ohler, tác giả cuốn sách trả lời phỏng vấn trên VICE: “Có người dùng ma túy đá, có người như thống chế Göring lại thích Morphine”.
Cuốn sách bao gồm ghi chép của Theodor Morell, bác sĩ riêng của trùm phát xít Hitler. Morell kể rằng mình gặp Hitler sau khi chữa trị cho Heinrich Hoffmann, một nhiếp ảnh gia của phe phát xít. Hitler tin tưởng chọn Morell làm bác sĩ riêng.
Trong 9 năm , Morell kể về việc hàng ngày tiêm cho Hitler nhiều loại ma túy, amphetamine, barbiturate và thuốc phiện. Theo Morell, Hitler không hay dùng Pervitin, có lẽ vì không cảm thấy thích.
Trong giai đoạn năm 1941 – 1945,  Morell đã tiêm cho Hitler gần 800 liều ma túy và các loại chất kích thích, đặc biệt là Eukodal  - tên tiếng Đức của ma túy tổng hợp.
Lý do không ngờ khiến trùm phát xít Hitler hung hăng tột độ, tàn sát triệu người - 3
Bức ảnh chụp Hitler và vợ Eva Braun, đằng xa bên phải là Morell.
Trong giai đoạn cuối chiến tranh, khi mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ với phe phát xít, Morell thường xuyên phải tiêm cho Hitlêr một liều Eukodal, trước mỗi cuộc họp quan trọng với các tướng lĩnh, bao gồm cả nhà độc tài Italia Benito Mussolini.
Đây là cách trùm phát xít luôn duy trì trạng thái tỉnh táo và dồi dào sinh lực, không bị tác động bởi tâm lý. Theo các chuyên gia, sử dụng ma túy trong thời gian dài khiến Hitler ngày càng trở nên dễ kích động, hung hăng và hiếu chiến hơn. Trùm phát xít còn  còn có nhiều hành động kỳ quặc và tâm trạng thay đổi thất thường nếu ngừng dùng ma túy.
Đây có thể là một trong những lý do khiến Hitler ra lệnh thảm sát hàng triệu người Do Thái.
Trong giai đoạn cuối của Thế chiến 2 năm 1945, Hitler có dấu hiệu thiếu thuốc trầm trọng vì Berlin đã trở thành đống đổ nát. Kết quả là Hitler tự sát trong căn hầm ở Berlin để giải thoát cho chính mình và không muốn rơi vào tay quân Đồng minh.
Nguồn: http://danviet.vn/the-gioi/ly-do-khong-ngo-khien-trum-phat-xit-hitler-hung-hang-tot-do-tan-sat-t...
Hitler tàn sát cả châu Âu vì mặc cảm ”của quý” tí hon?
Một trong những lí giải thuyết phục nhất về nguyên nhân Hitler gieo rắc nỗi kinh hoàng lên toàn châu Âu được cho là nằm...

Theo Đăng Nguyễn - History (Dân Việt)

Điện thoại đang sạc phát nổ, nam thanh niên tử vong

Dân trí Nam thanh niên sử dụng chiếc điện thoại đang sạc pin, bất ngờ điện thoại phát nổ khiến chủ nhân tử vong tại chỗ.
>>Bé trai 12 tuổi dập nát bàn tay vì chơi điện thoại trong khi sạc pin
>>Vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại - Thói quen chết người

Ngày 16/6, ông Quách Đình Vận, Chủ tịch UBND xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) xác nhận, sự việc trên xảy ra tại xóm Gò Mu trên địa bàn xã.
Chủ tịch UBND xã Kim Bôi cho biết thêm, nạn nhân là anh Q.V.A. (SN 1993). Khoảng 6h30 ngày 15/6, người thân phát hiện anh A. tử vong tại phòng khách của gia đình, trên tai còn đeo tai nghe, chiếc điện thoại bị nổ dính vào vùng ngực của nạn nhân.


Điện thoại đang sạc phát nổ, nam thanh niên tử vong - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Nạn nhân tử vong khi sử dụng điện thoại đang sạc pin.
Cơ quan chức năng sau đó xác định, nguyên nhân khiến anh A. tử vong là do vừa cắm sạc pin vừa sử dụng điện thoại. Bất ngờ điện thoại phát nổ khiến nam thanh niên 27 tuổi tử vong.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự việc dùng điện thoại trong lúc sạc pin dẫn đến phát nổ gây nguy hiểm cho người dùng. Sự việc đau lòng của anh A. là lời cảnh tỉnh cho nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại khi sạc pin. 
Thanh Bình

Cả đêm cứu hộ xe 16 chỗ biển số Khánh Hòa bị xe container đè bẹp tại Quảng Ninh

18/06/2020 01:51 GMT+7

TTO - Đến rạng sáng ngày 18-6, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh vẫn đang tiếp tục cứu hộ xe khách biển số Khánh Hòa bị container đè ở Quảng Ninh, thông tin ban đầu có 2 người chết.

Cả đêm cứu hộ xe 16 chỗ biển số Khánh Hòa bị xe container đè bẹp tại Quảng Ninh  - Ảnh 1.
Thùng xe container đè hẳn lên xe 16 chỗ = Ảnh: Nguyễn Bình
Nơi xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng này là xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Theo nhân chứng đang có mặt trực tiếp tại hiện trường, thời điểm xảy ra tai nạn khoảng 22h15 tối ngày 17-6.
Cả đêm cứu hộ xe 16 chỗ biển số Khánh Hòa bị xe container đè bẹp tại Quảng Ninh  - Ảnh 2.
Hiện trường tai nạn - Ảnh: Nguyễn Bình
Cả đêm cứu hộ xe 16 chỗ biển số Khánh Hòa bị xe container đè bẹp tại Quảng Ninh  - Ảnh 3.
Xe container lật - Ảnh: Nguyễn Bình
Cả đêm cứu hộ xe 16 chỗ biển số Khánh Hòa bị xe container đè bẹp tại Quảng Ninh  - Ảnh 4.
Hiện trường tai nạn - Ảnh: Nguyễn Bình
Cả đêm cứu hộ xe 16 chỗ biển số Khánh Hòa bị xe container đè bẹp tại Quảng Ninh  - Ảnh 5.
Đang tìm cách cứu hộ - Ảnh: Nguyễn Bình
Quan sát cho thấy có nhiều người trong chiếc xe 16 chỗ này vẫn chưa được đưa ra ngoài. Chiếc xe container bị lật nghiêng hoàn toàn đè lên xe 16 chỗ.
Thông tin ban đầu xe 16 chỗ mang BKS 79B..., đang trên đường đi lễ chùa ở TP Móng Cái về hướng TP Hạ Long, khi đi đến địa phận huyện Hải Hà thì xảy ra vụ việc. Thời điểm này tại khu vực huyện Hải Hà đang có mưa lớn nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.
Chiếc xe 16 chỗ đã bị đè bẹp, hư hỏng nghiêm trọng. Lực lượng cứu hộ tỉnh đã huy động xe cẩu để cẩu thùng xe container.
Xe container Hải Phòng mang BKS 16C.... tài xe và phụ xe container đã di chuyển khỏi hiện trường.
Cả đêm cứu hộ xe 16 chỗ biển số Khánh Hòa bị xe container đè bẹp tại Quảng Ninh  - Ảnh 6.
Xe cần cẩu đang cẩu xe container - Ảnh: Bùi Thanh Hưng
Một bạn đọc tên Vinh Thành, sinh sống ở huyện Hải Hà đang có mặt trực tiếp tại hiện trường cho biết, chiếc xe 16 chỗ đang bị bẹp rúm, nhiều người bên trong vẫn chưa được đưa ra ngoài. Bên thành xe có nhiều vết máu cùng nhiều vật dụng tư trang vung vãi ra ngoài.
Nhiều xe cứu thương cũng đã được huy động đến hiện trường để chờ ứng cứu
2h sáng, tại hiện trường lực lượng cứu hộ, công an tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục cứu hộ các nạn nhân nằm bên trong.
2h10 sáng, lực lượng cứu hộ đã cẩu được xe container ra ngoài để tiếp cận xe 16 chỗ. Người dân cho biết trên xe 16 chỗ này có cả phụ nữ.
Cả đêm cứu hộ xe 16 chỗ biển số Khánh Hòa bị xe container đè bẹp tại Quảng Ninh  - Ảnh 7.
Xe container đã được cẩu lên - Ảnh: Nguyễn Bình
Cả đêm cứu hộ xe 16 chỗ biển số Khánh Hòa bị xe container đè bẹp tại Quảng Ninh  - Ảnh 8.
Xe container được cẩu lên - Ảnh: Nguyễn Bình
2h40 sáng, trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo huyện Hải Hà cho biết thông tin ban đầu có 2 người chết. Tuy nhiên đây không phải là thông tin cuối cùng vì thời điểm đêm tối lực lượng chức năng đang tích cực cứu hộ.
"Nhận được tin báo lực lượng chức năng huyện đã phối hợp với một số cơ quan chuyên môn có mặt tại hiện trường để cẩu xe container ra ngoài. Hiện xe container đã được cẩu, đang tiếp cận với xe 16 chỗ. Đến sáng ngày chúng tôi sẽ thông tin cụ thể về vụ việc này" - vị này cho biết.
Lúc 2h45 phút nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết cơ quan công an cùng một số đơn vị chức năng đã phong tỏa hiện trường, đồng thời cứu hộ, đưa người bên trong ra. Tuy nhiên theo quan sát của bạn đọc đthì chiếc xe 16 chỗ đã bị đè bẹp, khả năng xảy ra thương vong cao.

Q.T -N.BÌNH
Xem tiếp...

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 89

 
CHO NGƯỜI VÀO CUỘC CHIẾN - NHẠC 1975 - QUÂN LỰC VNCH
 
Giờ Này Anh Ở Đâu - Thanh Tuyền

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 

 
Phim dàn trận đỉnh của đỉnh
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Prorokk - My Orchestral Film Music Score (Letters from Iwo Jima)

50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao?


Thứ Năm, ngày 25/06/2020 00:30 AM (GMT+7)

Dưới triều đại nhà Minh, Trung Quốc nổi tiếng thế giới vì có lực lượng hải quân quy mô lớn, được xem là mạnh mẽ nhất thời bấy giờ. Nhà Minh tự xưng thiên triều, ép các nước nhỏ phải thần phục, nhận làm chư hầu. Tuy nhiên, từng có thời điểm, 50 vạn đại quân Minh bị một bộ lạc phương Bắc đánh cho thảm bại, thậm chí hoàng đế còn bị bắt sống làm tù binh.

50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao? - 1
Nhà Nguyên bị diệt song quân lực Mông Cổ vẫn còn hùng mạnh (ảnh minh họa)
Có lãnh thổ rộng lớn, tiềm lực quân sự đáng nể nhưng do quá tự tin vào sức mạnh, hoặc do nội bộ bất hòa, tự làm suy yếu mình, không ít lần các triều đại phong kiến Trung Quốc phải nếm “trái đắng” trong chiến tranh với ngoại bang. Loạt bài sau điểm lại một số thất bại lớn nhất của Trung Quốc dưới thời phong kiến trước ngoại bang và các thế lực xâm lược.
Năm 1368, Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên do người Mông Cổ cai trị, lập ra nhà Minh. Mặc dù người Mông Cổ bị đánh đuổi về lại thảo nguyên phương Bắc nhưng sức mạnh của những kỵ binh thiện chiến vẫn không thể coi thường.
Theo Sohu, thời Minh Thành Tổ (1359 – 1424), nhà Minh liên tiếp mở 5 chiến dịch và đã từng đánh rất sâu vào đất Mông Cổ khiến các bộ tộc du mục nơi đây tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, người Mông Cổ chưa bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh của triều đại tự xưng thiên triều.
Đến đời Minh Anh Tông (1427 – 1464), nhà Minh quốc lực suy yếu, các bộ tộc người Mông Cổ lại nổi dậy gây hấn ở vùng biên cương, muốn tiến vào Trung Nguyên, tiếp tục cai trị Trung Quốc một lần nữa.
Nổi bật nhất trong các bộc tộc Mông Cổ lúc bấy giờ là tộc Ngõa Lạt do thủ lĩnh Dã Tiên chỉ huy.
Sợ hãi trước thế lực Ngõa Lạt, Minh Anh Tông cho dừng các chuyến tuần dương thám hiểm được thực hiện từ thời Chu Nguyên Chương để dồn tiền phát triển lực lượng bộ binh.

Từ năm 1442 – 1445, Dã Tiên lãnh đạo Ngõa Lạt đánh chiếm nhiều đất đai khu vực biên giới Minh triều. Để vỗ về Dã Tiên, Minh Anh Tông phải phá lệ, cho phép các đoàn sứ bộ của Ngõa Lạt được mang theo hàng nghìn người ngựa mỗi lần tới Bắc Kinh.
50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao? - 2
Minh Anh Tông – hoàng đế nhà Minh bị bắt làm tù binh (ảnh minh họa)
Minh sử chép, năm 1449, Dã Tiên dẫn đoàn sứ bộ hơn 2.500 người vào Bắc Kinh nhưng nói phao lên là hơn 3.500 người để đòi nhà Minh thưởng thêm. Hoạn quan Vương Chấn – sủng thần của Minh Anh Tông – kiểm tra sổ sứ bộ, thấy số người không đúng thực tế lại thêm ngựa cống nạp của Ngõa Lạt nhỏ gầy, bèn trách mắng và giảm ban thưởng.
Dã Tiên lấy cớ nhà Minh làm nhục đoàn sứ bộ, tức giận bỏ về nước, khởi binh xâm lược Trung Nguyên.
Mùa hè năm 1449, Dã Tiên chia quân 4 đường, tiến đánh Đại Đồng và nhanh chóng hạ được thành này cùng hơn 3 vạn quân Minh tiếp viện. Tin cấp báo bay đến Bắc Kinh, Minh Anh Tông hồn vía rụng rời.
Hoạn quan Vương Chấn không hiểu biết quân sự, cho rằng có thể dùng đại binh trấn áp Ngõa Lạt nên ra sức cổ vũ Minh Anh Tông tự xuất chinh.
Vương Chấn vốn là kẻ lưu manh sinh ra ở đất Úy Châu, biết chút chữ nghĩa nhưng đi thi nhiều lần không đỗ. Vương Chấn có lần phạm tội nặng, lẽ ra phải đày sung quân nhưng nghe tin triều đình đang tuyển thái giám nên tình nguyện bị thiến để vào cung, theo bách khoa toàn thư lịch sử Trung Quốc.
Nhờ tài xu nịnh, ba hoa lại hầu hạ Minh Anh Tông từ thời còn là Thái tử, nên sau khi Anh Tông lên ngôi, Vương Chấn rất được trọng dụng.
Thời Chu Nguyên Chương mới lập nước, ông cực kỳ ghét chuyện bọn hoạn quan chuyên quyền, lũng loạn. Chu Nguyên Chương đã ban hành quy định cấm hoạn quan tham gia chính sự. Tuy nhiên, đến đời Minh Thành Tổ, quy định này bị bãi bỏ, theo Qulishi.
50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao? - 3
Minh Anh Tông tin dùng hoạn quan Vương Chấn, làm rối loạn triều đình (ảnh minh họa)
Minh Thành Tổ thậm chí còn lập ra Đông Xưởng – cơ quan mật vụ của nhà Minh – giao cho đám thái giám thân tín làm Đề đốc. Chính vì việc này mà cuối đời nhà Minh, thái giám Ngụy Trung Hiền tác oai tác quái, dẫn triều Minh dần đi vào con đường diệt vong.
Minh Anh Tông vì nghe lời nịnh thần Vương Chấn, tuyển đủ 50 vạn đại quân cùng 100 tướng lĩnh, quan lại, đích thân ra trận nhằm đè đẹp quân Ngõa Lạt.
Vì vội vã điều đại quân mà thiếu chuẩn bị, mới hành quân được vài ngày, lương thực tiếp tế đã không còn đủ, binh sĩ nhà Minh sinh ra rối loạn, cướp bóc đồ đạc của nhau rồi bỏ trốn rất nhiều.
Theo bách khoa toàn thư lịch sử Trung Quốc, Minh Anh Tông không có kinh nghiệm trận mạc, chỉ một mực thúc ép quân sĩ tiếp tục lên đường. Thời tiết chuyển biến thất thường, liên tục xảy ra mưa to gió lớn, chưa ra đến mặt trận mà binh sĩ đã thi nhau kêu khổ, Minh Anh Tông lại càng nổi nóng.
50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao? - 4
Quân Mông Cổ đánh nhanh, tiêu diệt gọn lực lượng tiên phong của quân Minh (ảnh minh họa)
Tới gần thành Đại Đồng, thấy quân nhà nằm chết la liệt dưới đất, quân Minh sinh ra sợ hãi, rối loạn. Trước đó, cánh quân tiên phong do Minh Anh Tông cử đi dò đường cũng bị quân Ngõa Lạt đón đánh tiêu diệt toàn bộ.
Quân Ngõa Lạt đánh thắng trận đầu, song nghe thanh thế 50 đại quân Minh thì e ngại, bèn rút lui quan sát tình hình. Vương Chấn dẫn quân cùng Minh Anh Tông, thấy binh sĩ rối loạn không thể đánh trận, vội vàng tuyên bố chiến thắng Ngõa Lạt rồi rút quân về.
Phép dùng binh thông thường, việc rút quân phải thực hiện thật nhanh gọn, giảm nguy cơ bị quân địch phát hiện, truy kích. Tuy nhiên, vốn không am hiểu quân sự, Vương Chấn muốn 50 vạn đại quân đi đường vòng qua Úy Châu rồi ở lại mấy ngày, để ông ta được dịp vẻ vang nơi quê cũ.
Đại quân sắp kéo đến Úy Châu, Vương Chấn lại hối, cho rằng 50 vạn binh sĩ đông đảo hành quân không ra hàng lối mà đi qua thì có thể xéo hỏng hết ruộng vườn quê hương.
Vương Chấn ra lệnh cho quân sĩ quay lại, đi theo đường cũ. Vì hành quân mất thời gian như vậy nên Ngõa Lạt nắm được tình hình và cho quân truy kích.
Minh Anh Tông vừa rút chạy vừa cho tướng chặn hậu nhưng đều bị Ngõa Lạt đón đánh tiêu diệt.
50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao? - 5
Quân Minh rút lui chậm chạp, dù biết bị truy kích phía sau (ảnh minh họa)
Quân Minh vừa đánh vừa lui cho tới Thổ Mộc Bảo, gần thành Hoài Lai (thuộc địa phận tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay) thì đóng quân lại nghỉ ngơi. Các tướng dưới quyền đều kiến nghị nên rút hẳn vào Hoài Lai cố thủ cho an toàn, nhưng Vương Chấn thấy hơn 1.000 xe chở theo tài sản, đồ đạc của ông ta vì thồ nặng nên chưa tới kịp, bắt toàn quân phải hạ trại ở Thổ Mộc Bảo để chờ.
Chữ “bảo” trong tiếng Trung có nghĩa là “pháo đài”, nhưng Thổ Mộc Bảo lại là nơi trống trải, không có tường rào gì, theo Qulishi.
Quân Minh phải chọn chỗ cao đóng trại nhưng lại không tìm ra nguồn nước. Người ngựa chạy suốt mấy ngày ròng rã đều khát khô. Quân Minh đào sâu tới 2 trượng mà cũng không thấy giọt nước nào.
Ngõa Lạt đoán trước quân Minh không có nước, bèn xua quân tới chặn đường tiếp nước ở con sông gần Thổ Mộc Bảo. Quân Minh liều chết đánh suốt đêm nhưng vì người ngựa mỏi mệt nên không thể phá được vòng vây.
Đang trong tình thế bi đát, Dã Tiên lại cử người đến nghị hòa, Minh Anh Tông tưởng thực bèn lập tức đồng ý. Vương Chấn cho rằng Ngõa Lạt đã rút nên ra lệnh cho quân sĩ chạy ngay ra sông tìm nước uống.
Thừa cơ quân Minh tranh nhau uống nước, quân Ngõa Lạt mai phục ùa ra chém giết không biết bao nhiêu mà kể. Hàng vạn binh sĩ nhà Minh tử trận, thây nằm ngổn ngang, máu chảy nhuộm đỏ cả sông.
Vốn Dã Tiên biết quân Minh đông đảo, nếu bị dồn vào thế cùng mà liều chết đánh ra thì Ngõa Lạt có thể thiệt hại nặng. Vì vậy, Dã Tiên giả vờ rút quân nhưng thực ra là lẩn trốn mai phục. Khi quân Minh mất cảnh giác và ý chí chiến đấu, Ngõa Lạt ùa ra chém giết, đánh mãi đến sát trại chỉ huy của Minh Anh Tông.
Thượng thư bộ Binh Khoáng Dã, Thượng Thư bộ Hộ Vương Tá cùng nhiều quan lại cao cấp khác của nhà Minh đều tử trận trong đám loạn quân. Riêng gian thần Vương Chấn thì bị tướng dưới quyền nổi giận, kể tội rồi đánh chết.
50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao? - 6
Đại chiến Thổ Mộc Bảo – 50 vạn quân Minh đại bại (ảnh minh họa)
Minh Anh Tông biết không còn đường lui bèn xuống ngựa, ngồi dưới đất đợi chết. Đám tướng sĩ dưới quyền có lòng trung thành chạy đến phò tá đều bị quân Ngõa Lạt giết hại. Trong số này có cả Trương Phụ – viên tướng nhà Minh khét tiếng tàn bạo, dã man – từng cầm quân sang xâm lược Việt Nam dưới thời nhà Hồ.
Theo Sohu, Minh Anh Tông sau đó bị Ngõa Lạt bắt làm tù binh suốt 1 năm ròng. Nhà Minh sau trận chiến này thế lực giảm mạnh, đánh dấu bước chuyển từ thời hưng thịnh sang suy vong. Sử Trung Quốc gọi sự kiện này là “Thổ Mộc chi biến”, vô cùng nổi tiếng. Đây cũng được xem là một trong những thất bại nhục nhã nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa, theo Sohu.
Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược Trung Quốc, Dã Tiên huy động quân số 20 vạn. Tuy nhiên, trong trận Thổ Mộc Bảo, vì muốn truy kích nhanh gọn, Ngõa Lạt chỉ có chưa đầy 1 vạn kỵ binh.
Nhà Minh biết tin Minh Anh Tông bị bắt, vội lập vua khác là Minh Đại Tông lên thay và chuẩn bị đối phó Mông Cổ xâm lược.
Dã Tiên bắt Minh Anh Tông làm con tin, triệu tập nhiều bộ lạc Mông Cổ khác đánh thẳng vào Bắc Kinh nhưng không hạ nổi thành. Dã Tiên sau đó thả Minh Anh Tông về nước. Sau này Minh Đại Tông chết vì bạo bệnh, Minh Anh Tông lại được quay lại ngôi vị.
____________
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, Quách Tĩnh nổi tiếng là nhân vật có võ nghệ cao cường, giúp nhà Tống trấn thủ thành Tương Dương, nhiều lần đánh bại quân Mông Cổ xâm lược. Tuy nhiên, trên thực tế, sự kiện này diễn ra thế nào? Mời bạn đón đọc chi tiết trong bài kỳ sau, xuất bản sáng 26.6.2020 trên mục Thế giới
Nguồn: http://danviet.vn/50-van-dai-quan-trung-quoc-tung-bi-bo-toc-ngoai-bang-danh-dai-bai-bat-song-vua...

Đại chiến Tương Dương: Quân Trung Hoa thảm bại trước vũ khí bí mật Mông Cổ

Thứ Sáu, ngày 26/06/2020 00:31 AM (GMT+7)

Trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, chúng ta đã biết tới nhân vật Quách Tĩnh. Ông không chỉ là một đại hiệp có võ công cao cường mà còn là vị tướng tài giỏi của nhà Tống, được giao trọng trách trấn thủ thành Tương Dương, nhiều lần đánh lui quân xâm lược Mông Cổ. Tuy nhiên, trên thực tế, không có Quách Tĩnh đại hiệp nào cứu nổi thành Tương Dương.

Đại chiến Tương Dương: Quân Trung Hoa thảm bại trước vũ khí bí mật Mông Cổ - 1
Mông Cổ luôn nung nấu ý đồ tiêu diệt nhà Tống, chiếm cứ toàn bộ đất Trung Hoa (ảnh minh họa)
Tham vọng chinh phục nhà Tống, thống nhất Trung Hoa của người Mông Cổ đã có từ thời Thành Cát Tư Hãn. Nguyên sử chép, Thành Cát Tư Hãn trước khi nhắm mắt đã vạch ra đường lối chiếm cả Kim lẫn Tống để thống nhất bằng được Trung Quốc.
Theo đó, quân Mông Cổ cần liên minh với Tống để tiêu diệt nhà Kim. Sau đó lại dựa vào đất Kim để đánh dốc xuống Tống. Thành Cát Tư Hãn nhận định, Tống – Kim có mối thù truyền kiếp nên có thể lợi dụng.
Nhà Kim là thế lực đã tiêu diệt triều Bắc Tống, bắt sống 2 vua Tống trong sự kiện “mối nhục Tĩnh Khang”. Bắc Tống diệt vong, Nam Tống phải lui xuống vùng Giang Nam cố thủ, chịu nhiều chèn ép, hạch sách từ quân Kim.
Mãi tới thời Hốt Tất Liệt – cháu nội của Thành Cát Tư Hãn – công cuộc chinh phục nhà Tống của người Mông Cổ mới hoàn thành.
Theo Sohu, sau khi cùng nhau liên thủ tiêu diệt nhà Kim, quân Mông Cổ lui bớt về phía Bắc, Tống muốn nhân cơ hội này thực hiện kế hoạch “quang phục Trung Nguyên”, tức thu hồi 3 vùng đất cũ đã bị quân Kim chiếm đoạt là: Đông Kinh (thành Khai Phong), Tây Kinh (thành Lạc Dương) và Nam Kinh (thành Quy Đức).
Đại chiến Tương Dương: Quân Trung Hoa thảm bại trước vũ khí bí mật Mông Cổ - 2
Tương Dương – tòa thành có vị trí hiểm yếu, quan trọng nhất của nhà Tống (ảnh minh họa)
Năm 1234, Tống xuất quân, dễ dàng thu về Nam Kinh. Tuy nhiên, do chuẩn bị không được chu đáo, lương thảo không đủ, quân Tống tiến đánh Đông Kinh rất chậm chạp.  Quân Tống để lỡ mất lợi thế bất ngờ nên bị Mông Cổ phát giác. Quân Mông Cổ đã mai phục sẵn và đánh cho Tống đại bại, kế hoạch khôi phục đất cũ bị phá sản hoàn toàn.
Sau chiến dịch này, quân lực nhà Tống bị tổn thất nghiêm trọng. Vua Tống là Tống Lý Tông chán nản, sa vào rượu chè, mỹ nữ, không còn màng đến chính sự. Triều đình nhà Tống ngày càng hủ bại.
Năm 1235, quân Mông Cổ do Hốt Tất Liệt khai chiến với nhà Tống. Đang trong tình thế giằng co, Hốt Tất Liệt nghe tin em trai là A Lý Bất Ca dám tự ý xưng Hãn (thủ lĩnh tối cao của Mông Cổ) nên rút quân về để tranh giành ngôi vị.
Quân Tống khi đó do tên gian thần bất tài Giả Tự Đạo chỉ huy. Giả Tự Đạo thấy Mông Cổ rút lui nhưng không truy kích mà ký hiệp ước đình chiến với sứ giả người Mông Cổ, với những điều khoản rất bất lợi cho nhà Tống. Giả Tự Đạo sau đó quay về triều đình, tuyên bố mình đã đánh lui Mông Cổ, không nhắc gì tới hòa ước.
Sau khi lên ngôi Khả Hãn, Hốt Tất Liệt tiếp tục sự nghiệp xâm lược nhà Tống đang còn dang dở. Tuy nhiên, ông vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân nhà Tống ở thành Tương Dương.
Theo bách khoa toàn thư lịch sử Trung Quốc, Tương Dương là tòa thành có vị trí chiến lược với 3 mặt giáp núi, án ngữ dòng sông Hán Thủy. Nếu chiếm được Tương Dương, quân Mông Cổ có thể xuôi dòng Hán Thủy, tiến vào Trường Giang, mở tung con đường đánh tràn ra khắp đất đai nhà Tống. Hốt Tất Liệt nhận định, chiếm được Tương Dương là chiếm được Tống.
Đại chiến Tương Dương: Quân Trung Hoa thảm bại trước vũ khí bí mật Mông Cổ - 3
Đại chiến Tương Dương nổ ra khốc liệt, dai dẳng (ảnh minh họa)
Biết được tầm quan trọng của Tương Dương, nhà Tống đã cho xây dựng hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố. Thành Tương Dương được thiết kế với tường bao dày, lương thảo tích trữ rất dồi dào.
Thành Tương Dương có tới 4 tháp canh. Phần cổng thành được thiết kế theo kiểu 2 lớp. Nếu quân Mông Cổ phá được lớp ngoài, họ lại phải đối mặt với lớp thứ hai và bị bẫy chết. Quân dân trong thành Tương Dương có hơn 20 vạn, đều một lòng chiến đấu.
Đại chiến Tương Dương diễn ra vô cùng khốc liệt và dai dẳng, kéo dài từ năm 1267 – 1273. Công thành và thủy chiến chưa bao giờ là lợi thế của quân Mông Cổ. Tuy nhiên, kể từ khi mở mang bờ cõi ra khắp lục châu Á – Âu, lực lượng của Mông Cổ đã bổ sung thêm nhiều tộc người với những điểm mạnh khác nhau.
Trong đại chiến Tương Dương, Hốt Tất Liệt đã huy động 8 vạn quân Mông Cổ và 2 vạn quân người Hán. Người Hán có lợi thế là rất giỏi đánh thành.
Biết không thể phá Tương Dương trong một sớm một chiều, sau nhiều lần bị đánh lui, Hốt Tất Liệt đã chỉ huy quân đội hình thành thế bao vây, cô lập Tương Dương với phần còn lại của nhà Tống. Quân Mông Cổ lập nhiều doanh trại xung quanh thành, tập trung đánh chặn những con đường tiếp tế cho Tương Dương.
Bên ngoài thành Tương Dương, quân Tống không phải đối thủ của những kỵ binh dũng mãnh Mông Cổ. Hàng loạt nỗ lực phá vây của quân Tống để ứng cứu Tương Dương đều bị đánh bật lại, dân quân trong thành phải tự dựa vào sức mình.
Đến năm 1271, lương thực trong thành đã cạn nhưng quân dân Tương Dương vẫn đồng lòng giữ vững và chờ tiếp viện. Tại Lâm An – kinh đô nhà Tống – Giả Tự Đạo muốn giấu nhẹm chuyện tự ý ký hòa ước với Mông Cổ khi trước, nên quyết không cho gửi thêm quân đến Tương Dương chi viện.
Đại chiến Tương Dương: Quân Trung Hoa thảm bại trước vũ khí bí mật Mông Cổ - 4
Tây Vực pháo – vũ khí bí mật của Mông Cổ (ảnh minh họa)
Cùng năm 1271, Hốt Tất Liệt lên ngôi hoàng đế, lấy Bắc Kinh làm kinh đô, lập ra nhà Nguyên, đẩy mạnh việc xâm lược nhà Tống hơn nữa.
Năm 1273, quân Nguyên kéo tới Tương Dương nhiều hơn và còn mang theo vũ khí bí mật – Tây Vực pháo.
Trong những trận chiến khốc liệt xâm lược các nước vùng Trung Đông, Hốt Tất Liệt đã được nghe về sự hiện đại và uy lực của Tây Vực pháo. Mặc dù tên gọi là pháo, song thực chất đây chỉ là những chiếc máy bắn đá khổng lồ.
Điểm mạnh của Tây Vực pháo là hệ thống cần trục sử dụng trọng lực để bắn ra những khối đá khổng lồ (có thể tẩm thêm dầu lửa) với độ chính xác cao, tầm bắn xa và đặc biệt không dùng sức người để kéo như máy bắn đá thông thường, theo Sohu.
Trước đó, những máy bắn đá loại thường không thể khiến lớp thành dày của Tương Dương tổn hại. Quân dân trong thành Tương Dương còn rải lưới che chắn tường thành, vì vậy, những khối đá nhỏ của máy bắn đá thông thường không thể phát huy uy lực.
Hốt Tất Liệt nhận xét, chỉ có Tây Vực pháo với những “quả đạn” nặng tới 300 kg mới có thể hạ được Tương Dương. Ông lệnh cho những kỹ sư từ các thuộc quốc Trung Đông tới Tương Dương chế tạo, làm gấp 20 chiếc Tây Vực pháo.
Phàn Thành – một thành nhỏ nằm gần Tương Dương – trở thành địa điểm thí nghiệm sức mạnh Tây Vực pháo của Mông Cổ. Chỉ trong vài ngày, Phàn Thành đã bị bắn hạ bởi Tây Vực pháo. Quân Tống ở Phàn Thành khiếp đảm vì những khối đã khổng lồ từ trên trời rơi xuống phá nát tường thành.
Quân Nguyên khi chiếm được Phàn Thành thì tàn sát hết quân dân trong thành để uy hiếp Tương Dương
Hay tin sức mạnh mới của quân Nguyên, quân dân thành Tương Dương vẫn quyết giữ vững và chờ cứu viện. Giả Tự Đạo nghe tin Tây Vực pháo chẳng khác nào sét đánh ngang tai. Hắn ta khuyên vua Tống khi đó là Tống Độ Tông không xuất quân tới cứu Tương Dương.
Quân dân Tương Dương mong chi viện đỏ mắt, kết quả chỉ thấy ngày càng nhiều Tây Vực pháo được kéo tới.
Nguyên sử chép, một “quả đạn” từ Tây Vực pháo bắn thử nghiệm về Tương Dương bay vọt vào trong thành. Quân dân nhà Tống đổ ra xem, thấy “quả đạn” đã ngập sâu dưới đất tới hàng trượng thì lấy làm kinh hãi.
Đại chiến Tương Dương: Quân Trung Hoa thảm bại trước vũ khí bí mật Mông Cổ - 5
Nhà Tống diệt vong, người Mông Cổ làm chủ Trung Quốc (ảnh minh họa)
Lương thực cạn kiệt, quân tiếp viện không tới, tại thêm chuyện quân Nguyên có Tây Vực pháo, Lã Văn Hoán – tướng trấn thủ Tương Dương – biết không còn cách nào khác để giữ thành, đành mở cửa đầu hàng để bảo vệ sinh mạng cho thường dân.
Sau khi Tương Dương thất thủ, quân Nguyên thoải mái đánh tràn lan khắp những vùng đất khác của nhà Tống.
Năm 1276, kinh thành Lâm An thất thủ, vua Tống mới lên là Tống Cung Tông bị bắt làm tù binh. Một trung thần của nhà Tống là Trương Thế kiệt phò tá Tống Đoan Tông – vua nhỏ mới 9 tuổi – chạy loạn khắp nơi.
Tống Đoan Tông bị ốm qua đời, Trương Thế Kiệt lại phò tá Tống Đế Bính. Năm 1279, trận chiến Nhai Môn nổ ra trên biển. Trương Thế Kiệt có 20 vạn quân nhưng trong đó lại bao gồm nhiều quan lại, người hầu trong cung không có sức chiến đấu.
Trương Thế Kiệt cho xích cả nghìn con thuyền lại để quyết chiến tổng lực với quân Nguyên nhưng thất bại. Tống Đế Bính nhảy xuống biển tự vẫn, nhà Tống chính thức diệt vong.
____________
Dưới trướng Tào Tháo, Tư Mã Ý đã phải "nếm mật nằm gai" suốt hàng chục năm để cướp cơ đồ nhà Tào Ngụy, đặt nền móng xây dựng nhà Tây Tấn, chấm dứt cục diện Tam quốc. Tuy nhiên, triều đại do Tư Mã Ý vất vả gây dựng đã bị những tộc người thiểu số hủy hoại. Mời bạn đón đọc chi tiết trong bài kỳ sau, xuất bản vào sáng 27.6.2020 trên mục Thế giới.
Nguồn: http://danviet.vn/dai-chien-tuong-duong-quan-trung-hoa-tham-bai-truoc-vu-khi-bi-mat-mong-co-5020...
50 vạn đại quân Trung Quốc từng bị bộ tộc ngoại bang đánh đại bại, bắt sống vua ra sao?
Dưới triều đại nhà Minh, Trung Quốc nổi tiếng thế giới vì có lực lượng hải quân quy mô lớn, được xem là mạnh mẽ...

Theo Vương Nam (tổng hợp) (Dân Việt)
Xem tiếp...

KIẾP GIANG HỒ 222

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                     
        Cuộc Chiến Đổ Máu Ở Vùng Thượng Du | Chuyên án 218-LP | Hồ sơ vụ án 2019 | ANTG


12 thành viên băng đảng nguy hiểm nhất Mexico bị đối thủ tra tấn, sát hại
Thứ Ba, ngày 26/05/2020 17:00 PM (GMT+7)

Vụ thanh toán dã man gây chấn động ở Mexico và được cho là giáng đòn mạnh vào thanh thế của Jalisco New Generation – băng đảng nguy hiểm nhất Mexico.

12 thành viên băng đảng nguy hiểm nhất Mexico bị đối thủ tra tấn, sát hại - 1
Chiếc xe bán tải màu đỏ bị bỏ lại trên đường, đã được phủ bạt để che các xác người
Theo Daily Mail, cảnh sát thành phố Huetamo, Mexico, phát hiện tổng cộng 12 xác người cháy sém vào cuối tuần trước.
Nạn nhân là các thành viên băng đảng Jalisco New Generation (CJNG), do ông trùm Oseguera Cervante (El Mencho) cầm đầu.
CJNG là băng đảng mới xuất hiện vào năm 2010, nhưng lại đang phô trương thanh thế mạnh mẽ nhất ở Mexico nhờ những màn thanh toán đối thủ hết sức tàn ác.
Nhưng không ngờ rằng băng đảng này có ngày lại bị chính đối thủ “dằn mặt” bằng cách tương tự.
Tại hiện trường, các thi thể được xếp chồng lên nhau đằng sau một chiếc xe bán tải màu đỏ. Chiếc xe bị bỏ lại ở con đường dẫn vào thị trấn El Terreno Prieto.
Băng đảng Familia Michoacana đã nhận trách nhiệm về vụ sát hại, để lại dòng thông điệp bằng tiếng Tây Ban Nha cho Alejandro “Chito Cano”. Người này được cho là thủ lĩnh băng đảng CJNG ở bang Michoacán.
Thông điệp viết: “Xin lỗi Chito Cano. Quên không gửi quà nhân Ngày của Mẹ, nhưng đây là món quà nhé. Ký tên: La Michoacana Familia”. Ở Mexico, Ngày của Mẹ là ngày 10.5 hàng năm.
Cảnh sát bang Michoacán không cho biết vụ sát hại diễn ra khi nào. Chiếc xe bán tải Nissan NP300 màu đỏ từng được báo mất cắp ở Mexico City vào tháng 9.2019.
Theo văn phòng Tổng chưởng lý bang Michoacán, tất cả các thi thể đều có dấu hiệu bị tra tấn. Đây có thể là hành động trả thù của băng Familia Michoacana vì những lần thành viên băng đảng này bị băng CJNG bắt cóc, sát hại.
Familia Michoacana là băng đảng đối địch với băng CJNG. Hai băng đảng leo thang căng thẳng kể từ hồi tháng 2 năm nay, khi Chito Cano xuất hiện trong một video dọa sẽ quét sạch bang Familia Michoacana.
Ở thời điểm hiện tại, hai băng đảng đang cạnh tranh địa bàn hoạt động ở bang Michoacán, nằm ở bờ biển giáp Thái Bình Dương của Mexico.
Nguồn: http://danviet.vn/12-thanh-vien-bang-dang-nguy-hiem-nhat-mexico-bi-doi-thu-tra-tan-sat-hai-50202...
Băng đảng nguy hiểm nhất Mexico nghênh ngang đột kích đồn cảnh sát, bắn giết điên cuồng
Với “cơn mưa đạn“ và lựu đạn, 15 tay súng của băng Jalisco New Generation, băng đảng nguy hiểm nhất Mexico, khiến nhiều cảnh...

Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail (Dân Việt)

Băng đảng nguy hiểm nhất Mexico sát phạt đối thủ, la liệt xác chết treo lơ lửng trên cầu

Thứ Sáu, ngày 09/08/2019 18:00 PM (GMT+7)

Cảnh sát Mexico phát hiện 19 thi thể sau một vụ "thanh toán" của băng đảng Jalisco New Generation với băng nhóm đối địch. Hai trong số xác chết treo lơ lửng trên cầu là phụ nữ và đều trong tình trạng bán khỏa thân.

  
Băng đảng nguy hiểm nhất Mexico sát phạt đối thủ, la liệt xác chết treo lơ lửng trên cầu - 1
Nhiều thi thể bị treo lơ lửng trên cầu sau vụ sát phạt lẫn nhau giữa các băng đảng ma túy ở Mexico
Theo AP, cảnh sát Mexico tìm thấy nhiều xác chết ở bang Michoacan, phía tây Mexico hôm 8/8. Khoảng 9 thi thể bị treo lơ lửng trên một cây cầu kèm theo một biểu ngữ đe dọa đối thủ của băng đảng nguy hiểm nhất Mexico, Jalisco New Generation. Cảnh sát phát hiện thêm 10 thi thể khác nằm dưới con đường gần cây cầu.
Tổng chưởng lý bang Michoacan, Adrián López Solís, cho biết, hai trong số 9 thi thể bị treo cổ bằng dây thừng là phụ nữ và ở trong tình trạng bán khỏa thân.
Các nạn nhân đều bị bắn chết. Một số bị treo lơ lửng với phần tay bị trói chặt, một số khác bị lột trần phần dưới cơ thể.
Tấm biểu ngữ không dễ đọc nhưng nó có ký hiệu ám chỉ băng đảng nguy hiểm nhất Mexico, Jalisco New Generation, và nhắc đến băng nhóm Viagras đối địch.
"Để chứng tỏ lòng trung thành với Jalisco, hãy giết một tên của băng Viagras", một phần nội dung xuất hiện trên biểu ngữ.
"Loại bạo lực công khai này, nơi bạn không chỉ giết chóc mà còn khoe khoang nó, là lời cảnh báo rõ ràng nhất tới đối thủ và chính quyền địa phương. Gần đây, loại hình này gia tăng ở bang Michoacan", Alejandro Hope, nhà phân tích an ninh Mexico, cho hay.
Hồi tháng 5, băng đảng nguy hiểm nhất Mexico thực hiện một vụ tấn công nhằm vào cảnh sát. Một đoàn xe bán tải và xe thể thao SUV với ký hiệu của băng đảng Jalisco New Generation di chuyển tới thành phố Zamora, bang Michoacan, vào ban đêm và nổ súng nhằm vào xe cảnh sát khiến nhiều sĩ quan thương vong.
Vụ xác người la liệt ở Michoacan đánh dấu sự trở lại của các vụ thảm sát kinh hoàng do các băng đảng ma túy gây ra trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến giữa các băng đảng ma túy ở Mexico (2006-2012). Khi đó, hàng tá thi thể nằm la liệt trên đường phố như một thách thức gửi tới giới chức địa phương và băng đảng đối địch.
Những năm gần đây, các băng đảng tội phạm Mexico không còn gây sự chú ý bằng những màn "khoe" chiến tích giết người công khai. Thay vào đó, thành viên băng đảng chọn cách giấu xác chết hoặc phi tang bằng hóa chất ăn da.
Nhưng với Jalisco, mọi chuyện lại hoàn toàn ngược lại. Băng đảng nguy hiểm nhất Mexico dường như muốn quay trở lại cách thức khoe chiến tích giết người để dọa nạt đối thủ. Năm 2011, thành viên băng đảng Jalisco đã vứt 35 xác chết trên một đường cao tốc ở bang Veracruz.
Giai đoạn 2012-2015, khi tỷ lệ giết người giảm xuống ở Mexico, người dân quốc gia Bắc Mỹ này cho rằng cuộc chiến giữa các băng đảng ma túy đã chấm dứt nhưng thực tế không phải vậy. Năm 2018, tỷ lệ giết người tăng mạnh ở Mexico. Hiện tại, số vụ giết người ở Mexico còn nhiều hơn so với năm 2011, năm đỉnh điểm của cuộc chiến giữa các băng đảng ma túy.
Nửa đầu năm 2019, Mexico ghi nhận tỷ lệ kỷ lục của các vụ giết người với 17.608 trường hợp, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trung bình, quốc gia 125 triệu dân chứng kiến 100 vụ giết chóc mỗi ngày.
Video nữ sát thủ Mexico lạnh lùng bắn chết 5 nam thanh niên giữa phố
Sát thủ nhảy xuống xe máy, bắn chết các thanh niên mà không nói một lời.

Theo Nguyễn Thái - AP, Mexico Daily News (Dân Việt)

Băng đảng nguy hiểm nhất Mexico treo cổ trùm băng đối thủ trên đường cao tốc


Thứ Ba, ngày 06/08/2019 19:00 PM (GMT+7)

Video xuất hiện trên internet cho thấy băng đảng nguy hiểm nhất Mexico bắt sống một ông trùm cấp cao của băng đảng đối địch, bắt người này nói qua camera trước khi xử tử và treo xác trên đường cao tốc.

Thời gian hiện tại 0:19
/
Độ dài 0:55
Bật âm than

Theo Daily Mail, các thành viên băng đảng Jalisco New Generation xuất hiện trong video đứng vây quanh một người đàn ông cởi trần tên Adolfo Mendoza Valencia.
Đây là một trong những ông trùm băng đảng đối địch Santa Rosa de Lima. Mendoza Valencia chịu trách nhiệm giám sát hoạt động buôn bán ma túy của băng đảng ở thành phố Valle de Santiago, miền trung bang Guanajuato, Mexico.
Mendoza Valencia, hay còn được biết đến với tên El Michoacano, bị trói tay chân và ngồi trên một chiếc ghế.
Một giọng nói vang lên từ đằng sau camera, giống như đang thẩm vấn. Mendoza Valencia nói: “Tên tôi là Adolfo Mendoza Valencia. Tôi chịu trách nhiệm việc bán ma túy ở Valle de Santiago”.
Băng đảng nguy hiểm nhất Mexico treo cổ trùm băng đối thủ trên đường cao tốc - 1
Mendoza Valencia (giữa) bị băng đảng nguy hiểm nhất Mexico xử tử.
Một đoạn video khác quay cùng ngày, cho thấy cảnh thi thể Mendoza Valencia được đưa xuống đất, sau khi bị treo cổ trên một cầu vượt trên đường cao tốc ở Guanajuato.
Theo truyền thông Mexico, Mendoza Valencia từng thoát chết trong một vụ ám sát hôm 27.7, khiến con trai 17 tuổi và một người khác thiệt mạng.
Jalisco New Generation được coi là băng đảng nguy hiểm nhất Mexico hiện nay và cái chết của Mendoza Valencia là lời cảnh báo đến thủ lĩnh José Antonio 'El Marro' Yépez Ortiz của băng Santa Rosa de Lima.
Băng đảng nguy hiểm nhất Mexico treo cổ trùm băng đối thủ trên đường cao tốc - 2
Thi thể Mendoza Valencia được tìm thấy treo trên đường cao tốc ở Mexico.
El Marro năm 2017 đã tuyên chiến với băng đảng Jalisco New Generation, do thủ lĩnh Nemesio 'El Mencho' Oseguera Cervantes nắm quyền. Người này từng là đồng minh của trùm ma túy Joaquín 'El Chapo' Guzmán và cũng bị chính phủ Mỹ truy nã.
Cả hai băng đảng hiện đang tranh giành địa bàn buôn bán ma túy trong khu vực. “Xin chào mọi người ở Valle de Santiago, chúng ta là tàn bạo nhất. Chúng ta đã ở đây”, băng đảng Jalisco New Generation tuyên bố. “Chúng ta ở đây để dọn dẹp lại thành phố. Một ví dụ điển hình là Mendoza Valencia, người chịu trách nhiệm ở đây và chúng ta sẽ nhắm đến Marro”.
Cảnh sát Mexico hiện chưa bắt giữ bất cứ ai liên quan đến vụ giết người trên.
Nhóm sát thủ Mexico quay video giết 4 cảnh sát rồi… đăng Youtube
Hai video vừa xuất hiện trên mạng cho thấy một nhóm tay súng phục kích và giết chết 4 cảnh sát Mexico, tờ New York Post đưa...

Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail (Dân Việt)

Trùm mafia Nhật Bản bị trói, đánh đập đến chết

Thứ Ba, ngày 17/11/2015 11:32 AM (GMT+7)

Một thủ lĩnh thuộc băng đảng Yakuza lớn nhất Nhật Bản đã bị trói chân tay và đánh đập đến chết.

Trùm mafia Nhật Bản Tatsuyuki Hishida (59 tuổi) được vợ và các thành viên trong băng đảng này phát hiện thi thể với phần đầu bị chảy máu, tại một ngôi nhà ở tỉnh Mie, trên đảo Honshu (Nhật Bản). Thủ lĩnh thuộc băng đảng Yakuza này bị trói chân tay và dường như bị đánh đập tới chết.
Trùm mafia Nhật Bản bị trói, đánh đập đến chết - 1
Tatsuyuki Hishida (59 tuổi) được phát hiện trong tình trạng bị trói chân tay và dường như bị đánh đập tới chết.
Cảnh sát nghi ngờ vụ trùm mafia Nhật Bản bị đánh chết này liên quan đến cuộc tách nhóm mới đây trong tổ chức tội phạm  lớn nhất Nhật Bản Yamaguchi-gumi (hay còn được gọi là Yakuza), với sự xuất hiện của nhóm đối thủ là Kobe Yamaguchi-gumi.
Theo tờ Mainichi Shimbun, băng đảng Yamaguchi-gumi đã khai trừ 13 thủ lĩnh của các nhóm thành viên và 11 người trong số này đã tách ra để thành lập một nhóm mới. Hishida là lãnh đạo của Aio-kai - một nhóm trực thuộc Yamaguchi-gumi. Nhóm này có trụ sở tại thành phố Yokkaichi, tỉnh Mie.
Tờ Tokyo Reporter cho biết, một thành viên nhóm Aio-kai không thể liên lạc được với Hishida vào sáng sớm 15.11, trước khi trùm mafia này được phát hiện tử vong vào 17h40 chiều cùng ngày.
Trùm mafia Nhật Bản bị trói, đánh đập đến chết - 2
Yakuza gần như được coi là hợp pháp tại Nhật Bản và mỗi nhóm đều có trụ sở riêng.
Mới đây, nhiếp ảnh gia người Bỉ Anton Kusters đã công bố chùm ảnh ghi lại những trải nghiệm của anh sau 2 năm chung sống với một nhóm tội phạm thuộc băng đảng Yakuza ở thành phố Tokyo (Nhật Bản).
Giống như mafia ở Italia và hội Tam Hoàng ở Trung Quốc, Yakuza tham gia vào mọi hoạt động từ đánh bạc, buôn bán ma túy, mại dâm tới cho vay nặng lãi, bảo kê... Nhưng, Yakuza gần như được coi là hợp pháp tại Nhật Bản và mỗi nhóm đều có trụ sở riêng.

Theo Huy Phong (Theo Daily Mail) (danviet.vn)

Băng đảng Mexico đại chiến, xác người không đầu nằm rải rác trên đường phố

Thứ Ba, ngày 23/04/2019 19:00 PM (GMT+7)

Ít nhất 3 thi thể bị cắt đứt đầu được tìm thấy nằm rải rác trên đường phố ở miền trung Mexico.

Băng đảng Mexico đại chiến, xác người không đầu nằm rải rác trên đường phố - 1
Xác một nạn nhân không đầu bị vứt bỏ lại trên phố.
Theo Daily Mail, cái chết của 3 người này được cho là có liên quan đến cuộc chiến ngầm giữa hai băng đảng quyền lực.
Chính quyền địa phương phát hiện thi thể một nam giới được cuốn chiếu bỏ lại trên đường vào lúc 7 giờ 10 phút sáng (giờ địa phương).
Phần đầu nạn nhân được tìm thấy ngay cạnh thi thể ở thành phố Leon, bang Guanajuato, Mexico.
Theo báo chí địa phương, 4 người đàn ông không rõ danh tính đã đem bỏ cái xác lại trên đường rồi rời đi.
Băng đảng Mexico đại chiến, xác người không đầu nằm rải rác trên đường phố - 2
Thi thể hai nạn nhân khác nằm gần bãi rác ở thành phố Leon, Mexico.
Một ngày sau, cảnh sát khu vực phía nam Leon nhận được tin báo về thi thể một người đàn ông và một phụ nữ nằm gần bên những túi rác. Hai nạn nhân này dường như cũng bị chặt đầu, thi thể nằm bên cạnh vũng máu.
Danh tính cả 3 nạn nhân đều không được công bố. Cảnh sát Mexico hiện chưa bắt giữ bất cứ ai liên quan đến 3 xác chết trên.
Theo báo cáo mới được công bố của chính phủ, Guanajuato là một trong những bang bạo lực nhất ở Mexico, với 947 vụ giết người chỉ trong 3 tháng đầu năm 2019.
Khu vực là nơi giao tranh ác liệt giữa băng đảng quyền lực New Jalisco Generation và băng đảng đối địch Santa Rosa de Lima. Hai băng đảng này không ngừng cạnh tranh khai thác nguồn dầu mỏ dồi dào trong khu vực.
Video nữ sát thủ Mexico lạnh lùng bắn chết 5 nam thanh niên giữa phố
Sát thủ nhảy xuống xe máy, bắn chết các thanh niên mà không nói một lời.

Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail (Dân Việt)
Xem tiếp...