TT&HĐ I - 8/e
Đạo Của Nước Theo Tư Tưởng Lão Tử
PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ
“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”
CHƯƠNG VIII: HOÀNG LÃO
Không biết mà nói là ngu, biết mà không nói là hiểm.
CHU-HI
Ở đời cái gì thung dung thì còn, cấp bách quá thì mất. Việc mà thung dung thì có ý vị. Người mà thung dung thì sống lâu.
Làm việc nghĩa chớ kể thiệt hại. Luận anh hùng chớ kể hơn thua.
Tâm niệm trầm tĩnh thì lẽ gì nghĩ chẳng tới. Chí khí cao rộng thì việc gì làm chẳng xong.
Tầm thuật quý nhất là sáng suốt. Tướng mạo quý nhất là chính đại. Ngôn ngữ quý nhất là giản dị, Chân thật.
Khí kiêng nhất là hung hăng. Tâm kiêng nhất là hẹp hòi. Tài kiêng nhất là bộc lộ.
Tâm phải rộng để dung nạp người trong thiên hạ. Tâm phải công bằng để làm việc trong thiên hạ.Tâm phải trầm tĩnh để xét lý trong thiên hạ. Tâm phải vững vàng để chống lại những biến cố trong thiên hạ.
Việc sắp xảy ra mà ngăn được, việc đang xảy ra mà cứu được, đó là quyền biến. Chưa có việc mà biết việc sắp đến, mới có việc mà biết được việc sau, có tài năng. Định việc mà biết việc xảy ra thế này, thế nọ, như vậy là biết lo xa. Người như thế là người có kiến thức rộng rãi.
Làm việc nghĩa chớ kể thiệt hại. Luận anh hùng chớ kể hơn thua.
Tâm niệm trầm tĩnh thì lẽ gì nghĩ chẳng tới. Chí khí cao rộng thì việc gì làm chẳng xong.
Tầm thuật quý nhất là sáng suốt. Tướng mạo quý nhất là chính đại. Ngôn ngữ quý nhất là giản dị, Chân thật.
Khí kiêng nhất là hung hăng. Tâm kiêng nhất là hẹp hòi. Tài kiêng nhất là bộc lộ.
Tâm phải rộng để dung nạp người trong thiên hạ. Tâm phải công bằng để làm việc trong thiên hạ.Tâm phải trầm tĩnh để xét lý trong thiên hạ. Tâm phải vững vàng để chống lại những biến cố trong thiên hạ.
Việc sắp xảy ra mà ngăn được, việc đang xảy ra mà cứu được, đó là quyền biến. Chưa có việc mà biết việc sắp đến, mới có việc mà biết được việc sau, có tài năng. Định việc mà biết việc xảy ra thế này, thế nọ, như vậy là biết lo xa. Người như thế là người có kiến thức rộng rãi.
LÃ-TƯ-PHÚC
Khiến người ta nể lời, Không bằng khiến người ta tin lời.
Khiến người ta tin lời, Không bằng khiến người ta vui vẻ nhận lời.
Đem họa phước mà răn dọa là khiến người ta sợ.
Đem lý lẽ mà răn dụ là khiến người ta tin
Dùng tâm lý mà giác ngộ là khiến người ta vui lòng mà nghe theo.
Biết đủ trong cái đủ của mình thì luôn luôn đủ.
Biết người là trí, biết mình là sáng
Không có lỗi nào to bằng ham muốn; Không có tai hoạ nào to bằng không biết đủ.
Lo thắng người thì loạn; Lo thắng mình thì bình.
Lời thành thật thì không đẹp; Lời đẹp thì không thành thật.
LỄ KÝBiết người là trí, biết mình là sáng
Không có lỗi nào to bằng ham muốn; Không có tai hoạ nào to bằng không biết đủ.
Lo thắng người thì loạn; Lo thắng mình thì bình.
Lời thành thật thì không đẹp; Lời đẹp thì không thành thật.
“Lời của ta rất dễ hiểu, rất dễ làm, mà thiên hạ không ai hiểu được, làm được. Lời của ta có tôn chỉ, việc của ta có căn bản. Vì thiên hạ không hiểu ngôn luận của ta nên không biết ta. Người hiểu ta rất ít, người theo ta được là rất hiếm. Cho nên thánh nhân mặc áo vải thô mà ôm ngọc quý trong lòng.”
Lão Tử
(Tiếp theo)
***
Tư
tưởng chính
trị của Lão Tử cũng hoàn toàn dựa trên nền tảng lý luận về Đạo và Đức.
Nó thực
ra cũng chỉ là quan niệm về nhân sinh- hành vi được nâng lên áp dụng cho
vua chúa
và được thể hiện trong những đoạn nói về thuật cai trị, về mối quan hệ
giữa thống trị và bị trị. Vì hợp Đạo và Đức là sinh thành, bao bọc, nuôi
nấng, dưỡng sinh nên hiển nhiên "thương dân" là tuyệt đích nhân hậu,
"hợp lòng dân" là tuyệt đích chính nghĩa. Trên cơ sở nhận thức ấy mà Lão
Tử luôn
là người của đại chúng, nói theo tiếng nói của đại chúng và vì quyền lợi
của đại
chúng. Đương nhiên, cũng vì thế mà quan niệm của Lão Tử về nhân quần, xã
hội cũng
mang tính nhân đạo cao cả.
Có lẽ những gì
gọi là cốt lõi nhất của học thuyết Hoàng Lão, chúng ta đã bàn luận hết cả rồi.
Nên ở đây chúng ta cứ thế tiếp tục cái công việc trích đoạn và lạm bàn. Dù có
thể gây ra ít nhiều nhàm chán nhưng đó là cách nhanh nhất giới thiệu đầy đủ một
triết thuyết trong điều kiện thời gian đã trở thành vàng, ngọc.
Biện minh thế cũng
đủ, chúng ta tiếp tục!
Lão Tử viết:
“Cho nên thánh
nhân xử sự theo thái độ “vô vi”, dùng thuật “không nói” mà dạy dỗ, để cho vạn vật
tự nhiên sinh trưởng mà không can thiệp vào, khéo nuôi dưỡng vạn vật mà không
chiếm làm của mình, làm mà không cậy khéo, việc thành mà không quan tâm tới. Vì
không quan tâm tới nên sự nghiệp mới còn hoài”.
Lạm bàn: - Hợp đạo lý cũng chính là hợp lòng dân. Hợp
lòng dân thì dân tự làm, khỏi phải “nhắc nhở”.
- “Có đức mặc sức
mà ăn”
- Các bậc phụ
huynh nên theo lời dạy này mà dạy dỗ con cái, tối ưu đấy!
Lão Tử viết:
“Không trọng người
hiền để cho dân không tranh, không quí của hiếm để cho dân không trộm cướp, không
phô bày cái gì gợi lòng ham muốn, để cho lòng dân không loạn.
Cho nên chính
trị của thánh nhân là làm cho dân: lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, tâm chí thì yếu,
xương cốt thì mạnh”
Lạm bàn: - Thiên nhiên ở ngoài vòng danh lợi, con người
ở trong vòng danh lợi. Sao lại “đòi” và có thể làm mất chí tiến thủ của con người
được?
- Chỉ cần kẻ trị
vì bớt thèm muốn thái quá đi, biết “sống là tạm đến, chết là tạm đi”, thế cũng
là đủ cho thiên hạ bình trị rồi!
- Hình như ngay
từ thời đại đó, Lão Tử đã thấy được thực trạng ngày nay: quảng cáo rùm beng, kích
thích tiêu dùng thái quá, theo mới nới cũ xoành xoạch, lúc nào cũng thèm khát,
không biết đến đâu là đủ. Và có lẽ vì thế mà sự khốn nạn đầy dẫy, và khổ vẫn hoàn … khổ!
Lão Tử viết:
“Cho nên người
nào trọng thiên hạ như bản thân mình thì có thể giao thiên hạ cho được; người nào
yêu thiên hạ như yêu mình thì có thể gửi thiên hạ cho được”
Lạm bàn: - Vì như thế là phù hợp với lẽ tự nhiên.
- Nhưng sao trước
đó Lão Tử nói không nên trọng người hiền? Vì có thể ông cho làm thế để tránh những
ganh đua vị kỷ chăng? Hay ông chê trách tệ sùng bái cá nhân?
Lão Tử viết:
“Bậc trị dân giỏi
nhất thì dân không biết có vua, thấp hơn một bậc thì dân yêu quí và khen; thấp
hơn nữa thì dân sợ; thấp nhất thì bị dân khinh lờn.
Vua không đủ thành
tín thì dân không tin. Nhàn nhã, ung dung (vì vô vi mà dân tự làm cả) mà quí lời
nói. Vua công thành, việc xong rồi mà trăm họ đều bảo: “Tự nhiên mình được vậy”.
Lạm bàn: - Đúng thế! Đức Huyền diệu là vô hình. Có thể
sắp xếp thứ tự từ cao xuống thấp như sau: Đức trị, danh trị, pháp trị, xảo trị.
Có thể thêm: trước đức trị là vô trị, sau xảo trị là bất trị.! Mà đã là bất trị
rồi thì, dạ thưa thánh thượng, mày cũng đéo là … cái đinh gì!
Lão Tử viết:
“Dứt thánh bỏ
trí, dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ; dứt xảo bỏ lợi, không
có trộm giặc
Ba cái đó (thánh
trí, nhân nghĩa, xảo lợi) vì là cái văn vẻ (hình thức bề ngoài) không đủ để khiến
dân qui thuận về điều này: ngoài thì biểu hiện sự mộc mạc, trong thì giữ sự chất
phác, giảm tư âm, bớt dục vọng”
Lạm bàn: - Dùng để tu thân luyện tâm cho mỗi người thì
may ra còn được. Chứ đem áp dụng cho cả thiên hạ thì e rằng xã hội sẽ thành …
phong cảnh thiên nhiên mất.!
Lão Tử viết:
“Thiên hạ có đạo
thì ngựa tốt không dùng vào chiến tranh mà dùng vào việc cày cấy; thiên hạ vô đạo
thì ngựa dùng vào chiến tranh và ngựa mẹ sinh con ở chiến trường.
Họa không gì lớn
bằng không biết thế nào là đủ, hại không gì bằng tham muốn thái quá. Cho nên biết
thế nào là đủ và thỏa mãn về cái đủ đó thì mới luôn luôn thấy đủ”
Lạm bàn: - Cày cấy sẽ dẫn đến no đủ. Chiến tranh là
muốn ngon nhiều mà không phải cày cấy: đó là cái hại dẫn đến cái họa!
Lão Tử viết:
“Nếu ta hốt nhiên
hiểu biết thì ta đi theo con đường lớn, chỉ sợ con đường tà. Đường lớn thật bằng
phẳng, mà người ta lại thích con đường quanh co.
Triều đình thật
ô uế, đồng ruộng thật hoang vu, kho lẫm thật trống rỗng; mà họ mặc áo gấm thêu,
đeo kiếm sắc, ăn uống chán mứa, của cải thừa thãi. Như vậy là trùm trộm cướp chứ
đâu phải hợp đạo!”
Lạm bàn: - Vì thế mà tính theo đường chim bay thì dù đã
2500 năm rồi mà sao thấy gần quá: lời Lão Tử còn phả hơi nóng hầm hập tính thời
sự!
- Ông vốn từ tốn
khiêm nhường mà sao lúc này lại lớn tiếng, gay gắt thế? Hay có đứa quan nào
trong vùng đã đến hoạnh họe ông?!
- Dễ dàng thông
cảm được sự giận dữ của Lão Tử, vì đến tận ngày nay, những kẻ cơ hội, lọc lõi,
du thủ du thực khoác áo quan để mượn oai hùm (quyền lực nhà nước) nhằm hà hiếp
muôn dân, cả những người xác xơ, để trục lợi, đục khoét, cướp trắng, tương tự
như thời ông, thiếu cha gì?
Lão Tử viết:
“Dùng đạo mà trị
thiên hạ thì quỉ không linh; chẳng những quỉ không linh mà thần cũng không làm
hại được người; chẳng những thần không làm hại người mà thánh nhân (tức vua) cũng không làm
hại người. Hai bên không làm hại nhau, cho nên đức qui cả về dân”.
Lạm bàn: - Có thể đó là cách thuyết giảng phù hợp cho
những người còn mê tín mù quáng chứ bản thân Lão Tử là một nhà duy vật chân chính.
- Hiểu đạo ông
thì mới biết quỉ, thần, thánh là không có. Không có thì chẳng thể hại ai.
- Khổng Tử cứ đau
đáu vào danh, lấy “chính danh” làm mục đích sống ở đời, thì làm sao mà hiểu được
cái cao siêu, lồng lộng mà giản dị, an nhiên của Lão Tử!
Lão Tử viết:
“Nước lớn nên ở
chỗ thấp, chỗ qui tụ của thiên hạ, nên như giống cái trong thiên hạ. Giống cái
nhờ tĩnh mà thắng giống đực, lấy tĩnh làm chỗ thấp. Cho nên nước lớn mà khiêm hạ
đối với nước nhỏ thì được nước nhỏ xưng thần; nước nhỏ mà khiêm hạ đối với nước
lớn thì được nước lớn che chở. Như vậy là một bên khiêm hạ để được, một bên khiêm
hạ mà được. Nước lớn chẳng qua chỉ muốn gồm nuôi nước nhỏ, nước nhỏ chẳng qua
chỉ muốn thờ nước lớn. Khiêm hạ thì cả hai đều được như ý muốn; nhưng nước lớn
phải khiêm hạ trước mới được."
Lạm bàn: - Đòi một mụ vợ “sư tử Hà Đông” khiêm hạ với
chồng thì hơi bị khó. Có mấy mụ chịu ở chỗ thấp đâu, toàn chọn chỗ đè đầu cưỡi
cổ, làm nhiều đức ông chồng sợ vãi đái mà đành phải khiêm hạ, đành phải xưng vợ
là thần để chờ hứng vài cơn mưa móc.
- Cho đến tận
ngày nay, những nước lớn vẫn chưa biết khiêm hạ. Tại sao vậy?
Lão Tử viết:
“Thời xưa, người
khéo dùng đạo trị nước thì không làm cho dân khôn lanh cơ xảo (láu cá), mà làm
cho dân đôn hậu chất phác. Dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mưu. Cho nên dùng
trí mưu trị nước là cái họa cho nước, không dùng trí mưu trị nước là cái phúc
cho nước. Biết hai điều đó là biết được phép tắc trị dân. Biết phép tắc thì gọi
là có “Đức Huyền Diệu” (Huyền Đức). Đức Huyền Diệu sâu thẳm, cùng với vạn vật
trở về gốc rồi sau mới đạt được sự thuận tự nhiên (hợp Đạo lý)”.
Lạm bàn: - Đường lối, chính sách phải phù hợp, trong sáng, thiết thực, đáp ứng được nguyện vọng của đại chúng.
- Còn nếu thấy
không có khả năng làm được như thế thì tự giác về sống lại cuộc đời dân dã đi,
cố bám vào cái ghế tước vị mãi làm gì? Hay là có lòng thương dân, vì dân mà phục
vụ … cho bản thân mình và gia đình riêng của mình được … sung sướng?
Lão Tử viết:
“Sông biển sở dĩ
làm vua trăm khe lạch vì khéo ở dưới thấp nên mới làm vua trăm khe lạch. Thánh
nhân muốn ở trên dân thì lời nói phải khiêm hạ, muốn ở trước dân thì phải lùi lại
sau. Vì vậy thánh nhân ở trên, dân không thấy nặng cho mình, ở trước dân mà dân
không thấy hại cho mình; nhờ đó mà thiên hạ vui vẻ đẩy thánh nhân lên trước mà
không chán. Không tranh với ai cho nên không ai tranh giành với mình được”.
Lạm bàn: - Thánh nhân làm theo thế trong thời bình,
thì còn “xơ múi” được chứ trong thời chiến thì coi chừng hại đến bản mạng vì trước
làn tên mũi đạn mà được binh lính “đẩy… lên trước mà không chán” và “không ai
tranh giành với mình được” thì thật… hết chỗ nói!
- Nói vui thế
thôi chứ thực ra Lão Tử nói quá thâm thúy và… tuyệt đúng nữa.
Lão Tử viết:
“Dân
sở dĩ đói là vì nhà cầm quyền thu thuế nặng quá cho nên dân đói
Dân sở dĩ khó
trị là vì nhà cầm quyền dùng chính lệnh phiền hà, cho nên dân khó trị
Dân sở dĩ coi
thường sự chết là vì nhà cầm quyền tự phụng dưỡng mình quá hậu, cho nên dân coi
thường sự chết (vì khổ quá).
Nhà cầm quyền mà
vô dục, đạm bạc thì hơn là quí sinh, hậu dưỡng”.
Lạm bàn: - Đó là nhà cầm quyền phi nghĩa và vô (đạo) đức.
- Nhưng đời thuở
nào, một nhà cầm quyền như thế, đang nắm giữ quyền lực, lại bỗng dưng tự “hạ mình”
mà nhận như thế!?
Lão Tử viết:
“Đạo trời không
tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật đều tự tới, bình
thản vô tâm mà khéo mưu tính mọi việc. Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt”.
Lạm
bàn: - Hãy sống và hành động theo đạo
trời
- Con người có
thể làm ra luật, có thể dựng chiêu bài nhân nghĩa, có thể mạo nhận chân lý. Nhưng
phán xét cuối cùng về thị phi là lưới trời, thấy thì thưa đấy mà đừng hòng lọt
(tội).
- Hình như vẫn
lọt!
- Chỉ có dân
ngu thì cứ mãi là… cu đen vì không bao giờ có thể thoát được sự hạnh họe, ăn hiếp
của lũ quan tham nhũng, cậy quyền, ỷ thế và bẩn cũng ăn!
***
Đến đây, chúng ta
tạm coi như đã trình bày xong học thuyết Hoàng Lão. Qua công việc trình bày đó,
chúng ta cũng đồng thời thấy được cái gốc của lòng nhân hậu, của tình yêu thương
con người; cái gốc của thị phi và biết như thế nào là nhân đức, chính nghĩa …
Xưa kia, chúng
ta đã lầm tưởng Đạo Gia chỉ như một trường phái tư tưởng được hình thành nên từ
sự cảm thấy chán nản, bế tắc trước một thời cuộc hỗn loạn dữ dội mà đề xướng nên
chủ trương xuất thế vô vi, trọng sinh khinh vật, vị ngã đầy yếm thế và vị kỷ.
Nhờ vô tình đọc được cuốn “47 quỉ kế” do Trần Sáng biên dịch và chú giải bổ
sung từ cuốn “Quỉ Cốc Tử” mà chúng ta không thể cầm lòng được, đã làm một cuộc
hành trình bất chấp hiểm nguy đến thời loạn Xuân Thu - Chiến Quốc, để trực tiếp
mắt thấy tai nghe những gì đã xảy ra. Rồi từ lòng ngưỡng vọng mà chúng ta quên
hết sợ hãi, như những kẻ mộng du, lần theo dấu vết của các hiền nhân quân tử đương
thời như Lão Tử, Khổng Tử, Mặc Tử, Quỉ Cốc Tử … Rất nhiều lần chúng ta còn được
họ cho xem những trước tác bản gốc bằng thẻ tre, tuy rất “kiệm chữ” nhưng đáng
tiếc là chúng ta “mù tịt” vì quá dốt “tiếng Tàu” (huống hồ là tiếng Tàu cổ!). Dù
sao, từ cái trực quan sinh động ấy, mà chúng ta thu lượm được nhiều điều bất ngờ
mà bất ngờ lớn nhất là phái Đạo Gia.
Xét ở góc độ hoàn
chỉnh, có lý luận chặt chẽ và nhất quán từ gốc chí ngọn thì trong thời Xuân Thu
- Chiến Quốc chỉ có một học thuyết triết học duy nhất, đó là học thuyết Hoàng
Lão. Ngay từ đầu Chiến Quốc, học thuyết Hoàng Lão đã bộc lộ đầy đủ hầu hết những
ý niệm cơ bản của triết học và được tu chỉnh, sau định thành sách ở thời Vương
Thiệu lão Tổ. Chính nó là nguồn cảm hứng, là tiền đề phát sinh ra mọi học phái triết học
nửa vời của thời Chiến Quốc. Đạo Khổng tuy không xuất phát từ Hoàng Lão nhưng càng
về sau càng chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết này, cả Vũ Trụ quan lẫn nhân sinh
quan (nhưng như chúng ta đã nói, Nho Giáo không thể tạo ra sự nhất quán giữa hai bộ
phận ấy để có được một tổng thể triết học thống nhất được).
Chúng ta đừng tưởng
hồi đó xuất thế vô vi là những kẻ chán đời, tản mát đâu đó nơi hoang sơ vắng vẻ,
nơi thâm sơn cùng cốc. Trái lại đó là một chủ trương cố ý, có cơ sở lý luận mà
người đề xướng là Lão Lai. Do đó, hầu hết những người xuất thế đều là những người
thấm nhuần tư tưởng Đạo Gia, coi xuất thế vô vi là hành động hợp lý nhất để tác
động trở lại thời cuộc một khi có cơ hội, bằng cách này hay cách khác, bằng cái
thế vô danh. Do đó những người xuất thế theo phái Đạo Gia không nhiều thì ít luôn
có những liên hệ nhất định với nhau, thậm chí là mối liên hệ ấy đã mang tính có
tổ chức. Họ xuất thế, mai danh ẩn tích, nhưng vẫn ở đó trong dân dã, vui vẻ hồn
nhiên và đầy sức sống. Chúng ta biết chắc điều đó vì đã nhiều lần bù khú rượu
chè với không ít người trong số họ và từ đó mà cũng tin rằng trên cõi đời này,
chẳng có ai thanh thản, chân phác và giàu lòng hiếu khách như những người xuất
thế thuộc phái Đạo Gia thời đầu Chiến Quốc!
Học thuyết triết
học Hoàng Lão là cái tên mà chúng ta gọi, là đánh giá của hậu thế. Chứ sự thật
thì ngoài cái ý nghĩa “triết thuyết” ngầm chứa ra, nó còn (và có thể là chức năng
chủ yếu lúc bấy giờ) đóng vai trò như một tuyên ngôn, một tôn chỉ hành động của
một học phái đang thành hình và thực tế đã thành hình manh nha của một đảng chính
trị như khái niệm về sau này.
Chính vì lẽ đó
mà trong “Đạo Đức Kinh”, “Xung hư Chân Kinh” hay “Quỉ Cốc Tử”, chúng ta đều thấy
toát lên niềm tôn quí cuộc sống, trọng nghĩa khinh tài, tinh thần tích cực biện
hộ cho quyền lợi của đại chúng và khát vọng cứu nhân độ thế (nhưng theo cách thức
gọi là vô vi). Riêng việc công khai bất hợp tác với vua chúa đã là một hành động
sáng suốt và hướng thiện không thể chối cãi được.
Dù
có thể còn điều
này điều kia hạn chế, dù có thể ở chỗ này chỗ nọ còn thể hiện sự ngây
thơ hay siêu hình chủ nghĩa, nhưng theo chúng ta nghĩ, học thuyết Hoàng
Lão (mà Trang Tử là
người thừa kế có tài) mãi mãi là viên ngọc ngời sáng, quí nhất trong
lịch sử
triết học cổ - kim của nhân dân Trung Quốc nói riêng và của toàn thể
loài người nói chung. Ngày nay, ngay trong thế kỷ XXI, bất cứ nhà nước nào thấm
nhuần được tư tưởng của Đạo Gia và lấy đó làm kim chỉ nam trong lập pháp
và hành pháp, chắc chắn sẽ đạt được quốc thái dân an, xã hội thịnh
bình. Nhưng muốn thế, trước hết, bản thân nhà nước đó phải "trong sạch,
sáng sủa" mới được!
Để chứng minh rằng
sự kiện chúng ta có mặt ở thời Xuân Thu-Chiến Quốc là hoàn toàn thật, chúng ta sẽ trình
làng vài ba câu chuyện đã nghe được từ chính miệng Liệt Tử và Trang Tử kể (thông
qua sự dịch thuật và chú thích của Nguyễn Hiến Lê!!!)
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét