CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 175

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chuyện ít biết về Nam Phương Hoàng Hậu – hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn

Chuyện tình của vua Thành Thái và cô gái lái đò

04/05/2020, 20:30 GMT+07:00

Chỉ nhờ 1 câu đánh bạo nói "Ưng!", cô gái lái đò đã trở thành phi tần của vua Thành Thái 1 cách đầy bất ngờ.

Trong lịch sử Việt Nam, vua Thành Thái không chỉ nổi danh là 1 hoàng đế yêu nước và luôn trăn trở về việc chống Pháp mà còn để lại cho hậu thế nhiều giai thoại chốn hậu cung. Sở dĩ có những giai thoại ấy là bởi tương truyền, ông là 1 người khá dễ tính khi tuyển chọn hậu phi cho mình.
Nhắc tới việc tuyển phi của vua Thành Thái, chắc chắn không thể bỏ qua chuyện của ông với cô lái đò xứ Kim Long (thuộc Huế). Đây có lẽ cũng là giai thoại nổi tiếng nhất gắn liền với vị vua này.
 
Chân dung vua Thành Thái. (Ảnh: Dân Trí)
Chân dung vua Thành Thái. (Ảnh: Dân Trí)
Cải trang dân thường đi tuyển phi
Trong sách Kể Chuyện Về Các Vua Nguyễn của tác giả Tôn Thất Bình đã kể rất rõ về lần tuyển vợ đặc biệt này của vua Thành Thái. Nghe danh vùng Kim Long là nơi có rất nhiều người đẹp, vào 1 ngày Tết, vua mới quyết tâm cải trang thành thường dân để tới đây chọn thêm cho mình 1 quý phi. Thế nhưng khi tới nơi, ông tìm kiếm mãi vẫn không thấy ưng ai cả, nhà vua định bụng thuê 1 con đò về kinh và bỏ ý định tuyển phi ở Kim Long.
Nào ngờ quyết định thuê đò của vua Thành Thái lại chính là cơ may để ông gặp được quý phi tương lai của mình. Vừa mới bước xuống đò, nhà vua trông thấy cô lái đò khoảng đôi mươi trông thật xinh xắn với đôi má ửng hồng, vị vua đa tình bỗng cảm thấy xao xuyến lạ.
 
Nhà vua thời gian trước khi bị lưu đày do chống Pháp. (Ảnh: Pinterest)
Nhà vua thời gian trước khi bị lưu đày do chống Pháp. (Ảnh: Pinterest)
"O có muốn lấy vua thì tui làm mối cho"
Nhìn cô gái mặc chiếc áo vá vai đứng dưới cuối thuyền, nhà vua trẻ tuổi bỗng cất tiếng hỏi: "Nì, o tê! O có muốn lấy vua không?". Cô gái tưởng vị công tử nhà giàu này đang trêu ghẹo mình nên mới nhìn ông bằng ánh mắt lạ đời rồi đáp: "Đừng có nói bậy mà họ lấy đầu chừ!"
Biết cô lái đò không tin lời mình là thật, vua Thành Thái mới đổi giọng. Ông nghiêm túc nói: "Tui nói thiệt, o có muốn lấy vua thì tui làm mối cho". Thế nhưng cô chỉ thẹn thùng quay đi, cúi đầu không đáp. 1 vị quan cũng đang ngồi trên con đò thấy thế thì cười tủm tỉm, quay sang nói với cô gái: "O cứ nói ưng để coi thử nờ!". Nghe thế, cô lái đò mới đánh bạo mà rằng: "Ưng!"
 
Hai trong số các phi tần của vua Thành Thái ngày đó. (Ảnh: Pinterest)
Hai trong số các phi tần của vua Thành Thái ngày đó. (Ảnh: Pinterest)
Chèo đò đưa phi tần mới thẳng về kinh đô
Được lời như cởi tấm lòng, lúc này, nhà vua mới vui vẻ đứng dậy, cầm tay cô gái rồi dắt cô về phía mui thuyền. Cô gái dùng dằng không theo, ông mới bảo: "Rứa thì quý phi ngồi nghỉ, để trẫm chèo cho!". Ngay sau đó, trước con mắt tò mò xen lẫn thích thú của bao người, ông cầm lấy mái chèo, đưa đò thẳng về kinh thật.
Vua Thành Thái chèo thuyền 1 mạch về tới bến Nghinh Lương rồi quay qua... đòi tiền đi đò của mọi người: "Thôi, thiên hạ đứng dậy trả tiền đò cho trẫm và tiễn quý phi vào cung." Thế là vua thỏa nguyện chọn 1 vị quý phi ở Kim Long, còn cô gái chèo đò được vào hậu cung, trở thành quý phi từ đó.
   
Bà Huyền Phi, 1 phi tần người Kim Long trong hậu cung của vua Thành Thái. (Ảnh: Pinterest)
Bà Huyền Phi, 1 phi tần người Kim Long trong hậu cung của vua Thành Thái. (Ảnh: Pinterest)
Mặc dù nhiều người cho rằng đây chỉ là giai thoại dân gian chứ cô gái Kim Long nhà vua đem lòng thương là con gái Vinh quốc công Nguyễn Hữu Độ, nhưng cũng vì giai thoại tỏ tình nửa đùa nửa thật để cô gái lái đò trở thành vợ vua, người đời sau mới có câu nói về chuyện vua Thành Thái tuyển phi thế này:
"Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi"
Thông tin từ: Kể Chuyện Về Các Vua Nguyễn; Lịch Sử Việt Nam 
Cùng đón đọc những câu chuyện thú vị với YAN nhé!
THÔNG TIN THÊM VỀ VUA THÀNH THÁI
Vua Thành Thái tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và Từ Minh Huệ Hoàng hậu.
Ông sinh năm 1879 tại Huế và lên ngôi ngày 2/2/1889 khi mới 10 tuổi. Sau này, ông có tới 19 hoàng tử và 26 hoàng nữ.
Trong những năm tại vị, ông hay giả vờ là người hám sắc, thường xuyên bắt phụ nữ về cung hầu hạ. Nhưng trên thực tế, những người này đều được ông đưa vào đội nữ binh, cho họ tập luyện quân sự và trang bị cả súng ống.
1 đội nữ binh do vua Thành Thái lập ra sẽ có 50 người, sau khi tất cả đã tập luyện xong xuôi, ông sẽ bí mật trả họ về gia đình và tuyển 50 người mới. Tất cả các nữ binh đều được chờ đợi để nhập ngũ, làm kháng chiến chống Pháp.
Theo dõi những tin tức độc, lạ TẠI ĐÂY!

Yết Kiêu: Danh tướng từ chối 3 nàng công chúa, chỉ yêu cô gái lái đò

21/04/2020, 21:00 GMT+07:00

Hẳn ai trong số chúng ta cũng biết Yết Kiêu, thế nhưng ít ai biết ông còn từng từ chối lời cầu hôn của 3 nàng công chúa để giữ trọn tình yêu với cô lái đò.

Yết Kiêu là 1 tướng thủy quân vang danh trong sử sách với biệt tài bơi lặn. Ông đã lập rất nhiều chiến công hiển hách, đóng góp vào chiến thắng của nhà Trần trong suốt 3 lần đánh giặc Nguyên - Mông.
Thế nhưng người đời ít ai biết đến chuyện Yết Kiêu chẳng những là 1 danh tướng mà còn là người chung thủy, si tình. Ông đã từng từ chối lời cầu hôn của 3 nàng công chúa, nguyện cả đời chỉ yêu nàng Vân, cô gái lái đò và cũng là ân nhân của mình.  
 
Tranh minh họa Yết Kiêu. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử)
Tranh minh họa Yết Kiêu. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử)
Mối tình được coi là bất tử
Cha mất sớm nên Yết Kiêu đã phải phụ mẹ bằng đủ mọi công việc từ năm lên 8, trong đó có cả nghề sông nước. Đến năm 1258, khi quân Mông Cổ tràn sang xâm lược nước ta, ông đã gia nhập vào đội thủy quân nhà Trần, đi theo Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Từ đó về sau, ông liên tục lập công lớn, được phong là Đệ nhất Đô đốc thủy quân. Cảm phục chàng trai tài giỏi, can trường lại khôi ngô, tuấn tú, có không ít tiểu thư đã chú ý tới ông.
 
Yết Kiêu có biệt tài bơi lội và tác chiến dưới nước. (Ảnh minh họa: Mutex)
Yết Kiêu có biệt tài bơi lội và tác chiến dưới nước. (Ảnh minh họa: Mutex)
Thế nhưng trái tim của Yết Kiêu đã thuộc về nàng Vân, người con gái lái đò nhưng tài sắc vẹn toàn. Tương truyền nàng là con gái của 1 vị tướng tài đã lui về ở ẩn nhưng lại xuất hiện để trợ giúp Yết Kiêu khi quân giặc tràn sang. Trên lưng nàng Vân có tấm bản đồ khu vực sông Bạch Đằng, ngày sau chính là nơi quân ta chọn để làm bãi cọc.  
 
Nàng Vân là người duy nhất mà Yết Kiêu yêu trong suốt cuộc đời. (Ảnh minh họa: Mutex)
Nàng Vân là người duy nhất mà Yết Kiêu yêu trong suốt cuộc đời. (Ảnh minh họa: Mutex)
Nhưng ngay khi tình cảm của cả 2 sắp đơm hoa kết trái thì nàng Vân lại ra đi trong 1 trận chiến. Nàng hi sinh thân mình để đỡ 1 mũi tên cho Yết Kiêu để rồi trút những hơi thở cuối cùng trong vòng tay ông. Kể từ ấy về sau, trái tim của Yết Kiêu như đã chết, ông ở vậy tới cuối đời để tưởng nhớ về nàng. Mối tình của 2 người được người đời coi như 1 mối tình bất tử.
Từ chối lời cầu hôn của công chúa nhà Trần
Trong sử sách ghi lại, chẳng những các tiểu thư quyền quý mà ngay cả các công chúa, quận chúa nhà Trần cũng cảm mến Yết Kiêu. Tương truyền trong 1 lần hộ giá hoàng tộc nhà Trần về Nam Định, ông đã lao xuống sông, giết chết Giảo Long để hộ giá. Được tận mắt chứng kiến sự kiêu hùng, thiện chiến và quả cảm của Yết Kiêu, cả công chúa An Tư lẫn quận chúa Đinh Lan đều đã đem lòng thầm yêu chàng thủy tướng.
 
Quận chúa Đinh Lan từng cầu hôn Yết Kiêu nhưng bị từ chối. (Ảnh minh họa: Mutex)
Quận chúa Đinh Lan từng cầu hôn Yết Kiêu nhưng bị từ chối. (Ảnh minh họa: Mutex)
Quận chúa Đinh Lan vì quá yêu nên đã tâu với nhà vua, xin được kết duyên với Yết Kiêu, thế nhưng vì trong lòng chỉ có nàng Vân, ông kiên quyết từ chối cho dù có bị chém đầu đi nữa. Khác với sự thẳng thắn của quận chúa Đinh Lan, công chúa An Tư lại chỉ thầm thương trộm nhớ ông, vậy nên ngày sau nàng đã nguyện được gả sang nước Miên hòa thân với mục đích âm thầm thu thập tin tình báo cho nhà Trần. 
 
Tranh minh họa công chúa An Tư. (Ảnh: Pinterest)
Tranh minh họa công chúa An Tư. (Ảnh: Pinterest)
Trước khi đi, công chúa An Tư yêu cầu Trần Hưng Đạo cho mình được gặp Yết Kiêu, để ông làm cầu nối đưa tin tức mình có được về nước. Công chúa giao cho Yết Kiêu bông lan đá, coi đó là tín vật giữa đôi bên. Sau này, do sơ hở, trong quá trình truyền tin, Yết Kiêu bị bắt và mang tới cho công chúa nhận diện. Nàng đã cứu Yết Kiêu chỉ với 1 câu nói: "Ta quyền cao chức trọng, sao đã gặp hạng tiểu tốt. Nếu thật là Yết Kiêu, môi trường sống là dưới nước". Nàng vừa dứt lời, ông đã lao xuống nước trốn thoát.
Quyết không cưới công chúa nhà Nguyên
Trong 1 lần đi sứ, Yết Kiêu còn được công chúa Ngọc Hoa của nhà Nguyên đem lòng yêu thương, nhất quyết muốn được trở thành vợ của vị thủy tướng này. Vua Nguyên ép gả công chúa nhưng Yết Kiêu không muốn cưới. Mặc dù vậy, vì không muốn ảnh hưởng tới quan hệ bang giao đôi bên, ông đã nghĩ cách trì hoãn, nói việc này cần có sự quyết định của vua Trần. Vua Nguyên thấy lời này hợp lý nên để ông về nước, nhưng từ ấy về sau, ông không còn bước chân sang đất Nguyên nữa.
Công chúa Ngọc Hoa chờ mãi không thấy Yết Kiêu trở lại nên đã xin vua cha cho sang nước Nam. Khi thuyền tới Móng Cái, nghe tin Yết Kiêu đã "về trời", nàng lập đền thờ cúng ông suốt 7 ngày rồi nói: "Thiếp xin nguyện xuống để gần chàng mãi mãi" rồi nhìn về phương Bắc tạm biệt quê hương và gieo mình xuống sông tự vẫn. 
 
Công chúa Ngọc Hoa nhà Nguyên cũng đem lòng yêu Yết Kiêu say đắm. (Ảnh minh họa: Kknews)
Công chúa Ngọc Hoa nhà Nguyên cũng đem lòng yêu Yết Kiêu say đắm. (Ảnh minh họa: Kknews)
Yết Kiêu chẳng những là 1 vị tướng tài của dân tộc mà còn được nhân dân vô cùng yêu mến. Bởi vậy, những giai thoại về ông luôn được truyền lưu từ đời này sang đời khác. Nơi có đền thờ ông, ai cũng thuộc nằm lòng câu chuyện đánh giặc cũng như chuyện tình son sắt của ông với nàng Vân. Trong lòng họ, Yết Kiêu không chỉ là nhân vật lịch sử mà còn là vị thánh được nhân dân tôn thờ.
Thông tin từ: Mutex, Bảo tàng lịch sử Việt Nam
Bạn nghĩ sao về mối tình cảm động này? Cùng tìm hiểu thêm những câu chuyện tình yêu với YAN nhé!
MỘT VÀI THÔNG TIN VỀ YẾT KIÊU
Yết Kiêu có biệt tài lặn sâu và nhịn thở lâu dưới nước, vì thế, trong các cuộc thủy chiến, ông thường lặn xuống để đâm thủng đáy thuyền giặc.
Với khả năng thủy chiến tuyệt vời đó, ông đã trở thành gia tướng của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và có đóng góp rất to lớn vào công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần.
Cái tên Yết Kiêu của ông là do Trần Quốc Tuấn đặt theo tên của 1 loài kình ngư ở biển Đông, bởi ông là đệ nhất Đô đốc thủy quân của Trần Quốc Tuấn thời đó.
Sau này, người dân đã lập đền thờ ông tại Hải Dương để tưởng nhớ về 1 trong số 5 mãnh tướng nhà Trần này.
Cùng tìm hiểu thêm những tin tức thú vị  TẠI ĐÂY!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH