Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuc-tai-va-hoang-duong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuc-tai-va-hoang-duong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

TT & HĐ V - 50/i

 
Nguồn gốc của loài người [Phần 1/3]
  
Nguồn gốc của loài người [Phần 2/3]
  
Nguồn gốc của loài người [Phần 3/3]


PHẦN V: THỐNG NHẤT
 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky

"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo".
JohnDewey

"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci

"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
Albert Einstein

"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG IX (XXXXX): CÁCH NHÌN MỚI VỀ BỨC TRANH

"Tư tưởng luôn luôn là sự khái quát, và sự khái quát là một thuộc tính của tư duy. Khái quát nghĩa là tư duy."
"Cái gì có lý là sự thật, và cái gì là sự thật sẽ có lý."
"Lòng dũng cảm với sự thật là điều kiện đầu tiên cho nghiên cứu triết học."
"Không phải tính tò mò, không phải sự kiêu căng, không phải việc cân nhắc lợi ích, không phải trách nhiệm hay vì làm theo lương tâm mà chính là cơn khát không chịu chấp nhận thỏa hiệp, đầy khốn khổ và không thể dập tắt, dẫn chúng ta đến sự thật."
"Sự thật trong triết học có nghĩa là khái niệm và hiện thực bên ngoài phù hợp với nhau."
Hegel

"Nếu những người đi trước thiếu tinh thần mạo hiểm, ngày nay sẽ không có đèn điện, ra đa, máy bay, vệ tinh nhân tạo, cũng không có chất penicillin và xe hơi."
F. Kedwell (Mỹ)
 
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Da Vinci (Ý)

"Người nghiên cứu mẫu mực không phải là người thấy và thông báo lại cái mà những người quan sát bình thường đã thấy và thông báo lại, mà là người thấy trong các sự vật quen thuộc cái mà chưa ai thấy"
Norwood Russell Hanson
 
"Triết học là lời phủ dụ của con người về tự nhiên, là ngọn đèn tỏa ánh sáng gợi mở cho nhận thức tiến lên mỗi khi khoa học mù lòa và khoa học là sự cố gắng phá tan màn đêm bế tắc đó bằng ngọn đèn triết học, nhờ thi ca toán học."
NTT
 
"Không thể hình dung nổi con người ngày nay lại sống thiếu toán học Không có toán học, con người trở thành mù tịt. Nhưng có toán học, thì tư duy trừu tượng bị lũng đoạn thái quá bởi tính trừu tượng chủ quan vô độ của con người làm cho nhận thức khoa học về Vũ Trụ trở nên ảo tưởng, xa rời thực tại và chân lý"
Thầy Cãi

"Loài người có thể hiểu được sự thực của Vũ Trụ như nó vốn dĩ, trước khi họ bị diệt vong!?"
NTT 




(Tiếp theo)

                                                                                 ***
Đang chấp bút chương XXXXVIII của tập nhận ký hành trình TT & HĐ cho anh Hoang Tưởng thì anh đột nhiên biến đi đâu mất dạng, không gửi thông tin về nữa. Đợi mãi, không thấy anh Hoang Tưởng gửi thêm thông tin về, chúng ta đành cố gắng "bịa ra", bắt chước lối suy nghĩ của anh, viết tiếp. Chứ không lẽ một tác phẩm đã huyễn tưởng là "cái đuôi to" lại để dở dang?
Nhưng khi viết xong chương đó, chúng ta thấy vẫn không hài lòng, còn thiêu thiếu chút gì đó như lẩu thập cẩm đủ món ngon mà "nêm" còn nhàn nhạt. Thế là chúng ta lại nỗ lực ngồi vào bàn viết tiếp chương XXXXIX, và xác định là chương cuối cùng của tập "tràng giang đại hải" có tựa đề tự đặt TT &HĐ của anh Hoang Tưởng.
Đúng là không có Hoang Tưởng, làm việc gì cũng khó khăn, nhất là những việc có liên quan đến khoa học. Chính vì thế mà sau một thời gian dài lao tâm khổ trí rất nhiều, chúng ta mới viết xong chương XXXXIX một cách khiên cưỡng và khi đọc lại vẫn thấy ấm ức, chưa được thỏa mãn lắm...
Sự ấm ức đó cứ đè nặng tâm can chúng ta mãi để rốt cuộc, chúng ta đã quyết định "cày cuốc" thêm một chương nữa (chương XXXXX của toàn tập hay chương IX, phần V của toàn tập), là chương cuối cùng thực sự của "thiên cổ kỳ...cục thư" này.
Bây giờ, để kết thúc, chúng ta xin nói những lời cuối cùng và tin rằng đây cũng là hơi hướng ý nghĩ tinh hoa của anh Hoang Tưởng:
"Tất cả là Tự Nhiên Tồn Tại. Tồn Tại là tuyệt đối, là thực. Hư Vô là tương đối, là ảo, là mặt tương phản của Tồn Tại. Khi Tự Nhiên Tồn Tại được coi là Vũ Trụ thì nền tảng của Vũ Trụ là không gian. không gian là một thể vốn dĩ thế và cũng được gọi là Không Gian.
Tiến về phía tầng nấc vi mô, không gian được thấy càng lúc càng đặc, càng cứng và ở đáy cùng vi mô thì nó trở thành một thể có cấu trúc mạng khối cứng tuyệt đối với nút mạng được đặt tên là hạt Không Gian (hạt KG). Hạt KG cố định tuyệt đối (để tránh Hư Vô) nhưng vận động nội tại không ngừng. Vận động nội tại đó sẽ có lúc tạo ra những xung động quá hạn, được định lượng E = h.v (với h là hằng số Plank, v là tần số cực đại có thể có của giao động), có khả năng phá vỡ hạt KG, làm xuất hiện Hư Vô. Để thoát khỏi tình huống đó, lượng kích thích E bằng cách cảm ứng kích thích KG, ngay lập tức được truyền cho một hạt KG thích ứng xung quanh. Lúc này lượng kích thích E = h.v đã chuyển hóa thành E = m.c^2 (với m được coi như khối lượng của hạt KG, c là tốc độ truyền cực đại có thể có trong Vũ Trụ và từ đây, thời gian trong Vũ Trụ hình thành và được coi là khoảng cực tiểu của quá trình chuyển hóa). Tương Tự như vậy, các lượng kích thích E lan truyền trong Vũ Trụ, gặp nhau, tương tác với nhau theo cách thích hợp, tạo nên lực lượng vật chất với những thể hiện muôn màu muôn vẻ mà chúng ta đã quan sát được hoặc chưa quan sát được.
Tiến về phía tầng nấc vĩ mô, không gian được thấy càng lúc càng loãng và mềm. Đến tầng nấc của con người quan sát được trở đi, không gian được coi là hoàn toàn trống rỗng, cho mọi thứ xuyên thấu.
Toán học là ngôn ngữ duy nhất của khoa học nhưng là một ngôn ngữ không hoàn chỉnh. Có lẽ do chưa phát hiện ra điều này nên loài người vẫn hồn nhiên ứng dụng toán học cả trong những vùng cấm kỵ dẫn đến những kết quả lầm lạc. Phải chăng những kết quả dẫn đến những hình dung về điểm kỳ dị, vụ nổ Big Bang, Vũ Trụ dãn nở... trong vật lý học ngày nay đều là những tưởng tượng sai lầm có nguyên nhân từ điều nói trên?
Xã hội loài người xuất hiện và tồn tại trong thiên nhiên nên nó cũng thuộc Tự Nhiên Tồn Tại. Nghĩa là sự tồn tại của nó cũng phải mang những đặc tính cơ bản của Tự Nhiên Tồn Tại, những tiến trình xảy ra trong lòng nó đếu phải tuân theo những quy luật của Tự Nhiên Tồn Tại, tức là đều phải... tự nhiên. Chẳng hạn một qui luật cơ bản của Tự Nhiên Tồn Tại là mọi quá trình chuyển hóa đều theo hướng bảo toàn tồn tại , thì đối với xã hội cũng vậy, được phát biểu dưới dạng đặc thù là mọi vận động xã hội đều theo hướng đảm bảo tối đa sống còn. Mọi hệ thống cơ học đều có quán tính và mọi chế độ xã hội đều có tính bảo thủ là vì thế.
Mặt khác, trên một bình diện khác ở phạm vi "hẹp" hơn, với lý do xã hội loài người hình thành và tồn tại là do nhu cầu đòi hỏi của con người, vì sự sống còn của con người, cho nên nó cũng bị ý chí của con người lũng đoạn sâu sắc. Có thể nói các tiến trình xã hội vừa bị chi phối có tính quyết định của các yếu tố tự nhiên đến đường hướng phát triển của chúng, vừa chịu sự thao túng mạnh mẽ của hành động con người, của sự sáng tạo, nhân tạo.
Xã hội xuất hiện và sự phát triển của nó làm cho nhà nước xuất hiện không lâu sau đó. Hoạt động sống còn của loài người sẽ dần làm xuất hiện các khái niệm đói, no, nghèo, giàu, để dành, tích lũy...và nâng cao độ cảm xúc con người lên trạng thái tình cảm khác nhau như vui vẻ, tức giận, sung sướng, khổ đau, hạnh phúc, bất hạnh...
Khi những yếu tố thiết yếu để cấu thành một xã hội đã xuất hiện đầy đủ thì xã hội cũng phân tầng phân lớp loài người mà về cơ bản là phân ra hai lực lượng thống trị (được nhà nhà nước thao túng, bảo hộ, là lực lượng thiểu số) và bị trị ( là lực lượng số đông, quần chúng trong xã hội, đối tượng phục vụ, bóc lột của nhà nước. Từ đó, xuất hiện luôn hiện tượng đấu tranh trong nội bộ loài người.
Cuộc đấu tranh trong nội bộ loài người thực chất là cuộc đi đòi lại quyền sống cơ bản của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị, xây dựng một xã hội công bằng, bác ái, văn minh, hay nói cách khác, đi thực hiện cái chân lý đã được khắc tạc trong tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Các cuộc cách mạng tư sản được tiến hành nhằm mục đích chung là giải phóng lực lượng lao động, tập trung sản xuất, thỏa mãn yêu cầu phát triển của nền sản xuất hàng hóa, xét cho cùng, cũng nằm trong tiến trình đấu tranh đòi quyền sống cơ bản của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp phong kiến thống trị. Nhưng trong buổi giao thời từ chế độ phong kiến thối nát chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn, tức là vào thời đoạn tích lũy tư bản một cách hoang dại, tầng lớp tư sản tự do đã gây ra nhiều điều tác tệ đối với tầng lớp làm thuê, làm cho các khẩu hiệu với những lời lẽ hào nhoáng do các nhà cách mạng tư sản thành tâm nêu ra như: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc",hay: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Sự phân biệt xã hội chỉ được phép thành lập trên cơ sở nó đem lại lợi ích chung cho cả cộng đồng" dần dần trở thành mị dân.
Chính sự ứng xử tàn ác và bộ mặt mị dân thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản đã làm cho quá trình đấu tranh giành quyền sống cơ bản của tầng lớp bị trị bước vào trạng thái căng thẳng và trở thành nguyên nhân chủ yếu làm nổ ra cuộc cách mạng vô sản.
Cách mạng vô sản và thời đoạn đấu tranh giai cấp giữa tư sản và vô sản (khái niệm giai cấp theo Mác - Lê) là một giai đoạn cao trào của quá trình đấu tranh vì quyền sống cơ bản. Do bị hạn chế bởi nhận thức thời đại nên các nhà làm cách mạng vô sản đã có nhiều quan niệm chưa chuẩn, thậm chí là sai lầm về nguyên nhân dẫn đến đói khổ, về đối tượng thực sự gây ra nghèo khổ,về bản chất của xã hội tư bản chủ nghĩa..., từ đó đề ra nhiều chủ trương cách mạng có phần cực đoan, thiên tả, làm xảy ra những cuộc truy sát, bức hại, đọa đày quá mức cần thiết.
Không có suy tưởng thì không có nhận thức. Đó là điều không ai chối cãi được. Nhưng tật nguyền mãn tính của con người là mơ mộng hão huyền. Khi suy tưởng vượt giới hạn, con người sẽ bước vào trạng thái với những ý nghĩ huyền ảo, siêu thực, phi thực. Vì lẽ đó mà toán học trở thành thứ ngôn ngữ diễn tả thực tại vừa chắc nịch chân lý, vừa lỏng lẻo nhạt nhòa và thời gian, thứ sinh ra từ chuyển hóa không gian, là công cụ phân định vận động vật chất lại có thể hòa quyện vào không gian.
Tuy nhiên, không biết có phải là may mắn không (?), con người có đặc tính là "chúa" hoài nghi. Nhờ có đặc tính này mới có những cú huých giúp khoa học nhân loại tiến lên, thời gian cũng vậy, trong tương lai nó sẽ trở về với vị trí vốn dĩ dành cho nó, đóng vai trò "ông" trọng tài công minh, chính trực nhất...
Hiện nay, trên thế giới, không còn nước nào theo chủ nghĩa cộng sản nữa, không có nước nào tiến hành cách mạng vô sản nữa, không có phong trào nào đòi xóa bỏ chế độ tư bản nữa. Tuy quá trình đấu tranh đòi quyền sống cơ bản của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị vẫn còn đó, nhưng đã chuyển sang giai đoạn lắng dịu. Thử hỏi nếu không có đạo Phật góp phần tác động, thì tính lương thiện và vị tha trong tâm hồn người Á Đông có được cải thiện như ngày nay, nếu không có phong trào đấu tranh và xây dựng CNXH, thì tầng lớp bị trị có được chế độ tư bản đối xử như ngày nay?
Cuối cùng, có thể nói rằng, vai trò lịch sử của cách mạng vô sản thế giới đã qua rồi. Ở Việt Nam, đâu còn những người "thuần túy" cộng sản, tận tụy vì dân vì nước theo chuẩn mực đánh giá của thời kỳ đầu. Tuy vậy, hiện nay ở Việt Nam, người ta vẫn "kiên định" với triết học Mác - Lê và "trung thành" với định hướng XHCN. Phải nói thực rằng, đó chỉ là tình yêu theo "nhãn mác", niềm tin theo "quán tính", lòng trung thành với một lý tưởng cao đẹp đến mức thiêng liêng của một học thuyết thực tâm, có ý chí "vì dân", nhưng còn phạm sai lầm. Giống như các tôn giáo, cho dù các phủ dụ của chúng cũng giúp ích phần nào làm bình ổn xã hội. Song cũng gây ra không ít tác tệ bởi cách nhìn thế giới tự nhiên mê muội, mù quáng của chúng. Và nhất là khi có quyền lực điều hành chính quyền, bản chất tham tàn của con người trong chúng lại phơi bày, phòng chống cũng không xuể.
Tin rằng, trong một tương lai không xa, trên thế giới sẽ hiện lên một nước "VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA", nhãn mác mà Hồ Chí Minh đã đặt cho Việt Nam lúc sinh thời, không đảng phái, quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, nguyên thủ quốc gia cũng đồng thời là chủ tịch quốc hội tài đức gồm đủ, với chủ trương hoàn thiện một nhà nước có cơ cấu tổ chức tối ưu, thực sự là "CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN", tạo tiền đề xây dựng chân phác được một hình thái xã hội mẫu mực, hợp lẽ tự nhiên: "DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, XÃ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ, VĂN MINH" theo tiêu chí cộng sản chủ nghĩa".                                                            
                                                               -----HẾT-----
--------------------------------------------------------------
Xem tiếp...

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

TT & HĐ V - 50/h


                                      
Lịch sử Công Giáo La Mã



PHẦN V: THỐNG NHẤT
 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky

"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo".
JohnDewey

"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci

"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
Albert Einstein

"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG IX (XXXXX): CÁCH NHÌN MỚI VỀ BỨC TRANH

"Tư tưởng luôn luôn là sự khái quát, và sự khái quát là một thuộc tính của tư duy. Khái quát nghĩa là tư duy."
"Cái gì có lý là sự thật, và cái gì là sự thật sẽ có lý."
"Lòng dũng cảm với sự thật là điều kiện đầu tiên cho nghiên cứu triết học."
"Không phải tính tò mò, không phải sự kiêu căng, không phải việc cân nhắc lợi ích, không phải trách nhiệm hay vì làm theo lương tâm mà chính là cơn khát không chịu chấp nhận thỏa hiệp, đầy khốn khổ và không thể dập tắt, dẫn chúng ta đến sự thật."
"Sự thật trong triết học có nghĩa là khái niệm và hiện thực bên ngoài phù hợp với nhau."
Hegel

"Nếu những người đi trước thiếu tinh thần mạo hiểm, ngày nay sẽ không có đèn điện, ra đa, máy bay, vệ tinh nhân tạo, cũng không có chất penicillin và xe hơi."
F. Kedwell (Mỹ)
 
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Da Vinci (Ý)

"Người nghiên cứu mẫu mực không phải là người thấy và thông báo lại cái mà những người quan sát bình thường đã thấy và thông báo lại, mà là người thấy trong các sự vật quen thuộc cái mà chưa ai thấy"
Norwood Russell Hanson
 
"Triết học là lời phủ dụ của con người về tự nhiên, là ngọn đèn tỏa ánh sáng gợi mở cho nhận thức tiến lên mỗi khi khoa học mù lòa và khoa học là sự cố gắng phá tan màn đêm bế tắc đó bằng ngọn đèn triết học, nhờ thi ca toán học."
NTT
 
"Không thể hình dung nổi con người ngày nay lại sống thiếu toán học Không có toán học, con người trở thành mù tịt. Nhưng có toán học, thì tư duy trừu tượng bị lũng đoạn thái quá bởi tính trừu tượng chủ quan vô độ của con người làm cho nhận thức khoa học về Vũ Trụ trở nên ảo tưởng, xa rời thực tại và chân lý"
Thầy Cãi

"Loài người có thể hiểu được sự thực của Vũ Trụ như nó vốn dĩ, trước khi họ bị diệt vong!?"
NTT 


(Tiếp theo)

Chính vì vậy mà Ăngghen đã viết: “Con người vẫn chưa hiểu rằng họ đã nghiêng mình trước bản chất của chính mình và đã thần thánh hoá nó như một bản chất xa lạ nào đó”. Lột tả bản chất của tôn giáo, ông cho rằng, “tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. Và C. Mác, trong tác phẩm "góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegels" (1844), cũng viết như sau:
"Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Xóa bỏ tôn giáo, với tính cách là xóa bỏ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúc thực sự của nhân dân. Yêu cầu từ bỏ những ảo tưởng về tình cảnh của mình cũng là yêu cầu từ bỏ cái tình cảnh đang cần có ảo tưởng. Do đó, việc phê phán tôn giáo là hình thức manh nha của sự phê phán cuộc sống khổ ải mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh của nó”.
Trên tinh thần đó và với những suy luận lôgic tưởng chừng như đã "chắc như bắp" rút ra được từ luận thuyết triết học duy vật biện chứng do chính mình xác lập, C. Mác và F. Ăngghen đã đề xứng ra học thuyết về chủ nghĩa cộng sản. Theo wikipedia thì:
"Chủ nghĩa cộng sản là một hình thái kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập xã hội phi nhà nước, không giai cấp, tự do, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất nói chung. Karl Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của lịch sử, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. Trong xã hội cộng sản, các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định trong cả hai lĩnh vực chính trị và kinh tế. Việc sản xuất và phân phối của cải được tiến hành công bằng giữa các công dân. Karl Marx chưa bao giờ miêu tả chi tiết về việc chủ nghĩa cộng sản sẽ vận hành như thế nào trong vai trò một hệ thống kinh tế - xã hội, nhưng người ta hiểu rằng một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa sẽ dựa trên sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản xuất.
Chủ nghĩa cộng sản cố gắng đưa ra một giải pháp khác cho các vấn đề của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và di sản của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc. Marx khẳng định rằng cách duy nhất để giải quyết các vấn đề này là tầng lớp lao động (vô sản), những người mà theo Marx là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất trong xã hội và là những người bị tầng lớp tư bản (tư sản) bóc lột, đứng lên làm tầng lớp cầm quyền thay cho giới tư sản để thiết lập một xã hội tự do, không phân biệt giai cấp hay chủng tộc. Người lao động đã được tổ chức thành giai cấp thống trị sẽ tước bỏ quyền tư hữu và kiểm soát tư liệu sản xuất vì lợi ích của xã hội. Theo quan điểm của những người cộng sản, chủ nghĩa cộng sản là con đường để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại. Thực hiện chủ nghĩa cộng sản thông qua cách mạng, bao gồm cách mạng lật đổ chế độ "người bóc lột người", và cách mạng xây dựng xã hội mới.
Trong vai trò một hệ tư tưởng chính trị, chủ nghĩa cộng sản thường được xem là một nhánh của chủ nghĩa xã hội; một nhóm học thuyết triết học chính trị và kinh tế được rút ra từ nhiều phong trào chính trị và tri thức có nguồn gốc từ các tác phẩm của các nhà lý thuyết của Cách mạng Công nghiệp và Cách mạng Pháp. Nhánh kia là lý luận của các đảng Dân chủ xã hội hiện có nhiều ảnh hưởng tại Tây Âu và Bắc Âu. Do cùng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx, các đảng cộng sản và Dân chủ xã hội thường có quan hệ đồng minh với nhau thành một lực lượng chung được gọi là cánh tả.
Chủ nghĩa cộng sản bắt nguồn từ phương Tây nhưng càng di chuyển về phương Đông càng bị biến đổi tùy theo tâm lý, văn hóa và những điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương mà nó đi qua làm nảy sinh ra những trường phái tư tưởng cộng sản khác nhau với cách hiểu khác nhau về chủ nghĩa cộng sản. Những hình thức nổi bật của chủ nghĩa cộng sản, chẳng hạn như Chủ nghĩa Lenin, Chủ nghĩa Stalin, Chủ nghĩa Mao và Chủ nghĩa Trotsky, đều kế thừa từ Chủ nghĩa Marx, nhưng giữa chúng có những khác biệt tùy theo cách hiểu và bối cảnh xã hội mà nhà lý luận chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng sản cũng có những phiên bản khác không liên quan đến Chủ nghĩa Marx, chẳng hạn Chủ nghĩa cộng sản Thiên chúa giáo và Chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ (anarcho-communism).
(...)
(...)
Chủ nghĩa cộng sản là một khái niệm rộng cần phải được hiểu như một tổng hợp các lý luận chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với các phong trào xã hội, phong trào chính trị rộng lớn - bắt đầu từ thế kỷ XIX, nở rộ và thoái trào trong thế kỷ XX - nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người bóc lột người" và tiến tới xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" không có biên giới quốc gia khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau. Tại đó năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra dồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Trong xã hội cộng sản, mỗi cá nhân được tự do phát huy mọi khả năng của mình theo triết lý "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người", tự do làm những điều không ảnh hưởng đến lợi ích và quyền tự do của người khác trên cơ sở tư liệu sản xuất chung để đảm bảo quyền tự do của tất cả mọi người. Các ý tưởng về chủ nghĩa cộng sản đã có trước Marx từ rất lâu tại các nền văn minh khác nhau và được nhiều nhà tư tưởng đề cập đến. Marx là người đưa ra khả năng hiện thực hóa các ý tưởng đó trong tương lai dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra và xem đó như một sự tiến hóa của xã hội loài người...".
Trước đây, dưới "mái trường XHCN" chúng ta vẫn được dạy rằng triết học duy vật biện chứng là chân lý của thời đại, nghĩa là mọi lý thuyết, muốn đạt được chân lý đích thực, đều phải lấy những luận điểm, luận cứ của nó làm cơ sở lý luận. Vì chỉ được tuyên truyền một chiều, nên chúng ta cứ ngỡ những kết quả khám phá của nó, những cái gọi là phạm trù của nó, đều được coi là những qui luật cơ bản, hay ít ra cũng là những hiện tượng phổ biến có tính qui luật về tự nhiên - xã hội không thể phủ nhận. Và chủ nghĩa cộng sản, con đẻ của nó, được cho là hình thái kinh tế - xã hội cuối cùng của loài người, một hình thái xã hội, tương tự như Niết Bàn và Thiên Đàng, đẹp đẽ một cách lý tưởng mà con người có thể đạt tới nếu đi theo con đường cách mạng vô sản.
Đến độ tuổi trung niên, chúng ta vẫn đặt niềm tin vào học thuyết Mác - Lênin như một tín ngưỡng. Nhưng rồi, trước thực tế đổ vỡ của hệ thống các nước theo phe Xã hội chủ nghĩa (các nước đi theo con đường cách mạng vô sản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản), những trái khoáy trong thực tiễn xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa cộng sản từ sau chiến tranh giải phóng dân tộc ở nước ta, những phản biện sâu sắc đối với hệ tư tưởng macxít - lêninnít, chúng ta đã phải đặt nghi vấn, đã phải tìm hiểu lại đến tận cội rễ, và (theo ý chúng ta) đã phát hiện ra những sai lầm "chết người" của học thuyết ấy... Cho đến nay chúng ta không còn tin học thuyết đó nữa, dù vẫn yêu chủ nghĩa cộng sản bởi ý tưởng "diệt khổ" của nó.
Sinh thời, C. Mác đã nói: "Các nhà triết học chỉ diễn giải thế giới khác nhau; vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới". Câu nói đó, theo chúng ta hiểu, hàm ý rằng, triết học duy vật biện chứng mà ông đề xướng, không những đã giải thích được một cách khoa học nguyên lý cơ bản về sự hình thành, tồn tại của giới tự nhiên và các hiện tượng, nhất là nguyên nhân gây ra sự thống khổ của tầng lớp cần lao (mà C. Mác gọi là "giai cấp vô sản") trong xã hội, mà còn đóng vai trò là cẩm nang lý luận, chỉ hướng cho việc tạo ra một xã hội không còn áp bức bóc lột, mọi người đều được sống trong tự do, bình đẳng, bác ái - xã hội cộng sản chủ nghĩa. 

Và hình như C. Mác đã sai! Từ xưa tới nay không có học thuyết triết học nào ra đời không mang tính khoa học, nghĩa là không vì mục đích thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của loài người về các hiện tượng tự nhiên - xã hội, và vì thiếu chứng cứ khoa học, dẫn chứng sai lầm hoặc các luận chứng còn nặng tính chủ quan, duy ý chí nên cũng không có học thuyết triết học nào thực sự khoa học. Hơn nữa, không phải chỉ có triết học Mác - Lênin mới vạch ra con đường cải tạo thế giới để "diệt khổ" mà nhiều triết học khác, duy vật cũng như duy tâm, như Đạo Gia, Nho Gia, Mặc Gia...cũng vạch ra cách thức "diệt khổ", nghĩa là không chỉ giải thích mà cũng còn hàm chứa ý tưởng cải tạo xã hội, cho dù vẫn phạm sai lầm trong nhận thức lý luận.
Nếu đặt ba hệ thống lý thuyết của triết học Mác - Lênin, Phật Giáo và Ki tô giáo bên cạnh nhau, thì chúng đều là sự giải thích nguyên nhân gây ra khổ đau và đều đề xướng cách thức "diệt khổ". Nếu Phật Giáo chủ trương :diệt khổ bằng cách "không thèm chơi" với tầng lớp thống trị, Ki tô Giáo bằng cách "dĩ hòa" với tầng lớp ấy, thì chủ nghĩa Mác - lê  lại chủ trương đối kháng, một mất một còn với nó. Nhưng làm sao thực hiện được những điều đó, khi mà sự tồn tại của tầng lớp thống trị trong xã hội là một đương nhiên, là hiện thân của sự gián tiếp gây bất công xã hội, đồng thời cũng là thành phần điều khiển, dẫn đắt xã hội? Điều rất lạ là cả ba hệ thống lý luận ấy đều được sinh ra vào giai đoạn chìm đắm trong thống khổ cơ cực của đa số xã hội loài người (của tầng lớp bị trị cần lao). Phải chăng đó cũng là một tất yếu!? Chúng ta có cảm tưởng rằng giáo điều Ki tô Giáo có nhiều nét tiếp thu từ Phật Giáo và cả hai tôn giáo ấy đều là kết quả đòi hỏi của tầng lớp bị trị cần lao đang gặp nhiều thống khổ cơ cực và hoàn toàn bế tắc, không tìm ra lối thoát, vào thời đại nhận thức khoa học về tự nhiên - xã hội còn chìm trong bóng tối. Nếu hai tôn giáo (Phật Giáo và Ki tô Giáo) chỉ ra nguyên nhân gây ra sự khổ đau chủ yếu là do cá nhân từng con người trong xã hội "tạo nghiệp" và do đó giải pháp "diệt khổ" cũng là từng cá nhân, bằng con đường tu tập, tự giác cải tạo, tự giác ngộ, để bản thân trở thành người toàn thiện, trong xã hội mọi người đều toàn thiện cả dẫn đến... cả xã hội an bình, hết khổ, coi như đạt trạng thái Niết Bàn (hay Thiên Đàng) trong hiện thực, thì triết học Mác -Lê lại như một hệ thống lý luận tương phản, có vẻ khoa học hơn:  chỉ ra nguyên nhân gây nên sự thống khổ, đói nghèo chủ yếu là do "ngoại tại", do bản chất tham tàn, độc ác của giai cấp tư sản, giải pháp "diệt khổ" mà học thuyết này đề xướng là tập hợp những người nghèo khổ (quần chúng cần lao) chủ động làm cuộc cách mạng vô sản, tiêu diệt giai cấp tư sản (được cho là nguyên nhân làm xuất hiện sự nghèo đói, thống khổ), lật đổ chế độ tư bản, xây dựng chế độ mới không còn bóc lột (được gọi là chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa - xã hội tiền đề để tiến lên hình thái xã hội được cho là cuối cùng của loài người, hình thái Cộng Sản Chủ Nghĩa).
Tương tự như Niết Bàn của Phật Giáo và Thiên Đàng của Ki tô Giáo, Chủ Nghĩa Cộng Sản cũng ra đời trong giai đoạn bị áp bức, đói nghèo cùng cực của tầng lớp quần chúng bị trị cần lao, cũng là sản phẩm của khát vọng giải phóng khỏi áp bức bóc lột của tầng lớp thống trị mà triết học Mác -Lê cho là của giai cấp tư sản, và cuối cùng, cũng chính là ước mơ ngàn đời được sống trong tự do, bình đẳng, bác ái và an lạc không những của đại chúng bị trị cần lao mà còn là của cả loài người. Vì như thế, hơn nữa, vì ra đời từ sự suy luận tưởng chừng rất lôgic (thực ra lầm lẫn, ngộ nhận ngay từ đầu), tưởng chừng rất khoa học (nhưng vẫn bị gông xiềng bởi lối suy nghĩ chủ quan, máy móc, cực đoan, duy ý chí và ảo tưởng), nên ngay từ đầu, khi mới ra đời, Chủ Nghĩa Cộng Sản đã được đa số quần chúng bị trị đang đấu tranh đòi quyền lợi trước tầng lớp thống trị nhiệt liệt hưởng ứng, nhận những giáo lý của Chủ Nghĩa Cộng Sản làm chủ trương cách mạng, là kim chỉ nam cho hoạt động đấu tranh của mình, và đều khẳng định như "đinh đóng cột", Chủ Nghĩa Cộng Sản là tương lai sán lạn của cách mạng vô sản.
Nói đến cách mạng vô sản cũng nên nhắc đến Công xã Pari. Công xã Pari được coi là cuộc diễn tập của cách mạng vô sản. Trong bài "Công xã Pa-ri: kiểu mẫu vĩ đại nhất của phong trào vô sản thế kỷ XIX" của Lê Văn Phong đăng trên trang mạng "Tạp chí cộng sản" có viết: "Lần giở lại những trang lịch sử thế giới cận đại, Công xã Pa-ri 1871 để lại cho người đọc những cảm xúc đặc biệt, bởi đây là lần đầu tiên giai cấp vô sản trên thế giới đứng lên tiến hành cuộc cách mạng lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản, thành lập Công xã. Dù chỉ tồn tại vỏn vẹn có 72 ngày, nhưng những chính sách của Công xã Pa-ri về xây dựng nhà nước kiểu mới, về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa giáo giục, chính sách đối với người lao động, v.v...là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng các nền chuyên chính vô sản sau này".
Còn theo wikipedia thì:
"Công xã Paris (tiếng Pháp: La Commune de Paris) là một chính quyền điều hành Paris trong một thời gian ngắn, từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5 năm 1871. Nó đã được mô tả như một vụ bạo loạn hoặc sự thiết lập một chính quyền theo chủ nghĩa xã hội, tùy theo tư tưởng của người bình luận.
Theo nghĩa đen, Công xã Paris chỉ là một cơ quan hành chính địa phương (hội đồng của một xã) đã nắm quyền điều khiển Paris trong vòng hai tháng mùa xuân năm 1871. Tuy nhiên, với những điều kiện khi thành lập, những quy định gây tranh cãi và một kết thúc đẫm máu đã làm cho nó trở thành một sự kiện chính trị quan trọng vào thời đó.
Cuối tháng 6 năm 1870, Đệ nhị đế chế Pháp bước vào thời kỳ khủng hoảng. Cũng mùa hè 1870, nước Pháp bước vào cuộc chiến với Phổ. Do chỉ huy yếu, thua kém về vũ khí, các chiến lược sai lầm... Pháp nhanh chóng bị Phổ đánh bại. Tháng 9 năm 1870, hoàng đế Napoléon III thất trận ở chiến trường Sedan phải đầu hàng thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck. Ngày 4 tháng 9, nhân dân Paris nhận được tin, tự phát nổi dậy tràn vào Điện Bourbon, hô lớn: "Phế truất hoàng đế", "Cộng hòa muôn năm". Chiều ngày hôm đó, một chính phủ lâm thời được thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc. Tướng Louis Jules Trochu, một người có tư tưởng bảo hoàng, nguyên thống đốc Paris, được cử làm Bộ trưởng Bộ chiến tranh và đứng đầu chính phủ mới.
Quân đội Phổ, sau chiến thắng ở trận Sedan, tiếp tục tiến về Paris. Khi thủ đô bị vây hãm vào gần cuối tháng 9, thành phố vẫn còn 246.000 vệ binh và thủy quân cùng 125.000 vệ quốc quân. Chính phủ tổ chức thêm 200 tiểu đoàn vệ quốc quân, cộng với 60 tiểu đoàn vốn có từ thời Đệ nhị đế chế. Lực lượng này bao gồm chủ yếu các thợ thủ công và công chức nhỏ. Trong khi đó, quân đội Pháp vẫn tiếp tục thua cuộc. Ngày 27 tháng 10, 15 vạn quân Pháp ở thành Metz do tướng François Achille Bazaine chỉ huy đầu hàng. Nhân dân Paris với quyết tâm cố thủ, phản đối việc chính phủ mới đàm phán với phía Phổ, tập trung trước tòa thị chính hô lớn: Đả đảo Trochu! Không đàm phán! Jules Favre, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Vệ quốc, đã bí mật ký thỏa thuận hòa ước với Otto von Bismarck.

Từ ngày 23 tháng 1 năm 1871, Chính phủ của Trochu bắt đầu đàm phán với Phổ lại cung điện Versailles. Đến ngày 28/1, Chính phủ Pháp ký hiệp định đình chiến, chấp nhận các điều hiện của phía Phổ. Theo các điều khoản đình chiến này, cuộc bầu cử Quốc hội Pháp sẽ được tổ chức vào 8 tháng 2 năm 1871 và sau đó Quốc hội sẽ ký hòa ước. Đúng như dự đinh, Quốc hội mới được thành lập vào đầu tháng 2 với 750 nghị viên. Phần lớn trong số này thuộc tầng lớp phú ông, địa chủ và có tới 450 người thuộc phái bảo hoàng. Adolphe Thiers trở thành Thủ tướng và Jules Favre tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 28 tháng 2, Thiers gặp Bismarck và ký kết các điều khoản hòa ước:

  • Nước Pháp bồi thường chiến phí 5 ngàn triệu franc.
  • Các pháo đài Paris bị quân Đức chiếm đóng cho tới khi Pháp nộp 500 triệu đầu tiên.
  • Lãnh thổ phía đông bị chiếm đóng cho tới khi Pháp hoàn thành hết khoản bồi thường.
  • Alsace và một phần ba Lorraine thuộc về Đức.
  • Quân Phổ vào chiếm đóng Paris.
Phản đối hòa ước, trước ngày quân đội Phổ tiến vào Paris, dân chúng và vệ quốc quân đã chiếm 227 khẩu đại bác và súng liên thanh chuyển về Montmartre và Belleville. Trước sự chống cự này, quân đội Phổ chỉ chiếm một phần Paris và ở lại trong 62 giờ đồng hồ. Ngày 15 tháng 2, 215 trong tổng số 270 tiểu đoàn vệ quốc đã thành lập Liên minh Quân đội Vệ quốc, đứng đầu là Ủy ban Trung ương Vệ quốc. Ủy ban này gồm đại biểu ở tất cả các đơn vị, có cả những người xã hội và những hội viên của Quốc tế thứ nhất. Ngày 24 tháng 2, Ủy ban tổ chức một cuộc tuần hành trước nhà tù Bastille để kỷ niệm Đệ nhị Cộng hòa.
Giữa tháng 3 năm 1871, Quốc hội hạ lệnh tước vũ khí quân vệ quốc. Cuộc chiến ngày 18 tháng 3 giữa Chính phủ Versailles và quân vệ quốc là ngòi nổ trực tiếp cho Công xã Paris.
3 giờ đêm ngày 17 rạng sáng ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Thiers tới chiếm các vị trí chiến lược bên tả ngạn sông Seine. Một nhóm khác cũng được điều đến các kho đại bác của Paris. Mục tiêu chủ yếu của quân đội chính phủ là đồi Montmartre ở phía bắc thành phố để chiếm các trọng pháo của quân vệ quốc. Đến 5 giờ 30, quân chính phủ chiếm được các trọng pháo nhưng chưa di chuyển đi được. Sau các tiếng kèn tập hợp và chuông báo động, quân vệ quốc tiến tới bao vây đồi. Trong cuộc chiến, nhiều binh lính quân chính phủ đã nghiêng về phía quân vệ quốc, viên tướng chỉ huy bị bắn chết tại chỗ. Tới 9 giờ sáng, lực lượng chính phủ thất bại, vội vã lui quân. Buổi trưa, Ủy ban Trung ương Vệ quốc ra lệnh các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thành phố. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, quân vệ quốc đã chiếm được các cơ quan đầu não của phủ, tòa thị chính và các trại lính. Đến buổi chiều, Thiers cùng chính phủ phải rút về Versailles.
Ngày 26 tháng 3, bầu cử Hội đồng Công xã được tiến hành và ngày 28, kết quả được công bố. Trong số 85 đại biểu trúng cử, có 25 công nhân, 15 đại biểu thuộc tầng lớp tư sản trúng cử nhưng sớm từ chức sau đó. Phần còn lại gồm các bác sĩ, nhà báo, giáo viên, công chức... Khoảng gần 30 đại biểu của Hội đồng Công xã là hội viên của Quốc tế thứ nhất và cũng có cả những người ngoại kiều gốc Nga, Ba Lan, Hungary. Cuối tháng 3, do ảnh hưởng của Công xã Paris, nhiều cuộc khởi nghĩa khác cũng nổ ra ở Marseilles, Lyon, Toulouse...
(...).
Sau ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Versailles hầu như tan rã. Về Versailles, Adolphe Thiers dần tập hợp lại được 12 ngàn quân. Cuối tháng 3, khi những cuộc nổi dậy ở các tỉnh thất bại, quân đội tập trung lại Paris và lên tới con số 65 ngàn. Trong khi đó, lực lượng của Công xã ban đầu khoảng 100 ngàn người, về sau tăng lên tới 200 ngàn. Nhưng trong số này chỉ có khoảng 20 đến 30 ngàn đã được luyện tập. Về vũ khí, tuy Công xã có được 1740 khẩu đại bác, nhưng do không có pháo thủ, một số bị phá hủy nên chỉ sử dụng được 320 khẩu. Quân đội Công xã cũng được trang bị hơn 400 ngàn súng trường.
Ngày 2 tháng 4, quân Versailles bắt đầu tấn công Paris. Quân Công xã nhanh chóng thua cuộc do tổ chức yếu, kỷ luật kém, sử dụng pháo không hiệu quả... Trong tháng 4 và 5, quân Versailles đã chiếm được phần lớn các pháo đài phía tây và nam thành phố. Từ giữa tháng 4, Paris liên tiếp bị bắn phá. Nhiều người của chính phủ Versailles thâm nhập vào hàng ngũ Công xã, tham gia cả Bộ Tổng tham mưu. Lực lượng tình báo này đã cho phá hủy một xưởng đúc đạn, lấy các bản đồ quân sự và tổ chức mở cửa thành Paris cho quân đội Versailles tiến vào.
Vào khoảng thời gian đang diễn ra cuộc chiến, ngày 10 tháng 5 năm 1871, Adolphe Thiers chính thức ký với Bismarck hòa ước nhượng Alsace và một phần Lorraine cho Phổ cùng khoản chiến phí 5.000 triệu franc}. Chính phủ của Thiers và phía Phổ cùng tham gia đàn áp Công xã. Theo yêu cầu của Thiers, Bismarck trao trả Pháp 10 vạn tù binh và lực lượng này cùng tham gia đàn áp Công xã. Sau hòa ước, Bộ Chỉ huy quân Phổ cho quân đội Versailles qua phía bắc thành phố, nơi Công xã ít đề phòng.
Ngày 20 tháng 5, quân đội Versailles bắt đầu tổng tiến công. Ngày 21, quân đội tràn vào Paris qua cửa ô Saint-Cloud. Tiếp đó là khoảng thời gian "Tuần lễ đẫm máu" kéo dài từ 21 tới 28 tháng 5. Ngày 27, quân Versailles chiếm được Belleville. Khoảng 200 binh lính Công xã rút vào cố thủ trong nghĩa địa Père-Lachaise. Tới ngày 28, cuộc kháng cự của Paris hoàn toàn thất bại.
Công xã Paris thất bại có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Sau ngày 18 tháng 3, lực lượng của Công xã đã chiếm được nhiều cơ quan quan trọng, nhưng lại bỏ qua Bưu điện và Ngân hàng Pháp. Công xã cũng không hoàn thành thắng lợi bằng cách tấn công tiếp tục tới Versailles và điều này khiến chính phủ của Adolphe Thiers có thời giờ củng cố, xây dựng lại quân đội. Công xã cũng không mạnh tay với các nhân vật gián điệp, cho tới thời kỳ Tuần lễ đẫm máu mới thực hiện biện pháp mạnh nhưng không còn tác dụng.
Về kinh tế, do không tịch thu ngân hàng, những thành phần chống lại công xã đã vẫn có thể tiếp tục sử dụng tiền. Ngoài ra, về quân sự, Công xã Paris tỏ ra yếu kém. Quân đội của Công xã chưa được huấn luyện, tổ chức tốt. Việc lãnh đạo thiếu tập trung, được chia làm hai cơ quan là Ủy ban Quân sự và Ủy ban Trung ương quân vệ quốc. Lực lượng công nhân không xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với lực lượng nông dân. Các yếu kém về quân sự khiến Công xã nhanh chóng tan rã khi bị quân đội Versailles tấn công.
Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, Công xã Paris đã đề ra các chính sách tiến bộ phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động: Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, quy định tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt vô cớ, đánh đập công nhân; Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí... Đây là những chính sách của một chế độ mới, xã hội mới, là sự cổ vũ nhân dân lao động thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Công xã đã để lại nhiều bài học trong tổ chức lãnh đạo cách mạng, thực hiện liên minh các tầng lớp lao động, đây là các bài học được nhiều cuộc cách mạng sau này như Cách mạng Tháng Mười Nga, Cách mạng ở Cuba, Cách mạng Việt Nam... tiếp thu.
Bức tường Công xã (Mur des Fédérés) nổi tiếng nằm trong phạm vi nghĩa trang Père-Lachaise ở phía nam, đó là nơi 147 chiến sĩ Công xã Paris, những chiến sĩ tự vệ cuối cùng của khu Belleville, bị bắn chết vào ngày Chủ nhật, 28 tháng 5 năm 1871, ngày cuối cùng của "Tuần lễ đẫm máu" (Semaine Sanglante) và đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của Công xã Paris. Vì ý nghĩa đặc biệt của bức tường này, Père-Lachaise đã trở thành nghĩa trang được lựa chọn để chôn cất phần lớn các nhà lãnh đạo cánh tả của Pháp và là nơi làm lễ kỉ niệm hàng năm của những người cánh tả với số lượng lên từ vài trăm đến vài nghìn người (cá biệt năm 1936 có tới 600.000 người tham gia lễ kỉ niệm), các buổi lễ này được tổ chức bởi lãnh đạo của các đảng cánh tả (Đảng dân chủ xã hội Pháp, Đảng Cộng sản Pháp...) và các tổ chức cánh tả khác".
Có thể cho rằng, sự kiện Công xã Paris là loạt tiếng súng khởi đầu, báo hiệu một thời kỳ chiến tranh (gọi là chiến tranh thế giới I và II hết sức tàn khốc) dành giật danh lợi mới, trong đó có cao trào đấu tranh đi đòi quyền lợi sống còn của phong trào vô sản đòi lật đổ chủ nghĩa tư bản, mà nói chính xác ra là của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị xã hội.
Đến ngày 7 - 11 - 1917 thì cuộc cách mạng vô sản đầu tiên của thế giới (thường gọi là cách mạng Tháng Mười) thực sự giành được thắng lợi tại nước Nga, thành lập nên nước Cộng hòa Liên bang Xô viết, gọi tắt là Liên Xô. Đó cũng chính là hạt nhân, là điểm xuất phát, là nguồn cổ vũ, hỗ trợ quí báu cho phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột, cường quyền hướng về cách mạng vô sản mà về sau này, chính nó đã làm hình thành nên hệ thống các nước phe Xã Hội Chủ Nghĩa, lấy việc xây dựng kinh tế - xã hội theo mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực mà các nhà cộng sản đã hình dung làm tiền đề cho sự xuất hiện của hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa, một hình thái xã hội do Mác - Ăngghen - Lênin tưởng tượng ra, mà theo chúng ta hiểu, là hình thái xã hội cuối cùng, tuyệt đẹp một cách lý tưởng của quần chúng cần lao và cũng là của toàn thể loài người.
Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy, trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng CNXH, các nước trong phe XHCN cũng gặt hái được một số thành quả nhất định. Nguyên nhân, như sau này thấy rõ, không phải là do tính ưu việt hơn của nền kinh tế XHCN so với nền kinh tế TBCN mang lại, mà có thể là do ước vọng thực tâm về cuộc sống xã hội tương lai sẽ tươi đẹp của những người làm cách mạng, do niềm tin vào lý tưởng cộng sản và bầu nhiệt huyết thủa ban đầu của quần chúng cần lao được tuyên truyền.
Nhưng sau đó, quá trình phát triển kinh tế ở các nước thuộc phe XHCN không biết vì đâu cứ trì trệ dần, đời sống của quần chúng cần lao tuy không kiệt quệ nhưng "ậm ạch", không cạnh tranh nổi, không tỏ ra ưu việt hơn so với nền kinh tế và cuộc sống ở các nước thuộc phe TBCN. Từ đó mà nạn lạm quyền, cơ hội, gian dối, tham nhũng, ăn cắp nở rộ như bệnh dịch làm suy đồi xã hội, làm mất niềm tin vào công cuộc xây dựng CNXH.
Để rồi sau hơn nửa thế kỷ tồn tại, hệ thống các nước phe XHCN đổ vỡ tan tành, trở lại với xã hội phát triển theo con đường TBCN.

                                             ***
 Theo tự nhiên, mọi hiện tượng sinh ra đều phải có nguyên nhân. Vậy, nguyên nhân cơ bản của hiện tượng sụp đổ khối các nước phe XHCN là gì?
Vì là sự sụp đổ đồng thời nên nguyên nhân của nó phải có tính chung, tính phổ quát, nằm trong nguyên lý xây dựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa.
Theo wikipedia thì: "Chủ nghĩa cộng sản là một hình thái kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập xã hội phi nhà nước, không giai cấp, tự do, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất nói chung. Karl Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của lịch sử, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. Trong xã hội cộng sản, các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định trong cả hai lĩnh vực chính trị và kinh tế (...) . Karl Marx chưa bao giờ miêu tả chi tiết về việc chủ nghĩa cộng sản sẽ vận hành như thế nào trong vai trò một hệ thống kinh tế - xã hội, nhưng người ta hiểu rằng một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa sẽ dựa trên sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản xuất (và phát triển không tuân theo qui luật cung cầu nữa - NV).
Chủ nghĩa cộng sản cố gắng đưa ra một giải pháp khác cho các vấn đề của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và di sản của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa dân tộc. Marx khẳng định rằng cách duy nhất để giải quyết các vấn đề này là tầng lớp lao động (vô sản), những người mà theo Marx là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất trong xã hội và là những người bị tầng lớp tư bản (tư sản) bóc lột, đứng lên làm tầng lớp cầm quyền thay cho giới tư sản để thiết lập một xã hội tự do, không phân biệt giai cấp hay chủng tộc. Người lao động đã được tổ chức thành giai cấp thống trị sẽ tước bỏ quyền tư hữu và kiểm soát tư liệu sản xuất vì lợi ích của xã hội. Theo quan điểm của những người cộng sản, chủ nghĩa cộng sản là con đường để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại. Thực hiện chủ nghĩa cộng sản thông qua cách mạng, bao gồm cách mạng lật đổ chế độ "người bóc lột người", và cách mạng xây dựng xã hội mới.
(...)
Chủ nghĩa cộng sản là một khái niệm rộng cần phải được hiểu như một tổng hợp các lý luận chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với các phong trào xã hội, phong trào chính trị rộng lớn - bắt đầu từ thế kỷ XIX, nở rộ và thoái trào trong thế kỷ XX - nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người bóc lột người" và tiến tới xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" không có biên giới quốc gia khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau. Tại đó năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra dồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Trong xã hội cộng sản, mỗi cá nhân được tự do phát huy mọi khả năng của mình theo triết lý "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người", tự do làm những điều không ảnh hưởng đến lợi ích và quyền tự do của người khác trên cơ sở tư liệu sản xuất chung để đảm bảo quyền tự do của tất cả mọi người. Các ý tưởng về chủ nghĩa cộng sản đã có trước Marx từ rất lâu tại các nền văn minh khác nhau và được nhiều nhà tư tưởng đề cập đến. Marx là người đưa ra khả năng hiện thực hóa các ý tưởng đó trong tương lai dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra và xem đó như một sự tiến hóa của xã hội loài người...".
Chủ nghĩa Mác cho rằng, lịch sử phát triển xã hội loài người là một quá trình tự nhiên, và nếu đủ điều kiện thì phải trải qua năm hình thái kinh tế xã hội, theo đường xoắn trôn ốc, là "hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy)", "hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ", "hình thái kinh tế xã hội phong kiến", "hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa", và cuối cùng là "hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa".
Khi C. Mác nói: "Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên", tức là Mác đã gián tiếp thừa nhận dù có tiến hành hay không tiến hành cách mạng vô sản, hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng sẽ phải xuất hiện!
Trước đây, khi còn nhỏ, một phần do thiếu hiểu biết và một phần do các nhà mácxít tuyên truyền, chúng ta đã tin tưởng một cách tuyệt đối, một cách "tín ngưỡng" vô điều kiện vào cách mạng vô sản, coi việc xây dựng CNXH, CNCS là mục đích thiêng liêng của mỗi đời người, khỏi phải bàn cãi. Nhưng thực tiễn, thông qua thời gian, đã phơi bày ra trước mắt chúng ta nhiều khuất tất, nhiều hồ nghi, nhiều mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực hành không giải quyết nổi của cách mạng vô sản, của việc đi xây dựng hình thái xã hội mới - hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhất là sự đổ vỡ không phục hồi được của hệ thống các nước XHCN.
Nhưng vì sao số đông quần chúng cần lao trong thời kỳ đầu lại ngưỡng mộ chủ nghĩa cộng sản, dốc lòng ủng hộ cách mạng vô sản như vậy? Có lẽ vì mục đích của chủ nghĩa cộng sản được vẽ ra đầy thánh thiện, các nhà lý luận cộng sản đã tuyên truyền say sưa cho nó theo kiểu như "đúng rồi!" (vì bản thân họ cũng tin như "đinh đóng cột" vào tính đúng đắn của lý thuyết ấy!), và nhiệt huyết của những con người thực sự đạo đức, thực sự chân chính, hoạt động một cách xả thân cho cách mạng vô sản trong thời kỳ đầu. Có thể nói rằng, nhiều thế hệ quần chúng cần lao đã chiến đấu hy sinh vì chủ nghĩa cộng sản, đã đặt niềm tin tuyệt đối vào tương lai đầy sán lạn, có vẻ như hiển nhiên của cách mạng vô sản. Họ đâu biết rằng chủ nghĩa cộng sản theo sự hình dung của Mác chỉ là một hình thái xã hội lý tưởng, rất giống hiện thực nhưng không phải là hiện thực, như một bức tranh 3D của người họa sĩ tài hoa thiếu yếu tố vận động hợp lý, thiếu hơi thở hồn nhiên của cuộc sống. Nói khác đi, hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa là một hình thái xã hội giả tạo, giống như thật, được lập trình từ bên ngoài và nhân vật đóng vai chính trong đó - con người, phải là những rôbốt.
Chúng ta đã nêu những ý kiến phản biện chủ nghĩa cộng sản và cả triết học Mác rải rác trong TT&HĐ, ở đây chúng ta không nhắc lại nữa, chỉ nêu ra những ý chính:
        - Ba qui luật cơ bản về tự nhiên mà triết học Mác nêu ra không phải là những qui luật, mà chỉ là những hiện tượng chuyển hóa của vật chất bị ngộ nhận là xảy ra phổ biến kiểu qui luật.
        - Xét lại để hoàn chỉnh lại các quan niệm về giai cấp, thặng dư, bóc lột, nhà nước, về sự tồn tại của nhà nước, về đấu tranh giai cấp, về sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản...
        - Vì thực thể nhà nước là điều kiện cần thiết để duy trì tồn tại mọi hình thái xã hội, và chế độ một vợ một chồng là biểu hiện cao độ của sở hữu cá nhân (tư hữu) cho nên trong hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa (nếu nó xuất hiện trong tương lai!) sẽ vẫn phải còn nhà nước nhưng chế độ một vợ một chồng (được nhà nước bảo hộ) sẽ dứt khoát bị thủ tiêu.
        -Nói chung, phải xét lại toàn bộ triết học Mác và chủ nghĩa cộng sản Mác - lênin, để cho nó trở thành một học thuyết tiết triển tự nhiên,sinh động, đúng đắn cho mọi xã hội của loài được trang bị tư duy trừu tượng trong một môi trường thiên nhiên hữu hạn.
Cần phải xác định rằng, bản thân sự tồn tại xã hội, vì xảy ra trong tự nhiên, bị các yếu tố tự nhiên chi phối, nên hoàn toàn tự nhiên. Xét theo quan niệm ở phạm vi hẹp hơn, trên bình diện phân biệt hai yếu tố tự nhiên và nhân tạo (hiện tượng tạo dựng có sự xen vào của lý trí, ý chí, nói chung là của trí tuệ con người!), thì vì sự hình thành và tồn tại xã hội vừa là tự nhiên, vừa là nhân tạo, cho nên các tiến trình xảy ra trong xã hội do con người khuấy đảo, lũng đoạn đều mang ít nhiều tính khách quan lẫn chủ quan gây nên tính đúng ít, đúng nhiều của chúng, đều có thể xảy ra hoặc không xảy ra, đều có thể xảy ra ở dạng này hay dạng khác, thành công hay không thành công...
Từ những lập luận trên chúng ta mới hiểu vì sao người ta nói thực tiễn là thước đo của chân lý đối với các tiến trình xã hội, vì sao đã hỉnh thành và được lưu truyền hơn thế kỷ nay trên thế giới, triết học Mác vẫn không được mọi người thừa nhận là chân lý nhận thức cốt lõi, là lí thuyết bao quát, nền tảng, tiền đề của các ngành khoa học khác như vật lý học, toán học, hóa học..., và vì sao mà các công trình xây dựng hình thái xã hội cộng sản với tiền thân là xây dựng CNXH, sau ngót một thế kỷ kiên trì tạo dựng vẫn không thành công mà trái lại, bỗng đổ sụp nhanh chóng không gượng lại được. Như vậy, đến hôm nay, sau quãng thời gian đủ dài được thực tiễn kiểm chứng, phải chăng có thể nói rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ là một cái cây khô dáng vóc tuyệt đẹp đượm sắc màu lý tưởng, không bao giờ đơm hoa kết quả? Nói chi cho xa, riêng ở Việt Nam, lời khẳng định đó là quá rõ ràng. Nếu không thế, sao các "tai to mặt lớn" đều đua nhau chạy tiền chạy bạc đưa con cháu ra các nước tư bản học để về "tiếp bước cha anh" xây dựng xã hội theo định hướng CNXH!!! Thực chất của họ là kiếm mảnh bằng về nước mưu cầu danh lợi cho bản thân hay học lóm tư sản để tiếp tục cách mạng vô sản? Phải chăng, ở các nước theo chế độ TBCN, nhiều kiến thức về khoa học ưu việt hơn ở các nước từng trong phe XHCN? Nói thật lòng, theo chúng ta, ngày nay nếu còn những ai tin vào cách giải thích về tự nhiên của triết học Mác, còn những ai tin vào con đường tiến lên CNCS của học thuyết Mác - Lê, thì chỉ là những người hoặc quá bảo thủ, cố bấu víu lấy một thời xả thân vì lý tưởng, hoặc là những người "thiếu hiểu biết", hoặc chỉ là những người cơ hội "chót lưỡi đầu môi". Ở Việt Nam, không ít người ngộ nhận rằng chúng ta vẫn đang tiến hành một cuộc cách mạng duy nhất từng được phát động từ ngày 3 - 2 - 1930 cho đến nay với khẳng định dứt khoát là làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, mà trong thực tiễn chính là "đấu tranh giải phóng dân tộc kết hợp với xây dựng CNXH". Thực ra, cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc tranh đấu hợp thành: cuộc đấu tranh chống thực dân - phong kiến dành độc lập dân tộc và cuộc cách mạng vô sản, đập tan chính quyền bóc lột của giai cấp tư sản, xây dựng chính quyền nhân dân, tiến tới CNXH, tạo điều kiện để bước vào hình thái xã hội CSCN. Chúng ta đã hoàn thành suất xắc đầy tự hào và oanh liệt cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Thế còn cuộc cách mạng vô sản, nếu tính từ năm 1945, sau khi đã đập tan chính quyền thực dân - phong kiến, chúng ta tiến hành tới đâu rồi? Nhưng CNXH là gì? Theo Hồ Chí Minh: "CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già khong lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là CNXH".
Nhớ lại ngày xưa, nước ta có một thời học hành và chữa bệnh hầu như không tốn tiền. Giờ thì sao? và như thế cách mạng dang tiến lên hay thụt lùi? Có điều lạ dễ thấy là hình như các cuộc cách mạng vô sản đã từng xảy ra trên thế giới đều có động lực lúc ban đầu chỉ liên quan tới chống chiến tranh hoặc chủ đích tới giải quyết chiến tranh (cứu vãn hòa bình, chống ngoại xâm, cứu nước, cứu dân tộc,...). Một điều lạ nữa là hầu như tất cả các nước (nếu không muốn nói là tất cả) có thể có đấu tranh này nọ, nhưng không cần đến cách mạng vô sản, vẫn diễn tiến theo hướng tìm cách xây dựng xã hội nước mìnhsao cho "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", nghĩa là tùy mức độ tiếp cận ít nhiều đều theo đinh hướng XHCN! Nhớ lại: các nước từng theo XHCN ở châu Âu đến nay không còn duy trì được chế độ mới (đã "quay hết về" chế độ TBCN) do Liên xô dựng lên đầy khiên cưỡng (không phải là sự tự thân lựa chọn của nhân dân các nước đó) vào "dịp" chiến thắng phát xít Đức.
Vậy, đã đến lúc phải xét lại tính đúng đắn về các nguyên lý của CNCS do Mác khởi xướng chưa?
(Còn tiếp) 
------------------------------------------------------------------

 
Xem tiếp...

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

TT & HĐ V - 50/g

 
Khám phá cội nguồn của phật giáo


PHẦN V: THỐNG NHẤT
 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky

"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo".
JohnDewey

"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci

"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
Albert Einstein

"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG IX (XXXXX): CÁCH NHÌN MỚI VỀ BỨC TRANH

"Tư tưởng luôn luôn là sự khái quát, và sự khái quát là một thuộc tính của tư duy. Khái quát nghĩa là tư duy."
"Cái gì có lý là sự thật, và cái gì là sự thật sẽ có lý."
"Lòng dũng cảm với sự thật là điều kiện đầu tiên cho nghiên cứu triết học."
"Không phải tính tò mò, không phải sự kiêu căng, không phải việc cân nhắc lợi ích, không phải trách nhiệm hay vì làm theo lương tâm mà chính là cơn khát không chịu chấp nhận thỏa hiệp, đầy khốn khổ và không thể dập tắt, dẫn chúng ta đến sự thật."
"Sự thật trong triết học có nghĩa là khái niệm và hiện thực bên ngoài phù hợp với nhau."
Hegel

"Nếu những người đi trước thiếu tinh thần mạo hiểm, ngày nay sẽ không có đèn điện, ra đa, máy bay, vệ tinh nhân tạo, cũng không có chất penicillin và xe hơi."
F. Kedwell (Mỹ)
 
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Da Vinci (Ý)

"Người nghiên cứu mẫu mực không phải là người thấy và thông báo lại cái mà những người quan sát bình thường đã thấy và thông báo lại, mà là người thấy trong các sự vật quen thuộc cái mà chưa ai thấy"
Norwood Russell Hanson
 
"Triết học là lời phủ dụ của con người về tự nhiên, là ngọn đèn tỏa ánh sáng gợi mở cho nhận thức tiến lên mỗi khi khoa học mù lòa và khoa học là sự cố gắng phá tan màn đêm bế tắc đó bằng ngọn đèn triết học, nhờ thi ca toán học."
NTT
 
"Không thể hình dung nổi con người ngày nay lại sống thiếu toán học Không có toán học, con người trở thành mù tịt. Nhưng có toán học, thì tư duy trừu tượng bị lũng đoạn thái quá bởi tính trừu tượng chủ quan vô độ của con người làm cho nhận thức khoa học về Vũ Trụ trở nên ảo tưởng, xa rời thực tại và chân lý"
Thầy Cãi

"Loài người có thể hiểu được sự thực của Vũ Trụ như nó vốn dĩ, trước khi họ bị diệt vong!?"
NTT 


(Tiếp theo)


Kitô Giáo ra đời sau đạo Phật, vào thời đoạn Đế quốc La Mã còn thịnh trị, tức là tầng lớp thống trị của nó còn đủ sức mạnh áp bức quần chúng cần lao bị trị. Đạo này (trong quá trình tồn tại của nó, có lẽ tiếp thu những quan niệm của đạo Phật, sau này bị lũng đoạn không ít bởi tầng lớp thống trị để phục vụ cho việc cai trị, xóa nhòa tính đối kháng trong mâu thuẫn quyền lợi giữa tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị) giải thích một cách mơ hồ và yếm thế nguyên nhân gây ra những khổ đau, đầy ải bất hạnh trong xã hội và cách thức giải thoát chúng. Theo Wikipedia thì:
"Đức Chúa Giê-su sáng lập Kitô giáo vào khoảng năm 26 ở Do Thái. Đức Chúa Giê-su giáng sinh vào năm 1 Công Nguyên, tại làng Bethlehem xứ Judea. Trú quán của Giê-su là làng Nazareth, xứ Galilee. Đức chúa Giê-su khởi hành truyền bá Phúc Âm trong xứ Galilee lúc khoảng 30 tuổi.
Các tôn giáo trên thế giới đều dạy con người phải tự mình làm các điều lành thánh thiện, tu tâm dưỡng tính để tự cứu mình hay để được siêu thoát hoặc thi hành nghiêm túc các giới cấm của đạo để được lên thiên đàng. Cơ Đốc Giáo khẳng định là mọi người sinh ra đều mắc phải tội tổ tông truyền(do phạm luật Chúa Cha đã truyền dạy " Các ngươi được phép ăn tất cả trái cây trong vườn địa đàng, nhưng không được ăn cây ở giữa khu vườn nếu ăn các ngươi sẽ phải chết ") do nghe lời con rắn xúi dục, tham lam muốn bằng Thiên Chúa nên đã bị phạt làm người phải chịu chết và sinh con đau đớn, nên Chúa Cha đã ban Con Một của mình là Đức Chúa Giê-su xuống thế gian chịu chết trên thập giá để làm giá cứu chuộc. Nếu ai muốn được cứu thì chỉ cần chấp nhận và tin tưởng vào sự ban cho như không này như lời tiên tri I-sai-a: "Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! Và người nào không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến, mua rượu và sữa mà không cần tiền, không đòi giá" I-sai-a.
Cuộc đời của Chúa Giê-su được ghi lại trong bốn sách Phúc Âm Tin Mừng theo thánh Mát-Thêu (Mathew), Maco, Lu-ca và Gio-an. Phúc Âm Mát-Thêu cho biết gia phả của Chúa Giê-su thuộc dòng dõi của vua Đa-vít và sanh bởi Đức nữ đồng trinh Ma-ri-a. Hai điều này làm ứng nghiệm lời tiên tri: "Có một chồi sẽ nứt từ gốc Y-sai, một nhánh từ rễ nó sẽ ra trái" và "Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai và sanh một con trai" (I-sai-a). Phúc Âm Ma-thi-ơ đã trưng dẫn tất cả 16 lần các lời tiên tri nói về Đấng Mê-si ở Cựu Ước được ứng nghiệm trong Đức Chúa Giê-su ở Tân ước để thuyết phục người Do Thái chấp nhận Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-si của mình. Phúc Âm Mác bày tỏ Đức Chúa Giê-su là Con của Đức Chúa Trời và là Đấng Cứu Thế của nhân loại. Phúc Âm Lu-ca bày tỏ Đức Chúa Giê-su là Con của Đấng Rất Cao, Chúa Con sẽ ngồi trên ngôi Đa-vít trị vì đời đời, nước Chúa vô cùng. Phúc Âm Giăng bày tỏ Đức Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời Ngôi Hai trở thành nhục thể để đem sự cứu chuộc đến cho nhân loại.
Trong thời gian ba năm rao giảng tin mừng, Đức Chúa Giê-su làm nhiều phép lạ như: hóa nước thành rượu, làm người chết sống lại, người mù được sáng, người què được đi... hầu để chứng tỏ Giê-su là Đấng Mê-si hay Đấng Christ, đã đến trong thế gian để làm ứng nghiệm các lời tiên tri trong Cựu Ước. Ngoài các dấu kỳ phép lạ, Đức Chúa Giê-su công khai xác nhận mình là Đấng Mê-si hay Đấng Christ, "Ta, người đang nói với ngươi đây, chính là Đấng đó" (Giăng). Ngoài các dấu kỳ phép lạ đã làm, Đức Chúa Giê-su còn giảng dạy là mỗi người phải hết lòng yêu mến Đức Chúa Trời và thương kẻ lân cận như mình. Chúa Giê-su kêu gọi mọi người phải thay đổi lòng mình, ăn năn và tin nhận Thiên Chúa để được cứu rỗi và thừa hưởng nước Trời.
Sau 3 năm giảng dạy về nước Trời, dân Do Thái tin theo Dức chúa Giê-su rất đông làm cho các nhà lãnh đạo Do Thái Giáo coi chúa Giê-su là một mối đe dọa cho Do Thái Giáo. Nên họ đã bắt chúa Giê-su đem đến trường án vội vã kết tội chúa Giê-su đã phạm thượng, vì đã xưng mình là Con của Đức Chúa Trời, rồi họ đóng đinh chúa Giê-su trên thập tự giá cho đến chết.
Các sách Phúc Âm kể tiếp: Sau khi người ta đã đem chúa Giê-su chôn trong mồ, đến ngày thứ ba, Đức Chúa Giê-su sống lại. Sau khi sống lại, Chúa hiện ra với các môn đồ trong 40 ngày để ban Chúa Thánh Thần và sai các ông đi rao giảng và làm chứng cho Ngài đến tận cùng Trái Đất. Sau đó,chúa Giê-su thăng thiên trước sự chứng kiến của các môn đồ. Như sách Công vụ các Sứ đồ 1:9-11 ghi: Sau khi nói chuyện với các môn đồ lần chót xong, Đức Chúa Giê-su được cất lên trời. Các môn đồ ngó theo cho đến khi có một đám mây đến tiếp Chúa khuất đi, không thấy nữa. Đoạn, có hai thiên sứ mặc áo trắng hiện đến bảo các môn đồ rằng:chúa "Giê-su này đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Chúa lên trời vậy". Chúa Giê-su cùng các thánh đồ sẽ trở lại thế gian này đánh bại Sa-tan để thành lập vương quốc của Chúa. Chúa sẽ ngồi trên ngôi Đa-vít trị vì đời đời, nước Chúa vô cùng. Bấy giờ "họ sẽ lấy gươm rèn lưỡi cày, lấy giáo rèn lưỡi liềm. Nước này chẳng còn giá gươm lên nghịch cùng nước khác, người ta chẳng còn tập sự chiến tranh. Muông sói sẽ ở với chiên con, beo nằm với dê con; bò con, sư tử con với bò nuôi mập cùng chung một chỗ, một đứa con trẻ sẽ dắt chúng nó đi. Bò cái sẽ ăn với gấu; các con nhỏ chúng nó nằm chung, sư tử ăn cỏ khô như bò. Trẻ con đương bú sẽ chơi kề rắn hổ mang, trẻ con thôi bú sẽ thò tay vào hang rắn lục. Nó chẳng làm hại, chẳng giết ai" (I-sai).
Sau khi Chúa Giê-su thăng thiên độ 10 ngày, đến ngày lễ Ngũ Tuần, các môn đồ của Chúa Cứu Thế đang nhóm lại để ăn lễ Ngũ Tuần theo truyền thống của Do Thái Giáo thì "thình lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào ào, đầy khắp nhà môn đồ ngồi. Các môn đồ thấy lưỡi rời rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người. Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh" (CV 2:2-4).
Sau khi nhận được Đức Thánh Linh, các môn đồ của Đức Chúa Giê-su đi ra rao giảng cho mọi người biết Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế đã chết trên thập tự giá để chuộc tội cho nhân loại. Nếu ai bằng lòng tin nhận Chúa Giê-su và sự chết của Chúa trên thập tự giá là để đền tội cho mình thì người đó được cứu chuộc bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Như Sứ đồ Phi-e-rơ xác định trước Toà Công Luận Do Thái rằng: "Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu" (CV 4:12). Sứ đồ Phao lô vốn là một thành viên của môn phái Pha-ri-seu, từng hăng say bắt bớ và sát hại người tin theo chúa Giê-su. Nhưng sau khi trở lại tin nhận Chúa và trở thành một sứ đồ đầy lòng nhiệt huyết rao giảng Tin Mừng, ông tuyên bố: "Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Mừng đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin" (Rô 1:16).
Dù Cơ Đốc Giáo bị Do Thái Giáo bắt bớ từ năm 35 đến năm 44, và sau đó bị các Hoàng Đế La Mã bách hại từ năm 64 đến năm 312, Cơ Đốc Giáo vẫn bành trướng mạnh trong đế quốc La Mã. Vào thế kỷ II, Cơ Đốc Giáo đã trở thành một tôn giáo có tổ chức hoàn bị với các giáo lý chính xác. Đến thế kỷ IV, Cơ Đốc Giáo đã lan tràn đến Tây Ban Nha, Ba-Tư và miền đông Ấn Độ.
Đến cuối thế kỷ IV, các Hội Thánh Cơ Đốc Miền Đông nằm trong lãnh thổ của Đông Đế quốc La Mã được chia ra làm bốn giáo khu. Bốn giáo khu đó là Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ), An-ti-ốt (Syria), Giê-ru-sa-lem (Do-Thái) và Alexandria (Ai Cập). Các giáo khu này trực thuộc Đông Giáo hội, đặt dưới quyền quản trị của một Giáo Trưởng, tòa thánh ở Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ. Các Hội Thánh Cơ Đốc Miền Tây nằm trong lãnh thổ của Tây Đế quốc La Mã trực thuộc Giáo Khu Rô-ma, cũng gọi là Tây Giáo hội. Tây Giáo hội đặt dưới quyền quản trị của một Giám mục, tòa thánh ở La Mã, Ý. Đông Giáo hội và Tây Giáo hội có nhiều bất đồng về giáo lý và quyền hạn giữa chức Giám mục ở La Mã và Giáo trưởng ở Constantinople. Sự việc này là mầm móng gây ra mối chia rẽ giữa hai giáo hội từ thế kỷ V. Đến năm 1054, Tây Giáo hội và Đông Giáo hội chính thức dứt phép thông công lẫn nhau, rồi xem nhau như thù nghịch từ dạo đó cho đến nay.
Năm 1517, Tu sĩ Martin Luther phát khởi phong trào Cải Chánh Giáo hội Công giáo Rôma. Martin Luther cho rằng: Sự cứu chuộc là nhờ ân điển bởi đức tin vào sự ban cho của Đức Chúa Giê-su mà thôi, không phải nhờ làm việc lành để được cứu. Điều Martin Luther tin tưởng trái với truyền thống của Giáo hội Công giáo Rôma đã có hơn một ngàn năm trăm năm qua là "sự cứu chuộc là nhờ ân điển bởi đức tin vào công lao của Đức Chúa Giê-su cộng thêm việc làm phước đức của tín hữu". Vì giáo lý cứu rỗi khác biệt với Giáo hội Công giáo Rôma, nên Martin Luther và nhóm người theo phái Cải Chánh của Martin Luther tách rời khỏi Giáo hội Công giáo Rôma để thành lập Giáo hội Tin Lành Lutheran. Cũng trong thế kỷ 16 này và các thế kỷ kế tiếp, một số Giáo hội Cải Chánh khác được thành lập như: Reformed and Presbyterian, Anglican Communion, Báp-tít, Anh Em (Quakers), Congregationalists, Giám Lý, Ngũ Tuần, Disciple of Christ, Unitarians, Universalists, Evangelicals, Fundamentalists...
Đến năm 1962, Công đồng Vatican II của Giáo hội Công giáo Rôma không còn coi Tin Lành Cải Chánh là "Thệ Phản" hay "Đạo Lạc", nhưng coi là "Anh Em Tách Rời".
Tạp chí Life, xuất bản tháng 12 năm 1999 cho biết: Dầu phải trải qua các cuộc bắt bớ của Do Thái Giáo và các cơn bách hại của các Hoàng Đế La Mã, Cơ Đốc Giáo đã trở thành một tôn giáo lớn nhất thế giới, có số tín hữu vào khoảng trên hai tỷ người, với khoảng 2.000 hệ phái".
Cũng theo Wikipedia:
"Thiên đàng hay Thiên đường (chữ Hán 天堂; thiên: trời, tầng trời, cõi trời; đường hay đàng: cái nhà, cõi) là khái niệm về đời sau được tìm thấy trong nhiều tôn giáo và các tác phẩm triết học.
Những người tin vào thiên đàng cho rằng thiên đàng (hoặc Hoả ngục) là chỗ ở trong đời sau của nhiều người hoặc toàn thể nhân loại. Trong một số trường hợp, có những người, theo truyền thuyết hoặc theo lời chứng, có những trải nghiệm cá nhân giúp hiểu biết về Thiên đàng. Họ tin rằng những trải nghiệm họ có được là để thuật lại cho người khác biết về sự sống, Thiên đàng và Thiên Chúa.
(...). Thiên đàng thường được hiểu là nơi chốn của phước hạnh, đôi khi được hiểu là chỗ ở phước hạnh vĩnh cửu.
Trong phần lớn các giáo hội thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo, thiên đàng là sự trở lại tình trạng trước khi sa ngã của loài người, sự tái lập Vườn Eden, ở đó con người được tái hợp với Thiên Chúa trong tình trạng toàn hảo và tự nhiên của sự sống đời đời. Tín hữu Cơ Đốc tin rằng sự tái hợp này giữa con người và Thiên Chúa được hoàn tất qua sự hi sinh của Chúa Giê-su Cơ Đốc khi ngài chết trên thập tự giá vì tội lỗi của loài người.
Quan niệm phổ biến của hầu hết các tôn giáo là khi vừa lìa đời, con người sẽ bước ngay vào thiên đàng. Tuy nhiên, không phải tất cả tín hữu Cơ Đốc chia sẻ niềm tin này. Nhiều người trong cộng đồng Cơ Đốc giáo tin rằng trước khi vào thiên đàng cần phải chờ đợi "cho đến khi thế gian này qua đi".
Trong thần học Cơ Đốc, có hai khái niệm hỗ tương về thiên đàng thường được gọi là "sự sống lại của thân xác" và "sự bất diệt của linh hồn". Trong khái niệm đầu, linh hồn sẽ không lên thiên đàng cho đến khi có sự phán xét sau cùng là lúc thân xác được hồi sinh và mọi người chịu xét xử. Trong khái niệm sau, linh hồn lên thẳng thiên đàng sau khi chết. Cả hai khái niệm này được kết hợp trong học thuyết hai lần phán xét, theo đó linh hồn chịu phán xét lần đầu sau khi chết để vào ở một nơi phước hạnh tạm thời (paradise) trong khi chờ đợi sự phán xét lần thứ hai trong ngày tận thế.
(...).
Thuyết Phổ độ nói rằng, chúng ta đều biết là trên chín tầng mây có thiên đàng còn dưới lòng đất chẳng có gì cả vì lòng đất không có không khí, tối như mực, nhiệt độ lại quá cao không gì có thể ở được. Những người sinh thời sống tốt khi chết đi sẽ lên thiên đàng, thành hồn ma tốt còn những người sinh thời sống không tốt khi chết đi vẫn lên thiên đàng, thành hồn ma xấu.
Những người không tôn giáo có vẻ đều tin vào thuyết này và họ tin rằng, họ đang cần có phước hạnh vĩnh cửu. Theo niềm tin của họ, hỏa ngục (tức địa ngục) cùng ma quỷ chỉ là mê tín, vì dưới lòng đất chẳng có gì và nhiệt độ quá cao.
(...)
Theo dòng lịch sử, một trong những nguyên nhân chia cắt Cơ Đốc giáo là các quan điểm dị biệt về điều kiện được vào thiên đàng. Từ thế kỷ 16 đã hiện hữu ba quan điểm của ba trào lưu Cơ Đốc chính yếu: Công giáo Rôma, Chính Thống giáo và Kháng Cách. 
(...)
Giáo huấn Công giáo về thiên đàng được trình bày trong Giáo lý của Giáo hội Công giáo: "Những ai chết trong ân điển và tình bằng hữu của Thiên Chúa được thanh tẩy hoàn toàn và sống đời đời... Sự sống trọn vẹn này với Thiên Chúa... được gọi là thiên đàng. Đó là mục tiêu tối hậu và là sự ứng nghiệm đầy trọn những khao khát sâu xa nhất của con người, đó là tình trạng phước hạnh tuyệt đối và vĩnh hằng."
Sau khi chết, mỗi linh hồn phải đối diện với "sự phán xét đặc biệt" để hoặc sẽ vào thiên đàng sau khi ở Luyện ngục (Purgatory), hoặc vào thẳng thiên đàng, hoặc vào Hỏa ngục. Ý niệm này khác với quan điểm "sự phán xét chung" hoặc "sự phán xét sau cùng" khi Chúa Cơ Đốc trở lại để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
(...)
Thiên đàng là nơi chốn dành cho những ai đã được thanh tẩy, người chết trong tội lỗi không được phép vào. "Những ai chết trong ân sủng và tình bằng hữu của Thiên Chúa và được thanh tẩy hoàn toàn sẽ sống đời đời với Chúa Kitô. Họ đời đời giống Thiên Chúa, vì họ "nhìn thấy Ngài" mặt đối mặt." (Giáo lý Giáo hội Công giáo 1023) "Những ai chết trong ân sủng và tình bằng hữu của Thiên Chúa và được thanh tẩy không trọn vẹn, dù không được chắc chắn sự cứu rỗi đời đời, phải trải qua sự thanh tẩy sau khi chết, cũng sẽ đạt được sự thánh khiết cần thiết để bước vào sự vui thoả của Thiên Chúa." (Giáo lý Giáo hội Công giáo 1054).
Nếu một người chịu rửa tội đúng cách, khi chết người ấy sẽ lên thiên đàng (theo đức tin Công giáo Rôma, thánh lễ rửa tội (báp têm) xoá sự trừng phạt hiện thời hay vĩnh cửu của mọi tội). Nếu một người không bao giờ phạm trọng tội, trong khi đã được xoá các khinh tội trước khi chết, người ấy sẽ vào thiên đàng.
Song, đa phần sẽ vào thiên đàng sau khi qua Luyện ngục (hoặc "nơi thanh tẩy"). Trong Luyện ngục, linh hồn phải chịu trừng phạt vì những tội đã phạm khi còn sống, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Nếu một người dự thánh lễ, xưng tội đúng cách, cũng như đã được đại xá (plenary indulgence), sau khi chết sẽ vào thiên đàng. Có nhiều cách để được đại xá, chiếu theo các thánh chỉ của Giáo hoàng. Để được đại xá, cần phải dự thánh lễ xưng tội đúng cách, ăn năn, dự Bí tích Thánh thể đúng cách, đọc một số lần các kinh như Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh và làm số công đức. Hơn nữa, người ấy cần phải giữ mình khỏi mọi tội, trọng tội cũng như khinh tội, trong khi thực thi những điều này...".
Phải cho rằng sự ra đời của hai tôn giáo ấy là kết quả nỗi bức xúc tích tụ trong thời gian dài của tầng lớp bình dân cần lao trong quá trình đấu tranh đòi quyền lợi với tầng lớp thống trị trong xã hội. Vì xảy ra trong một thời đoạn mà bạo lực được khẳng định, sự áp bức bất công của tầng lớp thống trị đối với tầng lớp cần lao bị trị tồn tại như một lẽ đương nhiên, thêm nữa là có ưu thế hầu như áp đảo trước sự phản kháng liên tục của tầng lớp bị trị, và nhất là về sau còn bị sự phủ dụ của tầng lớp thống trị lũng đoạn,  nên những luận giải của hai "đạo" đó về mọi gian nan, khổ ải, đói nghèo... xảy ra trên thế gian của quần chúng bình dân đều mê tín, mù quáng, đều hầu như có nguyên nhân "tự mình", và như thế, đều sai lầm. Từ sai lầm đó mà dẫn đến việc đề ra những tiêu chí hành động "diệt khổ" đầy yếm thế, cải lương và cũng sai lầm nốt.
Hãy đọc bài "Nguồn Gốc của Khổ và sự Diệt Khổ" ( Tương Ưng BK IV, phần số XI: Bhagandha-Hatthaha, tr 512-517 ) đăng trên mạng: " Một thời Thế Tôn đang trú tại một thị trấn  tên là Uruvelakappa của người dân Mallas. Lúc đó viên trưởng thôn là Bhadraka đến tiếp kiến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên và thưa rằng:
            -Bạch Thế Tôn, thật lành thay nếu Thế Tôn giảng cho con nghe về nguồn gốc của khổ và sự diệt khổ .
            - Này trưởng thôn, nếu ta giảng cho ông về nguồn gốc của khổ và sự diệt khổ dựa vào sự kiện trong quá khứ, nói rằng: ‘trong quá khứ nó như vậy ’, có thể ông sẽ khởi lên  hoang mang và nghi ngờ. Và nếu ta giảng cho ông về nguồn gốc của khổ và sự diệt khổ dựa vào sự kiện trong tương lai, nói rằng, ‘trong tương lai nó sẽ như vậy’, có thể ông sẽ khởi lên  hoang mang và nghi ngờ. Này trưởng thôn, thay vào đó, khi ta đang ngồi đây, và ông đang ngồi ở đó, ta sẽ giảng cho ông nghe về nguồn gốc của khổ và con đường diệt khổ. Hãy lắng nghe và chú tâm thật kỹ, ta sẽ nói.
             - Thưa vâng, bạch Thế Tôn,” Bhadraka đáp lại.
            Thế Tôn nói như sau :
             - Này trưởng thôn, ông nghĩ thế nào? Nếu có người nào ở tại Uruvelakappa này bị hành hình, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, ông có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng, hay tuyệt vọng không ?
            - Thưa có những người như thế, bạch Thế Tôn
            - Nhưng có người nào trong cùng hoàn cảnh như vậy mà ông không khởi tâm buồn rầuthan tiếc, đau đớn, thất vọng, hay tuyệt vọng không ?
            - Thưa có những người như thế, bạch Thế Tôn
             - Này trưởng thôn, tại sao đối với một số người ở tại Uruvelakappa ông có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng khi họ bị hành hình, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, trong lúc đối với một số người khác ông lại không khởi tâm như thế ?
            - Bạch Thế Tôn, đối với những người ở Uruvelakappa mà con có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng khi họ bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, đó là những người con có lòng ái dục đối với họ. Nhưng đối với những người ở Uruvelakappa mà con không khởi lên những cảm xúc ấy, đó là những người con không có lòng ái dục đối với họ.
             – Này trưởng thôn, bằng nguyên tắc này đã được trông thấy, hiểu biết, đo lường và thấu đạt, hãy áp dụng phương pháp này đối với quá khứ và tương lai, như sau : “Bất cứ khổ đau nào  đã khởi lên trong quá khứ, tất cả những gì đã sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, với ái dục là cội nguồn; vì ái dục là gốc rễ của khổ đau. Bất cứ khổ đau nào sinh khởi trong tương lai, tất cả những gì sẽ sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, với ái dục là cội nguồn; vì ái dục là gốc rễ của khổ đau ”.
            - Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật tuyệt vời thay, bạch Thế Tôn ! Thật khéo nói thay lời dạy này của Thế Tôn: ‘Bất cứ khổ đau nào đã khởi lên trong quá khứ, tất cả những gì đã sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, vì ái dục là gốc rễ của khổ đau’. Bạch Thế Tôn, con có người con trai tên là Ciravāsi sống ớ căn nhà ngoài xa. Con thường dậy sớm và gởi một người đi đến đó, nói với anh ta,’Anh hãy đi đến đó và thăm hỏi xem nó như thế nào.’ Bạch Thế Tôn, cho đến khi anh ấy trở về, con cảm thấy lo âu bồn chồn, nghĩ rằng, ‘Hy vọng cậu bé không bị ốm đau gì !’
            -  Này trưởng thôn, ông nghĩ thế nào ? Nếu Ciravāsi bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, ông có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng không ?
            -   Bạch Thế Tôn, nếu Ciravāsi bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, thậm chí đời con sẽ trở thành vô nghĩa, làm sao con không khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng ?
            -  Này trưởng thôn, cũng vậy bằng phương cách này, có thể hiểu như sau: ‘Bất cứ khổ đau nào  khởi lên, tất cả những gì sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, với ái dục là cội nguồn, vì ái dục là gốc rễ của khổ đau .’
            -  Này trưởng thôn, ông nghĩ thế nào ? Trước đây khi ông chưa trông thấy hay nghe nói về vợ ông, ông có khởi sinh lòng ham muốn, luyến ái đối với bà ấy không ?
            -  Thưa không, bạch Thế Tôn.
            -  Này trưởng thôn, vậy thì có phải chỉ sau khi ông trông thấy hay nghe nói về vợ ông, ông mới khởi sinh lòng ham muốn, luyến ái đối với bà ấy?
            - Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
            -  Này trưởng thôn, ông nghĩ thế nào ? Nếu vợ ông bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, ông có khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng không ?
            -  Bạch Thế Tôn, nếu vợ con bị hành quyết, bị tù tội, bị trừng phạt hay bị chỉ trích, thậm chí đời con sẽ trở hành vô nghĩa, làm sao con không khởi tâm buồn rầu, than tiếc, đau đớn, thất vọng hay tuyệt vọng ?
            -  Này trưởng thôn, cũng vậy bằng phương cách này, có thể hiểu như sau: ‘ Bất cứ khổ đau nào khởi lên, tất cả những gì sinh khởi đều bắt nguồn từ ái dục, với ái dục là cội nguồn, vì ái dục là gốc rễ của khổ đau' ."
Nhưng đạo Phật vẫn chưa giải thích được đến tận cùng: nguồn gốc của duyên khởi, của ái dục. Thử hỏi, nếu những thứ đó không hiện diện, thì con người có còn hiện diện nữa hay không? Đạo Ki - Tô ra đời cũng với những giáo lý giải thích nguyên nhân nỗi khổ đau và cách thức tiêu trừ khổ đau cho quần chúng cần lao theo xu hướng tương tự như Đạo Phật, tức là cũng đầy tín ngưỡng mê lầm, mù quáng, yếm thế và cải lương. Tuy nhiên, với quan niệm đầy bi quan, bất lực, bế tắc bị hạn chế bởi nhận thức thế giới của thời đại bấy giờ về một xã hội mà quần chúng cần lao được sống một cuộc sống tươi vui, hạnh phúc hơn, hai thứ tôn giáo ấy cũng vẽ nên được hai bức tranh tuyệt đẹp, đẹp đến không thể mô tả cụ thể được là Niết Bàn và Thiên Đàng, về cuộc sống con người khi đã "gột rửa" hết mọi tội lỗi gọi là Niết Bàn và Thiên Đàng. Thực ra đó là hai ảo tưởng hình thái xã hội được cho là tuyệt đối tốt đẹp, có tính thần thánh mà hai tôn giáo đã hình dung ra được để phủ dụ quần chúng cần lao. Dù bị cho là yếm thế, mù quáng, cải lương nhưng những giáo điều của hai tôn giáo ấy về khổ và diệt khổ cũng có những nét hợp lý, nhất là nét hiền dịu, giàu lòng nhân ái và hai hình dung về hình thái xã hội dẹp đẽ lý tưởng đã phủ dụ được tầng lớp cần lao tin theo, đã phù hợp với nguyện vọng ngàn đời về cuộc sống con người. Điều vừa nói phải chăng là lời giải thích cho sự tồn tại hàng ngàn năm nay của đạo Phật và đạo Ki - Tô.

(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------




Xem tiếp...