Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

TT & HĐ V - 50/i

 
Nguồn gốc của loài người [Phần 1/3]
  
Nguồn gốc của loài người [Phần 2/3]
  
Nguồn gốc của loài người [Phần 3/3]


PHẦN V: THỐNG NHẤT
 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky

"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo".
JohnDewey

"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci

"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới"
Albert Einstein

"Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG IX (XXXXX): CÁCH NHÌN MỚI VỀ BỨC TRANH

"Tư tưởng luôn luôn là sự khái quát, và sự khái quát là một thuộc tính của tư duy. Khái quát nghĩa là tư duy."
"Cái gì có lý là sự thật, và cái gì là sự thật sẽ có lý."
"Lòng dũng cảm với sự thật là điều kiện đầu tiên cho nghiên cứu triết học."
"Không phải tính tò mò, không phải sự kiêu căng, không phải việc cân nhắc lợi ích, không phải trách nhiệm hay vì làm theo lương tâm mà chính là cơn khát không chịu chấp nhận thỏa hiệp, đầy khốn khổ và không thể dập tắt, dẫn chúng ta đến sự thật."
"Sự thật trong triết học có nghĩa là khái niệm và hiện thực bên ngoài phù hợp với nhau."
Hegel

"Nếu những người đi trước thiếu tinh thần mạo hiểm, ngày nay sẽ không có đèn điện, ra đa, máy bay, vệ tinh nhân tạo, cũng không có chất penicillin và xe hơi."
F. Kedwell (Mỹ)
 
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Da Vinci (Ý)

"Người nghiên cứu mẫu mực không phải là người thấy và thông báo lại cái mà những người quan sát bình thường đã thấy và thông báo lại, mà là người thấy trong các sự vật quen thuộc cái mà chưa ai thấy"
Norwood Russell Hanson
 
"Triết học là lời phủ dụ của con người về tự nhiên, là ngọn đèn tỏa ánh sáng gợi mở cho nhận thức tiến lên mỗi khi khoa học mù lòa và khoa học là sự cố gắng phá tan màn đêm bế tắc đó bằng ngọn đèn triết học, nhờ thi ca toán học."
NTT
 
"Không thể hình dung nổi con người ngày nay lại sống thiếu toán học Không có toán học, con người trở thành mù tịt. Nhưng có toán học, thì tư duy trừu tượng bị lũng đoạn thái quá bởi tính trừu tượng chủ quan vô độ của con người làm cho nhận thức khoa học về Vũ Trụ trở nên ảo tưởng, xa rời thực tại và chân lý"
Thầy Cãi

"Loài người có thể hiểu được sự thực của Vũ Trụ như nó vốn dĩ, trước khi họ bị diệt vong!?"
NTT 




(Tiếp theo)

                                                                                 ***
Đang chấp bút chương XXXXVIII của tập nhận ký hành trình TT & HĐ cho anh Hoang Tưởng thì anh đột nhiên biến đi đâu mất dạng, không gửi thông tin về nữa. Đợi mãi, không thấy anh Hoang Tưởng gửi thêm thông tin về, chúng ta đành cố gắng "bịa ra", bắt chước lối suy nghĩ của anh, viết tiếp. Chứ không lẽ một tác phẩm đã huyễn tưởng là "cái đuôi to" lại để dở dang?
Nhưng khi viết xong chương đó, chúng ta thấy vẫn không hài lòng, còn thiêu thiếu chút gì đó như lẩu thập cẩm đủ món ngon mà "nêm" còn nhàn nhạt. Thế là chúng ta lại nỗ lực ngồi vào bàn viết tiếp chương XXXXIX, và xác định là chương cuối cùng của tập "tràng giang đại hải" có tựa đề tự đặt TT &HĐ của anh Hoang Tưởng.
Đúng là không có Hoang Tưởng, làm việc gì cũng khó khăn, nhất là những việc có liên quan đến khoa học. Chính vì thế mà sau một thời gian dài lao tâm khổ trí rất nhiều, chúng ta mới viết xong chương XXXXIX một cách khiên cưỡng và khi đọc lại vẫn thấy ấm ức, chưa được thỏa mãn lắm...
Sự ấm ức đó cứ đè nặng tâm can chúng ta mãi để rốt cuộc, chúng ta đã quyết định "cày cuốc" thêm một chương nữa (chương XXXXX của toàn tập hay chương IX, phần V của toàn tập), là chương cuối cùng thực sự của "thiên cổ kỳ...cục thư" này.
Bây giờ, để kết thúc, chúng ta xin nói những lời cuối cùng và tin rằng đây cũng là hơi hướng ý nghĩ tinh hoa của anh Hoang Tưởng:
"Tất cả là Tự Nhiên Tồn Tại. Tồn Tại là tuyệt đối, là thực. Hư Vô là tương đối, là ảo, là mặt tương phản của Tồn Tại. Khi Tự Nhiên Tồn Tại được coi là Vũ Trụ thì nền tảng của Vũ Trụ là không gian. không gian là một thể vốn dĩ thế và cũng được gọi là Không Gian.
Tiến về phía tầng nấc vi mô, không gian được thấy càng lúc càng đặc, càng cứng và ở đáy cùng vi mô thì nó trở thành một thể có cấu trúc mạng khối cứng tuyệt đối với nút mạng được đặt tên là hạt Không Gian (hạt KG). Hạt KG cố định tuyệt đối (để tránh Hư Vô) nhưng vận động nội tại không ngừng. Vận động nội tại đó sẽ có lúc tạo ra những xung động quá hạn, được định lượng E = h.v (với h là hằng số Plank, v là tần số cực đại có thể có của giao động), có khả năng phá vỡ hạt KG, làm xuất hiện Hư Vô. Để thoát khỏi tình huống đó, lượng kích thích E bằng cách cảm ứng kích thích KG, ngay lập tức được truyền cho một hạt KG thích ứng xung quanh. Lúc này lượng kích thích E = h.v đã chuyển hóa thành E = m.c^2 (với m được coi như khối lượng của hạt KG, c là tốc độ truyền cực đại có thể có trong Vũ Trụ và từ đây, thời gian trong Vũ Trụ hình thành và được coi là khoảng cực tiểu của quá trình chuyển hóa). Tương Tự như vậy, các lượng kích thích E lan truyền trong Vũ Trụ, gặp nhau, tương tác với nhau theo cách thích hợp, tạo nên lực lượng vật chất với những thể hiện muôn màu muôn vẻ mà chúng ta đã quan sát được hoặc chưa quan sát được.
Tiến về phía tầng nấc vĩ mô, không gian được thấy càng lúc càng loãng và mềm. Đến tầng nấc của con người quan sát được trở đi, không gian được coi là hoàn toàn trống rỗng, cho mọi thứ xuyên thấu.
Toán học là ngôn ngữ duy nhất của khoa học nhưng là một ngôn ngữ không hoàn chỉnh. Có lẽ do chưa phát hiện ra điều này nên loài người vẫn hồn nhiên ứng dụng toán học cả trong những vùng cấm kỵ dẫn đến những kết quả lầm lạc. Phải chăng những kết quả dẫn đến những hình dung về điểm kỳ dị, vụ nổ Big Bang, Vũ Trụ dãn nở... trong vật lý học ngày nay đều là những tưởng tượng sai lầm có nguyên nhân từ điều nói trên?
Xã hội loài người xuất hiện và tồn tại trong thiên nhiên nên nó cũng thuộc Tự Nhiên Tồn Tại. Nghĩa là sự tồn tại của nó cũng phải mang những đặc tính cơ bản của Tự Nhiên Tồn Tại, những tiến trình xảy ra trong lòng nó đếu phải tuân theo những quy luật của Tự Nhiên Tồn Tại, tức là đều phải... tự nhiên. Chẳng hạn một qui luật cơ bản của Tự Nhiên Tồn Tại là mọi quá trình chuyển hóa đều theo hướng bảo toàn tồn tại , thì đối với xã hội cũng vậy, được phát biểu dưới dạng đặc thù là mọi vận động xã hội đều theo hướng đảm bảo tối đa sống còn. Mọi hệ thống cơ học đều có quán tính và mọi chế độ xã hội đều có tính bảo thủ là vì thế.
Mặt khác, trên một bình diện khác ở phạm vi "hẹp" hơn, với lý do xã hội loài người hình thành và tồn tại là do nhu cầu đòi hỏi của con người, vì sự sống còn của con người, cho nên nó cũng bị ý chí của con người lũng đoạn sâu sắc. Có thể nói các tiến trình xã hội vừa bị chi phối có tính quyết định của các yếu tố tự nhiên đến đường hướng phát triển của chúng, vừa chịu sự thao túng mạnh mẽ của hành động con người, của sự sáng tạo, nhân tạo.
Xã hội xuất hiện và sự phát triển của nó làm cho nhà nước xuất hiện không lâu sau đó. Hoạt động sống còn của loài người sẽ dần làm xuất hiện các khái niệm đói, no, nghèo, giàu, để dành, tích lũy...và nâng cao độ cảm xúc con người lên trạng thái tình cảm khác nhau như vui vẻ, tức giận, sung sướng, khổ đau, hạnh phúc, bất hạnh...
Khi những yếu tố thiết yếu để cấu thành một xã hội đã xuất hiện đầy đủ thì xã hội cũng phân tầng phân lớp loài người mà về cơ bản là phân ra hai lực lượng thống trị (được nhà nhà nước thao túng, bảo hộ, là lực lượng thiểu số) và bị trị ( là lực lượng số đông, quần chúng trong xã hội, đối tượng phục vụ, bóc lột của nhà nước. Từ đó, xuất hiện luôn hiện tượng đấu tranh trong nội bộ loài người.
Cuộc đấu tranh trong nội bộ loài người thực chất là cuộc đi đòi lại quyền sống cơ bản của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị, xây dựng một xã hội công bằng, bác ái, văn minh, hay nói cách khác, đi thực hiện cái chân lý đã được khắc tạc trong tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Các cuộc cách mạng tư sản được tiến hành nhằm mục đích chung là giải phóng lực lượng lao động, tập trung sản xuất, thỏa mãn yêu cầu phát triển của nền sản xuất hàng hóa, xét cho cùng, cũng nằm trong tiến trình đấu tranh đòi quyền sống cơ bản của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp phong kiến thống trị. Nhưng trong buổi giao thời từ chế độ phong kiến thối nát chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn, tức là vào thời đoạn tích lũy tư bản một cách hoang dại, tầng lớp tư sản tự do đã gây ra nhiều điều tác tệ đối với tầng lớp làm thuê, làm cho các khẩu hiệu với những lời lẽ hào nhoáng do các nhà cách mạng tư sản thành tâm nêu ra như: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc",hay: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Sự phân biệt xã hội chỉ được phép thành lập trên cơ sở nó đem lại lợi ích chung cho cả cộng đồng" dần dần trở thành mị dân.
Chính sự ứng xử tàn ác và bộ mặt mị dân thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản đã làm cho quá trình đấu tranh giành quyền sống cơ bản của tầng lớp bị trị bước vào trạng thái căng thẳng và trở thành nguyên nhân chủ yếu làm nổ ra cuộc cách mạng vô sản.
Cách mạng vô sản và thời đoạn đấu tranh giai cấp giữa tư sản và vô sản (khái niệm giai cấp theo Mác - Lê) là một giai đoạn cao trào của quá trình đấu tranh vì quyền sống cơ bản. Do bị hạn chế bởi nhận thức thời đại nên các nhà làm cách mạng vô sản đã có nhiều quan niệm chưa chuẩn, thậm chí là sai lầm về nguyên nhân dẫn đến đói khổ, về đối tượng thực sự gây ra nghèo khổ,về bản chất của xã hội tư bản chủ nghĩa..., từ đó đề ra nhiều chủ trương cách mạng có phần cực đoan, thiên tả, làm xảy ra những cuộc truy sát, bức hại, đọa đày quá mức cần thiết.
Không có suy tưởng thì không có nhận thức. Đó là điều không ai chối cãi được. Nhưng tật nguyền mãn tính của con người là mơ mộng hão huyền. Khi suy tưởng vượt giới hạn, con người sẽ bước vào trạng thái với những ý nghĩ huyền ảo, siêu thực, phi thực. Vì lẽ đó mà toán học trở thành thứ ngôn ngữ diễn tả thực tại vừa chắc nịch chân lý, vừa lỏng lẻo nhạt nhòa và thời gian, thứ sinh ra từ chuyển hóa không gian, là công cụ phân định vận động vật chất lại có thể hòa quyện vào không gian.
Tuy nhiên, không biết có phải là may mắn không (?), con người có đặc tính là "chúa" hoài nghi. Nhờ có đặc tính này mới có những cú huých giúp khoa học nhân loại tiến lên, thời gian cũng vậy, trong tương lai nó sẽ trở về với vị trí vốn dĩ dành cho nó, đóng vai trò "ông" trọng tài công minh, chính trực nhất...
Hiện nay, trên thế giới, không còn nước nào theo chủ nghĩa cộng sản nữa, không có nước nào tiến hành cách mạng vô sản nữa, không có phong trào nào đòi xóa bỏ chế độ tư bản nữa. Tuy quá trình đấu tranh đòi quyền sống cơ bản của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị vẫn còn đó, nhưng đã chuyển sang giai đoạn lắng dịu. Thử hỏi nếu không có đạo Phật góp phần tác động, thì tính lương thiện và vị tha trong tâm hồn người Á Đông có được cải thiện như ngày nay, nếu không có phong trào đấu tranh và xây dựng CNXH, thì tầng lớp bị trị có được chế độ tư bản đối xử như ngày nay?
Cuối cùng, có thể nói rằng, vai trò lịch sử của cách mạng vô sản thế giới đã qua rồi. Ở Việt Nam, đâu còn những người "thuần túy" cộng sản, tận tụy vì dân vì nước theo chuẩn mực đánh giá của thời kỳ đầu. Tuy vậy, hiện nay ở Việt Nam, người ta vẫn "kiên định" với triết học Mác - Lê và "trung thành" với định hướng XHCN. Phải nói thực rằng, đó chỉ là tình yêu theo "nhãn mác", niềm tin theo "quán tính", lòng trung thành với một lý tưởng cao đẹp đến mức thiêng liêng của một học thuyết thực tâm, có ý chí "vì dân", nhưng còn phạm sai lầm. Giống như các tôn giáo, cho dù các phủ dụ của chúng cũng giúp ích phần nào làm bình ổn xã hội. Song cũng gây ra không ít tác tệ bởi cách nhìn thế giới tự nhiên mê muội, mù quáng của chúng. Và nhất là khi có quyền lực điều hành chính quyền, bản chất tham tàn của con người trong chúng lại phơi bày, phòng chống cũng không xuể.
Tin rằng, trong một tương lai không xa, trên thế giới sẽ hiện lên một nước "VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA", nhãn mác mà Hồ Chí Minh đã đặt cho Việt Nam lúc sinh thời, không đảng phái, quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, nguyên thủ quốc gia cũng đồng thời là chủ tịch quốc hội tài đức gồm đủ, với chủ trương hoàn thiện một nhà nước có cơ cấu tổ chức tối ưu, thực sự là "CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN", tạo tiền đề xây dựng chân phác được một hình thái xã hội mẫu mực, hợp lẽ tự nhiên: "DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, XÃ HỘI CÔNG BẰNG, DÂN CHỦ, VĂN MINH" theo tiêu chí cộng sản chủ nghĩa".                                                            
                                                               -----HẾT-----
--------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét