TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG (Yêu nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua - Ca dao)
Có lần, Chúng mình cùng đi một đoạn đường trần Anh đọc em nghe bài thơ "Đôi dép" Bài thơ viết về điều tuyệt đẹp Về một chân lý sáng ngời: Muốn tồn tại là phải có cặp, có đôi Mà Tổ Tiên ta đã ngộ ra từ thời tiền sử, Đó là "LƯỠNG PHÂN - LƯỠNG HỢP" Với niềm kính cẩn tụng ca "YÔNI - LINGA"
"Em không hiểu điều bài thơ ngợi ca Nhưng em tin anh nói về hạnh phúc. Có cần phải mọi nơi, mọi lúc Mới là yêu nhau như đôi dép không anh?"
"Không ,em à, như hoa lá trên cành Có cặp đôi đâu vẫn chan hòa vui sống Như đàn kiến kia quên mình trong lao động Sống vì cộng đồng không biết đến khổ đau. Sống cặp đôi luôn cần thiết có nhau Không có một, cả hai đều phế bỏ!..."
Chưa kịp nói đến tận cùng thấu tỏ Dứt đứt tình ta, em vội bỏ đi rồi! Em lục lọi khắp cả bốn phương trời May gặp được chiếc dép kia còn lại Anh dằn vặt trước tương lai hoang hoải Nhớ thương em, anh "lải nhải" sự đời!
Anh kể em nghe câu chuyện loài người Từ xửa từ xưa, từ đầu nguồn chuyển hóa Loài người cũng như bao loài vật khác Cá thể sinh ra vô tình rủi may Trong mục đích góp phần duy trì giống loài Nên cần bảo tồn, tôn vinh sự sống Cuộc sống ấm no trở thành niềm khát vọng Nhưng muốn sống thì phải bươn chải kiếm ăn Loài người khôn ngoan Liên kết gia đình, hợp quần xã hội Đấu cật chung lưng, làm ăn sớm tối Vượt muôn ngàn gian khổ khó khăn Vươn lên, đến với sống còn... Từ đó nảy sinh sang, hèn, sướng, khổ Tình cảm loài người phát sinh từ đó Yêu, ghét, hợp, tan cũng từ đó mà ra Tình yêu, nghĩa khí cũng được manh nha Đoàn kết nhân quần sinh sôi, nảy nở Ánh lên muôn màu hỉ, nộ, ái, ố Từ ý niệm ban đầu về hạnh phúc - khổ đau, về tham - sân - si... Đó chính là cội nguồn của hận thù, tàn ác, phân ly Của chiến tranh tương tàn, mạng người nhàu nát... Rồi từ chốn cùng cực đau thương đã ngân lên tiếng hát Tôn vinh TÌNH YÊU CUỘC SỐNG của NÀNG THI CA Và VŨ ĐIỆU HÒA BÌNH của NÀNG APSARA!...
***
Anh đọc em nghe bài thơ "Đôi dép" Phát hiện bình thường ẩn chứa ý lớn lao Tồn tại theo nguyên lý âm - dương, có đôi có cặp Duy trì tồn vong, nào phải tình đâu?
Anh kể em nghe câu chuyện tình yêu Là kể về nỗi niềm bảo toàn sự sống Lăn lộn trong cuộc đời thăng trầm, vọng động Tình yêu cũng phân thành xôi thịt - thanh cao
Em đi rồi, ván đóng thuyền phương nào? Có nghe, tin không những điều anh nói? Không cần đâu, cứ từ từ, đừng vội Lận đận trong đời rồi em sẽ nhận ra!
Anh gửi cho em những khuyên nhủ thiết tha Những nhận thức có lý sẽ hợp nên chân lý Tình yêu thiêng liêng ra đời từ những điều bình dị Nhưng không phải tình nào cũng gọi tình yêu!
Yêu đất nước ta gọi
"tình đất
nước"
Yêu vợ chồng ta gọi "nghĩa phu
thê"
Chỉ khi vợ chồng trọn tình vẹn nghĩa
Mới
được xưng hô tình nghĩa đề huề!
Anh kể em nghe ý tình "Đôi dép" Chuyện của hôm nay và của ngày xưa Mong em có được nghĩa tình cao đẹp Hạnh phúc đủ đầy có nắng có mưa!
Trần Hạnh Thu
Cảm nghĩ về đôi dép cao su của Bác Hồ
"Đôi dép đơn sơ - Đôi dép Bác Hồ" câu hát quen thuộc đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam mỗi khi nhớ tới Bác. Bác đã dành cho dân tộc Việt Nam với tất cả tình thương bao la của một người Cha, Bác đã hy sinh cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân. Một trong những kỷ vật vô giá Người để lại trước lúc đi xa là đôi dép cao su giản dị.
Đôi dép cao su của
Bác Hồ ra đời từ năm 1947,được cắt ra từ chiếc lốp ô tô quân sự của thực
dân Pháp bị quân và dân ta phục kích tiêu diệt tại 1 vùng căn cứ địa
Việt Bắc. Đôi dép cao su đã cùng Bác vào sinh ra tử, chứa bao kỷ niệm
sâu sắc và cảm động không thể nào quên. Đôi dép cao su không chỉ bên
cạnh Bác trong cuộc sống thường nhật mà còn cùng Bác đi khắp mọi miền
của Tổ quốc thân yêu và đến với bầu bạn xa gần trên thế giới.
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi xã Nam Liên (nay là Kim Liên) - Nam Đàn. Ảnh: Tư liệu.
Khi
tới thăm đồng bào, thăm hỏi động viên bà con nông dân, lúc đến với các
cháu thiếu nhi, rồi đến những chiến sĩ ngoài đảo xa, hay đến thăm một
quốc gia khác, Bác đều đi đôi dép cao su. Khi đôi dép đã cũ, Bác cũng
kiên quyết giữ lại để dùng, không muốn đổi đôi mới, bởi với Bác là chưa
hề cần thiết vì lúc ấy nước nhà còn nghèo, dân chúng còn chịu rất nhiều
khổ cực. Bác luôn thấu hiểu nỗi khổ của dân, vì vậy Người luôn nhắc nhở
mọi người phải thực hành tiết kiệm.
Đôi
dép cao su của Bác đã trải qua bao năm tháng, gắn bó cùng Bác từ những
ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ cho tới lúc Người đi xa.
Đôi dép cao su của Bác tưởng chừng như rất bình dị song nó lại là một
kỷ vật vô giá Bác đã để lại - chỉ dân tộc Việt Nam ta mới có.
Qua
hình ảnh đôi dép cao su, ta thấy được đức tính giản dị, tiết kiệm đáng
quý của Bác. Nó chứa đựng bài học bổ ích mà Bác Hồ muốn dạy cho thế hệ
con cháu, đó là bài học làm người, sống sao cho có ích cho xã hội, cho
đất nước, luôn biết quý trọng sức lao động, mồ hôi, nước mắt của người
dân.
Phải luôn quan tâm tới bản chất bên trong chứ không chỉ chú
trọng hình thức bên ngoài. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng phải làm
được những việc lớn lao, phải thực hiện được những cái cao siêu thì mới
thể hiện được tinh thần tiết kiệm của mình, mà chúng ta luôn luôn bắt
gặp trong cuộc sống hằng ngày như tắt một chiếc quạt, tắt một cái đèn,
khóa một vòi nước khi không còn sử dụng, đó chính là tiết kiệm. Luôn tự
nhắc nhở bản thân không nên phung phí vào những việc không cần thiết, đó
cũng chính là tiết kiệm.
Việc làm này không chỉ
một người mà phải nhiều người, không chỉ một nhà mà phải nhiều nhà,
không chỉ một nơi mà phải nhiều nơi...người người, nhà nhà, mọi nơi đều
phải thực hiện tiết kiệm. Nếu ai cũng tự ý thức được việc bản thân mình
cần phải làm gì để trở thành một cán bộ ích nước, lợi dân. Và đó cũng
chính là việc làm thiết thực nhất để những bài học về tấm gương đạo đức
của Bác thực sự đi vào cuộc sống.
Nhận xét
Đăng nhận xét