CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 210
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cuộc truy bắt 'Nam Rồng' giết người, trốn xuyên Việt
TTO - Sau khi gây án, 'Nam Rồng' liên tục di chuyển qua nhiều tỉnh thành trong và ngoài nước, hành tung thoắt ẩn, thoát hiện, sống dưới vỏ bọc của 'anh chị xã hội'… khiến cảnh sát truy bắt gặp rất nhiều khó khăn.
Giết người, trốn truy nã
Thực
hiện cao điểm truy bắt tội phạm trốn truy nã của Bộ Công an, lãnh đạo
Cục Cảnh sát hình sự (C02) giao Phòng Truy nã, truy tìm, xác lập chuyên
án truy bắt đối tượng truy nã đặc biệt Nguyễn Phương Nam (35 tuổi, quê
Lạng Sơn, còn gọi là Nam Rồng) về hành vi giết người.
Hồ sơ vụ án thể hiện, tháng 5-2021, Nam chở bạn gái tới nhà trọ tại phường Long Bình Tân, (Biên Hòa, Đồng Nai) chơi. Tại đây, Nam xảy ra mâu thuẫn với anh T.V.T. (32 tuổi).
Nam sau đó cùng bạn xã hội là Nguyễn Văn Hải (29 tuổi) dùng dao chém liên tiếp khiến anh T. chấn thương nặng và tử vong. Gây án xong, Hải bị bắt còn Nam bước vào "hành trình bỏ trốn".
Theo cảnh sát, Nam Rồng có 5 tiền án, tiền sự về các hành vi như trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng.
Nam thường xuyên ăn chơi, lêu lổng, nghiện ma túy, là "cánh tay phải" đắc lực chuyên đi đòi nợ thuê giúp các "anh chị xã hội".
Đáng chú ý, Nam xăm trổ kín người và có xăm hình con rồng lớn trước vùng ngực nên được "dân giang hồ" gọi là "Nam Rồng".
100 ngày đêm lần theo dấu vết
Nhận nhiệm vụ khi không có bất kỳ manh mối nào về nơi ẩn náu của Nam, thượng tá Nguyễn Hùng Quân (phó Phòng truy nã, truy tìm ), thượng úy Đinh Viết Chiến (trinh sát), cùng các đồng nghiệp phải bắt đầu hành trình "lần theo từng dấu vết nhỏ nhất".
"Điều chúng tôi lo sợ nhất là trong lúc lẩn trốn, "Nam Rồng" có thể gây án mới. Vì vậy, cách ngăn chặn duy nhất là phải bắt càng nhanh càng tốt", thượng tá Quân nhận định.
Một ngày đầu tháng 7-2021, thượng úy Đinh Viết Chiến dẫn đầu một tổ công tác đi vào hiện trường xảy ra vụ án ở Biên Hòa (Đồng Nai). Tại đây tổ công tác dựng lại vụ việc, tìm hiểu và đánh giá các mối quan hệ của Nam.
Tuy nhiên, không ít lần tổ công tác vượt hàng nghìn kilomet, vào Nam ra Bắc nhưng trở về "tay trắng" khi mọi nỗ lực chưa mang lại kết quả.
Nhận định nhiều khả năng "Nam Rồng" sẽ tìm về quê nhà thăm bố mẹ, thượng úy Chiến cùng tổ trinh sát quyết định ngược lên TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) với hy vọng tìm ra những manh mối đầu tiên về hành tung của anh ta.
Mọi việc không "thuận buồm xuôi gió", các trinh sát nhiều lần vận động nhưng gia đình bị can không hợp tác, luôn tìm cách né tránh cơ quan công an.
Các trinh sát sau đó chia thành các mũi đi rà soát, gặp hàng trăm người quen của Nam, vận động "người nào biết thông tin, hành tung của bị can trốn truy nã này hãy chia sẻ, báo cho cảnh sát".
"Là đối tượng cộm cán, có nhiều
mối quan hệ xã hội phức tạp nên Nguyễn Phương Nam rất cảnh giác, di
chuyển qua nhiều địa bàn, đi đến đâu cũng thay tên đổi họ, núp dưới vỏ
bọc, sự bao che của các "anh chị xã hội" nhằm tránh sự phát hiện của cơ
quan chức năng", trinh sát đánh giá.
Đến tháng 9-2021, ban chuyên án bất ngờ nhận được "tín hiệu" quan trọng từ quần chúng báo "Nam Rồng đang ở Hà Nội". Ngay lập tức, ban chuyên án tổ chức cuộc họp gấp, lên kế hoạch theo dõi, vây bắt.
"Việc xác định hành tung của "Nam Rồng" mất rất nhiều công sức, phải rà soát hàng trăm đầu mối.
Những ngày thời tiết mưa, lạnh, các trinh sát hầu như không chợp mắt. Chúng tôi cố gắng bám trụ địa bàn, mật phục cẩn thận, luôn đặt anh ta trong tầm ngắm, vì sợ bứt dây động rừng", trinh sát Chiến kể.
Cuộc vây bắt
Sau nhiều tháng ròng rã mật phục theo dõi, trinh sát đã khớp nối được các dữ liệu, nắm rõ quy luật hoạt động, giờ giấc đi lại của "mục tiêu".
4h sáng 7-1-2022, 8 trinh sát được trang bị súng, áo chống đạn, còng số 8… mặc thường phục, tỏa ra mai phục xung quanh khu nhà trọ Nam đang ở tại Phùng Khoang (Hà Đông, Hà Nội) để theo dõi di biến động.
Một nhóm trinh sát khác đi xe máy, mật phục trên đoạn đường dẫn đến nơi Nam đang làm việc, sẵn sàng chờ lệnh từ chỉ huy.
7h sáng cùng ngày, phát hiện Nam ra khỏi nhà, điều khiển xe máy chuẩn bị đến công ty, nhóm trinh sát liền ra tín hiệu cho đồng đội qua bộ đàm, âm thầm bám theo.
Đúng như dự tính, khi anh ta chạy xe đến ngã tư đường Nguyễn Trãi giao với Nguyễn Xiển, lợi dụng lúc dừng đèn đỏ, đường đông người, thượng úy Đinh Viết Chiến hô lớn: "Chúng tôi là cảnh sát hình sự, đề nghị bị can Nguyễn Phương Nam đứng im, giơ tay lên". Cùng lúc, các mũi trinh sát lao vào bao vây, tạo thế gọng kìm.
Thấy vậy, Nam vứt xe, bỏ chạy được 5m thì bị các trinh sát ập vào khống chế, nhanh chóng bắt giữ.
Tại cơ quan công an, Nam khai nhận, sau khi giết người, Nam trốn lên nhà một người bạn ở Đắk Lắk. Được một thời gian, biết mình bị truy nã gắt gao nên Nam vượt biên sang Campuchia.
Tại đây, Nam làm nghề canh sòng bạc casino và "bảo kê". Nhưng do tình hình dịch COVID-19 căng thẳng, không làm ăn được, hắn ta bị "mắc kẹt" ở đây nên chuyển hướng "hành nghề" trộm cắp, kiếm tiền sinh sống qua ngày, đồng thời tìm cách về lại Việt Nam.
Đến cuối 7-2021, Nam về Việt Nam và đến Bắc Giang trông quán game cho một người anh. Ba tháng sau thấy mọi việc đã yên ắng, nghĩ công an đã quên mình, anh ta liền xuống Hà Nội, lấy tên giả là Nguyễn Văn Chung, xin làm bảo vệ cho một công ty xây dựng..
Bắt 25 đối tượng trốn truy nã trong vòng 1 tháng
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại tá Trần Ngọc Cường, trưởng Phòng Truy nã, truy tìm, cho biết từ 15-12-2021 đến 15-1, đơn vị đã bắt và vận động đầu thú 25 đối tượng trốn truy nã. Trong số có 5 tội phạm truy nã có yếu tố nước ngoài, 6 tội phạm truy nã đặc biệt nguy hiểm và 4 trường hợp trốn 17-24 năm".
"Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến công tác truy bắt tội phạm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn quyết tâm áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, biện pháp phòng chống dịch và đạt chỉ tiêu cao hơn gấp đôi so với chỉ tiêu được lãnh đạo C02 giao", đại tá Cường nói.
Kỳ án nữ nhà báo bị bắn chết khi đang phỏng vấn
MỹVài ngày sau sinh nhật lần thứ 24, nữ nhà báo Alison Parker bị bắn chết ngay trong cuộc phỏng vấn đang truyền hình trực tiếp. Video vụ ám sát sau đó được thủ phạm đăng tràn lan trên internet.
Ngày 26/8/2015, phóng viên Alison Parker và Adam Ward, người quay phim của cô, đến nơi làm việc để sẵn sàng lên sóng. Họ là đồng nghiệp tại WDBJ7, một đài tin tức địa phương ở Roanoke, bang Virginia.
Hôm đó, Alison và Adam có mặt tại thị trấn Moneta để phỏng vấn giám đốc điều hành của Phòng Thương mại địa phương. Nhưng giữa cuộc phỏng vấn, tiếng súng vang lên.
Khi máy quay vẫn đang tiếp tục phát trực tiếp, một tay súng đã bắn vào nữ nhà báo, người quay phim và cả nhân vật đang được phỏng vấn. Cả ba người đều ngã xuống đất, với máy ảnh của Ward bắt được một cái nhìn thoáng qua về kẻ bắn súng.
Nhưng điều khiến giới điều tra và công chúng ớn lạnh nhất, là những giây cuối cùng trong cuộc đời của Alison Parker còn bị chính kẻ giết cô quay lại và đăng lên mạng xã hội.
Alison Parker sinh ngày 19/8/1991 và lớn lên ở Martinsville, bang Virginia. Sau khi tốt nghiệp Đại học James Madison, cô bắt đầu thực tập tại WDBJ7. Từ năm 2014, cô gái đã có được một vị trí làm việc đáng ghen tị với tư cách là phóng viên dẫn chương trình cho bản tin buổi sáng của đài.
Vào buổi sáng định mệnh, cô và đồng nghiệp chuẩn bị cho nhiệm vụ của họ để trình bày lễ kỷ niệm 50 năm xây dựng hồ chứa nhân tạo, Smith Mountain, ở gần đó. Giữa buổi phỏng vấn được truyền hình trực tiếp, một người đàn ông mặc đồ đen và tiến đến với khẩu Glock 19. Ba nạn nhân xấu số gục xuống lúc 6h45.
Tổng cộng, tay súng đã bắn 15 phát. Camera tiếp tục phát sóng, ghi lại những tiếng la hét đau đớn của các nạn nhân.Tay súng đã bỏ trốn khỏi hiện trường, để lại sự hỗn loạn. Buổi phát sóng bị cắt trở lại trường quay, nơi các nhà báo cố gắng xử lý những gì họ vừa chứng kiến.
Khi cảnh sát đến hiện trường vụ nổ súng, Alison và người quay phim đã chết. Xe cấp cứu đưa nhân vật phỏng vấn, Trưởng phòng Thương mại địa phương, đến bệnh viện. Bà đã sống sót sau cuộc phẫu thuật khẩn cấp.
Alison chết vì những vết thương do đạn bắn vào đầu và ngực, khi vừa thổi nến sinh nhật tuổi 24 trong một tuần trước, trong khi nam đồng nghiệp, Adam, chết vì những phát đạn vào đầu và lưng.
Tại đài truyền hình, các đồng nghiệp của họ bàng hoàng xem lại đoạn phim và sững sờ khi nhận ra anh ta. "Đó là Vester", họ dường như đồng thanh thốt lên. Giám đốc đài truyền hình ngay lập tức nhấc máy gọi cho văn phòng cảnh sát trưởng.
Kẻ khả nghi, Vester Lee Flanagan, từng làm việc cho WDBJ7 và bị sa thải cách đó không lâu. Các đồng nghiệp không ít lần phàn nàn với nhà đài về việc "cảm thấy bị đe dọa hoặc không thoải mái" khi tiếp xúc với anh ta.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên Vester bị các toà soạn và đài truyền hình sa thải. Nhiều năm trước đó, anh ta bị một kênh truyền hình khác đuổi việc sau khi anh ta bị bắt quả tang đe dọa các nhân viên khác và thể hiện vô số "hành vi kỳ quái".
Trong thời gian ở WDBJ7, Vester đã có một bề dày thành tích về "thái độ lồi lõm" và hung hăng. Chưa đầy một năm sau khi ký hợp đồng với anh ta vào năm 2012, WDBJ7 đã phải tống cổ anh ta đi. Anh ta phản ứng cực đoan bằng cách chửi bới, lămg mạ và đập phá đồ đạc cơ quan, đến nỗi cảnh sát đã phải hộ tống anh ta khỏi tòa nhà.
Cựu phóng viên bất bình đã lên kế hoạch cho vụ nổ súng và thuê một chiếc ôtô để chạy trốn khỏi hiện trường. Nhưng vài giờ sau, khi cảnh sát đã truy lùng anh ta, kẻ giết người đã lên Twitter để đăng tai lời thú tội của mình.
Vester Lee Flanagan giải thích rằng anh ta nhắm mục tiêu Alison Parker và Adam Ward, nhân viên quay phim vì trước đó, cả hai đều không muốn làm việc với anh ta.
Lúc 11h14 cùng ngày gây án, Vester đăng video về vụ xả súng lên trang Facebook của mình. Đoạn phim tàn bạo nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.
Sau đó, khi bị cảnh sát vây bắt, Vester Lee Flanagan đã tự đâm xe, dùng chính khẩu súng gây án để bắn vào đầu mình và chết tại chỗ.
Gia đình của Alison Parker và Adam Ward cùng với các đồng nghiệp WDBJ7 cùng tổ chức lễ tưởng niệm 2 nhà báo.
Những đoạn video kinh hoàng về vụ ám sát nhanh chóng bắt đầu lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội. Kể từ năm 2015, Andy Parker, cha của Alison, đã đấu tranh để ngăn chặn việc lan truyền video này trên internet.
Vào năm 2020, ông Parker đã đệ đơn khiếu nại YouTube lên Ủy ban Thương mại Liên bang. Năm sau, anh ta lại đệ đơn kiện Facebook nhưng các trang này đều không gỡ bỏ các cảnh quay về vụ giết người của Alison.
"Đăng nội dung bạo lực và giết người không phải là quyền tự do ngôn luận, đó là sự man rợ," ông Parker tuyên bố tại một cuộc họp báo vào tháng 10/2021. "Vụ giết người của con gái tôi được chia sẻ trên Facebook, Instagram và YouTube, chỉ là một trong những hành vi nghiêm trọng đang phá hoại kết cấu của xã hội chúng ta".
Thậm chí nhiều năm sau cái chết của Alison Parker, bạn bè và gia đình của cô ấy vẫn phải chứng kiến những giây phút cuối cùng đáng sợ của cô. Ông Parker hy vọng Quốc hội sẽ thông qua luật để ngăn chặn những thảm kịch tương tự được "tung hê" và lan truyền cho hàng trăm triệu người khắp thế giới.
Hải Thư (Theo All that interesting)
Nhận xét
Đăng nhận xét