LÀM THƠ TÌNH

 

 
Thơ Tình Cuối Mùa Thu - Duy Khánh
 
Còn gì lãng mạn hơn là những câu thơ tình

LÀM THƠ TÌNH                                                                                                          (Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây - Xuân Diệu)

 

Làm thơ tình là phải có tình                                                              Không có tình thơ không quyến rũ                                                 Tình giả vờ làm thơ tình nhạt nhẽo                                                       Ngày nay thơ tình phải kèm gái xinh!

Làm thơ tình đừng kiêu căng, hợm mình                                               Dù đã có tình vẫn cần tình lay động                                                   Phải xác định tình yêu là lẽ sống                                                           Đó là mâu thuẫn lớn của nhà thơ! 

Trần Hạnh Thu
 
Bảo Yến - Căn Nhà Ngoại Ô ( Anh Bằng ) | OFFICIAL MV

Thú vị với mối tình nơi xứ sở nước mắm của bà Mộng Cầm và nhà thơ Hàn Mặc Tử

trình bày mối tình đẹp của Cô Mộng Cầm và nhà thơ Hàn Mặc Tử tại bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa

Có lẽ với những người yêu thích văn học, nhất là yêu thích thể loại thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam đều từng rất ấn tượng với những tác phẩm thời bấy giờ. Và nhắc đến dòng thơ này thì lại càng không thể không nhắc đến người đã khởi xướng lên Trường thơ Loạn – Hàn Mặc Tử. Với những vần thơ khiến rất nhiều người mến mộ, tuy nhiên để nói về cuộc đời của Hàn Mặc Tử có lẽ cũng còn rất nhiều bất ngờ để khám phá như chính những tác phẩm để đời của ông vậy. Và một trong số những sự kiện khiến người ta cảm thấy tò mò nhất có lẽ vẫn là cuộc tình của ông với bà Mộng Cầm. Vậy thì vì sao mối tình này lại được nhiều người quan tâm? Bí ẩn chất chứa bên trong đó liệu chúng ta có biết? Phải cùng đi tìm hiểu để tìm thêm những đáp án thú vị.

Hình ảnh Hàn Mặc Tử tại Bảo Tàng nước mắm Làng Chài Xưa

Mục lục

Mộng Cầm Là Ai Trong Cuộc Đời Của Hàn Mặc Tử

trình bày mối tình đẹp của Cô Mộng Cầm và nhà thơ Hàn Mặc Tử tại bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa

Có lẽ cuộc đời của Hàn Mặc Tử đã được kể đi nói lại khá nhiều lần từ trong sách báo đến lẫn truyền miệng trong đời sống, chính vì vậy chúng ta hãy tạm gác lại tiểu sử của ông để đi tìm hiểu về bà Mộng Cầm.

Bà Mộng Cầm có tên khai sinh là Huỳnh Thị Nghệ, bà cũng chính là người thiếu nữ mà ngày xưa Hàn Mặc Tử mê mẩn nhớ nhung trong mộng. Bà Mộng Cầm được sinh ra ở vùng đất Phan Thiết đầy nắng gió, tuy nhiên cha mẹ bà lại rời Phan Thiết để tới Nghệ An mưu sinh kiếm sống, chính vì vậy mà ngày bà được chào đời (ngày 17/07/1917) cha mẹ bà cũng lấy cái tên Huỳnh Thị Nghệ để đặt tên cho bà. Thời gian trôi qua nhanh chóng, bà được gửi về lại Phan Thiết rồi trọ ở nhà cậu của mình để học trường Pline Exercices.

Sau này người ta phát hiện ra bà có khiếu thơ văn chính là từ việc xuất phát mình là cháu của nhà thơ Bích Khê, chính vì vậy mà bà cũng thường hay tham gia các hoạt động viết văn thơ gửi báo chí, cái tên Mộng Cầm cũng chính thức xuất hiện khi bà đặt làm bút danh để đăng lên báo những bài thơ của mình. Nào ngờ đây cũng chính là bước ngoặt tình cảm trong cuộc đời bà khi mà Hàn Mặc Tử bắt đầu thấy thích thú với những con chữ trong thơ của bà, ông bắt đầu tìm đến để làm quen, rồi bày tỏ tình cảm của mình với bà qua bài thơ “Muôn năm sầu thảm”.

Chính từ câu thơ đầu tiên “Nghệ hỡi Nghệ…” của Hàn Mặc Tử mà cho mãi về sau này bà Mộng Cầm vẫn luôn ghi nhớ nó trong lòng. Bởi vì, đối với cuộc đời bà, Hàn Mặc Tử chính là người tình đầu tiên mà bà được nếm trải.

Những Chuyện Thú Vị Xoay Quanh Đôi Tình Nhân Này

Cuối cùng sau nhiều lần tâm tình trò chuyện qua báo chí thư từ, thì vào một mùa hè ông Hàn Mặc Tử đã quyết định đi từ Quy Nhơn vào Phan Thiết để thăm người yêu Mộng Cầm của mình. Trước câu hỏi rằng Phan Thiết thì có nơi nào đẹp để đưa ông đi thăm đó đây, Mộng Cầm đã chọn một địa điểm mà bà cho là thích hợp nhất để làm một chốn hò hẹn yên bình. Đó chính là lầu Ông Hoàng, nơi được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ và thấp, nhưng từ tầm mắt có thể dễ dàng hưởng được những đêm trăng sáng tỏ, có thể thấy được cả Mũi Né cũng như cả thị xã Phan Thiết ở phía xa xa, nhưng hấp dẫn nhất vẫn là những ánh đèn hiệu hay đèn ghe chài cứ lấp lánh như những viên kim cương khổng lồ giữa màn đêm đen dày đặc.

Mô phỏng Lầu Ông Hoàng ở bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa

Nhưng điều không ngờ tới thì lần ông vào Phan Thiết thăm Mộng Cầm cũng là lần cuối cùng mà hai người được đi chơi cùng với nhau. Sau thời gian ấy Hàn Mặc Tử có đi ra Huế, rồi mới trở về Quy Nhơn, sau đó thì điều trị bệnh phong tại bệnh viện phong của Quy Hòa rồi từ giã cõi đời ở đó.

Nếu nói không sai thì mối tình giữa Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm thật tình chẳng đi được đến đâu. Chính bà cũng tự tâm sự với nhiều người rằng có thể lúc ấy do bà là con nhà phong kiến, cha mẹ thì lại luôn có ý định cản trở bà lấy một người Công giáo, hơn nữa lại là văn nhân, thơ ca thi sĩ. Nhưng chuyện đó vốn cũng không quan trọng bằng việc Mộng Cầm thật sự lúc ấy đã quá thương Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên bà cũng biết căn bệnh phong này nếu cứ gần đàn bà thì sẽ càng mau chết, vì vậy mà bà phải chọn cách là cố tình né tránh để Hàn Mặc Tử có thể mau khỏi bệnh rồi mới tính đến chuyện thưa với cha mẹ. Chỉ tiếc rằng Hàn Mặc Tử lại không thể biến điều đó thành sự thật khi ông cuối cùng cũng đã ra đi.

Chuyện lý thú mà người ta vẫn thường nhắc đến khi nói về đôi Hàn Mặc Tử – Mộng Cầm này chính là từ những vần thơ mà hai người từng viết cho nhau rất thắm thiết, thế nhưng quả thật thì hai người từ lần gặp đầu cho đến khi Hàn Mặc Tử mất đều không hề có chuyện gần gũi bên nhau, có chăng chỉ là một cái nắm tay khẽ hờ.

mộ của Hàn Mặc Tử

Sau này để lưu lại những kỷ niệm đẹp đẽ của mình với cố nhân mà Mộng Cầm đã làm một bài thơ mang tên “Kỷ niệm Hàn Mặc Tử ở lầu Ông Hoàng”, bài thơ này chưa bao giờ bà muốn nhiều người biết đến, chỉ để chép tay mà lưu giữ cho riêng mình.

bảo tàng nước mắm làng chài xưa ở phan thiết

Còn Những Bí Ẩn Trên Mảnh Đất Phan Thiết Này

Để nói về thời gian và lịch sử của những con người đã làm nên Phan Thiết chắc chắn bạn không thể bỏ qua Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa. Ở đó sẽ mô tả và tái hiện đầy đủ từng bước thăng trầm trong lịch sử hình thành và phát triển của Phan Thiết nói chung và làng nghề nước mắm nói riêng. Ở đây cũng có đề cập đến phòng kiểm định nước mắm – nơi mà ngày xưa chồng của bà Mộng Cầm là ông Hồ Lộng Địch xây dựng lên để góp phần chứng thực, kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận cho những tĩn nước mắm được đem đi khắp muôn nơi.

Ngoài ra ở đây cũng còn có rất nhiều khu trưng bày đẹp và bắt mắt về những mốc thời gian đáng nhớ, khiến chúng ta phải bồi hồi khi nhớ lại một thời hoàng kim hay chỉ đơn giản là những điều thật sự đã làm nên tuổi thơ, cuộc sống của những con người tại Phan Thiết.

Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa

Nếu là một người yêu thơ ca, cái đẹp, lịch sử và đặc biệt là du lịch thì chắc chắn bạn không được bỏ lỡ chuyến tham quan tới bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa để phiêu du trong một không gian và thời gian hoàn toàn khác biệt mới lạ nhé.

Xem thêm bài viết về lịch sử phan thiết: https://nuocmamtin.com/lich-su-phat-trien-cua-thanh-pho-phan-thiet-chat-chua-trong-bao-tang-nuoc-mam/

Nguồn hình: sưu tầm


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH