CƠN MƯA TRÁI MÙA
CƠN MƯA TRÁI MÙA
(Cuộc
đời là sự thoáng qua của muôn thuở!)
Sao mùa xuân này lòng ta quên, nhớ lạ Khắp đất trời đều nhuốm màu buồn bã Đường xá bốc hơi, nhễ nhại mồ hôi Tâm can vắng tanh không một bóng tình người
Bỗng mưa trái mùa về xới tung muôn lá Hàng cây ngả nghiêng, cười đùa tá lả Chịu những ngày nắng lửa chang chang Đang hồi sức dần theo gió núi, mưa ngàn
Ta ra ngoài hiên đón cơn dông tới Mang bình rượu ra uống từng ly hồ hởi Hứng những giọt mưa gió tạt mát lạnh đời Nỗi buồn kinh niên đã dịu nhẹ lòng người
Sấm chớp bặt tăm, gió hối mưa dào dạt Trận mưa trái mùa vẫn ầm ào quát nạt Tắm gội, lau đi những thứ cần lãng quên Cho trôi đi những thứ gây ưu phiền
Thắm tươi lại niềm thương nỗi nhớ Dựng lại lối sống chan hòa, cởi mở Và không bao giờ chối bỏ tình yêu Dù gian lao, trở trời trái gió thế nào!
Cơn mưa ngược mùa thoắt đi thoắt đến Không cầu mong, không cần hứa hẹn Cần gì thề non nguyện biển xa xôi Như thế thôi, cũng đủ thỏa lòng rồi!...
Trần Hạnh Thu
Tây Nguyên: Mưa trái mùa, nông dân mất tiền tỉ
Làm sao để biết giá cà phê chính xác nhất, mới nhất của ngày hôm nay?
RẤT ĐƠN GIẢN - Chỉ cần soạn tin nhắn CAFE và gửi tới số 8388
Tây Nguyên là vùng trồng cà phê trọng điểm với tổng diện tích khoảng 470.000ha cà phê, chiếm trên 92% tổng diện tích cà phê cả nước. Hiện Tây Nguyên đang bắt đầu bước vào mùa nắng, mùa tưới cà phê. Tuy nhiên, trong những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía nam Biển Đông nên tại các tỉnh Tây Nguyên đã có đợt mưa trái mùa trên diện rộng, nhưng lượng mưa không đủ, thậm chí gây hại cho cây cà phê đang ra hoa, gây khó khăn cho người trồng cà phê.
Mưa trái mùa làm rụng hoa cà phê khi vừa mới ra |
Tại “thủ phủ cà phê” của Việt Nam là tỉnh Đác Lắc, chúng tôi có mặt tại huyện CưM’gar, một trong những huyện trọng điểm cà phê của tỉnh. Anh Hồ Văn Hạnh, ở xã Ea H’đing đang loay hoay chuẩn bị máy móc và ống nước nhựa chuẩn bị để ngày mai đi tưới cà phê. Tôi thắc mắc “Trời đang mưa, sao anh không “ăn mừng” mà còn chuẩn bị để tưới cà phê?”. Anh Hạnh cho biết: “Mưa vài hạt thấm vào đâu chú ơi, tưởng mưa lớn chứ mưa kiểu này thêm hại”.
Tôi tò mò, thì anh giải thích: “Chú coi, cách đây một tuần, rất nhiều hộ gia đình đã triển khai tưới cà phê cho niên vụ 2010. Thông thường thì sau 1 tuần tưới đẫm thì cây cà phê sẽ ra hoa. Ngặt nỗi, khi hoa cà phê vừa mới nở lại gặp mưa rụng hết mà không thiệt hại à?”.
Tôi lại thắc mắc: “Thế còn những người chưa tưới thì được hưởng lợi từ đợt mưa này chứ?”. Anh Hạnh lại càng lắc đầu và nói “Tui giải thích cho chú thấy nhé. Thông thường thì mỗi cây cà phê cần từ 500 – 1.000 lít nước trong đợt tưới đầu tiên mới đủ nước để ra hoa, nhưng đợt mưa này chú “đếm” được mấy lít nước? Nếu gặp thời tiết ẩm mà không đủ nước thì cây cà phê không thể trổ bông trọn vẹn, 1 số có thể nở hoa còn đa số sẽ bị hoa chanh (dạng búp hoa cà phê bị sượng, không nở được do thiếu nước trông giống như hoa chanh). Để cứu cà phê thì ai chưa tưới đợt nào phải tranh thủ đi tưới nếu không sẽ thất thu cho vụ sau”.
Như vậy, đợt mưa trái mùa này thực sự chẳng mang lại lợi ích gì cho người trồng cà phê mà ngược lại đã hại người trồng cà phê vì sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất vụ sau cho một diện tích không ít khi ra hoa trúng vào đợt mưa; còn đối với đa số thì chưa tưới đợt nào, nên người dân phải thực hiện “tưới đuổi” mưa để cứu vườn cà phê của mình. Chỉ riêng những diện tích cà phê đã trổ bông trước đợt mưa là được hưởng lợi vì thời tiết mát mẻ nên người dân sẽ kéo dài được thời gian tưới đợt sau.
Trong những ngày này, nhiều phương tiện thông tin đại chúng cho rằng, cơn mua trái mùa đã giúp nông dân tiết kiệm được tiền tỉ nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi thì ngược lại hòan tòan.
Theo Nhân Dân
Nhận xét
Đăng nhận xét