HẾT TẾT, CÒN SAY! (ĐL)
HẾT TẾT, CÒN SAY!
Đệ tử Lưu Linh
Đảo điên về qua cửa Phật
Loáng thoáng thấy đời qui y tất bật
Tiếc cho người trí thức mông lung!
Chán nản cõi lòng...
Thất phu không biết nói
Nhưng thấu hiểu con đường lầy lội
Cách mạng cực đoan rồi quay quắt duy tâm.
Bạc nghĩa vô tình
Cười khinh ngạo nghễ
Thương đất nước mới thoát vòng nô lệ Đến lượt tham hèn, láu cá, vô minh...
Trời
Đất thanh
bình
Xuân tràn ước mơ hy
vọng Một
ngày kia giữa cao dày lồng
lộng Xuất hiện Tổ Quốc
thực lòng chí lý vì dân! Đơn giản thế
thôi, duy nhất, thực tâm Chứ
đâu cần phải tôn thờ Chủ
nghĩa Chủ nghĩa nào thì cũng
là nô lệ Là miếng
mồi ngon cho áp bức cường quyền!
Trần Hạnh Thu
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - Nét đẹp truyền đời của văn hóa Việt
Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là một trong những nét đặc trưng trong đời sông tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng này được coi là dạng thức đặc biệt về vũ trụ quan và nhân sinh quan của con người từ thời tiền sử, từ sùng bái những hiện tượng tự nhiên, sùng bái loài vật đến sùng bái và thờ cúng những người đã khuất. Cơ sở quan trọng nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là đức tin về sự tồn tại bất diệt của linh hồn con người, đặc biệt là sự tồn tại và quyền năng của linh hồn những người đã khuất có quan hệ huyết thống với những người đang sống.
Tế giỗ Quốc Tổ Lạc Long Quân theo nghi thức truyền thống do các bô lão xã Chu Hóa (thành phố Việt Trì) thực hiện. Nguồn ảnh: baophutho
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ thời đại Hùng Vương và bắt nguồn từ truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ý nghĩa của truyền thuyết này là cho dù người Việt có trăm họ, nghìn tên nhưng tất cả đều có chung một bọc, đều có cùng một tổ tiên. Tinh thần gia tộc, tình nghĩa đồng bào, coi nhau như anh em trong một nhà được khẳng định không chỉ ở yếu tố cùng một huyết thống mà nó còn là một mối quan hệ mang tính chất thần bí vì cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Chính trong tâm thức thần bí ấy mà mối liên hệ, tình đoàn kết của người Việt sẽ mạnh mẽ hơn, bền chặt hơn các yếu tố vật chất hữu hình.
Trong suốt chiều dài lịch sử, không phải người Việt không nhận ra yếu tố huyền sử trong câu chuyện ấy nhưng với đức tin, người Việt vẫn thừa nhận cội nguồn của mình và luôn tự hào về cội nguồn ấy. Từ bao đời nay, người Việt vẫn coi vua Hùng là tổ tiên của mình và thờ cúng với tấm lòng thành kính. Vì vậy, ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được coi là ngày quốc giỗ của dân tộc.
Ý thức về giống nòi và cộng đồng dân tộc đã dẫn người Việt cổ đến việc sùng bái trước hết là tổ tiên và những người đứng đầu cộng đồng của mình, từ làng chạ đến liên minh bộ tộc, và vị thần - người lớn nhất bấy giờ hiển nhiên là thủ lĩnh tối cao của các miền đất đai và các tộc người của nước Văn Lang: vua Hùng. Việc sùng bái vị thủ lĩnh đã có công thành lập liên minh bộ tộc, hình thức nhà nước sơ khai đầu tiên đã khơi nguồn cho một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: truyền thống tưởng nhớ tổ tiên và những người có công trong việc dựng nước, giữ nước.
Đặc biệt là cho đến nay trải qua mấy nghìn năm, biết bao thế hệ, biết bao biến đổi mà người Việt Nam ta vẫn tưởng nhớ vua Hùng với tất cả lòng tin và sự kính trọng. “Sự tưởng nhớ ấy là biểu hiện của sức sống mãnh liệt, một biểu hiện của niềm tự hào dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, ý chí kiên cường bất khuất đã thể hiện trong cuộc đấu tranh không ngừng và vô cùng ác liệt chống ngoại xâm và thiên nhiên”[1].
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam là một nét đẹp văn hóa từ ngàn đời nay. Nguồn ảnh: khonggiantho
Từ tín ngưỡng về một tổ tiên chung là các vua Hùng, người Việt cổ đã hướng dần đến sùng bái những tổ tiên của những đơn vị hẹp hơn: làng chạ, dòng họ, gia đình. Tín ngưỡng về thần thánh hoàng làng, về ông khai canh (người lập làng) và đạo thờ tổ tiên gia đình, gia tộc của người Việt, người Mường... thời cận hiện đại đã phát triển trên nền tảng ấy.
Theo tác giả Đào Duy Anh, “Việc tế tự tổ tiên không phải chỉ khiến cho linh hồn tổ tiên khỏi khổ mà còn có ý nghĩa xâu xa hơn nữa, là nhớ ơn sinh thành của tổ tiên (phục bản phản thủy) và lưu truyền nòi giống mãi mãi về sau (vĩnh truyền tôn giống), cho nên ta có thể cho rằng tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích”[2]. Tục lệ này được lưu truyền qua các thế hệ người Việt, trở thành một đặc điểm riêng trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân Việt Nam và có một sức sống lâu bền trường tồn cùng dân tộc.
[1] Trần Ngọc Thêm (2005), “Theo dòng lịch sử thời đại Hùng Vương”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, số tháng 12, tr.6.
[2] Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.250.
Hà Thủy
Nhận xét
Đăng nhận xét