Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 342

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
SỰ GIẰNG XÉ NỘI TÂM SAU CUỘC CHIẾN - Huyền thoại tình báo Phạm Xuân Ẩn

 

Hạ viện Mỹ điều tra thất bại tình báo trong vụ bạo loạn Đồi Capitol

Các lãnh đạo Hạ viện Mỹ tuyên bố mở cuộc điều tra về những thất bại tình báo và lập kế hoạch an ninh dẫn tới việc trụ sở Quốc hội trên Đồi Capitol dễ dàng bị "thất thủ" trong vụ bạo loạn hồi tuần trước.

Theo báo The Hill, bốn quan chức hàng đầu của Hạ viện gồm Chủ tịch Ủy ban tình báo Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerrold Nadler, Chủ tịch Ủy ban giám sát Carolyn Maloney và Chủ tịch Ủy ban an ninh nội địa Bennie Thompson đã cùng ký tên vào một lá thư chung gửi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), Bộ An ninh nội địa và các quan chức tình báo liên bang hôm 16/1.

Hạ viện Mỹ điều tra thất bại tình báo trong vụ bạo loạn Đồi Capitol
Những người biểu tình quá khích ủng hộ Tổng thống Trump đột kích trụ sở Quốc hội Mỹ trên Đồi Capitol ngày 6/1. Ảnh: AP

Trong thư, các nhà lãnh đạo Hạ viện viết, hiện có bằng chứng cho thấy giới chức tình báo liên bang và các cơ quan thực thi pháp luật đã nhận được thông tin cảnh báo về nguy cơ xảy ra bạo lực nhắm vào Quốc hội. Tuy nhiên, trục trặc trong quá trình chia sẻ thông tin khiến Đồi Capitol dễ bị tấn công dù nhà chức trách được báo trước về những nỗ lực làm gián đoạn phiên họp của các nhà lập pháp hôm 6/1, vốn là thủ tục để phê duyệt kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.

"Các ủy ban sẽ tích cực điều tra để hiểu những dấu hiệu cảnh báo nào có thể đã bị bỏ qua, xác định xem có lỗi hệ thống hay không và xem xét cách giải quyết tốt nhất nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong nước, bao gồm cả việc khắc phục bất kỳ lỗ hổng nào về luật pháp hoặc chính sách", trích lá thư.

Trước đó, các nghị sĩ Dân chủ cáo buộc một số đồng nghiệp thuộc đảng Cộng hòa của Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump có thể trợ giúp những kẻ bạo loạn. Họ nói đã chứng kiến những nhà lập pháp Cộng hòa này có các chuyến đi khả nghi quanh khu vực hôm 5/1, tức là một ngày trước khi những người biểu tình quá khích ủng hộ ông Trump đột kích trụ sở Quốc hội.

Trong một diễn biến có liên quan, hãng thông tấn NBC ngày 17/1 đưa tin, FBI đang tiến hành xác minh khả năng những kẻ gây bạo loạn đã nhận được tài trợ từ nước ngoài.

Cuộc điều tra bắt đầu bằng việc làm rõ các khoản thanh toán nước ngoài trị giá hơn 500.000 USD được công ty nghiên cứu tiền ảo Chainalysis tiết lộ hôm 14/1. Cụ thể, một lập trình viên máy tính người Pháp tình nghi đã chuyển 28,15 Bitcoin (trị giá khoảng 522.000 USD) đến 22 tài khoản trong một giao dịch. Người này đã tự sát ngay sau khi giao dịch.

Các nhà điều tra phát hiện, một phần số tiền trên dường như thuộc về “các nhà hoạt động cực hữu và một số cá nhân đóng góp trên mạng trực tuyến”. Trong đó, Nick Fuentes, một người tham gia vụ biểu tình trên Đồi Capitol nhưng không tràn vào tòa nhà quốc hội Mỹ đã nhận được lượng tiền ảo lớn nhất, tương đương khoảng 250.000 USD.

Toàn cảnh cuộc khủng hoảng trên Đồi Capitol ở Mỹ

Tuấn Anh

số phận thăng trầm của điệp viên Liên Xô Anatoly Gurevich

Bích Nguyễn (Tổng hợp) |

Số phận thăng trầm của điệp viên Liên Xô Anatoly Gurevich

Tình báo viên huyền thoại Liên Xô Anatoly Gurevich là một trong số những người lãnh đạo của “Dàn hợp xướng Đỏ”, gồm một nhóm các điệp viên từng hoạt động tại các nước châu Âu.

Sau khi bị lộ và bị bắt, ông đã bị đích thân sếp Gestapo của Đức Quốc xã Henrich Himller thẩm vấn. Nhà tình báo gan dạ đã tìm cách không chỉ bảo toàn được mạng sống của mình và các điệp viên Xôviết khác, mà còn che mắt quân Đức để vẫn tiếp tục trao đổi điện tín qua radio với Moscow…

Khởi đầu sự nghiệp

A.Gurevich sinh ngày 7-11-1913 trong gia đình có cha là nhà cách mạng tại Kharkov. Sau cuộc cách mạng và Nội chiến kết thúc, gia đình chuyển đến Leningrad. Năm 1939 A.Gurevich tốt nghiệp khóa phòng không và được biệt phái đến đồn cảnh sát số 14 làm cảnh sát khu vực, sau đó được chuyển đến trụ sở phòng không quận Navra và được thăng cấp phó.

Năm 1935, Anatoly Gurevich theo học tại Học viện “Intourist”. Sau khi tốt nghiệp, ông được đề nghị ở lại giảng dạy. Chính tại đây ông đã thành thạo các kỹ năng trò chuyện, khả năng vũ đạo hoàn hảo và tham gia các cuộc tranh luận triết học. Hơn nữa, ông có khả năng ngoại ngữ tuyệt vời. Năm 1936, tại Tây Ban Nha nổ ra cuộc nội chiến, A.Gurevich đã học thạo tiếng Tây Ban Nha chỉ trong vài tháng và tuyên bố với tổ chức rằng muốn được chiến đấu chống phát xít.

Sau đó, A.Gurevich và một số tình nguyện viên được mời làm việc tại khách sạn “Châu Âu”, tại đây có một người lạ mặt đề nghị ông đến Tây Ban Nha làm phiên dịch và ông đã đồng ý. Sống ở Tây Ban Nha một năm, ông làm phiên dịch cho chỉ huy tàu ngầm C-4 Liên Xô Ivan Burmistrov và Tư lệnh Lục quân Grigory Stern. Khi trở về Liên Xô, A.Gurevich được gọi vào GRU và được đề nghị làm việc trong lĩnh vực tình báo. Ông hy vọng rằng sẽ được làm mật mã viên hoặc điện đài viên, nhưng sau đó được cử đến châu Âu hoạt động bí mật.

Số phận thăng trầm của điệp viên Liên Xô Anatoly Gurevich - Ảnh 1.

A.Gurevich năm 2000.

Những hoạt động bí mật

A.Gurevich trở thành một doanh nhân Uruguay mang tên Vincent Siera rồi được cử đến hoạt động tại Stockholm với biệt danh là Kent. Nhưng trên đường đi mới vỡ lẽ rằng ở Thụy Điển không tồn tại công ty mà ông phải làm đại diện, mà tại đây người nước ngoài còn bị cấm hoạt động kinh doanh. Vậy là “Siera người Uruguay” bị mắc kẹt ở Brussels và vài tháng sau thì Chiến tranh Thế giới II bắt đầu.

Tại Brussel, A.Gurevich phải làm việc dưới sự chỉ đạo của điệp viên người Canada Otto Leopold Trepper, sau khi Bỉ bị quân Đức tạm chiếm, ông này đã bỏ đến Paris, để lại cho A.Gurevich toàn bộ mạng lưới điệp viên. Lúc này, Đức đã chính thức trong tình trạng chiến tranh với Canada và Otto có thể bị người Đức bắt.

Chàng Kent trẻ tuổi rất nhanh chóng thích nghi với xã hội thượng lưu Brussels. Ông có những người quen giàu có và thậm chí đã kết hôn với con gái của triệu phú người Séc gốc Do Thái Ziger - người từng phải bỏ trốn, lúc đầu đến Brussels rồi sau đó sang Mỹ. Con gái ông ta là Margaret Barcha khi đó đã rất yêu Kent nên đã ở lại cùng ông. Để đảm bảo tài chính cho mình và có tiền để trả cho mạng lưới điệp viên, A.Gurevich thành lập công ty thương mại “Simex và Co”. Vì công ty có quan hệ tốt với Đức Quốc xã nên ông không chỉ sống thoải mái, mà còn có dịp gặp gỡ với giới thượng lưu và các sĩ quan cấp cao của Đức.

Vincent Siera đã khiến những người bạn mới của mình tin rằng ông hoàn toàn không quan tâm đến chính trị và các sĩ quan Đức Quốc xã thậm chí đã không đeo thẻ quân nhân khi gặp ông. A.Gurevich đã đóng vai người di cư khỏi Nam Mỹ tốt đến nỗi một nữ quý tộc Nga di cư đã dạy ông nói chuyện “bằng tiếng Nga”. Trong số những người quen của Gurevich có cháu trai của Thống đốc bang Flanders, và ông được mời đến dự một buổi tiệc chiêu đãi tại Cung điện Hoàng gia và còn vinh dự được hôn tay thân mẫu của Nữ hoàng Bỉ Elizabeth Bavarskaya.

Nhưng đằng sau cuộc sống phù phiếm giàu sang là sự hoạt động tích cực của các tình báo viên Liên Xô. A.Gurevich đã tìm cách khôi phục liên lạc bị gián đoạn giữa Trung tâm với nhà tình báo Sandor Rado đang làm việc tại Thụy Sĩ. Ông còn truyền đến Moscow thông tin quan trọng là Đức Quốc xã đang lên kế hoạch tấn công Liên Xô muộn nhất là vào cuối tháng 6-1941.

Với tư cách là một doanh nhân nên A.Gurevich đã được Đức Quốc xã cấp giấy phép có thể đi giao dịch công việc của công ty ngay cả vào giờ giới nghiêm, ông đã không ít lần mạo hiểm mang theo cả máy bộ đàm cầm tay dưới dạng hành lý. Ngoài ra, hầu như mỗi buổi tối, các bức điện báo đều được truyền từ biệt thự của ông trên đường Atrebat ở Brussels đến Moscow. Chúng đã được nhân viên điện đài Carlos Alamo (là thượng úy Mikhail Makarov) chuyển đi.

Không lâu sau, Gestapo bắt đầu nghi ngờ có sự tồn tại của một mạng lưới điệp viên Liên Xô ở Bỉ. Quân Đức đã tổ chức một đội đặc biệt để truy tìm “các nghệ sĩ piano” (là tên quân Đức gọi các nhân viên điện đài), bởi rõ ràng là thường xuyên có quá nhiều buổi “hòa nhạc” của họ được phát trên sóng tại Bỉ.

Ngày 26-10-1941, “doanh nhân Vicent Siera” được phép đến Berlin gặp một sĩ quan người Đức chống phát xít là Harro Schulze Boysen. Người này đã chuyển cho ông những tài liệu quý về những tổn thất của quân Đức ở Moscow, các kế hoạch của Đức về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Mặt trận phía Đông. Và điều quan trọng nhất là báo tin về những dự định của Hitler sẽ chuyển trận đánh trọng yếu sang Cavkaz và tiến hành một cuộc tấn công vào khu vực Grozny và Maikop, nơi có các mỏ dầu của Liên Xô. Tất cả những dữ liệu này đã được A.Gurevich truyền về Moscow.

Số phận thăng trầm của điệp viên Liên Xô Anatoly Gurevich - Ảnh 2.

A.Gurevich và con trai Michel, năm 1993.

Cơ sở bị lộ

Những hiểm họa luôn đe dọa A.Gurevich. Ngày 12-12-1941, địa điểm liên lạc bí mật trên đường Atrebat ở Brussels bị lộ trong hoàn cảnh kỳ lạ. Ngày hôm đó, không thông báo cho Gurevich bất cứ điều gì, Trepper đã triệu tập toàn bộ nhân viên của mình ở Brussels và quân Đức đã bao vây nơi đó. Bản thân Trepper dường như đã thoát hiểm thần kỳ khi viện cớ mình là “đại diện của hãng Simex và Co, đã đi nhầm phòng”.

Với bộ dạng sợ hãi, Trepper liền tìm đến Gurevich và kể rằng nhân viên điện đài Makarov, nữ nhân viên mật mã Poznanskaya và một số người khác đã rơi vào tay quân Đức. Hơn thế, Makarov đã nhanh chóng bị khuất phục và đã cung cấp cho Gestapo không chỉ những con số, mà còn toàn bộ danh tính những điệp viên còn lại. Một làn sóng bắt bớ đã lan khắp nước Bỉ.

Gurevich đã kịp bỏ về Marseille, tại đây ông tiếp tục tiến hành các hoạt động tình báo - tiếng tăm về nhà doanh nhân Uruguay của ông vẫn còn hiệu lực. Năm 1943, ông và vợ bị Gestapo bắt giữ. Việc ông bị bắt cũng diễn ra trong một tình huống kỳ lạ. Trepper thông qua những người quen đã chuyển cho ông một bưu kiện có quần áo ấm và họ lập tức bị Gestapo bắt giữ và đã khai ra địa chỉ của A.Gurevich. Chỉ đến khi quân Đức đột kích vào căn hộ của ông thì Margaret Barcha mới biết rằng mình đang chung sống với một sĩ quan tình báo Liên Xô. Cả hai vợ chồng đều bị Gestapo bắt giữ.

Tại cuộc thẩm vấn, sếp Gestapo Henrich Muller ngạc nhiên khi thấy “nhà tình báo Liên Xô đáng sợ” đã gây thiệt hại lớn cho Đế chế Đức là một người trẻ tuổi. Hơn thế, anh ta làm việc trong ngành thương mại do Đức Quốc xã cấp kinh phí. Điều này làm cho hắn bỏ ra khỏi phòng trong cơn tức giận. A.Gurevich đã đối đầu với Gestapo và bị thẩm vấn suốt nhiều giờ liền. Ông đã chọn cách “lặp lại” - chỉ kể những gì mà quân Đức đã biết. Ông khẳng định rằng mình được Comitern (Quốc tế cộng sản) tuyển dụng và sếp của mình đang ẩn náu đâu đó tại Paris.

Tuy nhiên, quân Đức đã nhanh chóng đưa ra một bản mật mã, trong đó Trung tâm đã chúc mừng Anatoly Gurevich được thăng chức đại úy. Hóa ra, Trepper từ lâu đã phản bội tất cả mọi người. Quân Đức nói với Gurevich rằng có hàng chục bức điện tín mang tên ông đã gửi đến Trung tâm, sau đó chúng đã đề nghị ông hợp tác. Gurevich đồng ý và bằng cách này ông đã cứu mạng không chỉ bản thân mà cả những điệp viên khác.

Về việc mạng lưới bị đổ bể, ông đã có thông báo về Trung tâm trong một bức điện đài được cẩn thận mã hóa một cách đặc biệt. Nhận thấy rằng mạng lưới đã tan rã, Moscow đã thay đổi “trò chơi điện tín”. Theo cách thức riêng biệt, Gurevich cũng thực hiện nước cờ của mình bên trong bức tường của Gestapo và vẫn tiếp tục truyền những thông tin quan trọng về Moscow, trong đó có cả danh sách điệp viên nằm vùng của phát xít Đức. Ông còn tuyển dụng được viên cố vấn hình sự Heinz Pannwitz, là người đã thực hiện các cuộc thẩm vấn. Tên này đã đồng ý giúp Gurevich được sống với hy vọng rằng trong trường hợp Đức thất bại thì sẽ được tha mạng.

Số phận thăng trầm của điệp viên Liên Xô Anatoly Gurevich - Ảnh 3.

Truyền thông tin mật từ biệt thự tại Brussel về Moscow.

Biến cố bất ngờ

A.Gurevich không chỉ cứu được mạng sống của mình và những người khác, mà ngay sau ngày thắng lợi liền bàn giao cho Moscow nhiều tài liệu mật của một tên tướng Đức. Đã xảy ra một điều không ngờ: ông không biết rằng Otto từ lâu đã ghen tỵ với mình, trong các cuộc thẩm vấn của NKVD (Bộ Nội vụ cũ), hắn đã đổ lỗi mọi thất bại lên đầu ông. Gurevich đã bị bắt ngay khi xuống máy bay và một năm sau, vào tháng 12-1946 đã bị kết án 20 năm tù "vì tội phản quốc". Sau 9 năm ông được ân xá và được thả, nhưng sau đó vẫn phải nếm trải những biến cố nghiệt ngã, nhiều lần bị bắt giữ, được tạm tha, mất quyền công dân.

Mãi đến năm 1990, A.Gurevich mới được biết rằng người vợ Margaret và con trai là Michel (được sinh ra trong nhà tù của Gestapo) vẫn còn sống. NKVD từng nói với ông rằng họ đã chết trong một trận bom. Chỉ đến năm 1991, Văn phòng Công tố mới thừa nhận rằng nhà tình báo A.Gurevich không phạm bất cứ tội danh nào. Ông được phục hồi danh dự và trả lại tên thật của mình. Song Anatoly Gurevich cũng không được Liên Xô trao bất cứ phần thưởng nào, không có lương hưu quân đội, không trợ cấp, mặc dù đã hai lần ông được đề nghị tặng thưởng huân chương khi hoạt động ở Tây Ban Nha, lần thứ hai - vì báo tin quân Đức tập trung lực lượng về hướng Capkaz.

Anatoly Markovich Gurevich đã qua đời vào năm 2009 ở tuổi 95 sau một thời gian dài bị bệnh.

 

Xem tiếp...

TT&HĐ III - 28/c

                                               Đả thạch tướng quân - Tôn Thất Thuyết 

                               Những năm tháng lưu đày của vua Hàm Nghi ở Alger

 

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


CHƯƠNG VII (XXVIII): BẤT KHUẤT

“… Tinh thần Hà Nội, tính cách Hà Nội - đó là tổng hợp tất cả những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn Việt Nam cao quí… Hà Nội khởi dậy từ trong lòng mình sức trẻ mới của một xã hội đang đi lên kết hợp với truyền thống nghìn xưa quyện trong không khí mà mỗi tấc đất đều thấm máu anh hùng của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội”
(Trích xã luận báo Nhân Dân, số ra ngày 26-12-1972)
 
"Khi ai hỏi đến tác phẩm lớn nhất của dân tộc mình, công trình kiến trúc vững nhất của giống nòi mình, người Việt có thể kiêu hãnh đáp rằng : «Đó là lãnh thổ mà bao nhiêu đời dân Việt đã góp công sức tạo thành và không ngừng nghỉ điểm tô». Đó là chứng chỉ cụ thể và hùng hồn nhất của cái tinh thần bất khuất, đó cũng là cái văn bằng xứng đáng hơn hết của óc sáng tạo thiên tài.
(...) 
Có lẽ chúng ta sẽ công bình hơn khi nói rằng trí thức Việt còn có nhiều người thông minh đến độ lỗi lạc tuyệt vời, và nhiều người sống rất đam mê lý tưởng, không ngừng hy sinh cho sự tồn tại, vươn cao của dân tộc họ. Chúng ta, dù ở quốc gia nào khác, cũng nghiêng mình trước họ, vì họ là niềm kiêu hãnh của một giống nòi."
(Trích "Người Việt cao quý" - Chương V - tác giả A. Pazzi)
 
"Đối diện với quân đội Mỹ là cả một dân tộc kiên quyết như quả núi đá, có một tâm hồn cao thượng đáng khâm phục, một tinh thần dũng cảm vô song, không hề biết sợ trước bất cứ kẻ thù nào".
(Báo Thế Giới (Le Monde) của Pháp)
   



(Tiếp theo)
 
***

Hà Thành thất thủ đã kích thích tinh thần đấu tranh của nhân dân Hà Nội nói riêng và nhân dân Bắc Kỳ nói chung lên cao. Hàng loạt các đội hương dũng, dân nghĩa xuất hiện ở các địa phương Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương. Hai cánh quân triều đình của Hoàng Tá Viêm và Trương Quang Đản từ hai phía Sơn Tây và Bắc Ninh cũng đã dần áp sát, tạo thế gọng kìm bao vây Hà Nội.
9 năm sau thất bại của Francis Garnier trong việc xâm chiếm Bắc Kỳ, quân đội Pháp và Việt Nam lại đụng độ ở Bắc Kỳ vào ngày 25 tháng 4 năm 1882, khi sĩ quan chỉ huy Henri Rivie chiếm được thành Hà Nội chỉ với một lực lượng nhỏ lính thủy đánh bộ.
Vì chưa đủ lực lượng và nhận chỉ thị từ chính phủ Pháp, Rivie đánh tiếng cho Tự Đức rằng sẽ trả lại thành Hà Nội, quân Pháp và triều đình cộng tác giữ thành, tiến hành cuộc thương lượng mới. Tự Đức vội cử phái viên ra Hà Nội. Để lấy lòng giặc Pháp, tạo thuận lợi cho đàm phán, nhà vua lệnh cho hai cánh quân đang thực hành bao vây Hà Nội phải rút tản ra. Ngu xuẩn hơn nữa, còn nhờ cậy triều đình Mãn Thanh đứng ra điều đình với Pháp.
Đối với Pháp, tỏ ý trả thành và thương lượng chỉ là kế hoãn binh. Rivie nói trả thành nhưng vẫn đóng quân trong Cấm Thành, lại đòi phải nhận nước Pháp là “bảo hộ”, phải nhượng Hà Nội cho Pháp… Phái viên là Trần Đình Túc thấy nó đòi nhiều quá, mà cũng thấy khí thế dân chúng lên mạnh, đâu cũng có hương dũng, có thể đánh thắng. Ông này bèn trình với triều đình là một mặt phái người đi trách hỏi Sài Gòn và chính phủ Pháp, một mặt thì cứ dốc sức ra mà đánh. Nhưng Tự Đức không chịu, vẫn kiểu “để trẫm ở đất nào”, vẫn “thích” thương lượng. Vua theo ý Pháp, lệnh cho Hoàng Tá Viêm đuổi Lưu Vĩnh Phúc, bắt các tỉnh phải dẹp bỏ lực lượng hương dũng. Đến nước đó, Hoàng Tá Viêm không chịu, còn chuẩn bị đánh giặc ráo riết hơn…
 
Chiến dịch Bắc Kỳ
Taking-of-bac-ninh.jpg
Pháp đánh chiếm Bắc Ninh, 12 tháng 3 năm 1884
.
Thời gian 1883–1886
Địa điểm Phía bắc Việt Nam
Kết quả Pháp chiến thắng
Thay đổi lãnh thổ Vùng Bắc Bộ và An Nam do Pháp bảo hộ trong Liên bang Đông Dương.
Tham chiến
Pháp Pháp Nhà Thanh Nhà Thanh
Flag of Vietnam (1802-78).gif Nhà Nguyễn
Black Flag Army Flag.jpg Quân cờ đen


Lực lượng
35.000 quân vào mùa hè năm 1885 50.000 quân Trung Hoa, 10.000 quân An Nam, 3.000 quân Cờ đen
Tổn thất
2.100 người bị giết hoặc bị thương 10.000 người bị giết hoặc bị thương
Đầu 1883, sau khi đã nhận đủ viện binh, lập tức Rivie tung quân ra đánh chiếm Hòn Gai (ngày 12-3), vài ngày sau chiếm Quảng Yên. Ngày 27-3 chúng tấn công thành Nam Định. Nam Định là một thành lớn, lúc này do Tổng đốc Võ Trọng Bình, án sát Hồ Bá Ôn, đề đốc Lê Văn Điếm trấn giữ. Tại Bến Nứa, nơi xung yếu bên ngoài thành có 300 hương dũng từ Thái Bình sang do Viên Bổn (Nguyễn Hữu Bản) chỉ huy, phòng thủ. 
Đầu tiên, thuyền chiến Pháp dàn trên sông Vị Hoàng bắn đại bác vào thành đồng thời đánh mạnh vào Bến Nứa. Quan tư Carô (Carreau) hô quân ào ạt xông vào. Quân Viên Bổn bắn chết tươi tên này. Nhưng Viên Bổn cũng trúng đạn hy sinh. Quân Pháp đông, có súng tốt. Quân hương dũng chẳng có bao nhiêu súng đạn, dù cố gắng chống cự, rốt cuộc cũng phải thua. Chiếm được Bến Nứa, quân Pháp quay sang dồn lực lượng công thành. 
Trận đánh xảy ra ác liệt từ sáng đến trưa thì giặc tràn được vào thành. Đề đốc Điếm tử trận, quan án Hồ bị thương, tổng đốc Bình chạy thoát. Quân triều đình ùn ra cửa Tây. Thành Nam Định thất thủ. Ông cả Hương, anh của Viên Bổn, dẫn đội hương dũng rút về phía Vụ Bản lập căn cứ, tiếp tục chống Pháp.
Trong khi Rivie đang đánh phá Bắc Kỳ thì chính phủ Pháp cũng họp bàn kế hoạch nhanh chóng khuất phục hẳn triều đình Huế nhằm triệt tiêu ý đồ “chia phần” Bắc Kỳ của nhà Thanh; trước mắt là khẩn trương tăng quân số và ngân sách cho những hoạt động quân sự ở Bắc Kỳ. Kế hoạch đó được nghị viện Pháp thông qua ngày 15-5-1883. Sau vài tháng tạm lắng, quân tiếp viện từ Pháp đã đến vào tháng 2 năm 1883 cho phép Rivière leo thang chiến tranh bằng việc chiếm đánh thành Nam Định (27/03/1883). Chiếm đóng được Nam Định là chiến lược quan trọng của người Pháp nhằm đảm bảo thông tin liên lạc của họ ra biển.


                                              Trận chiến tại Nam Định, 19/07/1883.
Chiếm xong Nam Định, Rivie vội trở về Hà Nội để đối phó với hai cánh quân triều đình đang tạo thành thế bao vây ngày một chặt. Từ Bắc Ninh, tổng đốc Trương Quang Đản cùng phó kinh lược Bùi An Niên đã đưa quân đóng ở Gia Lâm, đột kích nhà thờ Hàm Long - nơi Pháp biến thành căn cứ đóng quân; đêm đêm nã pháo vào Hà Thành (có đêm bắn đến 80 quả đại bác). Từ Sơn Tây, quân của Hoàng Tá Viêm cũng đã áp sát Hà Nội, lợi dụng đêm tối bí mật đột nhập Hà Nội, đốt phá các cơ sở địch, dán yết thị thách thức Rivie ra đánh.
Tình thế của giặc Pháp ở Hà Thành ngày một nghiêm trọng, buộc Rivie phải tìm cách nới lỏng vòng vây. Nhận được yêu cầu cứu viện của Rivière, chỉ huy hải quân Pháp ở Trung Quốc là đô đốc Mayer lập tức đưa quân Pháp tới ứng cứu. Lực lượng này tới Hà Nội ngày 14 tháng 5 năm 1883. Trong lúc đó người Pháp ở Hà Nội tiếp tục bị tấn công bởi một lực lượng mạnh từ 15000 cho tới 20.000 quân.


                                 Binh lính thời nhà Nguyễn
Sau khi quân tiếp viện của Mayer tới nơi, lực lượng Pháp bắt đầu quay lại phản công. Ngày 15, người Pháp đốt khu vực đồn trú của quân Cờ đen, một ngày sau đó quân Pháp dưới sự chỉ huy của Berthe de Villers tiến tới ngã ba sông Đuống. Tuy nhiên Henri Rivière vẫn cảm thấy bất an và trong lúc chờ lực lượng cứu viện cho phép người Pháp chiếm Bắc Ninh và Sơn Tây, Rivière quyết định vào ngày 19 tháng 5 sẽ rút khỏi Hà Nội để tiến về Phủ Hoài (Dịch vọng) theo hướng Sơn Tây. Tối ngày 18, Rivière cho triệu tập các sĩ quan Pháp để thông báo quyết định chuyển quân, ông ta cho rằng hành động này của quân Pháp không có gì bất thường nên sẽ ít bị đối phương chú ý. Tuy nhiên Rivière không ngờ rằng kế hoạch của mình đã bị một người hầu gốc Hoa nghe được. 
 Khi đã nhận thêm viện binh từ Hải Phòng, Hạ Long và cả từ Sài Gòn, tổng số quân Pháp trong thành Hà Nội lên đến 750 tên. Để lại 200 tên giữ thành và Đồn Thủy, Rivie và Vile (De Villers) dẫn 550 quân tiến ra phía Cầu Giấy.
4 giờ sáng ngày 19 tháng 5, lực lượng Pháp do Berthe de Villers chỉ huy bắt đầu xuất phát, Henri Rivie cũng có mặt trong đội quân này, cùng lúc một nhóm quân Pháp do đại úy Jacquin chỉ huy được lệnh canh chừng cho cuộc hành quân. Tới 6 giờ sáng thì các cuộc đụng độ giữa hai bên bắt đầu và quân Pháp chiếm được Cầu Giấy. Được thông báo trước về kế hoạch của người Pháp, quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc chủ động bày thế trận ở bên kia Cầu Giấy,.phục sẵn với đại bác ở khu vực làng Hạ Yên Khê (còn gọi là Hạ Yên Quyết) bên trái Cầu Giấy. Khi quân Pháp tiến gần làng thì lính Cờ đen bắt đầu nổ súng làm Berthe de Villers thiệt mạng. Tuyến đầu ở ngay gần cầu, một đầu do Dương Tử An, đầu kia do Ngô Phong Diễn chỉ huy, khoảng giữa là Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Trung Thư. Lãnh binh Đinh Công Tráng cũng có mặt trong trận này. Quân ta bố trí trận địa sau các lũy tre làng Cót và Dịch Vọng. Tổng cộng khoảng 1000 người. Hoàng Tá Viêm cùng đại quân ở phía sau.
Quân Pháp vừa qua cầu thì quân ta nổ súng mãnh liệt, anh dũng xung phong. Đạn quân ta bắn ra từ làng Cót, Dịch Vọng rát rạt làm quân Pháp bị cầm chân, không vào được. Cả hai bên đều thương vong, Vile tử thương, Dương Tử An và Ngô Phong Diễn cũng trúng đạn. Trong lúc giằng co khó khăn đó thì Lương Vĩnh Phúc và Hoàng Trung Thư đi vòng, đánh vào sườn địch. Nhận thấy đối phương với lực lượng đông đảo có dấu hiệu chặn đường rút lui của mình, Rivière ra lệnh cho quân Pháp vừa đánh vừa lùi, một loạt lính Pháp cùng hai sĩ quan Brisis và Clerc bị giết, một số khác bị thương. Trong khi đang lùi quân thì một khẩu đại bác của quân Pháp bị rơi xuống ruộng lúa buộc Rivière phải chỉ huy quân kéo khẩu súng lên đường vì không muốn nó lọt vào tay quân Cờ đen. Bất ngờ quân Cờ đen nổ súng vào vị trí của Rivière khiến ông ta tử vong cùng viên đại úy Jacquin và một lính thủy có tên Moulun. Toàn thể quân ta xông lên, tổng công kích dưới làn đại bác bắn yểm trợ cho cuộc tháo lui của địch. Lòng quả cảm và kiên quyết tấn công ấy đã làm cho lính Pháp hốt hoảng, rối loạn chen chúc nhau qua cầu, để lại hàng trăm xác chết, bỏ lại cả đại bác. Trận đánh diễn ra chỉ khoảng hai tiếng, từ 5 đến 7 giờ sáng nhưng không kém phần ác liệt và kết quả là thất bại thảm hại của quân Pháp. Trong số quân Pháp bỏ mạng tại trận địa có 5 sĩ quan, kể cả Rivie, có điều là đầu và tay của Rivie đã bị ai cắt mất tự bao giờ, đành thành ma không đầu. Kể cũng đáng tội cho kẻ ngông nghênh, láo xược!
Đến 9 giờ 30 thì tàn quân Pháp rút về tới thành Hà Nội trong sự truy đuổi ráo riết của quân Cờ đen. Quân Pháp trong thành buộc phải cố thủ và phái người tới Hải Phòng xin thêm quân tiếp viện.

 
Trận Cầu Giấy
Một phần của Chiến dịch Bắc Kỳ

Riviere pushing the cannon forward at Sontay.jpg
Riviere trong trận Cầu Giấy
.
Thời gian 19 tháng 5 năm 1883
Địa điểm Cầu Giấy, ngoại vi Hà Nội
Kết quả Quân Cờ đen chiến thắng
Tham chiến
Pháp Đệ tam cộng hòa Pháp Black Flag Army Flag.jpg Quân cờ đen
Chỉ huy
Pháp Henri Rivière  
Pháp Berthe de Villers  
Black Flag Army Flag.jpg Lưu Vĩnh Phúc


Lực lượng
550 quân (hải quân đánh bộ, thủy binh và pháo binh) khoảng 3.000 quân Cờ đen
Tổn thất
30 người chết, 55 bị thương 50 chết, 56 bị thương
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm nức lòng quân dân Hà Nội và cả nước. Giặc Pháp ở Hà Nội lâm vào khủng hoảng, tinh thần suy sụp như chính chúng thú nhận: “Thực là một cuộc sống kinh khủng đối với một nhúm người từng đêm ngồi chờ đợi kết liễu cuộc đời”. Ở Hòn Gai và Nam Định, quân Pháp đã có lệnh chuẩn bị rút để tránh nguy cơ bị tiêu diệt. Nếu quân ta thừa thắng đánh dấn mạnh vào sào huyệt của chúng, rất có thể sẽ giải phóng được Hà Thành, làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho ta và nếu có đàm phán thì triều đình cũng ở thế mạnh. Tuy nhiên, triều đình Huế canh cánh một nỗi bạc nhược cùng cực, đã không những cho ngừng cuộc tấn công phát huy chiến quả mà còn lệnh cánh quân Sơn Tây phải nới lỏng vòng vây. Tự Đức và đám quần thần chủ hòa (chủ bại) có thể là cũng đọc rộng biết nhiều nhưng có lẽ quá khiếp vía trước đại bác, tàu sắt của thực dân Pháp mà đâm ra cái sự “ biết nhiều” ấy là “biết nhiều” theo “kiểu” nhu nhược, đã không noi được khí phách của dân tộc Việt, đã không học được tài thao lược của tổ tiên người Việt để đến những nhà quân sự bất tài nhất cũng phải nhếch mép cười khinh.
Tin Rivie chết bay về Pháp chỉ làm cho chính phủ Pháp quyết tâm và khẩn trương hơn trong việc thôn tính Việt Nam, chứ không như 10 năm trước, khi Gácniê chết. Ngày 17-7-1883, Tự Đức chết, sự phân hóa phe phái trong nội bộ triều đình như ung nhọt được dịp vỡ ra: nạn bức hại, chém nhau giữa các quần thần xảy ra như cơm bữa, sự phế truất, lên ngôi cứ xoành xoạch. Sự kiện này càng làm cho Pháp nhanh chóng thực hiện kế hoạch đã vạch ra: mở rộng chiến tranh đánh chiếm Bắc Kỳ và đồng thời tiến thẳng vào Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. 
Chính phủ Pháp quyết định gửi quân tiếp viện đến Bắc Kỳ, để trả thù cho thất bại và cái chết của Rivière trong cuộc chiến với quân Cờ Đen tại trận Cầu Giấy (19/05/1883). Quân tiếp viện đã được tổ chức thành Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ, đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Alexandre-Eugène Bouët (1833-1887), các sĩ quan cao cấp lính thủy đánh bộ đã có mặt sẵn ở thuộc địa Nam Kỳ.
Tăng quân ồ ạt sang Việt Nam, ngày 15-8-1883, Thực dân Pháp cùng lúc tổ chức hành quân đánh chiếm nhiều nơi ở Bắc Kỳ nhằm giành lại thế chủ động chiến trường, như: Sơn Tây, Hải Dương, Quảng Yên. Cuộc hành quân lên Sơn Tây của Thực dân Pháp gồm 2000 lính do Buê (Bouet) chỉ huy với nhiều tàu chiến và đại bác được huy động. Nhưng chúng đã bị quân dân ta đánh chặn quyết liệt, chịu nhiều thương vong, buộc phải rút lui…


                                      Courbet và Harmand tại Huế, tháng 8 năm 1883
Giữa tháng 8-1883, đô đốc Pháp là Cuốcbê (Courbet) kéo một hạm đội với 600 quân đến Cửa Thuận An. Ngày 18-8, chúng nã đại bác tới tấp công phá các pháo đài ở Thuận An, mở đường lên kinh thành Huế. Đêm 20-8, vua triều Nguyễn lúc này là Hiệp Hòa phái người xuống Thuận An điều đình và gặp Cao ủy Pháp là Haman (Harmand) cầu hòa. 
Một bản hiệp ước ghi sẵn 27 điều khoản được trao cho triều đình Huế và trong thời hạn 24 tiếng đồng hồ phải trả lời chấp nhận hay không chấp nhận mà thôi. Cùng đường, ngày 25-8-1883, đại diện triều đình Huế đành chịu nhục nhã, hạ bút ký cái gọi là hiệp ước Haman hay hòa ước Quí Mùi, chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của nước Pháp, mọi vấn đề về chính trị, ngoại giao, kinh tế của Việt Nam từ nay đều do Pháp quyết định. Thực chất, đó là sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn.


                                             Ký kết Hòa ước Quý Mùi, 25/08/1883
Phong trào chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ không vì cái hiệp ước ấy (hòa ước Quí Mùi) mà giảm sút, trái lại, càng sôi sục hơn bao giờ hết. Khâm sai triều đình mấy lần ra Bắc Kỳ đòi quân dân triệt binh, giải giáp để tuân thủ hiệp ước nhưng Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản và nhiều quan văn võ không thi hành, vẫn tiếp tục chiến đấu. Hà Nội vẫn bị quân dân ta bao vây. Hầu hết các đồn trại giặc ở Bắc Kỳ luôn bị công kích. Tại các địa phương đồng bằng như Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương…, xuất hiện các đội nghĩa quân từ 200 đến 500 người, có khi lên đến hàng ngàn người liên tục tiến đánh các đồn binh, chặn đánh địch trên sông, phá hủy các kho tàng…
Ngày 11-12, đô đốc Cuốcbê chỉ huy 5500 quân theo hai đường thủy bộ tiến đánh Sơn Tây. Quân ta chống cự kịch liệt nhưng dần yếu thế, phải rút lên Hưng Hóa. Trận này, quân Pháp có 400 tên bị thương vong trong đó có 27 sĩ quan.
Cuối tháng 12-1883, chính phủ Pháp lại quyết định tăng quân, đại bác và tàu chiến. Lực lượng quân Pháp ở Bắc Kỳ đến lúc này là 16000 tên. Trong vòng từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5-1884, quân Pháp đánh chiếm Bắc Ninh (đến đây hai gọng kiềm lớn của quân ta bao vây Hà Nội đã gãy) rồi lần lượt đánh chiếm Hưng Hóa, Thái Nguyên, Tuyên Quang và những nơi khác. Quân triều đình tan rã. Một số quan tướng, trong đó có cả Hoàng Tá Viêm và Trương Quang Đản, “đem thân về với triều đình”. Nhưng cũng có nhiều người ở lại với phong trào kháng chiến của nhân dân, tiếp tục tổ chức đánh Pháp, như Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Nguyễn Quang Bích, Tạ Hiện, đốc Kỳ, đốc Tít, cai Kinh…
Cuộc đấu tranh vũ trang chống xâm lược Pháp của nhân dân Bắc Kỳ chắc rằng có tác động tích cực, ít nhiều đến phe chủ chiến của triều đình Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết.


                            Chân dung Tôn Thất Thuyết. 
Bắc Kỳ sau 1884 có thể coi là bị lọt hết vào bàn tay của quân đội viễn chinh Pháp. Tại Huế, triều đình chia ra 2 phe: phe chủ chiến có hai ông Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, phe chủ hòa (còn được gọi là "chủ hàng") có Trần Tiễn Thành, Nguyễn Hữu Độ, Gia Hưng quận vương... Với danh nghĩa Phụ chính đại thần, hai ông Thuyết, Tường, nắm hết quyền hành và ra mặt triệt hạ hết các nhân vật của phe chủ hòa và huy động việc kháng chiến từ Trung ra Bắc. Khâm sai Hoàng Kế Viêm trở ra hoạt động tại Sơn Tây, Trương Quang Đản ở Bắc Ninh, Tạ Hiện ở Nam Định, Phạm Vũ Mẫn, Nguyễn Thiện Thuật ở các tỉnh khác. Các ông này đều là các quan văn võ cao cấp của triều đình, hưởng ứng lời hịch Cần Vương
Bị Pháp phản đối nhiều lần lại thêm thất trận nặng nề nên lúc này ông Tường phải ngoại giao khéo léo với người Pháp để ông Thuyết ngầm tổ chức kháng chiến. Ở Trung, đoàn quân Phấn Nghĩa có hàng vạn người được bí mật sửa soạn chờ ngày tổng phản công. Tại Tân Sở, phe kháng chiến xây dựng một chiến khu với mục đích bên trong tiếp ứng cho Quảng Bình, Quảng Trị, phía ngoài có thể liên lạc với các miền thượng du Thanh Nghệ và có đường rút sang Lào và Xiêm La. Quân đội đóng ở đây có hơn một ngàn với hơn 20 đại pháo. Chiến khu này xét ra là con đường lùi của phe chủ chiến một khi cuộc đánh úp đồn Mang Cá của họ bị thất bại. Tôn Thất Thuyết cũng cho chôn giấu ở đây một nửa ngân khố của triều đình, gồm 300.000 lạng vàng, để chuẩn bị khả năng chiến đấu lâu dài.

 
                                                               Kinh thành Huế
Cuối năm 1884, trước sự việc 300 quân Pháp kéo vào Huế lập căn cứ Mang Cá ở góc đông - bắc Hoàng Thành, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua triều Nguyễn lúc này là Hàm Nghi, phản đối. Đáp lại, Pháp tăng thêm số quân đóng ở đó lên hàng ngàn tên. Tôn Thất Thuyết huy động quân ở các địa phương về Huế, bí mật chuẩn bị đánh. Ngày 27-6-1885, quân Pháp điều 4 đại đội và 2 tàu chiến từ Hải Phòng vào Huế nhằm loại trừ Thuyết cùng phe chủ chiến.
Ngày 21 tháng 5 năm 1885, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp chỉ thị cho Lemaitre- Khâm sứ Pháp ở Huế:

"Không thể không trừng phạt hành vi của viên Thượng thư Bộ Binh nước Nam. Ông cho triều đình nước ấy biết rằng chúng ta không chịu để cho ông Thuyết ở chức Phụ chánh lâu hơn nữa. Ông phải đòi người ta bãi chức ông ấy và đưa đi xa...".
Cuối tháng 5 năm 1885, tướng De Courcy được bổ làm Toàn quyền chính trị và quân sự tại Bắc và Trung Kỳ. Vừa đến Việt Nam, ông ta tuyên bố: "Cái gút thắt của vấn đề Việt Nam là ở Huế...". Ngày 18 tháng 4 năm Ất Dậu (tức 12 tháng 5 năm 1885), tướng De Courcy vừa sang tới Bắc Kỳ đã vào ngay Huế bàn việc giao thiệp giữa ông với Nam triều. Ngày 2 tháng 7 năm 1885, De Courcy đến Huế, cùng đạo quân gồm 1 tiểu đoàn lính Phi châu dưới quyền chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Metziuyer, trong đó có 16 sĩ quan và 870 binh lính; 1 đơn vị đặc nhiệm lấy từ tiểu đoàn quân sơn cước do Boines chỉ huy, gồm 3 sĩ quan và 157 lính. Tổng cộng có 19 sĩ quan và 1024 binh lính.
Viên tướng Pháp yêu cầu Nam triều ra lệnh cho sĩ phu và dân chúng tuân phục hoàn toàn chính thể bảo hộ. Để đáp lại việc Tôn Thất Thuyết cho chĩa đại bác từ Đại Nội vào đồn Mang Cá, phía Pháp cho thiếu tá Pernot dẫn quân tuần tiễu quanh Đại Nội. Người thay Rheinard (lúc đó vẫn chỉ là một quan chức nhỏ) là Lemaire, cựu công sứ Pháp tại Thượng Hải thuyết phục được Tôn Thất Thuyết rút đại bác khỏi các vị trí bố phòng nhắm vào quân Pháp. Nhưng phía Pháp không biết được rằng Tôn Thất Thuyết sau khi rút đại bác ra đã bí mật cho chở chúng lên căn cứ Tân Sở.
Khi hiệp thương với Nguyễn Văn Tường và Phạm Thận Duật, tướng De Courcy đã yêu cầu chỉ khi nào Tôn Thất Thuyết lành bệnh thì mới định ngày vào gặp vua, đồng thời cử bác sĩ Maugin sang chữa bệnh cho ông, đòi ông Thuyết nếu ốm thì nằm cáng mà sang sứ quán Pháp. Biết ý đồ của De Courcy có ý nhân dịp này bắt mình ngay giữa cuộc đàm phán, do ông là linh hồn của phe chủ chiến, nên Thuyết không chịu sang. Ngoài ra, Pháp còn đặt điều kiện là khi phái đoàn vào đến Hoàng Thành, vua Hàm Nghi phải bước xuống ngai vàng đích thân ra đón. Ông ta còn đòi tất cả nhân viên trong phái đoàn của Pháp, phải được đi vào Đại Nội bằng của chính Ngọ Môn chứ không chịu đi một mình. De Courcy khước từ quà tặng của vua Hàm Nghi, và tuyên bố "nếu các người muốn yên ổn, thì trong 3 ngày phải nộp 200.000 thỏi vàng, 200.000 thỏi bạc và 200.000 francs". Sự ngạo mạn và lăng nhục của phía Pháp khiến phe chủ chiến tức giận và quyết định ra tay trước.
Tại góc đông bắc kinh thành Huế, bên ngoài cửa Trấn Bình có một vòng thành đắp bằng đất có từ năm Gia Long thứ 4 (1805) gọi là đài Thái Bình. Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vòng thành được xây lại bằng gạch và đổi tên là Trấn Bình đài, song dân gian gọi là đồn Mang Cá. Trấn Bình đài là cái pháo đài thứ 25 của Kinh thành Huế, đây là một thành phụ của Kinh thành, cách thành chính chỉ một đoạn hào chung.
 
Trấn Bình đài
Trấn Bình đài – Wikipedia tiếng Việt
Trấn Bình đài
Tên khác đài Thái Bình, đồn Mang Cá
Vị trí góc đông bắc ngoài kinh thành Huế
Xây dựng 1805

Lúc trước, nơi đây được xây những bệ cao để đặt 3 giàn súng đại bác và kho đạn (hỏa dược khố), điếm canh. Trấn Bình môn và Trường Định môn là hai "ám đạo" để vào Trấn Bình Đài, những cửa này chỉ trổ xuyên qua thân tường thành, chứ không xây vọng lâu ở bên trên. Trấn Bình môn không nằm ở phạm vi của Trấn Bình đài, mà nằm thuộc vòng tường thành của Kinh thành. Cửa này được trổ ra ở giữa đoạn thành nối hai pháo đài Bắc Định và Đông Bình (của Kinh thành) lại với nhau. Ngay trước mặt cửa là một chiếc cầu xây bằng đá và gạch bắc qua hào, dùng để nối liền mạch giao thông giữa hai địa phận của thành chính và thành phụ. Vì yếu thế, triều đình nhà Nguyễn phải nhường Trấn Bình đài cho quân đội Pháp đóng quân. Lúc đó, nơi đây vẫn được gọi là "thành Mang Cá", nhưng vào năm 1886, Toàn quyền Paul Bert lại ép triều đình Đồng Khánh nhường thêm một khu đất ở bên trong góc đông bắc của Kinh thành để quân đội Pháp xây dựng thêm doanh trại, đồn bót, bệnh xá, nhà nguyện.v.v... Người Pháp còn xây một bức tường thành bằng đá và gạch cao để ngăn cách riêng biệt phần tô giới mà họ thủ đắc trong Thành Nội (Concession Francaise de Hue). Do đó, để phân biệt sự khác nhau giữa hai địa phận ấy, nhân dân địa phương đã gọi Trấn Bình đài là "Mang Cá Nhỏ" và khu đất mới nhường thêm ở trong góc Đông Bắc của kinh thành là "Mang Cá Lớn".
Đêm 4-7-1885, trong khi người Pháp khao thưởng quân đội thì vào một giờ sáng Thuyết và Soạn cho bắn một phát đại bác làm hiệu lệnh để nhất tề tấn công vào Trấn Bình Đài. Đồn bốc cháy, một số tên thương vong. Sứ quán Pháp ở bên kia sông Hương cũng bị tấn công, các trại lính bốc cháy dữ dội. Tiếng đại bác vang động khắp kinh thành. Nhưng, lợi dụng sơ hở, quân Pháp điều quân đánh chiếm thành Huế, đột nhập được vào Hoàng Thành.
Quân Pháp bị bất ngờ nhưng vẫn giữ thế thủ để chờ buổi sáng. Họ ẩn núp trong trại không chịu ra ngoài trong khi đại bác quân Nguyễn bắn sập mái nhà và lầu tòa Khâm Sứ. Còn phía đồn Mang Cá thì thậm chí Trần Xuân Soạn đã dùng cả tù nhân được sung binh đi phóng hỏa trại quân Pháp. Quân Nam hò reo và liên tục bắn súng. Nhà cửa trong Tòa khâm sứ cháy tứ tung, khói lửa bốc lên ngùn ngụt, thiêu cháy nhiều trại lính, chuồng ngựa. Quân Nam quyết tràn vào chiếm Tòa, một toán quân Pháp do trung úy Boucher nổ súng chống cự, ngăn chặn quân Nam tràn vào. Lính Pháp đang ngủ, chợt thức dậy, kẻ bị bắn, kẻ bị chết cháy, số bị thương khá nhiều. Một số sống sót chạy ra vơ lấy súng ống, mình trần như nhộng, nhiều người không kịp mặc áo. Họ được lệnh tập trung ở một địa điểm xa tầm đạn của quân Nam. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá cách xa 2500m và ngăn cách bằng dòng Sông Hương, vì thế họ không thể cứu viện lẫn nhau.
Khi mặt trời hé mọc, quân Pháp phản công. Họ chở súng lên đài và nóc tàu bắn qua hạ được quân Nguyễn rất nhiều, Hoàng thành và cung điện nhiều nơi bị phá hủy. Pháo hạm Javelin cấp tập bắn dọn đường cho bộ binh Pháp phản công. Dưới sự chỉ huy của Pernot, quân Pháp chia quân làm 3 cánh để tiến vào kinh thành. Họ xung phong từng đợt một, chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt, để tràn vào các cửa Đông Ba, Thượng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa… Một toán từ Cửa Trài phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Đại Nội. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho, tấn công quân Nam đang tử thủ ở vườn Thượng Uyển, đồng thời cũng để tiếp ứng cho toán quân đang tìm cách phá vỡ cửa Hiển Nhơn (cửa phía Đông vào Đại Nội).
Bị bất ngờ phản công, ban đầu quân Nam chống cự rất anh dũng, bắn thủng ruột thiếu úy Pellicot. Các vọng lâu được sử dụng làm pháo đài, trên thành, quân Nam bắn xuống xối xả. Quân Pháp đánh vào một pháo đài có chứa thuốc súng, pháo đài bốc cháy, một toán quân Phi và một chỉ huy bị nổ tung, chết cháy ngay tại trận.
Về bên phía Tòa Sứ, đoàn quân của Cheroutre cũng tiến sang... Họ cố tràn lên, nhưng bị quân Nam nổ súng chặn lại. Trung úy Lacroix bị thương; thiếu úy Heitschell khi sắp qua cầu thì một thùng thuốc súng phát nổ, bị chết cháy tại chỗ. Cuối cùng, quân Pháp cũng tiến được vào thành, cùng lúc đó, quân của Bornes và Sajot cũng vừa tiến vào
Trước sự phản công của quân Pháp, quân triều đình không giữ được thành, cả hai đạo quân của triều đình ở bên trong và bên ngoài chống không nổi, tan vỡ, tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba. Tại đây đã họ bị toán quân của Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.
Quân Pháp tiến được vào thành, họ hạ cờ triều đình Huế xuống, treo cờ tam tài lên kỳ đài. Sau đó, họ tiếp tục tiến vào Đại Nội, rồi ra sức đốt phá, hãm hiếp, giết chóc, cướp bóc không từ một ai. Một toán quân Pháp đốt trụi trụ sở Bộ Lại, Bộ Binh và các kho thuốc súng. Quân Pháp chia nhau chiếm giữ các kho tàng, cung điện, thu được nhiều vàng bạc và số tiền hơn một triệu quan, là số tiền mà triều đình không kịp mang đi... Trưa hôm đó, họ chia nhau đi đốt hoặc vùi lấp những thi hài của quân và dân Nam chết trong trận đánh.
Nguyễn Văn Tường thấy thế nguy liền vào Nội yêu cầu nhà vua xuất cung. Hữu quân Hồ Văn Hiển phò giá, đưa Hoàng gia ra cửa tây nam. Từ Dũ thái hậu ủy Tường ở lại lo việc giảng hòa, Thuyết chạy kịp theo, còn chừng trăm người.
Kiểm điểm lại trận đánh tại Kinh thành, bắt đầu từ đêm 4-7-1885 (tức 22 tháng 5 năm Ất Dậu), thất bại hoàn toàn về phía triều đình Huế. Pháp chỉ chết có 16 người, bị thương 80 người, còn quân Nam chết đến 1.200-1.500 người. Quân Pháp khi chiếm được kho vũ khí thu được 812 súng thần công, 16.000 súng hỏa mai, khí giới, lương thực mất đến hàng triệu bạc. Dù đã chuẩn bị khá cẩn thận trong việc tấn công đồn địch, nhưng vì thiếu thông tin liên lạc, nhất là khi phải đánh đột kích trong đêm tối, hơn nữa vũ khí yếu kém, không có sức công phá lớn và không thể bắn được tầm xa nên quân Nam đã thua trận. Quân Pháp chiếm được một số lớn của cải mà triều đình chưa kịp chuyển đi, gồm 2.6 tấn vàng và 30 tấn bạc, trong số này chỉ có một phần rất nhỏ sau này được hoàn lại cho triều đình Huế. Còn lại, số 700.000 lạng bạc phải được 5 lính Pháp đóng hòm trong 5 ngày mới xong và chở về Pháp.
Sáng ngày 23, vua Hàm Nghi rút lui khỏi Huế, xa giá nghỉ ở Trường Thi một lát rồi lên đường đi Quảng Trị. Nguyễn Văn Tường được lệnh ở lại thu xếp mọi việc. Trưa hôm ấy, ông nhờ Giám mục Caspard đưa ra gặp thống tướng De Courcy, ông Tường được đến trú tại Thương bạc viện (?) và bị đại úy Schmitz coi giữ. Pháp buộc ông ta nội hai tháng phải thu xếp cho yên mọi việc. Trong khi đó, Thuyết đem vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục chống Pháp. Người Pháp treo giải 2000 lạng bạc cái đầu của ông Thuyết và ai bắt được vua Hàm Nghi thì được thưởng 500 lạng.
  Năm ngày sau (10-7-1885), Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi hạ chiếu “Cần Vương”, thổi một luồng gió mới, tuy muộn nhưng cũng phần nào khuấy động tích cực đến phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta và hàng ngũ quan lại, sĩ phu yêu nước.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG I/998

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 Online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h mới nhất ngày 30/01/2021 | ANTV
 
Thời Sự Quốc Tế 31/01: TT Biden Kêu Gọi Nga Trả Tự Do Cho Nhà Đối lập Navalny | Thời Sự Quốc Tế
 
Căng thẳng Mỹ-Trung nóng như “chảo lửa” trên biển Đông. Tổng hợp tin biển Đông mới nhất
 
Không quân Campuchia bất ngờ nhận máy bay cường kích Trung Quốc | Tin Quân Sự
 
Tin tức | Bản tin sáng ngày 31/1 | Tin tức mới nhất hôm nay
 
Virus Corona Khởi Nguồn từ Phòng Thí Nghiệm Không Còn Chỉ là "Thuyết Âm Mưu"? | TQKKD
 
 
Đêm Trao Kỷ Niệm - Tài Nguyễn | GIỌNG CA ĐỂ ĐỜI

8 Ủy viên Bộ Chính trị tái đắc cử Trung ương Đảng khóa XIII

Dân Trí MobileTin bài theo ấn bản địa phương

TP.HCM: Nam thanh niên xác định mắc COVID-19 ho, mất khứu giác

Báo Pháp Luật TP.HCM
Nông dân Vĩnh Long thu hoạch khoai lang. Ảnh tư liệu

Khoai lang Việt “lên ngôi” ở Nhật Bản, giá lên tới 2.047 USD/tấn

Dân Việt

Lực sĩ “vào tù ra tội” xăm kín người đáng sợ, gặp họa vì nâng tạ 500kg

Tin tức 24h


Xem tiếp...