Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

TT&HĐ III - 27/e

                                          Huyền thoại về bài võ Hùng Kê Quyền (võ gà)

                      Hành trình võ thuật: Tuyệt chiêu Miêu Tẩy Diện của Võ đường Lý Xuân Hỷ

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


CHƯƠNG VI: MIỀN ĐẤT VÕ

“Nay con đã khôn lớn và có bản lĩnh hơn người. Hãy xuống núi mà đem tài đức giúp đời giúp người. Con sống xứng đáng thì thầy chết cũng yên lòng”
(Hòa thượng- võ sư Thiện Hoa căn dặn đệ tử. Thiện Tâm, người sau này là thượng tọa Thích Thiện Tánh - tức võ sư Mai Văn Phát)

“Càng sống, tôi càng nhận ra rằng học võ không phải để múa hay, đánh giỏi, hạ nhanh và nhất là để có con rắn đen tự mãn trong máu thịt, mà chính học võ cốt biến được con rắn đen xấu xí kia thành “thanh gươm trí tuệ” chém tan bức màn vô minh, nhìn thấy được thực tướng của sự vật. Môn võ tuyệt thế chính là môn võ để chiến thắng chính mình. Và đó cũng chính là câu chuyện về thánh võ Kadgapa (một trong 84 vị thánh của Tây Tạng) khi người đi tìm môn võ tuyệt thế trong thiên hạ”
(Lời thổ lộ của nữ võ sư Phạm Cô Gia, khi bà đã 90 tuổi)

Tôi không sợ những người đàn ông đã thực hiện 10.000 cú đá chỉ trong một lần, nhưng tôi lo sợ những người đàn ông đã thực hiện một cú đá đến 10.000 lần. (Lý Tiểu Long)

Nên nhớ rằng những cây cứng nhất lại dễ bị nứt nhất trong khi tre hay nứa lại có thể uốn cong theo chiều gió. (Lý Tiểu Long)

 Tôi ghét từng phút giây tôi luyện tập, nhưng tôi đã tự nhủ: “Đừng bỏ cuộc. Chịu đựng nó và ta sẽ sống cả phần đời còn lại như một nhà vô địch”. (Huyền thoại quyền Anh Muhammad Ali).


 

 

(Tiếp theo)

 

Còn giai thoại nữa (dựa theo “Hương Giang cố sự”):
Võ Liêm Sơn (1888-1949) là nhà văn, nhà giáo yêu nước, đậu bằng Thành Chung (1911), cử nhân hóa học (1912), giáo viên trường Quốc Học ở Huế, ông hay qua lại với Phan Bội Châu, làm cố vấn cho học sinh trong lễ truy điệu Phan Chu Trinh (1926), tham gia Tân Việt (1927) và có chân trong Ban biên tập Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh phụ trách. Chính ông là người lãnh đạo bí mật cuộc bãi khóa của học sinh Huế tháng 4-1927. Ông là người không đồng tình với đường lối cách mạng cải lương của giới mang tư tưởng dân chủ tư sản.
Trong đời sống hàng ngày, Võ Liêm Sơn có óc châm biếm khôi hài và có hai cái thú: viết văn làm thơ và đá gà. Một hôm, ông dắt hai học trò Quốc học là Nguyễn Chí Diểu và Nguyễn Khoa Văn đi đá gà ở Thành nội. Con gà của ông Sơn nhỏ con, bộ móng, mỏ của nó do thiếu chăm sóc nên không bén nhọn bằng gà của đám nhà nghề; bộ mã cũng bình thường. Người xem không ai nghĩ nó có thể chịu nổi một hiệp (một hiệp là cháy tàn một cây nhang). Ấy vậy mà khi xáp trận, gà của ông Sơn tỏ ra bình tĩnh, dai sức, biết tránh né những cú đá hiểm, biết tạo những sơ hở giả để đối phương đá cho mất sức. Suốt hiệp thứ nhất, gà của ông Sơn không một lần được vỗ tay, nhưng ai cũng công nhận nó khôn. Sang hiệp hai, nó bắt đầu “phản kích”, nhưng sức có hạn nên không tạo được thế áp đảo, làm người xem đến đây cũng không hy vọng nó thắng. Đến hiệp ba, gà ông Sơn không “công” nổi, đành “thủ”, nhưng vẫn linh hoạt tiến lui giữ thế. Còn gà đối phương có vẻ nổi nóng bởi phải giằng co mãi với “thằng oắt”. Nó đột nhiên trương cánh dùng hết sức bình sinh tung một cú đá song phi. Con gà ông Sơn đưa lưng ra đỡ rồi thừa cơ đối phương mất thăng bằng, mổ một nhát vào đúng hành tủy nó. Gà đối phương lảo đảo rồi gục xuống. Hàng trăm bạn gà đứng xem vỗ tay reo rần rần.
Ông Sơn vào sân ôm gà ra, nhận 5 đồng tiền thưởng. Ông bế con gà dính đầy máu me vào lòng, vuốt lông cho nó, hôn vào đầu và cái mỏ đã ra một đòn làm nên trận thắng vẻ vang.
Trên đường về, hai anh học trò khoái quá, thay nhau ôm con gà thắng trận cho thầy, mặt đầy vẻ hân hoan. Lúc chia tay, ông Sơn mời:
- Mai mấy con lên ăn cháo gà nghe!
Với 5 đồng tiền thưởng trong túi thầy, chỉ cần bỏ ra 2 đồng thôi là được bữa cháo gà “phè phỡn”. Diểu và Văn nghĩ vậy, nhận lời ngay.
Hôm sau, hai trò lên ăn cháo. Nhai thịt thấy dai dai, cả hai đều nghi nghi. Đến lúc thấy cái đầu gà trống hiện lên trong nồi cháo, họ mới biết là thịt gà chọi. Diểu hỏi ông Sơn:
- Thịt gà đá mô ri (nào đây), thưa thầy?
Ông Sơn đáp gọn lỏn:
- Thì con gà thắng hôm qua đó!
Ngạc nhiên quá, hai người trương mắt lên, một người hỏi rụt rè:
- Con gà đá hay vậy sao thầy lại thịt nó đi?
Lúc này, ông Sơn mới chậm rãi, ôn tồn:
- Con gà cũng như con người vậy, chỉ hay được một thời. Hóa kiếp để giữ khí tiết cho nó, âu cũng là việc nên làm. Chắc chi đá thêm một trận nữa mà nó còn thắng nổi, không khéo lại thân bại, danh liệt, chỉ làm khổ nó…
Hai trò hiểu ý thầy, lặng lẽ cùng quay nhìn ra cửa. Bên kia đường lộ là nhà của Phan Bội Châu - ông già Bến Ngự…
 
Gà chọi đẹp nhất Việt Nam 1
Gà chọi đẹp nhất Việt Nam 1
Với bộ lông đơn thuần thường thấy ở các chú gà chọi trống Việt Nam ,chiếc đuôi tôm ngắn điệu đá đôi mắt nhanh nhẹn màu thau vàng chú gà này là một trong những chú gà chiến đẹp số một Việt Nam.
Gà chọi đẹp nhất Việt Nam 2
Gà chọi đẹp nhất Việt Nam 2
Khác với chú gà thứ nhất có màu lông đặc chủng của gà Việt Nam chú gà đẹp thứ hai này có bộ lông một màu đen bộ da dày và đỏ ,thân hình to lớn săn chắc cặp mắt có thần và sắc sảo chú xứng đáng là chú gà chọi đẹp thứ hai Việt Nam.
Gà chọi đẹp nhất Việt Nam 3
Gà chọi đẹp nhất Việt Nam 3
Với bộ lông tía đơn thuần của gà Việt Nam cặp mắt to tròn sắc sảo thân hình khá lớn ,chiếc đuôi dài và mượt ,đặc biệt là mở to rất khỏe màu vàng nhuộm quá đẹp chú xứng đáng là con gà chọi đẹp thứ 3 Việt Nam.
Gà chọi đẹp nhất Việt Nam 4
Gà chọi đẹp nhất Việt Nam 4
Một màu lông đen có những ánh bảy sắc cầu vồng ,thân hình to khỏe cập chân màu xanh vàng chắc chắn ,cần cổ to tích gà nhỏ ,bộ đuôi khá dài vút nhọn chú xứng đáng là một những con gà chọi đẹp nhất Việt Nam.
Gà chọi đẹp nhất Việt Nam 6
Gà chọi đẹp nhất Việt Nam 5
Chân vàng lông tía cơ bắp đầy đặn mào công nhỏ vót nhọn đôi mắt thau vàng lanh lợi chú gà này cũng được xếp hạng có vẻ ngoài đẹp nhất Việt Nam.
Trong khi chờ đợi ý kiến của các nhà nghiên cứu chuyên môn và thực sự uyên bác về gà chọi và sự chọi gà, chúng ta cứ thuận theo tâm hồn vừa nhẹ nhàng vừa hồn nhiên của dân gian là gà chọi có võ thuật. Thế nhưng trong thế giới gà chọi có tồn tại một nền võ học nào không? Sẽ không có một học giả đứng đắn nào thèm trả lời câu này vì theo họ như thế là thiếu nghiêm túc. Thậm chí là họ không dám vì theo họ, nếu ai cố tình trả lời câu hỏi này một cách có lý luận, kẻ đó sẽ mất ngay cái danh vị “học giả” và lập tức trở thành “lẩm cẩm thật”. Đúng là việc trả lời câu hỏi đó tương tự như gặm một khúc xương cứng mà chẳng được chút bổ béo gì. Nhưng câu hỏi đã được đặt ra và đòi hỏi một lời giải thích và sẽ có người quan tâm đi tìm câu trả lời, dù người đó không phải là học giả mà chỉ là kẻ điên rồ. Điên rồ thì cũng hành động vì danh lợi. Và danh lợi ở đây là danh lợi được quan niệm trong thế giới ấy, nên chúng ta thấy rõ một kẻ điên rồ thường rất thích thú tìm cách trả lời những câu hỏi đại loại như trên và trong trường hợp may mắn nhất, kẻ đó cũng có thể đạt đến một “vinh quang đời đời”, nghĩa là đoạt được giải thưởng cao quí nhất mà người tỉnh táo gọi là Ig Noben!
Ở một góc độ quan sát dị thường, chúng ta nói rằng trong thế giới gà chọi cũng có một nền võ học. Nền võ học ấy cũng phát triển, nâng cao qua quá trình dạy - học từ thế hệ này đến thế hệ khác, qua sự đúc kết kinh nghiệm từ những lần “thượng đài”, từ quá trình “thượng đài” liên tục hết đời này đến đời khác, bằng con đường di truyền sinh học đồng thời với sự nuôi nấng, dung dưỡng, vỗ về, rèn luyện của những con người say mê, thấy được ở con gà chọi và cuộc chọi gà một trong những thú vui “tuyệt hảo” nhất trần gian. (Loài người sẽ chẳng bao giờ dẹp được nạn cờ bạc một khi vẫn phải dung dưỡng nỗi thèm khát danh lợi trong lòng nó! Các nhà đạo đức có thấy được điều này?)
Cách nhận biết Linh Kê Quý Kê để có nhưng con gà tốt nhất

Cách nhận biết Linh Kê Quý Kê để có nhưng con gà tốt nhất

Bạn đã biết cách nhận biết phân biệt Linh Kê Quý Kê chưa ? Những kiến thức dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi cho bạn có thể chọn được những con gà chiến tốt nhất và bít gà đối thủ ở loại nào để có được biện pháp kế sách khi đối đầu.
 
Ở thế giới loài gà đã như thế thì ở thế giới loài người có suy nghĩ phải hơn như thế, nghĩa là con người đã biết đến võ nghệ từ rất sớm, có thể là từ khi đã có thể trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà những động tác tấn công - tự vệ tỏ ra hữu hiệu ở mỗi con người cụ thể được truyền đạt qua lại, được chắt lọc, đúc kết, được cố định lại như một sự thừa nhận là cách thức chiến đấu hiệu quả nhất và được phổ biến trong cộng đồng. Võ thuật sơ khai đã ra đời như thế. Cuối cùng quá trình tìm tòi sáng tạo để vươn lên đảm bảo sự sống còn tốt hơn, khả năng sinh tồn chắc chắn hơn, võ thuật phát triển ngày một hoàn thiện hơn, tinh tế hơn và do đó mà cũng ngày một trở nên đa dạng, phong phú hơn (mức độ phức tạp cao hơn). Sự phong phú và đa dạng của võ thuật làm cho việc lưu nhớ và truyền thụ ngày càng khó khăn, do đó lại đòi hỏi đúc kết lại, sắp xếp lại cho có gốc có ngọn, có bài bản, tạo nên một cơ sở võ học để truyền thụ và rèn luyện võ thuật. Cơ sở võ học là hình thức sơ khai, manh nha của cái gọi là nền võ học.
Nói đến "chọi gà", chúng ta lại nhớ đến câu chuyện "hùng kê quyền". Theo Wikipedia thì Hùng kê quyền (quyền gà chọi), âm địa phương một số vùng gọi không hoàn toàn chính xác là Hồng kê quyền, là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi, một trong 10 bài danh võ được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam lựa chọn qua các kỳ hội nghị chuyên môn toàn quốc. Tương truyền, bài quyền này do Nguyễn Lữ, em trai Nguyễn Huệ sáng tạo để dành cho nghĩa binh rèn tập trong giai đoạn đầu. Bài quyền này, theo thời gian và sự suy vi của triều đại Tây Sơn, đã ít nhiều bị mai một và ít khi được biết đến. Ngay thuở sinh thời của sư trưởng môn phái Sa Long Cương Trương Thanh Đăng, bài này cùng với bài Yến phi quyền do Nguyễn Huệ sáng tạo, vẫn chỉ được dạy riêng trong nội tộc chứ không truyền ra ngoài. Hiện nay, cùng với những bài đã được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam thống nhất, lựa chọn, bài quyền được phổ biến rộng rãi trong các võ đường Võ cổ truyền Việt Nam.
Sinh thời, Nguyễn Lữ vốn người mảnh khảnh, yếu hơn các anh mình là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Tính ông hiền hòa, ưa thanh tịnh, thích giao du với các nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc, thích học văn hơn học võ. Tuy nhiên, với tư cách một trong những võ tướng đầu lĩnh của Tây sơn khởi nghĩa, ông cũng đã học thập bát ban võ nghệ và chuyên về môn miên quyền, nhu quyền. Ông nhận thấy võ thuật Thiếu Lâm phần nhiều thiên về dương cương, có những điểm không phù hợp với thể chất người Việt Nam.Trong một dịp tết, ông quan sát đôi gà chọi: một con to lớn kềnh càng, dũng mãnh, mặt đỏ gay, các đòn nặng nề sát thủ và một con nhỏ bé mà linh hoạt. Nhưng con gà to lớn kia đã liên tục phải cúp đuôi bỏ chạy trước sức tấn công bền bỉ, liên tiếp, nhanh như chớp của con gà nhỏ. Từ đó ông nghiệm ra nguyên lý của nước (cách thức, phương pháp...) mà con gà nhỏ đã áp dụng theo bản năng: miên viễn, bền bỉ, nhẹ nhàng nhưng dữ dội, có thể chọc phá bất cứ một sơ hở nhỏ nào. Ông đã sáng tạo ra bài Hùng kê quyền vừa phù hợp với sở học của bản thân, vừa phù hợp với thể chất người Việt nói chung, vừa thích ứng với nhu cầu cấp thiết của nghĩa quân Tây Sơn giai đoạn đó. Như những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ, bài Hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm (nhất dương chỉ) mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu v.v. Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương cực cao.


Hùng kê quyền có tám câu thiệu được viết thành thể thơ thất ngôn bát cú chuyển tải lý thuyết nhu nhuyễn (Công nhẹ như lá/thủ vững như đá) của võ cổ truyền Việt Nam. Nội dung của bài thiệu là:
Nguyên văn:

Lưỡng kê giao thủ thủy tranh hùng
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như Bạch Hổ
Thủ quan ngân kiếm tựa Thanh Long
Xuyên cung độc triểu tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thọ tứ hung
Thiểu, tẩu, vượt, trầm thiên sở tứ
Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung.
Dịch nghĩa:

Hai con gà chọi nhau để tranh hùng
Hai chân cùng bay, móng chân đâm hất lên
Trấn biên ải, cây thương vàng như cọp trắng
Giữ cửa quan, lưỡi kiếm bạc tựa rồng xanh
Mũi tên độc đâm vào hầu được cất giấu từ mỏ gà (mổ thóc)
Quay đầu móc đâm vào ngực kẻ địch
Chạy, nhảy lên, luồn, hụp xuống là thế trời cho
Mềm, cứng, mạnh, yếu, tất cả đều trong bài quyền này.
Dịch thơ (Việt Hà):

Hai gà đối chọi quyết tranh hùng
Đôi chân cùng bay móng hất tung
Trấn ải, thương vàng như cọp trắng
Giữ quan, kiếm bạc tựa thanh long
Tên độc lút hầu ngầm nơi mỏ
Ngoái đầu đâm ngực địch đến cùng
Chạy, nhảy, luồn, hụp xoay tứ phía
Mềm, cứng, yếu, mạnh ngầm ở trong
Sau chiến thắng trước nhà Tây Sơn, vua Gia Long bắt đầu các chính sách cai trị hà khắc với võ thuật Bình Định. Việc học võ bị cấm đoán, nhiều nghĩa quân Tây Sơn bị truy lùng, sát hại. Tuy nhiên, bất chấp việc cấm đoán, nhiều gia đình vẫn lén lút dạy võ cho con cái. Dù vậy, có không ít bài quyền bị thất lạc trong dân gian, hoặc theo chân người Bình Định tha phương cầu thực khắp nơi. Hùng kê quyền cũng chịu chung số phận.
Điều đặc biệt là bài võ gà đặc sắc này không phải được phát dương quang đại bởi một võ sư Bình Định mà do một cao thủ đất Quảng Ngãi. Người đó chính là cố võ sư Ngô Bông, một người con đất Nghĩa Hành.

Không dừng lại ở việc truyền dạy bài võ của tiền nhân, cố võ sư Ngô Bông còn làm cả thế giới kinh ngạc khi đem Hùng kê quyền biểu diễn trước hơn 70 môn phái của thế giới tại Hàn Quốc năm 2004.

Cả một đời theo nghiệp võ, cố võ sư Ngô Bông có niềm đam mê đặc biệt với võ thuật cổ truyền Việt Nam. Thuở nhỏ, ông tìm đến nhiều thầy võ để học rồi có cơ duyên được truyền thụ Hùng kê quyền. Ông giữ chiêu thức của Hùng kê quyền làm bí kíp riêng để giành chiến thắng tại rất nhiều trận thượng đài trong và ngoài nước. Đặc biệt, sau bốn trận thượng đài tại Thái Lan, ông thắng hai, hòa một với các võ sĩ Muay Thái chỉ bằng các ngón võ gà.
Năm 1993, khi tuổi đã già, ông quyết định đem bài quyền huyền thoại này ra trình diễn trước công chúng mê võ. Lần đầu tiên thị phạm Hùng kê quyền, Ngô Bông làm giới võ học Việt Nam ngỡ ngàng khi chứng kiến một báu vật của võ cổ truyền Việt Nam tưởng như đã mất bất ngờ hiện diện ngay trên đất quê hương. Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam quyết định đưa bài quyền quý này vào danh sách 10 bài danh võ bắt buộc trong hệ thống thi đấu quốc gia. Đến nay, Hùng kê quyền được đông đảo người học võ tại Việt Nam tập luyện. Tuy nhiên, vì đòn thế khá hiểm hóc nên võ sinh phải đạt trình độ và đạo đức nhất định mới được truyền dạy.

Hùng Kê Quyền: Bài võ cổ hơn 200 năm nức tiếng võ đài - 1
Hùng Kê Quyền không chỉ nổi tiếng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới
  
Chăn nuôi và trồng trọt tạo điều kiện cho sự định cư lâu dài. Sự định cư lâu dài tạo nên cộng đồng xã hội. Cộng đồng xã hội là một lực lượng dân cư bao gồm những bộ phận như gia đình, bộ tộc, dân tộc… sống tương đối độc lập nhau trong một tổng thể đan xen nhau, có mối quan hệ nội tại khăng khít với nhau, hay nhìn theo góc độ ở đây là gồm những cộng đồng người nhỏ hơn, mang tính địa phương hợp thành. Mỗi cộng đồng người nhỏ hơn ấy đều có một cơ sở võ học. Sự va chạm, giao lưu, loại trừ, học hỏi lẫn nhau giữa các cơ sở võ học đó dần làm nên một nền tảng võ học chung cho cả cộng đồng xã hội đó. Cũng như những hiện tượng xã hội khác, một nền võ học được hình thành và phát triển từ tản mạn, manh mún đến thống nhất tập trung để rồi lại ngày càng đa dạng phong phú, tạo tiền đề cho một tiến trình phát triển có tính lặp lại mới. Điều này cho thấy trước khi xuất hiện Thiếu Lâm Kungfu, trên đất nước Trung Hoa đã tồn tại một nền võ học, dù có thể nền võ học đó chưa rõ nét. Phải chăng sự kiện hình thành nên Thiếu Lâm Kungfu Ngũ Hình Quyền đã đóng vai trò như một cuộc cách mạng, mở đầu cho một chu kỳ phát triển mới của võ học Trung Hoa và là cơ sở của nền võ học Trung Hoa hiện tại?
Nếu thế, trên lãnh thổ Việt Nam, vào thời rất sâu trong tiền sử, có thể đã từng tồn tại một cơ sở võ học và con người thời cổ xưa đó đã biết đến võ nghệ, biết chiến đấu công - thủ bằng võ thuật. Kết quả khảo cổ đã làm cho các nhà nghiên cứu nhân loại - xã hội học tin rằng cách đây chừng 10.000-20.000 năm và có thể là lâu hơn nữa, ở Bắc Bộ - Việt Nam đã có hiện tượng định cư lâu dài. Có như vậy là vì con người thời đó đã phát hiện một cây lương thực cực kỳ quan trọng cho đến tận ngày nay, đó là cây lúa nước. Sự định cư lâu dài và tương đối ổn định ấy đã làm hình thành nên một nền văn hóa khu vực, gọi là nền văn hóa Hòa Bình (theo một tài liệu thì vùng đất Hòa Bình xưa kia thuộc trấn Hưng Hóa, đến năm 1866, dưới triều Nguyễn, thành ra một tỉnh gọi là Bờ, năm 1887 đổi tên thành Phương Long, từ năm 1897 mới được gọi là Hòa Bình).
Nền văn hóa tối cổ đó có võ không? Chắc là có! Thứ võ đó có dựa trên một cơ sở võ học nào không? Chắc là có luôn, dù cơ sở võ học đó là thô sơ với vài phân thế chiến đấu giản đơn, rời rạc. Tuy nhiên cũng có thể giả định rằng cơ sở võ học đó đã đạt đến tinh tế, đã phô bày ra cái công phu sáng tạo thực sự và bao trùm của trí tuệ, do đó mà đã mang sắc thái một nền võ học đích thực, nếu chúng ta cho rằng nền văn minh Hòa Bình là bộ phận còn sót lại không đáng kể, là một tàn dư nhỏ nhoi của một nền văn minh lúa nước vĩ đại hơn nhiều đã bất ngờ phải hứng chịu một đại họa thiên nhiên bi thảm, nền văn minh Mẫu - La, nền văn minh cội nguồn của mọi nền văn minh sau này…
Dù có thể là nhỏ bé nhưng nền văn minh Hòa Bình đã có một thời cực thịnh, rực rỡ vàng son của nó, để rồi cũng lại thăng trầm tan rã: một bộ phận rút lên cao trụ lại, phần lớn phiêu bạt dần lên bắc, phần khác xuôi nam ven sườn Trường Sơn và số còn lại thì vượt núi sang tây. Bộ phận nào cũng mang theo giống lúa nước, cách trồng cây lương thực quan trọng này và gieo trồng tại nơi họ đặt chân đến. Việc trồng cây lúa nước như một phương thức tạo miếng ăn ổn định, vì thế mà trở nên phổ biến, lan tỏa ra khắp nơi. Trình độ võ học cao cường của nền văn minh Mẫu - La mà văn hóa Hòa Bình còn lưu giữ được phần lớn, có thêm những sáng tạo mới, cũng theo đó mà được truyền bá rộng rãi…
Nền tảng của khí công hay Yoga là kết hợp giữa điều tức, điều tâm và điều thân. Trong ba cái đó thì điều tức (cách thở) là yếu tố cơ sở mang tính cốt lõi. Thở không đúng cách thì cũng không điều tâm được và như vậy cũng không thể tạo và lưu chuyển “khí” một cách có ý thức được (dù khí vẫn lưu chuyển tự nhiên không ngừng nghỉ!). Do đó việc luyện thở phải được đặt lên hàng đầu, phải là bước đầu tiên của quá trình tập luyện của khí công hay Yoga. Nhưng ai là con người đầu tiên nghĩ ra sự luyện thở. Cụ thể là ai thì không thể biết được, nhưng cư dân đầu tiên nghĩ đến việc điều khiển hơi thở phải là người sống ở vùng sông biển, thường xuyên ngập nước. Cuộc sống chống chọi với lũ lụt, cũng như đòi hỏi phải bơi lặn dưới sông, biển để săn bắt các loại thủy sản đã đặt ra yêu cầu phải làm sao không bị ngạt nước, phải nhịn thở được lâu… Sự tìm tòi, nghiên cứu và rèn luyện cách thở, cách ém hơi thở để có thể lặn được dài hơi đã là bước đi đầu tiên làm hình thành nên Yoga và khí công. Quá trình thực hành các cách thở đã dẫn đưa đến cho dân cư sông nước sự cảm nhận những biến đổi, những biểu hiện khác lạ trong cơ thể. Việc chiêm nghiệm những biểu hiện như có “cái gì đó” truyền trong cơ thể ấy, cũng như những biểu hiện tương tự từ những lần rùng mình tự nhiên của cơ thể, những lần cơ thể phản ứng khi bị đột ngột tác động từ bên ngoài như bất ngờ bị hù dọa, bị sét đánh gần… đã làm cho cư dân sông nước đi đến quan niệm về “khí”: thứ không thấy được, không hình dung được nhưng thực sự là có, là cảm nhận được sự lan truyền của nó trong cơ thể. Từ đó, sự từng trải đã cho họ “thấy” được nhiều điều, biết được cách thở tạo cảm giác về sự lưu thông của khí và biết được mỗi lần như thế thì cơ thể họ có vẻ mạnh khỏe hơn, tâm hồn họ thấy sảng khoái hơn. Hơn nữa, dần dà họ còn biết chủ động điều chuyển được “ dòng” lưu động của khí. Và cuối cùng là những bài học đầu tiên về khí công cũng như Yoga ra đời.
Về nguồn gốc võ cổ truyền Việt Nam, chúng ta chúng ta đăng tàn văn nội dung viết trên wikipedia:

Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù,các đòn đánh,... Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch sử Việt Nam.

Về danh xưng "Võ cổ truyền Việt Nam", theo võ sư Võ Kiểu, nguyên tổng thư ký Liên đoàn Quyền thuật miền Trung: "Võ ta đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp không môn phái nào trên thế giới có được, nó không chỉ là một môn võ phòng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt Nam. Đánh mất tên gọi "võ ta", là chúng ta đã vô tình đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa trong môn võ vô cùng đẹp này!" Võ sư Võ Kiểu còn cho rằng việc thay thế danh xưng "Võ Ta" bằng tên gọi "võ cổ truyền Việt Nam"có thể "vô tình đánh mất luôn cả hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa" trong môn võ đẹp này."

Hiện tại võ cổ truyền Việt Nam do Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt Nam đại diện và quản lý. 

Tại Việt Nam, thời Pháp mới chiếm Đại Nam, các hệ phái võ thuật cổ truyền bị thực dân Pháp cấm lưu hành vì những người đứng đầu các phong trào khởi nghĩa chống Pháp đều là người giỏi võ Việt Nam. Khoảng năm 1925, võ cổ truyền Việt Nam được khôi phục song song với các môn võ ngoại quốc khác được đưa vào Việt Nam, như: Quyền Anh (Boxing, Boxe), Thiếu Lâm (Shaolin)...

Trong giai đoạn này, nhiều võ sư huyền thoại đã để lại danh tiếng. Toàn quốc Việt Nam, trước năm 1945, ai cũng nghe danh Tứ Đại Võ Sư là Bái Mùa Cát Quế, đào tạo vô số thanh niên yêu nước sẵn sàng bảo vệ quê hương và phụng sự dân tộc, tạo truyền thống thượng võ lan rộng khắp năm châu. Sau năm 1945, cụ Quế có các cao đồ là sư tổ Nguyễn Văn Quý và Trưởng Tràng là Võ Sư Đặng Văn Hinh, kế tiếp là Võ Sư kiêm Giáo sư Tiến sĩ Đặng Quang Lương, Chưởng Môn võ phái Việt Đạo Quán trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đến năm 1975 được bổ nhiệm làm Chưởng Môn Việt Đạo Quán Thế giới; 3 võ sư còn lại trong 4 đại danh sư kể trên được mệnh danh là "Tam Nhựt" gồm: Hàn Bái, Bá Cát, Bảy Mùa vì có công lớn trong việc khôi phục truyền thống võ Việt Nam trong thời gian này. Mãi đến khi Pháp rời khỏi Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam đã tiếp tục duy trì sự phục hồi võ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam (VABA),và Tổng Hội Võ Sư Nghiên cứu Và Phổ Biến Võ Học Việt Nam, gọi tắt là Tổng Hội Võ Học Việt Nam. Ba võ sư có công lớn trong giai đoạn này là: Trương Thanh Đăng, sư tổ của võ phái Bình Định Sa Long Cương, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai (được mệnh danh là "Tam Nguyệt") tiếp nối việc khôi phục và phát triển võ Việt Nam. 

Tuy nhiên, tại miền Nam Việt Nam, từ năm 1960 đến năm 1963, Ngô Đình Diệm lại tiếp tục cấm các đoàn võ thuật phát triển (trong đó có võ Việt Nam), vì năm 1960, trong lực lượng tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm thất bại có đoàn võ sĩ Nhu đạo do võ sư Phạm Lợi chỉ huy. Năm 1964, võ thuật được tiếp tục hoạt động, trong đó có võ Việt Nam. Trong giai đoạn này, võ thuật Việt Nam đã lớn mạnh, sánh vai ngang hàng với võ thuật các nước trong khu vực, như: Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông, Đài Loan, Lào, Campuchia,... Nhiều võ sĩ Việt Nam đã chiến thắng vẻ vang trước nhà vô địch của các nước bạn trong khu vực. Bốn võ sư đã có công đào tạo nhiều võ sĩ ưu tú cho làng quyền thuật Việt Nam, nhất là đào tạo nhiều võ sĩ giỏi đại diện cho màu cờ sắc áo Việt Nam chiến thắng vẻ vang nhiều nhà vô địch của các nước bạn, chính là: Từ Thiện Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh. Bốn võ sư này đã được Tổng Nha Thanh Niên trao tặng Bằng Khen về các thành tích vẻ vang cho đất nước, và từ đó, giới võ thuật gọi bốn võ sư này là "Tứ Tú" (bốn ngôi sao sáng), nối tiếp "Tam Nhựt" (ba mặt trời) và "Tam Nguyệt" (ba mặt trăng) trong việc khôi phục và phát huy truyền thống võ thuật Việt Nam.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, do tình hình trật tự an ninh còn hỗn loạn, võ thuật Việt Nam tạm ngừng phát triển một thời gian. Năm 1979, nhân sự kiện quân đội Trung Quốc và quân đội Khmer đỏ tấn công Việt Nam, nhà nước Việt Nam đã cho khôi phục hoạt động võ thuật, trong đó có võ thuật cổ truyền Việt Nam, để tập hợp thanh niên rèn luyện tinh thần bất khuất sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau đó, các Liên đoàn võ thuật hình thành để quản lý phong trào võ thuật, trong đó có Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam hình thành năm 1991. Tuy nhiên, do nhiều lý do, từ đó cho đến năm 2007, võ thuật Việt Nam vẫn chưa được nhà nước Việt Nam quan tâm phát triển như những môn võ thuật có thi đấu quốc tế như: Taekwondo, Judo, Karatedo, Wushu, Pencak silat, Boxing, Vovinam,... 

Võ thuật cổ truyền Việt Nam thể hiện một số đặc điểm chung:

-Thường là võ trận, sử dụng trong trận mạc, chiến đấu chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên hoang dã, chống trả và săn bắt hổ, lợn rừng, bảo vệ nhà cửa, làng xóm, chống trộm cướp.
-Thích hợp với nhiều loại địa hình.Thực dụng, linh hoạt.
-"Dĩ công vi thủ, dĩ nhu chế cương, dĩ đoản chế trường".
-Các bài quyền đều có lời thiệu bằng thơ, phú.
-Muốn luyện thành thạo phải luyện với thiên nhiên nơi có khí trong lành, để tăng khí công trong người, khi đó ra đòn sẽ mạnh hơn. 
 
Để khẳng định lần nữa về tính ra đời độc lập của võ cổ truyền Việt Nam, chúng ta xin giới thiệu bài viết trên báo mạng có tựa đề "Đi tìm nguồn gốc võ cổ truyền dân tộc" của tác giả Phạm Đình Phong (Phó chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam):
"Trước xu thế hội nhập, nhiều môn võ quốc tế đã và đang phát triển như vũ bão trên đất nước ta, khiến cho nhiều người lầm tưởng võ cổ truyền Việt Nam (VCTVN) cũng chỉ là “phiên bản” của các môn võ có nguồn gốc từ Phương Đông, nhất là dòng võ Thiếu Lâm của Trung Hoa. Vậy đâu là sự thật?. Ở đây chúng tôi muốn nêu một vài cứ liệu cơ bản để khẳng định nguồn gốc của VCTVN, sự giống nhau và khác nhau của nó".
Theo sách “Các triều đại Việt Nam”, “Đại Nam nhất thống chí” và các tư liệu, hiện vật cổ, sưu tầm ở một số nơi trong cả nước. Đặc biệt, những cứ liệu có liên quan đến VCT dân tộc vừa phát hiện ở vùng đất võ Bình Định, cố đô Huế, bước đầu cho thấy: VCTVN được hình thành từ các thao tác lao động sinh tồn hàng ngày, như: săn bắt, hái lượm, chài lưới, ném đẩy, chạy nhảy, bơi lặn …và sử dụng các công cụ lao động thông thường hàng ngày, như: gậy gộc, mỏ gảy, cào cỏ, cuốc chỉa, phãng, giáo, mác, cung, kiếm, dao, rựa, rìu, búa …, được con người lặp đi, lặp lại từ đời này sang đời khác. Đồng thời mô phỏng theo từng tính năng di động đặc thù, các tư thế tự vệ, tấn công giản đơn, mang tính bản năng của một số loài động vật mà người xưa thường xuyên tiếp cận, như: gà, mèo, chim, rắn, khỉ, hổ (cọp), heo rừng, sư tử, voi, tê giác, cá sấu…nhằm chế ngự và bảo tồn tính mạng cho bản thân và gia đình (qua nghiên cứu, hiện nay hầu hết các bài quyền, các bài binh khí đều có nguồn gốc xuất phát từ đây). Song, mãi đến thời kỳ chiếm hữu nô lệ, xã hội bắt đầu bước vào giai đoạn phân chia giai cấp, kẻ mạnh luôn tìm cách đàn áp, chiếm đoạt thành quả của những người thế cô sức yếu, buộc họ phải tự trang bị cho mình những thế võ giản đơn cùng những công cụ hỗ trợ được hình thành trong quá trình lao động, săn bắt, để tự vệ lập thân, giữ nhà, giữ của. Tuy nhiên cũng chỉ dưới dạng đơn lẻ, tự phát theo cảm tính riêng của mỗi người là chủ yếu.
"Thực chất nó chỉ được gắn kết giữa các động tác đơn lẻ, giản đơn thành những bài võ căn bản và trở thành vũ khí cực kỳ lợi hại, không chỉ chống lại thú dữ, cướp bóc, chống chọi với bệnh tật, thiên nhiên khắc nghiệt mà còn góp sức đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, kể từ khi các Nhà nước phong kiến ở nước ta ra đời và phát triển. Từ đây, thuyết Âm - Dương ngũ hành của Phương Đông cũng được các nhà nghiên cứu võ học vận dụng vào quá trình xây dựng các chuẩn mực, qui phạm hành xử, luật lệ chuyên môn, hệ thống lý luận, vận hành từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, phối kết hợp giữa nhu với cương, giữa nội công với ngoại công, giữa tâm pháp với thần pháp, thân pháp, khí pháp, nhãn pháp và các thuật điểm huyệt, giải huyệt, chữa bệnh bằng các phương pháp y võ…với những bí quyết đầy biến ảo và hiệu nghiệm, tạo giềng móng vững chãi để các triều đại sau này áp dụng một cách toàn diện vào các qui trình, thể lệ, tiêu chí thi cử, khảo hạch, mở trường đào luyện và trọng dụng những người uyên thâm võ nghệ, cất nhắc vào các phẩm bậc, chức vụ quan trọng, nhất là trong nghệ thuật quân sự và các phép luyện binh, dụng binh, nghi binh, hành binh. Đặc biệt từ năm Bảo Thái thứ 2 (1721), nhà vua đã chính thức thành lập Sở Võ học (sau đổi thành Trường Võ học), để thâu nhận con em các quan lại và thần dân giỏi võ, đào tạo theo một chương trình bắt buộc với những qui tắc, thể lệ, chu kỳ thi cử, phân định trình độ, hàm chức hết sức nghiêm ngặt. Càng về sau, việc thi cử càng nâng cao hơn, thí sinh phải trải qua 3 kỳ sát hạch về năng khiếu, sức chịu đựng, lòng quả cảm, trước khi bước vào phần thi tài thao lược võ nghệ, phương cách bài binh bố trận (lập trận đồ). Người trúng tuyển phải tiếp tục thi phần trắc nghiệm và thụ giáo thêm 4 năm ở trường, trước khi được nhà vua ban tước hiệu Tạo sĩ (tương đương Tiến sĩ võ ở các triều đại sau đó). Lúc bấy giờ cả nước có 9 trường thi: Tuyên Quang, An Bang, Sơn Nam, Tam Giang, Kinh Bắc, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá. Đây được coi là mốc son quan trọng đánh dấu bước ngoặc lịch sử của VCT dân tộc bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển về chất của nền võ học nước nhà. Tiêu biểu, dưới thời Tây Sơn (1778 – 1802), tuy chỉ tồn tại chưa đầy 1/4 thế kỷ, nhưng đã đem lại thịnh trị cho muôn dân. Một trong những kỳ công vĩ đại của Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) là đã dày công nghiên cứu, kế thừa và sáng tạo những giá trị đích thực, tinh hoa truyền thống của nền võ học dân tộc, để xây dựng thành hệ thống liên hoàn, phù hợp với điều kiện địa lý, khả năng tác chiến và đặc điểm hình thể của người VN, bao gồm: võ lý, võ đạo, võ lễ, võ thuật, võ y, võ nhạc…trong một chỉnh thể thống nhất, hỗ tương lẫn nhau, tạo nên sức mạnh vô địch, được nhàTây Sơn nâng lên hàng “Quốc võ”. Trong đó võ lý cùng hệ thống các bài Thiệu cổ (viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, dưới dạng thơ, văn xuôi ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ) được ví như ngọn đuốc soi đường, vạch lối và là những chuẩn mực, định lượng, tiêu thức mang tính bắt buộc để người dạy và người học tuân thủ. Đây cũng chính là áng hùng văn bất hủ của nền võ học chân truyền VN, để khẳng định tính “pháp lý”, tránh sự ngộ nhận và lẫn lộn với các dòng võ nước ngoài (cho đến nay vẫn chưa thấy các môn võ nước ngoài có sử dụng bài Thiệu cổ giống như các bài võ của nước ta). Nhờ vậy nên cho dù đất nước ta tuy liên tục bị ngoại xâm và triền miên chiến sự cùng với những biến thiên của thời cuộc, nhưng vẫn giữ được những tinh hoa văn hoá độc đáo, những bài võ chân truyền và các nguyên lý cơ bản của nền võ học dân tộc, không hề bị lai căng, đồng hoá.
Có thể nói, với nền võ học đồ sộ, uyên thâm, bí truyền và cực kỳ phong phú của dân tộc đã cùng đất nước đi suốt cuộc trường chinh đánh giặc giữ nước, đã thấm sâu vào máu thịt và trở thành niềm tự hào của bao thế hệ người dân đất Việt, góp phần tạo nên truyền thống thượng võ và sức mạnh VN. Trong đó Bình Định vẫn luôn xứng đáng là “người lính” tiên phong trên bước đường gìn giữ, tôn tạo các giá trị đích thực, góp phần bồi đắp và làm rạng rỡ nền võ học nước nhà. Cụ thể là qua 2 lần tổ chức thành công Liên hoan quốc tế VCTVN đã thu hút hàng ngàn lượt môn đồ trung thành với VCT dân tộc từ khắp mọi miền đất nước và trên 60 môn phái ở khắp năm châu cùng phát nguyện hành hương về miền đất võ oai hùng, với thành tâm vun đắp vì một ngày mai tươi sáng.
Mong thay, toàn bộ những tinh hoa của nó sẽ được đúc kết và sớm được đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, như dòng võ Thiếu Lâm của Trung Quốc, để mãi trường tồn và sánh vai với các nước trên thế giới".

(Còn tiếp)


--------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét