Thứ Hai, 11 tháng 1, 2021

TT&HĐIII - 26/d

                                                            Phong trào Tây Sơn

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.

CHƯƠNG V: XUÂN LỬA ĐỐNG ĐA

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đên nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn; nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
(Hồ Chí Minh)
"Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!"
(Trích bài thơ "Đất nước" - Nguyễn Đình Thi)
"Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"

(Trích bài thơ "Đất nước" - Nguyễn Khoa Điềm

 

 

 

(Tiếp theo)



Trong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía Bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía Nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau (Trịnh - Nguyễn phân tranh) để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình.
Cuối đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, ông trở nên lười nhác, ham hưởng lạc mà bỏ bê triều chính. Các quan lại cấp dưới cũng học theo thói xa xỉ đó, nạn tham ô, hối lộ cũng vì thế mà ngày càng nghiêm trọng. Lê Quý Đôn trong "Phủ biên tạp lục" có nhận xét về thời kỳ cuối chúa Nguyễn là: “… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lược, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…”. Triều đình ngày càng suy yếu, lòng dân chán ghét, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra báo hiệu sự cai trị của chúa Nguyễn đã sắp đến hồi kết.  
Nhà Tây Sơn (Tây Sơn triều) là triều đại tồn tại từ 1778 đến 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm (nhưng là 24 năm dệt nên thiên anh hùng ca "áo vải cờ đào" bất diệt!) thì sụp đổ sau khi chúa Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn, thống nhất lãnh thổ và thành lập nhà Nguyễn.

Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã kích hoạt và tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời vì bạo bệnh khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ (9 tuổi) đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.

Đối với Nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là "giặc phản loạn" nên sau này nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những chứng tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người dân mến mộ vẫn ghi nhớ công lao và lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm lẫy lừng và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước. 
 

Nhà Tây Sơn
Đế quốc




1778–1802
Tình hình Việt Nam thời điểm giữa năm 1788:
  Lãnh thổ nằm dưới sự quản lý của Nguyễn Huệ
  Lãnh thổ nằm dưới sự quản lý của Nguyễn Nhạc. Tới cuối năm 1788, Nguyễn Nhạc bàn giao lại lãnh thổ này cho Nguyễn Huệ cai quản. Nguyễn Huệ trở thành chỉ huy chung của nhà Tây Sơn
  Lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Nguyễn Ánh
Thủ đô Quy Nhơn
(1778-1793)
Phú Xuân
(1786-1802)
Ngôn ngữ Tiếng Việt (Văn tự: Chữ Nôm)
Tôn giáo Phật giáo, Nho giáo, tôn giáo dân gian
Chính quyền Quân chủ chuyên chế
Hoàng đế
 •  1778-1788 Nguyễn Nhạc
 •  1788-1792 Nguyễn Huệ
 •  1792-1802 Nguyễn Quang Toản
Lịch sử


 •  Thành lập 1778
 •  Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ 1771
 •  Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế 1778
 •  Nguyễn Nhạc thoái vị, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế 1788
 •  Quang Trung đại phá quân Thanh, Nhà Hậu Lê sụp đổ
 •  Nguyễn Ánh đánh bại Nhà Tây Sơn 1802
 

 


                           Tượng Tây Sơn Tam Kiệt ở Bảo tàng Quang Trung, Quy Nhơn, Bình Định.

Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn LữNguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt" Tổ tiên anh em nhà Tây Sơn vốn người họ Hồ, ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Khoảng những năm 1653-1657, quân Nguyễn vượt sông Gianh, đánh ra Đàng Ngoài, chiếm được 7 huyện của trấn Nghệ An. Khi rút về, họ dẫn theo nhiều dân chúng và tù binh cho vào những vùng đất mới (vùng Thuận – Quảng đất rộng người thưa) để khẩn hoang. Ông tổ bốn đời của anh em Tây Sơn cũng bị bắt làm tù binh trong dịp này tên là Hồ Phi Long, vốn được đưa đến ấp Tây Sơn (nay là An Khê, Hoài Nhơn, Bình Định), đổi sang họ Nguyễn, định cư ở đó.
Lúc đầu, Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam.
Đến đời Nguyễn Phi Phúc lại dời sang ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn (Tuy Phước, Bình Định). Nguyễn Phi Phúc lấy Nguyễn Thị Đồng sinh được 8 người con, trong đó có ba người con trai làm nên phong trào Tây Sơn sau này, anh cả tên là Nguyễn Nhạc, kế đến là Nguyễn Huệ, và út là Nguyễn Lữ. Dân phủ Quy Nhơn xưa truyền lại rằng Nguyễn Nhạc thuở đi buôn trầu nên gọi anh Hai Trầu; Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm nên gọi là chú Ba Thơm; Nguyễn Lữ gọi là thầy Tư Lữ vì có thuở Nguyễn Lữ đi tu theo đạo Hồi Bani (Islam Bani) một hệ tôn giáo của người Chàm cổ. Có tài liệu cho rằng Huệ là út. Theo một tài liệu mới công bố tại Hội thảo về Tây Sơn, gia đình Nguyễn Nhạc có ít nhất 4 anh em trai, anh đầu là Nguyễn Quang Hoa. Quang Hoa có thể do bị chết sớm hoặc vì lý do nào đó không tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, nên không được sử sách ghi lại. Gia đình Phúc làm nghề buôn trầu, cuộc sống cũng tạm cho là khá giả.
Tây Sơn xưa là vùng đất thuộc phủ Qui Nhơn, dinh Quảng Nam, hồi đó vốn là miền trù phú. Nhưng theo đà thoái hóa của chính quyền chúa Nguyễn cùng bộ máy quan lại của nó, xứ Quảng bị áp đặt thuế khóa ngày một nặng nề, nạn tham quan lại nhũng, cường hào xà xẻo, tranh đoạt đất đai khai khẩn của nông dân ngày một trắng trợn, đã làm cho dân chúng trong vùng vô cùng bất bình, nhiều người lâm vào đói khổ. Sự đè nén áp bức đó đã giải thích vì sao Quảng Nam, với vị trí là trung tâm kinh tế giàu có vào hàng bậc nhất Đàng Trong như nhận xét của nhiều thương nhân ngoại quốc đương thời lại có thể là nơi xảy ra cuộc khởi nghĩa của anh em Nguyễn Nhạc và cuộc khởi nghĩa ấy mau chóng được quần chúng ủng hộ.
Thuở nhỏ, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Giáo Hiến là một nho sĩ, môn khách của Trương Văn Hạnh, làm ngoại hữu dưới thời Nguyễn Phúc Thuần. Hạnh bị Loan giết, Hiến sợ lụy bỏ vào Qui Nhơn, mở lớp dạy học ở ấp Yên Thái. Lúc đó đang là thời kỳ quyền thần Trương Phúc Loan thỏa sức tác oai tác quái, lòng người ai cũng căm ghét. Được truyền thụ bởi một nho sĩ về vườn vì nhiễu nhương thời cuộc, chắc rằng ba anh em họ Nguyễn (nhất là Nguyễn Huệ) đã tiếp thu được những kiến thức quí báu, những tư tưởng trong sáng về đạo làm người từ nhà nho này. Hơn nữa, nhiều khả năng mưu đồ khởi nghĩa sau này của anh em  Tây Sơn đã nhận được sự khích lệ tích cực từ ông giáo này khi ông phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và ra sức động viên, cổ vũ. Có lẽ chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Giáo Hiến cho là có sấm truyền: "Tây khởi nghĩa Bắc thụ công" - "Phụ nguyên phục thống". Rồi nói với anh em Nguyễn Huệ: "Các con là người của đất Tây Sơn, Tây Sơn khởi nghĩa sẽ lập nên sự nghiệp lớn ở miền Bắc và hết lòng giúp chúa Nguyễn để phục hồi nền nhất thống… Các con nên đổi thành họ Nguyễn để có danh nghĩa lập công". Do vậy, anh em Tây Sơn từ họ Hồ đổi thành họ Nguyễn.(?).


Bia mộ tổ Tây Sơn Tam Kiệt được tìm thấy tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Cổ vật đang được trưng bày trong Bảo tàng Quang Trung (Bình Định).

Ở Đàng Trong, trong những năm cuối đời, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đâm ra say mê tửu sắc, không còn quan tâm việc nước nữa, giao hết mọi việc cho quyền thần Trương Phúc Loan. Theo thông tin trên trang Nguyễn Phước tộc, thì:
"Để dễ dàng trong việc tiếm quyền, chính Trương Phúc Loan đã khuyến dụ Chúa Võ đi vào con đường nữ sắc. Một cung phi rất được ngài sủng ái là Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu, con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền. Đây chính là mầm mống gây cảnh suy tàn của triều đại sau này."
Chính sự họ Nguyễn ngay từ thời Nguyễn Phúc Khoát đã gây những ảnh hưởng tiêu cực cho dân chúng. Hệ thống thuế khóa phức tạp, cồng kềnh, nặng nề, quan dưới lạm thu khiến dân phải nộp nhiều hơn quy định. Thuế thổ sản có tới hàng ngàn thứ, tính cả những sản vật nhỏ nhặt. Năm 1741, Phúc Khoát ra lệnh truy thu thuế của cả những người bỏ trốn. Tới năm 1765 lại có lệnh truy thu thuế còn thiếu của 10 năm trước.

Năm 1765, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát chết, chính quyền chúa Nguyễn rơi vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Loan thao túng triều chính, tự xưng là "Quốc phó", giết Nguyễn Phúc Luân (cha Nguyễn Phúc Ánh) và lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương. Trương Phúc Loan trở thành quyền thần lấn lướt, mọi quyền hành đều bị thao túng. Loan nắm giữ Bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm Tàu vụ, thâu tóm mọi quyền lực về chính trị và kinh tế. Loan nổi tiếng là tham lam, vơ vét của công, mua quỵt của các thương nhân nước ngoài. Thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân... đều rơi vào tay Loan, hàng năm Loan chỉ nộp vào ngân sách quốc gia 1-2 phần mười số thuế thu được. Như đã nói, có đợt sau trận lụt, nhà Loan bày vàng ra phơi "sáng chóe" cả sân. Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức vụ chủ chốt. Người bấy giờ gọi là Trương Tần Cối (Là tể tướng dưới thời Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc. Trong 19 năm Cối cầm quyền, tham chính thay đổi tới 28 người. Phàm những biểu hặc tội thời đó phần nhiều do Cối thao túng. Cối lại lạm dụng công quỹ, nhận hối lộ, giàu hơn cả vua. Đến cuối đời thì sinh khác ý muốn thay đổi triều đại).
Cùng lúc đó, Lại bộ thượng thư Nguyễn Cư Trinh, trụ cột của triều Nguyễn qua đời (tháng 5 năm 1767). Họ Trương không còn ai ngăn trở, càng ra sức lộng hành: bán quan tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân dân cực khổ. Những người có tài như Tôn Thất Dục bị Loan tìm cách hãm hại. Tài chính vô cùng kiệt quệ. Cơ nghiệp Chúa Nguyễn đến đây là suy vong, đã có những cuộc nổi dậy của nông dân bắt đầu diễn ra.
Năm 1769, vị vua mới của nước Xiêm là Taksin tung ra một cuộc chiến nhằm tìm cách lấy lại quyền kiểm soát nước Chân Lạp (Campuchia) vốn chịu nhiều ảnh hưởng của chúa Nguyễn. Quân của Chúa Nguyễn buộc phải lùi bước khỏi những vùng đất mới chiếm.
Thất bại trước những cuộc đụng độ với Xiêm La cộng với sưu thuế nặng nề cùng tình trạng tham nhũng tại địa phương khiến cho chính quyền Chúa Nguyễn đã yếu càng yếu thêm. Nhiều nông dân lâm vào nghèo khổ, mâu thuẫn xã hội Đàng Trong trở nên ngày càng gay gắt. Đó chính là thời cơ để ba anh em Tây Sơn bắt đầu khởi nghĩa chống lại chúa Nguyễn.
Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất. Tương truyền trước khi nổi dậy ông từng đi buôn trầu từ vùng núi xuống vùng xuôi, sau đó làm biện lại (thu thuế tại trạm thuế ở một vùng) nên được gọi là Hai Trầu. Năm Tân Mão (1771), sau một đợt thu thuế, Nguyễn Nhạc ôm hết tiền bạc, cùng hai em về quê nội, vào vùng núi Thượng Đạo, ấp Tây Sơn, lập đồn trại dựng cờ khởi nghĩa. Sử nhà Nguyễn chép rằng ông được chúa Nguyễn giao cho việc thu thuế trong vùng nhưng mang tiền thu thuế đánh bạc mất hết, cùng quẫn phải nổi dậy. Theo ý kiến của PGS Nguyễn Phan Quang trong sách "Phong trào nông dân Tây Sơn" (2003), tình tiết này thực chất là dụng ý nói xấu người "phản loạn" của nhà Nguyễn sau khi họ đã thắng trận. (Thủ đoạn đó của kẻ thắng trận thật bại hoại, nhưng không bại hoại bằng một góc ngày nay, khi "chính thể" VNCH đã thành xác chết rất lâu rồi, mùi thối bán nước cũng đã bốc ra nồng nặc, ấy vậy mà vẫn có một nhúm người cố bao che tính giả nhân giả nghĩa của nó bằng những lời ngụy biện kệch cỡm và trơ trẽn nhất! Dù Cộng Sản có phạm nhiều sai lầm trong quá trình hoạt động cách mạng của nó thì nó vẫn luôn là lực lượng chính nghĩa duy nhất!)
Thường thì khi nổi dậy, ai cũng cho là mình có “nghĩa”, và để thu phục nhân tâm thì đều tự nhận là “làm việc nghĩa”, nên khi dựng cờ lên đều muốn nêu cao nhãn mác “nhân nghĩa”. Thế nhưng, theo quan niệm của Đức Huyền Diệu thì không phải bất cứ cuộc nổi dậy nào cũng là “khởi nghĩa” dù có mang danh “khởi nghĩa” đi chăng nữa. Lịch sử đã chứng tỏ rằng sự bần cùng thường phát sinh ra nổi dậy, nhưng một sự nổi dậy không nhất thiết được phát sinh ra từ sự bần cùng. Sự thèm khát danh lợi một cách vị kỷ cũng làm xuất hiện sự nổi dậy, oán thù mù quáng cũng kích thích nổi dậy, áp bức bất công cũng sinh ra nổi dậy, bị chèn ép giáo phái cũng “thích” nổi dậy… Nói chung là có 1001 “kiểu” nổi dậy, từ “giận quá hóa điên”, “bần cùng sinh đạo tặc”, đến “sướng quá hóa rồ”, “được voi đòi tiên”, “thù nhà nợ nước”, v..v… Trong vô vàn “kiểu” nổi dậy ấy, có một “kiểu” gọi là “khởi nghĩa”. Khởi nghĩa là nổi dậy đấu tranh vũ trang chống lại chế độ đã trở nên phản động, nhằm đánh tan lực lượng thống trị (trong nước cũng như ngoại bang), dẹp bỏ áp bức bất công đang đè nặng xã hội, phù hợp với ý nguyện thiết tha của Đại Chúng, phụng sự Đức Huyền Diệu. Tùy thuộc vào nhận thức, cách hiểu (vô tình hay cố ý) mà ở mỗi người, ý nghĩa của khái niệm “áp bức” có thể là tương đối khác nhau. Tuy nhiên có thể nói áp bức, bất công là nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc nổi dậy, song chỉ có cuộc nổi dậy nhằm dẹp bỏ áp bức, bất công đối với Đại Chúng mới được gọi là khởi nghĩa. Áp bức bất công có qui mô xã hội, trước sau gì cũng làm bần cùng hóa Đại Chúng và đó chính là môi trường dung dưỡng, tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa duy trì, phát triển nhanh chóng về chất và lượng để tiến tới giành thắng lợi…
Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Nhạc phất cờ nổi dậy năm 1771.  Nguyễn Nhạc được các người cùng hợp tác và các nhân sĩ đồng bào địa phương tôn làm Tây Sơn Vương. Bởi Tây Sơn mang danh nghĩa ủng hộ hoàng tôn Dương và khi đánh trận thường la ó ầm ĩ nên dân gian có câu:
"Binh triều là binh Quốc phó
Binh ó là binh Hoàng tôn"

Nguyễn Nhạc tổ chức lại cơ sở:

- Quân sự giao cho Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú.

- Kinh tế tài chánh giao cho Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân và Nguyễn Lữ.

- Dân sự (hành chánh, ngoại giao, tuyên truyền...) giao cho Võ Xuân Hoài và Trương Mỹ Ngọc.

Nguyễn Nhạc và bộ tham mưu nhận thấy địa thế Tây Sơn Hạ không được an toàn, bèn dời tổng hành dinh và các cơ quan trọng yếu lên Tây Sơn Trung. Lấy dãy núi ở dưới đèo An Khê làm mật khu.

Nguyễn Nhạc cùng bộ tham mưu đóng ở hòn núi cao nhất nằm phía nam chân đèo, Nguyễn Huệ cùng Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đóng tại hòn núi phía bắc. Do đó mà hai ngọn núi này mang tên là núi Ông Bình và núi Ông Nhạc. 

Tháng giêng năm Nhâm Thìn (1772), chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Tôn Thất Văn đi tuyển xét ở Quy Nhơn. Báo cáo về việc Tây Sơn lập 6 đồn trên vùng Thượng đạo từ năm trước (1771). Nghe tin Nguyễn Nhạc bị truy nã gắt gao vì thâm lạm công quỹ, chạy vào núi chiêu tập bọn vong mạng định làm giặc, viên tuần phủ Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên cho quân lính đi lùng bắt. Nhưng nhiều lần quan quân đến Tây Sơn Hạ thấy nhân dân làm ăn yên ổn, không thấy dấu vết của giặc đâu cả, Tuyên cho là tin đồn nhảm, nên thôi đem quân càn quét vùng Tây Sơn.

Đầu tháng 4 năm 1773, quân Tây Sơn đã kéo nhau từng toán xuống các chợ ngay lúc ban ngày, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo, đe dọa đốt nhà cửa để bắt người tuân theo. Họ họp từng nhóm khoảng 300 người, riêng vùng Đồng Hươu, Đồng Hào có đến 600 người và họ quấy nhiễu suốt ở Phú Yên, Quy Nhơn.

Tổ chức của họ cứ theo thắng lợi mà trở thành lớn lao, có quy củ hơn. Lúc đầu họ võ trang giáo mác, cung tên và cả súng tay nữa. Họ đi bộ, nhưng sau đó, khoảng tháng 8, họ đi ngựa, cáng và võng. Để bày tỏ vị trí phương nam và tính cách bạo động của quân khởi nghĩa, họ mang mỗi đội một lá cờ đỏ dài độ 9 aunes (khoảng 1m)

Tháng 5 năm 1773, Lòng dân địa phương lại hướng hoàn toàn về Nguyễn Nhạc. Viên tri huyện Tuy Viễn không hay biết chi cả. Nhưng vì biện lại đồn Tây Sơn (có tên là Vân Ðồn) không chịu nạp thuế trong hai năm liền, viên tri huyện sai Ðốc Trung Ðằng đem quân lên vấn tội. Ðốc Trung Ðằng bị quân Tây Sơn chặn lại đòi giấy tờ, tiền bạc, đâm cho một nhát ở vai trái phải cùng lính hầu bỏ chạy.

Thanh thế lớn lên, Nguyễn Nhạc dời quân xuống Kiên Thành tự xưng làm đệ nhất trại chủ coi 2 huyện Phù Ly và Bồng Sơn, cho Nguyễn Thung làm đệ nhị trại chủ coi Tuy Viễn, Huyền Khê làm đệ tam trại chủ coi quân lương.

Tháng 8 năm Quý Tỵ (1773), Mọi việc an bài, Nguyễn Nhạc lập đàn cáo Trời Ðất, hợp thức hóa danh vị chức chưởng của chúa tôi và tế cờ xuất quân. Rồi tấn công huyện lỵ Tuy Viễn.

Ðược tin Tuy Viễn đã vào tay nghĩa quân rồi. Trần Quang Diệu liền chia đại binh mình chỉ huy ra làm ba đội. Một đội giao cho Lê Văn Hưng ở lại hậu phương. Một giao cho Võ Văn Dũng cùng Cao Tắc Tựu đi đánh Bồng Sơn, còn mình lãnh một đạo đi đánh Phù Ly cùng La Xuân Kiều. Bồng Sơn và Phù Ly, nghĩa quân kéo đến, chưa đánh đã lấy được. Quân cũng như dân của hai huyện đều hân hoan đón tiếp nghĩa binh. Trần Quang Diệu để Võ Văn Dũng cùng hai học sĩ Cao, La ở lại giữ huyện lỵ hai nơi, còn mình thì đem quân vào hợp với Tây Sơn Vương đánh thành Quy Nhơn.

Tháng 9 năm Quý Tỵ (1773), quân Tây Sơn dùng mưu đánh chiếm được thành Quy Nhơn.

Ngay sau khi dựng cờ nghĩa, ba anh em Tây Sơn, đứng đầu là Nguyễn Nhạc đã nêu một khẩu hiện hợp thời, làm phân hóa lực lượng thống trị: “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng Tôn Dương. Nhờ khẩu hiện đó, không những cuộc khởi nghĩa đã tìm được sự ủng hộ nhất định của một bộ phận trong tầng lớp thượng lưu vốn bất bình với bè lũ Trương Phúc Loan, mà ngay từ buổi đầu quân Tây Sơn còn được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa như hai đạo quân của Lý Tài, Tập Đình. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo. Nghĩa quân đã từng nêu lên khẩu hiệu: "Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo". Điều đó được các giáo sĩ Tây Ban Nha, điển hình là Diego de Jumilla ghi lại, sách "Les Espagnols dans l’Empire d’Annam" trích dẫn như sau:
"Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có ngưòi mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ..." Một số thổ hào, nhà giàu như Nguyễn Thông, Huyền Khê… đã bỏ tiền của ra giúp nghĩa quân. Bên cạnh đó, nghĩa quân còn chủ trương và trong thực tế đã đem quân đi tịch thu tài sản do giàu bất chính mà có của bọn quan lại, cường hào, ác bá đem chia cho người nghèo. Chính sử nhà Nguyễn cũng chép: “Hào mục bản thổ đua nhau nổi dậy hưởng ứng với Nhạc, thế giặc ngày càng bùng lên”; hay “Nhạc nổi lên cướp của nhà giàu giúp đỡ cho người nghèo, giả làm ơn nhỏ để mua chuộc lòng người”.
Quân Tây Sơn phát triển nhanh nhờ có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng quanh vùng, nhất là những người nông dân nghèo bị bần cùng hóa bởi tình trạng địa chủ chiếm đất và sưu cao thuế nặng của Chúa Nguyễn. Quân ngũ Tây Sơn khi dựng nghiệp có khoảng 150.000 người được chia thành 12 đơn vị, trong đó có 2 đơn vị là người dân tộc thiểu số. Đây là đội quân tiên phong, dũng mãnh dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ. Kỵ binh có hơn 2.000 chiến mã, tượng binh có hơn 100 thớt voi. 
Từ căn cứ Tây Sơn, các đạo nghĩa quân tỏa về các làng xã, trừng trị bọn xã trưởng, quan thu thuế, tịch thu thuế, tịch thu các giấy tờ sổ sách đem đốt hết, tuyên bố bãi bỏ mọi thứ thuế. Nghĩa quân còn tiến đánh các đồn, giải phóng tù nhân, đi đến đâu dân chúng hưởng ứng đến đấy, nhiều người, kể cả thuộc dân tộc miền thượng, dân tộc Chàm… tham gia nghĩa quân. Theo tài liệu ghi chép của các giáo sĩ ở Đàng Trong, chứng kiến lúc bấy giờ thì “cùng đi theo (Tây Sơn) có bọn giặc núi từ miền núi ở giữa hạt Quy Nhơn và Phú Yên”, hoặc “lính của họ (Tây Sơn) có bộ phận gồm những người thiểu số. Có một nữ chúa Chàm tên là Thị Hoa cũng ủng hộ tích cực. Ngoài ra, bấy giờ có hai thương nhân Hoa kiều là Tập Đình và Lý Tài chiêu tập dân nghèo người Việt và người Hoa ở Quảng Nam nổi dậy hưởng ứng khởi nghĩa Tây Sơn”.
Thành Quy Nhơn ở giữa Tuy Viễn và Phù Ly. Tường xây bằng đá ong, trên một giải gò cao, chung quanh có hào sâu bao bọc, thế rất vững. Vì vậy nên quân Tây Sơn vây đánh đã ba ngày mà không lấy được. Tuần phủ Nguyễn Khắc Tuyên đóng cửa thành cố thủ. Tương truyền Nguyễn Nhạc tự ngồi vào cũi cho quân lính của mình khiêng đến trá hàng, nộp quân họ Nguyễn. Nửa đêm, ông phá cũi, cùng quân trá hàng làm nội ứng và quân bên ngoài tới phối hợp đánh chiếm thành. Thành này là nơi các nhà buôn, vì đã phải chịu nhiều luật lệ ngăn cấm do triều đình họ Nguyễn đưa ra, đã quay sang ủng hộ tài chính cho Tây Sơn.  

Sau khi hạ thành Quy Nhơn, Tây Sơn Vương giao thành cho Trần Quang Diệu và các tướng đóng giữ, tự mình đem hai quân đoàn xuống Càng Rang, Nước Ngọt, đánh lấy hai kho lương thực. Hai viên quan giữ kho là Ðốc Trưng Ðằng và Khâm Sai Lượng chống cự. Lượng bị giết, Ðằng tẩu thoát. Vương cho chở hết lương thực về thành Quy Nhơn.

Ði đánh mặt Bắc, Tây Sơn Vương không quên mặt Nam. Vương cử Nguyễn Lữ, Nguyễn Văn Lộc và Võ Văn Cao đi vào Phú Yên, Diên Khánh, Bình Thuận để xem xét tình hình, liên lạc cùng Vua Thủy Xá (Pơtau Ea), Hóa Xá (Pơtau Apui), và vận động thân hào nhân sĩ địa phương hưởng ứng cuộc nam chinh. Phái đoàn về trình tâu rõ tình hình, Vương liền cử Ngô Văn Sở làm Chinh Nam Ðại Tướng Quân, cùng Nguyễn Văn Lộc, Lê Văn Hưng vào đánh chiếm ba phủ Phú, Diên, Bình.

Mặt tây được hai Vua Thủy, Hỏa yểm hộ, binh Tây Sơn cứ thẳng tiến vào Nam. Ði tới đâu được hoan nghênh tới đó, và lấy ba thành dễ dàng như trở bàn tay. Tướng nhà Nguyễn là Nguyễn Văn Hiền bị giết, và Nguyễn Khoa Kiên bị bắt sống. Ðại thắng, Ngô Văn Sở kéo binh về, để Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Hưng ở lại trấn giữ.

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng khởi nghĩa Tây Sơn là khởi nghĩa nông dân. Gọi như thế cũng được vì lực lượng nghĩa quân chủ yếu là nông dân. Nhưng đúng hơn, theo chúng ta, phải gọi là cuộc khởi nghĩa Đại Chúng.

Một nhóm người Đàng Trong tại Tourane tức Đà Nẵng thời Tây Sơn-Tranh của họa sĩ người Anh William Alexander
Lực lượng nghĩa quân phát triển nhanh chóng. Mùa thu năm Quí Tỵ (1773), số lượng quân Tây Sơn đã lên đến vài vạn người, đánh chiếm phần lớn phủ Quy Nhơn, rồi tiến đến vây quanh thành Quy Nhơn, trong có một đêm đã lấy được thành. Tuần phủ cùng quân lính ở đó bỏ chạy. Phát huy chiến quả, nghĩa quân đánh tiếp ra Quảng Ngãi. Trương Phúc Loan vội cử bốn tướng đem đại quân chống cự. Sau khi chiếm được Quảng Ngãi, nghĩa quân rút về Bến Đà (Thạch Tân, phủ Thăng Bình, Quảng Nam) bố trí mai phục, đánh bại quân Nguyễn. Cuối năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn lại phục ở núi Bình Khê (huyện Phú Mỹ) đánh thắng một trận nữa, làm quân Nguyễn tan tác. Ở phía nam, nghĩa quân cũng chiếm được các phủ Diên Khánh, Bình Khang. Chỉ trong vòng một năm, lực lượng khởi nghĩa đã chiếm cứ được một khu vực rộng lớn từ Quảng Ngãi vào đến Bình Thuận.

Quân Nguyễn do Thống binh Huy và Hiến quận công Nguyễn Cửu Dật chỉ huy, kéo vào đánh.

Trận đầu bị quân Tây Sơn Vương đánh thua, quân Nguyễn dồn nơi phố Mỹ Thị thuộc Hòa Vang. Quân Nguyễn qua 2 ngày chiếm hai luỹ. Cánh quân Thượng của Tây Sơn ghi một thắng lợi nhỏ, đuổi viên tướng triều chạy cùng với voi trận nhưng họ không tiến được hơn. Hai bên thường ngày kéo quân giáp trận kịch liệt, không phân thắng bại. Tây Sơn Vương rút quân về Thế Giang, đóng nơi Thiên Lộc thuộc Duy Xuyên, trước sông sau sông cứ hiểm làm đồn lũy.

Thiên Lộc nằm giữa nhiều nhánh sông sâu, thế rất hiểm. Quân Nguyễn không đánh nổi. Nguyễn Cửu Dật bàn mưu cùng Thống binh Huy án binh bất động. Rồi cho đóng chiến thuyền, đặt đại bác, lén theo đường sông, lấy ván chận nước để đưa thuyền xuống, xuất kỳ bất ý, đánh úp đồn Thiên Lộc. Mười tám viên tướng Tây Sơn và quân họ chống với 3 cánh quán triều 3 mặt: dọc theo chân núi, dọc theo quan lộ và từ các thuyền chiến dưới biển bắn lên. Thuỷ quân bắn chết được một viên tướng dũng mãnh của Tây Sơn với 2 tên quân. Quân Nguyễn toàn thắng tiến vào, đồn Thiên Lộc thất thủ. Binh của Lý Tài ở Thế Giang cũng bị đánh úp, binh của Tập Ðình đến cứu không kịp. Quân Tây Sơn Vương bị đại bại rút về án cứ Bến Ván và Châu Ổ (Quảng Ngãi).

Tây Sơn Vương chỉnh đốn lại đội ngũ, rồi theo thượng đạo đi tắt ra hội quân cùng Tập Ðình và Lý Tài. Quân Nguyễn đóng tại Phú Hòa thuộc huyện Hòa Vang, nương thế sông làm hiểm cứ. Tây Sơn Vương dùng chiến thuyền đánh xuống. Nguyễn Cửu Dật dùng kế sa nang, lấy bao đựng cát ngăn nước sông, rồi giả thua chạy, đợi quân Tây Sơn qua khỏi, vớt bao cát lên, nước ào xuống, thuyền Tây Sơn bị đắm khá nhiều. Bị thua quân Cửu Dật, Tây Sơn Vương kéo binh đến Mỹ Thị đánh Thống binh Huy. Huy bị thua kéo tàn binh chạy thoát. Tây Sơn Vương đóng binh tại Mỹ Thị, sai Tập Ðình đóng ở Cối Giang, và Lý Tài đóng ở Thế Giang để làm thế ỷ giốc. 

Tháng 1 năm 1774, Chưởng cơ Tôn Thất Thăng trên đường tiếp chiến đến Quảng Nam nghe tin Tôn Thất Hương thua trận, hoảng sợ bỏ quân chạy suốt đêm. Chỉ trong 7 ngày, quân Tây Sơn chiếm lại Quảng Nam và cả tỉnh thành.

Tháng 4 năm 1774, lưu thủ Dinh Long Hồ Tống Phúc Hiệp đem quân từ Hòn Khói (Nha Trang) Nguyễn Khoa Thuyên ra đánh Tây Sơn. Quân Nguyễn đánh chiếm Bình Thuận. Tống Phước Hiệp để Nguyễn Khoa Toàn ở lại, còn mình kéo binh ra đánh Diên Khánh. Trấn thủ Lê Văn Hưng chặn đánh. Nhưng nhận thấy quân địch đã đông lại có trọng pháo yểm hộ, liệu không thắng nổi, bèn bỏ thành trống, rút toàn quân về Phú Yên cùng Nguyễn Văn Lộc chống địch. Quân Nguyễn chiếm được Diên Khánh.

Chúa Nguyễn sai Nội Hữu chưởng dinh Tôn Thất Nghiêm đem quân vào Quảng Nam hợp binh đánh quân Tây Sơn.

Họ Nguyễn, khi cuối cùng đã nhận ra sự nguy hiểm của cuộc khởi nghĩa, đã ký hòa ước với người Xiêm, từ bỏ một số vùng họ đã chiếm được trong những thập kỷ trước đó. Tuy nhiên không vì thế mà họ Nguyễn được rảnh tay đánh Tây Sơn.

Mùa hè năm 1774, quân Nguyễn tập trung lực lượng từ Gia Định đánh ra chiếm lại các phủ Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khang, Phú Yên. Đến đó thì dừng lại vì không đủ lực lượng để tiếp tục đánh chiếm.
Trước tình hình biến loạn lớn lao ở Đàng Trong, chúa Trịnh Sâm nhận định: “Họ Nguyễn vốn có thế thù với họ Trịnh. Sở dĩ bấy nay Trịnh phải làm thinh chẳng qua chỉ cốt đợi thời. Bây giờ cơ hội đã đến, Trịnh sao lại chịu bó tay ngồi nhìn để cho họ Nguyễn ngang nhiên tranh hùng mãi”, bèn sai lão tướng Hoàng Ngũ Phúc cùng những bộ tướng giỏi là Hoàng Đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh, thống lĩnh 3 vạn quân tiến đánh Đàng Trong với danh nghĩa khôi hài là giúp chúa Nguyễn dẹp loạn thần Trương Phúc Loan và giặc Tây Sơn thôi chứ không có ý nào khác.

Tháng 9 năm 1774, quân Trịnh đến Bắc Bố Chính. Chúa Nguyễn Phúc Thuần triệu Tôn Thất Nghiêm về Phú Xuân, phong Nguyễn Cửu Dật làm Tả quân Đại Đô đốc tước Du quận công chống quân Tây Sơn. Nguyễn Cửu Dật đánh 10 trận buộc Tây Sơn lui về Bến Ván. Trong lúc chiếm đóng Quảng Nam, quân Tây Sơn có đủ thì giờ vơ vét của cải, mang đi 45 con voi, khí giới trong đó có 82 khẩu đại bác mà người Anh và người Hoà (người Nhật) cho chúa Nguyễn để giữ thành.

Việc rút lui này có thể còn do sự hiện diện của 2 chiếc tàu Ma cao vừa đến ở đấy. Cho nên, với sự trực tiếp can thiệp của chiếc tàu Diligent bênh chúa Nguyễn, họ đã không ngần ngại phá Hội An, vừa để cướp tiền bạc, vừa để trả thù. Bốn năm sau, Chapman ghé đến còn trông thấy cảnh điêu tàn của một nơi mà ngày trước “hàng trăm thuyền bè từ các cửa biển Trung Hoa và Nhật Bản đến mua đường, quế, hồ tiêu, kỳ nam...”. Hành động phá phách trong chiến tranh này tất không sao tránh khỏi nhưng cũng đủ làm xa lánh các khách thương mà sau này Tây Sơn cố tìm cách vời đến vì thấy cần thiết, nhưng họ không hoàn toàn đạt được ý muốn.

Tháng 10 năm 1774, quân Trịnh vượt sông Gianh. Chúa Nguyễn cho Cai đội Quý Lộc và Câu kê Kiêm Long đến tiếp quân Trịnh. Kiêm Long xúi Hoàng Ngũ Phúc tiến quân bằng một câu nói ý “Đường không đi không tới, chuông không đánh không kêu”. Hoàng Ngũ Phúc hiểu ý cho quân tiến sát luỹ Trấn Ninh. Quân Nguyễn giữ lũy phản loạn, mở cửa lũy tiếp quân Trịnh. Quân Trịnh chiếm dinh Quảng Bình.

Tháng 11-1774, quân Trịnh vượt sông Gianh, chiếm một số đồn lũy và đưa thư khuyên chúa Nguyễn Phúc Thuần đầu hàng. Ở thế “lưỡng đầu thọ địch”, không còn cách nào khác, chúa Nguyễn phải sai bắt trói Trương Phúc Loan đem nộp cho Hoàng Ngũ Phúc, xin lệnh bãi binh, đồng thời vẫn ngầm bố trí lực lượng kháng cự lại. Dù đã bắt được Loan, quân Trịnh vẫn tiến vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải bỏ Phú Xuân, đem gia quyến xuống thuyền, theo đường biển chạy vào Quảng Nam. Nhưng tại đây chúa Nguyễn lại bị Tây Sơn đánh ra uy hiếp, bắt được hoàng tôn Dương. Chúa Nguyễn cùng thế phải tiếp tục vượt biển trốn vào Gia Định (tức Sài Gòn). Trong đoàn người này có Nguyễn Ánh, sau này là vua Gia Long.
Trong khoảng thời gian đó, quân Tây Sơn đánh bại quân Nguyễn do Nguyễn Cửu Dật chỉ huy.
Tháng 3-1775, quân Trịnh đã vượt đèo Hải Vân, đụng độ với quân Tây Sơn ở Cẩm Sa. Quân Tây Sơn bại trận, phải lui về Bến Ván, tổ chức phòng ngự bảo vệ căn cứ Qui Nhơn. Đến đây, lực lượng nghĩa quân lại lâm vào thế “lưỡng đầu thọ địch”, phía bắc là quân Trịnh uy hiếp đánh xuống, phía nam quân Nguyễn rục rịch đánh lên. Trong hoàn cảnh đó, các lãnh tụ Tây Sơn, đứng đầu là Nguyễn Nhạc đã đề ra một sách lược hết sức hợp thời: chủ trương hòa hoãn với Trịnh để dồn lực lượng đánh Nguyễn. Tháng 7-1775, Nguyễn Nhạc sai người đem thư đến quân doanh của Hoàng Ngũ Phúc “xin hàng”, nộp ba phủ Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Phú Yên và xin làm tướng tiên phong của chúa Trịnh đi đánh chúa Nguyễn. Phúc là một tướng giỏi, mẫn cán, trước đây đã từng đàn áp hiệu quả phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài, không thể không hiểu động thái ra hàng đó của Nguyễn Nhạc. Tuy nhiên, trước tình hình binh lực Trịnh đã có phần suy giảm sau một thời gian tác chiến, nhất là đang giữa mùa hè, binh lính mỏi mệt, chết dịch khá nhiều, cần phải có thời gian củng cố, đồng thời, quân Tây Sơn vẫn còn đang mạnh (Phúc có nói với bộ hạ: “Tây Sơn bây giờ đang như ngọn lửa bốc mạnh; tôi già mất rồi, e các tướng không phải là tay đối địch với họ được.”), thì việc hòa hoãn tạm thời cũng có lợi cho quân Trịnh. Do đó Phúc đã chấp nhận đề nghị của Nhạc, sai tướng Nguyễn Hữu Chỉnh đem ấn và cờ kiếm phong cho làm tướng tiên phong đi đánh chúa Nguyễn Phúc Thuần.
Tạm yên mặt bắc, quân Tây Sơn dồn sức xuống phía nam. Bắt đầu từ đây, trong hàng ngũ Tây Sơn nổi lên một vị tướng cầm quân bách chiến bách thắng, sau này là một thiên tài quân sự làm nên thiên anh hùng ca đặc sắc và bất hủ trong lịch sử đấu tranh chống thù trong giặc ngoài của dân tộc Việt Nam. Đó chính là Nguyễn Huệ với phép hành quân thần tốc, đánh chớp nhoáng, bất ngờ, hiểm, thường chỉ một trận là giải quyết chiến trường. Cả cuộc đời binh nghiệp của ông, dù dưới danh hiệu "Long Nhương tướng quân", "Bắc Bình vương" hay "Hoàng đế Quang Trung", ông đều lập công trạng hiển hách, chưa từng thất bại một trận nào. Do những chiến tích vang dội, Nguyễn Huệ được các giáo sĩ Tây phương so sánh với Alexandros Đại đếAttila.
 Tháng 7 năm 1775, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đánh Phú Yên. Nguyễn Huệ dẫn quân vận động nhanh chóng đánh bại tướng Nguyễn là Tống Phúc Hiệp, quân Nguyễn tan vỡ, giết cai đội Nguyễn Văn Hiển, bắt sống cai cơ Nguyễn Khoa Kim, làm chủ đất Phú Yên. Tống Phúc Hiệp phải rút về Hòn Khói. Bùi Công Kế ở Bình Khang và Tống Văn Khôi từ Khánh Hòa đem quân ra chiếm lại Phú Yên, đều thất bại, Kế bị bắt sống còn Khôi tử trận. Đây là trận thắng lớn đầu tiên trong chuỗi bách thắng ngày một rực rỡ của Nguyễn Huệ. Năm đó ông mới 23 tuổi. Từ đó thế lực của Tây Sơn được củng cố. Hoàng Ngũ Phúc đành xin chúa Trịnh phong Nguyễn Nhạc là "Tây Sơn Hiệu Trưởng tiên phong tướng quân", rồi dâng biểu về triều, xin về Thuận Hóa, nhưng rồi Ngũ Phúc bị bệnh, mất trên đường về. 

Tháng 11 năm 1775, Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân dấy binh chiếm lại phủ Thăng Bình và phủ Ðiện Bàn, Quảng Nam. Nguyễn Nhạc liền sai Ðặng Xuân Phong đi đánh dẹp. Không phải dùng nhiều công sức, Ðặng Xuân Phong mới xáp chiến trận đầu là lấy ngay được Thăng Bình rồi Ðiện Bàn. Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân đều tử trận.

Từ đó toàn bộ khu vực đèo Hải Vân trở xuống đều thuộc về nghĩa quân Tây Sơn. Quảng Nam được dẹp yên. Trịnh Sâm phải phong cho Nguyễn Nhạc trấn thủ Quảng Nam. Tây Sơn Vương gọi Nguyễn Văn Xuân ở Quảng Nghĩa về Qui Nhơn cử Ðặng Xuân Phong thay thế, và cử Nguyễn Văn Tuyết ra trấn thủ Quảng Nam, cùng họ Ðặng làm răng môi giữ gìn mặt Bắc.

Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn tập trung lực lượng tiếp tục việc chinh phục phía nam. Trong gần 10 năm (từ 1776 đến 1783) quân Tây Sơn nhiều lần vào đánh chiếm Gia Định.
 
   Chân dung người lính Tây Sơn của William AlexanderHội An năm 1793
Tháng hai năm 1776, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Lữ làm tiết chế đem quân đánh Gia Định, lấy được thành Sài Côn. Chúa Nguyễn không đề phòng nên đại bại, phải chạy ra Trấn Biên (tức Biên Hòa). Một địa chủ Mỹ Tho là Đỗ Thành Nhơn đứng ra tụ tập được một đội quân khá đông chống lại quân Tây Sơn trên danh nghĩa phù Nguyễn. Nguyễn Phúc Thuần ở Gia Định được Mạc Thiên Tứ giúp sức, lại có thêm hàng tướng Tây Sơn là Lý Tài, thế lực được củng cố. Nguyễn Lữ lượng sức địch không nổi, vội đem lương thực cướp được chở về Quy Nhơn. Quân chúa Nguyễn chiếm lại Gia Định. 
Tháng 3 năm 1777, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ làm tướng cùng Nguyễn Lữ kéo quân thủy bộ vào đánh Gia Định lần thứ 2. Lý Tài thua trận, bỏ chạy khỏi thành, đưa 2 chúa Nguyễn về Hóc Môn, sau lại thua trận phải rút khỏi Hóc Môn, nhưng bị quân Tây Sơn phong tỏa nên ông cùng đường buộc phải mang tàn quân chạy về Ba Giòng - căn cứ quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhân, và bị quân Đông Sơn tiêu diệt. Tháng 4 năm 1777, Trong một trận đánh ở Long Xuyên, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn lại đánh quân Nguyễn. Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần bỏ trốn nhưng đều không thoát, bị bắt đem xử tử vào cuối năm 1777. Một hoàng tôn tên là Nguyễn Ánh, con trai của Nguyễn Phúc Luân, lúc đó 15 tuổi, chạy thoát ra đảo Thổ Chu. Mỗi năm cứ đến mùa gió thuận thì binh Tây Sơn trẩy thuyền vào Nam ruồng kiếm, quyết tận diệt dòng chúa Nguyễn Phúc.  
Huệ, Lữ cử các tướng ở lại trấn giữ rồi rút về Qui Nhơn. Tuy nhiên, lần nào cùng vậy, sau khi chiếm được Gia Định, chủ tướng (Nguyễn Lữ hoặc Nguyễn Huệ) và quân chủ lực của Tây Sơn rút về giao lại cho một bộ tướng coi giữ, chỉ một thời gian sau lực lượng họ Nguyễn lại tụ tập và nhanh chóng chiếm lại vùng Nam Bộ. Cuối năm ấy, Nguyễn Ánh được tầng lớp đại địa chủ ủng hộ, lại chiếm được Gia Định. Nguyễn Ánh được tướng Đỗ Thanh Nhân (Nhơn) đón và lập làm chúa Nguyễn mới (1778). Ánh tụ tập lại lực lượng trung thành, khởi binh từ đất Long Xuyên, đánh đuổi quân trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định, lấy lại thành Sài Gòn. Bấy giờ Nguyễn Ánh mới được các tướng tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính. Nguyễn Ánh tập trung củng cố lực lượng. 
Tháng 5 năm năm 1778, Nguyễn Ánh chiếm Bình Thuận. Năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương. Năm 1778, Nguyễn Ánh kéo quân ra chiếm Bình Thuận, uy hiếp phủ Diên Khánh. Thế lực Nguyễn Ánh tạm thời phục hồi. Năm sau, Ánh xưng vương, do Đỗ Thành Nhơn ỷ công, lộng quyền, bèn giết đi (1782), binh lực họ Nguyễn vì thế mà tự suy yếu. Quân Tây Sơn nhiều lần đánh vào Nam và truy sát nhưng nhờ may mắn, Ánh đều trốn thoát, có lần phải lênh đênh ngoài biển dưới bão mấy ngày.
Nhân đó, Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định lần thứ ba (1782), đánh tan quân Nguyễn Ánh, buộc Ánh rút chạy về căn cứ Ba Giồng rồi chạy tiếp ra đảo Phú Quý (ngoài khỏi tỉnh Bình Thuận). Nguyễn Huệ cử các tướng ở lại giữ Gia Định rồi trở ra Qui Nhơn. Mấy tháng sau, tướng của họ Nguyễn là Chu Văn Tiếp tập hợp được lực lượng đánh bại quân đồn trú Tây Sơn, chiếm lại Gia Định. Năm 1783, Nguyễn Huệ đem quân đánh Gia Định lần thứ tư. Quân Chu Văn Tiếp tan vỡ. Nguyễn Hoàng Đức đi hộ vệ cho Nguyễn Ánh, bị quân Tây Sơn bắt sống. Nguyễn Ánh cưỡi thuyền chạy trốn ra đảo Côn Lôn, bị truy đuổi ráo riết, tiếp tục chạy về phía đảo Phú Quốc. Lúc này tướng Tây Sơn là Phò mã Trương Văn Ba đang dong thuyền đuổi theo, sắp bắt được Nguyễn Ánh thì biển bỗng nổi giông tố, trời tối sầm lại. Trương Văn Ba đành cho quay thuyền về, Nguyễn Ánh lên được đảo Phú Quốc thoát hiểm.
Khi cơ bản chinh phục được họ Nguyễn, tăng cường sức mạnh và uy thế, năm 1778, sau khi giết được Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua, lập triều đại Tây Sơn, đặt niên hiệu là Thái Đức, đóng đô tại thành Quy Nhơn (thành Đồ Bàn cũ của nước Chiêm Thành), đổi tên thành Hoàng đế thành, phong cho Nguyễn Lữ làm Tiết chế, Nguyễn Huệ là Long Nhương tướng quân, không ràng buộc với chúa Trịnh nữa.


Súng thần công của quân Tây Sơn được tìm thấy tại căn cứ thủy binh Tây Sơn ở cảng Thị Nại (Quy Nhơn), hiện được trưng bày trong Bảo tàng Tây Sơn (Bình Định)
Trận giông tố cứu thoát Nguyễn Ánh nổi lên đúng thời điểm thật kỳ lạ! Là ngẫu nhiên hay định mệnh? Phải chăng đó là điềm báo về sự tồn tại ngắn ngủi của triều đại Tây Sơn, một triều đại tỏ ra thật tầm thường nếu không hiện diện anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, có công thống nhất nước nhà nhưng chưa bao giờ được hưởng trọn vẹn cảnh nước nhà thực sự thống nhất, một triều đại đã dẹp bỏ được một ông vua bù nhìn, cõng rắn cắn gà nhà (Lê Chiêu Thống) nhưng lại bị một ông vua cõng rắn cắn gà nhà khác (Gia Long) dẹp bỏ? Dù là lạ lùng và có vẻ khó hiểu, nhưng ở đây chúng ta có thể rút ra một nhận định là: xu thế của quá trình vận động tự nhiên của xã hội con người là nằm trong Đạo lý, chỉ có một, tuy nhiên con đường đi theo xu thế ấy lại có rất nhiều. Đi theo con đường nào trong vô số những con đường còn ở dưới dạng khả năng ấy là phải lựa chọn. Sự lựa chọn ấy hoàn toàn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh tiền đề về tự nhiên - xã hội và cũng phụ thuộc vào cá nhân con người (hay một số ít người) với trình độ nhận thức cụ thể, với quan niệm cụ thể về thế giới khách quan, hoặc đơn giản hơn, về danh lợi. Như vậy, vai trò của cá nhân trong việc lựa chọn con đường vận động xã hội là rất to lớn, thậm chí, theo một góc độ quan sát nào đó, là có tính quyết định. Về mối quan hệ biện chứng, giữa quần chúng và cá nhân, có thể nói nôm na: quần chúng là nền tảng, mang tính lặn, còn cá nhân (khi đã xưng tên) là sự biểu hiện, mang tính nổi trội (hiện hữu). Trong cái nền tảng quần chúng ấy, một con người (hay vài người) chỉ là số 0 (vô cực) trong một đại dương số 0. Khi con người đó thực sự có tài năng, được đặt tên, được “nổi lên”, được tôn vinh, thì sẽ là số 1 (thái cực), hoặc tùy thuộc vào mức độ tài năng mà cũng có thể được gọi là số 2, số 3… Nếu không có số 1 (hay số khác 0) thì một lực lượng dù là với bao nhiêu số 0 đi chăng nữa, sẽ không thể hiện được (Tồn Tại nhưng không tồn tại, tương tự như không gian, tưởng Hư Vô nhưng chỉ hư vô chứ không phải Hư Vô!) và như vậy được coi là vô nghĩa. Trong khối vô nghĩa và hỗn độn khó mà thấy được số 1 (thậm chí là không có!). Một khi thấy lấp ló ở đâu đó số 1 thì cũng có nghĩa là ở đó sự hỗn độn bớt đi (xuất hiện sự hướng về một đích chung nào đó của một bộ phận lòng người?) và một lực lượng hình thành. Đã là một lực lượng thì số khác 0 phải đứng đầu và các số 0 được “sắp xếp thành đội ngũ” đứng phía sau. Số 1 (đại biểu cho các số khác 0) đứng một mình thì thật là “đơn côi”, yếu đuối, chẳng làm nên “trò trống gì” nên nó luôn tìm cách “hô hào” càng nhiều số 0 theo mình, đứng sắp hàng sau mình để tạo nên sức mạnh cho mình. Ngược lại, các số 0 muốn hợp lại thành một khối và tỏ rõ được cái sức mạnh lớn lao tiềm tàng trong khối ấy thì phải đi theo số 1, tề tựu thành hàng ngũ sau số 1, làm theo mệnh lệnh của số 1.
Xen vào đôi lời mộc mạc như thế cũng thấy được là xuất phát từ yêu cầu vận động của sự vật - hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội mà tất yếu xuất hiện ra cái gọi là lực lượng, đã là một lực lượng thì bao giờ cũng có một bộ phận gọi là trung tâm duy trì tồn tại và điều hành vận động của bản thân nó và cho nó, biểu hiện ra như là sự phân định tương đối thành hai lực lượng tương phản nhau là lãnh đạo và quần chúng trong một thực thể lực lượng thống nhất. Bộ phận lãnh đạo, tùy từng trường hợp cụ thể, tùy vào loại sự vật - hiện tượng cụ thể mà có thể còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: đầu não, đầu đàn, thủ lĩnh, lãnh tụ, triều đình, nhà nước… Sự phân định nội tại của một lực lượng, xét đến tận cùng sâu xa, là có nguồn gốc từ nguyên lý Tự Nhiên, hay có thể nói là từ chính Tự Nhiên Tồn Tại (đã qua nhận thức!)…
Rõ ràng, khi Nguyễn Huệ đột ngột mất đi, lực lượng Tây Sơn tuy về hình thức có vẻ còn đông (còn nhiều số O), nhưng thực chất không còn nữa (đã mất số một). Nghĩa là phong trào Tây Sơn không chuẩn bị kịp lứa có đủ tài năng kế thừa. Vì thế mà Nguyễn Ánh mới được thời cuộc cho có cơ hội báo thù. Lỗi lầm ấy phần lớn là do Nguyễn Nhạc. Ở đây đúng là: Thời thế tạo anh hùng, nhưng anh hùng đã "bỏ mặc" thời thế!

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét