TT&HĐIII - 26/b
Tiểu Sử 12 Vị Chúa Trịnh - Bối Cảnh Lịch Sử Hơn 200 Năm Công Và Tội Thời Kỳ Chúa Trịnh Sấm Trạng Trình: Dựng tóc gáy với lời tiên tri về tương lai | VTC Now
Sấm Trạng Trình: Dựng tóc gáy với lời tiên tri về tương lai | VTC Now
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
CHƯƠNG V: XUÂN LỬA ĐỐNG ĐA
“Dân
ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của
ta. Từ xưa đên nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn; nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước.”
(Hồ Chí Minh)
"Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!"
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!"
(Trích bài thơ "Đất nước" - Nguyễn Đình Thi)
"Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"
(Trích bài thơ "Đất nước" - Nguyễn Khoa Điềm)
(Tiếp theo)
Sang
thế kỷ XVIII, nhất là từ thập kỷ 30, phong trào khởi nghĩa nông dân bộc
phát dữ dội, uy hiếp nghiêm trọng nến thống trị của chúa Trịnh. Khởi
nghĩa Quận He (Nguyễn Hữu Cầu) đã có lần tiến đánh kinh thành Thăng
Long. Vì vậy, năm 1749, chúa Trịnh lúc đó là Trịnh Doanh điều động dân
phu, dựa theo thành Đại La cũ, đắp lại vòng thành ngoài, gọi là thành
Đại Đô.
Một
nét mới trong quần thể kiến trúc cung đình của Thăng Long thời Lê -
Trịnh là sự xuất hiện cụm kiến trúc Phủ Chúa. Phủ Chúa ở phía nam tháp Bảo Thiên (bị sập vào năm 1547) và phía tây hồ Hoàn Kiếm (lúc bấy giờ
còn khá rộng, gồm hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng). Kiến trúc chính của Phủ
Chúa là các cung điện nguy nga, có tường thành bao bọc hình vương, mở
hai cửa: Chính Môn ở phía nam và Tuyền Vũ ở phía đông (nhìn ra hồ Hoàn
Kiếm).
Ngoài
Phủ Chúa còn một loạt kiến trúc liên quan, bố trí bên bờ hồ Hoàn Kiếm,
lan rộng đến bờ sông Hồng như: Nguyệt Đài, Thủy Tạ, cung Khánh Thụy,
trên Gò Rùa có Tả Vọng Đình (nền tháp Rùa sau này), cung Tây Long
(khoảng vị trì của Bảo tàng lịch sử), lầu Ngũ Long (khoảng Tràng Tiền),
chuồng voi (thường nuôi khoảng 150 đến 200 voi chiến)…
Do
sự phát triển của kinh tế hàng hóa và sự mở rộng quan hệ ngoại thương,
thế kỷ XVII là giai đoạn hưng thịnh của các thành thị trên qui mô cả
nước. Nhiều thành thị cũ trở nên thịnh vượng và một loạt thành thị,
thương cảng mới ra đời. Trong đó nổi tiếng nhất là Thăng Long, Phố Hiến
(Hưng Yên), Vị Hoàng (Nam Định) ở Đàng Ngoài; Phú Xuân (Huế), Thanh Hà
(gần Huế), Hội An (Quảng Nam), Đia Định (thành phố Hồ Chí Minh), Cù Lao
Phố (Biên Hòa), Hà Tiên (Kiên Giang) ở Đàng Trong. “Thứ nhất Kinh Kỳ,
thứ nhì Phố Hiến”, đứng đầu các thành thị ấy là Thăng Long mà người
đương thời cũng quen gọi là Kinh Kỳ hay Kẻ Chợ. Các thương nhân và giáo
sĩ phương Tây đều thống nhất nhìn nhận Thăng Long là một thành phố lớn ở
Á Châu, thậm chí có người so sánh với Vơ-ni-dơ (Venise) của Ý hay Pa-ri
(Paris) của Pháp (?)
Thời
bấy giờ, hoạt động thương nghiệp của Thăng Long phát triển mạnh mẽ nhất
qua các màng lưới chợ, bến cảng và phố xá. Mật độ chợ rất cao, thường
họp ở các cửa ô thành ngoài, các cửa của Hoàng Thành và ven sông. Những
chợ lớn, nổi tiếng đã có trên 10 chợ như: chợ cửa Đông, chợ cửa Nam, chợ
Ông Nước (gần Ngọc Hà), chợ Yên Thọ (Ô Cầu Dền), chợ Thịnh Quang (Ô chợ
Dừa), chợ Dịch Vọng (Ô Cầu Giấy), chợ Yên Thái (Bưởi), chợ Đình Ngang
(gần Cửa Nam), chợ Bà Đà, chợ Văn Cử, chợ Bác Cử, chợ Gạo, chợ Hàng Cá,
chợ Bạch Mã… Ngoài ra còn một loạt chợ không tên, bất cứ nơi nào đông
người qua lại lập tức người ta nhóm họp lại để mua bán. Hiện tượng đó
làm cho Thăng Long giống như một cái chợ khổng lồ và từ đó mà có tên Kẻ
Chợ. Các sông ngòi tự nhiên của Thăng Long tạo nên cho thành thị này một
hệ thống bến cảng rất thuận tiện. Sông Hồng lúc đó còn ăn sâu vào phía
trong, ăn thông với hồ Tả Vọng, Hữu Vọng và nối liền với sông Tô Lịch,
hồ Tây, sông Kim Ngưu. Các bến cảng ven sông, nhất là sông Hồng, không
những mở rộng mối giao lưu trong thành phố, mà còn nối Thăng Long với
các thị trường chung quanh và với thuyền buôn nước ngoài. Hồi đó, phía
ngoài thành, phía sông Hồng (mạn phía nam cầu Long Biên) còn có thương
điếm của Hà Lan (từ 1645 đến 1699), của Anh (từ 1683 đến 1697)
Người
Thăng Long - Kẻ Chợ rất tự hào với lối sống thanh lịch của đất Kinh Kỳ,
với những công trình nghệ thuật “Phật đá Cầu Đông” (Cầu qua sông Tô ở
quãng Hàng Đường - Ngõ Gạch), “tượng đồng Trấn Vũ” (cao 3,76m, nặng 4
tấn, đúc năm 1677), với dòng tranh dân gian Hàng Trống, với tên tuổi các
danh nhân Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn (người Nhân Mục, Đống Đa), Bùi Huy Bích (người Thịnh Liệt, Thanh Trì), Ngô Thì Sở (người làng Tô, tức
Tả Thanh Đài), Lê Quí Đôn, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du v..v…..
Nguyễn Du 阮攸 | |
---|---|
Tượng đài cụ Nguyễn Du
|
|
Sinh | 3 tháng 1, 1766 Bích Câu, Thăng Long |
Mất | 16 tháng 9, 1820 (54 tuổi) Huế |
Bút danh | Tố Như, Thanh Hiên, Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ |
Công việc | Nhà thơ Quan nhà Lê trung hưng |
Quốc gia | Việt Nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Tác phẩm nổi bật | Truyện Kiều |
Tuy
nhiên, những yếu tố thuận lợi, kích thích sự tăng trưởng kinh tế nói
trên (trong đó phải kể đến cả những tác động tích cực của việc hình
thành lãnh thổ Đàng Trong của chúa Nguyễn, tạo điều kiện lan tỏa dân cư
xuống phía nam (là mang tính ngẫu nhiên, tự phát). Trong khi đó, linh
hồn của một nền kinh tế là sản xuất nông nghiệp lại hầu như dậm chân tại
chỗ, thậm chí là suy thoái đi bởi cơ chế đè ép nặng nề của giai tầng
thống trị, Thực trạng đó có thể nhất thời tạo nên cảnh phồn hoa đô hội
nhưng có vẻ giả tạo và bất ổn. Nó sẽ không đương đầu nổi với những khó
khăn chất chồng lên đất nước bởi nạn chiến tranh tranh quyền đoạt lợi
giữa các thế lực vương triều, nạn cát cứ chia cắt đất nước, nạn xa hoa
đàng điếm trong cung đình và quan lại tham nhũng của bộ máy chính quyền
cồng kềnh, nạn thiên tai.
Chiến
tranh Lê - Mạc (hay còn gọi là cuộc chiến Nam - Bắc triều) kết thúc
bằng thắng lợi của vua Lê - chúa Trịnh (Nam Triều). Sau 47 năm chiến
tranh với 38 trận đụng độ lớn nhỏ đã gây nên nhiều hậu quả ghê gớm cho
nhân dân và xã hội Viêt Nam đương thời. Hàng vạn người thương vong, mùa
màng bị tàn phá chưa kể do thiên tai.
Năm
1592, nhà Mạc tiêu vong, tình trạng phân chia Nam - Bắc triều chấm dứt.
Nhưng trước đó đã nảy sinh mầm mống của nạn cát cứ mới. Sau khi Nguyễn
Kim chết, trong nội bộ Nam triều xuất hiện mâu thuẫn gay gắt giữa hai
dòng họ thế lực Trịnh và Nguyễn. Trịnh Kiểm, con rể Nguyễn Kim, tiếp
nhận vai trò lãnh đạo quyền bính của họ Nguyễn. Trong hai người con của
Nguyễn Kim thì một người là Nguyễn Uông đã bị Trịnh Kiểm ám hại, người
thứ hai là Nguyễn Hoàng lâm vào tình trạng bị đe dọa tính mạng. Trước
tình thế đó, Nguyễn Hoàng đã khôn khéo chủ động xin vào trấn thủ đất
Thuận Hóa để tránh tai họa.
Tháng
11 năm 1558, Nguyễn Hoàng đem theo nhiều bà con, dòng tộc ở Tống Sơn
(Thanh Hóa) vượt biển, đổ bộ lên Cửa Việt, lập bản doanh ở Ái Tử (Bình
Trị Thiên), thu hết hào kiệt, xúc tiến việc tổ chức cai trị, tranh thủ
lòng dân… Năm 1570, khi quân Mạc tấn công vùng Thanh Nghệ, chúa Trịnh
phải triệu trấn thủ Quảng Nam, về bảo vệ Nghệ An và giao cho Nguyễn
Hoàng cai quản luôn đất Quảng Nam. Từ đó, bề ngoài Nguyễn Hoàng vẫn giữ tư
cách một phiên thần của Nam triều, nhưng bên trong thì khẩn trương xây
dựng lực lượng riêng. Dựa vào điều kiện thiên nhiên thuận lợi và nhân
lúc họ Trịnh đang phải lo đối phó với nhà Mạc ở phía Bắc (Bắc Triều), họ
Nguyễn ra sức cải tạo vùng Thuận - Quảng thành căn cứ địa vững chắc,
tạo dựng một tiềm lực quân sự mạnh mẽ chống Trịnh lâu dài. Năm 1613,
trước khi chết, Nguyễn Hoàng dặn con là Nguyễn Phúc Nguyên: “Đất Thuận -
Quảng phía bắc có Hoàng Sơn và Linh Giang, phía nam có núi Hải Vân và
Thạch Bí, địa thế hiểm cố, thật là nơi để cho người anh hùng dụng võ.
Nếu biết dạy bảo nhân dân, luyện tập binh sĩ kháng cự lại họ Trịnh thì
gầy dựng được cơ nghiệp muôn đời”.
Năm
1614, Phúc Nguyên cải sổ chính quyền, xây dựng một nhà nước riêng, tách
khỏi mọi quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh (đình chỉ việc nộp phú thuế cho
Trịnh, thải hồi những quan lại do họ Trịnh cử vào Thuận - Quảng). Hành
động đó đã chính thức phân chia đất nước thành hai miền mà dân gian gọi
là Đàng Trong, Đàng Ngoài. Tháng 4 năm 1627, lấy cớ họ Nguyễn chống lại
vua Lê, quân Trịnh tiến đánh, mở đầu cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo
dài từ năm 1627 đến 1672, với 7 cuộc đụng độ lớn và chiến trường khốc
liệt nhất là vùng lưu vực sông Gianh và sông Nhật Lệ. Cuộc chiến tranh
đó dai dẳng và bất phân thắng bại, sự chia cắt đất nước vẫn tồn tại kéo
dài đã tiêu tốn vô ích biết bao nhân tài vật lực của đất nước, đó là
nguyên nhân chủ yếu làm cho đời sống nhân dân, nhất là nhân dân Đàng
Ngoài lâm vào tình cảnh ngày càng cơ cực, đói khổ.
Một
nguyên nhân cũng rất quan trọng dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng của
đời sống kinh tế xã hội là nạn mất mùa. Nó đóng vai trò như chất xúc
tác, kích thích tốc độ suy thoái xảy ra nhanh và mức độ suy thoái nặng
nề hơn. Thực ra, thiên tai mất mùa đã xảy ra khá thường xuyên từ cuối
thế kỷ XVII. Các năm 1678, 1681, 1684, 1687, 1695… là những năm hạn lụt,
mất mùa lớn. Sang thế kỷ XVIII, thiên tai cơ vận càng xảy ra triền miên
và trầm trọng hơn. Năm 1702, do từ lâu trước đó việc coi sóc tu tạo đê
điều không được quan tâm đúng mức, nhiều nơi bỏ bê, dẫn đến sự kiện vỡ
đê sông Mã, sông Chu ở Thanh Hóa, mùa màng mất sạch, nhân dân bị đói
lớn. Năm 1703, nạn đói lan ra cả 4 nội trấn ở đồng bằng và khu vực kinh
thành. Những năm 1712, 1713, một trận đói lớn nữa lan tràn khắp Đàng
Ngoài, các đê sông lớn lại vỡ nhiều nơi, người ta “phải ăn vỏ cây, rau
cỏ, thây chết đói đầy đường, thôn xóm tiêu điều…”. Năm 1726 và 1727,
nhân dân Thanh Nghệ lại lâm vào nạn đói kéo dài, đến 1728 thì lan rộng
ra cả 4 trấn đồng bằng. Đặc biệt nghiêm trọng là nạn đói năm 1741, bắt
đầu ở trấn Hải Dương rồi bao trùm lên khắp Đàng Ngoài. Sử cũ chép: “Dân
bỏ cả cày cấy, thóc lúa dành dụm trong xóm làng đều hết sạch, duy có Sơn
Nam còn hơi khá. Dân lưu vong bồng bế dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy
đường. Giá gạo cao vọt, 100 đồng tiền không đổi được một bữa ăn. Dân
phần nhiều sống nhờ rau cỏ, đến nỗi ăn cả chuột, rắn. Người chết đói
ngổn ngang, người sống sót không còn được 1 phần 10. Làng nào có tiếng
là trù mật cũng chỉ còn độ 3 đến 5 hộ mà thôi” (Cương mục). Riêng ở Sơn Nam,
Nghệ An, được mùa một chút thì bị họ Trịnh trưng mua, vơ vét lúa gạo
nên đời sống nhân dân cũng đói khổ. Thóc gạo khan hiếm đến nỗi có nơi
một mẫu ruộng bán đi không mua nổi một cái bánh nướng, có người tiền của
đầy nhà cũng chết đói. Ở vùng Hải Dương “ruộng đất đã hầu thành ra rừng
rậm, những giống gấu chó, lợn lòi sinh tụ ngoài đồng, những người sống
sót phải đi bóc vỏ cây, bắt chuột đồng mà ăn” ("Vũ trung tùy bút")…
Hàng
vạn nông dân đã chết qua những nạn đói kéo dài và khủng khiếp ấy. Riêng
ở khu vực kinh thành, số người chết đói bị chôn vùi ở bên đường nhiều
quá, Trịnh Cương phải lấy đất công lập hai khu mộ địa, một khu rộng hơn
17 mẫu ở xã Dịch Vọng và một khu rộng hơn 14 mẫu ở xã Hoàng Mai để chôn
cất những người chết đói, chết dịch ở Kinh Thành.
Các
nạn đói, nạn dịch làm cho những người sống sót không còn điều kiện sinh
sống, phải bỏ làng quê đi kiếm ăn khắp nơi, tạo ra một lực lượng nông
dân lưu vong ngày một đông đảo. Vào khoảng nửa sau thế kỷ XVIII, theo
bản điều trần của Ngô Thì Sĩ gửi lên chúa Trịnh thì ở Đàng Ngoài, vùng
đồng bằng thuộc Bắc Bộ ngày nay, trong số 9668 xã thôn thì có 1076 xã đã
phiêu tán…
Trong
khi ở Đàng Ngoài, đời sống xã hội đã suy thoái như thế thì ở Đàng
Trong, nhờ những điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi hơn ở phía Nam mà
tình hình có đỡ hơn. Tuy nhiên, bản chất chính trị của chế độ quân chủ
cũng dần gây ra những hậu quả làm mâu thuẫn giàu - nghèo trong xã hội
trở nên hết sức căng thẳng. Chế độ thuế khóa rắm rối và không kém phần
nặng nề đã không kích thích được sản xuất mà còn làm cho đời sống nhân
dân lâm vào cơ cực. Từ năm 1769, trong khoảng bốn, năm năm liền, đói kém diễn
ra liên tiếp. Mùa đông năm 1774 vùng Thuận Hóa lâm vào nạn đói lớn,
người chết đói đầy đường. Vùng Gia Định là vựa thóc của Đàng Trong mà từ
năm 1768 trở đi, giá thóc cũng tăng vọt.
Trong
khi đó, sau khi đã củng cố được địa vị thống trị, tầng lớp thống trị
nhà Nguyễn cùng với đám quan lại đã bắt đầu “đổ đốn”, ra sức bóc lột,
đục khoét nhân dân, đã tích lũy được rất nhiều của cải để bắt đầu cuộc
sống xa hoa trụy lạc. Xu hướng sa đọa này thể hiện rõ ngay từ đầu thế kỷ
XVIII và đến đời Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) thì sự xa hoa trụy lạc
đã lên đến cực độ, không thua kém gì bè lũ họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Ở Phú Xuân, “cung điện cao nguy nga rực rỡ…”, dinh thự quí tộc “la liệt hai
bên bờ thượng lưu sông Phú Xuân và con sông nhỏ ở Phủ Cam”. Trong những
lâu đài, dinh thự cực kỳ tráng lệ đó là cảnh đua nhau phè phỡn, ăn chơi
trác táng, yến tiệc, ca hát thâu đêm. Chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong
là Nguyễn Phúc Thuần, khi lên ngôi mới 12 tuổi, mọi quyền hành đều bị Trương Thúc Loan thâu tóm hết, bộ máy chính quyền càng trở nên thối nát,
tham tàn, “từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, trướng vóc màn
the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đán gỗ trắc, yên
ngựa dây cương đều nạm vàng ngọc, áo quần là lượt, nệm hoa chiếu mây,
lấy sự phú quý phong lưu để khoa trương lẫn nhau. Họ coi vàng bạc như
cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng” (Lê Quí Đôn). Điển hình cho sự
tham lam vô độ của quí tộc, quan lại Đàng Trong là quyền thần Trương
Thúc Loan: hàng năm thu lợi từ 4 đến 5 vạn quan tiền, nổi tiếng về tham ô, ăn
của đút và mua quỵt hàng của thương nhân nước ngoài, “vàng bạc, châu
báu, gấm vóc chứa đầy nhà, nô bộc, trâu ngựa không biết bao nhiêu mà
kể”. Mỗi lần bị lụt, Loan đem vàng bạc bày lên chiếu mây để phơi nắng
“sáng chói cả một góc sân”.
Đến
đây, quyền lợi ích kỷ mù quáng, bất nhân bất nghĩa của cả hai tập đoàn thống trị
Trịnh, Nguyễn đã hoàn toàn trở thành đối kháng với quyền lợi được sống còn
của Đại Chúng ở Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong. Như vậy chúng đã hoàn toàn biến tướng thành
những bè lũ phản dân, hại nước và dù có mang nhãn mác nào đi chăng nữa, dù đám cháu con hậu thế có phân trần đến mấy chăng nữa,
thì lúc này, về thực chất, chúng đã hành động không khác gì những bọn,
nếu chưa phải là bán nước thì cũng là cướp nước.
Phong trào khởi nghĩa nông dân xuất hiện là điều tất yếu, không thể tránh khỏi!
(Còn tiếp)
--------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét