TT&HĐ III - 27/d
Bí quyết xem tướng gà chọi đoán lối đá - Kiến thức chăn nuôi Việt Nam
Chọn gà tài theo tướng pháp học
PHẦN III: NGUỒN CỘI
" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách..."
Trần Hạnh Thu
"Lịch sử hoài
thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc
cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời
giáo huấn cho thế hệ sau."
Cervantes (Tây Ban Nha)
Cervantes (Tây Ban Nha)
"Lịch sử là bằng
chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là
thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
Cicero (La Mã)
Cicero (La Mã)
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
CHƯƠNG VI: MIỀN ĐẤT VÕ
“Nay con đã khôn lớn và có bản lĩnh hơn người. Hãy xuống núi mà đem
tài đức giúp đời giúp người. Con sống xứng đáng thì thầy chết cũng yên
lòng”
(Hòa thượng- võ sư Thiện Hoa căn dặn đệ tử. Thiện Tâm, người sau này là thượng tọa Thích Thiện Tánh - tức võ sư Mai Văn Phát)
“Càng sống, tôi càng nhận ra rằng học võ không phải để múa hay, đánh
giỏi, hạ nhanh và nhất là để có con rắn đen tự mãn trong máu thịt, mà
chính học võ cốt biến được con rắn đen xấu xí kia thành “thanh gươm trí
tuệ” chém tan bức màn vô minh, nhìn thấy được thực tướng của sự vật. Môn
võ tuyệt thế chính là môn võ để chiến thắng chính mình. Và đó cũng
chính là câu chuyện về thánh võ Kadgapa (một trong 84 vị thánh của Tây
Tạng) khi người đi tìm môn võ tuyệt thế trong thiên hạ”
(Lời thổ lộ của nữ võ sư Phạm Cô Gia, khi bà đã 90 tuổi)
Tôi không sợ những
người đàn ông đã thực hiện 10.000 cú đá chỉ trong một lần, nhưng tôi lo sợ
những người đàn ông đã thực hiện một cú đá đến 10.000 lần. (Lý Tiểu Long)
Nên nhớ rằng những cây cứng nhất lại dễ bị nứt nhất trong khi tre hay nứa lại có thể uốn cong theo chiều gió. (Lý Tiểu Long)
Tôi ghét từng phút giây tôi luyện tập, nhưng tôi đã tự nhủ: “Đừng bỏ cuộc. Chịu đựng nó và ta sẽ sống cả phần đời còn lại như một nhà vô địch”. (Huyền thoại quyền Anh Muhammad Ali).
(Tiếp theo)
Không
thể phủ nhận được một thực tế là mỗi con gà chọi đều có lối đánh “sở
trường” của nó, mỗi giống gà chọi đều có những “độc chiêu” “tuyệt kỹ”
mang tính “cổ truyền”, và vì thế phải cho rằng gà chọi có võ thuật, khi
chiến đấu nó biết công thủ một cách có phương pháp. Trước một gã gà chọi
với “tướng tá” thường rất nghênh ngang và “vũ phu”, những gã gà thường
bao giờ cũng lép vế, ít dám đối đầu và nếu gã nào có gan cóc tía mà gây
hấn thì chỉ cần lãnh đủ một hoặc đôi “chiêu” chí mạng là đã hiểu ngay ra
vấn đề để chỉ còn cách “dĩ đào thượng sách”, cắm cổ chạy dài. Trong
làng chơi chọi gà ở Nam Bộ vẫn còn lưu truyền câu thơ:
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Mỹ Tho.
Nghe kể tromg dân gian đại khái thế này:
Trước
đây ở Sài Gòn, trong làng mê thú trò gà chọi (còn gọi là gà đá, gà
nòi), không ai không biết đến những địa danh nuôi gà chọi nổi tiếng như
Bà Hom, Bà Điểm, Thủ Đức, xa hơn một chút là Cao Lãnh, Tây Ninh, hay ra
miền Trung thì có Phan Rang, Tuy Hòa, Quảng Ngãi… Vào thập niên 60 - 70
của thế kỷ XX, nức tiếng giống gà chọi tốt là: Mái Chín Cầu ở Xuân Hiệp
Thủ Đức, Mái Thợ Bạc và sau này là Gà Năm Sô ở Bình Dương. Tại sao muốn
có gà chọi hay phải chọn giống là “mái” chứ không phải “đực”? Di truyền
học nói thế nào không biết, chứ theo lưu truyền trong dân gian thì “chó
giống cha, gà giống mẹ”. Đó là lý do vì sao tên những nhân vật nuôi gà
chọi giỏi thường được “vinh dự” đặt thêm chữ “mái” ở đằng trước.
Tuy
nhiên có gà mái giống tốt thì trong bầy gà con không phải con nào cũng
tốt. Chỉ có thể chọn được một, hai hoặc có khi là không được con nào vừa
ý. Ở đây, tính trội, lặn trong sinh học di truyền vẫn phát huy tác
dụng!
Nếu
không phải là dân chuyên nghiệp thì không thể biết cách chọn, hoặc đơn
giản hơn là thấy được con gà chọi nào gọi là hay. Khi chọn gà, người ta
chú ý tới ngoại hình của nó, từ đầu, cổ, mỏ, móng, chân cách, dáng đi…
và cả màu lông. Dân sành điệu thường dựa vào những tiêu chí sau để chọn
gà:
-
Mồng gà: phải nhỏ, thường người ta hay chọn mồng Trích (giống mồng chim
trích), hay mồng dâu(?). Gà mồng dâu đá và né rất nhanh.
- Mỏ gà: phải to và ngắn, có màu ngà là tốt nhất, kế đến là màu chì.
- Đầu gà: không to quá, so với cổ; chọn được đầu dẹp là tốt vì gà đầu dẹp đá và né giỏi.
- Mặt gà: những gà đá hay thường có mặt chữ điền, chữ nhật; gà mặt tam giác giống mặt rắn thường rất dữ.
-
Mắt gà: tinh anh, sâu, màu vàng, con ngươi nhỏ; cũng có thể màu bạc hay
hồng, có nhiều tia máu, mí mắt phải mỏng. Gà mà hai mắt có màu khác
nhau là loại…
- Cán gà (phần cổ dưới đầu gà): to, khỏe.
- Chân gà: phải cứng chắc, có ngón cứng mà cong (gọi là chân rọm, đá rất đau).
-
Vảy: chọn kỹ hơn nữa thì phải biết coi cả vảy. Ngón chúa (ngón giữa)
phải có 19 vảy trở lên, hai ngón ngoại và nội (ở hai bên ngón chúa) phải
có 14 vảy trở lên, rồi ngón thối (ngón phía sau) phải có 7 vảy trở lên.
Thường mỗi chân gà có hai hàng vảy xếp hình chữ nhân (
).
Nếu giữa hai hàng đó xen vào hàng vảy như những lát nhỏ, chạy từ gối
đến sát chân gọi là vảy qui, rất quí, chỉ có ở gà linh (linh kê). Vảy ba
hàng lỡ giống vảy qui nhưng chỉ có ba vảy từ gối xuống. Vảy ba hàng lỡ ở
vùng cựa gà gọi là vảy tam tài. Tùy hình dáng vảy mà trong vảy tam tài
còn được phân ra: vảy án thiên, vảy vấn khâu, vảy khai dương. Những gà
có các loại vảy nói trên đá dữ, rất hay.

-
Màu lông: Đối với người rành gà chọi thì màu lông rất quan trọng. Một
con gà chọi dù hội đủ các tiêu chuẩn phía trên mà màu lông không đạt thì
coi như bị loại. Chẳng hạn như lông có “gián cánh” (tức là trong hai
cánh có một lông màu trắng) thì khi lâm trận chắc chắn sẽ bị đối phương
đâm đui mắt. Người ta chia màu lông thành 5 loại là: đen huyền (gà ô),
đỏ sậm pha xám (gà điều), trắng (gà nhạn), xám tro (gà xám), giống lông
chim ó hay hung đỏ giống lông diều hâu (gà ó). Ngoài 5 loại màu cơ bản
đó, còn có loại lông ngũ sắc (5 màu). Gà ó Mã Lai có lông toàn thân như
lông gà mái không có lông mã. Loại gà này thường đá (chọi) rất hay.
Điều
lạ lùng là không biết căn cứ vào đâu mà dân chơi gà chọi cũng lấy năm
màu lông cơ bản nói trên lập thành Ngũ hành, cung tương sinh, tương khắc
đàng hoàng:
Gà ô thuộc mạng Thủy
Gà điều thuộc mạng Hỏa
Gà nhạn thuộc mạng Kim
Gà xám thuộc mạng Mộc
Gà ó thuộc mạng Thổ,
Và:
Gà điều kỵ gà ô (Hỏa khắc Thủy)
Gà xám kỵ gà điều (Mộc khắc Hỏa)
Gà ô kỵ gà ó (Thủy khắc Hỏa)
Nhiều
người chơi gà chọi rất tin vào chuyện trên. Vì vậy khi mang gà ra
“trường độ” (chọn gà đá cặp, đá cược…), gặp phải gà có màu lông kỵ với
màu lông gà “nhà”, người ta thường từ chối.
-
Dáng: tiêu chí cuối cùng để chọn gà chọi hay là dáng đi, dáng đứng của
nó nữa. Thú vị là ở chỗ người ta phân dáng gà ra làm 2 dạng: dáng tướng
(võ) và dáng quan (văn). Gà dáng tướng thường xông xáo, đá rất hay,
nhưng gà dáng văn tuy “hiền” hơn nhưng cũng không phải là dở.
Thường
mỗi con gà chọi “thủ đắc” một đòn đá riêng (mà nó cho là độc chiêu?!).
Người ta tổng kết được ba thế đá và đặt tên cho chúng: Đá ngọn (là tung
chân cao đá từ cổ đến đầu), Đá ức (là tung hai chân từ dưới lên đá vào
ức đối phương), Đá lưng (là nhảy lên cao, tung chân đá xuống lưng đối
phương)…
Chuyện
gà chọi, kể sơ qua như thế nghe đã thấy khoái rồi, huống hồ là tham gia
vào cuộc chơi. Đúng thật là “nghề chơi cũng lắm công phu” và thảo nào
mà có nhiều người “ghiền” đến độ “thẫn thờ”, bỏ ăn bỏ uống, đến độ “tan
nhà nát cửa”…
Chọi
gà là một thú vui dân gian đã xuất hiện từ thời cổ xưa. Ngay đời Trần
đã rất phổ biến rồi, vì trong “Hịch tướng sĩ”, đã thấy Trần Hưng Đạo
nhắc nhở quân, tướng mình: “Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy
việc đánh bạc làm tiêu khiển… Nến có giặc Mông tràn sang, thì cựa gà
trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng
làm mưu lược nhà binh…” Bên Trung Hoa, trò chọi gà chắc chắn vào thời
Trang Tử đã phổ biến rồi vì trong “Nam Hoa Kinh” có chép truyện Kỷ Sảnh
Tử luyện gà đá cho vua. điển tích đó như sau:
Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi.
Được mười hôm, vua hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa”?
Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà hăng lắm, chưa thấy gà khác đã muốn chọi rồi”.
Cách mười hôm, vua hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa”?
Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi”.
Cách mười hôm, vua lại hỏi: “Gà đã chọi được chưa”?
Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà còn hơi hăng, trông thấy gà khác đã muốn chọi rồi”.
Mười hôm sau, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa”?
Kỷ Sảnh thưa: “Được rồi. Gà bây giờ cho nghe thấy tiếng gà khác cũng không cho vào đâu. Trông thì tựa như gà gỗ, mà thực thì đủ các ngón hay. Gà khác coi thấy cũng đủ sợ, phải lùi chạy”.
(Trang Tử)
Giải nghĩa :
Gà gỗ: chữ là Mộc Kê. Các nhà làm văn hay dùng hai chữ ấy để khen những bậc học tập, tu dưỡng được hoàn toàn, không có gì bộc lộ ra ngoài.
LỜI BÀN
1. Chưa trông thấy gà khác, đã muốn chọi, thế là tức khí hão, chớ vị tất chọi mà đã được.
2. Trông thấy bóng gà khác, đã muốn chọi, thế là cậy khỏe, chớ vị tất chọi mà đã được.
3. Trông thực thấy gà khác đã muốn chọi, thế là còn hiều thắng, chớ vị tất chọi mà đã được.
Chỉ đến lúc mất hết tất cả tức khí, cậy khỏe, hiếu thắng, luyện đã được hình toàn thần toàn đủ hết cả ngón hay, mà trông bề ngoài trơ ra như gỗ, là lúc ấy mới chọi được, có khi không phải đợi chọi, gà khác ngó thấy cũng đủ sợ mà trốn chạy rồi.
Thế mới hay những bậc thánh hiền chỉ thu cái tài vào khuôn phép, nén cái khí vào tâm thần, chỉ cốt trong mình cho đầy đủ, không có ý gì tranh cạnh với ai, mà thiên hạ hồ dễ đã ai cạnh tranh nổi. Chớ những kẻ chỉ vụ bề ngoài, chăm chăm danh lợi, có tranh giành mới lấy làm vui lòng, có tham lam mới lấy làm mãn nguyện, còn là những hạng tầm thường, có khi hại đến thân mà vẫn tự đắc cho là phải.
Trên mạng có bài "Bí thuật “độ thần kê” của người từng luyện gà chọi cho tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ" cũng hay:


Theo
cụ Ba Cồ, để có được “chiến kê” dũng mãnh, người chơi phải có những bí
thuật nhất định. Công việc luyện gà được cụ tiến hành từ lúc lấy giống
đến khi gà trưởng thành và trải qua vô vàn công đoạn. “Vua gà” bật mí:
“Có người phải đi lấy giống về luyện.
Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian thì mua gà đã trưởng thành cũng được. Nhưng, muốn có gà hay phải biết “xem tướng gà”. Cái này nói ra thì nhiều lắm nhưng cơ bản là ôm phải chặt tay, vảy chân đều, lông mịn, óng ả, mặt nhỏ, mắt tinh,… ngoài ra còn phải xem tướng đứng, tướng đi, tiếng gáy, …của nó nữa”.
Hơn thế, để chen chân trong thế giới luyện gà, các bậc thầy cũng phải dày công nghiên cứu, đúc kết vô vàn kinh nghiệm về các loại gà. Theo “vua gà” Ba Cồ, việc nắm bắt tên tuổi, đặc điểm các giống gà cho phép người luyện biết được “sở trường, sở đoản” của “chiến kê”. Qua đó, có thể tìm ra “đấu pháp” thích hợp mỗi khi cho gà “lâm trận”.
Cụ kể: “Người xưa có câu: Gà que gà vàng đâm nhiều, Sáng gà điều chiều gà xám là để cho mình biết cách nhận dạng gà, biết đặc điểm của nó để phát huy hết sở trường và tránh đi sở đoản của nó. Ví như, nếu “cầm” gà xám thì nên cáp độ, đá từ 15h hàng ngày trở đi. Ngược lại, gà điều dù rất dữ nhưng nếu cho nó “so chân” với gà ô chân trắng, mỏ ngà là thua ngay. Nó kỵ nhau mà”.
Cũng theo cụ Ba Cồ, sau khi đã chọn được “thần kê”, các bậc thầy luyện gà còn phải “lên giáo án” luyện tập cùng một chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đặc biệt.
Cụ bật mí, thức ăn sơ đẳng của “chiến kê” là thóc sạch, không mối mọt, được phơi thật khô. Chế độ ăn cũng phải hết sức khoa học, nếu không gà mập, tích mỡ thì coi như bỏ. “Ngoài ăn thóc, tôi còn bắt ếch, cào cào, xắt nhỏ thịt bò cho gà ăn.
Muốn gà có lông đẹp, mượt, óng thì trộn lòng đỏ trứng gà với thóc. Chuyện ăn uống của gà cũng có những điều kiêng kỵ. Ví như có thể cho nó ăn thịt ếch nhái nhưng không được cho ăn thằn lằn. Lỡ ăn phải con này thì gà gom thịt, khi xung trận mau xuống sức”, cụ Ba Cồ bật mí.
Cụ Ba Cồ kể một mẹo: “Muốn gà khỏe, phải nhốt cách biệt với nhau. Hằng ngày phải tắm nước nóng, lau mặt, lau cánh cho gà mát. Mỗi buổi sáng, đúng 5h, đem gà ra hứng sương. Đêm, 12h thức cho gà uống nước, kiểm tra lồng úp xem phân gà có gì thay đổi, khác thường không, sờ bầu diều xem cứng hay xẹp,…Khi gà đủ tuổi, hằng ngày sau khi tắm, lau mình, ngâm chân bằng nước gừng,… thì đem gà ra “quần” với nhau để xem chân, xem giò. Lúc này, mình phải để ý tính khí từng con xem con nào đá hay nhưng chịu đòn kém; con nào gan lỳ; con nào có miếng đánh hiểm,… để tuyển lựa, tìm cách phát huy sở trường, khắc phục sở đoản”.
Trong giới luyện gà chọi xứ dừa, cụ Ba Cồ nổi tiếng với bí thuật “vô ngải”.
Bật mí bí thuật trên, cụ chia sẻ: “Loại ngải này là một loại củ như nghệ, gừng nhưng có sức mạnh đặc biệt với gà đá. Người ta bảo ngải Tàu tốt, nhưng tôi thấy ngải mình tốt hơn. Khi lấy ngải, ta đào củ to, đem về nấu trong nồi đất với rượu, phèn chua, muối,… đến khi củ ngải teo lại, nắm được trong lòng bàn tay là được. Đem nước ngải tắm cho gà rồi đem gà đi phơi nắng. Sau đó, tắm lại gà bằng nước sạch. Vô ngải, gà rất sung. Đặc biệt, ngải này đưa hương theo mùa gió chướng. Khi đem gà cáp độ, đã vào ngải này rồi, chỉ cần có gió là gà sẽ rất sung và dũng mãnh. Thế nên, khi Tết đến, xuân về, gió chướng nổi lên là gà tôi lại thắng”.
Nói về thú chơi gà đá ngày nay, cụ Ba Cồ ngậm ngùi: “Ngày nay, thú vui đá gà phai nhạt dần cái tinh hoa, lý thú của nó. Họ không còn xem trò này như một thú vui lành mạnh, gắn liền với văn hóa dân gian nữa mà biến nó thành trò cờ bạc, sát phạt. Trước đây, mỗi độ đá gà kéo dài cả tiếng, người xem được chiêm ngưỡng những đòn đánh đẹp, người thắng được vinh danh biết xem, luyện gà. Ngày nay, gà gắn cựa sắt, mỗi độ chưa tròn vài phút, người xem đâu có biết môn này đẹp, hay ở chỗ nào nữa”.
Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi.
Được mười hôm, vua hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa”?
Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà hăng lắm, chưa thấy gà khác đã muốn chọi rồi”.
Cách mười hôm, vua hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa”?
Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi”.
Cách mười hôm, vua lại hỏi: “Gà đã chọi được chưa”?
Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà còn hơi hăng, trông thấy gà khác đã muốn chọi rồi”.
Mười hôm sau, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa”?
Kỷ Sảnh thưa: “Được rồi. Gà bây giờ cho nghe thấy tiếng gà khác cũng không cho vào đâu. Trông thì tựa như gà gỗ, mà thực thì đủ các ngón hay. Gà khác coi thấy cũng đủ sợ, phải lùi chạy”.
(Trang Tử)
Giải nghĩa :
Gà gỗ: chữ là Mộc Kê. Các nhà làm văn hay dùng hai chữ ấy để khen những bậc học tập, tu dưỡng được hoàn toàn, không có gì bộc lộ ra ngoài.
LỜI BÀN
1. Chưa trông thấy gà khác, đã muốn chọi, thế là tức khí hão, chớ vị tất chọi mà đã được.
2. Trông thấy bóng gà khác, đã muốn chọi, thế là cậy khỏe, chớ vị tất chọi mà đã được.
3. Trông thực thấy gà khác đã muốn chọi, thế là còn hiều thắng, chớ vị tất chọi mà đã được.
Chỉ đến lúc mất hết tất cả tức khí, cậy khỏe, hiếu thắng, luyện đã được hình toàn thần toàn đủ hết cả ngón hay, mà trông bề ngoài trơ ra như gỗ, là lúc ấy mới chọi được, có khi không phải đợi chọi, gà khác ngó thấy cũng đủ sợ mà trốn chạy rồi.
Thế mới hay những bậc thánh hiền chỉ thu cái tài vào khuôn phép, nén cái khí vào tâm thần, chỉ cốt trong mình cho đầy đủ, không có ý gì tranh cạnh với ai, mà thiên hạ hồ dễ đã ai cạnh tranh nổi. Chớ những kẻ chỉ vụ bề ngoài, chăm chăm danh lợi, có tranh giành mới lấy làm vui lòng, có tham lam mới lấy làm mãn nguyện, còn là những hạng tầm thường, có khi hại đến thân mà vẫn tự đắc cho là phải.
Trên mạng có bài "Bí thuật “độ thần kê” của người từng luyện gà chọi cho tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ" cũng hay:
Khi
hơi gió chướng thổi nhẹ trên những cánh đồng vàng óng lúa chín, “vua
gà” Ba Cồ lại đem hết bí thuật luyện “chiến kê” để cáp độ, bói lộc đầu
năm.
Như sinh ra để nâng tầm thú vui gà chọi, ngay từ nhỏ cụ đã sở hữu vô vàn kỹ nghệ luyện gà, có mặt trong mọi trường gà khắp Nam kỳ lục tỉnh. Niềm đam mê vượt khỏi cám dỗ từ tiền bạc, danh vọng giúp cụ trở thành “vua gà chọi ”, nắm giữ trong tay hàng tá “thần kê” mà nhiều người thích.
Chuyện có thật là một thời, ông Nguyễn Cao Kỳ (hay còn gọi là tướng râu kẽm, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ngày trước) cũng phải “đáp” máy bay xuống tìm cụ mua gà, nhờ luyện “chiến kê” để “chinh phạt” thú chơi ngày Tết.
Như sinh ra để nâng tầm thú vui gà chọi, ngay từ nhỏ cụ đã sở hữu vô vàn kỹ nghệ luyện gà, có mặt trong mọi trường gà khắp Nam kỳ lục tỉnh. Niềm đam mê vượt khỏi cám dỗ từ tiền bạc, danh vọng giúp cụ trở thành “vua gà chọi ”, nắm giữ trong tay hàng tá “thần kê” mà nhiều người thích.
Chuyện có thật là một thời, ông Nguyễn Cao Kỳ (hay còn gọi là tướng râu kẽm, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ngày trước) cũng phải “đáp” máy bay xuống tìm cụ mua gà, nhờ luyện “chiến kê” để “chinh phạt” thú chơi ngày Tết.
Chuyện "tranh hùng" của những người chuyên luyện "Thần Kê":
Những
tháng ngày ôm gà, quần thảo khắp Nam kỳ lục tỉnh lại ùa về trong cụ. Cụ
nhớ lại: “Với tôi, đá gà vẫn vẹn nguyên nét đẹp văn hóa của một trò
chơi dân gian. Đến mùa gió chướng, lúa chín vàng là cận Tết. Lúc này, ai
cũng ra sức chăm gà rồi đem đá với nhau xem gà ai hay hơn, đẹp hơn.
Ngày đó, mục đích chính của trò đá gà là để giải trí, gắn kết tình làng
nghĩa xóm”.
Thời của cụ Ba Cồ, niềm sung sướng và cũng là niềm tự hào lớn nhất của người luyện gà là khi gà của mình ra “chiến trường”, đá thắng một con “gà có tên tuổi khác”. Sau những trận đấu như vậy, không chỉ người luyện gà mà cả “chiến kê” vừa thắng giải cũng hết sức nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Thế nên, dịp cận Tết, những bậc thầy nuôi, luyện gà đá đều thi nhau trổ tài nuôi dưỡng, huấn luyện cho các “chiến kê”.
“Khi còn rất nhỏ, tôi đã theo cha ôm gà đi so tài cao thấp mỗi khi Tết đến. Thường thì, gà nhà tôi luôn thắng. Mỗi khi cha tôi đến trường gà nào, ai cũng muốn cáp độ vì chỉ cần thắng gà của cha tôi, họ sẽ nổi tiếng”, cụ Ba Cồ cho biết.
Sớm được “danh sư” truyền đạt kinh nghiệm luyện gà, năm 20 tuổi, chàng thanh niên Ba Cồ tự tin đưa “chiến kê” do chính tay mình huấn luyện xuất chiến. Giữa lúc Nam kỳ lục tỉnh có vô vàn dòng gà hay với những bậc thầy luyện gà nổi tiếng, cái tên Ba Cồ nổi lên. Gà của cậu thanh niên tên Bô đi đến đâu thắng đến đó.
Những người cùng thời với cụ nói rằng, Ba Cồ có phong thái chơi gà chọi “rất công tử”. Không như người khác, mỗi khi đem gà đi cáp độ, cụ luôn mặc vest, di chuyển bằng xe hơi, xe Vespa đến trường gà. Tuy nhiên, dù xuất hiện trong hoàn cảnh nào, gà của Ba Cồ vẫn luôn thuyết phục người xem bởi có đòn đá hiểm, đá giao chân đẹp mắt. Liên tục bất bại trên các sàn đấu, luôn sở hữu hàng tá “chiến kê” dũng mãnh, Ba Cồ nhanh chóng trở thành “vua gà” chọi xứ dừa, danh tiếng vang xa tận Sài Gòn.
Cụ nhớ lại: “Năm tôi 30 tuổi, gia đình làm ăn khá giả. Mỗi khi tết đến, nghe đâu có gà hay, gà dữ là tôi ôm gà đến so tài. Tôi nhớ nhất là con gà điều đá chục độ không thua độ nào. Con gà này nặng 1,8kg, chân trắng, lông đuôi dài 7 tấc, mặt nhỏ, mắt tinh.
Khi đá, nó biết lựa thế tung đòn hiểm. Khi đuối sức, nó biết thế thủ. Đặc biệt, dù bị trúng đòn đau, gãy chân, xệ cánh, nó không chạy mà vẫn đối đầu khiến gà đối phương phải sợ. Cái uy này ít gà có được. Năm đó, tôi đem gà đi cáp độ tại trường Võ Văn Vân (Bến Tre) và thắng lớn.
Lúc này, có ông Tỉnh trưởng nhìn thấy gà hay nên báo cho ông Nguyễn Cao Kỳ (Thủ tướng chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó) biết. Ông Kỳ cũng là người mê gà đá, nghe tôi có gà hay liền “phi” máy bay xuống nhà hỏi mua. Cha tôi nhất quyết không bán. Mãi sau này, khi nghe người Tỉnh trưởng nói, nếu bán cho ông Kỳ, một người thân của tôi sẽ được miễn quân dịch, cha tôi mới đồng ý”.
Thời của cụ Ba Cồ, niềm sung sướng và cũng là niềm tự hào lớn nhất của người luyện gà là khi gà của mình ra “chiến trường”, đá thắng một con “gà có tên tuổi khác”. Sau những trận đấu như vậy, không chỉ người luyện gà mà cả “chiến kê” vừa thắng giải cũng hết sức nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Thế nên, dịp cận Tết, những bậc thầy nuôi, luyện gà đá đều thi nhau trổ tài nuôi dưỡng, huấn luyện cho các “chiến kê”.
“Khi còn rất nhỏ, tôi đã theo cha ôm gà đi so tài cao thấp mỗi khi Tết đến. Thường thì, gà nhà tôi luôn thắng. Mỗi khi cha tôi đến trường gà nào, ai cũng muốn cáp độ vì chỉ cần thắng gà của cha tôi, họ sẽ nổi tiếng”, cụ Ba Cồ cho biết.
Sớm được “danh sư” truyền đạt kinh nghiệm luyện gà, năm 20 tuổi, chàng thanh niên Ba Cồ tự tin đưa “chiến kê” do chính tay mình huấn luyện xuất chiến. Giữa lúc Nam kỳ lục tỉnh có vô vàn dòng gà hay với những bậc thầy luyện gà nổi tiếng, cái tên Ba Cồ nổi lên. Gà của cậu thanh niên tên Bô đi đến đâu thắng đến đó.
Những người cùng thời với cụ nói rằng, Ba Cồ có phong thái chơi gà chọi “rất công tử”. Không như người khác, mỗi khi đem gà đi cáp độ, cụ luôn mặc vest, di chuyển bằng xe hơi, xe Vespa đến trường gà. Tuy nhiên, dù xuất hiện trong hoàn cảnh nào, gà của Ba Cồ vẫn luôn thuyết phục người xem bởi có đòn đá hiểm, đá giao chân đẹp mắt. Liên tục bất bại trên các sàn đấu, luôn sở hữu hàng tá “chiến kê” dũng mãnh, Ba Cồ nhanh chóng trở thành “vua gà” chọi xứ dừa, danh tiếng vang xa tận Sài Gòn.
Cụ nhớ lại: “Năm tôi 30 tuổi, gia đình làm ăn khá giả. Mỗi khi tết đến, nghe đâu có gà hay, gà dữ là tôi ôm gà đến so tài. Tôi nhớ nhất là con gà điều đá chục độ không thua độ nào. Con gà này nặng 1,8kg, chân trắng, lông đuôi dài 7 tấc, mặt nhỏ, mắt tinh.
Khi đá, nó biết lựa thế tung đòn hiểm. Khi đuối sức, nó biết thế thủ. Đặc biệt, dù bị trúng đòn đau, gãy chân, xệ cánh, nó không chạy mà vẫn đối đầu khiến gà đối phương phải sợ. Cái uy này ít gà có được. Năm đó, tôi đem gà đi cáp độ tại trường Võ Văn Vân (Bến Tre) và thắng lớn.
Lúc này, có ông Tỉnh trưởng nhìn thấy gà hay nên báo cho ông Nguyễn Cao Kỳ (Thủ tướng chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó) biết. Ông Kỳ cũng là người mê gà đá, nghe tôi có gà hay liền “phi” máy bay xuống nhà hỏi mua. Cha tôi nhất quyết không bán. Mãi sau này, khi nghe người Tỉnh trưởng nói, nếu bán cho ông Kỳ, một người thân của tôi sẽ được miễn quân dịch, cha tôi mới đồng ý”.
“Vua gà” Ba Cồ phân tích cách tuyển lựa “chiến kê” (Ảnh: Hà Nguyễn).
Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian thì mua gà đã trưởng thành cũng được. Nhưng, muốn có gà hay phải biết “xem tướng gà”. Cái này nói ra thì nhiều lắm nhưng cơ bản là ôm phải chặt tay, vảy chân đều, lông mịn, óng ả, mặt nhỏ, mắt tinh,… ngoài ra còn phải xem tướng đứng, tướng đi, tiếng gáy, …của nó nữa”.
Hơn thế, để chen chân trong thế giới luyện gà, các bậc thầy cũng phải dày công nghiên cứu, đúc kết vô vàn kinh nghiệm về các loại gà. Theo “vua gà” Ba Cồ, việc nắm bắt tên tuổi, đặc điểm các giống gà cho phép người luyện biết được “sở trường, sở đoản” của “chiến kê”. Qua đó, có thể tìm ra “đấu pháp” thích hợp mỗi khi cho gà “lâm trận”.
Cụ kể: “Người xưa có câu: Gà que gà vàng đâm nhiều, Sáng gà điều chiều gà xám là để cho mình biết cách nhận dạng gà, biết đặc điểm của nó để phát huy hết sở trường và tránh đi sở đoản của nó. Ví như, nếu “cầm” gà xám thì nên cáp độ, đá từ 15h hàng ngày trở đi. Ngược lại, gà điều dù rất dữ nhưng nếu cho nó “so chân” với gà ô chân trắng, mỏ ngà là thua ngay. Nó kỵ nhau mà”.
Cũng theo cụ Ba Cồ, sau khi đã chọn được “thần kê”, các bậc thầy luyện gà còn phải “lên giáo án” luyện tập cùng một chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đặc biệt.
Cụ bật mí, thức ăn sơ đẳng của “chiến kê” là thóc sạch, không mối mọt, được phơi thật khô. Chế độ ăn cũng phải hết sức khoa học, nếu không gà mập, tích mỡ thì coi như bỏ. “Ngoài ăn thóc, tôi còn bắt ếch, cào cào, xắt nhỏ thịt bò cho gà ăn.
Muốn gà có lông đẹp, mượt, óng thì trộn lòng đỏ trứng gà với thóc. Chuyện ăn uống của gà cũng có những điều kiêng kỵ. Ví như có thể cho nó ăn thịt ếch nhái nhưng không được cho ăn thằn lằn. Lỡ ăn phải con này thì gà gom thịt, khi xung trận mau xuống sức”, cụ Ba Cồ bật mí.
Cụ Ba Cồ kể một mẹo: “Muốn gà khỏe, phải nhốt cách biệt với nhau. Hằng ngày phải tắm nước nóng, lau mặt, lau cánh cho gà mát. Mỗi buổi sáng, đúng 5h, đem gà ra hứng sương. Đêm, 12h thức cho gà uống nước, kiểm tra lồng úp xem phân gà có gì thay đổi, khác thường không, sờ bầu diều xem cứng hay xẹp,…Khi gà đủ tuổi, hằng ngày sau khi tắm, lau mình, ngâm chân bằng nước gừng,… thì đem gà ra “quần” với nhau để xem chân, xem giò. Lúc này, mình phải để ý tính khí từng con xem con nào đá hay nhưng chịu đòn kém; con nào gan lỳ; con nào có miếng đánh hiểm,… để tuyển lựa, tìm cách phát huy sở trường, khắc phục sở đoản”.
Trong giới luyện gà chọi xứ dừa, cụ Ba Cồ nổi tiếng với bí thuật “vô ngải”.
Bật mí bí thuật trên, cụ chia sẻ: “Loại ngải này là một loại củ như nghệ, gừng nhưng có sức mạnh đặc biệt với gà đá. Người ta bảo ngải Tàu tốt, nhưng tôi thấy ngải mình tốt hơn. Khi lấy ngải, ta đào củ to, đem về nấu trong nồi đất với rượu, phèn chua, muối,… đến khi củ ngải teo lại, nắm được trong lòng bàn tay là được. Đem nước ngải tắm cho gà rồi đem gà đi phơi nắng. Sau đó, tắm lại gà bằng nước sạch. Vô ngải, gà rất sung. Đặc biệt, ngải này đưa hương theo mùa gió chướng. Khi đem gà cáp độ, đã vào ngải này rồi, chỉ cần có gió là gà sẽ rất sung và dũng mãnh. Thế nên, khi Tết đến, xuân về, gió chướng nổi lên là gà tôi lại thắng”.
Nói về thú chơi gà đá ngày nay, cụ Ba Cồ ngậm ngùi: “Ngày nay, thú vui đá gà phai nhạt dần cái tinh hoa, lý thú của nó. Họ không còn xem trò này như một thú vui lành mạnh, gắn liền với văn hóa dân gian nữa mà biến nó thành trò cờ bạc, sát phạt. Trước đây, mỗi độ đá gà kéo dài cả tiếng, người xem được chiêm ngưỡng những đòn đánh đẹp, người thắng được vinh danh biết xem, luyện gà. Ngày nay, gà gắn cựa sắt, mỗi độ chưa tròn vài phút, người xem đâu có biết môn này đẹp, hay ở chỗ nào nữa”.
Ngày
nay vì quan niệm “cờ bạc là bác thằng bần” nên người ta cấm cờ bạc. Như
thế cũng tốt. Nhưng họ đâu biết rằng có đàn áp thì cũng không cấm tiệt
được nó, khi trong mỗi con người vẫn còn thèm muốn danh lợi, buồn vui
theo mất - được danh lợi. Không chừng làm thế lại chỉ có lợi cho “kẻ
gian”, còn người ra lệnh cấm thì “thất thu” và dân đam mê thì “buồn
quá”. Nên chăng là không cấm mà “tiết chế” cá độ ở mức phù hợp, cho phép
tổ chức đá gà công khai như một nghề kinh doanh để ai cũng “được” cả,
kẻ nào phạm luật thì “mất” ráng chịu. Hãy cố gắng giữ gìn và duy trì
những trò chơi dân gian truyền thống, dù có tính cờ bạc một chút, cho
hôm nay và cho mai sau! Vì làm như thế cũng chính là phụng sự đời sống
con người, giúp cho con người có thêm được những niềm vui thú nho nhỏ,
trong cuộc đời vốn nhiều buồn khổ trần gian, tạm bợ và ngắn ngủi của
mình…
Có một giai thoại về Tả quân Lê Văn Duyệt liên quan đến gà chọi, thế này:
Vào
khoảng năm 1808, Lê Văn Duyệt làm trấn thủ Đế Đô, có đôi lúc vào chầu
trễ. Có lời xì xầm đến tai vua Gia Long. Lần ấy, Lê Văn Duyệt cũng trễ
chầu. Vua nói cạnh, giọng nghiêm:
- Khanh bận xem đá gà chứ gì?
Duyệt thưa:
- Muôn tâu bệ hạ! Hôm nay thần khó ở, cũng cố gượng vào chầu…
- Nhưng khanh có ham mê chọi gà không? - Vua gắt.
-
Muôn tâu bệ hạ, quả có như vậy! Nhưng xin bệ hạ thứ cho, thần hạ trước
nay nếu có làm được vài việc nhỏ trong quân binh giúp bệ hạ đều nhờ học
hỏi chọi gà mà ra cả…
- ?!
-
Dạ thưa: người xưa nói gà chọi là loài cầm thú hội đủ năm đức tính lớn:
đầu nó có mồng như đội mão gọi là Văn; chân nó có cựa nhọn như giáo gọi
là Võ; nó thấy kẻ địch thì xông vào quyết chiến gọi là Dũng; khi có gì
ăn thì gọi đồng loại đến hưởng cùng gọi là Nhân; hàng đêm tới canh thì
gáy vang nhắc, báo gọi là Tín. Văn thì đi liền với Lễ, với Trí; có Nhân
thì cũng ắt có Nghĩa. Vậy, thần hạ thiển nghĩ, đã là tướng thì phải như
gà chọi: “Văn - Võ song toàn”, tròn Dũng mà cũng vẹn Nhân; đã là bậc
trượng phu thì cũng phải như gà chọi, nghĩa là gồm đủ “Nhân, Lễ, Nghĩa,
Trí, Tín”…
Vua nghe tới đó, bật cười hỉ xả.
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét