Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

TT&HĐ III - 28/d

                     QUÁ TRÌNH CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM (1858-1884)

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


CHƯƠNG VII (XXVIII): BẤT KHUẤT

“… Tinh thần Hà Nội, tính cách Hà Nội - đó là tổng hợp tất cả những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn Việt Nam cao quí… Hà Nội khởi dậy từ trong lòng mình sức trẻ mới của một xã hội đang đi lên kết hợp với truyền thống nghìn xưa quyện trong không khí mà mỗi tấc đất đều thấm máu anh hùng của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội”
(Trích xã luận báo Nhân Dân, số ra ngày 26-12-1972)
 
"Khi ai hỏi đến tác phẩm lớn nhất của dân tộc mình, công trình kiến trúc vững nhất của giống nòi mình, người Việt có thể kiêu hãnh đáp rằng : «Đó là lãnh thổ mà bao nhiêu đời dân Việt đã góp công sức tạo thành và không ngừng nghỉ điểm tô». Đó là chứng chỉ cụ thể và hùng hồn nhất của cái tinh thần bất khuất, đó cũng là cái văn bằng xứng đáng hơn hết của óc sáng tạo thiên tài.
(...) 
Có lẽ chúng ta sẽ công bình hơn khi nói rằng trí thức Việt còn có nhiều người thông minh đến độ lỗi lạc tuyệt vời, và nhiều người sống rất đam mê lý tưởng, không ngừng hy sinh cho sự tồn tại, vươn cao của dân tộc họ. Chúng ta, dù ở quốc gia nào khác, cũng nghiêng mình trước họ, vì họ là niềm kiêu hãnh của một giống nòi."
(Trích "Người Việt cao quý" - Chương V - tác giả A. Pazzi)
 
"Đối diện với quân đội Mỹ là cả một dân tộc kiên quyết như quả núi đá, có một tâm hồn cao thượng đáng khâm phục, một tinh thần dũng cảm vô song, không hề biết sợ trước bất cứ kẻ thù nào".
(Báo Thế Giới (Le Monde) của Pháp)
 
 
 
 
(Tiếp theo)
 
                                                ***

Hàm Nghi (3 tháng 8 năm 1871 – 14 tháng 1 năm 1944), thụy hiệu Xuất Đế, tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp.

Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie) và qua đời tại đây năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày. Do áp lực của Pháp nên nhà Nguyễn không lập miếu hiệu cho ông. 

Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, mặc dù các Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này truất ngôi vua khác nhưng lại rất bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi triều chính đang rối ren. Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế. Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành và hai ông chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một vị vua ủng hộ lập trường chống Pháp nên đã chọn Ưng Lịch. Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng.

Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi. Người ta nói rằng Hàm Nghi được lên nối ngôi theo di chúc của vua Kiến Phúc trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, Hàm Nghi được phái chủ chiến lập lên ngôi. Nhân vật cầm đầu phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết - Phụ chính đại thần đồng thời là Thương thư bộ Binh. 

Tháng 7-1884, sau khi vua Kiến Phúc đột ngột qua đời, triều đình tôn Hàm Nghi lên ngôi. Khâm sứ Pierre Paul Rheinart thấy Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tự tiện lập vua, không hỏi ý kiến đúng như đã giao kết nên gửi quân vào Huế bắt Triều đình nhà Nguyễn phải xin phép. Rheinart gửi công hàm cho triều đình Huế rằng: "Nam triều có lập ai lên làm vua, thì phải xin phép nước Pháp mới được"

Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phải làm tờ xin phép bằng chữ Nôm nhưng viên Khâm sứ không chịu, bắt làm bằng chữ Hán. Hai ông phải viết lại, viên Khâm sứ mới chịu và sau đó đi cửa chính vào điện làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi. 

Lúc 9 giờ sáng ngày 17 tháng 8 năm 1884, phái đoàn Pháp gồm Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart, Thuyền trưởng Wallarrmé cùng 185 sĩ quan binh lính kéo sang Hoàng thành Huế. Guerrier buộc triều đình Huế phải để toàn bộ quân Pháp tiến vào Ngọ Môn bằng lối giữa, là lối chỉ dành cho vua đi, nhưng Tôn Thất Thuyết nhất định cự tuyệt. Cuối cùng chỉ có 3 sứ giả được vào cổng chính, còn lại các thành phần khác thì đi cổng hai bên. Cả triều đình Huế và phái đoàn Pháp đều mang tâm trạng không vừa lòng nhau, nhưng buổi lễ thọ phong cuối cùng cũng kết thúc êm thấm. Lúc phái đoàn Pháp cáo từ, Tôn Thất thuyết đã ngầm cho quân lính đóng cửa chính ở Ngọ Môn lại nên đoàn Pháp phải theo hai lối cửa bên để về. Nhìn nhận về sự kiện này, Marcel Gaultier đã viết: 

"Vua Hàm Nghi đã giữ được tính chất thiêng liêng đối với thần dân mình. Vô tình vị vua trẻ tuổi đã làm một việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước: với ý chí cương quyết độc lập và dù người Pháp có đóng quan tại Huế, triều đình An Nam vẫn biểu dương một thái độ không hèn. Thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính đề ra. Hội đồng ấy rất có lý mà tin chắc rằng dân chúng trông vào thái độ của nhà vua để noi theo, xem thái độ ấy như mệnh lệnh [chống lại người Pháp] không nói ra bằng lời...".

Năm sau 1885, Thống tướng de Courcy được Chính phủ Pháp cử sang Việt Nam để phụ lực vào việc đặt nền bảo hộ. Tướng de Courcy muốn vào yết kiến vua Hàm Nghi nhưng lại muốn là toàn thể binh lính của mình, 500 người, đi vào cửa chánh là cửa dành riêng cho đại khách. Triều đình Huế xin để quân lính đi cửa hai bên, chỉ có các bậc tướng lĩnh là đi cửa chánh cho đúng nghi thức triều đình, nhưng de Courcy nhất định không chịu.

Đêm 22 rạng 23 tháng 5 âm lịch (tức đêm ngày 5 rạng ngày 6 tháng 7 năm 1885), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, vì thấy người Pháp khinh mạn vua mình như vậy, nên quyết định ra tay trước: đem quân tấn công trại binh của Pháp ở đồn Mang Cá. Đến sáng thì quân Pháp phản công, quân triều Nguyễn thua chạy, rời bỏ Kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết vào cung báo lại việc giao chiến trong đêm và mời vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi cùng Tam cung lên đường. Nghe chuyện phải rời khỏi thành, vua Hàm Nghi đã thảng thốt nói: "Ta có đánh nhau với ai mô mà phải chạy".

Vua Hàm Nghi ngồi trong kiệu bị chao đảo liên tục, đầu bị va đập nhiều lần vào thành kiệu rất đau, sau cùng nhà vua phải xuống nằm trên võng cho lính cáng. Nguyễn Văn Tường cho người rước vua Hàm Nghi tới thành Quảng Trị để lánh nạn. Chiều ngày 6 tháng 7 thì cả đoàn mới tới Quảng Trị. Nhưng sau đó ông lại ra trình diện với quân Pháp. Tướng de Courcy hẹn cho Nguyễn Văn Tường hai tháng phải tìm cách để rước vua về. Nguyễn Văn Tường viết sớ ra Quảng Trị xin rước vua về nhưng Tôn Thất Thuyết cản thư không cho vua biết. Hết hạn hai tháng, cả gia đình Nguyễn Văn Tường bị de Courcy đày ra Côn Đảo, sau đó đưa tới đảo Tahiti ở Thái Bình Dương. Một thời gian sau Nguyễn Văn Tường qua đời, xác được đưa về Việt Nam. Ngày 9 tháng 7, dưới áp lực của Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi đành từ biệt Tam cung, lên đường đi Tân Sở. 

Hàm Nghi ở Tân Sở rồi về vùng xã xa của 2 huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa, Quảng Bình. "Vua Hàm Nghi đã phải chịu nhiều khổ ải vì phải luồn lách giữa núi rừng hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, giữa muôn vàn thiếu thốn, bệnh tật, đói khát và sự hiểm nguy về tính mạng luôn đe dọa". Tại Tân Sở, vua Hàm Nghi tuyên hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu và dân chúng nổi dậy chống Pháp giành độc lập. Sự ủng hộ, che chở giúp đỡ và tham gia nhiệt tình của đồng bào các địa phương từ Quảng Trị qua tới đất Lào cũng như trong vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình đã cho Hàm Nghi thấy được vai trò của bản thân mình nên nhà vua đã không còn cảm thấy bị cưỡng ép như trước. "Nhà vua bị những gian lao mà luyện thành người nhẫn nại và đón cuộc phong trần bằng thái độ rất thản nhiên"  (Phan Trần Chúc. Vua Hàm Nghi. Hà Nội, Chinh Ký, 1952, tr. 142..). Dân chúng nổi dậy rất đông, nhưng vì rải rác các nơi nên lực lượng không mạnh. Nhà vua đã hai lần xuống dụ Cần vương trong đó có một lần gửi thư cầu viện cho Tổng đốc Vân-Quý của triều Mãn Thanh và rất nhiều chỉ dụ khác tới các quan lại, lãnh tụ của phong trào chống Pháp. "Tên của ông ta đã trở thành ngọn cờ của nền độc lập quốc gia... Từ Bắc chí Nam, đâu đâu dân chúng cũng nổi lên theo lời gọi của ông vua xuất hạnh" (Ch. Gosselin. L' Empire de l' Annam. Paris, Perrin et Cie, p. 239, 237.). 

Trong suốt thời gian kháng chiến của vua Hàm Nghi, vua anh Đồng Khánh và 3 bà Thái hậu liên tục gửi thư kêu gọi vua trở về nhưng ông khẳng khái từ chối. Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Paul Bert cũng đã định lập Hàm Nghi làm vua 4 tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh Bình nhưng cũng không thành. "Nhà vua thường nói mình ưa chết trong rừng hơn là trở về làm vua mà ở trong vòng cương tỏa của người". Tại căn cứ địa lãnh đạo phong trào Cần Vương, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết cử con là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp hộ giá bảo vệ, cùng Đề đốc Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân chia nhau phòng thủ và tấn công lực lượng Pháp trong vùng.

Tháng 9 năm 1888, suất đội Nguyễn Đình Tình phản bội ra đầu thú với Pháp tại đồn Đồng Cá. Nguyễn Đình Tình lại dụ được Trương Quang Ngọc về đầu thú. Sau đó Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc tình nguyện với Pháp đem quân đi vây bắt vua Hàm Nghi. Đêm khuya 26 tháng 9 năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt khi đang ngủ, Tôn Thất Thiệp bị đâm chết. Khi đó, ông mới 17 tuổi, chống Pháp được ba năm. Nhà vua đã chỉ thẳng vào mặt Trương Quang Ngọc mà nói rằng: "Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây".

Từ đêm hôm đó ở bờ khe Tá Bào, huyện Tuyên Hóa (nay là huyện Minh Hóa) tỉnh Quảng Bình, Trương Quang Ngọc mang vua Hàm Nghi về các đồn Thanh Lạng, Đồng Ca rồi sang Quảng Khê và đến đồn Thuận Bài vào chiều ngày 14 tháng 11 năm 1888. Quân Pháp tổ chức chào đón vua rất long trọng nhưng vua đã tỏ ra không hiểu, không nhận mình là Hàm Nghi. Viên Trung úy chỉ huy quân đội Bonnefoy đã chuyển bức thư của Tôn Thất Đàm gửi cho vua Hàm Nghi xem nhưng nhà vua ném lá thư xuống bàn và làm như không có can hệ gì đến mình. Viên Đề đốc Thanh Thủy là Nguyễn Hữu Viết được Pháp cử tới để thăm hỏi và nhận mặt thì nhà vua giả như không hay biết. Nhưng khi người Pháp đem thầy học cũ là Nguyễn Nhuận đến xem thì nhà vua vô tình đứng dậy vái chào. Đến lúc đó thì người Pháp mới yên trí đó là vua Hàm Nghi. Từ Thuận Bài, người Pháp chuyển vua Hàm Nghi qua Bố Trạch rồi vào Đồng Hới và tới cửa Thuận An ngày 22 tháng 11 năm 1888.

Lúc này, triều đình Huế đã biết tin Hàm Nghi bị bắt, vua Đồng Khánh sai quan lại Thừa Thiên và bộ Binh ra đón để đưa về Huế. Nhưng người Pháp sợ dân tình sẽ bị kích động khi thấy mặt vị vua kháng chiến nên đã báo cho Viện Cơ mật rằng vua Hàm Nghi lúc này tính tình khác thường, về kinh e có điều bất tiện, cần phải đưa đi tĩnh dưỡng nơi khác một thời gian. Kỳ thực người Pháp đã có quyết định dứt khoát với vị vua kháng chiến này là đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi. Rheinart đã báo cho ông biết là Thái hậu đang ốm nặng, nếu nhà vua muốn thăm hỏi thì sẽ cho rước về gặp mặt. Nghe vậy, vua Hàm Nghi đáp: "Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ gì đến cha mẹ, anh em nữa", rồi ông cáo từ về phòng riêng.

Sau khi bị truất, cựu hoàng được chính thức gọi là Quận công Ưng Lịch

Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cô. Trước phút rời xa quê hương, nhà vua nhìn lên bờ, không nén được cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận nước nên đã òa khóc. Từ Sài Gòn, ngày 13 tháng 12 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống chiếc tàu mang tên "Biên Hòa" vượt đại dương đi Bắc Phi. Do không quen đi trên biển, nhà vua bị say sóng liên miên nhưng vẫn không hề thốt ra một lời kêu ca, oán thán. Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889, Hàm Nghi đến thủ đô Alger của Algérie. Lúc này ông vừa bước qua tuổi 18. Mười ngày đầu, Hàm Nghi tạm trú tại L'hôtel de la Régence (Tòa Nhiếp chính). Sau đó, ông được chuyển về ở Villa des Pins (Biết thự Rừng thông) thuộc làng El Biar, cách Alger 5 cây số.

Ngày 24 tháng 1, Toàn quyền Tirman của Algérie tiếp kiến và mời Hàm Nghi ăn cơm gia đình. Ít ngày sau, qua Toàn quyền Tirman, cựu hoàng nhận được tin mẹ là bà Phan Thị Nhàn (vợ thứ của Kiên Thái vương) đã mất vào ngày 21 tháng 1 năm 1889 tại Huế.

Trong mười tháng tiếp đó, Hàm Nghi nhất định không chịu học tiếng Pháp vì ông cho đó là thứ tiếng của dân tộc xâm lược nước mình và vẫn dùng khăn lượt, áo dài theo nếp cũ ở quê hương. Mọi việc giao thiệp đều qua thông ngôn Trần Bình Thanh. Nhưng về sau, thấy người Pháp ở Algérie thân thiện, khác với người Pháp ở Việt Nam, nên từ tháng 11 năm 1889 ông bắt đầu học tiếng Pháp. Vài năm sau, Hàm Nghi có thể nói và viết tiếng Pháp rất giỏi.

Hàm Nghi cũng giao du cùng những trí thức Pháp nổi tiếng. Năm 1899, ông có sang thăm Paris và đến xem một triển lãm của danh họa Paul Gauguin, về sau khi vẽ tranh Hàm Nghi cũng chịu ảnh hưởng bởi phong cách của Gauguin. Hơn 100 năm sau, bức tranh Déclin du jour (Chiều tà) của cựu hoàng phát hiện được dưới nghệ danh Xuân Tử khi bán đấu giá ở Paris ngày 24 tháng 11 năm 2010 đã bán được với giá 8.800 euro.
Thời gian xuất bôn tuy ngắn ngủi nhưng đã có ảnh hưởng lớn lao đến tâm hồn vua Hàm Nghi. Vào cuối triều đại nhà Nguyễn có ba ông vua trẻ tuổi ở mức độ khác nhau ít nhiều biểu hiện được tinh thần tự tôn và lòng yêu nước, đó là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân.
Khi Pháp bắt được vua Hàm Nghi, tìm cách dụ dỗ, thuyết phục ông làm vua bù nhìn, ông thẳng thắn khước từ: “Tôi, thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ, anh chị em nữa”. Còn Thành Thái thì mọi dự định cách tân đất nước của ông đều bị Pháp ngăn chặn. Có lần nhà vua đang đi, quân lính định chạy lên trước dẹp một người dân đang vác tre, vua bảo: “Cứ để cho người ta đi! Mình dân không phải là dân, vua không là vua, tại sao dẹp người ta?”. Cuối cùng là vua Duy Tân. Nhà vua tham gia tổ chức khởi nghĩa với hai nhà chí sĩ của Việt Nam Quang Phục Hội là Trần Cao Vân và Thái Phiên. Việc bị lộ, vua bị Pháp bắt. Toàn quyền Pháp đích thân gặp, dụ dỗ vua tiếp tục ở lại ngai vàng. Nhà vua khẳng khái trả lời: “Các ngài muốn buộc tôi phải làm vua nước Nam thì hãy coi tôi là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi thư tín và chính kiến với chính phủ Pháp”. (Vua cuối cùng của triều Nguyễn là Bảo Đại, có câu nói cực hay: “Thà làm dân của một nước tự do, còn hơn là làm vua của một nước nô lệ”, nhưng tiếc rằng đó chỉ là câu nói thốt ra từ chót lưỡi đầu môi!)
Trong suốt quá trình xâm lược Việt Nam của Thực dân Pháp, triều đình Huế tồn tại được ở nửa thời kỳ đầu không phải vì “giỏi” thương thuyết mà vì Pháp không đủ thực lực và do đó tồn tại được ở nửa thời kỳ sau. Khi Pháp đã có đủ thực lực dẹp bỏ thì triều đình Huế tồn tại được lại là vì “ý muốn” thâm độc chứ không phải vì lòng tốt của chúng. Nỗi sợ hãi sâu thẳm của bất cứ kẻ xâm lược nào, của bất cứ kẻ tiếm quyền nào đều là sợ Đại Chúng nổi dậy, lòng người bất phục, phản kháng. Do đó, đối với một nhân dân bản xứ bất khuất thì hầu như kẻ xâm lược quỉ quyệt nào cũng cố gắn cho mình nhãn mác Đức Huyền Diệu, cũng tỏ vẻ nhân nghĩa, cũng vỗ ngực về lòng tốt đi khai hóa văn minh, và vì thế mà một trong những biện pháp thực hiện xâm lược, cai trị một cách có hiệu quả nhất là phỉnh phờ, mua chuộc, dụ dỗ một bộ phận người bản xứ để tạo dựng nên một ngụy quyền, ngụy quân bù nhìn, tay sai làm công cụ trấn áp, bóc lột chính nhân dân xứ họ cho chúng. Muốn thế, tất nhiên kẻ ngoại bang xâm lược phải nhường lại “chút đỉnh” quyền lợi cho “kẻ bản xứ xâm lược” ấy. Tuy nhiên, xét cho cùng thì làm như thế hóa ra lại có lợi hơn nhiều đối với “Mẫu quốc”. Đó là phương thức cai trị cũ rích, có từ ngàn xưa, và đến ngày nay được dùng phổ biến với nhiều biến tướng. Nhưng vì sao kẻ xâm lược lại thực hiện được phương thức ấy? Bởi vì sự sống nói chung, trước hết, trên hết và ưu tiên số một là duy trì sự sống; bởi vì cuộc sống muôn mặt có muôn vàn cách lý giải về thị phi của cuộc sống; bởi vì có lúc dù biết phải hy sinh vẫn hiên ngang xông trận nhưng khi đã vô vọng rồi thì vẫn cứ phải chạy, thậm chí là thục mạng để bảo toàn mạng sống (hầu còn cơ hội xông trận lần sau giành chiến thắng hoặc nhiều khi chỉ đơn giản là bản năng); bởi vì dù có yêu nước nồng nàn thì trước mắt cũng phải làm ăn để sống mà giữ lòng yêu nước; bởi vì trong những trường hợp bị kích thích đến cao độ, có thể một vài người tuẫn tiết hoặc nhiều người tuẫn tiết, nhưng không thể là cả nước tuẫn tiết. Đức Huyền Diệu dạy rằng: Sự sống vốn dĩ được duy trì là vì nó có tình yêu cuộc sống; ai không có tình yêu cuộc sống thì sẽ không sống được. Vì thế phải đặt tình yêu cuộc sống ở vị trí trang trọng, thiêng liêng. Trên đời này, nếu ai ai cũng biết tôn trọng cuộc sống của mình và cả của người khác thì đẹp đẽ biết bao nhiêu. Nhưng nếu như thế thì lại chẳng có… loài người! Hiểu như thế về xã hội, phải chăng mới là biện chứng? Vả lại mục đích cơ bản của xâm lược là danh lợi chứ không phải giết chóc. Tiêu diệt cuộc sống bản xứ, biến đất nước bị xâm lược thành hoang mạc chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, cực đoan cuối cùng và hiếm có, bởi vì làm như thế là đi ngược lại với mục đích danh lợi của cuộc xâm lược, thậm chí là làm mất luôn cái mục đích ấy. Dù bạc ác đến mấy, bạo tàn đến mấy, vị kỷ đến mấy, thì kẻ xâm lược cũng không ngu muội đến mức hủy diệt hết cuộc sống xung quanh - đối tượng mà nó muốn bóc lột. Nhưng như đã nói, vì mục đích xâm lược là cướp bóc của cải, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, nghĩa là chiếm đoạt, lấy đi cái nguồn sống, cái thành quả lao động phục vụ sự sống của nhân dân bản địa, cái quyền lợi “được hưởng” của tầng lớp thống trị bản xứ, cho nên bất cứ cuộc xâm lược nào cũng phải đối diện với sự chống trả, sự phản kháng, sự nổi dậy đấu tranh của tầng lớp thống trị và nhân dân xứ ấy. Lúc này, tùy vào thái độ chính trị của tầng lớp thống trị bản xứ mà ở chừng mực nhất định, quyền lợi của nó sẽ tạm thời hòa hoãn với quyền lợi Đại Chúng thành quyền lợi thống nhất của đất nước trước nạn ngoại xâm. Vậy thì, đối với mọi kẻ xâm lược, để thực hiện được mục đích cơ bản, sẽ xuất hiện mục đích đầu tiên là chinh phục và chinh phục mọi khả năng, mọi tiềm lực mà nó có và bằng bất kỳ giá nào, miễn đảm bảo thắng lợi, đạt đến mục đích danh lợi. Chính vì thế mà chiến tranh xảy ra, mà giết chóc tràn lan. Chính vì thế mà mọi cuộc xâm lược đều bạc ác, man rợ, tham tàn. Chính vì thế mà mọi cuộc đấu tranh vũ trang nhằm tự vệ, giải phóng, dù cũng giết chóc, tiêu diệt, vẫn cao thượng, đầy tính chính nghĩa và tiềm tàng nhân đạo. (Chấm dứt cuộc sống dù chỉ của một người, với bất cứ lý do gì đều đã là mắc lỗi. Dù mắc lỗi nhưng trong nhiều trường hợp, giết người để chấm dứt nỗi đau khổ tột cùng của đương sự lại vô tội. Tự tử là hành động tự xử, có lỗi chứ không có tội và đôi khi trở thành lẫm liệt, để lại gương sáng cho đời sau, do đó không những vô tội mà còn có công. Diệt trừ những kẻ giết người và đang tìm cách giết người là vô tội; giết người một cách vô cớ hoặc với những cớ phi nhân tính, là có tội, là ác; tiêu diệt những kẻ giết chóc người lương thiện, những kẻ đi gieo rắc tội ác lại là có công. Giết người là mắc lỗi, điều đó không thể biện minh được, nhưng khi luận công, tội mà hành động đó được thừa nhận là có công theo quan niệm của Đại Chúng (nghĩa là đã lựa chọn đúng về tình yêu thương, phù hợp với Đức Huyền Diệu) thì lỗi ấy sẽ lu mờ đi, thậm chí do “quá tay”, vô tình mà phạm tội thì cũng vẫn được tha thứ và hành động đó thuộc về chính nghĩa, hơn nữa, nếu công trạng là to lớn thì nó còn được nhân dân tôn vinh).
Quyền lợi của tập đoàn thống trị thời quân chủ chuyên chế thường xuyên mâu thuẫn ở mức độ khác nhau với quyền lợi của Đại Chúng. Vào giai đoạn phản động nhất của chế độ quân chủ thì mâu thuẫn ấy trở nên tột độ, đối kháng không thể dung hòa được, đòi hỏi phải có sự đột biến (chính biến, cách mạng…). Đó là quá trình tự phát (và xảy ra nhanh hay chậm lại chủ yếu là do tự giác) làm bình ổn đời sống xã hội, tương tự như quá trình chuyển hóa (từ từ hay đột khởi) để thích nghi trong thiên nhiên, và cả hai quá trình ấy, quan sát ở tầng sâu nhất là biểu hiện, là tuân theo nguyên lý vận động có xu thế hướng tới cân bằng nội tại của mọi sự vật - hiện tượng trong tự nhiên. Thác lũ xuất hiện ở trung du là để giải quyết lượng nước quá dư thừa ở thượng du do mưa bão thái quá ở đầu nguồn gây ra. Thác lũ tàn phá trung du và gây úng lụt đồng bằng là nhằm giải tỏa “nỗi bức xúc” của chúng. Cuối cùng là biển cả nhận lại cái phần nước mà nó thiếu hụt, mất đi do bốc hơi lên trời xanh và đổ xuống đầu nguồn. Quá trình đó có tính chu trình: sự lập lại cân bằng ở đây sẽ làm mất cân bằng ở kia, sự lập lại cân bằng ở kia sẽ phá vỡ cân bằng ở nơi khác nữa, và sự lập lại cân bằng ở nơi nào đó trong chuỗi mắt xích sẽ làm cho nơi ban đầu mất cân bằng, cứ thế lặp đi lặp lại có tính chu kỳ tuân theo cái chu kỳ xoay vần lớn lao của “trời đất”. Để chống lại lũ lụt (và cả hạn hán) nhằm bảo vệ giữ gìn quyền lợi sống còn của một miền đất, thì đê điều, kê đập phải “nổi dậy” để chế ngự nước (chặn nước, giữ nước), thì phải nắn sông, khơi dòng để tiêu thủy (và dẫn thủy nhập điền)… Công cuộc biến đổi thiên nhiên một cách nhân tạo ấy (xuất hiện một cảnh quan thiên nhiên mới!) sẽ thành công (chế ngự được lũ lụt rồi đến hạn hán) nếu nó hợp đạo lý (chọn được chất liệu phù hợp cho công trình bến vững, tuân thủ nguyên lý vận động hướng tới cân bằng của tự nhiên… , sẽ vinh quang nếu nó hợp Đức Huyền Diệu (phụng sự đắc lực cho đời sống nhân dân lao động, cho cộng đồng xã hội)…
Trong thời kỳ phản động nhất của tập đoàn thống trị quân chủ chuyên chế, để duy trì và bảo vệ quyền lợi vị kỷ của nó, nó cũng độc ác, tham tàn y hệt như lũ xâm lược, bộ máy đàn áp của nó cũng y hệt như bộ máy đàn áp của lũ xâm lược, thậm chí là còn tệ hại hơn. Lúc đó, nếu có ngoại xâm, nó cũng sẽ chiến đấu, nhưng chiến đấu cho quyền lợi ích kỷ của bản thân nó chứ không phải cho quyền lợi nhân dân, quyền lợi đất nước (vì đã quá phản động về tư tưởng rồi nên không thể chuyển biến để về với lòng dân, cùng Đại Chúng làm nên cuộc khởi nghĩa toàn dân!). Trường hợp của Hoàng đế Napôlêông, dù có khác, nhưng cũng là thí dụ điển hình của sự “không thể trở về”. Trong chiến dịch nước Pháp có người hỏi sao không phát động cuộc chiến toàn dân chống quân Liên minh xâm lược, Napôlêông đã cho rằng đó chỉ là “ảo tưởng… vì tôi đã thủ tiêu Cách mạng”. Sau trận thua Oatéclô, nhân dân Pháp muốn ông ở lại cùng họ chiến đấu nhưng ông đã thờ ơ với cuộc kháng chiến toàn dân vì như có lần ông nói: “Chỉ nghĩ đến điều đó thôi đã là không chịu đựng nổi rồi!”.
Tuy nhiên, khi cái tập đoàn quân chủ phản động nói trên phải đối đầu với kẻ xâm lược mạnh hơn nó, nó sẽ dễ dàng nhượng bộ, thỏa hiệp, và khi kẻ xâm lược hứa hẹn cho nó được sống với chút ít quyền lợi thì nó sẵn sàng bán nước, đầu hàng, trở thành lực lượng tay sai, đi đầu trong cuộc đàn áp dân chúng nổi dậy - cái công việc mà nó đã quen làm trước đây, lúc đất nước chưa bị xâm lược. Có lẽ đã thấu tỏ tình hình và run sợ trước viễn cảnh xảy ra cuộc kháng chiến toàn dân theo kiểu Tây Ban Nha dưới thời Napôlêông đệ nhất mà Ferry, thủ tướng Pháp thời đó, đã nói: “Khôn ngoan hơn là chỉ nên nghĩ đến một cuộc bảo hộ. Muốn giúp cho công cuộc kinh doanh của nước Pháp ở Đông Dương đạt hiệu quả tốt thì nước An Nam không thể là một cái hư không được”. Đó chính là cơ sở cho hiệp ước Patơnốt (Patenôtre) ra đời (6-6-1884).
Nước mất nhà tan thì nhân dân vẫn phải sống, vẫn phải làm để kiếm miếng ăn cái mặc dù bị bóc lột, như đã từng phải sống cực khổ trong sự đày đọa hà khắc dưới thời quân chủ phản động tăm tối.
Nói cho thật công bằng, nếu sự vơ vét, bóc lột sức lao động của Đại Chúng là như nhau thì giữa hai chế độ thực dân - tư bản và phong kiến - quân chủ, chế độ thực dân vẫn ưu việt hơn. Bởi vì dù sao đi nữa, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của đương thời do Cách mạng tư sản châu Âu mang lại, tiếp thu những thành quả khoa học - kỹ thuật tiên tiến của châu Âu so với đương thời ở khu vực các nước thuộc địa, thì dưới chế độ thực dân vẫn “dễ thở” hơn, phóng khoáng hơn, dân trí được mở mang hơn. Và đó chính là công lao (nếu có) của chế độ thực dân (so với chế độ phong kiến) đối với các nước thuộc địa (châu Á), dù là do vô tình, dù là vì mục đích bóc lột, dù là phiến diện. Nước Nhật Bản phong kiến - quân chủ đã thoát được cơn “mưa móc” này vì đã kịp chuyển biến một cách thức thời và họ có quyền tự hào vì điều đó. Nói đến đây, chúng ta lại ngậm ngùi nhớ đến vua Quang Trung!...
Các nhà lý luận bênh vực cho chủ nghĩa thực dân đã vin vào cái công lao nhỏ nhoi đó để rùm beng, thổi phồng lên thành công lao to lớn với nhãn mác là “Khai hóa văn minh”. Xin nhớ cho: trong thời kỳ đầu hình thành và phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, ưu tiên hàng đầu, trở thành vấn đề bức thiết là nhanh chóng tích lũy tư bản và chiếm lĩnh, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa (hàng hóa làm ra mà không tiêu thụ được thì tích lũy tư bản cũng vô nghĩa!). Quá trình đó làm nảy sinh cạnh tranh ngày càng gay gắt và cùng với cạnh tranh, chúng hôn phối với nhau đẻ ra chủ nghĩa thực dân. Chủ nghĩa thực dân làm “nở rộ” các cuộc viễn chinh xâm lược nhằm vơ vét của cải và xây dựng thị trường tiêu thụ ở “xứ người”. Do đó, đi liền với thực dân là nhẫn tâm, là lòng tham vô độ lượng và là vô tình mà thêm được chút công lao không muốn có đó.
Ngày nay, “thế sự” đã biến chuyển, không cần đến sự “khai hóa” đó, tất cả các nước, nếu có ý thức, đều có thể hưởng thụ được những kiến thức tiên tiến của nhân loại.
Quay lại vấn đề trọng tâm, vì những lẽ đã trình bày phía trên, chúng ta cho rằng dưới thời thực dân Pháp cai trị, trong bộ máy chính quyền tay sai, chỉ có một bộ phận nhỏ, chủ yếu là những thành phần gọi là “chóp bu”, đã gắn chặt quyền lợi của chúng với quyền lợi của thực dân, đã vì thực dân mà ra tay đàn áp các cuộc nổi dậy chống Pháp của Đại Chúng, là có lỗi, có tội nặng với dân với nước. Đại đa số còn lại là vô tội hoặc nếu có tội thì cũng có thể tùy mức độ mà tha thứ được…
Những “xú danh” (từ dùng của Vương Hồng Sển) lứa đầu tiên cúc cung làm tay sai cho thực dân Pháp, được Pháp tưởng thưởng, cho giàu sang phú quí, nhưng mắc tội nặng nề với dân với nước, tiêu biểu là: Tôn Thọ Tường, Huỳng Công Tấn, Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương, Nguyễn Hữu Độ, Hoàng Cao Khải, Nguyễn Duy Hàn…
 
Vương Hồng Sển
Sinh 27 tháng 9 năm 1902
Sóc Trăng
Mất 9 tháng 12, 1996 (94 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Công việc Nhà văn, nhà sưu tập, nhà khảo cứu

Theo wikipedia:
Tôn Thọ Tường (1825 - 1877) là một danh sĩ người Công giáo sống vào thời nhà Nguyễn. Ông là người huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông vốn xuất thân trong một gia đình khoa hoạn, cha là Tôn Thọ Đức đỗ cử nhân, làm quan dưới triều Thiệu Trị, Tự Đức. Ngay từ thời trẻ, Tôn Thọ Tường học ở Huế, nổi tiếng văn hay chữ tốt. Năm 1840, cha qua đời, nên việc học ông bị dở dang, đến năm 30 tuổi vẫn chưa đỗ đạt gì. Do ông cộng tác với thực dân Pháp nên bị nhiều trí thức người Việt chỉ trích mạnh mẽ.
Năm 1855, Tôn Thọ Tường được tập ấm làm quan, nhưng chỉ được giao một chức quan võ, không hợp với khả năng nên ông từ chối. Vì túng thiếu, ông phải đi làm bài thi mướn để lấy tiền. Việc bại lộ, ông bị bắt giải về Kinh đô Huế. Vua Tự Đức xét đến công lao của cha ông và nhận thấy ông cũng là người có tài nên gia ơn tha tội. Ông trở về Nam, khi đi qua tỉnh Bình Thuận, các viên quan ở đây vì mến tài, muốn bổ ông chức thông phán, nhưng bộ Lại không chấp nhận. Việc này càng làm cho Tôn Thọ Tường bất mãn triều đình Huế.
Đến Gia Định, ông lập lại Bạch Mai thi xã, để cùng các bạn xướng vịnh. Năm 1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, ông được chính quyền mới mời ra nhận chức tri phủ Tân Bình, nên được người đời gọi là Phủ Ba Tường. Đô đốc Bonard muốn dùng ông dùng uy tín của mình để dụ hàng Trương Định, nhưng không thành công. Năm 1863, ông được cử làm ký lục trong phái bộ của Phan Thanh Giản sang Pháp và Tây Ban Nha.
Năm 1867, ông được nhà cầm quyền Pháp phái về Ba Tri (Bến Tre) để dụ hàng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cùng hai người con Phan Thanh Giản là Phan TônPhan Liêm, nhưng thất bại.
Năm 1871, ông được thăng đốc phủ sứ.
Tháng 2 năm 1872, viên chủ quận Vũng Liêm tên Thực bị nghĩa quân ở nơi đó giết chết, ông được cử đến thay. Sau, vì không ổn định được tình hình nơi ông cai quản, nhà cầm quyền Pháp rút ông về dạy Hán văn ở trường Hậu Bổ (Collège des Stagiaires) Nam Kỳ.
Năm 1873, ông được tham dự phái đoàn của Pháp sang Trung Quốc hai tháng. Năm 1875, Tôn Thọ Tường làm việc dưới quyền của Tổng Lãnh sự Pháp De Kergaradec ở Bắc Kỳ.
Năm 1877, trong một lần theo viên lãnh sự này đi quan sát miền thượng du Bắc Kỳ, ông mắc bệnh sốt rét ác tính rồi mất.
Tôn Thọ Tường được đánh giá là một nhà thơ có thi tài được thể hiện qua một số bài thơ có hình tượng nghệ thuật như Đĩ già đi tu, Từ thứ qui Tào, Cây mai, Mười bài tự thuật...Đương thời, Tường bị các trí thức người Việt, đặc biệt hơn cả là Phan Văn Trị lên án, chỉ trích do làm việc cho người Pháp là kẻ xâm lược.
Năm 1966, GS. Trịnh Vân Thanh có nêu lên một nhận xét khá công tâm hơn:
"Với một tâm trạng đau khổ, luôn bị dằn dặt của Tôn Thọ Tường, chúng ta thấy ông không phải là người đánh mất cả lương tri. Việc vận động với người Pháp để xin ân xá cho Bùi Hữu Nghĩa, nhẫn nhục nhận lấy những lời thóa mạ, nguyền rủa của Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Lê Quang Chiểu...mà không tìm cách trả thù hay ám hại, chứng tỏ Tường vẫn còn biết trọng nho phong, sĩ khí..."
                                    Tôn Thọ Tường
             ngobadung & Hoian: Danh sĩ Tôn Thọ Tường
Tôn Thọ Tường là một danh sĩ người Công giáo sống vào thời nhà Nguyễn. Do ông cộng tác với thực dân Pháp nên bị nhiều trí thức người Việt chỉ trích mạnh mẽ. Wikipedia
Sinh: 1825
Mất: 1877
24 bài thơ xướng họa của
Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị
LýTrầnLêNguyễn / Paris sưu tầm 
Một bên là :
Tân tòng Da Tô giáo, tay sai Thực dân Pháp thực hiện nền Thống trị trên quê hương VN
Bài xướng : Tôn Thọ Tường
Một bên là :
Sĩ phu Văn Thân chống Pháp và Cường quyền quyết dành lại Độc lập cho quê hương VN
Bài họa : Phan Văn Trị
10 bài thơ liên hoàn " Giang san ba tỉnh"
Giang san ba tỉnh hảy còn đây,
Trời đất xui chi đến nỗi này ?
Chớp nhoáng thẳng bom dây thép kéo,
Mây tuôn đen kịt khói tàu bay.
Xăn văn thầm tính, thương đòi chổ,
Khấp khởi riêng lo, biết những ngày.
Miệng cọp hàm rồng, chưa dễ chọc,
Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay !
1
Hơn thua chưa biết đó cùng đây,
Chẳng đã, nên ta mới thế này
Bến Nghé quản bao cơn lửa cháy,
Cồn Rồng dầu mặc bụi tro bay.
Nuôi muông giết thỏ còn chờ thủa,
Bủa lưới săn nai cũng có ngày.
Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ,
Lòng ta sắt đá há lung lay !
Thày lay lại chuốc lấy danh nhơ,
Ai mượn mình lo chuyện bá vơ ?
Trẻ dại, giếng sâu, lòng chẳng nỡ,
Đường xa, ngày tối, tuổi không chờ.
Áo xiêm chán thấy xăn tay thợ,
Xe ngựa nào toan gỡ nước cờ.
Rủi rủi may may đâu đã chắc ,
Miệng lằn lưỡi mối hãy tai ngơ !
2
Lung lay lòng sắt đã mang nhơ,
Chẳng xét phận mình khéo nói vơ !
Người trí mảng lo danh chẳng chói,
Đứa ngu mới sợ tuổi không chờ.
Bài hòađã sẳn trong tay thợ,
Việc đánh chưa thua giống cuộc cờ.
Chưa trả thù nhà đền nợ nước,
Dám đâu mắt lấp lại tai ngơ !
Tai ngơ mắt lấp buổi tan tành, ,
Nghĩ việc đời thêm hổ việc mình.
Nghi ngút tro tàn nhà đạo nghĩa,
Lờ mờ bụi đóng cửa trâm anh
Hai bên vai gánh ba giềng nặng,
Trăm tạ chuông treo một sợi mành.
Trâu ngựa dầu kêu, kêu cũng chịu,
Thân còn chẳng kể, kể chi danh !
3
Tai ngơ sao được lúc tan tành
Luống biết trách người chẳng trách mình.
Đến thế còn khoe danh đạo nghĩa,
Như vầy cũng gọi cửa trâm anh.
Khe sâu vụng tính dung thuyền nhỏ,
Chuông nặng to gan buộc chỉ mành.
Thân có, ắt danh tua phải có,
Khuyên người ái trọng cái thân danh.
Kể chi danh phận lúc tan hoang,
Biển rộng trời cao nghĩ lại càng.
Lên núi bắt hùm chưa dể láo,
Vào sông đánh cá, há rằng oan.
Người giương mắt ngạo đôi tròng bạc,
Kẻ ứa gan trung bảy lá vàng.
Chiu chít thương bầy gà mất mẹ,
Cũng là gắng gỏi, dám khoe khoang !
4
Thân danh chẳng kể, thiệt thằng hoang!
Đốt sáp nên tro lụy chẳng càn ...
Hai cửa trâm anh xô sấp ngữa,
Một nhà danh giáo xáo tan hoang.
Con buôn khấp khởi chưa từng ngọc,
Người khó xăn văn mới gặp vàng.
Thương kẻ đồng văn nên phải nhắc,
Dễ ta đâu dám tiếng khoe khoang.
Khoe khoang sức giỏi cậy tài khôn.
Múa mép khua môi cũng một phồn.
Tơ vấn cánh ruồi kinh trí nhện,
Gió đưa hơi cọp khiếp oai chồn.
Siêng lo há đợi cơm kề miệng,
Chậm tính nào ngờ nước đến trôn.
Hay dở chuyện đời còn lắm lối,
Múa men xin hãy chớ bôn chôn.
5
Khoe khoang việc phải mới rằng khôn.
Kẻ vạy người ngay há một phồn !
Hồng dẫu hư lông đâu sợ sẻ,
Hùm như thất thế dễ thua chồn.
Ngươi Nhan sá ngại dao kề lưỡi,
Họ Khuất nào lo nước đến trôn.
Tháy máy gặp thời ta sẽ động,
Muốn nên việc lớn chớ bôn chôn.
Hảy chớ bôn chôn việc cửa nhà,
Sau này còn ngại nỗi đàng xa.
Ma duồng cơn ngặt lung hai trẻ,
Trời mỏn lòng thương xót một già.
Lái đã vững vàng cơn sóng lượn,
Thoi toan đan dệt lúc mưa sa.
Ở đời há dễ quên đời được,
Tình thiệt so hơn cũng gọi là ...
6
Bôn chôn cũng bởi bận vì nhà,
Dám trách người xưa chửa tính xa?
Hăm hở hãy đang hăng sức trẻ,
Chìu lòn e cũng mỏn hơi già.
Mồi thơm cá quý câu không nhạy,
Cung yếu chim cao bắn chẳng sa.
Đáy giếng trông trời giương mắt ếch,
Làm người như vậy cũng rằng là ...
Cũng gọi là người ắt phải lo,
Có hay chịu khó mới nên trò.
Bạc mông mênh biển cầu toan bắc,
Xanh mịt mù trời thước rắp đo.
Nước ngược chống lên thuyền một mái,
Gác cao bó lại sách trăm pho.
Lòng này dầu hỏi mà không hổ,
Lặng xét thầm soi cũng biết cho
7
Rằng là người trí cũng xa lo,
Nhuần nhã kinh luân mới phải trò.
Ngay vạy nảy ra cho biết mực,
Thấp cao trông thấy há rằng đo.
Xe Châu nào đợi kinh năm bộ,
Níp Tống vừa đầy sách nửa pho.
Chuốc miệng khen người nên cắc cớ:
Đạo trời ghét vạy há soi cho !
Đã biết cho chưa, hỡi những người,
Xin đừng tiếc hận, chớ chê cười !
Ví dầu, vật ấy còn roi dấu,
Bao quản thân này chịu dể ngươi.
Trăng giữa ba thu mây cũng tỏ,
Hoa trong chín hạ nắng càng tươi.
Khó lòng mình biết lòng mình khó.
Lòn lỏi công trình kể mấy mươi.
8
Soi cho cũng biết ấy là người.
Chẳng tiếc thân danh, luống sợ cười;
Ba cõi may dầu in lại cũ,
Đôi tròng trông đã thấy không ngươi.
Ngọc lành nhiều vết coi sao lịch,
Thợ vụng ít màu nhuộm chẳng tươi.
Đứa dại trót đời, già cũng dại,
Lựa là tuổi mới một đôi mươi.
Kể mấy mươi năm nước lễ văn,
Rắn dài, beo lớn, thế khôn ngăn;
Bốn đời, chung đội ơn nuôi dạy, ,
Ba tỉnh, riêng lo việc ở ăn.
Hết sức người theo trời chẳng kịp,
Hoài công chim lấp biển không bằng.
Phải sao chịu vậy thôi thì chớ,
Nhắm mắt đưa chân lỗi đạo hằng.
9
Một đôi mươi uổng tính xăn văn,
Đất lở ai mà dễ dám ngăn ?
Nong nả dốc vun nền đạo nghĩa
Xốn xang nào tưởng việc làm ăn.
Thương người vì nước ngồi không vững,
Trách kẻ cầm cân kéo chẳng bằng.
Gió mạnh mới hay cây cỏ cứng,
Dõi theo người trước giữ năm hằng.
Đạo hằng chi trước thảo cùng ngay,
Lỗi đạo sao cho đáng mặt thầy.
Đất quét đã đành bia lỗ miệng,
Chén tràn e nỗi trở bàn tay.
Nghĩa đen dạy trẻ tranh còn lấp,
Mặt trắng xem trời cánh khó bay.
Chí muốn ngày nào cho được toại ?
Giang san ba tỉnh hãy còn đây !
10
Năm hằng vốn thiệt thảo cùng ngay,
Cuộc ấy ai xui khéo bận thầy.
Gặp lúc chẳng may nên ngậm miệng,
Chờ khi tháy máy sẽ ra tay.
Nổi chìm mặt thế tình dày mỏng,
Cao thấp dầu ta sức nhảy bay.
Một trận gió đưa xiêu ngã cỏ,
Hơn thua chưa quyết đó cùng đây.
Tôn Phu Nhân quy Thục
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng,
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông!
Lìa Ngô, bịn rịn chòm mây bạc,
Về Hán, trau tria mảnh má hồng
Son phấn thà cam dày gió bụi,
Đá vàng chi để thẹn núi sông .
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn :
Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng.

Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng,
Mặt ngã trời chiều biệt cõi Đông.
Ngút tỏa đồi Ngô ùn sắc trắng,*
Duyên về đất Thục đượm màu hồng.
Hai vai tơ tóc bền trời đất,
Một gánh cang thường nâng núi sông
Anh hởi ! Tôn Quyền : anh có biết ?
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng.

* có sách viết :
Khói tỏa trời Ngô chen thức bạc,
Từ Thứ quy Tào
Thảo đâu dám sánh kẻ cày voi,*
Muối xát lòng ai, nấy mặn mòi.
Ở Hán hãy còn nhiều cột cả,
Về Tào chi sá một cây còi !
Bâng khuâng nhớ mẹ khôn nâng chén,
Bịn rịn trông vua biếng giở roi.
Chẳng đặng khôn Lưu đành dại Ngụy,
Thân này xin gác ngoại vòng thoi!
* Vua Thuấn đi cày bằng voi

Quá bị trên đầu nhát búa voi,
Kinh luân đâu nữa để khoe mòi.
Xăn văn ruổi Ngụy mây ùn đám,
Dáo dác xa Lưu, gió thổi còi.
Đất Hứa nhớ thân sa giọt tủi,**
Thành Tương mến chúa nhẹ tay roi!
Về Tào miệng ngậm như bình kín,
Trân trọng lời vàng đáng mấy thoi ?
** Đất Hứa : tỉnh Hứa Xương
  
Lãnh Binh Tấn (1837 –1874) tên thật Huỳnh Tấn hay Huỳnh Văn Tấn, còn gọi là Huỳnh Công Tấn; là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân vào những năm gần cuối thế kỷ 19 tại Nam Kỳ, Việt Nam. Ông là người thôn An Long (Yên luông nhị thôn), huyện Tân Hòa , trước thuộc tỉnh Định Tường. Từ thời Pháp thuộc, vùng đất này chính thức gọi là tỉnh Gò Công, nay thuộc tỉnh Tiền Giang.
Căn cứ "hồ sơ Huỳnh Tấn số SL 2751" trong Văn khố Quốc gia, lúc đầu, Huỳnh Tấn là một nghĩa quân của thủ lĩnh Trương Định. Sau bị bắt rồi hàng Pháp từ nửa cuối năm 1862. Chi tiết này cũng được chính Huỳnh Tấn kể lại với Paulin Vial trong thư ngày 31 tháng 7 năm 1869, khác với một số lời kể khác.
Về làm cộng sự cho Pháp, Huỳnh Minh Tấn đã lập được một số công lao, đáng kể như:

-Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Tấn dẫn quân Pháp đến vây bắt Trương Định, khi vị thủ lĩnh này vừa thất thủ ở Gò Công rút quân về Kiểng Phước. Theo nhà sử học Phạm Văn Sơn thì Trương Định bị vây đánh tại "đám lá tối trời". Ông bị thương nặng, rồi dùng gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công) vào hôm sau, đồng thời 28 nghĩa quân đi theo ông cũng đều bị bắt chết.

-Tháng 4 năm 1866, Huỳnh Tấn dẫn quân Pháp đi tấn công đồn Tả ở Đồng Tháp, khiến cho lực lượng của thủ lĩnh Võ Duy Dương bị thiệt hại nặng.

-Tháng 8 năm 1868, ông lại tham gia cuộc hành quân ra đảo Phú Quốc để truy bắt thủ lĩnh Nguyễn Trung Trực, và đã thành công.
Tưởng thưởng công lao, thực dân Pháp ban cho Huỳnh Tấn huy chương "Bắc Đẩu Bội tinh", và dành cho ông chức Lãnh binh, "được dịch là Général, đứng đầu ngạch lính mã tà bản xứ. Chức tước này chỉ độc nhất dành riêng cho ông ta, sau đó không còn ai được mang nữa".
Có chức quyền, Huỳnh Tấn tha hồ "chứa bạc, chiếm đất, bắt dân làm xâu...rồi nhập vào nhóm ăn chơi ở Sài Gòn, nuôi ngựa đua để cáp độ với đám chủ nhân ông mới".
Về sau, nhà văn Sơn Nam kể, Huỳnh Tấn bị người Pháp chán ngán vì lối làm việc luông tuồng, quê mùa, thất nhân tâm, lấn quyền...và ngây thơ đến mức dám chê bai, tố cáo lề lối cai trị của quan Tham biện Pháp ở hạt Bến Tre Palasme de Champeaux đến Giám đốc nha Nội vụ Pháp (directeur de l'intérieur) Paulin Vial. Bởi vậy, viên Giám đốc Nội vụ phẫn nộ, trách mắng, tìm cách đổi ông về miền Đông Nam Kỳ, nhưng vào năm 1869, Huỳnh Tấn lại được chút tín nhiệm nhờ qua Cần Giuộc bắt Phó đốc binh Bùi Duy Nhứt lúc bấy giờ đang chống Pháp.
Thời kỳ bắt giết bừa bãi đã qua, Pháp muốn chiêu an, nên tìm cớ không dùng Huỳnh Tấn nữa. Pháp cho một tay sai khác là Huyện Vĩnh tố cáo ông về tội lạm quyền. Huỳnh Tấn tự bào chữa bằng các tố cáo lại sự lạm quyền của huyện Vĩnh. Sau cùng, ông chết năm 37 tuổi vì bịnh trong chiếc "ghe hầu" (ghe nhà giàu có mui có buồng riêng) trên đường Gò Công-Sài Gòn.
Sau khi Huỳnh Tấn mất, viên Chủ tỉnh Pháp là E. Puech (1873 - 1874; kế nhiệm là E. Pourquier: 1874 - 1875) cho xây dựng "đài ghi công" ông tại tỉnh lỵ Gò Công (nay là thị xã Gò Công). Trên đó có khắc dòng chữ: "À la mémoire du Lanh binh Huynh Cong Tan, chevalier de la Légion d'honneur, tidèle serviteur de France". Nghĩa là: "Kỷ niệm Huỳnh Công Tấn, Bắc Đẩu Bội tinh, công bộc trung thành của nước Pháp". Năm 1945, đài này bị người dân đập phá tan.
Kết án ông, trong bài Thơ chống Pháp và tay sai của một tác giả khuyết danh có câu:

Chó săn có lũ thằng Tường,
Thằng Lộc, thằng Tấn, thằng Phương một đoàn
Trần Bá Lộc (1839-1899) là một cộng tác đắc lực của thực dân Pháp trong việc đàn áp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ở miền Nam Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ 19. Trần Bá Lộc sinh tại Cù lao Giêng, lúc bấy giờ thuộc tổng An Toàn, huyện Đông Xuyên, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang; đến thời Pháp thuộc đổi thành tổng An Bình, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trong một gia đình Công giáo. Cha ông là tú tài Trần Bá Phước, trước ở Quảng Bình, sau vì bất hòa với gia tộc, ông vào Nam mở trường dạy học tại Cù lao Giêng năm 1829. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Ở, con gái của Phó quản cơ Nguyễn Văn Thắng. Hiện phần mộ của hai ông bà vẫn còn tại cù lao này. 
Năm 1859, khi Pháp tấn công Sài Gòn, Trần Bá Lộc còn đang chèo ghe từ nơi ở đến Mỹ Tho bán cá cho quân đội Pháp. Sau nhờ quen biết giáo sĩ Marc, ông hàng Pháp (1861), rồi ba tháng sau làm cai mã tà đóng tại Chợ Gạo (Mỹ Tho).
Năm 1863, ông lên chức đội nhì ở Mỹ Tho, làm cần vụ và dạy chữ Hán cho tham biện Paul-Louis-Félix Philastre, người mà sau này là đồng tác giả Hòa ước Giáp Tuất (1874).
Tháng 3 năm 1864, Trần Bá Lộc lên chức đội nhất, và đến ngày 19 tháng 7 năm 1865, ông được cử làm Tri huyện Kiến Phong (sau này đổi thành tỉnh Kiến Phong và quận Cái Bè thuộc tỉnh Mỹ Tho).
Nhờ đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ, Trần Bá Lộc được thăng các chức: Tri phủ (1867), Đốc phủ sứ (1868), Thuận Khánh tổng đốc (24 tháng 7 năm 1886).
Khi những cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ và Trung Kỳ đã bị phá vỡ, ông về lại Cái Bè, chức danh trên bị thay là Tổng Đốc danh dự (honoraie) Cái Bè. Ngoài ra, ông còn nhận được các huy chương: Danh dự Bội tinh bạc (tháng 4 năm 1866, sau khi tham gia trận Tháp Mười, đánh Võ Duy Dương), Bắc Đẩu Bội tinh đệ tứ đẳng (15 tháng 8 năm 1868), Bắc Đẩu Bội tinh đệ tam đẳng (10 tháng 2 năm 1887),...
Gần cuối đời, đó là vào những năm 1896-1897, Trần Bá Lộc cho phóng mấy con lộ ở Cái Bè, cho đào hệ thống kênh dài, tổng cộng 103 km; trong đó có con kênh dài 47 km, rộng 10 m, làm thành ranh giới giữa Vĩnh Long và Sa Đéc. Tháng 4 năm 1897, đích thân Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer xuống khánh thành và từ đó nó được gọi là kênh "Tổng đốc Lộc". Và Bá Lộc trở thành người điền chủ lớn nhất của tỉnh Mỹ Tho, khi mua lại cù lao Năm Thôn và đất ở cù lao Rồng.
Đối với những người bản xứ cộng tác với Pháp, viên Toàn quyền Paul Doumer ưu ái Bá Lộc hơn hết. Cho nên tháng 8 năm 1898, Paul Doumer cử Lộc vào Hội đồng tối cao Đông Dương, năm sau lại cho Lộc tháp tùng thăm quốc vương Xiêm La (Thái Lan). Vài tháng sau chuyến đi này, Lộc ngã bệnh nặng, biết không sống được nên Bá Lộc căn dặn con cháu chôn ở tư thế đứng. Paul Doumer có đến viếng thăm và khi Lộc mất, P. Doumer đã ra lệnh làm lễ an táng thật lớn.
Trần Bá Lộc mất ngày 26 tháng 10 năm 1899, thọ 60 tuổi.
Theo Học giả Vương Hồng Sển :
 "Ông (ám chỉ Trần Bá Lộc), người khô ráo dỏng dảy, môi mỏng, cặp mắt có sát khí. Ông ta bắt được địch thủ, nhứt quyết không cầm tù, chỉ chặt đầu y như quân lịnh: chém người như chém chuối, chém không chừa con đỏ. Chính Toàn quyền Paul Doumer còn phải hạ một câu xác đáng: "Nếu muốn (nhơn nghĩa)...thì thà đừng sai hắn (ám chỉ Lộc) cầm binh!" Sau việc bắt giữ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân năm 1875, ngày 26 tháng 5 năm 1866, Phó Đô đốc Hải quân Pháp De La Grandirere khen ngợi Lộc: "Hãy tiếp tục phụng sự nước Pháp, đất nước mà ông là một trong những đứa con đáng tự hào".
Về sau, người dân Cái Bè đốt cháy dinh thự nguy nga của Trần Bá Lộc. Một người tên là Dị Nhơn Thị có thơ rằng:

Dám đem xương máu của đồng bào
Mà cất cái dinh thật lớn lao
Khói tỏa cung A, rằng chuyện cũ
Lửa thiêu dinh Bá, khác đâu nào!
"Phì da" quân đối "sơn hà cổ"
"Báo oán" dân đồng "nhật nguyệt cao"
Nước sạch Cái Bè trong leo lẻo,
Làm gương cho sách để về sau.
   Tổng Đốc Phương, tên thật là Đỗ Hữu Phương (1841 - 1914), là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp. Trong thời kỳ đầu quân Pháp đến chiếm đóng Việt Nam, trong dân gian có câu: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định (Ba "đại gia" kia là: Huyện Sỹ (Lê Phát Đạt, ông ngoại Nam Phương hoàng hậu), Bá hộ Xường, và Bá hộ Định (Trần Hữu Định, điền chủ ở Chợ Lớn.)). Căn cứ theo lời truyền này, thì ông được xếp ở vị trí thứ hai trong số bốn người giàu có nhất Nam Kỳ buổi ấy. Đỗ Hữu Phương sinh cuối tháng 6 năm 1841 tại Chợ Đũi (Sài Gòn), gốc người Minh Hương, biết chữ Hán, nói được một ít tiếng Pháp. Cha ông là một người giàu có, tục gọi là Bá hộ Khiêm. Ông này đã cưới con gái một vị quan người Quảng Nam vào Nam Kỳ làm Tri phủ (sau về hưu với chức Lang trung bộ Binh) và sinh ra ông.
Ngày 17 tháng 2 năm 1859, quân Pháp tiến đánh Gia Định, Đỗ Hữu Phương lên Bà Điểm (Hóc Môn) lánh thân và chờ thời. Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ vào tháng 2 năm 1861, ông Phương nhờ cai tổng Đỗ Kiến Phước ở Bình Điền dẫn về giới thiệu với Francis Garnier (lúc bấy giờ đang làm tham biện hạt Chợ Lớn. Sau, ông này mất năm 1873 trong trận Cầu Giấy ở Bắc Kỳ) và được nhận làm cộng sự.
Buổi đầu, ngày 1 tháng 10 năm 1865, Đỗ Hữu Phương được chính quyền Pháp cho làm hộ trưởng (bấy giờ, thành phố Chợ Lớn chia ra làm 25 hộ), rồi lần lượt trải qua các chức vụ sau:
Năm 1872, được chỉ định làm hội viên Hội đồng thành phố Chợ Lớn.
Năm 1879, làm phụ tá Xã Tây Chợ Lớn là Antony Landes (1879-1884). Giữ chức việc này, ông Phương thường ngầm làm trung gian để giới thương gia người Hoa hối lộ cho các viên chức Pháp. Nhờ vậy, mà ông giàu lên nhanh chóng, uy thế lên cao đến mức quan Toàn quyền Paul Doumer khi vào Nam còn ghé nhà ông ăn uống. Và có lẽ nhờ dịp này mà ông được viên quan trên cho khẩn trưng sở đất ruộng lớn đến 2.223 mẫu.
Tháng 7 năm 1867, ông được bổ làm Đốc phủ sứ Vĩnh Long.Nhiệm vụ chính của Đỗ Hữu Phương là do thám những hoạt động chống đối Pháp ở vùng Chợ Lớn, Cần Giuộc và Tân An. Nhưng khác với Lãnh Binh Tấn và Trần Bá Lộc, trong lúc đi dò xét, ông Phương tỏ ra khéo léo, tránh gây thù oán công khai, nhờ đó mà bề ngoài thấy ông Phương hiền lành, cứu người này, bảo lãnh người kia.
Lượt kê một số thành tích của Đỗ Hữu Phương: Tháng 7 năm 1866, tham dự trận đánh đuổi Hai Quyền (con Trương Định) lúc bấy giờ đang lãnh đạo nghĩa quân làm chủ Bà Điểm (Hốc Môn).
Tháng 11 năm 1867, cùng Tôn Thọ Tường đi Bến Tre để chiêu dụ hai cậu con trai ông Phan Thanh Giản là Phan Liêm và Phan Tôn. Theo "Hồ sơ cá nhân của Đỗ Hữu Phương" mang ký hiệu SL. 312 trong văn khố (kho Services Locaux), thì chính ông là người đã xúi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, và sau đó còn tham dự trận đánh dẹp Phan Tòng ở Bến Tre vào tháng 11 năm 1867.
Tháng 6 năm 1868, xuống Rạch Giá dẹp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.
Tháng 7 năm 1869, khi làm Đốc phủ sứ ở Vĩnh Long, góp phần truy nã nghĩa quân khi viên phó tổng ở Vũng Liêm bị giết.
 
Sơn Nam

Nhà văn Sơn Nam (1926-2008)
Bút danh Sơn Nam
Công việc nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu văn hóa
Quốc gia Việt Nam
Dân tộc Kinh
Quốc tịch Việt Nam
Giai đoạn sáng tác 1945-2008
Tác phẩm nổi bật Hương rừng Cà Mau

Theo nhà văn Sơn Nam, Đỗ Hữu Phương còn có những hành động giúp Pháp khác nữa, như:

  • Bắt quản Thiện và quản Việt ở Lò Gốm (Chợ lớn).
  • Cung cấp tài liệu và điều tra cuộc nổi dậy và nhiều vụ ám sát ở vùng Chợ Lớn vào năm 1866-1867.
  • Trình danh sách một số lãnh tụ kháng Pháp, sắp khởi nghĩa ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ năm 1873.
  • Do thám khởi nghĩa ở Phước Lộc (Cần Giuộc) vào năm 1871 và năm 1875.
  • Năm 1879, tố giác âm mưu nổi dậy của nhóm Thiên Địa Hội ở Sóc Trăng.
  • Năm 1881, cùng với một Cha sở ở Lương Hòa (Tân An) tố giác âm mưu các cuộc nổi dậy ở Long Hưng, Lộc Thành và ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc)
  • Năm 1878, bắt dân ở tổng Lộc Thành Hạ làm xâu, khi điều khiển việc sửa sang con kinh Nước Mặn.
Tuy nhiên, trong đời làm quan của Đỗ Hữu Phương có một lần ông bị mất tín nhiệm vì xin chứa chấp Thủ Khoa Huân ở trong nhà mình. Suốt khoảng ba năm (sau khi bị đày ở Cayenne, Guyane rồi được ân xá), ông Huân đã biết lợi dụng hoàn cảnh để liên lạc với các người Hoa theo Thiên Địa Hội ở Chợ Lớn và tới lui vùng Tân An để cổ súy, tổ chức cuộc kháng chiến.
Nhưng nhờ thành tích, nhờ được lòng quan trên, mà Đỗ Hữu Phương vẫn ung dung, vẫn ngày càng giàu thêm, và được nhận các phần thưởng như sau: Huyện Danh dự (25 tháng 7 năm 1868), Huy chương vàng (31 tháng 12 năm 1868), Phủ Danh Dự (4 tháng 8 năm 1869), Đốc phủ sứ Danh dự (4 tháng 8 năm 1868), Đệ tam đẳng bội tinh (1 tháng 1 năm 1891), Tổng đốc Danh dự (8 tháng 10 năm 1897). Ngoài ra, ông còn nhận được những ưu đãi khác, như: Năm 1878, ông được qua Pháp dự hội chợ quốc tế. Năm 1881, ông được gia nhập quốc tịch Pháp, và liên tiếp qua Pháp vào các năm 1884, 1889, 1894.
Trong tài liệu của Pháp mang ký hiệu SL. 312 ở Cục lưu trữ Nhà nước II, có đoạn khen ngợi Đỗ Hữu Phương như sau (dịch):

"...Phương tích cực phục vụ cho sự nghiệp của nước Pháp, không chỉ với khả năng quân sự mà còn với sự hiểu biết tường tận về xứ này, đặc biệt là Chợ Lớn; và cả với sự khôn khéo, Phương đã nhiều lần thuyết phục dụ hàng những đồng bào của ông ta. Cùng với Đốc phủ Ca, Tổng Phước, Lãnh binh Tấn, Tổng đốc Lộc...ông ta là một trong những người giúp việc quý nhất cho các sĩ quan Pháp trong việc bình định xứ này và tổ chức các hạt...
Ông ta cố gắng tránh đổ máu trong lúc dập tắt nhiều cuộc nổi loạn gần đây. Ông ta đã xin chính phủ Pháp ân xá cho một số đông những đồng bào của ông đã cầm vũ khí chống lại chúng ta...(Nhưng) đối với những tên xúi giục nổi loạn, ông ta tỏ ra không thương xót: một trong những bạn hồi thơ ấu của ông là Thủ khoa Huân...Huân lạm dụng lòng tin của Phương, núp dưới danh nghĩa của Phương mà chiêu tập bè đảng. Phương xin được hành quân cùng và đã góp phần tích cực vào việc nã bắt tên phiến loạn này..."
Còn học giả Vương Hồng Sển thì có lời bình như sau:

"Tiếng rằng "hiền", là hiền hơn ông kia (chỉ Lãnh Binh Tấn), chớ xét ra một đời mâu thuẫn: lấy một tỷ dụ là đối với Thủ Khoa Huân. Che chở cũng y (ám chỉ Đỗ Hữu Phương), đem về nhà đảm bảo và cấp dưỡng cũng y, mà rồi bắt nạp cho Tây hành hình, cũng y nốt".
Hoàng Cao Khải (1850–1933), là nhà văn, nhà sử học và là đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái trong lịch sử Việt Nam.
Nguyên danh của ông là Hoàng Văn Khải, tự Đông Minh, hiệu Thái Xuyên, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Đỗ cử nhân ân khoa 1868 (cùng khóa thi với anh ông Phan Đình Phùng tên là Phan Đình Thuật, Phan Đình Phùng năm 1876 mới đậu ở Trường Thi, Nghệ An) năm Tự Đức thứ 21 (1868), cùng được bổ làm huấn đạo huyện Thọ Xương, sau làm giáo thụ ở phủ Hoài Đức (Hà Tây). Trước khi Pháp chiếm Bắc Kỳ, ông lần lượt giữ các chức vụ Tri huyện Thọ Xương rồi thăng quyền Án sát Lạng Sơn, quyền Tuần phủ Hưng Yên.
Năm 1884, Pháp chiếm Bắc Kỳ, trong khi các phòng trào chống Pháp nổi dậy thì ông lại hợp tác với Pháp để đàn áp các phong trào nghĩa quân chống Pháp. Tháng 1 năm 1887, quyền Tuần phủ Hưng Yên, Hoàng Cao Khải được vua Đồng Khánh cho thực thụ Tuần phủ, gia hàm Thự lý Tổng đốc, nhưng vẫn lãnh Tuần phủ kiêm Tiễu phủ sứ ba tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, đặc biệt tham gia đàn áp khốc liệt cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Năm 1888, ông được thăng làm Tổng đốc Hải Dương, rồi làm Khâm sai Kinh lược Bắc Kỳ, tước Duyên Mậu quận công (1890), đây là biệt lệ vì quan lại triều Nguyễn chỉ được phong quận công khi đã mất, ban cho thực ấp Thái Hà. Năm 1894, theo lệnh của toàn quyền De Lanessan, ông viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng, nhưng bị cự tuyệt.
Năm 1897, Nha Kinh lược Bắc Kỳ bị bãi bỏ, Hoàng Cao Khải được điều về Huế lãnh chức Thượng thư Bộ Binh và làm phụ chính đại thần cho vua Thành Thái, hàm Thái tử Thái phó, Văn minh điện Đại học sĩ. Như vậy, Hoàng Cao Khải là viên Kinh lược sứ Bắc Kỳ cuối cùng của triều Nguyễn.

Kinh lược sứ Bắc Kỳ, Hoàng Cao Khải. 
                                     Hoàng Cao Khải
 
Năm 1904 khi tỉnh Cầu Đơ được đổi tên là Hà Đông, ông làm Tổng đốc tỉnh Hà Đông, giúp Thống sứ Bắc Kỳ soạn Nghị định về tổ chức bộ máy quản lý cấp xã ở Bắc Kỳ. Về sau con trai ông là Hoàng Trọng Phu kế nhiệm ông làm Tổng đốc Hà Đông đến năm 1937.
Ông về hưu tại Ấp Thái Hà, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông nay thuộc phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội và mất tại đây.
Hầu hết các sĩ phu đương thời đều coi khinh Hoàng Cao Khải dù Hoàng có tài văn học. Thái độ đó bắt nguồn từ tác phong kẻ sĩ Nho học, vốn bất hợp tác với người Pháp. Hoàng thì ngược lại, cộng tác rất đắc lực với người Pháp. Các con là Hoàng Mạnh Trí, Hoàng Trọng Phu đều làm tổng đốc, Hoàng Gia Mô làm Tri huyện, phục vụ cho người Pháp.
Sĩ phu Hưng Yên có đôi câu đối, chửi khéo Hoàng Cao Khải:

"Ông ra Bắc là may, Quan Kinh lược, tước Quận Công, bốn bể không nhà mà nhất nhỉ".
"Cụ về Tây cũng tiếc, trong triều đình, ngoài bảo hộ một lòng với nước có hai đâu ?"
"Bốn bể không nhà" là ý nói mất gốc; "ông về Tây cũng tiếc": chính nghĩa nói là đi về cõi Tây Trúc, Tây Thiên, âu cũng thiệt thòi nhưng thực ra là nói người Tây tiếc vì mất đi tay sai đắc lực. Còn như "một lòng với nước có hai đâu" chính là một mình ông trung với nước, không có người thứ hai nhưng thực là mỉa có hai nước (nước Nam, nước Tây), ông trung với nước nào ? (Dẫn theo Vũ Ngọc Khánh, "Người có vấn đề trong sử nước ta", Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2008)

(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét