Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

VIỆT NAM HIỀN HÒA 39 (Bình Đại - Bến Tre)

(ĐC sưu tầm trên NET)


Du ngoạn đất biển Bình Đại, Bến Tre

Du ngoạn đất biển Bình Đại, Bến Tre

15 / 05/ 2013, 10:05:11
Về với đất biển Bình Đại du khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ của đất xứ dừa mà còn được hòa mình vào các lễ hội truyền thống của Bến Tre.

Bình Đại là một trong ba huyện biển của Bến Tre, nằm trên cù lao An Hoá và ở vị trí bốn bên là sông, biển bao bọc. Bình Đại có nhiều lợi thế về giao thông thủy cả giao thông bộ. Từ thành phố Bến Tre đi bằng ô tô đến trung tâm huyện Bình Đại khoảng 51 km.

Du ngoạn đất biển Bình Đại, Bến Tre
Vì là huyện vùng biển, người dân Bình Đại sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản. Gắn liền với nghề này ở Bình Đại có nghề đóng ghe nổi tiếng của cánh thợ vùng Thới Thuận.

Hay một nghề không thể không kể đến và có truyền thống lâu đời, có những nét độc đáo riêng như: nghề đánh cá mòi, câu kiều, lưới sỉ, lưới cào. Một nghề có tính chất riêng biệt của vùng biển Bình Đại nữa là nghề đáy sông cầu, nghề này ở Bình Đại có rất sớm và phát triển mạnh, rồi lan sang cửa biển ở Ba Tri và Trà Vinh. Đáy sông cầu được cắm thành hàng ngang giữa dòng nước chảy xiết nhưng không có những hàng rào chắn ngược dòng như đáy rạo.

Ngoài nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản, người dân Bình Đại còn nghề làm vườn, làm ruộng, làm muối, chế biến những sản phẩm của biển, nghề trồng giồng. Bí đỏ Giồng Giếng (Thạnh Phước), mãng cầu Thới Thuận là những đặc sản có tiếng trong vùng…. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là đặc sản “dưa hấu Cửa Đại”, từng được bằng khen trong các hội chợ.

 Du ngoạn đất biển Bình Đại, Bến Tre
Về du lịch, Bình Đại chưa có nhiều điểm đến, nhưng trên đường đến biển Thừa Đức, du khách ghé thăm di tích lịch sử cấp tỉnh Đình Tân Hưng và đền thờ Huỳnh Tấn Phát, tọa lạc tại xã Châu Hưng.

Đình được xây dựng trên mảnh đất rộng 2.100m2 gồm 03 ngôi nhà ba gian, hai chái liền nhau theo kiểu “sắp đọi”, mái lợp ngói âm dương. Ngôi đình chính gồm: gian đầu là nhà võ ca, gian giữa là nơi chức sắc trong làng hội họp, gian thứ 3 thờ thần.

Tất cả vì kèo, xuyên, trính, bao lam, thành vọng, hoành phi, câu đối, long trụ, khánh thờ đều được làm bằng các loại gỗ quý và được chạm khắc hoa văn phong phú như chim, hoa lan, hoa cúc, trúc, lưỡng long tranh châu, kỳ lân,… đều được sơn son thếp vàng.

Vùng đất huyện Bình Đại còn có công trình cống đập Ba Lai tại xã Thạnh Trị và một phần của xã Bình Thới. Cống đập Ba Lai là một hạng mục trong hệ thống thuỷ lợi, có các công trình lớn đồng bộ, khép kín các công trình đê - cống ven sông Cửa Đại, sông Hàm Luông.

 Du ngoạn đất biển Bình Đại, Bến Tre
Công trình với mục đích tưới tiêu, giữ ngọt, ngăn mặn cho khoảng 90.000ha đất nông nghiệp, hệ thống này sẽ phân rõ vùng mặn, vùng ngọt và sẽ thuận lợi bố trí sản xuất ở vùng mặn (nuôi thuỷ sản), vùng ngọt sẽ đưa sản xuất lúa từ 2 vụ lên 3 vụ, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế vườn. Cũng tại địa điểm này có thể tham quan trại nuôi cá sấu, heo rừng và mô hình nuôi cá lóc bông ven sông Ba Lai.

Lễ hội nghinh Ông là lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bình Đại - Bến Tre. Trong ngày hội tất cả tàu thuyền đánh cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống.

Lễ hội Nghinh Ông lớn nhất hàng năm tổ chức ở lăng Ông xã Bình Thắng huyện Bình Đại được tổ chức vào ngày 16/6 âm lịch. Lễ gồm ba phần: túc yết, nghinh ông, tế tiền hiền và hậu hiền, lễ chánh tế và xây chầu đại bội.

Vào lễ, các thuyền đánh cá đều chăng đèn, kết hoa rực rỡ. Ở đầu mũi thuyền, chủ nhân bày mâm cúng gồm trái cây, xôi thịt, thường là cặp vịt luộc, chiếc đầu heo cùng với hương hoa Lễ hội nghinh ông ở xã Bình Thắng tuy ra đời muộn màng hơn so với các địa phương khác trong tỉnh, nhưng lễ hội không chỉ thể hiện đầy đủ tính vốn có của lễ hội dân gian, mà còn phản ánh sinh động cả nội dung và hình thức của nghề hạ bạc trong hệ thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

 Du ngoạn đất biển Bình Đại, Bến Tre
Nhưng có lẽ đến Bình Đại, khám phá bãi biển phù sa Thừa Đức là thích thú nhất. Bởi bãi biển nơi đây còn hoang sơ, với bãi cát mịn trải dài ra biển, cặp theo bãi biển là những hàng dương xanh, tạo ra phong cảnh khá đẹp, cùng với không khí thoải mái, thoáng mát.

Dọc theo bãi biển là các dãy nhà lá được cất nối dài, người ta mắc những chiếc võng để du khách nằm nghỉ ngơi đong đưa, thư giãn, hít thở gió biển, lắng nghe tiếng sóng biển rì rào hòa vào cùng tiếng vi vu của những rặng phi lao, tạo nên một thanh âm đặc sắc, bay bổng, nhẹ nhàng, thoải mái vô cùng.

Tại bãi biển phù sa Thừa Đức, sau khi tắm biển phù sa, du khách có thể thỏa thích chọn lựa thưởng thức các món đặc sản biển như: Cá, mực, tôm, cua, nghêu, sò... và độc đáo nhất là món bánh xèo xứ biển. Chiếc bánh xèo ở đây được chiên lớn, giòn, mùi thơm béo ngậy.

Ngồi bên mâm bánh xèo phong phú các loại rau ăn kèm, với nước chấm tỏi ớt chua, ngọt có pha những sợi rối trắng, đỏ được chế biến từ củ cải trắng, đỏ hấp dẫn vô cùng. Hay mùi thơm tỏa ra từ những chiếc bánh xèo đang chiên, chưa ăn mà cảm thấy ngon hết sẩy. Những năm gần đây, bánh xèo tại bãi biển Thừa Đức gần như đã trở thành “thương hiệu” và hầu như ai đến nơi đây ít, nhiều cũng một lần thưởng thức món bánh xèo xứ biển.

Thưởng thức xong món bánh xèo hay các món đặc sản biển, du khách có thể tiếp tục ngã lưng trên những cánh võng được mắc trong các dãy nhà nối dài. Hay du khách tự mắc võng dưới hàng dương xanh mát, để tận hưởng không khí trong lành của biển phù sa trên đất xứ dừa.

Tuy là bãi biển phù sa, nhưng nơi dây vào các dịp lễ hàng ngàn du khách từ các nơi đổ về để vui chơi, tắm biển đông nghẹt. Bãi biển đã được xây dựng bờ kè bê tông, tương lai nơi đây sẽ tạo ra không gian sinh thái xứ biển lý tưởng, thích hợp nghỉ ngơi, an dưỡng, nhất là cho người cao tuổi.

Du ngoạn đất biển Bình Đại, Bến Tre

Đường đến Bình Đại hai bên đường du khách ngắm nhìn cảnh thiên nhiên, sẽ mãn nhãn với những cánh đồng lúa xanh mơn mởn hay chín vàng, xen lẫn với những hàng dừa xanh thẳng lối và những liếp, những mô dừa xanh đang vươn mình bên đồng ruộng lúa.

Du khách sẽ bắt gặp mô hình nuôi tôm công nghiệp tại các xã ven hai bên đường…. Ngoài các sản phẩm về biển thông thường như: cá, tôm, cua, mực, nghêu…; vùng này còn có rừng ngập mặn, có nhiều cây chà là mọc, nên cũng có lắm đuông chà là.

Đây là sản vật thiên nhiên rất độc đáo, người dân nơi đây đã khai thác, chế biến làm nhiều món nhâm nhi trong các quán. Hay ở đây, còn có đặc sản con rươi dùng để làm nước nắm rất đặc biệt.
 
Bình Đại chưa có nhiều điểm đến du lịch, nhưng trung tâm thị trấn Bình Đại lại có nhiều cơ sở lưu trú đầy đủ tiện nghi hơn so với các huyện khác của tỉnh Bến Tre.

Có thể nói cơ sở lưu trú ở đây không thua gì các khách sạn tại thành phố Bến Tre. Vì thế, du khách có thể chọn nghỉ qua đêm tại vùng đất biển yên ả này, thưởng thức đặc sản biển thỏa thích, cũng như mua sắm quà lưu niệm nhân chuyến hành trình khám phá đất biển trên ba dãy cù lao xứ dừa Bến Tre.

Theo sovhttdl
dulichvietnam.com.vn 

Xem tiếp...

BÀI VIẾT HAY 52

(ĐC chép từ http://vnexpress.net)

Thứ hai, 31/3/2014 | 08:11 GMT+7

Cuộc đời truyền kỳ của Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa

Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa XII, được tôn sùng là hiện thân của Đức Phật Quan Âm, đã chứng tỏ năng lực tâm linh siêu việt ngay từ thủa nhỏ và khởi xướng nhiều công trình nhân đạo được quốc tế công nhận.
phap-vuong-2-1381-1396064624.jpg
Đức Pháp vương sinh năm 1963, trong một gia đình có địa vị tôn quý ở Tây Tạng. Cha ngài là Đức Zhichen Bairo Rinpoche, đạo sư của tự viện Zhichen miền đông Tây Tạng. Mẹ ngài là bà Konchok Paldon, xuất thân từ một dòng dõi cao quý ở miền nam khu vực.
Ngài đản sinh tại thánh địa hồ Liên Hoa, miền bắc Ấn Độ, khi cha mẹ ngài đang trên đường hành hương. Theo tự truyện của Đức Pháp vương, ngày hôm đó đúng dịp các đạo sư tập hợp nơi hồ Liên Hoa, tổ chức đại pháp hội Tse Chu. Ảnh: drukpa.org
phap-vuong-3-1363-1396064624.jpg
Ngay từ thủa nhỏ, ngài đã chứng tỏ năng lực tâm linh siêu việt, trước khi biết đọc, biết viết, đã phân biệt được các bản kinh sách. Năm 1966, các bậc thị giả và tùy tùng của đời trước đến Dalhousie, miền bắc Ấn Độ, nơi gia đình Ngài sinh sống, để tìm hóa thân mới của Pháp vương Gyalwang Drukpa. Hai ngày trước khi gặp đoàn thị giả, Ngài đã nói với cha mình rằng: "Có một người đàn ông với bộ râu trắng sẽ đến tìm con".
Sau khi tìm được hóa thân, các thị giả cử hành đại lễ tịnh hóa thân nghiệp và cúng dường Pháp y cho Ngài tại tự viện Khampa Gar ở Dalhousie. Không lâu sau tại Dharamsala, Đức Dalai Lama ban cho Ngài Pháp danh Tenzin Jigdrel Lodoe, tức Đấng Pháp Vương Vô Úy. Ảnh: drukpa.org
phap-vuong-6-9847-1396064624.jpg
Đầu năm 1967, nghi lễ đăng quang Pháp Vương dòng truyền thừa của Ngài đã diễn ra tại tự viện Darjeeling ở tây Bengal. Sau đó, Ngài được học đọc, học viết, học tất cả kinh văn, nghi thức hành lễ và các nghi quỹ. Dần dần, Ngài thụ nhận toàn bộ các quán đỉnh của dòng truyền thừa Drukpa, các bài pháp giảng nghĩa lý giải thoát, kinh điển truyền thừa.
Mặc dù đứng đầu Truyền thừa Drukpa, Đức Pháp vương vẫn rất tôn kính trước đạo sư thuộc các dòng phái khác và nghiên cứu tham học nhiều giáo pháp thuộc tân phái, cổ phái. Trong ảnh là Đức Pháp vương thời trẻ (trái) và các đạo sư thuộc dòng phái khác. Ảnh: drukpa.org
phap-vuong-10-live-to-love-2399-13960646
Trong hơn 30 năm truyền giảng Phật pháp trên toàn thế giới, Đức Pháp vương đã khởi xướng nhiều dự án nhân đạo, đúng với tôn chỉ phụng sự nhân loại và vũ trụ của Truyền thừa Drukpa. Một trong những dự án tiêu biểu nhất là Tổ chức từ thiện quốc tế Live to Love (Sống để Yêu thương) nhằm thúc đẩy 5 nhóm việc thiện nguyện: bảo vệ môi trường, cứu trợ, giáo dục, dịch vụ y tế và bảo tồn di sản.
Những thành quả mà dự án trên đem lại đã được quốc tế công nhận. Năm 2010, Đức Pháp vương được Liên Hợp Quốc trao tặng giải thưởng "Vì Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ" (MDG), nhằm tri ân những nỗ lực và thiện hạnh vì lợi ích chúng sinh của Ngài trên toàn cầu. Ảnh: Drukpa VN
phap-vuong-11-white-lotus-9706-139606462
Một trong các dự án khác của Ngài là ngôi trường học mang tên Druk White Lotus (Bạch Liên Hoa) ở Ladakh, Ấn Độ. Công trình đã đạt được rất nhiều giải thưởng quốc tế về thiết kế bền vững, trong đó có 3 Giải Thưởng Kiến Trúc Thế Giới (năm 2002) và Giải Thưởng Thiết Kế Xuất Sắc của Hội Đồng Anh về Môi trường Học đường (năm 2009). Trong sự nhìn nhận của công chúng, ngài đề cao truyền thống trong khi có những mục tiêu và cách tiếp cận hiện đại, vì thế thu hút quảng đại quần chúng khiến nhiều người ngưỡng mộ và tu tập theo. Ảnh: gre.ac.uk
kungfumain-1798-1396064624.jpg
Là người ủng hộ mạnh mẽ cho quyền bình đẳng của nữ giới, Đức Pháp Vương đã thành lập Tự viện Druk Gawa Khilwa ở ngoại ô Kathmandu, Nepal và ở Ladakh, Ấn Độ. Tại đây, phụ nữ được hướng dẫn tu tập tâm linh và được dạy những pháp môn mà trước đây chỉ dành riêng cho nam giới. Tự viện này còn nổi tiếng với bài tập đồng diễn Kungfu mỗi ngày. Ảnh: drukpa-nuns.org
c-Phap-Vuong-trong-m-t-ch-3718-139606462
Đức Pháp vương còn phát động chuyến hành hương Pad Yatra (bộ hành tâm linh), thu hút hàng trăm  người tham gia mỗi năm. Đây là chuyến đi bộ vì môi trường. Thành viên trong đoàn sẽ thu gom rác thải nhựa trên đường đi để kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường.
"Theo suy nghĩ ban đầu của tôi, hoạt động này sẽ không được tổ chức một năm một lần, nhưng thực tế lại là ngược lại. Chúng ta thực sự cảm thấy thích thú và đam mê bộ hành tâm linh", Ngài chia sẻ sau chuyến bộ hành năm 2010. Trong ảnh là Đức Pháp vương trong một chuyến bộ hành nhặt rác trên dãy Himalaya. Ảnh: Drukpa VN
c-Phap-Vuong-va-ngu-i-dan-4415-139606462
Năm 2010, các thành viên và  tình nguyện viên của Truyền thừa Drukpa đã phá Kỷ lục Guinness Thế giới về trồng cây tại Himalaya trong thời gian ngắn nhất, với 50.033 cây xanh được trồng trong vòng 33 phút.
"Ngày nay, chúng ta chỉ chú ý đến sự khác biệt giữa con người với nhau, và làm thế nào để người khác công nhận mình. Chính bởi những mâu thuẫn nhỏ nhất có thể gây ra chiến tranh quy mô lớn, lãng phí sinh mạng vô ích. Vì vậy, chúng ta nên đoàn kết với nhau, làm những điều có ích vì một mục đích chung", Đức Pháp vương tâm sự sau lễ nhận Kỷ lục Guinness. Ảnh: Drukpa VN
c-Phap-Vuong-du-c-vinh-da-7716-139606462
Năm 2013, Liên Hợp Quốc tiếp tục vinh danh Đức Pháp vương là “Người bảo hộ của vùng Himalaya” và trao tặng giải thưởng “South - South Awards” cho những nỗ lực nhân đạo và đóng góp bảo tồn môi trường thế giới của Ngài. Ảnh: Drukpa VN 
c-Phap-Vuong-va-hai-Nhi-p-2237-139606462
Truyền thừa Drukpa khởi nguồn từ Ấn Độ cách đây gần một nghìn năm, có ảnh hưởng rộng khắp các quốc gia và lãnh thổ trên dãy Himalaya như Ladakh, Nam Ấn, Tây Bengal, Nepal, Bhutan... Ngày nay, các trung tâm tu học của Truyền thừa Drukpa tiếp tục được phát triển tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ La tinh và nhiều nhóm thực hành tại Bắc Mỹ.
Trong ảnh là Đức Pháp vương cùng hai Nhiếp chính vương Thuksey Rinpoche (trái) và Khamtrul Rinpoche. Ảnh: Drukpa VN 
vn39-5864-1396069316.jpg
Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa XII đã 5 lần thăm Việt Nam để cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu vong hồn, đóng góp trí tuệ và hướng đạo trong việc xây dựng di sản kiến trúc văn hóa Phật giáo cho nhân dân Việt Nam.
Chuyến thăm sắp tới của Ngài dự kiến diễn ra từ ngày 5 đến 21/4. Trong ảnh là Đức Pháp vương và Nhiếp chính vương Khamtrul Rinpoche trong chuyến thăm Việt Nam năm 2007. Ảnh: Drukpa VN 
Đức Dương
Xem tiếp...

THÀNH TỰU VÀ TỘI LỖI 1 - (Giới hạn của nhiệm màu)

(ĐC sưu tầm trên NET)


Richard Dawkins

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Richard Dawkins

Dawkins năm 2010 tại Cooper Union, Thành phố New York
Sinh Clinton Richard Dawkins
26 tháng 3, 1941 (73 tuổi)
Nairobi, Kenya
Nơi cư trú Oxford, Anh
Quốc tịch Anh
Học trường Balliol College, Oxford
Học vị MA, DPhil (Oxon)
Nổi tiếng vì Quan điểm gen là trung tâm tiến hóa, khái niệm meme, ủng hộ chủ nghĩa vô thầnchủ nghĩa duy lý
Ảnh hưởng bởi Charles Darwin, Ronald Fisher, George C. Williams, W. D. Hamilton, Daniel Dennett, Nikolaas Tinbergen
Giải thưởng Zoological Society Huy chương bạc (1989)
Giải Faraday (1990)
Giải Kistler (2001)
Tác phẩm The Selfish Gene (1976)
The Extended Phenotype (1982)
The Blind Watchmaker (1986)
Vợ/chồng Marian Stamp Dawkins (kết hôn 1967-1984)
Eve Barham (kết hôn 1984-?)
Lalla Ward (kết hôn 1992-nay)
Con cái Juliet Emma Dawkins (sinh 1984)
Website
The Richard Dawkins Foundation
Clinton Richard Dawkins (sinh 26 tháng 3, 1941) là một nhà phong tục học và sinh học tiến hóa người Anh. Ông là nghiên cứu sinh danh dự của trường New College, Oxford, và là giáo sư ngành Nhận thức chung về khoa học tại đại học Oxford từ năm 1995 sẽ đến năm 2008.
Ông trở nên nổi tiếng với cuốn sách năm 1976 The Selfish Gene (Gen ích kỷ), trong đó phổ biến quan điểm tiến hóa với gen là trung tâm tiến hóa và giới thiệu thuật ngữ meme. Năm 1982, ông đã đưa vào ngành sinh học tiến hóa một khái niệm mang tầm ảnh hưởng được giới thiệu trong cuốn sách The Extended Phenotype (Kiểu hình mở rộng), với nội dung rằng hiệu ứng kiểu hình gen không nhất thiết giới hạn trên một vật thể sống, mà có thể mở rộng sang môi trường, bao gồm những vật thể sống khác nhau.
Dawkins là người vô thần và là người theo chủ nghĩa nhân văn, là phó chủ tịch của Hiệp hội Nhân văn Anh và là người ủng hộ phong trào Brights. Ông còn được biết đến với những tranh cãi về sáng tạo luậnthiết kế thông minh. Trong cuốn sách năm 1986 The Blind Watchmaker (Thợ đồng hồ mù), ông lý luận chống lại những tranh cãi về sự tồn tại của Chúa dựa trên sự phức tạp của những cơ thể sống. Ông đã khám phá ra phương cách thiên nhiên tạo ra dáng vẻ của sự thiết kế - ngay cả những thiết kế chi li và phức tạp — mà không cần đến sự can thiệp của đấng tạo hóa. Ông mô tả quá trình tiến hóa tương tự như một thợ đồng hồ mù. Từ đó ông viết một số sách khoa học phổ biến, thường xuyên xuất hiện trên chương trình truyền hình và đài phát thanh, chủ yếu là thảo luận về các chủ đề này. Ông đã được đề cập trong các phương tiện truyền thông với biệt hiệu "Con chó Rottweiler của Darwin", tên gọi này có liên quan đến nhà sinh vật học người Anh Thomas Henry Huxley, người được biết đến với biệt hiệu "Con chó Bull của Darwin" vì sự ủng hộ tích cực các thuyết tiến hóa của Charles Darwin. Trong cuốn sách The God Delusion (Ảo tưởng về Thượng đế) phát hành năm 2006, Dawkins tranh luận rằng một nhà sáng tạo siêu nhiên gần như chắc chắn không tồn tại và niềm tin tôn giáo là một ảo tưởng—một niềm tin sai lầm được chỉnh sửa. Vào tháng 1, 2010, phiên bản tiếng Anh đã được bán trên hai triệu bản và được dịch sang 31 ngôn ngữ, trở thành cuốn sách phổ biến nhất của ông đến nay.

Tiểu sử

Dawkins sinh ở Nairobi, Kenya. Cha của ông, Clinton John Dawkins (1915–2010), là một công chức nông nghiệp phục vụ trong cơ quan chính quyền thuộc địa Anh, ở Nyasaland (nay là Malawi). Dawkins có một cô em gái. Cha của ông được huy động vào King's African Rifles trong thế chiến II trở về Anh năm 1949, lúc Dawkins 8 tuổi. Cha ông thừa kế Over Norton Park, và ông chuyển nó từ một bất động sản thôn quê thành một nông trang thương mại. Cả cha và mẹ ông đều ưa thích khoa học tự nhiên; họ trả lời các câu hỏi của Dawkin về các vấn đề khoa học.
Ông là người tích cực tham gia phản đối Chiến tranh Việt Nam.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 13:59, ngày 13 tháng 3 năm 2013.
Xem tiếp...

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Tâm sự vặt 5

(ĐC sưu tầm trên NET)



TƯỢNG ĐÁ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Ôi! Tượng đá,
Hàng ngàn năm đứng đó
Cao vời vợi hải đăng
Mắt hướng xa xăm ra Thái Bình Dương
Tỏ vẻ đợi chờ, đăm đăm không chớp
Huyền hoặc tỏa lan u uẩn
Cảm thán linh hồn?

Ôi! Linh hồn tượng đá
Sừng sững lặng thinh dưới trời nắng gió
Có hay,
Niềm thương nỗi nhớ đong đầy
Đang ngân lên lời tình ca thuở trước
Từ bến bờ kia, cội nguồn đất nước
Vang vọng về ru cô đảo Phục Sinh?

Trần Hạnh Thu


 
                                                                   













                                        
Xem tiếp...

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

MẶT NẠ RƠI RỒI KÌA !

                  
-Đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế hàng hóa là sự tồn tại thị trường (hiểu thô phác: "nơi" mua bán những thành quả lao động và sức lao động). Hình thức thể hiện "tầm thường" của thị trường chính là chợ búa.
-Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện nay là nền kinh tế hàng hóa đã đạt đến trình độ "siêu thực" về năng lực sản xuất, "tổ chảng" về qui mô, và thị trường của nó thì đã trở nên "siêu việt", sâu rộng toàn cầu.
-Kinh tế tư bản hình thành trên cơ sở kế thừa kinh tế phong kiến, ra đời từ sự đòi hỏi giải phóng năng lực sản xuất. Đó là quá trình đấu tranh máu lửa của tầng lớp tư sản đối với chế độ phong kiến nhằm đòi tự do-bình đẳng trong hoạt động kinh tế, nhưng muốn giành được thắng lợi triệt để, (đương nhiên) trước hết nó phải giành được địa vị thống trị xã hội trong đời sống chính trị (cách mạng tư sản nổ ra là vì thế)...
-Đó cũng chính là quá trình làm hình thành nên hệ tư tưởng tư sản về xã hội-nhân sinh, mà nền tảng xuất phát, đồng thời cũng đóng vai trò xương sống xuyên suốt của nó, là quan niệm tự do-bình đẳng mang tinh thần cá nhân (nhân quyền-chủ yếu là trong hoạt động kinh tế, "mưu cầu hạnh phúc"). Do đó, bản chất cốt lõi của kinh tế tư bản là cạnh tranh tự do ở qui mô lớn. Không còn cạnh tranh tự do ở qui mô lớn, tính "tư bản" (bành trướng, thao túng, lũng đoạn) của kinh tế hàng hóa cũng...không còn!
-Cạnh tranh tự do ở qui mô lớn là nguyên nhân sâu xa làm xảy ra khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ gây ra những bất ổn, tổn thất nhiều khi rất nặng nề cho kinh tế tư bản nói riêng và đời sống toàn xã hội nói chung. Nhưng, có thể thấy, dù các nhà kinh tế tư sản đã "nghĩ ra trăm phương ngàn kế" nhằm khắc phục khủng hoảng, đảm bảo sự tăng trưởng "trơn tru, lành mạnh" cho kinh tế tư bản, thì cũng chỉ có thể "trì hoãn", làm giảm nhịp điệu, cường độ của các cuộc khủng hoảng chứ không thể triệt tiêu chúng (vì lẽ đơn giản là chỉ "được phép"khống chế, kìm hãm đến mức độ nào đó sự cạnh tranh tự do chứ "không được phép khước từ"nó!).
-Làm gì có thứ tự do tùy ý tuyệt đối trong Vũ Trụ! Khẳng định (tuyệt đúng) đó chỉ ra, ngay bản thân thuật ngữ "cạnh tranh tự do" đã hàm chứa mâu thuẫn logic nội tại không thể khắc phục được của nó. Trong nền kinh tế tư bản, muốn làm giàu và giàu hơn nữa thì phải cạnh tranh, muốn cạnh tranh cho "được" thì phải chú tâm tới "tuân thủ"để "vượt thoát", và như thế đâu phải "tự do"(?), còn nếu "thích" được "tự tung tự tác"  thì phải "nắm trong tay" quyền lực, tức là rốt cuộc thì trước hết cũng phải "giành thắng lợi" trong cạnh tranh, cố "đoạt chiếm" vị thế "áp đảo, độc quyền thao túng" cái đã, sau đó họa may mới có thể...nói đến chuyện "tự do tùy ý" (mà cũng chỉ tương đối thôi chứ không thể tuyệt đối!)...
-Trong thực tiễn lịch sử, tầng lớp tư sản đã từng tập hợp lực lượng bằng cách dương cao ngọn cờ tự do-bình đẳng, nhằm chủ đích trên hết và trực tiếp là vì quyền được cạnh tranh tự do, chứ không phải vì quyền lợi của đại chúng cần lao. Có điều là (lạ lùng thay!!!), quá trình cạnh tranh tự do, ngay từ đầu đã như một "sự phản bội ngọt ngào vô ý thức", chà đạp thô bạo và ngày càng thô bạo lên chính ngay ngọn cờ tư tưởng tự do-bình đẳng, "kẻ"(coi như) đã khai sinh ra nó, và tưởng chừng như vô cùng cao đẹp mà loài người có được, nghĩa là tưởng như cạnh tranh tự do là sự thể hiện ý chí xóa bỏ bất công của ngọn cờ đó, nhưng thực ra lại mặc định dung túng và còn "chực chờ cơ hội" làm tăng bất công xã hội, cả về chất và lượng (mà nếu không xuất hiện cuộc đi đòi tự do-bình đẳng mang tinh thần xã hội (dân quyền-dân chủ) của cách mạng vô sản cùng với sự dấy lên phong trào giải phóng dân tộc "cản lại" thì không biết ngày giờ này thế giới "tàn phai"ra sao nữa!).
-Đúng là cạnh tranh tự do (xét một cách thuần túy) đã có tác dụng như một xúc tác mạnh mẽ làm cho trình độ văn minh loài người "nhảy vọt" lên tầm cao mới và "kéo theo", dù rất hạn hẹp về không gian và thời gian ("lác đác" nơi đó nơi kia, lúc này lúc nọ), có cải thiện ít nhiều về mức sống (mức thu nhập so với chuẩn mực giàu-nghèo trong cùng một không-thời gian, chứ không phải trình độ sống!) cho con người, và chỉ có thế, chứ nói chung, không có tác dụng trực tiếp làm bớt đi những khốn khổ đau thương mà thậm chí nhiều khi còn làm tăng thêm nhiều khốn khổ đau thương hơn nữa trong cuộc sống loài người...
-Lịch sử cũng cho thấy, cạnh tranh tự do còn có tác dụng làm gay gắt hơn lòng tham-sân-si của con người, vốn đã ở trạng thái kích thích cao (được "hun đúc" nên và thành như một định tính nổi trội, từ tiến trình vận động xã hội và văn minh trong các thời đại trước). Tác động tổng hợp có từ sự liên kết "tiền hô hậu ủng lẫn nhau" của hai thứ đó chính là giềng mối của mọi hiện tượng làm biến động, chao đảo thế giới, gắn liền với "tên tuổi" kinh tế tư bản, như "phong trào" xâm chiếm lãnh thổ làm thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột người bản xứ (chủ nghĩa thực dân), nạn tranh giành thuộc địa, chiếm đoạt thị trường bằng bạo lực (chiến tranh đế quốc), nạn tàn phá không thương tiếc môi trường sinh thái (chủ nghĩa thực dụng),...
-Chung qui lại, cạnh tranh tự do làm tăng trưởng năng lực và qui mô sản xuất hàng hóa, qua đó mà tất yếu dẫn đến đòi hỏi phải mở rộng thị trường, và đến lượt thị trường, tùy thuộc vào mức độ hoạt động của nó, tác động trở lại sản xuất hàng hóa theo hướng tích cực hay tiêu cực, mạnh hay yếu, tạo nên tác động tổng hợp có lợi hay có hại đến toàn bộ nền kinh tế cũng như đời sống xã hội nhân sinh. Do đó, có thể nói, bảo toàn và phát triển thị trường là nỗ lực ưu tiên hàng đầu, mang tính sống còn của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nói chung cũng như của hệ thống kinh tế tư bản Phương Tây hiện nay nói riêng. Đó chính là nguyên nhân sâu xa và chủ yếu của quá trình toàn cầu hóa kinh tế.
-Ngày nay, hệ thống kinh tế tư bản Phương Tây (Liên hiệp Châu Âu (EU) và đứng đầu là Mỹ) cùng với chủ nghĩa "hẹp hòi" của nó vẫn còn ở vị thế thống trị kinh tế thế giới (và đang cố gắng duy trì, củng cố vị thế ấy!). Hệ thống đó, dù đã có những điều chỉnh, biến thái nhất định (theo hướng ứng xử "mềm" hơn, nhân văn hơn) cho phù hợp với tình hình thế giới đã có những biến đổi lớn lao từ sau chiến tranh thế giới II, dù vẫn dương cao ngọn cờ tự do-bình đẳng-bác ái, thì bản chất tham tàn, thực dụng đến vô cảm, vụ lợi đến ích kỷ vẫn luôn "tiềm tàng"...còn đó, "núp" trong  vỏ bọc "chủ nghĩa đế quốc mới", thứ cũng đã được "ngụy trang khéo léo" song cứ lồ lộ ra với những cuộc cấm vận, trừng phạt, lấn chiếm bằng cả kinh tế lẫn quân sự. (Cười chút: "anh" Trung Quốc, tiêu biểu cho hình thức kinh tế theo định hướng XHCN, bây giờ mà thực chất không phải là nước tư bản mới lạ đời!!!). 
-Nói thêm, chưa từng thấy hệ thống tư bản Phương Tây (chứ không phải nhân dân Phương Tây!) giúp "ai đó" thực lòng bác ái. Bất cứ "ai" đã từng bị trúng đòn tuyệt đỉnh võ công "Cây gậy và củ cà rốt" đều thấm thía điều đó! "Mê tín" vào "giáo điều" tự do-dân chủ-nhân quyền mà tư bản Phương Tây đang rao giảng thì thật bồng bột, ngớ ngẩn và thậm chí là "chết" như chơi! CNCS hoàn toàn có quyền "độp" lại:"Đừng nghe lời CNTB nói, hãy nhìn những điều CNTB làm!". Xin nhấn mạnh, một hệ thống trong hoạt động của nó gây ra điều tác tệ, nhiều khi không hẳn vì nó chủ tâm muốn làm điều tác tệ, hay những con người tạo nên hệ thống ấy, theo hệ thông ấy (đều) là vô đạo đức, trái lại rất nhiều người trong số họ là những tấm gương sáng ngời về đạo đức và cả chí tiến thủ, mà (hầu như) chỉ vì cái sự "chẳng đặng đừng, không thể cưỡng lại qui luật"! 
-Vậy thì "Chính phủ lâm thời Ucraina" ơi, "đi theo" tư bản Phương Tây, "cầu xin" lòng hảo tâm vô điều kiện của tư bản Phương Tây hòng kỳ vọng cứu đất nước mình khỏi khó khăn, hoạn nạn và vươn lên thịnh vượng, có lẽ là sự... lầm to rồi! Dù trong lịch sử, có thể đã từng có những "đụng độ ân oán" nào đó giữa hai dân tộc Nga-Ucraina, thì đó chỉ là chuyện nhỏ so với những gì Nga đã từng cho Ucraina, mà cũng thường tình và hơn nữa là đã thuộc quá khứ. Thời hiện đại, vì quyền lợi của hai dân tộc, hai đất nước, nói chung, Nga vẫn là người anh em láng giềng tốt bụng của nhân dân Ucraina, ngay cả những lúc chính quyền Ucraina tỏ ra như một "người em "chảnh chọe" đến bạc tình, bội nghĩa"...
-Nếu xét về mọi mặt, từ vị trí địa lý đến lịch sử sinh tồn, từ quyền lợi đất nước đến tình cảm dân tộc...,và nhất là về bản chất cũng như tính đạo đức giả (ẩn giấu) của chủ nghĩa tư bản Phương Tây thời hiện đại, thì sách lược tối ưu lúc này của cái "chính phủ lâm thời" ấy, nên chăng là sửa chữa sai lầm "tiếm quyền" của mình bằng cách quyết định "ở lại", nỗ lực suy tư tìm cách vận động tự thân phù hợp hơn trên nguyên tắc chung sống thực lòng với nước Nga, vì lợi ích lâu dài của hai đất nước? (Nhưng nếu đó là hướng đi tối ưu, thì cũng rất tiếc, không thể xảy ra ngay trong tình hình hiện tại được mà phải...chờ đợi! Vì điều giản dị này: sự điên rồ không bao giờ là biểu hiện của tỉnh táo và lòng dũng cảm, cho nên, mượn lời Allen Hassan, "không thể chuộc lỗi"!).
-Nguy cơ đất nước Ucraina phân rã bởi những toan tính và hành động mê cuồng của đám "chính phủ lâm thời" đang "tự sướng" trước viễn cảnh sắp được "hốt" danh lợi trong "mơn trớn" và "dụ khị" của tư bản Phương Tây, đã bắt đầu hiển hiện!...
ĐC

-------------------------------------------

+http://sachhiem.net:

Lịch Sử Hình Thành & Mở Rộng Lãnh Thổ Ucraina
Google Tiên Lãng
25-Mar-2014
 
Chúng tôi xin cảm ơn bác bạn đọc Koc Khơ Me tặng chúng ta tấm hình ghi nhận quá trình hình thành và mở rộng lãnh thổ Ucraina:
http://2.bp.blogspot.com/-k7DSHV4uctk/UxXrhEufwbI/AAAAAAAABKw/1X13nY-Ic4w/s1600/L%E1%BB%8Bch+s%E1%BB%AD+h%C3%ACnh+th%C3%A0nh+Ucr.jpg
Chú thích của chúng tôi
1- Màu Nâu   : Lãnh thổ Ucraina vào năm 1654
2- Màu Vàng    : Phần Lãnh thổ do các Sa hoàng Nga tặng trong các năm từ 1654 đến 1917
3- Màu Xanh nước biển    : Phần lãnh thổ mở rộng- Quà tặng của Lê Nin năm 1922
4- Màu Xanh lá cây   : Quà tặng của Stalin trong giai đoạn từ 1939 - 1945
5- Màu Tím   : Quà tặng của Khruseb năm 1954.

+Trích từ http://vnexpress.net :
Bài phát biểu lịch sử của Putin

putin-4113-1395242127.jpg
Tổng thống Putin phát biểu trước đông đảo giới chức Nga và Crimea. Ảnh: Kremlin
Chiều 18/3, Tổng thống Putin bắt đầu bài phát biểu trước các nghị sĩ của Hạ viện, các ủy viên Hội đồng Liên bang (Thượng viện) và giới chức của Crimea bằng cách nhắc đến cuộc trưng cầu dân ý vừa diễn ra ở nước cộng hòa tự trị này về việc sáp nhập lãnh thổ Nga. 
"Thưa quý vị, chúng ta có mặt ở đây hôm nay vì một vấn đề có ý nghĩa quan trọng mang tính lịch sử với tất cả chúng ta. Một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức ở Crimea hôm 16/3 với sự tuân thủ đầy đủ các quy trình dân chủ và tiêu chuẩn quốc tế. 
Hơn 82% số cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Hơn 96% trong số họ tuyên bố ủng hộ tái thống nhất với Nga. Bản thân những con số này đã nói lên tất cả. Để hiểu nguyên do đằng sau sự lựa chọn này thì phải hiểu lịch sử của Crimea.
Mọi thứ ở Crimea đều toát lên lịch sử và niềm kiêu hãnh chung của chúng ta. Đây là nơi có di tích Khersones cổ xưa, nơi Hoàng tử Vladimir được rửa tội. Tinh thần Chính thống giáo của ông đã vun đắp nền tảng cho văn hóa, văn minh và những giá trị nhân văn kết nối các dân tộc Nga, Ukraine và Belarus.
Những ngôi mộ của các binh sĩ Nga, những người đã dũng cảm đưa Crimea trở thành một phần của Đế quốc Nga cũng nằm ở Crimea. Đây cũng là nơi có Sevastopol, một thành phố huyền thoại với một lịch sử sáng chói, một pháo đài là nơi khai sinh Hạm đội Biển Đen của Nga. Crimea là Balaklava và Kerch, là Malakhov Kurgan và Sapun Ridge. Mỗi địa danh này đều rất thân thương trong trái tim chúng ta, tượng trưng cho sự vinh quang và bất khuất kiên cường của quân đội Nga", Putin nói đến Crimea như một vùng đất chứa đựng những điều "thiêng liêng" của Nga. 
"Crimea là một sự giao thoa độc đáo của nhiều nền văn hóa và truyền thống từ các dân tộc khác nhau. Đặc điểm này khiến nó tương đồng với Nga, nơi không một nhóm dân tộc đơn lẻ nào bị quên lãng trong nhiều thế kỷ qua. Người Nga và người Ukraine, người Tatars và những người thuộc các nhóm sắc tộc khác đã chung sống bên nhau ở Crimea, gìn giữ bản sắc, truyền thống, ngôn ngữ và tín ngưỡng của riêng họ.
Thật ngẫu nhiên khi tổng số dân cư trên bán đảo Crimea hiện này là 2,2 triệu người, trong đó gần 1,5 triệu người là người Nga, 350.000 người là người Ukraine và chủ yếu xem tiếng Nga như ngôn ngữ bản địa của mình, khoảng 290.000-300.000 là người Tatars mà như cuộc trưng cầu dân ý cho thấy, cũng nghiêng về phía Nga.
Sự thật là đã có thời điểm người Tatars bị đối xử bất công, như một số tộc người khác trong Liên bang Xô viết. Chỉ có một điều duy nhất mà tôi xin nói ở đây, đó là có hàng triệu người từ các sắc tộc khác nhau đã phải chịu đựng những cuộc đàn áp đó, và chủ yếu là người Nga.
Người Crimea đã quay lại quê hương của họ. Tôi tin chúng ta nên đưa ra những quyết định chính trị và pháp lý cần thiết để hoàn tất việc phục hồi danh dự của người Tatars, khôi phục quyền và rửa sạch thanh danh cho họ.
Chúng ta dành một sự tôn trọng lớn cho những người dân thuộc tất cả các dân tộc đang sống ở Crimea. Đây là mái nhà chung, là quê hương của chúng ta và sẽ thật đúng đắn, tôi biết người dân địa phương ủng hộ điều này, khi Crimea có ba ngôn ngữ quốc gia bình đẳng: tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatars", ông Putin nói. 
Ông khẳng định trong trái tim và tâm trí của mọi người, Crimea luôn luôn là một phần không thể tách rời của Nga. "Niềm tin vững chãi này dựa trên sự thật và công lý, đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua thời gian, dưới mọi hoàn cảnh, bất chấp tất cả những biến đổi mạnh mẽ mà đất nước chúng ta đã trải qua trong suốt cả thế kỷ 20", ông tuyên bố. 
putin2-6868-1395242127.jpg
Các đại biểu nhiều lần vỗ tay và đứng dậy bày tỏ sự hưởng ứng trước bài phát biểu của Tổng thống Putin. Ảnh: Kremlin
Ông nhắc lại sự kiện năm 1991, khi Liên Xô tan rã, Crimea trở thành một phần lãnh thổ của Ukraine, "Nga mới nhận rằng mình không đơn giản là bị cướp, mà là bị cưỡng đoạt". 
"Hàng triệu người đi ngủ ở một quốc gia và thức dậy ở một quốc gia khác, chỉ qua một đêm mà trở thành những tộc người thiểu số ở nước cộng hòa thuộc Liên xô cũ, trong khi Nga lại trở thành một trong những nhóm dân tộc lớn nhất, nếu không nói là lớn nhất trên thế giới, bị chia cắt bởi những đường biên giới", ông Putin nói tiếp. 
"Bây giờ, sau nhiều năm, tôi nghe người dân Crimea kể rằng, năm 1991, họ đã bị trao đi như một bao tải khoai tây. Thật khó mà không đồng ý với điều này. Thế còn nước Nga thì sao? Nó phải nhún nhường chấp nhận tình cảnh đó. Đất nước ấy lúc đó đang trải qua những thời điểm khó khăn đến mức không đủ khả năng để bảo vệ những lợi ích của mình.
Tuy nhiên, người dân không thể cam chịu sự bất công kỳ quặc này của lịch sử. Suốt những năm đó, người dân và nhiều nhân vật của công chúng đã lật lại vấn đề rằng Crimea vốn là một vùng đất của Nga và Sevastopol là một thành phố Nga. Vâng, tất cả chúng ta đều biết điều đó trong trái tim và tâm trí mình, nhưng ta phải vượt lên từ thực tế đang tồn tại và xây dựng quan hệ láng giềng hữu hảo với một nước Ukraine độc lập trên một nền tảng mới", nhà lãnh đạo Nga nói.
Tổng thống Putin cho hay ông hiểu vì sao người dân Ukraine lại muốn thay đổi. Ông nhắc đến việc giới lãnh đạo của Ukraine bòn rút của quốc gia, đấu đá lẫn nhau để tranh giành quyền lực, tài sản và tiền bạc, mà không mảy may quan tâm đến dân thường.
"Họ không băn khoăn tại sao hàng triệu người Ukraine không nhìn thấy triển vọng gì ở quê nhà và phải bỏ sang các nước khác để làm lao động công nhật. Năm ngoái, gần 3 triệu người đã tìm kiếm những công việc như thế ở Nga. Theo một số nguồn, năm 2013, tổng thu nhập của họ ở Nga là hơn 20 tỷ USD, chiếm khoảng 12% GDP của Ukraine. 
Tôi muốn nhắc lại rằng tôi hiểu những người đổ ra quảng trường Độc lập với những biểu ngữ hòa bình chống tham nhũng, sự quản lý đất nước yếu kém và đói nghèo. Quyền được biểu tình hòa bình, các quy trình và các cuộc bầu cử dân chủ tồn tại vì một mục đích duy nhất là thay thế quan chức không làm hài lòng người dân.
Tuy nhiên, những người đứng sau các diễn biến mới nhất ở Ukraine lại có một kế hoạch khác: họ đang chuẩn bị để chiếm quyền chính phủ, họ muốn thâu tóm quyền lực và sẽ không dừng lại. Họ viện cớ khủng bố, giết người, bạo loạn. Những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát xít mới, những kẻ bài Nga và bài Do Thái đã tiến hành cuộc đảo chính này. Họ tiếp tục làm như vậy tại Ukraine cho đến ngày nay", ông Putin nói.
Ông khẳng định trong hoàn cảnh trên, Nga không thể phớt lời kêu cứu của người dân ở Crimea, không thể bỏ rơi họ trong nỗi tuyệt vọng. "Đó là sự phản bội lại một phần của chúng ta". 
Suốt bài phát biểu, ông Putin bị ngắt lời ít nhất 30 lần bởi tiếng vỗ tay. Các đại biểu thậm chí còn đứng dậy, nhiều người rơi nước mắt.
Trước đó, nhà lãnh đạo Nga đã chính thức kết thúc quyết định dưới thời Xô viết của Nikita Khrushchev trao quyền quản lý Crimea cho Cộng hòa Ukraine thuộc Liên Xô. Ông và hai lãnh đạo Crimea đã ký kết hiệp ước sáp nhập bán đảo Biển Đen vào Liên bang Nga trong tiếng nhạc và tiếng hát quốc ca Nga.
Anh Ngọc 

Mỹ lấy lý do gì để phong tỏa tài sản quan chức Nga?

Lý do Tổng thống Obama đưa ra để trừng phạt các quan chức Nga khiến nhiều người lo ngại tài sản của họ trên đất Mỹ có thể bị phong toả bất cứ lúc nào.
Lệnh trừng phạt được Mỹ đưa ra ngày 17/3 với 7 quan chức Chính phủ và nhà lập pháp cao cấp sau khi Nga kiểm soát Crimea. Trong số đó có cả Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, một số thành viên cao cấp Duma (Hạ viện Nga) và cố vấn của Tổng thống Putin. Hơn10 ngày trước, đích thân Tổng thống Obama đã ký sắc lệnh tương tự nhưng không nêu rõ tên người bị trừng phạt. 
Barack-Obama-0-2259-1395228179.jpg
Theo luật Mỹ, Tổng thống Obama có quyền trừng phạt tài chính các cá nhân, tổ chức... có hành động phương hại đến các lợi ích của nước này. Ảnh: The Guardian
Nội dung của lệnh trừng phạt khá đơn giản, toàn bộ bất động sản, tài sản và những lợi ích tại Mỹ của các quan chức nêu trên đều bị phong tỏa. Điều này có nghĩa họ không thể chuyển giao, chi trả, xuất khẩu, rút ra hoặc có bất kỳ giao dịch nào với khối tài sản trên. Bên cạnh đó, những người trong danh sách sẽ bị cấm ra vào Mỹ do có thể gây nguy hiểm cho nước này. Các hoạt động đóng góp, hiến tặng có liên quan đến những người trong danh sách cũng không được phép.
Để đưa ra cơ sở pháp lý cho quyết định của mình, ngay trong sắc lệnh, Tổng thống Obama đã viện dẫn 4 đạo luật trong hệ thống pháp lý Mỹ, bao gồm Luật Tình trạng khẩn cấp quốc tế đối với kinh tế (IEEPA), Luật Tình trạng khẩn cấp quốc gia (NEA), Luật Nhập cư và Quốc tịch và Luật Liên bang Mỹ.
Các văn bản này cho thấy ông Obama, với tư cách là Tổng thống Mỹ, có quyền trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức có hành động đe dọa an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại. Các động thái của quan chức Nga được Mỹ coi là đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định… tại Ukraine.
Quyết định này đang gây ra nhiều nghi ngại đối với người nước ngoài, rồi đến một ngày tài sản của họ tại Mỹ có thể bị phong tỏa, thậm chí tịch thu sau quyết định của giới chức Mỹ.
Sắc lệnh được gửi tới các cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ, ngân hàng và các tổ chức tài chính... nhưng chịu trách nhiệm chính là Văn phòng Kiểm soát các tài sản ngoại quốc (OFAC). Là một cơ quan thuộc Bộ Tài chính Mỹ nhưng hoạt động chủ yếu của OFAC lại là thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp từ Tổng thống, liên quan đến việc kiểm soát giao dịch và đóng băng tài sản liên quan đến các cá nhân, tổ chức do chính quyền nước này chỉ định.
OFAC được xem là cơ quan chủ chốt thực hiện các chính sách trừng phạt kinh tế của Mỹ - một công cụ quan trọng trong chính sách ngoại giao của nước này và được duy trì suốt nhiều thế kỷ qua. Đây được xem là chính sách hiệu quả và đỡ tốn kém hơn nhiều so với các chính sách can thiệp bằng vũ lực hay chính trị.
Trong thông cáo được phát đi ngay sau sắc lệnh của Tổng thống, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Jacob Lew nhân định đây là một quyết định hết sức nghiêm túc. Theo đó, nước này buộc Nga phải trả giá trước các sắc lệnh đầy khiêu khích quanh vấn đề Ukraine. Mỹ cũng sẵn sàng áp đặt các lệnh trừng phạt chính trị và kinh tế mạnh mẽ hơn nữa. Dù vậy, ông Jacob Lew cho rằng căng thẳng có thể dịu bớt nếu Nga lựa chọn những động thái thiện chí hơn với vấn đề này.
Nhật Minh - Hà Thu

Sáp nhập Crimea, Nga đẩy NATO vào thế bí

Những bước đi dứt khoát của Nga trong vấn đề Ukraine và Crimea đã đẩy NATO vào tình thế không có nhiều lựa chọn cho việc thể hiện vị thế của một khối liên minh quân sự, khi Mỹ cũng mới chỉ dừng lại ở những lệnh trừng phạt.


crimea2-3798-1395285999.jpg
Các công nhân thay biển hiệu mới ở tòa nhà quốc hội Crimea tại thủ phủ Simferopol hôm qua, sau khi nước cộng hòa tự trị này sáp nhập Nga. Ảnh: Reuters
Sự kiện Crimea cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể thực hiện hành động quyết đoán mang tính toàn cầu, và cho phương Tây thấy rằng Nga có những lợi ích mà sẽ bảo vệ đến cùng.
Ukraine khó có thể gia nhập NATO
Bên cạnh mục tiêu kiểm soát các khu vực nói tiếng Nga, Kremlin còn phải đảm bảo Ukraine sẽ không hiện thực hóa "cơn ác mộng tồi tệ nhất", đó là gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Thách thức hiện nay của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama là có biện pháp nào để ngăn Nga tiến thêm tới các phần còn lại của Ukraine không. James Goldgeier, chủ nhiệm Khoa Quốc tế thuộc Đại học Mỹ (American University) cho rằng việc đảm bảo Ukraine không đi theo phương Tây quan trọng hơn cả với Putin.
Hôm 17/3, Bộ Ngoại giao Nga có tuyên bố vạch ra tầm nhìn của thỏa thuận về Ukraine, quyền tự trị rộng rãi của các khu vực của Ukraine có thể đưa đất nước trở thành liên bang và nên được chấp thuận bởi cuộc trưng cầu dân ý trên khắp Ukraine. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng tình trạng trung lập của Ukraine phải được Nga, Mỹ, EU và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chấp thuận, với mục tiêu là ngăn chặn Ukraine trở thành thành viên của NATO.
Oleksandr Chalyi, cựu thứ trưởng ngoại giao thứ nhất của Ukraine nhận định, nguyên nhân cơ bản của xung đột hiện nay là Nga lo ngại Ukraine trở thành thành viên của NATO. Ông thúc giục chính phủ Mỹ chấp thuận đề xuất của Nga là đảm bảo vị trí trung lập của Ukraine.
Thủ tướng tạm quyền của Ukraine Arseniy Yatsenyuk hôm 18/3 phát biểu trên truyền hình rằng, việc gia nhập NATO "không có trong chương trình nghị sự" của Ukraine. "Một quân đội Ukraine hiện đại sẽ bảo vệ đất nước", ông Yatsenyuk nói.
Kiev đã theo đuổi mối quan hệ thân cận hơn với khối liên minh NATO do Mỹ giữ vai trò chi phối trước khi cựu Tổng thống Yanukovich nắm chính quyền hồi năm 2010. Ông Yanukovich sau đó chính thức từ bỏ ý định trở thành thành viên của NATO, tuyên bố quan điểm trung lập của Ukraine khi bị kẹt giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, chuyên gia Fiona Hill, thuộc Viện Brookings ở Washington, cho rằng, NATO sẽ không từ bỏ ý định mở rộng cửa chào đón Ukraine trong tương lai. Robin Niblett, giám đốc Chatham House, Học viện Hoàng gia về Các vấn đề Quốc tế tại London thì nhận định, việc khuyến khích Ukraine gia nhập NATO hiện nay sẽ gây hại cho an ninh của cả châu Âu.
NATO tiến thoái lưỡng nan
Tàu khu trục tên lửa Mỹ USS Truxtun trong cuộc tập trận hải quân ở Biển Đen hôm qua, cách bán đảo Crimea chỉ vào trăm km. Ảnh: Reuters
Tàu khu trục tên lửa Mỹ USS Truxtun trong cuộc tập trận hải quân ở Biển Đen hôm qua, tức là chỉ cách bán đảo Crimea vài trăm km. Ảnh: Reuters
Trên Gazeta.ru, Fyodor Lukyanov, chủ tịch Hội đồng Các chính sách Đối ngoại và Quốc phòng Nga viết, Moscow đã bắt đầu một cuộc chơi nghiêm túc. "Rủi ro rất lớn, nhưng cái đạt được cũng rất hấp dẫn. Trật tự thế giới cũ ngưng hoạt động và trật tự mới sẽ sớm được hình thành", ông Lukyanov nói.
Ian Bond, giám đốc về chính sách ngoại giao tại Trung tâm Cải cách châu Âu đặt tại London cho rằng, Putin đang "tạo việc làm" cho NATO. Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là "NATO có tham gia cuộc chơi không?". Thời điểm này có tính quyết định cho việc Putin tiến thêm các bước. Nếu các lực lượng của Nga tiến vào miền đông của Ukraine, thì NATO có làm vậy không?
Kể từ khi khủng hoảng ở Ukraine bắt đầu, Mỹ, với tư cách là đồng minh, đã gửi thêm máy bay chiến đấu F-16 tới Ba Lan và loại F-15 tới Baltic. Washington còn khởi động Hệ thống kiểm soát và Cảnh báo Trên không (AWACS) ở biên giới Ba Lan và Romania, cũng như diễn tập của tàu chiến ở Biển Đen.
"Là đồng minh của NATO, chúng ta có cam kết nghiêm túc với tình hình quốc phòng chung, và chúng ta sẽ giữ vững cam kết đó", Tổng thống Mỹ Obama khẳng định hôm 17/3.
Tuy nhiên, khi Putin cho rằng Nga có quyền bảo vệ người Nga ở khắp nơi, Mỹ sẽ phải chịu thêm áp lực duy trì và thể hiện sức mạnh quân sự ở châu Âu, cùng lúc với việc "xoay trục về châu Á".
Một cựu quan chức an ninh cấp cao của chính quyền Obama nhận định, tình hình thế giới hiện nay "rất xấu, dẫn tới những tính toán sai lầm". Tuần trước, Obama đã phái phó Tổng thống Mỹ Biden tới Đông Âu nhằm xoa dịu lo lắng. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hôm 18/3 nói, tình hình Ukraine là một thách thức với cả thế giới, nên không chỉ Ba Lan mà cả châu Âu phải lên tiếng mạnh mẽ.
Phát biểu tại Viện Brookings hôm 19/3, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen miêu tả hành động can thiệp quân sự của Nga vào Crimea là "nguy cơ trầm trọng nhất" với an ninh châu Âu kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Cả Mỹ và NATO đều hứa sẽ hỗ trợ thêm về quân sự cho Ukraine. Ông Rasmussen cho biết, liên minh này đang cân nhắc việc hỗ trợ thêm để giúp Ukraine ngăn chặn Nga can thiệp quân sự. "Tôi chắc chắn NATO sẽ hỗ trợ Ukraine", người đứng đầu NATO nói. Ông Rasmussen hy vọng cuộc gặp các ngoại trưởng của NATO trong cuộc họp từ 1-2/4 tới sẽ đưa ra quyết định cung cấp những gì.
Tuy nhiên, chính ông Rasmussen, khi tới Washington hôm 18/3, trong lúc ăn tối cùng Ngoại trưởng Mỹ John F. Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, đã khẳng định rõ ràng là NATO không thể đảm bảo ổn định ở châu Âu. Việc can thiệp quân sự nhân danh Ukraine sẽ không "ngon ăn" đối với Mỹ hay NATO.
Khánh Lynh (tổng hợp)

+Trích từ http://vov.vn: 

Putin: Crimea nên về với Nga vì lý do lịch sử

Theo RT, trong bài phát biểu trước lưỡng Viện Quốc hội Nga ngày 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố: Đã đến lúc các cường quốc phương Tây phải thừa nhận rằng Nga cũng có những dự định và lợi ích quốc gia của riêng mình mà phương Tây cần phải tôn trọng.
Crimea nên về với Nga vì lý do lịch sử
Ông Putin nhấn mạnh rằng cuộc trưng cầu ý dân về nền độc lập tại Crimea đã tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc dân chủ và luật pháp quốc tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước lưỡng Viện Quốc hội Nga (Ảnh RT)
Tổng thống Nga khẳng định, kết quả của cuộc trưng cầu ý dân - trong đó có 82% người dân Crimea tham gia bỏ phiếu và hơn 96% trong số này ủng hộ việc Crimea sáp nhập với Nga, không có chỗ cho sự gian lận và lập lờ.
Tổng thống Nga khẳng định lịch sử Crimea có mối quan hệ văn hoá, tôn giáo, và tinh thần chặt chẽ với người dân Nga, Ukraine và Belarus. Điều này giải thích thái độ của Nga luôn hướng về bán đảo Crimea.
Ông Putin cho biết, trong quá khứ, Crimea cũng có những giai đoạn tăm tối của mình đặc biệt là vụ ngược đãi người Tatar và các dân tộc thiểu số tại Crimea thơi kỳ trước đây.
Vì thế, chính quyền Crimea đã cố gắng sửa chữa lỗi lầm này mà một trong những minh chứng rõ rệt nhất là việc chấp nhận tiếng Tatar như một ngôn ngữ chính thức tại Crimea song song với tiếng Nga và tiếng Ukraine.
Tổng thống Nga Putin cũng lên án cựu Tổng Bí thư Nikita Khrushchev, người đã ra lệnh buộc Crimea phải sáp nhập với Ukraine mà không đếm xỉa đến nguyện vọng của người dân Crimea và vi phạm luật pháp lúc đó.
Việc Crimea bị chia tách với Nga lại càng rõ rệt hơn sau việc Liên bang Xô viết tan rã, ông Putin nói. Điều này một phần cũng do lỗi của Moscow khi luôn ca ngợi việc tuyên bố độc lập của các quốc gia thuộc Liên bang Xô viết. Kể từ đó, Nga luôn tôn trọng kết quả việc Liên bang Xô viết tan rã, bao gồm cả việc Crimea là một phần của Ukraine.
Theo ông Putin, quan điểm của Nga dựa trên một giả định rằng Ukraine sẽ vẫn luôn là đối tác thân thiện của Nga nhờ mối quan hệ lịch sử giữa hai nước. Nga sẽ vẫn tiếp tục coi mối quan hệ với Ukraine là quan trọng nhất.
Chính quyền Ukraine không bảo vệ được người dân Crimea
Tổng thống Nga chỉ trích một vài quan chức tại Kiev vì đã phớt lờ những thường dân Ukraine và trục lợi từ chính đất nước mình.
Ông cũng nói rằng ông cảm thông với những người Ukraine đã xuống đường biểu tình tại Kiev chống lại Tổng thống (bị phế truất) Viktor Yanukovich.
Tuy nhiên, ông Putin cáo buộc rằng những người thay thế ông Yanukovich sau cuộc đảo chính bằng vũ trang phần lớn đã bị những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc quá khích giật dây.
Những phần tử quá khích này đã lên tiếng đe doạ những người Ukraine chống lại sự cai trị của chúng, đặc biệt là những người dân ở Crimea.
Việc nhắm mắt làm ngơ trước những mối đe doạ đó cùng với việc chính quyền mới tại Kiev xâm phạm quyền của những người dân tộc thiểu số Nga tại Ukraine cũng đồng nghĩa với việc phản bội lại một phần của Nga, ông Putin khẳng định.
Các lực lượng vũ trang của Nga hiện diện tại Ukraine là hoàn toàn hợp pháp bởi Nga có quyền điều động tới 25.000 binh sỹ tại Ukraine như một phần của thoả thuận về việc duy trì căn cứ Hải quân của Nga tại Crimea, ông Putin cho biết.
Cuộc trưng cầu ý dân là hợp pháp
Tổng thống Nga bác bỏ những chỉ trích về cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea là bất hợp pháp. Ông Putin viện dẫn việc Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập như một bằng chứng về quyền tự quyết được phương Tây ca ngợi.
Cuộc bỏ phiếu tại Kosovo đã được coi là hợp pháp theo đúng luật pháp quốc tế do Toà án Công lý Quốc tế đưa ra và những nguyên tắc của cuộc bỏ phiếu nói trên đều được áp dụng tại Crimea, ông Putin nhấn mạnh.
Ông Putin cũng gạt bỏ những tuyên bố của Washington cho rằng Kosovo là một trường hợp hy hữu vì các cuộc xung đột sắc tộc đẫm máu tại Nam Tư.
Toà án Công lý Quốc tế đã không nhắc gì đến con số những nạn nhân trong vụ Kosovo tách khỏi Serbia, ông Putin cho biết.
Nga không chấp nhận việc cần phải có các nạn nhân trong việc Crimea tuyên bố độc lập, ông Putin tuyên bố và nói thêm rằng sẽ có nạn nhân trong vụ này nếu như lực lượng dân quân Crimea không đủ khả năng ngăn chặn bất kỳ một sự khiêu khích nào.
Tổng thống Nga cũng ca ngợi lực lượng quân đội Ukraine tại Crimea vì đã kiềm chế trong suốt cuộc khủng hoảng và không để xảy ra đổ máu trên bán đảo này.
Phương Tây cần tôn trọng lợi ích của Nga
Ông Putin buộc tội phương Tây đã lừa dối Nga trong rất nhiều vụ việc và làm bất kỳ việc gì để theo đuổi lợi ích của mình bất chấp tính hợp pháp của những hành động đó.
Đã đến lúc các cường quốc phương Tây phải thừa nhận rằng Nga cũng có những dự định và lợi ích quốc gia của riêng mình mà phương Tây cần phải tôn trọng, Tổng thống Nga khẳng định.
Nga sẽ không tha thứ việc NATO mở rộng biên giới của mình cũng như những nguy cơ quân sự trong việc này, ông Putin nhấn mạnh. Moscow không phản đối việc hợp tác với NATO nhưng chỉ trong trường hợp điều này được thực hiện dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Ông Putin cho rằng, trong bối cảnh tình hình tại Ukraine đang rối ren và dựa trên bối cảnh của lịch sử, ông hoàn toàn thấu hiểu tại sao người dân Crimea lại chọn Nga.
Bất kỳ một thể chế nào khác cũng không thể đảm bảo ổn định và an toàn cho Crimea. Crimea muốn trở thành một quốc gia có chủ quyền ổn định và sự thật là chủ quyền đó chỉ có thể là nhờ có Nga, ông Putin nhấn mạnh./.
Trần Khánh/VOV online

Nga gọi lệnh cấm vận của phương Tây là “bất công”

VOV.VN - Lệnh cấm vận mà phương Tây áp đặt lên Nga liên quan đến vấn đề Crimea là “vô lý” và “tạo ra các rào cản không cần thiết”.

Tổng thống Mỹ Barack Obama
Căng thẳng Mỹ-Nga trong vấn đề Ukraine tiếp tục leo thang khi Mỹ vừa quyết định tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập Crimea.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, bao gồm đóng băng tài sản và giao dịch bằng USD đối với 20 quan chức và công dân Nga và ngân hàng Rossiya.
Tuyên bố của Tổng thống Obama được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Hạ viện Nga thông qua hiệp định sáp nhập Crimea vào Nga. Các quan chức trong danh sách trừng phạt mới của Mỹ, trong đó có Chánh Văn phòng Tổng thống Sergei Ivanov và  Chủ tịch Hạ viện Nga Sergey Naryshkin, cũng sẽ không được phép nhập cảnh vào Mỹ hoặc kinh doanh với các cá nhân và công ty Mỹ.
Rossiya là ngân hàng lớn thứ 17 tại Nga với tài sản khoảng 10 tỷ USD và đang quản lý giao dịch tài chính của một số quan chức hàng đầu của chính phủ Nga. Một quan chức Mỹ cho biết, ngân hàng này có tài khoản USD tại một số định chế tài chính Mỹ.
Tổng thống Obama cũng bày tỏ lo ngại rằng những động thái gần đây của quân đội Nga có thể là dấu hiệu cho thấy Moscow sẽ không dừng lại ở Crime mà sẽ can thiệp vào cả các khu vực ở phía Đông và Nam Ukraine.
Để cảnh báo Nga, Tổng thống Obama cho biết ông đã ký một sắc lệnh cho phép Bộ Tài chính Mỹ áp dụng trừng phạt đối với các ngành công nghiệp chủ chốt của Nga nếu tình hình tiếp tục xấu đi: “Đây không phải là điều chúng tôi mong muốn. Các biện pháp trừng phạt này sẽ không chỉ tác động đáng kể đối với kinh tế Nga mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Nga cần hiểu rằng leo thang can thiệp sẽ chỉ khiến nước này thêm cô lập trong cộng đồng quốc tế.”
Dù ông Obama không nêu cụ thể nhưng theo một số quan chức Mỹ, sắc lệnh trên sẽ nhắm vào các ngành dầu khí, tài chính, khai khoáng và quốc phòng của Nga. Ngành dầu khí hiện đóng góp gần 50% tổng thu ngân sách hàng năm của Nga.
Trước dư luận cho rằng lệnh trừng phạt của Mỹ dường như không có hiệu quả, một quan chức chính phủ Mỹ cho biết những biện pháp mà Washington lựa chọn sẽ có tác động mạnh đối với Nga nhưng lại ảnh hưởng tối thiểu tới Mỹ và các đồng minh. Các biện pháp trừng phạt cần thời gian để chứng minh hiệu quả. 
Đến nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn nằm ngoài danh sách trừng phạt của Mỹ. Việc trừng phạt nguyên thủ quốc gia là điều hãn hữu đối với Mỹ, và phần lớn chỉ được sử dụng nếu Washington muốn thay đổi giới lãnh đạo tại một quốc gia nào đó./.
Nhật Quỳnh/VOV-Washington

Nga chưa áp đặt quy chế thị thực đối với công dân Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/3 cam kết sẽ hỗ trợ ngân hàng Rossiya.
Đây là một trong số các ngân hàng đang phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan tới việc Nga tiếp nhận Crimea và thành phố Sevastopol thành hai chủ thể liên bang mới.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh, trước mắt, Nga sẽ không áp dụng quy chế thị thực với người Ukraine nhập cảnh vào Nga.
Người dân Crimea chào đón việc sáp nhập vào Nga (Ảnh Reuters)
Ông Putin nói: “Thể chế tài chính Rossiya chắc chắn không có liên quan đến các sự kiện chính trị hiện nay. Ngân hàng đều có các khách hàng. Chúng tôi không chỉ phải bảo vệ mà còn phải ngăn chặn không để cho ngân hàng và các khách hàng của ngân hàng phải gánh chịu các hệ quả tiêu cực”.
“Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, chúng tôi nên tạm hoãn các biện pháp trả đũa Ukraine, trước tiên là việc áp dụng quy chế thị thực với người Ukraine. Bởi lẽ, nếu chúng tôi áp dụng quy chế này với những người dân Ukraine vô tội, người dân sẽ là những người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất”, ông Putin khẳng định.
Ngân hàng Rossiya là ngân hàng phục vụ chủ yếu cho các khách hàng liên quan đến lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Nga, trong đó có cả tập đoàn khí đốt Gazprom./.
Hồng Nhung/VOV-Trung tâm Tin
Theo Reuter

Thủ tướng Nga cảnh báo nhà nước Ukraine có thể sụp đổ

VOV.VN - Trong trang blog, ông Medvedev viết rằng nhà cầm quyền Kiev thiếu chính danh và thiếu năng lực cải thiện tình hình đất nước.
Hôm 21/3, đương kim Thủ tướng Nga Medvedev đã viết rằng , sự cai trị hiện nay của “các phần tử cực đoan, chiến binh và các băng đảng” có thể dẫn tới sự sụp đổ nhà nước Ukraine.
Đương kim Thủ tướng Nga Medvedev (ảnh: AFP)

Trên trang Facebook của mình, vị Thủ tướng cho rằng các nhà cầm quyền mới ở Kiev “thiếu mức độ hợp pháp cần thiết, và tệ hơn, không có năng lực cải thiện tình hình ở đất nước này”.
“Quyền lực nằm trong tay các phần tử cực đoan, chiến binh và băng đảng… Một chính phủ kiểu này thì sớm muộn gì cũng dẫn tới sụp đổ nhà nước,” ông Medvedev viết.
Mặc dầu ông Medvedev chê ông Victor Yanukovych là “thiếu sức mạnh về chính trị, yếu đuối về tính cách và thụ động” khiến cho chính quyền của ông này bị lật đổ, vị Thủ tướng Nga vẫn khẳng định vị Tổng thống phải sơ tán sang Nga vẫn là nguyên thủ hợp pháp duy nhất của Ukraine.
Mối quan hệ giữa Nga và Ukraine đã lao xuống mức thấp nhất sau khi xảy ra cuộc lật đổ Tổng thống Yanukovych thân Nga và việc Nga quyết định sáp nhập Crimea.
Giới lãnh đạo ở nước cộng hòa tự trị đông người Nga sinh sống đã từ chối công nhận tính hợp pháp của chính phủ Kiev lên nắm quyền sau các cuộc biểu tình bạo lực vào tháng 2/2013.
Ngài Medvedev viết tiếp: “Các dân tộc Crimea (Nga, Ukraine, Tatar) đã biểu lộ quan điểm của họ trong một cuộc bỏ phiếu phổ thông. Cuộc trưng cầu dân ý và các quyết định đưa ra đã trở thành lịch sử. Chúng ta nên nghĩ tới bước đi kế tiếp”.
Đụng độ quanh vấn đề Crimea đã trở thành cuộc đối đầu địa chính trị lớn nhất giữa Nga và phương Tây kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Cả Mỹ và EU đã công bố các hành động đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh nhằm vào một số quan chức Nga thân cận với Tổng thống Vladimir Putin ngay sau cuộc trưng cầu dân ý và thống nhất Crimea.
Ông Medvedev cho rằng phương Tây thay vì cố gắng vô ích để trừng phạt Nga thì hãy nên nỗ lực  xây dựng các mối quan hệ công bằng và cân bằng với Nga.

Bình luận về thế đối đầu hiện này giữa Nga và phương Tây, ông Medvedev so sánh sự kiện này với cuộc khủng hoảng 2008 về Abkhazia và Nam Ossetia. Ông nói, các quyết định cứng rắn đã được thực hiện tại thời điểm đó nhưng các phát triển trong tương lai đã chỉ rõ ra rằng “đó là lối thoát duy nhất”.
Thủ tướng Medvedev viết: “Tôi hy vọng lý trí sẽ chiến thắng một lần nữa. Nước Nga sẽ không bao giờ gục ngã trước đòn trừng phạt. Nhưng mối quan hệ với Nga thì có thể xây đắp theo cách thức đúng đắn”./.
Trung Hiếu/VOV online
(theo RIA)

EU rót tiền cho Ukraine sau khi ký kết thỏa thuận chính trị

Liên minh châu Âu hôm qua (21/3) đã thông báo tăng viện trợ cho Ukraine thêm 1,4 tỷ USD, chỉ vài giờ sau khi nước này ký những điều khoản chính trị trong thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu.
Thủ tướng tạm quyền Ukraine ở Brussels (ảnh: Reuters)

Hãng thông tấn UNIAN của Ukraine dẫn lời Thủ tướng lâm thời Arseniy Yatsenyuk cho biết, Liên minh châu Âu quyết định tăng viện trợ tài chính cho Ukraine từ 610 triệu euro (tương đương 842 triệu USD) lên 1,61 tỷ euro (tương đương 2,2 tỷ USD).
Hơn 2 tỷ USD sẽ được chuyển vào tài khoản của chính phủ Ukraine nhằm ổn định tình hình kinh tế tại nước này. Thời hạn chót cho việc chuyển tiền là cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới.

Hôm qua, ông Yatsenyuk đã tới Brussels để ký các điều khoản chính trị trong thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu.
Các điều khoản này bao gồm một loạt các vấn đề như cải cách nền dân chủ, cải cách tư pháp và các khía cạnh xã hội dân sự khác. Thỏa thuận đầy đủ còn bao gồm cả việc hợp tác về kinh tế, trong đó có việc hình thành khu vực thương mại tự do giữa Ukraine và Liên minh châu Âu./.
Phương Anh/VOV-Trung tâm Tin
Theo Ria Novosti

+http://laodong.com.vn:

Sau Crưm, người Kharkov cũng biểu tình đòi sáp nhập vào Nga
 
    Những người ủng hộ Nga biểu tình tại Kharkov.
     
    Ngày 17.3, Chủ tịch Ủy ban Trưng cầu ý dân Crưm Mikhail Malyshev cho biết, trong tổng số 1.274.096 người tham gia bỏ phiếu, đã có 1.233.002 người (gần 97%) bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập. Ủy ban cũng chưa nhận được một khiếu nại nào.
    Trong tuần tới, đồng ruble sẽ được sử dụng tại Crưm như đồng tiền chính thức, song song với đồng tiền Hryvnia của Ukraina. Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov cho biết, việc hoàn tất sáp nhập Crưm vào Nga sẽ phải mất khoảng một năm, song tiến trình có thể được thúc đẩy nhanh hơn. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định Crưm vẫn muốn duy trì quan hệ kinh tế với Ukraina.
    Trong khi đó, cuộc trưng cầu dân ý diễn ra êm đẹp tại Crưm khiến người biểu tình tại Kharkov cũng đòi bỏ phiếu tách khỏi Ukraina. Theo Russia Today, người biểu tình hô vang những khẩu hiệu ủng hộ Nga và mang một lá cờ dài 100m đến Lãnh sự quán Nga để đệ trình 1 lá thư đến Tổng thống Vladimir Putin.
    Những người biểu tình yêu cầu Tổng thống Putin “đảm bảo quyền tự do cho họ” và gửi đến Liên Hợp Quốc yêu cầu được tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập với Nga - dự kiến sẽ diễn ra ngày 27.4. “Kharkov từng thuộc về Nga và sẽ luôn là như vậy dù hiện đang là một bộ phận của Ukraina” - ông Yury Apukhtin, lãnh đạo của phong trào Civic Platform tham gia cuộc biểu tình - tuyên bố.
    Cùng thời gian, Nga tuyên bố sẽ không điều chỉnh chính sách đối ngoại mà kiên định lập trường về vấn đề Ukraina, bất chấp sức ép từ nhóm các nước công nghiệp hóa đòi tẩy chay Nga khỏi nhóm G8. Tổng thống Nga Putin khẳng định, cuộc trưng cầu ý dân tại Crưm là tuân theo Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ khuyến cáo Nga sẽ “phải trả giá đắt” và Mỹ đã sẵn sàng áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.

    +http://googletienlang2014.blogspot.com:

    Ucraina chưa bình yên

    Suốt cả tuần qua, đặc biệt là 2 ngày cuối tuần, tại vùng phía Đông và phía Nam Ucraina liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình chống những người tiếm quyền ở Thủ đô Kiep. Odessa, Donetsk, Kharcop, Mariupol, Lugansk... người dân đổ xuống đường giương cao quốc kỳ Nga và những khẩu hiệu phản đối chính quyền hiện nay ở Kiep.

    митинг, митинга на площади, референдум, федерализациямитинг, митинга на площади, референдум, федерализация
    митинг, митинга на площади, референдум, федерализациямитинг, митинга на площади, референдум, федерализация

    Xem video clip:
     Ucraina chưa bình yên

    https://www.youtube.com/watch?v=A1WZYQ04Gqw

    Khắp các thành phố phía Đông và phía Nam sục sôi:

    Bản đồ các thành phố lớn ở Ukraina. Những cuộc biểu tình đòi tiến hành trưng cầu dân ý tách ra khỏi Ucraina đã diễn ra ở các thành phố lớn Odessa, Mykolaiv, Kherson, Kharkop, Donetsk. Trong 2 ngày cuối tuần qua còn có thêm 2 thành phố là Luhansk và Mariupol- đây đều là 2 thành phố công nghiệp nằm trong tốp 10 thành phố lớn nhất ở Ucraina.
    Khoảng cách từ Mockva đến Luhansk (đoạn tô màu tím từ A đến B) chỉ có 978 km
    KHARKOP:
     

    Xem video clip:

     
    Hơn hai nghìn rưỡi người đã đổ ra Quảng trường Tự do ở Kharkov trong cuộc miting ủng hộ liên bang hóa Ucraina, Status Quo đưa tin. Theo thông tin của ấn phẩm, người dân vẫy cờ của Nga, Ucraina, Belarus, Kharkov, và của hải quân Nga.
     Bên tượng đài Lenin tại quảng trường đã xuất hiện những biểu ngữ "Kharkov yêu cầu trưng cầu dân ý" ,"Yanukovych - tổng thống hợp pháp". Các nhà hoạt động đã đổ ra đường phố và kêu gọi chính quyền địa phương lắng nghe ý kiến ​​của họ. Những người dân thành phố yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý, duy trì tiếng Nga, cũng như phản đối xích lại với NATO và Liên minh Châu Âu.
    Trong thời gian miting, những người biểu tình đã đọc nghị quyết, trong đó nhấn mạnh rằng Kharkov "không tuân theo chính quyền" và từ chối công nhận tính hợp pháp của Igor Balut là thống đốc (ông được bổ nhiệm tới vào đầu tháng ba). 
    Ngoài ra, những người biểu tình cũng đòi Hội đồng tỉnh tiến hành hội nghị bất thường, cũng như việc bãi bỏ các cuộc bầu cử tổng thống Ucraina trước thời hạn được ấn định vào ngày 25 tháng Năm.
    ODESSA:



     Odessa ủng hộ trưng cầu dân ý

     Xem video clip:

    Khoảng 4 ngàn người tham gia biểu tình tại Odessa. Những người tổ chức nói rằng đã có 25 ngàn người tham gia cuộc biểu tình này. Người dân Odessa  kêu gọi Tổng thống hợp pháp Ucraina Vichtor Yanukovich hãy nhanh chóng trở về để cứu Tổ quốc. Theo họ, trên khắp đất nước rất cần lập lại trật tự pháp luật.
    DONETSK:


    Sự kiện tương tự diễn ra ngày hôm qua tại Donetsk. Khoảng bốn nghìn người biểu tình tụ tập tại quảng trường Lê Nin và yêu cầu tiến hành trưng cầu dân ý để xác định số phận của Donbas trong tương lai. Một số người dân thành phố đã tuyên bố sự cần thiết trở về Ucraina của tổng thống hợp pháp Viktor Yanukovych, bởi vì trong nước hiện tại không có kỷ cương.

    LUGANSK:
     Khẩu hiệu: Nói KHÔNG với những kẻ tiếm quyền
    Lugansk đã thu thập được 100 nghìn chữ ký ủng hộ sáp nhập vào Nga. 

    Những người tham gia cuộc "Trưng cầu dân ý" ở Lugansk đã thu thập được hơn 100 nghìn chữ ký để tỉnh Lugansk sáp nhập vào Nga. "Trưng cầu dân ý của tỉnh Lugansk" được tổ chức như một cuộc điều tra xã hội học​​. Nó bắt đầu vào ngày 16 và sẽ tiếp tục trong một tuần nữa. Những kết quả đầu tiên đã được công bố ngày hôm nay tại một cuộc biểu tình ở trung tâm thành phố.
    Gần nghìn người tụ tập bên ngoài trụ sở của Cục an ninh. Những người dân của tỉnh Lugansk đã yêu cầu Yanukovich bảo vệ và lập lại trật tự ở trong nước, ITAR-TASS  dẫn các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin. Ngày 16 tháng Ba, tại Lugansk đã diễn ra "cuộc trưng cầu dân ý nhân dân". Mặc dù bị tòa án cấm đoán, nhưng hàng nghìn người đã tập  trung trên  quảng trường Những người anh hùng của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Cư dân thành phố được đề nghị trả lời những câu hỏi về sự tin cậy đối với ban lãnh đạo hiện nay của Ucraina, khả năng gia nhập Liên minh thuế quan, cũng như thay đổi quy chế của tỉnh Lugansk như "chủ thể của liên bang trong thành phần của Ucraina".
    MARIUPOL
     жители Мариуполя потребовали прекратить уголовное преследование активистов и вернуть Виктора Януковича в президентское кресло
     Cư dân Mariupol yêu cầu ngăn chặn việc truy tố các nhà hoạt động và trả lại chức vụ Tổng thống cho Viktor Yanukovych
     
     Виктор Янукович срочно на работу! Cпасай страну!
     Viktor Yanukovych khẩn trương trở lại làm việc! Hãy cứu Đất nước!
     Nói KHÔNG với bọn phát xít

     Tổng thống hợp pháp của chúng tôi, hãy cứu nhân dân của mình!
    ================

    Lãnh đạo Crimea kêu gọi chống chính quyền Kiev
    Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov. (Ảnh: Reuters)
    Theo AFP, Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov ngày 23/3 đã hối thúc những người Nga ở khắp Ukraine đứng lên chống lại chính quyền Kiev, đồng thời hoan nghênh Nga đã bất chấp sự giận dữ của Phương Tây.
    Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh các nhà cầm quyền được Phương Tây ủng hộ ở Kiev ngày càng lo lắng về khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ sắp ra lệnh tấn công tổng lực nhằm vào Ukraine.

    Trong bài viết gây xúc động trên trang mạng xã hội Facebook và được đọc trên truyền hình Crimea, ông Aksyonov cho rằng bán đảo nằm bên bờ Biển Đen này đã bắt đầu phải đối mặt với "số phận buồn" trong thời gian ba tháng diễn ra biểu tình đẫm máu với sự tham gia của cả lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc và lực lượng ủng hộ Phương Tây từng lật đổ chính quyền ủng hộ Điện Kremlin ở Kiev.

    Ông Aksyonov viết: "Tuy nhiên, chúng ta đã kháng cự và giành chiến thắng. Đất mẹ của chúng ta - nước Nga - đã mở rộng vòng tay giúp đỡ. Vì vậy, hôm nay, tôi kêu gọi các bạn đấu tranh. Tôi kêu gọi các bạn phản đối lựa chọn do một nhóm chính đảng được các đầu sỏ chính trị tài trợ, sắp đặt cho các bạn." Aksyonov cũng cho biết ông "tin chắc" rằng tương lai của khu vực Đông Nam Ukraine sẽ thoải mái trong một liên minh gần gũi với Liên bang Nga - một liên minh chính trị, kinh tế và văn hóa"./.
    =========


    Mỹ, EU liên kết để trừng phạt Nga

    Mỹ và Liên minh châu Âu hôm qua nhất trí chuẩn bị các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn hơn đối với Nga, tin rằng Moscow sẽ thất thế nếu phương Tây đoàn kết.

    tag-reuters-3-3241-1395877941.jpg
    Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong cuộc họp báo bên lề hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ. Ảnh: Reuters.
    "Nếu Nga tiếp tục theo con đường hiện tại, sự cô lập sẽ sâu sắc hơn, các biện pháp trừng phạt gia tăng và nền kinh tế Nga phải gánh chịu nhiều hậu quả hơn", Reuters dẫn lời phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong buổi họp báo chung cùng với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso ở Brussels, Bỉ, cho hay.
    Tổng thống Mỹ còn nói rằng phương Tây sẽ thắng thế nếu đoàn kết, không phải bằng hành động quân sự mà bằng sức mạnh của những giá trị có thể thu hút người Ukraine.
    Theo ông Obama, Nga sẽ không "bị đánh bật khỏi Crimea. Nhưng cùng với thời gian và miễn là chúng ta đoàn kết, người Nga sẽ nhận ra rằng họ không thể đạt được an ninh, thịnh vượng và tình trạng mong muốn bằng bạo lực".
    NATO cũng sẽ tăng cường sự hiện diện của khối này tại các quốc gia thành viên mới ở Đông Âu, có biên giới chung với Ukraine và Nga như một lời đảm bảo rằng họ đang được bảo vệ.
    Tổng thống Obama cho rằng một hiệp định thương mại xuyên Đại Tây Dương, đang trong quá trình đàm phán, sẽ giúp việc cung cấp khí đốt từ Mỹ tới châu Âu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, châu Âu cũng phải tìm cách phát triển nguồn năng lượng riêng, tránh chỉ phụ thuộc vào Washington.
    Tổng thống Mỹ đang có chuyến công du châu Âu kéo dài 6 ngày, tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Hà Lan và gặp các nhà lãnh đạo nhóm G7 để thảo luận những vấn đề liên quan đến Ukraine. Ông Obama tới Brussels hôm 25/3 và dự kiến thăm Italy, Vatican trước khi đến Arab Saudi.
    Như Tâm

    +http://vov.vn:

    IMF công bố gói hỗ trợ tài chính cho Ukraine

    VOV.VN - IMF đã nhất trí gói cứu trợ từ 14 tỷ đến 18 tỷ USD cho Ukraine, để giúp phục hồi nền kinh tế nước này sau khủng hoảng
    Theo Reuters, ngày 27/3, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nhất trí gói cứu trợ từ 14 tỷ đến 18 tỷ USD cho Ukraine, để giúp phục hồi nền kinh tế nước này sau khủng hoảng. Với khoản cứu trợ này, Ukraine có thể tránh nguy cơ phá sản và sẽ nhận được tổng số tiền hỗ trợ 27 tỷ USD trong 2 năm tới. Tuy nhiên, gói tín dụng này đi kèm với những điều kiện cải cách ngặt nghèo và không nhận được sự ủng hộ từ người dân.
    IMF cứu trợ Ukraine. (Ảnh: AP)
    Phái bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đạt được một thỏa thuận với giới chức Ukraine về chương trình cải cách kinh tế. Chương trình này có thể sẽ nhận được sự hỗ trợ từ thỏa thuận tín dụng dự phòng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
    Phó phát ngôn Quỹ Tiền tệ Quốc tế William Murray cho biết: “Chúng tôi đã có thỏa thuận với Ukraine, song mới chỉ ở cấp chuyên viên. Thỏa thuận này còn phải được Ban lãnh đạo IMF thông qua. Tổng trị giá gói hỗ trợ là 27 tỷ USD và chúng tôi sẽ huy động các khoản tiền trong khoảng từ 14 tỷ đến 18 tỷ USD từ các nguồn đóng góp song phương và đa phương. Chi tiết của gói cứu trợ sẽ được công bố trong những tuần tới”.
    Quốc hội Ukraine đã ký tắt vào các điều kiện trong gói hỗ trợ này và dự kiến bỏ phiếu thông qua vào cuối ngày 27/3. Ban Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng sẽ cân nhắc gói hỗ trợ này vào tháng Tư tới.
    Các điều kiện của gói cứu trợ bao gồm việc thả nổi đồng tiền của Ukraine hơn so với đồng đôla Mỹ, tăng giá khí đốt trong nước và thực hiện những cải cách thắt chặt chính sách trong lĩnh vực tài chính và năng lượng của nước này…
    Trước đó, Ukraine cho biết họ cần khoảng 35 tỷ USD trong 2 năm tới để cứu đất nước khỏi bờ vực phá sản. Ukraine sẽ phải chịu khoản nợ ngoại tệ khoảng 10 tỷ USD trong năm nay và các khoản tiền chi trả cho lượng khí đốt nhập khẩu của Nga. Để đảm bảo nhận được gói hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Chính phủ tạm quyền Ukraine một ngày trước đó nói rằng, họ sẵn sàng tăng giá khí đốt trong nước, có thể là hơn 50% từ đầu tháng Năm tới.
    Gói cứu trợ tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế được dự báo cũng sẽ mở đường để Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và một số nước khác cung cấp các khoản hỗ trợ hàng tỷ đô la cho Ukraine. Bộ Tài chính Ukraine dự báo tăng trưởng kinh tế nước này sẽ giảm 3% trong năm nay và những khoản hỗ trợ tài chính là rất cần thiết để trang trải cho các khoản nợ lớn.
    Cùng ngày, Quốc hội Mỹ đã nhanh chóng thông qua dự luật cho phép chính phủ cung cấp khoản vay đảm bảo trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine và áp đặt trừng phạt với Nga sau khi sáp nhập Crimea.
    Dự luật được thông qua tại Thượng viện Mỹ với 98/2 phiếu và tại Hạ viện là 399/19 phiếu. Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục làm việc để giải quyết những bất đồng và thống nhất một bản dự thảo cuối cùng để gửi lên Tổng thống Barack Obama ký./.
    Hoàng Lê/VOV - Trung tâm Tin

    +http://karelphung.blogspot.com :

    Cư dân mạng khu vực nói tiếng Đức gửi thỉnh nguyện thư tới lãnh đạo Nga

    Kính gửi ông Wladimir Wladimirowitsch Putin, lãnh đạo liên bang Nga.

    Kính gửi ông Dmitri Konstantinowitsch Kisseljow, tổng giám đốc hãng thông tấn Rossija Segodnja.
    Kính gửi bà Margarita Simonowna Simonjan, tổng biên tập Russia Today.
    Chúng tôi, đại diện của cộng đồng những người nói tiếng Đức trên toàn thế giới với tổng số 100 triệu người dân với mong muốn gửi tới ông bà cùng toàn thể những người dân nói tiếng Nga lời mong muốn kênh truyền thông Russia Today thành công hiện nay sớm trở thành một kênh phát bằng tiếng Đức vì chúng tôi ở miền tây rất cần một kênh truyền thông khác.
      Từ nhiều thập niên qua, các kênh truyền thông lớn của nhà nước cũng như tư nhân trong khu vực nói tiếng Đức đưa tin rất nghèo nàn, một chiều và nặng về tuyên truyền.
    Cho tới nay, mọi gia đình trong các nước nói tiếng Đức đều bị bắt buộc đóng một khoản tiền để nuôi bộ máy truyền thông chỉ để phục vụ mục đích tuyên truyền. Chỉ riêng tại Đức, mỗi năm số tiền ấy đã lên tới 8 tỷ Euro.
    Toàn bộ hệ thống truyền thông tại Đức cũng như các quốc gia khác được tạo nên không phải vì mục đích đưa tin khách quan mà chủ yếu nhằm phân tán thông tin bằng cách bóp méo sự thật và đưa tin lừa dối dư luận một cách rất hiệu quả.
    Thưa ông Putin, ông Kisseljow và bà Simonjan. Như các ông bà thừa biết rằng, toàn bộ hệ thống truyền thông tại Đức cũng như các nơi khác trong vùng ảnh hưởng đều bị Mỹ và EU điều khiển làm vũ khí kích động việc chống lại Nga và các nước khác, các dân tộc khác, hỗ trợ các chính quyền phát xít trong trật tự thế giới mới hoặc từ chối việc lên án họ.
    Chính vì thế chúng tôi rất mong muốn gửi lời thỉnh cầu này tới các ông bà. Chúng tôi mong muốn các ông bà giúp đỡ và ủng hộ, làm tất cả để kênh  Russia Today sớm có thể đưa tin bằng tiếng Đức.
    Kênh truyền thông như Russia Today bằng tiếng Đức vô cùng quan trọng vì rất nhiều người nói tiếng Đức nhưng kiến thức tiếng Anh hoặc tiếng Nga không có hoặc không đủ để tìm hiểu một nguồn thông tin khác.
    Phần nữa vì Ria Novosti và Tiếng nói nước Nga với quá ít video bằng tiếng Đức mặc dù giúp chúng tôi rất nhiều, nhưng vẫn còn rất nghèo nàn.
    Hãy giúp chúng tôi trong cuộc đấu tranh cho sự thật và vì công lý ở trên trái đất,  để chúng ta, các dân tộc trên trái đất này có thể sống với nhau trong tình thương và hòa bình.
    Làm được như vậy, các ông bà đã giúp cho rất nhiều những người nói và hiểu tiếng Đức có được nguồn thông tin khác đầy đủ, khách quan đồng thời chấm dứt những cuộc tuyên truyền bóp méo sự thật và lừa dối dư luận.
    Các ông bà hãy làm cho kênh truyền thông Russia Today trở thành tấm gương cho truyền thông khách quan, trung thực trong khu vực nói tiếng Đức, sau khi các ông bà đã đạt được điều đó trong khán thính giả, độc giả tiếng Anh.
    Chúng tôi biết rằng, để làm được công việc đó đòi hỏi rất nhiều tiền bạc và các nguồn lực khác. Nhưng nếu các ông bà không làm thì chúng tôi không biết làm sao có thể giúp chúng tôi trong cuộc chiến tranh thông tin hiện nay hiệu quả hơn một kênh truyền thông tốt như vậy được.
    Chúng tôi rất cần một kênh Russia Today nói tiếng Đức để có thể  có thể biết được những điều lừa dối ngày càng tệ hại hơn của truyền thông, lãnh đạo quốc gia.

    Trân trọng
    Đại diện những người dân nói tiếng Đức trên trái đất.
     Nguồn:  https://www.openpetition.de/petition/online/russia-today-auf-deutsch-petition


    Putin goị điện cho Obama bàn về Ukraine

    Tổng thống Nga hôm qua chủ động điện đàm với tổng thống Mỹ để thảo luận về một con đường ngoại giao cho vấn đề Ukraine, sau khi cả hai có những phát biểu cứng rắn về chính sách của nhau.

    putin-8701-1396055380.jpg
    Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP
    Cuộc gọi điện xoay quanh đề xuất của Washington, liên quan tới "một giải pháp ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng". Hai tổng thống nhất trí các nhà ngoại giao hàng đầu của họ "sẽ gặp để thảo luận bước tiếp theo", CNN dẫn lời Nhà Trắng cho biết.
    Chi tiết đề xuất của Mỹ không được hé lộ, nhưng Nhà Trắng cho hay ông Obama tái khẳng định quyết tâm tiến tới một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng. "Tổng thống Obama nói rõ rằng điều này chỉ có thể diễn ra nếu Nga rút quân và không có thêm những bước nhằm tiếp tục vi phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine", tuyên bố viết. 
    Nhà Trắng cho hay ông Putin gọi điện cho ông Obama sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gửi đề xuất tới người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại The Hague, Hà Lan, hôm đầu tuần. "Tổng thống Obama đã đề nghị Nga phản hồi cụ thể bằng văn bản", Jay Carney, phát ngôn viên Nhà Trắng, cho hay. 
    Cuộc điện đàm được thực hiện sau khi ông Obama phát biểu rằng Nga phải rút quân khỏi vùng biên giới với Ukraine, trong khi ông Putin ca ngợi rằng việc thu hồi Crimea không đổ máu chứng tỏ lòng quả cảm và sự chuyên nghiệp của quân nhân Nga.
    Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vừa vẽ lại bản đồ châu Âu và mở đường cho sự chia rẽ Đông - Tây như dưới thời Chiến tranh Lạnh. Bế tắc ngoại giao buộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) củng cố các vị trí dọc biên giới với Nga, nhằm trấn an các quốc gia vệ tinh của Liên Xô cũ sau hành động của Nga.
    Trọng Giáp
    Xem tiếp...