CÂU CHUYỆN TÂM LINH 45 (Điều tra bằng khả năng ngoại cảm)
(ĐC sưu tầm trên NET)

Thợ lặn chưa tìm thấy nạn nhân trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường bằng “các nhà ngoài cảm tự xưng”.
Vì sao khả năng ngoại cảm ‘lúc nổ lúc xịt’?
Hôm nay nhà ngoại cảm tìm được mộ nhưng hôm sau thì không. Nguyên nhân do đâu?
Thợ lặn chưa tìm thấy nạn nhân trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường bằng “các nhà ngoài cảm tự xưng”.
Không có chuyện tìm được cả nghìn ngôi mộ
Thừa nhận tìm được mộ hoàn toàn nằm
trong khả năng của ngoại cảm, thế nhưng TS Nguyễn Ngọc Mai, Trưởng
phòng Nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng truyền thống, Viện Nghiên cứu tôn
giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khẳng định: "Không phải lúc
nào nhà ngoại cảm cũng tìm được mộ và không phải lúc nào tìm được mộ
rồi cũng đúng là của người cần tìm".
Lý giải cho điều này, bà Mai cho
rằng, đó là do đặc tính của khả năng tâm linh: "Hiện tượng tâm linh
xuất hiện và không lặp lại, cũng khó kiểm chứng bằng các thí nghiệm
trong phòng thí nghiệm, gọi là tính chất mờ của xuất hiện tâm linh. Sự
không lặp lại được thể hiện ở chỗ, người ta chỉ có khả năng tâm linh
khi ở môi trường thời tiết nhất định nào đó, vật chất đấy, linh hồn đấy
phát sóng và nhìn thấy. Nhưng chưa chắc ngày mai, cũng vào giờ ấy, địa
điểm ấy, người có khả năng tâm linh đã nhìn thấy linh hồn.
Cũng như những bà đồng, lúc lên đồng
được, lúc thì dù muốn cũng không thể. Chính sự không lặp lại này nên
chủ thể là nhà tâm linh, nhà ngoại cảm sẽ không thể điều khiển được cơn
xuất hiện tâm linh, ngoại cảm của mình. Xưa chỉ có thầy pháp Saman mới
làm được thôi.
Nói chung, khả năng tâm linh, ngoại
cảm không như cái máy cứ ấn nút là làm được. Nó tùy từng thời điểm cụ
thể. Không phải nay anh tìm được mộ, mai cũng đi tìm được đâu. Ai bảo
có thể tìm được mộ liên tục như việc ấn nút là ra thì tôi không tin vì
đặc trưng của khả năng tâm linh không xuất hiện trở lại. Do đó, nhà
ngoại cảm bình thường mà bảo tìm được hàng nghìn ngôi mộ thì tôi không
tin. Chuyện đó không thể tin được, không có đâu".
Cũng chính vì tính chất mờ của tâm
linh, xuất hiện và không lặp lại nên theo bà Mai, không thể kiểm nghiệm
bằng các thí nghiệm khoa học được. Điều đó khiến cho người tin, người
nghi ngờ vào khả năng thực sự của ngoại cảm. Thậm chí, có người lợi
dụng tính chất này để giả mạo tâm linh hoặc mượn tâm linh để thực hiện
mục đích không tốt đẹp.
Bà Mai cũng cho biết thêm, hiện nay ở
Việt Nam chưa có máy móc để đo được khả năng ngoại cảm trong việc tìm
mộ. Duy nhất chỉ có hội tâm linh học ở Anh có phòng thí nghiệm để thí
nghiệm những thứ đó.
Vì sao tìm được mộ nhưng thử ADN không chính xác?
Trên thực tế, có những trường hợp nhà
ngoại cảm tìm được mộ, thậm chí thông tin của họ gần như trùng khớp
hoàn toàn khi khai quật thực địa, nhưng giám định ADN lại không phải là
hài cốt muốn tìm kiếm. Theo TS Nguyễn Ngọc Mai, điều này không hề khó
hiểu.
"Trường hợp một người ở Hà Nội mà chỉ
ra được địa điểm có mộ chính xác ở chỗ nào, mô tả xung quanh nơi đó ra
làm sao, hiện trạng xương cốt thế nào... dù người này chưa bao giờ đến
khu vực đó, thậm chí mãi bên Lào thì chứng tỏ người đó có khả năng
ngoại cảm thật. Tức là họ đã dùng năng lượng của mình để cảm nhận được
năng lượng của người đã mất, ghi nhận lại hình ảnh và truyền thông điệp
cho những người xung quanh biết", bà Mai xác nhận.
Tuy nhiên, ngôi mộ tìm được ấy có
chính xác của người cần tìm hay không thì lại là vấn đề khác. "Nó phụ
thuộc người ngoại cảm có trung thực hay không. Bởi lẽ, theo cơ chế áp
vong thì vong nào mạnh hơn sẽ áp vào người ngoại cảm, chứ không phải
muốn vong nào áp vào là được đâu.
Do đó, có thể người ngoại cảm đi tìm
mộ, chỉ được đúng địa điểm, đặc điểm của ngôi mộ, nhưng đó không phải
là mộ cần tìm, vì cái vong khác mạnh hơn đã áp vào người ngoại cảm
trước rồi. Nếu người ngoại cảm trung thực thì họ sẽ thừa nhận có chuyện
áp vong người này người kia, từ đó sẽ biết được vong đó có phải là của
người cần tìm hay không", bà Mai phân tích.
Cũng theo bà Mai thì người có khả
năng ngoại cảm khi phát hiện hài cốt mới chỉ là một bước, còn bước sau
đó quan trọng hơn là phải xác định được hài cốt đó có đúng của người
cần tìm không. Thế mới chứng tỏ là người có khả năng ngoại cảm thực sự.
Bởi những người này sẽ hình dung được gương mặt của người ta trước khi
chết thế nào, hoặc bộ quần áo mặc lúc ấy ra sao...
Trong trường hợp nào thì thử ADN?
Chính vì những sai số trong việc tìm
mộ như thế nên TS Nguyễn Ngọc Mai cho rằng: "Quan điểm của tôi không
phủ nhận thực tại đang diễn ra nhưng cần hết sức nghiêm túc với thành
quả khoa học hiện đại. Do đó, nhất thiết phải đi thử ADN với những hài
cốt được tìm kiếm nhờ ngoại cảm".
Tuy nhiên, PGS.TS Hà Vĩnh Tân, Viện
trưởng Viện Nghiên cứu lý thuyết tiềm năng con người cho rằng, không
nhất thiết phải đi thử ADN đối với những bộ hài cốt đã được tìm thấy
bằng ngoại cảm. Ông lập luận: "Nếu nhà ngoại cảm lừa bịp, lấy xương
động vật làm xương liệt sĩ thì tại sao ở những nơi thâm sơn cùng cốc,
nhà ngoại cảm chưa đến đó bao giờ cũng có thể chỉ tường tận được vị trí
ngôi mộ như thế nào và hoàn toàn trùng khớp với những gì diễn ra khi
khai quật mộ? Vì thế, giám định ADN là không cần thiết nữa".
TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên
hiệp Khoa học Công nghệ UIA cho rằng, giám định ADN là cần thiết nhưng
chỉ nên giám định trong trường hợp mà những người đi tìm mộ còn nghi
ngờ nhà ngoại cảm. Còn với những hài cốt được tìm thấy do những thông
tin nhà ngoại cảm đưa ra hoàn toàn trùng khít thì có thể bỏ qua khâu
này.
GS Lê Đình Lương, Trung tâm Phân tích
ADN và Công nghệ di truyền cho hay, trong khoảng 200 hài cốt liệt sĩ
được giám định ADN thì có đến vài chục trường hợp là do nhà ngoại cảm
tìm ra. Nhưng trong số mấy chục trường hợp nhà ngoại cảm tìm ra ấy,
không có bất cứ trường hợp nào là chính xác.
Mặc dù vậy, GS Lê Đình Lương cũng đưa
ra quan điểm: "Không nhất thiết phải tiến hành giám định ADN nếu thân
nhân liệt sĩ có đầy đủ các thông tin trùng khớp với hài cốt tìm thấy.
Ngược lại, nếu muốn khẳng định chắc chắn thì phương pháp giám định ADN
là cần thiết". Hiện, Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền có
dịch vụ giám định hài cốt với giá là 7 triệu đồng/hài cốt (có kết quả
sau 30 ngày) và 9 triệu đồng/hài cốt (có kết quả sau 10 ngày).
"Về nguyên tắc, việc giám định ADN có
xác suất sai nhưng rất nhỏ, gần như bằng 0. Với giám định hài cốt, xác
suất chính xác sẽ thấp hơn giám định ADN cho người sống vì lúc này ADN
sống bị phân hủy hết rồi, phải sử dụng công nghệ phân tích khác. Trường
hợp hài cốt đã bị phân hủy hay hóa thạch, không còn xương thì không
thể giám định ADN được. Ngoại trừ việc sai sót trong cung cấp mẫu thì
khả năng chính xác của các mẫu khi giám định ADN vẫn là trên 99%".
GS Lê Đình Lương (Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền)
"Việc dùng ngoại cảm tìm mộ chỉ là một
ứng dụng của ngoại cảm, còn nhiều lĩnh vực ứng dụng khác như tìm hung
thủ gây ra tội phạm hình sự, xác minh vật đã mất và góp phần rất nhiều
trong công tác dự báo... Nó tùy theo khả năng của mỗi nhà ngoại cảm.
Muốn ngoại cảm trong sáng và hiệu quả thì phải nhổ bỏ những ngoại cảm
giả, ngoại cảm nhái để ngoại cảm chân chính có cơ hội phát triển".
TS Vũ Thế Khanh
Nhận xét
Đăng nhận xét