Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

VIỆT NAM HIỀN HÒA 38 (Đền, miếu, lăng)

(ĐC sưu tầm trên NET)


Đền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đền thờ là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố.
Nhiều đền thờ dành cho các thần thánh trong tôn giáo hoặc tín ngưỡng địa phương. Chẳng hạn ở Trung Quốc có các đền thờ các vị thần tiên của Đạo giáo như Tam Thanh Huyền Đế, Linh quan, Lão Đăng lộc đình, Thần Vũ Bát sát, Lão tổ Thiền sư, Hắc hổ Huyền đàn và Sùng linh Địa kỳ...; ở Ai Cập cổ đại có các đền thờ chư thần (như đền thần IsisPhilae) hoặc đền thờ pharaon ; còn ở Hy Lạp có các đền thờ các vị thần trong Thần thoại Hy Lạp như đền Delphi thờ thần Apollo.
Nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương mà được dựng lên theo truyền thuyết dân gian.
Việt Nam có nhiều nhân vật có thực trong lịch sử được xây dựng đền thờ ở rất nhiều nơi là Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Quốc Sư, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành và đặc biệt là các đền thờ Trần Hưng Đạo.

Một số đền thờ tiêu biểu ở Việt Nam

Ảnh

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 04:30, ngày 14 tháng 10 năm 2013.

Miếu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Miếu Nhị Phủ - thành phố Hồ Chí Minh
Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn đền. Miếu thường được toạ lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Khi miếu  phối hợp thờ Phật cùng thì được gọi là Am, ở Nam Bộ miếu còn được gọi là miễu.

Khái niệm

Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra nhiều khái niệm về miếu. Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền là nơi qủy thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
Tương tự, Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục thì cho rằng: Mỗi làng thờ thần phải có một tòa miếu. Có nơi thì vừa có miếu, vừa có đình… Miếu là chỗ quỷ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng và để làm nơi công sở cho dân hội họp. Miếu thường hay kén những nơi đất thắng cảnh, nhất là trên gò cao, hoặc ở nơi gần hồ to sông lớn thì mới hay… Đình miếu cũng theo một kiểu mẫu, chỉ khác nhau to với nhỏ mà thôi...

Kiến trúc


Miếu bà Chúa Xứ ở phường Thường Thạnh, quận Cái Răng
Miếu là công trình nhỏ nhưng lại có kiến trúc rất đa dạng. Thường có 3 gian chạy dọc vừa có nội điện vừa có nhà tiền tế. Không có tả hữu gian, sân nhỏ và không có tam quan. Tuy nhiên cũng có những ngôi miếu đồ sộ như toà nhà lớn, nhiều gian và nhiều lớp cấu trúc.
Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu- tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng. Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu thuỷ thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.
Miếu còn là nơi thờ cúng các bậc trung liệt có công với nước, với dân như miếu Ngòi làng Lũng Ngoại xã Lũng Hoà, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc (di tích được xếp hạng cấp quốc gia năm 1994).
Miếu thường được toạ lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hoá (nhân thần), ngày hiện hoá (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 18:29, ngày 9 tháng 10 năm 2013.
----------------------------------------
(ĐC chép từ yahoo.com)

Xin hỏi sự khác nhau giữa miếu,đền,văn miếu,chùa là gì?

cảm ơn
Trả lời

Câu trả lời hay nhất (Sự lựa chọn của Người bình chọn)

  • ,;, đã trả lời 5 năm trước
Tín ng­ưỡng Việt Nam vốn mang tính chất đa thần giáo, vạn vật hữu linh, trong quá trình tồn tại phát trển có được bổ xung thêm một số tôn giáo: Phật giáo, nho giáo, đạo giáo, Kito giáo...
Những từ đặt trong câu hỏi đều chỉ loại kiến trúc tôn giáo tâm linh...
- Chùa: Nơi thờ phật (hệ thống đại thừa và tiểu thừa).
- Đình: thờ thổ thần, thần hoàng làng... là trung tâm hành chính dịa phương, nơi sinh hoạt văn hóa làng xã.
- Đền: Nơi thờ các vị nhân thần: đền Gióng, đền Hai Bà Trưng... vốn là những người có thật (hoặc cho là có thật theo truyền thuyết)
- Miếu: là nơi thờ thần linh (vạn vật hữu linh), thần sông, thần biển, miếu thờ trăn tinh...
- Điện: thường chỉ là những ban thờ, hoặc gian thờ; Nơi thờ theo đạo Mẫu, cũng là hệ thống nhân thần nhưng được hiển thánh, xuất phát từ đời sống dân giã nhưng mang nhiều tính bị coi là "hoang đường" trong mê tín (lòng tin) dân gian, như thờ các bà chúa, ông hoàng ...
- Văn miếu: thực chất là một trường học, nơi truyền thụ kiến thức văn hóa, là trung tâm nho giáo, đề cao và tôn thờ tư tưởng Khổng tử do đó có bàn thờ những người thầy có công lao lớn (Khổng tử và các môn đệ sau ông. Thầy Chu Văn An ...)
Nét chung nhất đều là nơi tôn thờ con người và một số siêu nhiên cũng được hóa nhân, tùy theo ngưỡng giới đề cao công tích và sự hiển linh mà hình thành tín ngưỡng. Mục đích đều để nhằm răn dạy con người đang sống hướng thiện. Nhìn chung đều được coi là những công trình văn hóa dân tộc.

    Câu trả lời khác (4)

    Cũ nhất
    • Tong đã trả lời 5 năm trước
      văn miếu quốc tử giám là nơi thờ 8 vị vua nhà lý có công định đô.còn là nơi thờ quốc sư Nguyễn Văn An và các vị có học vị tiến sĩ, thám hoa, bảng nhãn và trạng nguyên.
      Đình là nơi dân làng thờ Thành Hoàng. Thành hoàng là người có công khai hoang sáng lập ấp làng.
      Chùa là nơi của nhà phật. là nơi thờ các vị phật, bồ tát.
      Đền là nơi thờ người có công lớn .
      Đền ngày xưa cũng có nơi dùng để thờ một con vật mà người dân cho rằng đã tu luyện thành tinh.
      Miếu thì tôi không rõ lắm, hình như là dùng để thờ Linh vật của nhà phật.
      • Hoàngtử bé đã trả lời 5 năm trước
        1.Văn miếu (chữ Hán: 文廟), tại Trung Quốc còn được gọi là Khổng miếu (孔廟), tên cũ là Phu Tử miếu (夫子廟; Phu tử miếu thường để chỉ Phu tử miếu Nam Kinh, còn Khổng miếu thường để chỉ Khổng miếu Khúc Phụ), là đền thờ Khổng Tử tại các nước Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên...

        2.Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn thờ thần (Chùa Thầy ở Hà Tây và Chùa Láng ở Hà Nội thờ Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông), thờ tam giáo (Phật – Lão – Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ v.v.

        Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng Việt còn có từ "chiền" (chữ Nôm: 廛 hoặc 纏)... Một số người [cần dẫn nguồn]cho rằng từ "chiền" có thể có gốc từ cetiya của tiếng Pali hay caitya của tiếng Phạn, cả hai dùng để chỉ điện thờ Phật.

        3. Đền thờ là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố.

        Nhiều đền thờ dành cho các thần thánh trong tôn giáo hoặc tín ngưỡng địa phương. Chẳng hạn ở Trung Quốc có các đền thờ các vị thần tiên của Đạo giáo như Tam Thanh Huyền Đế, Linh quan, Lão Đăng lộc đình, Thần Vũ Bát sát, Lão tổ Thiền sư, Hắc hổ Huyền đàn và Sùng linh Địa kỳ...; ở Hy Lạp có các đền thờ các vị thần trong Thần thoại Hy Lạp như đền Delphi thờ thần Apollo.

        Nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương mà được dựng lên theo truyền thuyết dân gian. Ở Việt Nam có một nhân vật có thực trong lịch sử được phong thánh và xây dựng đền thờ ở rất nhiều nơi của cả 3 miền là Trần Hưng Đạo. Đền thờ Trần Hưng Đạo còn được gọi là đền Đức thánh Trần.

        4. Miếu : Đền thờ nhỏ.

        Nguồn:

        • Thien A đã trả lời 5 năm trước
          Chùa về hình thức chỉ thờ phượng Phật, Bồ tát và các A La Hán mà thôi.

          Miếu thường thờ các vị thần.
          • ? đã trả lời 1 tuần trước
            Tham khảo đây thử bạn nhé

            Nguồn:

            http://lichvansu.wap.vn/phong-tuc-tap-quan/phan-biet-dinh-chua-mieu-phu-den-dien-nha-tho-va-cac-cong-trinh-tin-nguong-khac-27471.html 

          Không có nhận xét nào:

          Đăng nhận xét