Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

VĂN MINH HÓA 11/f (Chủ nghĩa thực dân mới)

(ĐC sưu tầm trên NET)


                                    

Chủ nghĩa thực dân mới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Các đế quốc thực dân trên thế giới vào năm 1898, trước khi nổ ra Chiến tranh Tây Ban Nha- Hoa Kỳ, và Chiến tranh Boer

Các đế quốc thực dân trên thế giới vào năm 1945

UN Human Development Index (HDI) năm 2010. Dưới 0,5 là mức thấp và trên 0,8 là mức cao.
   0.900 and over
   0.850–0.899
   0.800–0.849
   0.750–0.799
   0.700–0.749
   0.650–0.699
   0.600–0.649
   0.550–0.599
   0.500–0.549
   0.450–0.499
   0.400–0.449
   0.350–0.399
   0.300–0.349
   under 0.300
   Data unavailable
Xem cụ thể tại Danh sách các quốc gia theo chỉ số phát triển con người
Chủ nghĩa thực dân mới là thuật ngữ chỉ việc sử dụng chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa và các công cụ văn hóa để kiểm soát một quốc gia (thường là cựu thuộc địa của các cường quốc châu Âu ở châu Phi hoặc châu Á) thay vì kiểm soát trực tiếp quân sự hoặc chính trị. Việc kiểm soát có thể thông qua kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ; bằng cách thúc đẩy nền văn hóa riêng của một nhóm người, ngôn ngữ hoặc các phương tiện truyền thông ở thuộc địa, làm lan tràn các giá trị văn hóa kiểu phương Tây vốn xa lạ (thậm chí độc hại) vào các nước này. Các Tập đoàn tư bản đa quốc gia thông qua những tác động này sẽ tạo sức ép mở cửa thị trường và thực thi các chính sách có lợi cho họ ở những quốc gia này. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của Chủ nghĩa thực dân mới cũng tương tự như chủ nghĩa tư bản, chính là lợi nhuận.
Thuật ngữ Chủ nghĩa thực dân mới lần đầu tiên được nêu ra bởi Kofi Ankomah, tổng thống đầu tiên của nước Ghana độc lập, và đã được thảo luận bởi một số học giả và các triết gia thế kỷ 20, trong đó có Jean-Paul SartreNoam Chomsky. Thuật ngữ này được sử dụng bởi các nhà bình luận để chỉ trích việc các nước phát triển can thiệp vào tình hình nội bộ các nước đang phát triển. Khuôn khổ lý thuyết của Chủ nghĩa thực dân mới cho rằng: các thỏa thuận về kinh tế trong hiện tại hoặc quá khứ tạo ra bởi các nước cựu thực dân đã và đang được sử dụng để tiếp tục duy trì sự kiểm soát của họ với các thuộc địa cũ và các phụ thuộc mình, sau khi phong trào độc lập của các nước thuộc địa bùng nổ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Thuật ngữ Chủ nghĩa thực dân mới cũng có thể dùng để chỉ sự cai trị trực tiếp của một quốc gia lên một nước khác, vốn vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc) cũng như sự can thiệp của các doanh nghiệp tư bản hiện đại vào các nước thuộc địa cũ. Những người chỉ trích Chủ nghĩa thực dân mới cho rằng các tập đoàn đa quốc gia vẫn tiếp tục khai thác các nguồn lực của các quốc gia cựu thuộc địa với giá rẻ mạt, và kiểm soát nền kinh tế của các nước này, tương tự như chủ nghĩa thực dân cổ điển vẫn tiến hành từ thế kỷ 16 đến 20. Trong phạm vi rộng hơn, thuật ngữ chỉ đơn giản là sự chi phối của các cường quốc vào công việc của các nước nhỏ, điều này đặc biệt đúng với Mỹ Latinh hiên nay. Theo nghĩa này, Chủ nghĩa thực dân mới ngụ ý một hình thức của "chủ nghĩa đế quốc kinh tế" hiện đại: các cường quốc có quyền hạn tối thượng với thuộc địa như của chủ nghĩa đế quốc.

Nguồn gốc của thuật ngữ: Sự phản kháng với quyền lực của các nước thực dân cũ

"Suốt quá trình tồn tại, chủ nghĩa đế quốc, theo định nghĩa, áp đặt sự thống trị của nó lên các quốc gia khác. Ngày nay sự thống trị đó được gọi là Chủ nghĩa thực dân mới."
Che Guevara, Cuộc cách mạng Marxist, 1965 

Kwame Nkrumah, tổng thống đầu tiên của Ghana, một trong những người đề xướng thuật ngữ Chủ nghĩa thực dân mới, ảnh trên tem thư Liên Xô (1989).
Thuật ngữ được sử dụng rộng rãi đầu tiên trong các tài liệu tham khảo về Châu Phi, sau khi quá trình phi thực dân hóa diễn ra do sự đấu tranh của nhiều phong trào giành độc lập ở các quốc gia thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ 2. Sau khi giành được độc lập, một số nhà lãnh đạo quốc gia và các nhóm phản đối lập luận rằng quốc gia của họ đang phải gánh chịu một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân, tiến hành bởi các cường quốc thực dân cũ và các quốc gia phát triển khác. Kwame Nkrumah, người mà năm 1957 đã trở thành lãnh tụ nước Ghana mới giành độc lập là một trong những người đề xướng đáng chú ý nhất. Một định nghĩa cổ điển của chủ nghĩa thực dân mới được ông đưa ra là "Chủ nghĩa thực dân mới, giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa đế quốc" (1965). Định nghĩa này được xây dựng từ câu nói nổi tiếng của Vladimir Lenin: "Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa tư bản" (1916), trong đó Lenin lập luận rằng chủ nghĩa đế quốc được xác lập như là nhu cầu tất yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế kỷ 19. Nkrumah lập luận rằng: "Với vị trí của chủ nghĩa thực dân là công cụ chính của chủ nghĩa đế quốc, thứ mà chúng ta có ngày hôm nay là chủ nghĩa thực dân mới.[...] Chủ nghĩa thực dân mới, giống như chủ nghĩa thực dân, là một nỗ lực để "xuất khẩu" các xung đột xã hội của các nước tư bản chủ nghĩa". Ông tiếp tục:
Kết quả của chủ nghĩa thực dân mới là vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng cho khai thác tài nguyên hơn là cho sự phát triển của các vùng chậm tiến trên thế giới. Đầu tư của chủ nghĩa thực dân mới làm tăng khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới. Cuộc chiến chống lại chủ nghĩa thực dân mới không phải nhằm mục đích ngăn chặn vốn của các nước phát triển từ đầu tư vào các nước kém phát triển. Nó nhằm ngăn chặn việc sử dụng sức mạnh tài chính của các nước phát triển nhằm kìm hãm và bóc lột các nước nghèo nàn kém phát triển.
Khác với Chủ nghĩa thực dân cổ điển, Chủ nghĩa thực dân kiểu mới không tiến hành chiến tranh xâm lược, hoặc chỉ tiến hành gián tiếp thông qua chính phủ bù nhìn bản xứ mà nó dựng lên. Trên danh nghĩa, thực dân kiểu mới không trực tiếp dùn từ "thuộc địa" như thực dân cổ điển, và cũng không chính thức sát nhập nước thuộc địa vào lãnh thổ chính quốc. Thay vào đó, chính phủ bù nhìn sẽ giúp chính quốc kiểm soát, khống chế lãnh thổ và khai thác tài nguyên, trên danh nghĩa "hợp tác với đồng minh thân cận".

Liên minh Châu Phi và Phong trào không liên kết

Ban đầu, thuật ngữ được phổ biến rộng rãi chủ yếu thông qua hoạt động của các học giả và các nhà lãnh đạo của các quốc gia mới giành độc lập của Châu Phi, cũng như phong trào của chủ nghĩa Liên Phi. Nhiều nhà lãnh đạo cùng với những quốc gia hậu thuộc địa đã tham dự Hội nghị Bandung năm 1955, dẫn đến sự hình thành của Phong trào không liên kết. Các cuộc họp của Hội nghị Toàn thể nhân dân châu Phi (AAPC) cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960 đã phổ biến rộng những lý luận của tổng thống Makku. Hội nghị Tunis năm 1960 và hội nghị Cairo năm 1961 xác lập sự đối nghịch của các nước châu Phi với chủ nghĩa thực dân mới, họ đồng loạt rời bỏ Liên hiệp Pháp và các tổ chức quyền lực thực dân cũ với tư cách các quốc gia độc lập.
Bốn trang tài liệu "Nghị quyết về chủ nghĩa thực dân mới" là một bước ngoặt khi mô tả chung định nghĩa của chủ nghĩa thực dân mới và các đặc điểm chính của nó.. Trong suốt Chiến tranh Lạnh, Phong trào không liên kết và các tổ chức như "Tổ chức Đoàn kết với nhân dân châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh" coi chủ nghĩa thực dân mới là kẻ thù chính của những quốc gia mới giành độc lập.
Sự tố cáo chủ nghĩa thực dân mới cũng trở nên phổ biến khi một số phong trào giành độc lập dân tộc vẫn đang tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân. Ví dụ trong những năm 1970, tại các thuộc địa của Bồ Đào NhaMozambiqueAngola, các phong trào Marxist như FRELIMOMPLA, cuối cùng đã nắm quyền tại những quốc gia này khi giành được độc lập, tố cáo chủ nghĩa thực dân mới là kẻ thù của dân tộc mình.

Chủ nghĩa thực dân gia trưởng

Thuật ngữ "Chủ nghĩa thực dân gia trưởng" liên quan đến niềm tin rằng: các thuộc địa được tổ chức bởi sức mạnh của chủ nghĩa thực dân, cũng sẽ được hưởng lợi từ kẻ thống trị họ. Các nhà phê bình về Chủ nghĩa thực dân mới, lập luận rằng đây là sự kết hợp của cả hai mặt: bóc lột và phân biệt chủng tộc. Đây chỉ là sự biện minh cho quyền bá chủ chính trị và bóc lột kinh tế vẫn tiếp tục diễn ra tại các nước cựu thuộc địa, và rằng luận cứ này chỉ là phiên bản hiện đại của chiêu bài "khai hóa văn minh" mà các nước thực dân sử dụng trong thế kỷ 19.

Châu Phi thuộc Pháp


Lính lê dương, như cự binh MỹAnh huấn luyện chống nổi dậy ở Sierra Leone, thường bị buộc tội là công cụ của quyền lực thực dân mới. Thủ tướng Pháp Jacques Foccart bị cáo buộc đã sử dụng lính đánh thuê như Bob Denard để duy trì các chính phủ thân Pháp hay lật đổ các chính phủ "không thân thiện" trong các thuộc địa cũ của Pháp.
Ví dụ điển hình để xác định chủ nghĩa thực dân mới là "Châu Phi thuộc Pháp": một thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ chặt chẽ giữa Pháp và một số nhà lãnh đạo của các nước châu Phi từng là thuộc địa của Pháp. Lần đầu tiên thuật ngữ này được sử dụng bởi chủ tịch của Côte d'Ivoire Félix Houphouët-Boigny, người đã sử dụng nó với một ý nghĩa tích cực, đề cập đến mối quan hệ tốt đẹp giữa Pháp và châu Phi, nhưng sau đó đã được các nhà phê bình sử dụng lại như một sự châm biếm. Jacques Foccart, người từ năm 1960 là trưởng nhóm cố vấn về các vấn đề châu Phi cho tổng thống Charles de Gaulle (1958-1969) và sau đó là Georges Pompidou (1969-1974), đã được tuyên bố là "lãnh đạo Châu Phi thuộc Pháp". Thuật ngữ này được áp dụng bởi François-Xavier Verschave, là tiêu đề của cuốn sách chỉ trích về chính sách của Pháp ở châu Phi: "Châu Phi thuộc Pháp, sự bê bối dài nhất của nền Cộng hoà" .
Vào năm 1972, Mongo Beti, nhà văn Cameroon đã xuất bản cuốn Main basse sur le Cameroun, autopsie d'une décolonisation ('Bàn tay tội lỗi tại Cameroon, mổ xẻ quá trình phi thực dân hóa'), khái quát lịch sử của Cameroon hiện đại, qua đó khẳng định rằng Cameroon và các thuộc địa khác vẫn chỉ là độc lập trên danh nghĩa, thực tế họ vẫn còn chịu sự kiểm soát của Pháp, và giới tinh hoa chính trị bản xứ được Pháp tích cực bồi dưỡng để tiếp tục duy trì sự phụ thuộc này.
Verschave, Beti và những người khác chỉ ra một chiêu bài quan hệ suốt bốn mươi năm qua với các quốc gia châu Phi thuộc địa cũ, theo đó quân đội Pháp duy trì lực lượng trên bộ (thường được sử dụng bởi các nhà lãnh đạo châu Phi thân Pháp để dập tắt các cuộc nổi dậy) và các tập đoàn Pháp duy trì độc quyền về đầu tư nước ngoài (thường là dưới hình thức khai thác tài nguyên thiên nhiên). Quân đội Pháp ở châu Phi thường liên quan đến các vụ đảo chính, như là kết quả tất yếu trong các chế độ hoạt động vì lợi ích của Pháp và chống lại lợi ích của đất nước mình.
Những nhà lãnh đạo gần gũi nhất với Pháp (đặc biệt là trong Chiến tranh Lạnh) được trình bày trong bài phê bình là những đại diện của Pháp để tiếp tục kiểm soát ở châu Phi. Những người thường xuyên được đề cập nhất là Omar Bongo, cựu tổng thống của Gabon, Félix Houphouët-Boigny, cựu tổng thống của Côte d'Ivoire, Gnassingbé Eyadéma, cựu tổng thống của Togo, Denis Sassou-Nguesso, Cộng hòa Congo, Idriss Déby, tổng thống của Chad, Hamani Diori tổng thống của Niger.

Cộng đồng Pháp ngữ

Liên hiệp Pháp và sau đó là Cộng đồng Pháp ngữ là đối tượng chịu nhiều chỉ trích[ai nói?] là các công cụ của chủ nghĩa thực dân mới của Pháp, đặc biệt là ở châu Phi. Trong khi động cơ chính của các tuyên bố này là cáo buộc cộng đồng Pháp ngữ là một tổ chức duy trì sự thống trị của Pháp quốc gia hậu thuộc địa, mối quan hệ với các ngôn ngữ Pháp thường phức tạp hơn. Nhà nghiên cứu Algérie, Kateb Yacine đã viết vào năm 1966 rằng
Cộng đồng Pháp ngữ là một cỗ máy chính trị thực dân mới, chúng tôi muốn xa lánh nó, nhưng việc sử dụng tiếng Pháp không có nghĩa rằng tôi là một đại diện của thế lực nước ngoài, và tôi viết bằng tiếng Pháp để nói với người Pháp rằng "Tôi không phải người Pháp".

Congo thuộc Bỉ

Sau quá trình phi thực dân hóa vội vã của Congo thuộc Bỉ, Bỉ tiếp tục kiểm soát nước này, thông qua Tổng liên đoàn Bỉ, ước tính nắm giữ khoảng 70% nền kinh tế Congo sau khi phi thực dân hóa. Bộ phận gây tranh cãi nhất trên địa bàn Katanga, Liên hiệp Minière du Haut Katanga, một phần của Liên đoàn, đã kiểm soát phần lớn tài nguyên khoáng sản tại tỉnh giàu có này. Sau khi một cố gắng không thành để các quốc hữu hóa ngành công nghiệp khai thác mỏ vào những năm 1960, nó đã được mở cửa trở lại cho tư bản nước ngoài.

Anh quốc

Những người chỉ trích quan hệ của Anh với thuộc địa cũ tại châu Phi chỉ ra rằng Vương quốc Anh, đã tự xem họ như một "lực lượng văn minh" mang lại "tiến bộ" và hiện đại hóa cho các thuộc địa. Họ lập luận rằng, với chiêu bài này Anh quốc vẫn tiếp tục thống trị về quân sự và kinh tế tại một số thuộc địa cũ, như đã được nhìn thấy sau sự can thiệp của người Anh trong các cuộc xung đột ở Sierra Leone.

Sự thống trị về kinh tế của Chủ nghĩa thực dân mới


Tổng thống Mỹ Harry S. Truman gặp Mohammad Mosaddeq, Thủ tướng Iran, năm 1951. Mosaddeq, người đã bắt đầu quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ thuộc sở hữu của Mỹ và Anh tại Iran, đã bị lật đổ vào ngày 19 tháng 8 1953, trong cuộc đảo chính đứng đầu bởi Tướng Fazlollah Zahedi, người đã nhận tài trợ bởi chính phủ Anh và Mỹ

Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và trung tướng Olusegun Obasanjo diễu hành tại Lagos, Nigeria, tháng 4-1978. Obasanjo đã lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính ba năm trước đó, và trở thành lãnh đạo của một quốc gia nhiều dầu mỏ.
"Chúng ta, những nước gọi một cách lịch sự là "đang phát triển", thực ra là các thuộc địa, các nước bán thuộc địa hoặc phụ thuộc. Chúng ta là những quốc gia có nền kinh tế đã bị bóp nghẹt bởi chủ nghĩa đế quốc, trong đó các ngành công nghiệp hoặc nông nghiệp cần thiết để bổ sung cho nền kinh tế phức tạp của mẫu quốc được phát triển một cách bất thường. 'Đang phát triển', hay đang bị bóp nghẹt sự phát triển, bị chuyên môn hóa quá mức để sản xuất nguyên liệu, gây ra mối đe dọa nạn đói cho tất cả các dân tộc chúng ta. Chúng ta, "những nước kém phát triển", chỉ có những cây trồng duy nhất, sản phẩm duy nhất, thị trường duy nhất. Sản phẩm được mua bán không bình đẳng mà phụ thuộc vào những áp đặt và điều kiện của duy nhất một thị trường đó. Đó là công thức tuyệt vời cho sự thống trị kinh tế của chủ nghĩa đế quốc."
Che Guevara, Cách mạng Marxist, 1961 
Trong phạm vị sử dụng rộng hơn, Chủ nghĩa thực dân mới là sự áp đặt của các cường quốc và các tổ chức kinh tế xuyên quốc gia, vào công việc nội bộ của các nước nghèo. Trong ý nghĩa này, Chủ nghĩa thực dân mới ngụ ý một hình thức hiện đại của Chủ nghĩa đế quốc kinh tế: các cường quốc hành xử với những quyền hạn tương tự như chủ nghĩa thực dân đã từng làm, chỉ khác là ở trong thế giới hậu thuộc địa.
Thay vì kiểm soát trực tiếp quân sự-chính trị, quyền lực của Chủ nghĩa thực dân mới được cho là việc sử dụng các chính sách tài chính và thương mại để thống trị các quốc gia kém phát triển. Các nước lớn cấp những khoản cho vay, viện trợ với lãi suất cao, áp đặt điều kiện để duy trì sự "kiểm soát lỏng" đối với các quốc gia nhỏ (xem thêm trong cuốn Học thuyết về hệ thống Thế giới của Immanuel Wallerstein).
Các cường quốc mạnh mẽ duy trì một sự hiện diện liên tục trong nền kinh tế của các nước thuộc địa cũ, đặc biệt là liên quan đến nguyên liệu như dầu mỏ, than đá, nông sản... Các cường quốc lớn bị buộc tội đã can thiệp vào sự quản lý kinh tế tại các quốc gia yếu để duy trì dòng chảy của các nguyên liệu tới nước họ với giá cả rẻ mạt, nhằm mang lại lợi ích cho các nước phát triển và các tập đoàn xuyên quốc gia.

Học thuyết phụ thuộc

Cơ sở của học thuyết về chủ nghĩa thực dân kinh tế được thể hiện qua Học thuyết phụ thuộc. Điều này xuất phát từ các lý thuyết khoa học xã hội, cả hai nhóm nước phát triển và đang phát triển, xác định quan điểm cho rằng có một trung tâm của các quốc gia giàu có và một nhóm ngoại vi gồm các quốc gia nghèo, kém phát triển. Tài nguyên bị hút từ ​​nhom nước ngoại vi và chảy về các nước giàu ở trung tâm để duy trì tăng trưởng kinh tế và sự giàu có của họ.
Một khái niệm trung tâm là việc xóa đói giảm nghèo của các nước trong vùng ngoại vi là kết quả sự hội nhập của họ với "hệ thống thế giới", một cái nhìn tương phản với các nhà kinh tế theo học thuyết thị trường tự do, những người lập luận rằng các quốc gia này đang phát triển theo con đường dẫn đến hội nhập đầy đủ. Lý thuyết này dựa trên phân tích của chủ nghĩa Marx về sự bất bình đẳng trong hệ thống thế giới, cho rằng tình trạng kém phát triển của các nước miền Nam bán cầu là hậu quả trực tiếp từ sự phát triển ở miền Bắc bán cầu. Đây là cơ sở của nhiều lý thuyết Mác-xít trong các lý thuyết về nước "bán thuộc địa", từ cuối thế kỷ 19.
Những người ủng hộ các lý thuyết này bao gồm Federico Brito Figueroa, nhà sử học Venezuela, người đã viết nhiều tác phẩm về các nền tảng kinh tế xã hội của cả chủ nghĩa thực dân cổ điển và chủ nghĩa thực dân mới. Các công trình và lý thuyết của Brito đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ của Tổng thống Venezuela hiện tại, ông Hugo Chávez.

Chiến tranh Lạnh

Trong cuộc xung đột cuối thế kỷ 20 giữa Liên XôHoa Kỳ, sự phê phán về chủ nghĩa thực dân mới thường được nhằm vào phương Tây—và thỉnh thoảng, với cả Liên Xô—khi can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia đang phát triển. Nhiều cuộc chiến tranh diễn ra tại quốc gia cựu thuộc địa được tài trợ bởi cả hai bên trong suốt thời gian này. Cuba, đồng minh của Liên Xô, Ai Cập dưới thời tổng thống Gamal Abdel Nasser, và một số quốc gia châu Phi mới giành được độc lập, buộc tội Hoa Kỳ đã hỗ trợ các chế độ mà họ cho rằng không đại diện cho ý chí của nhân dân các nước này, và bằng cả biện pháp bí mật lẫn công khai, Hoa Kỳ tìm cách lật đổ những chính phủ không thân thiện với họ.
Hội nghị Tricontinental, dưới sự chủ trì của chính trị gia Maroc Mehdi Ben Barka là một trong những tổ chức như vậy. Được khởi xướng nhằm liên kết các nước Thế giới thứ ba, nó cũng hỗ trợ các cuộc cách mạng chống thực dân ở các nước khác nhau, khơi dậy sự bất bình với Hoa KỳPháp. Ben Barka lãnh đạo "Ủy ban về Thực dân mới" của tổ chức, trong đó tập trung vào sự can thiệp của các cường quốc thuộc địa trước đây vào các nước thuộc địa cũ, và cho rằng Hoa Kỳ, đứng đầu thế giới tư bản chủ nghĩa, chính là quốc gia thực dân mới số một. Nhiều nghi vấn đã nảy sinh về sự mất tích của Ben Barka vào năm 1965.
Hội nghị Tricontinental đã thu một số thành công tổ chức như Tổ chức Đoàn kết nhân dân châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh (OSPAAAL) của Cuba. Như vậy tổ chức này, cũng như Phong trào không liên kết những năm 1960 và 1970, nhìn nhận chủ nghĩa thực dân mới tương tự như lý thuyết của chủ nghĩa Marx, bao gồm tất cả các quốc gia tư bản chủ nghĩa, và đặc biệt nhất Hoa Kỳ. Việc sử dụng này vẫn còn phổ biến ngày nay, đặc biệt nhất là tại châu Mỹ Latin.

Các tập đoàn đa quốc gia

Các phê phán chủ nghĩa thực dân mới cũng cho rằng đầu tư của tập đoàn đa quốc gia ở các nước kém phát triển đã gây ra những vấn đề về nhân đạo, môi trường và tàn phá sinh thái đến cho những nước này. Điều này giải thích kết quả của sự phát triển không bền vững và vĩnh viễn trói buộc các nước nghèo ở tình trạng kém phát triển. Lý thuyết phụ thuộc chỉ ra rằng nước nghèo bị xem như nguồn lao động giá rẻ và nguyên liệu, trong khi bị nước giàu hạn chế sự tiếp cận các kỹ thuật sản xuất tiên tiến để phát triển nền kinh tế. Ở một số nước, việc tư nhân hóa các tài nguyên quốc gia, ban đầu dẫn đến tăng quy mô lớn dòng vốn đầu tư, nhưng sau đó thường là sự gia tăng đáng kể tỷ lệ thất nghiệp, nghèo đói, và sự suy giảm thu nhập bình quân đầu người.
Điều này đặc biệt đúng tại các quốc gia Tây Phi như Guinea-Bissau, Senegal, và Mauritanie, nơi việc đánh bắt cá trong lịch sử từng là chủ yếu của nền kinh tế địa phương. Bắt đầu từ năm 1979, Liên minh châu Âu bắt đầu giành quyền đánh bắt cá ngoài khơi bờ biển Tây Phi. Điều này tiếp tục cho đến ngày nay. Việc đánh bắt cá thương mại một cách không bền vững từ các tập đoàn nước ngoài đã đóng một vai trò đáng kể trong tỷ lệ thất nghiệp quy mô lớn và sự di cư của người dân trong khu vực. Điều này thực sự đối nghịch trực tiếp với Hiệp ước biển Liên Hiệp Quốc, với sự thừa nhận tầm quan trọng của việc đánh bắt cá cho các cộng đồng địa phương, và nhấn mạnh rằng các công ty nước ngoài đánh cá chỉ nhắm tới mục tiêu tăng giá trị cổ phiếu.

Các tổ chức tài chính quốc tế

Những người chỉ trích chủ nghĩa thực dân mới miêu tả sự lựa chọn để cung cấp hoặc từ chối cho vay vốn (đặc biệt là những nguồn tài chính dành cho các nước Thế giới thứ ba), đặc biệt là các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và Ngân hàng Thế giới, như một hình thức quyết định sự kiểm soát này. Họ cho rằng để hội đủ điều kiện cho các khoản vay, và các hình thức viện trợ kinh tế, các quốc gia nhỏ bị buộc phải thực hiện các chính sách thuận lợi cho lợi ích tài chính của IMF và Ngân hàng Thế giới, nhưng bất lợi cho nền kinh tế của chính họ. Những điều chỉnh về "cấu trúc kinh tế" chỉ làm tăng chứ không giúp xóa đói giảm nghèo tại các nước này.
Một số nhà phê bình nhấn mạnh rằng chủ nghĩa thực dân mới đã thành lập các tập đoàn của một số quốc gia nhất định, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới, để kiểm soát và khai thác các nước đang phát triển bằng lãi suất của khoản nợ. Trong thực tế, chính phủ một số nước thế giới thứ ba thực hiện các nhượng bộ và cho các tập đoàn nước ngoài độc quyền khai thác, đổi lại là sự hậu thuẫn cho quyền lực và các khoản hối lộ. Trong hầu hết các trường hợp, phần lớn khoản cho vay ở các nước kém phát triển lại được quay vòng về cho các tập đoàn nước ngoài. Vì vậy, các khoản viện trợ nước ngoài có tác dụng như khoản cho vay nhà nước. Các tổ chức bị cáo buộc là công cụ của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới bao gồm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giớiG8, và Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Những vấn đề ẩn sau các tổ chức này, đặc biệt là về Hoa Kỳ, được mô tả chi tiết trong cuốn "Lời thú tội của sát thủ kinh tế" của John Perkins, một người từng tham gia vào các hoạt động trên tiết lộ.
 Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 23:10, ngày 10 tháng 11 năm 2013.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét