Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 39

-Lãnh đạo cả một tỉnh thối, thối quá!
-Biết bao giờ đến được CNXH?

------------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                       Phanh phui khối tài sản khủng của gia đình bí thư Yên Bái Phạm Thanh Trà


                    Bộ công an SẼ THANH TRA biệt phủ của giám đốc công an tỉnh Yên Bái


Khối tài sản 'khủng' của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái

ĐS&PL 61 liên quan

Ông Phạm Sĩ Quý- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái sở hữu 2 ngôi nhà ở thành phố Yên Bái, một căn chung cư cao cấp ở Hà Nội , trang trại rộng 2 ha và một lô đất 1.000m2. Ngoài ra, ông Quý còn sở hữu một chiếc xe ô tô Camry, trị giá hơn 1 tỷ.
Báo VnExpress đưa tin, trong bản kê khai tài sản lãnh đạo được niêm yết công khai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái vào đầu năm 2017, tổng thu nhập của gia đình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái Phạm Sĩ Quý- em trai Bí thư tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà trong năm 2016 tăng lên một tỷ đồng so với 2015. Ông Quý giải thích vì có "thu nhập từ trang trại được nhận thừa kế của bố mẹ".
Gia đình ông Quý sở hữu 3 bất động sản ở tổ 51 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, gồm: công trình cấp 3 trên lô đất 600m2, ngôi nhà xây tạm trên diện tích 150m2 (trị giá 150 triệu đồng) cùng mảnh đất 1.000 m2 (trị giá 500 triệu đồng).
Sở hữu căn bộ 130m2 tại chung cư cao cấp Mandarin Garden (Hà Nội), giá trị khi mua 2,5 tỷ đồng. Tất cả đều đã được cấp sổ đỏ.
Gia đình ông Quý còn có trang trại diện tích 2ha (20.000m2), trị giá một tỷ đồng, được nhận thừa kế từ bố mẹ ruột trong năm 2016. Ngoài ra, ông Quý còn đứng tên sở hữu chiếc xe ô tô Camry, trị giá hơn 1 tỷ đồng.
Khoi tai san 'khung' cua Giam doc So Tai nguyen va Moi truong Yen Bai - Anh 1
Ông Phạm Sĩ Quý- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái. Ảnh: Báo Tiền Phong
Trả lời PV báo VnExpress, ông Hà Mạnh Cường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái cho biết, bản kê khai năm 2016 của ông Quý và các cán bộ lãnh đạo do "về cơ bản không ai có ý kiến phản hồi" nên sau khi niêm yết đã gửi về Ban tổ chức tỉnh ủy lưu giữ và kiểm tra. Đây là việc kê khai định kỳ hàng năm, không có gì bất thường.
Theo báo Tuổi Trẻ, vào chiều ngày 29/6, trả lời báo chí, ông Quý cho biết Thanh tra Chính phủ đã đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh làm việc, thu thập tài liệu để làm rõ nguồn gốc tài sản mà gia đình ông đang sở hữu, làm rõ quá trình chuyển đối 13.000m2 đất rừng sang đất ở cũng như việc kê khai tài sản của cá nhân ông.
Ông Quý cho hay, để mua được khu đất trên ông đã phải vay mượn của anh em bạn bè và vay ngân hàng gần 20 tỷ đồng.
"Đây còn là kết quả của cả một quá trình tôi lam lũ đi làm từ thời trẻ, nỗ lực vươn lên làm đủ thứ nghề rồi. Quá trình thời thanh niên tôi đi mua chổi đót, lá chít từ trên này xuống Hà Nội, đã có những lúc tôi lạc trong rừng, ngủ trong rừng. Từ ngày xửa xưa tôi còn làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá đỗ, tôi chả thiếu nghề gì trên đời.
Năm thứ 3 đại học tôi tôi cùng chung với bạn mở xưởng đóng giày ở Ngã Tư Sở. Mọi người đừng nhìn ở hình ảnh ngày hôm nay mà nên tìm hiểu cả quá trình", ông Quý cho hay.
Khoi tai san 'khung' cua Giam doc So Tai nguyen va Moi truong Yen Bai - Anh 2
Khu biệt thự "khủng" của em trai Bí thư tỉnh Yên Bái. Ảnh: Báo Dân Trí
Cũng theo ông Quý, với số tiền 20 tỷ đồng vay của ngân hàng, ông dùng để làm trang trại nuôi cá, lợn, gà và cây cảnh.
Trước đó, chiều ngày 27/6, tổ công tác của Thanh tra Chính phủ đã lên Yên Bái công bố quyết định thanh tra thông tin về tài sản, đất đai của gia đình ông Quý.
Trả lời báo chí, ông Phạm Trọng Đạt- Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho biết, việc thanh tra khối tài sản của gia đình ông Quý là thẩm quyền của Thanh tra tỉnh. Tuy nhiên, do ông Quý là em trai của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà, nên Chủ tịch tỉnh đã có văn bản đề nghị Chính phủ vào cuộc giúp để đảm bảo công tâm. Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ thực hiện công việc này và Cục chống tham nhũng sẽ đứng ra chủ trì thanh tra.
Nội dung thanh tra bao gồm làm rõ 2 nội dung chính. Thứ nhất là việc quy hoạch, sử dụng đất đai, chuyển đổi đất ở diện tích xây dựng các công trình của gia đình ông Phạm Sỹ Quý được thực hiện như thế nào. Tiếp theo, làm rõ khối tài sản "khủng" của gia đình giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường từ đâu mà có.
Ông Đạt cho hay cuộc thanh tra sẽ diễn ra trong 15 ngày và có thể kéo dài hơn, nhưng dự kiến trong tháng 7 Thanh tra Chính phủ sẽ có kết luận. Ông Đạt cũng khẳng định, đoàn thanh tra sẽ tác nghiệp độc lập, nghiêm túc với từng đầu việc, từng hồ sơ, tài liệu liên quan và không chịu bất cứ một áp lực, tác động nào. Nếu Đoàn thanh tra phát hiện ra sai phạm trong quản lý đất đai, sử dụng, chuyển đổi đất và tài sản không minh bạch của giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường thì sẽ có kiến nghị với UBND Tỉnh xem xét, giải quyết và có biện pháp xử lý nghiêm.
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng nhấn mạnh, dù ông Quý là em trai của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhưng đoàn thanh tra không có sức ép nào cả.
"Không có sức ép nào cả. Bất cứ đối tượng thanh tra là ai, cứ việc của mình chúng tôi làm thôi", báo Dân Trí dẫn lời ông Đạt.
(Tổng hợp)
Hoàng Yên

 

Nhà báo Lê Duy Phong khai nhận 200 triệu đồng từ Giám đốc Sở KH-ĐT Yên Bái

28/06/2017 11:00

(NLĐO)- Bộ Công an sáng 28-6 thông tin theo khai nhận của nhà báo Lê Duy Phong, trước khi Phong bị bắt, ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Yên Bái, vào ngày 16-6 đã chuyển 200 triệu đồng cho Phong.

Sáng 28-6, tại buổi họp báo thường kỳ 6 tháng đầu năm của Bộ Công an, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan tới việc bắt giữ nhà báo Lê Duy Phong, Trưởng ban Bạn đọc Báo Giáo dục Việt Nam, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, cho biết hiện Công an tỉnh Yên Bái đang tạm giữ ông Lê Duy Phong để điều tra về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Tướng Đỗ Kim Tuyến thông tin đến nay Bộ Công an đã có báo cáo ban đầu của Công an tỉnh Yên Bái.
Theo đó, ngày 22-6, Công an TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) qua nhận thông tin đã tiến hành kế hoạch điều tra tạm giữ phóng viên Lê Duy Phong về lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo điều 280 Bộ Luật hình sự.
Nhà báo Lê Duy Phong khai nhận 200 triệu đồng từ Giám đốc Sở KH-ĐT Yên Bái - Ảnh 1.
Hình ảnh về vụ bắt giữ ông Lê Duy Phong những thứ vật chứng được coi là tang vật của vụ việc - Ảnh Công an Yên Bái cung cấp
Quá trình điều tra đến nay, báo cáo ban đầu của Công an Yên Bái, ngày 16-6, phóng viên Lê Duy Phong đã lên Yên Bái và gặp ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch- Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Yên Bái để làm việc, nêu một số vấn đề tồn tại của cơ quan này.
Trong khi làm việc, phóng viên Lê Duy Phong đã yêu cầu ông Vũ Xuân Sáng chuyển tiền 200 triệu đồng. Tại thời điểm đó, do chưa đủ tiền nên ông Sáng mới chỉ chuyển 100 triệu đồng, sau đó chuyển 100 triệu đồng nữa. Đến 22-6, phóng viên Lê Duy Phong bị phát hiện, bắt giữ. Cơ quan công an cho rằng việc ông Phong nhận tiền từ ngày 16-6 nên hành vi phạm tội đã hoàn thành.
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết sở dĩ không rút vụ án về Bộ Công an để điều tra theo yêu cầu vì tính chất vụ này không thuộc thẩm quyền của Bộ Công an. "Tuy nhiên, Bộ Công an sẽ cử tổ giám sát việc điều tra của Công an tỉnh Yên Bái để vụ án được khách quan. Bộ Công an sẽ theo sát để đảm bảo đúng quy trình, pháp luật"-Trung tướng Đỗ Kim Tuyến nói.
Trả lời câu hỏi của Báo Người Lao Động về việc ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở KH-ĐT, chuyển 200 triệu đồng cho nhà báo để không đưa tin tiêu cực có bị xem xét không, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết đây mới là báo cáo ban đầu. "Còn có xem xét hành vi đưa hối lộ hay không, nếu đủ căn cứ thì sẽ xử lý hình sự. Tuy nhiên, hiện nay vẫn đang trong quá trình điều tra nên chúng tôi chưa thể nói gì thêm"-Trung tướng Tuyến khẳng định.
N.Quyết

Bộ Công an xem xét thanh tra “biệt phủ” của Giám đốc Công an Yên Bái

Dân trí Trước dư luận xôn xao về “biệt phủ” của Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, Chánh Thanh tra Bộ Công an khẳng định, Bộ sẽ xem xét, nếu đủ căn cứ sẽ tiến hành thanh tra.



Trung tướng Nguyễn Văn Lưu - Chánh Thanh tra Bộ Công an trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề tài sản của Giám đốc Công an Yên Bái
Trung tướng Nguyễn Văn Lưu - Chánh Thanh tra Bộ Công an trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề tài sản của Giám đốc Công an Yên Bái

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về khối tài sản “khủng” được cho là của Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu - Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái.
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công an sáng 28/6, PV Dân trí đặt câu hỏi, Bộ Công an có tiến hành thanh tra, kiểm tra khối tài sản này như Thanh tra Chính phủ đang thực hiện đối với khối tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Yên Bái Phạm Sỹ Quý?
Trung tướng Nguyễn Văn Lưu - Chánh Thanh tra Bộ Công an - cho hay, Bộ mới chỉ nhận được thông tin trên qua báo chí.
“Bộ sẽ tiến hành nắm tình hình, căn cứ luật thanh tra và các quy định của Chính phủ về kê khai, minh bạch tài sản, nếu đủ căn cứ sẽ tiến hành thanh tra, làm rõ. Khi có kết luận thanh tra, Bộ sẽ có thông tin chính thức tới các cơ quan báo chí.” - Chánh Thanh tra Bộ Công an khẳng định.
Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu được cho là sở hữu một khu "biệt phủ" thuộc hàng lớn nhất tỉnh Yên Bái, nằm trên một quả đồi, cạnh đường đôi Nguyễn Tất Thành, tổ 44, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.
Liên quan đến khối tài sản của gia đình ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đang tiến hành thanh tra, làm rõ nguồn gốc khối tài sản này.
Theo ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - thẩm quyền thanh tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý thuộc tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, do ông Phạm Sỹ Quý là em trai của bà Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái - nên để đảm bảo tính khách quan, minh bạch thông tin với dư luận, Yên Bái đã đề nghị cơ quan trung ương vào cuộc.
Tổng Thanh tra Chính phủ đã giao Cục Chống tham nhũng thực hiện việc thanh tra khối tài sản của gia đình ông Phạm Sỹ Quý sau những lùm xùm thời gian vừa qua.
Tiến Nguyên

Ông Lê Duy Phong bị thu hồi thẻ nhà báo

 - Bộ TT&TT vừa có quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Lê Duy Phong, công tác tại báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Theo quyết định, Bộ TT&TT yêu cầu thu hồi thẻ nhà báo của ông Lê Duy Phong được cấp tại báo điện tử Giáo dục Việt Nam, vì ông Phong đã bị cơ quan tố tụng khởi tố bị can về tội "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
Đồng thời yêu cầu Tổng biên tập báo có trách nhiệm thu hồi thẻ này nộp về Bộ TT&TT trước ngày 12/7.
tống tiền, Lê Duy Phong, báo Giáo dục Việt Nam, bắt nhà báo, thu thẻ nhà báo, Yên Bái
Lê Duy Phong cùng tang vật vụ án
Trước đó, vào ngày 22/6, cơ quan CSĐT Công an TP Yên Bái bắt Lê Duy Phong (32 tuổi, ở Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, thường trú tại phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội), Trưởng ban Bạn đọc, báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Ngày 23/6, Công an TP Yên Bái ra các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Lê Duy Phong vì có hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để chiếm đoạt tài sản của một doanh nghiệp tại tổ 66, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái.

Công an Yên Bái: Nhà báo Lê Duy Phong từ chối luật sư bào chữa

Yên Bái thông báo việc cơ quan điều tra "từ chối cấp giấy" cho luật sư là do bị can Lê Duy Phong chưa muốn có người bảo vệ quyền lợi.

cong-an-yen-bai-nha-bao-le-duy-phong-tu-choi-luat-su-bao-chua
Bị can Lê Duy Phong khi bị bắt quả tang nhận tiền tại quán ăn. Ảnh: Công an nhân dân
Ngày 29/6, Công an thành phố Yên Bái có văn bản gửi luật sư Nguyễn Văn Kiệm (Văn phòng Luật sư Phạm Sơn, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) thông báo bị can Lê Duy Phong (32 tuổi, Trưởng ban bạn đọc báo điện tử Giáo dục Việt Nam) từ chối mời luật sư bào chữa. Vì thế, Cơ quan điều tra không cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ông Kiệm.
"Bị can Lê Duy Phong thấy chưa cần thiết phải có luật sư tham gia và có đơn từ chối luật sư", Công an thành phố Yên Bái thông báo.
Trao đổi với báo chí khi nhận "Thông báo về việc từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa", luật sư Kiệm cho rằng "chưa thấy có căn cứ khẳng định Lê Duy Phong bị công an gây sức ép".
"Việc từ chối luật sư của bị can là điều bình thường, có thể sau này sẽ thay đổi", ông Kiệm nói và cho biết gia đình Lê Duy Phong đã mời ông tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ngay từ giai đoạn điều tra.
Ngày 22/6 tại Yên Bái, Lê Duy Phong bị Công an thành phố này bắt quả tang nhận 50 triệu đồng từ một doanh nghiệp trong nhà hàng. Một ngày sau, Lê Duy Phong bị Công an thành phố Yên Bái khởi tố, tạm giam về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Ngày 28/6, tại cuộc họp báo ở Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát cho biết hôm 16/6, Lê Duy Phong cũng tới tỉnh Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng (Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư) nêu một số vi phạm của Sở, yêu cầu đưa 200 triệu đồng để giải quyết vụ việc. Ông Sáng không có đủ tiền nên giao trước 100 triệu đồng. Số tiền còn lại đã được chuyển nốt vào buổi chiều. Nhà chức trách đang làm rõ có hay không dấu hiệu hối lộ nhà báo trong vụ việc này.
Luật sư Kiều Anh Vũ cho biết, điểm b mục 2 phần II Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP ngày 2/10/2004 của Toà án Nhân dân Tối cao quy định: Bị can, bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì chỉ có họ mới có quyền lựa chọn người bào chữa.
Trong trường hợp người thân thích hoặc người khác lựa chọn (nhờ) người bào chữa cho họ, thì vẫn phải hỏi ý kiến và được đồng ý. Phải có được sự chấp thuận của bị can, bị cáo, luật sư mới được tham gia.

Video: Bộ Công an sẽ thanh tra nếu phát hiện tài sản khủng của Giám đốc Công an Yên Bái 
Bá Đô

Bộ Công an nói về việc bắt nhà báo Lê Duy Phong


In bài viết
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an
  Bộ Công an đã chính thức lên tiếng về việc CA TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái khởi tố, bắt giữ nhà báo Lê Duy Phong - Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Sáng 28.6, Bộ Công an đã tổ chức buổi họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm 2017. Buổi họp báo diễn ra với sự quan tâm của báo chí về hàng loạt các vấn đề nóng trong thời gian qua, đặc biệt là vụ việc Công an TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái bắt giữ nhà báo Lê Duy Phong - Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an cho biết, các vấn đề thời gian qua báo chí nêu cho thấy đang rất nóng. Các sự việc đều có 2 mặt.
Ông Tuyến cho biết việc Công an TP.Yên Bái khởi tố, tạm giam để tiến hành điều tra do nhà báo vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Công an TP.Yên Bái. Hiện nay, Bộ đã chính thức nhận được báo cáo của Công an tỉnh Yên Bái. Theo đó, ngày 22.6, Công an TP.Yên Bái nhận được thông tin từ quần chúng nên đã tiến hành điều tra, bắt giữ nhà báo Duy Phong để làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản theo điều 280. 
Cũng theo ông Tuyến, trước đó vào ngày 16.6, nhà báo Lê Duy Phong đã lên Yên Bái gặp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh này là Vũ Xuân Sáng và trao đổi thông tin về những sai phạm của sở. Đồng thời, nhà báo Lê Duy Phong đã đưa ra một số thông tin để giải quyết và yêu cầu ông Sáng chuyển 200 triệu đồng để không đăng tải thông tin trên báo. Sau đó, ông Sáng đã chuyển cho nhà báo Lê Duy Phong 100 triệu đồng trong buổi sáng 16.6 do không đủ tiền. Chiều cùng ngày, ông Sáng đã chuyển 100 triệu còn lại cho Lê Duy Phong.
Như vậy, hành vi phạm tội của nhà báo Lê Duy Phong đã được hoàn thành. Đó là kết quả điều tra ban đầu, hiện nay các cơ quan điều tra đang tiếp tục điều tra.
Phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi về việc ông Sáng có những vi phạm gì? Tại sao lại chuyển tiền cho nhà báo Lê Duy Phong? Khi chuyển tiền cho nhà báo, ông Sáng không thông báo cho cơ quan công an, liệu hành vi đưa tiền cho nhà báo của ông Sáng có vi phạm pháp luật hay không?
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho hay, việc này đang được cơ quan điều tra tiến hành điều tra làm rõ về động cơ và mục đích đưa tiền. Nếu ông Sáng có sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Về việc dư luận cho rằng Công an TP.Yên Bái điều tra sẽ không đảm bảo khách quan, trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho hay, hiện Bộ Công an đã cử cán bộ lên Yên Bái thực hiện giám sát công tác điều tra vụ việc để đảm bảo tính khách quan.
Về "biệt phủ" của Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái Đặng Trần Chiêu, liệu Thanh tra Bộ có tiến hành thanh tra hay không khi báo chí phản ánh thông tin? Đại diện Bộ Công an cho hay, hiện nay Bộ mới chỉ nắm thông tin qua kênh báo chí. Sắp tới đây, Thanh tra Bộ sẽ tiếp tục nắm thêm thông tin, tài liệu. Từ đó, dựa trên các quy định của pháp luật có thể sẽ tiến hành thanh tra một cách khách quan, công tâm. Sau khi có kết quả thanh tra sẽ công khai để báo chí và dư luận biết.
Như đã đưa tin, vào lúc 12 giờ 45 ngày 22.6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Yên Bái đã bắt ông Lê Duy Phong (32 tuổi, quê ở Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, thường trú tại phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội), Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, khi ông này được cho là có hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để chiếm đoạt tài sản của một doanh nghiệp tại một địa điểm thuộc tổ 66, phường Nguyễn Thái Học, TP.Yên Bái.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.Yên Bái (Yên Bái) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với nhà báo Lê Duy Phong - Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Ông Phong bị bắt về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Nam Phong
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 718

(ĐC sưu tầm trên NET

                                                Tin tức  Đông Tây 24 giờ ngày 29/6/2017

                                                     Let's cafe sáng ngày 29-6-2017
thời sự biển đông 30/6/2017


     Cậy To Con, Đông Người, có Vũ Khí gây sự với cao thủ VÕ THUẬT và cái kết nhận tiền Bảo Hiểm

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái kê khai sở hữu bao nhiêu tài sản?

Dân trí Theo nguồn tin riêng của PV Dân trí, ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái - đã kê khai tổng thu nhập trong năm 2016 quy đổi thành tiền Việt Nam tăng 1 tỷ đồng và đang sở hữu nhiều đất đai, trang trại, chung cư cao cấp ở Hà Nội và một ô tô Camry.
 >> “Không có sức ép nào” khi thanh tra tài sản em trai Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái
 >> Hình ảnh khu dinh thự “siêu khủng” của Giám đốc Sở ở Yên Bái


Ông Phạm Sỹ Quý- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái.
Ông Phạm Sỹ Quý- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái.

Nguồn tin của PV Dân trí khẳng định, trong thời gian từ cuối năm 2016 tới đầu năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái đã tiến hành công khai bản kê khai tài sản của lãnh đạo, cán bộ thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập trong toàn cơ quan.
Trong đó, bản kê khai tài sản, thu nhập của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái Phạm Sỹ Quý (SN 1971, hộ khẩu thường trú tại Tổ 51, phường Minh Tân, TP Yên Bái), được chú ý hơn cả.
Theo đó, ông Phạm Sỹ Quý kê khai nhà ở, công trình xây dựng (do bản thân, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên sở hữu hoặc sở hữu một phần) gồm: Nhà thứ nhất tại Tổ 51 phường Minh Tân (công trình cấp 3) có diện tích xây dựng 600m2 và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Nhà thứ hai tại khu chung cư Mandarin Garden (đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) rộng trên 130m2 với giá trị tại thời điểm xây dựng là 2,5 tỷ đồng, đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Công trình khác được ông Phạm Sỹ Quý kê khai gồm có: Nhà tạm diện tích xây dựng 150m2, giá trị 200 triệu đồng đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Đối với mục thông tin về quyền sử dụng đất, ông Quý kê khai sở hữu mảnh đất 1.000m2 trị giá 500 triệu đồng tại Tổ 51 phường Minh Tân, TP Yên Bái và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mục các loại đất khác, ông Quý kê khai có trang trai diện tích 2ha giá trị 1 tỷ đồng đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng. Bên cạnh đó, ông Quý cho biết đang sử dụng một ô tô Camry.
Riêng đối với mục thông tin “Tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam mà tổng giá trị quy đổi từ 50 triệu đồng trở lên” và “các khoản nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (nếu có)”, ông Phạm Sỹ Quý kê khai: “Không có”.
Trong phần giải trình sự biến động của tài sản, thu nhập, ông Phạm Sỹ Quý cho rằng trang trại rộng 2ha tại Tổ 51 phường Minh Tân được nhận thừa kế từ bố mẹ ruột trong năm 2016.
Ông Phạm Sỹ Quý kê khai, tổng thu nhập trong năm 2016 quy đổi thành tiền Việt Nam tăng 1 tỷ đồng. Đây là số tiền, theo ông Quý giải thích là “thu nhập các nguồn từ trang trại được nhận thừa kế từ bố mẹ năm 2016”.
Bản kê khai được lập ngày 20/12/2016 và đến ngày 22/12/2016, được Chánh văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Trọng Sơn tiếp nhận. Sau đó được lập biên bản với sự xác nhận của đại diện Văn phòng, Ban Thanh tra nhân dân, Công đoàn Sở Tài nguyên và Môi trường và cá nhân ông Phạm Sỹ Quý, rồi niêm yết công khai theo quy định.

Khu dinh thự của gia đình ông Phạm Sỹ Quý (Ảnh: Toàn Vũ)
Khu dinh thự của gia đình ông Phạm Sỹ Quý (Ảnh: Toàn Vũ)

Trước đó, trả lời PV Dân trí, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), khẳng định sẽ làm rõ những vấn đề báo chí, dư luận đặt ra trong thời gian qua, trong đó chú ý tới nguồn gốc hình thành những tài sản khá lớn của gia đình ông Phạm Sỹ Quý.
Trước thắc mắc về việc ông Phạm Sỹ Quý là em trai của Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà thì có gây ra sức ép cho đoàn thanh tra hay không, ông Phạm Trọng Đạt khẳng định: “Không có sức ép nào cả. Bất cứ đối tượng thanh tra là ai, cứ việc của mình chúng tôi làm thôi. Chủ tịch tỉnh Yên Bái làm công văn đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc đã cho thấy họ rất cầu thị, khách quan. Họ chủ động đề nghị Chính phủ, Trung ương giúp người ta, nên tôi cho rằng đó là việc làm minh bạch, khách quan. Ai làm người đó chịu, tôi thấy thế là đúng mức”.
Ông Đỗ Đức Duy- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cũng đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan chấp hành nghiêm túc yêu cầu của đoàn thanh tra tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái Phạm Sỹ Quý.
Thanh tra trong thời gian 15 ngày
Đoàn thanh tra của Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) sẽ tiến hành thanh tra việc quản lý đất đai, cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép của UBND tỉnh Yên Bái với thửa đất tại tổ 42 và tổ 52 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) của gia đình bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Phạm Sỹ Quý); đồng thời thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng chống tham nhũng đối với những người có nghĩa vụ phải kê khai về thửa đất trên.
Thời gian thanh tra dự kiến kéo dài trong 15 ngày. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2010 đến hết tháng 6/2017; khi cần thiết, có thể xem xét đến trước và sau thời kỳ nêu trên. Đoàn thanh tra gồm ông Phạm Trọng Đạt làm trưởng đoàn; ông Đặng Hùng Sơn - Phó Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng làm phó đoàn cùng các thanh tra viên của Thanh tra Chính phủ.

Thế Kha

Vì sao Việt - Trung hoãn giao lưu quốc phòng?


Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 29.6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã giải thích lý do chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung bị hoãn.
Trước đó, phóng viên quốc tế đề nghị Người phát ngôn cho biết vì sao Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến thăm VN từ 18 - 20.6 và giao lưu quốc phòng hai nước không diễn ra như dự kiến tại tỉnh Lai Châu (VN) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ 20 - 22.6.
Dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng, bà Lê Thị Thu Hằng cho hay, việc Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến thăm vì có “công việc đột xuất trong nước”. Người phát ngôn cho hay, Bộ Quốc phòng hai nước thống nhất tổ chức giao lưu quốc phòng biên giới vào dịp khác phù hợp hơn.
Tại họp báo, phóng viên cũng đặt vấn đề liệu việc ông Phạm Trường Long rời VN sớm hơn dự kiến có liên quan đến những căng thẳng gần đây trên biển giữa hai nước hay không và vấn đề Biển Đông đã được đề cập ra sao trong các cuộc gặp trước đó của Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc với các nhà lãnh đạo Việt Nam? Trả lời câu hỏi trên bà Hằng cho biết, không có những thông tin về tình hình căng thẳng trên biển, cũng như thông tin về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ như phóng viên đề cập.
Trả lời câu hỏi về vụ việc một phụ nữ Việt Nam lấy chồng tại Hàn Quốc bị bố chồng sát hại, Người phát ngôn cho biết, theo thông tin từ Đại sứ quán VN tại Hàn Quốc, nạn nhân là chị Bùi Cát Hạ, vụ việc xảy ra tại quận Seongbuk (Seoul, Hàn Quốc).
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán VN tại Hàn Quốc làm việc với các cơ quan chức năng liên quan để xác minh thông tin. Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, cảnh sát Seoul đã bắt giữ đối tượng về hành vi giết người. Đại sứ quán cũng đã kịp thời có các hoạt động để bảo hộ công dân cần thiết để hỗ trợ gia đình nạn nhân như: cấp giấy chứng tử, cấp giấy nhập cảnh để đưa tro cốt nạn nhân về nước. Đại sứ quán VN đang theo dõi sát sao tình hình để đảm bảo xét xử đúng người đúng tội và bảo đảm quyền lợi của công dân.

Vì sao Việt - Trung hoãn giao lưu quốc phòng? - ảnh 1

tin liên quan

Việt - Trung đánh giá kết quả hợp tác quân đội hai nước
Chiều ngày 18.6, thượng tướng Phạm Trường Long và Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đến chào xã giao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trả lời câu hỏi đề nghị bình luận phiên tòa xét xử blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), đặc biệt là mức án 8 - 10 năm tù mà Viện kiểm sát đề nghị, Người phát ngôn cho biết, phiên tòa xét xử bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang diễn ra công khai đúng theo các quy định pháp luật Việt Nam. Hiện phiên tòa vẫn đang diễn ra và chưa có kết quả.
Về việc tổ chức Human Rights Watch kêu gọi trả tự do cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Người phát ngôn nhấn mạnh: như tại các nước khác trên thế giới thì tại Việt Nam mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. “Quá trình điều tra về vụ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã hoàn tất và hiện nay phiên tòa xét xử đang diễn ra”, bà Lê Thị Thu Hằng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Đức, Hà Lan và dự Hội nghị G-20

Tại họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, nhận lời mời của Thủ tướng CHLB Đức Angela Merkel và Thủ tướng Vương quốc Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân sẽ thăm chính thức CHLB Đức và tham dự hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại thành phố Hamburg, CHLB Đức từ ngày 5 - 8.7.2017 và thăm chính thức Vương quốc Hà Lan từ ngày 9 - 11.7.2017.
Trường Sơn

Iraq tuyên bố IS chính thức sụp đổ ở nước này

Dân trí Sau 8 tháng giao tranh quyết liệt với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), quân đội Iraq hôm qua đã giải phóng hoàn toàn thành phố Mosul bị chúng chiếm đóng làm thành trì. Thủ tướng Iraq cũng tuyên bố, IS chính thức sụp đổ ở nước này.
 >> Thành phố Mosul sắp được giải phóng sau 3 năm bị IS chiếm đóng
 >> Tiết lộ rợn người về “hộ chiếu lên thiên đàng” của IS



Quân đội Iraq đã giành lại thánh đường al-Nuri từ IS. (Ảnh: Reuters)
Quân đội Iraq đã giành lại thánh đường al-Nuri từ IS. (Ảnh: Reuters)

Reuters dẫn lời tư lệnh quân đội Iraq ngày 29/6 xác nhận đã giành lại Đại giáo đường al-Nuri bị IS chiếm đóng 3 năm qua. Đại giáo đường gần 850 năm tuổi al-Nuri cũng chính là nơi bị IS phá hủy hồi tuần trước mặc dù thánh đường này từng là nơi IS tuyên bố thành lập đế chế vào tháng 7/2014.
"Đế chế của chúng đã sụp đổ", Reuters dẫn lời người phát ngôn quân đội Yahya Rasool tuyên bố.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cũng tuyên bố rằng: “Việc giành lại thánh đường al-Nuri và tháp nghiêng al-Hadba đánh dấu sự chấm hết của IS”.
Giới chức Iraq hy vọng, chiến sự ở Mosul sẽ kết thúc trong vài ngày tới khi quân đội đánh đuổi những phiến quân cuối cùng vẫn cố thủ ở đây.
Cùng với thắng lợi trong chiến dịch chống IS ở Iraq, tại Syria, Lực lượng Dân chủ Syria do Mỹ hậu thuẫn hôm qua cũng tuyên bố đã bao vây hoàn toàn IS ở thành trì Raqqa sau khi chặn đường thoát cuối cùng của chúng. Liên quân do Mỹ đứng đầu cho biết, giành lại Raqqa sẽ là đòn giáng mạnh vào IS.
Theo Tổ chức giám sát nhân quyền Syria, thất bại nặng nề của IS thời gian gần đây khiến lãnh thổ chúng chiếm đóng đã giảm 60% so với cách đây 2 năm, trong khi nguồn tài chính cũng bị giảm 80% xuống còn 16 triệu USD/tháng. Tuy nhiên, hiện chúng vẫn kiểm soát các khu vực ở Iraq và Syria với tổng diện tích tương đương nước Bỉ.
Minh Phương
Theo BBC

Khu 'phố Tàu' ở Đà Nẵng chưa tháo dỡ xong dù đã hết thời gian gia hạn


Bên trong khu 'phố Tàu' trái phép bị buộc phải phá dỡ  /// Ảnh: Nguyễn Tú

Bên trong khu 'phố Tàu' trái phép bị buộc phải phá dỡ Ảnh: Nguyễn Tú
Chiều 29.6, UBND P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng cho hay dù đã quá thời hạn, nhưng Công ty TNHH Liên Hợp Thế Duy (Công ty Thế Duy) mới phá dỡ được 70% công trình 'khu phố Tàu' trái phép.
Theo Chủ tịch UBND P.Hòa Xuân Võ Linh Thể, phía Công ty Thế Duy tranh thủ tận dụng những vật tư, trang thiết bị còn sử dụng được nên quá trình tháo dỡ chậm, chính quyền địa phương vẫn thường xuyên giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện của Công Ty Thế Duy.
Ông Thể dự kiến việc tháo dỡ sẽ hoàn tất trong 2 ngày tới.

Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, công ty này thuê nhà kho 1.500 m2 ở địa chỉ 03 Phạm Hùng (P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ) của Công ty thương mại dịch vụ Việt May trong 5 năm, ý định tạo nên một phố cổ thu nhỏ mang phong cách Việt Nam, bán trà và nông sản với tên cửa hàng Hương Vị Việt.
Nhưng thực tế sau 3 tháng thi công chui, dãy phố giống hệt kiểu nhà Trung Quốc. Ngoài ra, Công ty Thế Duy còn thuê Công ty TNHH Overseas Travel Đà Nẵng (tầng 7 tòa nhà ABTel 280 - 282 Nguyễn Hữu Thọ, Q.Cẩm Lệ) để đưa 5 chuyên gia Trung Quốc, Đài Loan đến tư vấn tại khu phố.
Việc tổ chức du lịch trái phép và xây dựng trái phép này đã bị Q.Cẩm Lệ phát hiện vào ngày 9.3 và đình chỉ, xử phạt.
Phía Công ty Thế Duy xin giấy phép nhưng Sở Xây dựng không cấp, theo quy định trong vòng 60 ngày không cung cấp được giấy phép nên UBND P.Hòa Xuân yêu cầu tự phá dỡ.
Công ty TNHH Liên Hợp Thế Duy xin gia hạn đến 22.6 để nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu nên đến nay vẫn chưa phá dỡ hoàn tất.
Một số hình ảnh hiện trường đang phá dỡ:
Khu 'phố Tàu' ở Đà Nẵng chưa tháo dỡ xong dù đã hết thời gian gia hạn - ảnh 2
2 cổng vào ra của khu nhà kho Việt May, nơi Thế Duy thuê làm khu phố thu nhỏ được đập rộng để xe tải, xe ủi ra vào Ảnh: Nguyễn Tú
Khu 'phố Tàu' ở Đà Nẵng chưa tháo dỡ xong dù đã hết thời gian gia hạn - ảnh 3
Dãy nhà kho rộng 1.500 m2 của Việt May cho Thế Duy thuê 5 năm Ảnh: Nguyễn Tú
Khu 'phố Tàu' ở Đà Nẵng chưa tháo dỡ xong dù đã hết thời gian gia hạn - ảnh 4
Khu 'phố Tàu' ở Đà Nẵng chưa tháo dỡ xong dù đã hết thời gian gia hạn - ảnh 5
Hiện trường tiến độ tháo dỡ Ảnh: Nguyễn Tú
Khu 'phố Tàu' ở Đà Nẵng chưa tháo dỡ xong dù đã hết thời gian gia hạn - ảnh 6
Cột cờ, khu vực trung tâm nay bị đập phá Ảnh: Nguyễn Tú
Khu 'phố Tàu' ở Đà Nẵng chưa tháo dỡ xong dù đã hết thời gian gia hạn - ảnh 7
Toàn cảnh khu vực đang phá dỡ Ảnh: Nguyễn Tú
Khu 'phố Tàu' ở Đà Nẵng chưa tháo dỡ xong dù đã hết thời gian gia hạn - ảnh 8
Múc xà bần lên xe tải chở đi đổ Ảnh: Nguyễn Tú
Khu 'phố Tàu' ở Đà Nẵng chưa tháo dỡ xong dù đã hết thời gian gia hạn - ảnh 9
UBND P.Hòa Xuân cho rằng 2 ngày đến sẽ phá dỡ xong Ảnh: Nguyễn Tú


Nguyễn Tú

Giữa Sài Gòn, một cháu bé 3 lần bị bắt cóc

PHƯƠNG LOAN - LƯƠNG YẾN, Theo Pháp luật TPHCM 21:20 29/06/2017

Cường dụ dỗ trẻ em theo mình, cho ăn uống, chơi game và làm bình phong để mình chiếm đoạt tài sản.

Sáng 29-6, TAND quận Tân Bình, TP.HCM đã đưa vụ án Nguyễn Phú Cường bị truy tố tội chiếm đoạt trẻ em ra xét xử sơ thẩm và đã tuyên phạt Cường bốn năm tù. Tổng hợp hình phạt với hai bản án trước (mà Cường phải nhận trong thời gian điều tra vụ án này) là 10 năm.
Tại tòa, Cường cho rằng mình không có ý bắt cóc mà chỉ là do thương yêu cháu bé nên đưa đi ở cùng mình, cho ăn uống, chơi game.
Tuy nhiên, lời khai này của Cường đã bị bác bỏ bởi nếu thương yêu thì đã không dẫn cháu đi biệt 1-2 tháng cho chơi game làm dở dang việc học hành; nếu thương yêu thì đã không trộm cắp, cướp giật xe máy trước mặt cháu bé, nếu thương yêu thì đã không bắt cháu xa gia đình và làm bình phong cho Cường phạm tội.
Giữa Sài Gòn, một cháu bé 3 lần bị bắt cóc - Ảnh 1.
Nguyễn Phú Cường tại tòa sáng nay (29-6).
Cáo trạng xác định: Ngày 14-10-2015, chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm ở đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1, quận Tân Bình đến công an trình báo rằng tám ngày trước con trai chị là NTMT, học lớp 4 trường tiểu học gần nhà, đi học về thì bị mất tích.
Chị cũng nhớ lại là khoảng tháng 8-2015, một người đàn ông tên Cường nhiều lần nói với con chị là Cường làm cùng công ty với chị. Cường dụ dỗ con chị đi ăn trưa và nói dối là sẽ đưa đến chỗ mẹ làm nhưng thực tế lại đưa đi chỗ khác. Người này từng bắt con chị đi khoảng một tháng rồi gọi chị đến đón con ở Khu công nghiệp Tân Bình. Chị đến thì thấy con mình bơ vơ bên vệ đường Tây Thạnh.
Vài ngày sau, Cường đến gặp chị nói rằng trước đây Cường có người con không may bị tai nạn giao thông chết, khuôn mặt rất giống cháu T. Cường tha thiết xin nhận cháu T. làm con nuôi nhưng thực tế là Cường chưa có vợ con.
Lần thứ hai: Ngày 6-10-2015, cháu T. ở nhà xem ti vi một mình. Đến trưa bà ngoại đi chợ về thì không thấy cháu đâu. Gia đình tìm kiếm khắp nơi, đăng thông tin tìm kiếm trên báo và truyền hình.
Trong khi gia đình chị hoảng loạn, hang cùng ngõ hẻm tìm con thì cách đó hơn 20 km, tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Cường đưa cháu T. đến ở nhà trọ của mình. Ai hỏi về cháu, Cường cũng nói là con mình. Hằng ngày Cường dẫn cháu đến một quán nước, cho ăn uống rồi về.
Ngày 9-11-2015, Cường mượn xe máy của một khách trong quán nói là đi mua đồ ăn cho con. Người khách này thấy con của Cường còn ở quán nên tin tưởng đưa xe. Trước khi đi, Cường dặn cháu lát nữa đến tiệm Internet chờ Cường đón. Sau đó Cường đem xe máy này đi cầm được 15 triệu đồng.
Đến khoảng 11 giờ ngày 11-11-2015, Cường gọi chị Trâm đến quán cà phê gần một ngôi chùa đón con.
Lần thứ ba: Giữa tháng 11-2015, cháu T. đang chơi với ông ngoại ở chỗ ông sửa xe đường Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận. Cường tiếp tục xuất hiện, chở cháu đi chơi và không đưa về.
Hai tháng sau, Cường chở cháu đi trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp thì thấy một người đang say ngủ bên cạnh xe máy có cắm chìa khóa. Cường dừng lại và nói cháu T. coi xe. Cường mang xe của người này đi gửi rồi quay lại chở cháu T. Sau đó Cường liên hệ chủ xe yêu cầu chuộc. Đến điểm hẹn, thấy công an thì Cường bỏ chạy, để lại cháu T. Công an quận Gò Vấp đã gọi gia đình đến đón con về.
Tại CQĐT, Cường khai rằng sử dụng cháu T. để người khác tin tưởng là con mà bớt cảnh giác đối với Cường để Cường dễ dàng chiếm đoạt tài sản.
Quá trình bị Công an quận Tân Bình tạm giam để xử lý hành vi chiếm đoạt trẻ em, Cường cũng bị TAND TP.HCM kết án hai năm sáu tháng tù về tội cướp giật tài sản, TAND quận Gò Vấp kết án ba năm sáu tháng tù về tội trộm cắp tài sản vì những lần sử dụng cháu T. nhằm làm bình phong để chiếm đoạt tài sản. Trước đó, tháng 7-2014, Cường bị TAND quận Gò Vấp phạt một năm sáu tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cử tri nhập vai xe ôm vào sân golf Tân Sơn Nhất tìm chứng cứ

Thứ Năm, ngày 29/06/2017 13:36 PM (GMT+7)
Sự kiện:

Thời sự

Cử tri quận Tân Bình, TP HCM đã đóng vai xe ôm, xin việc để đột nhập sân golf Tân Sơn Nhất và ghi lại hình ảnh hoạt động bên trong.

Ngày 29-6, Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM gồm các đại biểu Nguyễn Văn Chương, Phan Nguyễn Như Khuê, Nguyễn Đức Sáu, Trần Kim Yến đã tổ chức buổi tiếp xúc cử tri quận Tân Bình.
Trong số 13 phát biểu của cử tri thì có đến 11 ý kiến bàn về sự tồn tại của sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất.
7 năm gửi hàng chục ngàn lá đơn
Mở đầu, cử tri Lê Văn Sang đề nghị phải đóng cửa ngay lập tức sân golf trong sân bay, không nên bàn lùi nữa. Suốt 7 năm qua, ông và nhiều cựu cán bộ sĩ quan liên tục làm đơn gửi đi khắp nơi để tìm mọi cách đánh động sự bất hợp lý của cái sân golf trong sân bay.
Cử tri nhập vai xe ôm vào sân golf Tân Sơn Nhất tìm chứng cứ - 1
Cử tri Lê Văn Sang bức xúc tình trạng sân golf Tân Sơn Nhất vẫn còn tồn tại.
Theo ông Sang, vừa qua, ông cùng một cử tri đã đóng vai làm xe ôm, xin việc để tìm cách đột nhập sân golf và một số quán nhậu, quán ăn để chụp hình quá trình hoạt động. "Đột nhập mới thấy sự khủng khiếp, biệt thự rất nhiều quán nhậu, quán ăn la liệt. Tất cả tôi chụp hình lại làm bằng chứng", cử tri Sang bày tỏ.
Cử tri nhập vai xe ôm vào sân golf Tân Sơn Nhất tìm chứng cứ - 2
Cử tri quận Tân Bình đã đóng nhiều vai gồm xe ôm, xin việc, giả điên để đột nhập sân golf Tân Sơn Nhất và ghi lại hình ảnh hoạt động bên trong. - Ảnh: Lê Phong chụp lại.
Cử tri nhập vai xe ôm vào sân golf Tân Sơn Nhất tìm chứng cứ - 3
Sau thời gian dài đột nhập các khu vực xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất, ông Sang đã vẽ được sơ đồ hiển thị nhiều quán ăn, quán nhậu bao vây sân bay này.
Trong lúc trình bày có lúc ông Sang nấc nghẹn khiến hội trường lặng im. Ông Sang bày tỏ: "Lợi ích quốc gia là trên hết, mấy lần Quốc hội họp vẫn không giải quyết được. Từ đây đến lúc chết tôi vẫn tiếp tục nói lên tiếng nói bức xúc của nhân dân, tìm mọi cách giải cứu sân bay Tân Sơn Nhất, giải cứu nạn kẹt xe".
Trong khi đó, cử tri Nguyễn Văn Thái, 90 tuổi, hoan nghênh hành động kịp thời của Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân xung quanh vấn đề giảm ùn tắc quanh sân bay Tân Sơn Nhất cũng như sự tồn tại của sân golf.
Ông Thái cho biết bản thân sân golf Tân Sơn Nhất không sai nhưng do những cán bộ, những người quy hoạch đã đặt chúng nằm ở vị trí không đúng chỗ. Đề nghị Chính phủ phải dứt khoát đề nghị đóng cửa sân golf vì dư luận đã quá bức xúc.
Cử tri nhập vai xe ôm vào sân golf Tân Sơn Nhất tìm chứng cứ - 4
Cử tri Nguyễn Văn Thái, 90 tuổi, bày tỏ bức xúc khi thấy sân golf trong hông sân bay
Cử tri nhập vai xe ôm vào sân golf Tân Sơn Nhất tìm chứng cứ - 5
Cử tri quận Tân Bình gửi tài liệu và đơn tình bày tình trạng quá tải sân bay Tân Sơn Nhất
Cử tri Phan Tương, 92 tuổi, cho biết ông vốn nguyên là Giám đốc Sân bay Tân Sơn Nhất nhưng muốn vào sân golf và bên hông sân bay để nắm bắt tình hình thì bị cản trở. "Kỳ lạ thật, sân golf gì mà có lính canh, an ninh nghiêm ngặt. Chỉ có hoạt động mờ ám, sai trái mới sợ người khác vào giám sát như vậy", ông Tương bức xúc.
Cử tri nhập vai xe ôm vào sân golf Tân Sơn Nhất tìm chứng cứ - 6
Ông Phan Tương – nguyên Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông cho rằng Bộ trưởng bộ GTVT đã ngụy biện khi nói không thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên phía Bắc. Theo ông, phải ép buộc sân golf giải tỏa và bắt chính đơn vị này bỏ tiền xây dựng nhà ga sân bay.
Ông Tương đặt câu hỏi cho toàn bộ những người có mặt tại hội trường: "Có cán bộ nào thấy xấu hổ khi thấy máy bay vòng vòng trên bầu trời, dưới đất thì kẹt xe, mưa xuống thì ngập sân bay không?".
Trong khi đó, ông Đỗ Văn Sũng cho biết những giải pháp đưa ra nhằm giảm tải sân bay Tân Sơn Nhất thời gian qua là đánh lừa dư luận, khi làm mà chẳng hiệu quả.
Cử tri nhập vai xe ôm vào sân golf Tân Sơn Nhất tìm chứng cứ - 7
Khi đề cập đến việc sân golf nằm trong sân bay tất cả các cử tri quận Tân Bình đều thể hiện sự bức xúc.
TP HCM sẽ phản biện lại giải pháp mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Kết thúc buổi tiếp xúc, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, hứa sẽ truyền tải những bức xúc của cử tri TP đến nghị trường Trung ương.
Ông Khuê thông tin trong thời gian tới, Bộ Chính trị sẽ có những ý kiến về sự tồn tại sân golf Tân Sơn Nhất. Đất Quốc Phòng tại TP HCM cũng đang trong quá trình thanh tra.
"Chúng tôi cũng đã đề nghị Quốc hội thành lập đoàn giám sát cấp cao về quỹ đất của Quốc phòng ở khu vực sân bay cũng như vai trò khai thác hoạt động ở đây", ông Khuê nói.
Theo ông Khuê, khi ông Nguyễn Thiện Nhân về nhận nhiệm vụ Bí thư thành ủy TP HCM, Đoàn đại biểu Quốc hội TP đã trình bày ngay nỗi bức xúc của cử tri TP và bí thư đã tổ chức gặp mặt nhiều chuyên gia, nhà khoa học và đặt hàng những giải pháp mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
Dự kiến, thời gian tới, khi đơn vị tư vấn nước ngoài có kết luận về việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, chính quyền TP HCM sẽ xem xét tổ chức buổi phản biện lại để tìm ra phương án tốt nhất.
Thủ tướng kết luận về sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về vấn đề sân golf trong sân...
Theo Lê Phong (Người lao động)

Ba thanh niên 10X đâm thẳng vào môtô CSGT, 2 người nhập viện


Ba thanh niên ở Thanh Hóa đi cùng xe máy, không đội mũ bảo hiểm tông thẳng vào môtô CSGT khi bị chặn lại. Vụ việc khiến một cảnh sát và một thanh niên nhập viện.
Sáng 29/6, Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa cho biết đã nhận được báo cáo của Ban ATGT huyện Nga Sơn về vụ tai nạn khiến một cảnh sát và một thanh niên bị thương nặng.
Theo đó, vào lúc 16h30 ngày 28/6, Đào Văn Cương (17 tuổi) điều khiển xe máy không biển số chở Phạm Tuấn Anh (17 tuổi) và Nguyễn Văn Hùng (16 tuổi, cùng xã Nga Thanh). Cả 3 thanh niên đều không đội mũ bảo hiểm đi đến trước chợ thị trấn Nga Sơn thì gặp hai chiến sĩ cảnh sát giao thông là Nguyễn Văn Nguyên và Mai Văn Long đang làm nhiệm vụ.
Ba thanh nien 10X dam thang vao moto CSGT, 2 nguoi nhap vien hinh anh 1
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Otofun.
Thấy vậy, Cương vội quay ngược đầu xe bỏ chạy về hướng xã Nga Hưng. Đến ngã tư đường, nhóm thanh niên gặp hai cảnh sát giao thông Nguyễn Việt Hòa và Tống Khắc Chung đi môtô chặn lại.
Cương thấy vậy đã điều khiển xe đâm vào hộp thùng bên trái đuôi môtô CSGT làm cả 2 xe ngã xuống đường.
Sau vụ việc, Cương và cảnh sát Tống Khắc Chung bị thương nặng. Hiện, Cương được đưa ra Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) điều trị còn anh Chung đang nằm tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Công an huyện Nga Sơn cho hay chiếc xe máy mà Đào Văn Cương sử dụng là tang vật của một vụ trộm cắp xảy ra tối 25/6 mà đơn vị này đang điều tra.
Một ngày trước, mạng xã hội Facebook lan truyền hình ảnh về chiếc môtô CSGT ở huyện Nga Sơn và xe máy hiệu Dream ngã nằm ra vệ đường sau va chạm. Cũng theo hình ảnh đăng tải, có hai thanh niên và một chiến sĩ CSGT bị thương, nằm tại chỗ.
Ba thanh nien 10X dam thang vao moto CSGT, 2 nguoi nhap vien hinh anh 2
Vị trí xảy ra vụ tai nạn. Ảnh: Google Maps.

Hạ sĩ CSGT bị tông chết sau pha chặn xe Exciter chạy quá tốc độ

Được ra hiệu dừng xe do vi phạm tốc độ, Chiến vẫn rú ga bỏ chạy và tông trúng hạ sĩ Khánh. Nam CSGT bị thương nặng và tử vong ở bệnh viện.
Nguyễn Dương

Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái nói vay 20 tỷ đồng, tích cóp từ thời trẻ xây dinh thự

Dân trí Trao đổi với báo chí chiều 29/6, ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái cho biết, khu dinh thự được xây dựng từ tiền vay ngân hàng 20 tỷ đồng, mượn của nhiều bạn bè và “kết quả của cả một quá trình tôi lam lũ đi làm từ thời trẻ, nỗ lực vươn lên làm đủ thứ nghề”.
 >> Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái kê khai sở hữu bao nhiêu tài sản?
 >> Chủ tịch Yên Bái: Chấp hành nghiêm yêu cầu thanh tra tài sản với Giám đốc Sở TN-MT
 >> Giám đốc Sở Tài Nguyên - Môi trường Yên Bái chưa đủ điều kiện khi bổ nhiệm


Ông Phạm Sỹ Quý trao đổi với báo chí chiều 29/6 (Ảnh: D.H).
Ông Phạm Sỹ Quý trao đổi với báo chí chiều 29/6 (Ảnh: D.H).

“Hiện tại cá nhân tôi cũng không muốn tranh luận đúng sai vì sau một tháng nữa cơ quan chức năng làm xong thì tất cả nội dung sẽ được công khai minh bạch. Thực ra không thể nói sai tất cả và cũng không thể nói đúng tất cả. Cũng chẳng ai có thể bảo mình làm tốt lắm, tự đánh giá như vậy rất khó”- ông Phạm Sỹ Quý chia sẻ khi được hỏi về đúng sai của việc xây dựng khu dinh thự.
Trả lời câu hỏi liên quan đến việc cơ quan chức năng Yên Bái đã ký 6 quyết định trong 1 ngày để chuyển đối hơn 13.000m2 đất rừng sang đất ở để xây dựng khu dinh thự, ông Quý cho rằng cần phải xem xét cả quá trình từ giai đoạn nộp hồ sơ, thẩm định hồ sơ diễn ra như nào rồi mới ký các quyết định.
“Các cơ quan chức năng họ làm thì không thể một ngày ký một quyết định mà có khi một ngày ký từ vài chục đến vài trăm quyết định, bìa đỏ. Câu chuyện của tôi cũng như vậy, khi cơ quan chức năng thẩm định xong đến hạn thì mới ký”- ông Quý giải thích.

Khu dinh thự rộng trên 13.000m2 của gia đình ông Phạm Sỹ Quý (Ảnh: Toàn Vũ)
Khu dinh thự rộng trên 13.000m2 của gia đình ông Phạm Sỹ Quý (Ảnh: Toàn Vũ)

Lý giải về việc làm công chức nhà nước nhưng gia đình lại đang sở hữu quần thể biệt phủ có giá trị rất lớn, vị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái cho rằng mình đã vay ngân hàng gần 20 tỷ đồng, mượn của nhiều anh em bạn bè. “Cái này thanh tra cũng rất dễ xác minh vì hồ sơ vẫn còn. Cái này muốn khai láo cũng không khai được”-ông nói.
Chưa hết, ông Quý khẳng định đó còn là kết quả của cả một quá trình lam lũ đi làm từ thời trẻ, nỗ lực vươn lên làm đủ thứ nghề.
“Thời thanh niên tôi đi mua chổi đót, lá chít từ trên này xuống Hà Nội, đã có những lúc tôi lạc trong rừng, ngủ trong rừng. Từ ngày xửa xưa tôi còn làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá đỗ. Tôi chả thiếu nghề gì trên đời. Năm thứ 3 đại học thì tôi cùng chung với bạn mở xưởng đóng giày ở Ngã Tư Sở. Mọi người đừng nhìn ở hình ảnh ngày hôm nay mà nên tìm hiểu cả quá trình”- ông Giám đốc Sở phân trần.
“Tôi là người trong nghề, nếu mà sự việc không đúng, nếu sai phạm đến mức phải từ chức tôi cũng chấp nhận. Thật ra con người mình cũng thích tự do tự tại, chẳng qua đã theo nghiệp mấy chục năm cống hiến nếu phải ra đi thì cũng còn nhiều điều phải nghĩ”- ông Quý nói tiếp.

Tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái
Như Dân trí phản ánh, ông Phạm Sỹ Quý kê khai, tổng thu nhập trong năm 2016 quy đổi thành tiền Việt Nam tăng 1 tỷ đồng và đang sở hữu nhiều đất đai, trang trại, chung cư cao cấp ở Hà Nội và một ô tô Camry.
Cụ thể, gia đình ông Quý đang sở hữu nhà thứ nhất tại Tổ 51 phường Minh Tân (công trình cấp 3) có diện tích xây dựng 600m2 và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Nhà thứ hai tại khu chung cư Mandarin Garden (đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) rộng trên 130m2 với giá trị tại thời điểm xây dựng là 2,5 tỷ đồng và đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Ngoài ra, gia đình ông Quý có nhà tạm diện tích xây dựng 150m2, giá trị 200 triệu đồng; sở hữu mảnh đất 1.000m2 trị giá 500 triệu đồng; trang trai diện tích 2ha giá trị 1 tỷ đồng và đang sử dụng một ô tô Camry.
Ông Phạm Sỹ Quý kê khai, tổng thu nhập trong năm 2016 quy đổi thành tiền Việt Nam tăng 1 tỷ đồng và đây là thu nhập các nguồn từ trang trại được nhận thừa kế từ bố mẹ năm 2016.

Kha Xuân Lộc

'Cắt nhầm' thận, bệnh viện bồi thường suốt đời cho bệnh nhân

29/06/2017 18:45 GMT+7
    TTO - Hội đồng xét xử buộc Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ bồi thường một lần cho người bị cắt nhầm hai quả thận số tiền 302 triệu đồng và bồi thường hằng tháng là 5,8 triệu đồng/tháng. 
    'Cắt nhầm' thận, bệnh viện bồi thường suốt đời cho bệnh nhân
    Ông Nguyễn Thiện Trí, chồng bà Tú, nghe tòa tuyên án và ông cho biết ông chấp nhận bản án này - Ảnh: CHÍ QUỐC
    Chiều 29-6, TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng dịch vụ trong vụ “cắt nhầm” hai quả thận xảy ra cuối năm 2011 giữa nguyên đơn là bà Hứa Cẩm Tú (ngụ huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) và bị đơn là Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ.
    Do sức khỏe kém, bà Tú ủy quyền cho chồng là ông Nguyễn Thiện Trí đại diện cho bà tại phiên tòa.
    Phía bị đơn cũng ủy quyền cho luật sư Nguyễn Trường Thành (Đoàn luật sư TP Cần Thơ) làm người đại diện và ông Thành cũng là người đại diện cho người có liên quan trong vụ kiện này là bác sĩ Trần Văn Nguyên – người phẫu thuật “cắt nhầm” hai quả thận của bà Tú.
    Hội đồng xét xử đã tuyên chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường của bà Tú, buộc Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ bồi thường một lần cho bà Tú số tiền 302 triệu đồng và bồi thường hằng tháng là 5,8 triệu đồng/tháng tính từ thời điểm tháng 7 – 2017 cho tới khi trách nhiệm bồi thường chấm dứt (bồi thường suốt đời).
    Trước đó, luật sư Lê Quang Vũ (Đoàn luật sư TP.HCM), người người bảo vệ quyền lợi miễn phí cho nguyên đơn, đã trình bày yêu cầu đòi phía bị đơn bồi thường thiệt hại một lần tổng cộng số tiền hơn 707 triệu đồng gồm chi phí phát sinh khi ghép thận tại Bệnh viện đa khoa trung ương Huế; thu nhập thực tế bị mất của bà Tú và ông Trí; chi phí đi xe ôm tái khám hàng tháng sau phẫu thuật ghép thận; bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm…
    Ngoài tiền bồi thường một lần như nêu trên, phía nguyên đơn cũng yêu cầu bồi thường thiệt hại mỗi tháng do mất khả năng lao động tính từ tháng 7 – 2017 với tổng số tiền là 7,6 triệu đồng/tháng.
    Tuy nhiên, đại diện bị đơn bác hoàn toàn yêu cầu đòi bồi thường của nguyên đơn và chỉ đồng ý hỗ trợ 50 triệu đồng cho gia đình bà Tú để làm vốn coi như là giúp đỡ, sau này có thì hỗ trợ thêm.
    Đại diện viện kiểm sát cho rằng việc “cắt nhầm” thận là lỗi vô ý, bác sĩ và ê kíp phẫu thuật của bệnh viện đều không mong muốn nhưng thực tế hậu quả đã ảnh hưởng đến sức khỏe bà Tú nên việc bà yêu cầu bồi thường là có cơ sở chấp nhận.
    Vì vậy, đại diện viện kiểm sát đề nghị hội đồng xét xử chấp nhận các khoản nguyên đơn nêu như thu nhập thực tế của vợ chồng bà Tú bị mất từ thời điểm khởi kiện đến nay, bồi thường tổn thất tinh thần bằng 20 tháng lương tối thiểu, chi phí cho người thường xuyên chăm sóc bệnh cho bà Tú và chi phí thuê xe ôm đi khám bệnh hàng tháng sau phẫu thuật...
    'Cắt nhầm' thận, bệnh viện bồi thường suốt đời cho bệnh nhân
    Luật sư Lê Quang Vũ (bìa trái) là người bào chữa miễn phí cho bà Tú trong vụ kiện dân sự - Ảnh: CHÍ QUỐC
    Tuy nhiên, hội đồng xét xử đã không chấp nhận một số yêu cầu của bà Tú như chi phí mà người nhà bỏ ra trong quá trình ghép thận cho bà Tú ở Bệnh viện đa khoa trung ương Huế (61 triệu đồng) vì không có chứng cứ chứng minh; tiền trợ cấp hằng tháng cho bà Tú do suy giảm lao động theo Luật bảo hiểm xã hội (104 triệu đồng) vì bà Tú không phải đối tượng được hưởng theo luật này; tiền đi xe ôm hằng tháng (240.000 đồng/tháng) vì đã có trong phần chấp nhận khoản bồi thường do bị mất thu nhập của ông Trí…
    Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, cuối năm 2011, trong quá trình nhập viện điều trị bệnh bệnh về thận tại Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ, bà Tú được chẩn đoán thận trái bị ứ nước độ 3, 4, được chỉ định mổ nội soi, nhưng sau đó biến chứng nên chuyển sang mổ hở.
    Sau ca mổ, bác sĩ Nguyên thông báo cho gia đình biết ca mổ thành công, nhưng sau đó diễn biến sức khỏe bà Tú trở nên xấu, bệnh viện cho đi siêu âm thì bà Tú… không còn quả thận nào cả.
    Sau đó bà Tú đã được một người hiến thận để thực hiện ghép tại Bệnh viện đa khoa trung ương Huế.
    Lúc đầu bà Tú được bệnh viện hỗ trợ 6 triệu đồng/tháng, sau đó được hạ xuống còn 3 triệu đồng/tháng, đến tháng 5-2013 thì cắt hỗ trợ.
    Một tháng sau đó bà Tú nộp đơn khởi kiện bệnh viện, cho tới nay vụ việc mới đưa ra xét xử.
    Tại tòa, hội đồng xét xử cho rằng đây là số tiền để khắc phục hậu quả trong quá trình điều trị, nên không được khấu trừ vào số tiền mà tòa tuyên buộc bệnh viện phải bồi thường cho bà Tú.
    Trao đổi với phóng viên, ông Trí cho biết ông hài lòng với bản án này bởi điều quan trọng nhất là tòa đã tuyên xử bệnh viện có sai sót trong điều trị  chô vợ mình chứ không phải đổ cho nguyên nhân “thận móng ngựa, khó phát hiện” trong y khoa.
    CHÍ QUỐC

    Lật xe container chở 60 khối gỗ, tài xế thoát nạn

    Chạy trên quốc lộ 1A, xe container chất đầy gỗ bất ngờ đổ nghiêng, tài xế và phụ xe may mắn chỉ bị xây xước nhẹ. 

    Khoảng 17h30 ngày 29/6, xe container biển Bình Định chạy trên quốc lộ 1A theo hướng Nam - Bắc, khi đến ngã ba Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) thì bị lật nghiêng giữa đường.
    Khoảng 60 khối gỗ từ thùng container đổ tràn giữa đường, cản trở phương tiện qua lại. Tài xế và phụ xe bị xây xước nhẹ, may mắn thoát nạn.
    xe-container-cho-60-khoi-go-lat-giua-duong-1
    Có khoảng 4-5 khối gỗ trắc, đinh hương được xếp ở phía đầu thùng container. Ảnh: Đức Hùng
    Theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, số gỗ trên có nguồn gốc từ Gia Lai, chủ yếu là dổi, có khoảng 4-5 tấn gỗ quý như trắc, đinh hương. Nhà chức trách đang kiểm tra giấy tờ, xác minh nguồn gốc số lâm sản này.
    Công an huyện Thạch Hà đã tới phân luồng giao thông, điều hai xe cứu hộ tới cẩu xe container, giải phóng hiện trường.
    Đức Hùng

    Rút thẻ nhà báo đối với ông Lê Duy Phong

    29/06/2017 16:27 GMT+7
      TTO - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Lê Duy Phong, báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
      Theo quyết định vừa được Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo ký, ông Lê Duy Phong (bút danh Hải Ninh) bị thu hồi thẻ nhà báo mang số hiệu ĐT 00082, kỳ hạn 2016-2020 được cấp tại báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
      Lý do thu hồi thẻ vì ông Lê Duy Phong đã bị khởi tố bị can về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
      Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu Tổng biên tập báo điện tử Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm thu hồi thẻ nhà báo của ông Lê Duy Phong, nộp về Bộ Thông tin và truyền thông trước ngày 12-7-2017.
      Ông Lê Duy Phong, trưởng ban Bạn đọc của báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã bị công an thành phố Yên Bái bắt quả tang nhận 50 triệu của một doanh nghiệp tại địa phương vào ngày 22-6.
      Rút thẻ nhà báo đối với ông Lê Duy Phong
      Quyết định rút thẻ nhà báo ông Lê Duy Phong
      Theo tài liệu điều tra Bộ Công an công bố trong cuộc họp báo đầu tuần qua, trước khi bị bắt quả tang nhận 50 triệu đồng của một doanh nghiệp, ngày 16-6, ông Phong đã lên Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng, giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái.
      Trong cuộc gặp này, ông Phong đã cung cấp một số thông tin vi phạm liên quan đến ông Sáng và yêu cầu chuyển 200 triệu để bỏ qua những sai phạm này. Thời điểm đó ông Sáng không đủ tiền nên chuyển trước 100 triệu đồng, buổi chiều ông Sáng tiếp tục chuyển cho ông Phong 100 triệu đồng nữa.
      Cũng theo báo cáo của Công an Yên Bái gửi Bộ Công an, từ các thông tin nắm được, ngày 22-6 cơ quan công an đã bắt quả tang Duy Phong đang nhận 50 triệu của một doanh nghiệp.
      Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông này để điều tra về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
      T.H

      Giải độc đắc gần 38 tỷ 'vô chủ' bị chuyển thành doanh thu của Vietlott


      Vé trúng giải độc đắc trị giá gần 38 trong kỳ quay 122 tối 30/4 đã chính thức không còn giá trị, và đơn vị phát hành đã đưa vào doanh thu khác của doanh nghiệp.
      Sau 60 ngày kể từ ngày quay số mở thưởng 30/4, đến 22h ngày 29/6, tấm vé may mắn mang dãy số 02-06-08-11-12-25 trúng giải độc đắc trị giá 37.930.392.500 đồng đã không còn giá trị lĩnh thưởng.
      Theo thể lệ, khoản tiền thưởng "vô chủ" này sẽ được đưa vào hạng mục doanh thu khác của đơn vị. Đơn vị phát hành cho biết sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế, và khoản thuế được chuyển vào ngân sách địa phương bán vé, cụ thể là ngân sách TP.HCM.
      Giai doc dac gan 38 ty 'vo chu' bi chuyen thanh doanh thu cua Vietlott hinh anh 1
      Kết quả kỳ quay 122 của giải xổ số tự chọn. 
      Theo xác định trên hệ thống, tấm vé trúng gần 38 tỷ đồng được phát hành tại một điểm bán trên đường Ba Tháng Hai, phường 12, quận 11, TP.HCM chiều 28/4.
      Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Thanh Đạm, Phó tổng giám đốc Vietlott khẳng định không có chuyện doanh nghiệp in vé ảo hay có lỗi hệ thống.
      Ông Đạm cho hay hệ thống kinh doanh xổ số tự chọn của doanh nghiệp chịu sự kiểm soát khắt khe từ đơn vị chức năng, bao gồm Bộ Công an, Bộ Tài chính, kiểm toán độc lập ... nên không thể muốn in vé ảo lĩnh thưởng là được.
      Doanh nghiệp đã nhiều lần thông báo rộng rãi, nhưng không hiểu vì lý do gì mà người trúng độc đắc trong kỳ quay 122 chưa tới lĩnh thưởng. Theo lời lãnh đạo này, nguyên nhân có thể là người chơi làm thất lạc vé, hoặc nhiều nguyên nhân khác.
      Đây là lần đầu tiên giải xổ số tự chọn có vé số trúng độc đắc "vô chủ" kẻ từ khi loại hình này mở bán từ tháng 7/2016.
      Giai doc dac gan 38 ty 'vo chu' bi chuyen thanh doanh thu cua Vietlott hinh anh 2
      Đây là lần đầu tiên vé số tự chọn trúng độc đắc của Vietlott không có người lĩnh thưởng. Ảnh minh họa: Việt Tường.
      Trên thế giới, có hai cách xử lý khoản tiền thưởng xổ số tự chọn không có người nhận. Một là số tiền này quay trở lại quỹ giải thưởng độc đắc, và giải tiếp tục được cộng dồn như bình thường.
      Cách thứ hai là giải thưởng được sung vào ngân sách địa phương, để đầu tư vào phúc lợi xã hội.
      Tại Mỹ, các giải xổ số ở các bang lựa chọn một trong hai cách xử lý này, tùy theo quy định của bang.
      Ví dụ với New York, tiền giải thưởng xổ số không được lĩnh sẽ quay trở lại quỹ giải thưởng cho các kỳ tiếp theo. Với bang Wisconsin, số tiền này được đưa vào quỹ giảm thuế nhà đất. Trong khi đó, tại bang Ohio, số tiền trúng xổ số không được lĩnh sẽ đi vào một quỹ dành cho đầu tư giáo dục, giúp đỡ các sinh viên vay để trả học phí.
      Còn tại Anh, nếu giải độc đắc xổ số tự chọn không có người lĩnh, công ty xổ số Quốc gia Anh sẽ đưa khoản tiền này vào quỹ Mục đích tốt, và dùng đầu tư vào các lĩnh vực như thể thao, nghệ thuật, y tế và giáo dục.
      Với Singapore Pool, đơn vị phát hành xổ số tự chọn của Singapore, toàn bộ tiền thưởng vô chủ sẽ được chuyển cho các quỹ từ thiện.
      Thời hạn lĩnh thưởng của Powerball (Mỹ), EuroMillions (Anh) và Singapore Pool (Singapore) đều là 180 ngày.
      Giải xổ số vô chủ lớn nhất của EuroMillions là 63,8 triệu bảng Anh vào năm 2012, khi một vé tự chọn được mua tại Hertfordshire đã không có người tới nhận giải.

      Số phận tờ vé độc đắc 38 tỷ đồng đang vô chủ

      Tấm vé trúng giải gần 38 tỷ đồng được xác định là phát hành tại TP.HCM từ ngày 28/4 nhưng đến nay chưa có người đến nhận. Vietlott phủ nhận thông tin vé này là ảo.
      Ngô Minh

      HLV Hoàng Anh Tuấn không dự SEA Games: “Hai hổ không chung rừng”?

      Thứ Sáu, ngày 30/06/2017 00:38 AM (GMT+7)

      Ông Hoàng Anh Tuấn mới đây đã chính thức xác nhận sẽ không cùng đội tuyển U22 Việt Nam dự SEA Games 29, diễn ra tại Malaysia tháng 8 tới. Vì sao?

      Hai hổ khó chung rừng
      Trước đó sau chiến dịch FIFA U20 World Cup 2017 ở Hàn Quốc, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cho biết, ông Tuấn sẽ được cử lên làm trợ lý cho HLV Hữu Thắng ở các ĐTQG, trong đó có đội U22 Việt Nam tại SEA Games 29. Sự bổ sung của nhà cầm quân Khánh Hoà được chờ đợi sẽ giúp HLV Hữu Thắng như “hổ mọc thêm cánh”.
      HLV Hoàng Anh Tuấn không dự SEA Games: “Hai hổ không chung rừng”? - 1
      HLV Hoàng Anh Tuấn (trái) không chung chiến dịch săn vàng SEA Games 29 với HLV Hữu Thắng.
      Dấu hiệu về quyết sách không thể thực thi của VFF xuất hiện từ trận đấu của đội tuyển Việt Nam với Jordan trong khuôn khổ Vòng loại Asian Cup 2019, diễn ra hôm 13/6 tại Tp Hồ Chí Minh. Thành phần BHL đội tuyển Việt Nam không có tên HLV Hoàng Anh Tuấn. Thời điểm trên, VFF cho biết do đây chỉ là một trận đấu duy nhất của đội tuyển Việt Nam, trong khi HLV Hoàng Anh Tuấn vừa dự World Cup về, nên cần có thời gian nghỉ ngơi và dành cho gia đình. Lời giải thích này được cho là hợp lý.
      Tuy nhiên tới ở đợt tập trung sắp tới của đội tuyển U22 Việt Nam chuẩn bị cho Vòng loại U23 châu Á 2018, ông Tuấn tiếp tục không có tên trong thành phần BHL đội tuyển. Tới đây thì dư luận đã bắt đầu cảm thấy “có vấn đề”.
      Hôm 27/6, phát biểu trên tờ báo trực thuộc VFF, HLV Hoàng Anh Tuấn chính thức xác nhận, sẽ không cùng U22 Việt Nam dự SEA Games 29. Lý do ông Tuấn đưa ra trong hợp đồng với VFF, ông chỉ đảm nhiệm công tác đào tạo trẻ, huấn luyện các đội bóng trẻ. Thêm nữa, sức khoẻ của ông cũng không tốt. HLV Hoàng Anh Tuấn khẳng định đã trao đổi với việc này với HLV Hữu Thắng.
      Trả lời Tiền Phong, một quan chức cấp cao VFF lại đưa ra câu trả lời khác. Cụ thể theo vị này, việc có hợp tác với nhau hay không là do HLV Hoàng Anh Tuấn và Hữu Thắng quyết định. Quan chức trên cũng cho biết thêm, HLV Hoàng Anh Tuấn trong tháng 9 và tháng 10 đều sẽ vướng nhiệm vụ với các đội tuyển trẻ ở giải châu Á và khu vực. Chính vì vậy, nhà cầm quân Khánh Hoà phải dành thời gian tập trung cho các nhiệm vụ trên.
      Khác biệt về triết lý?
      Cùng thuộc lứa các HLV trẻ của bóng đá Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn và Hữu Thắng đều được đánh giá là những người có trình độ chuyên môn tốt. Cả hai đều từng có thời gian học nghề tại Đức, dẫn dắt các đội bóng ở V-League.
      Tuy nhiên ở cấp độ đội tuyển, triết lý HLV Hữu Thắng và ông Hoàng Anh Tuấn đang theo đuổi có vẻ như lại khác nhau. HLV Hữu Thắng khi nhậm chức HLV trưởng các ĐTQG đã hướng theo chủ trương xây dựng lối đá phối hợp nhỏ, kỹ thuật, dựa trên nền tảng các cầu thủ giàu kỹ thuật, khéo léo. Dưới thời ông Thắng, các cầu thủ HAGL đặc biệt được trọng dụng, bất kể phong độ thời điểm triệu tập có được xác định hay không. HLV Hữu Thắng cho biết rất hâm mộ các HLV châu Âu như Pep Guardiola hay Alex Ferguson, cũng không giấu ngưỡng mộ đối với Barcelona, đội bóng điển hình của lối chơi trên.
      HLV Hoàng Anh Tuấn trong khi đó từ khi nắm quyền ở đội tuyển U19 Việt Nam luôn hướng đặt hiệu quả lên hàng đầu. U19 Việt Nam năm 2016 đã lập chiến tích giành vé tham dự World Cup U20 bởi chính lối đá chặt chẽ, khoa học và kỷ luật, cộng thêm một chút yếu tố may mắn. Ông Tuấn và đội bóng của mình vì vậy đã không ít lần bị đem ra để so sánh với lứa U19 của những Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh…trước đây.
      Dĩ nhiên, chưa thể kết luận vì sự khác biệt này mà 2 HLV Hoàng Anh Tuấn và Hữu Thắng không thể “chung thuyền” với nhau ở SEA Games 29. Ở cương vị HLV trưởng, HLV Hữu Thắng cũng có toàn quyền lựa chọn trợ lý cho mình. Mặc dù vậy, giới hâm mộ bóng đá ắt có phần tiếc khi không thể thấy 2 vị tướng đều đang nổi danh của Việt Nam sát cánh trong chiến dịch săn vàng SEA Games 29.
      Bầu Đức tự tin U-22 ‘lấy vàng’ SEA Games
      Theo bầu Đức, đội U-22 Việt Nam đủ sức giành HCV lịch sử bóng đá nam SEA Games.
      Theo Tiểu Phùng (tienphong.vn)
      Xem tiếp...