Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

KIẾP GIANG HỒ 1 (Đại cathay)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Đại Cathay

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại Cathay tên thật là Lê Văn Đại là trùm du đãng Sài Gòn thập niên 1960, là nhân vật số một trong "Tứ đại thiên vương" của giới tội phạm tại Sài Gòn trước năm 1975: Đại - Tỳ[1] - Cái[2] - Thế[3].

Xuất thân

Lê Văn Đại sinh năm 1940. Cha Đại là Lê Văn Cự là một du đãng ở khu vực chợ Cầu Muối. Sau năm 1945 Lê Văn Cự vào chiến khu rừng Sác tham gia kháng chiến chống Pháp, trong bộ đội Bình Xuyên của thủ lĩnh Ba Dương (Dương Văn Dương), đến năm 1946, thì bị bắt đày ra Côn Đảo, ít lâu sau thì chết.
Lê Văn Đại sớm bỏ học, đánh giày, bán báo tự nuôi thân tại khu vực ngã tư Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) – Nguyễn Công Trứ. Tại đó có 1 rạp chiếu bóng tên là Cathay, nên gọi là Đại Cathay
Đầu những năm 1960, Đại Cathay mới 20 tuổi và đã trở thành một ông trùm khét tiếng. Đại nhận bảo kê hầu hết nhà hàng khách sạn, động mại dâm, tiệm hút chích, sàn nhảy ở khu vực quận 1. Cũng trong thời gian này Đại Cathay hợp tác với Bảy Si  mở nhiều sòng bài để thu tiền xâu.

Cuộc đụng độ với Tín Mã Nàm

Tín Mã Nàm, trùm giang hồ người Hoa nổi tiếng Sài Gòn - Chợ Lớn. Tín Mã Nàm vốn là người có thân hình hộ pháp, từng nhiều năm học Thiếu Lâm Hồng Gia và Thái Lý Phật... biệt hiệu Tín Mã Nàm có nghĩa là con ngựa điên. Là một bậc đàn anh lớn trong giới giang hồ Hoa Kiều, giữ vai trò Hồng Trượng trong Hội Tam Hoàng thuộc chi nhánh Sài Gòn - Chợ Lớn. Cuộc đụng độ giữa băng nhóm của Đại Cathay và Tín Mã Nàm diễn ra nhiều năm liền. Đầu năm 1964, Đại dẫn theo Ba Thế và Lâm "chín ngón" [5] đem hai xe hơi du lịch và mấy chục xe gắn máy hiệu Goebel, Push, Brumi, Ishia chở đôi phóng như bay, bất ngờ đồng loạt mang đao, kiếm, côn, lưỡi lê đồng loạt tấn công vào các hàng quán bên đường trước khu Đại Thế Giới. Sau một lúc ngỡ ngàng, băng Tín Mã Nàm trấn tĩnh lại, hò hét lấy khí thế, chạy vô phía trong quán, cũng lấy dao, kiếm, côn nhị khúc…. cất giấu sẵn, đánh trả phản công. Băng của Đại Cathay bị đánh, chém tơi tả, phải mở đường máu tháo chạy thoát thân.
Tuy nhiên, cuộc tập kích quá liều lĩnh ấy khiến Tín Mã Nàm phải mời Đại Cathay đến gặp để điều đình. Tay không, một mình chui vào hang cọp, Đại khiến Tín Mã Nàm rất nể. Đại được Tín nhường cho một phần địa bàn và Đại cũng cam kết không xâm phạm vào những khu vực được coi là đặc quyền của Tín Mã Nàm.

Trở thành nhân vật số một

Thuở ấy, ngoài Đại, Sài Gòn còn có ba ông trùm khác là Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Ba Thế. Ba ông trùm này không hài lòng với sự bành trướng của Đại Cathay nên quyết định hạ bệ Đại. Đại Cathay lọt vào ổ phục kích bị năm tên du đãng đồng loạt rút dao xông vào chém. nhưng Đại may mắn thoát chết. Chưa kịp lành vết thương, Đại một mình một dao, lần lượt tìm các tên đã chém mình để rửa hận. Tất cả đều bị chém trọng thương. Sau các cuộc thanh toán đẫm máu này, Đại Cathay trở thành nhân vật số một trong "Tứ đại thiên vương" của giới tội phạm Sài Gòn: Đại - Tỳ - Cái - Thế.

Các giai thoại

  • Với tướng Nguyễn Cao Kỳ: giai thoại kể rằng: Tướng Kỳ từng chiêu dụ Đại về làm vệ sỹ cho ông, nhưng Đại thẳng thừng từ chối với lý do:
_"Tôi đi đâu cũng có người hộ tống, nếu tôi hộ tống ngài, các vệ sỹ của tôi sẽ thất nghiệp".
  • Với tướng Nguyễn Ngọc Loan: Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan giám đốc Nha cảnh sát Đô Thành từng chiêu dụ Đại Cathay về cộng tác với cảnh sát:
- "Anh sẽ có lon đại úy, chức danh phó ty Cảnh sát một quận nếu anh chịu giúp chúng tôi trong việc thanh trừng các thế lực giang hồ ở Sài Gòn." Đại trả lời: - "Xin lỗi, tôi không thể hầu Chuẩn tướng được. Tôi làm thế, sao còn có thể sống mà ngẩng mặt nhìn ai ở đời này."
  • Với đại úy Trần Kim Chi, Trưởng ban bài trừ du đãng: Một buổi tối, Đại Cathay bao nguyên nhà hàng Paramouth mời đại úy Trần Kim Chi đến dự
tiệc. Đại Cathay mở lời:
_ "Nếu đại úy chịu tha một số anh em của tôi vừa bị bắt, chúng tôi sẽ không quên ơn anh…"
_ "Ăn nhậu là ăn nhậu, bắt là bắt. Nếu anh mời tôi đến đây là để mặc cả thì coi như tàn tiệc, tôi xin kiếu!" Trần Kim Chi nói
_"Ồ không không. Nếu đại úy không ưng thuận thì thôi. Còn hôm nay mời đại úy đến là để anh em vui vẻ. Mời đại úy cứ tự nhiên, đêm nay toàn bộ nhà hàng này là chỉ để phục vụ chúng ta, đại úy đừng bận tâm làm gì".Đại Cathay nhỏ nhẹ trả lời
  • Với nhà văn Duyên Anh: Sau khi nghe Đại Cathay kể lại cuộc đời giang hồ, những trận thư hùng đẫm máu trên đường phố, nhà văn Duyên Anh viết và cho xuất bản tiểu thuyết "Điệu ru nước mắt" rất nổi tiếng. Nhân vật chính là Trần Đại, lấy nguyên mẫu từ Đại Cathay, trong Điệu ru nước mắt nhân vật chính vô cùng nghĩa hiệp, cứu giúp kẻ thân cô thế cô, dám đánh cảnh sát ăn hối lộ. Cuối cùng, vì chung thủy với mối tình vô cùng lãng mạn, đã chết trên hàng rào kẽm gai một cách lâm li bi tráng. Những phần đầu Đại Cathay đọc sướng lịm ngất ngây, lim dim thưởng thức. Tuy nhiên ở phần kết, Đại Cathay nổi khùng lên khi đọc tới đoạn nhân vật Trần Đại nằm vắt trên hàng rào mà chết. Đại thét lên:
"Thằng Duyên Anh đáng chết, dám chơi xỏ tao. Tao thế này mà phải lụy đàn bà đến khô cả xác à? Tụi bay tìm cắt gân chân cho tao!".
Nghe tin báo, Duyên Anh phải lên Đà Lạt trốn cho đến cuối năm 1966, khi Đại Cathay bị cảnh sát tống ra đảo Phú Quốc, mới dám trở về Sài Gòn.

Cái chết nhiều bí ẩn

Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan, giám đốc Nha cảnh sát Đô Thành là người quyết liệt trong việc bài trừ du đãng, ông lập ra Trung tâm Bài trừ Du đãng, trụ sở đặt tại quận Thủ Đức, sát cầu Bình Triệu và Biệt đội Hình cảnh nhằm tiêu diệt tội phạm; cử người thân cận của mình là đại úy Trần Kim Chi làm đội trưởng. Trần Kim Chi bị tử nạn một cách bất ngờ, một chiếc xe tải chở gỗ đã tông thẳng vào xe của ông khiến thiệt mạng, những lời đồn đại về một vụ mưu sát do Đại Cathay cầm đầu đã khiến tướng Nguyễn Ngọc Loan tức giận, ông ra lệnh bắt giam Đại Cathay với tội danh "du đãng đặc biệt".
Ngày 28/11/1966, Đại Cathay bị tống lên máy bay vận tải C47 đưa ra giam giữ tại đảo Phú Quốc. Là một tên tội phạm vốn quen tự do, Đại vạch ra kế hoạch vượt ngục. Tiền và vàng từ ngoài đất liền được v và đàn em chu cấp. Đại quyết định trốn trại với lời hứa giúp đỡ của một vài viên sĩ quan bảo an trong trại. Rạng sáng ngày 7/1/1967, Đại và các đàn em khác tiến hành trốn trại. Bị phát hiện,Đại Cathay và đàn em thân tín nhất của mình,chạy ngược lên phía núi Tượng của đảo Phú Quốc. Kể từ đó, không ai còn thấy Đại Cathay.

Giả thiết về cái chết của Đại Cathay

  • Giả thiết 1: Đại Cathay và đồng bọn bị giết ngay trong đêm 7/1/1967, do một tiểu đội biệt kích, được trực thăng chở từ Sài Gòn ra truy sát.
  • Giả thiết 2: Đại và đồng bọn bị Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam bắt giữ, Đại và đồng bọn tìm cách trốn thì bị bắn chết.

Tiểu thuyết và điện ảnh hóa

Đại Cathay là nguyên mẫu của tiểu thuyết Điệu ru nước mắt nổi tiếng một thời của của Duyên Anh. Và tiểu thuyết này được dựng thành phim cùng tên do Lê Hoàng Hoa làm đạo diễn và do 2 diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ là Trần Quang và Thanh Nga đóng.

Chú thích và tham khảo

  1. ^ Huỳnh Tỳ
  2. ^ Ngô Văn Cái
  3. ^ Ba Thế
  4. ^ Một tội phạm có tiếng, là anh vợ của Năm Cam, cha của Thọ Đại úy, ông nội của Nguyễn Hữu Thịnh, Thọ và Thịnh đều bị tử hình trong vụ án Năm Cam
  5. ^ Đệ tử ruột của Đại Ca Thay, sinh năm 1945, nổi tiếng đánh đấm giỏi và lỳ đòn, bị chặt đứt ngón tay cái trong trận đụng độ với Tín Mã Nàm nên gọi là Lâm Chín Ngón, sau này do tranh giành làm ăn bị Năm Cam cho người tạt a xít trở nên tàn phế.
  6. ^ Cái chết bí ẩn của "Đệ nhất giang hồ" Sài thành ngày trước
  7. ^ Là con gái chủ tiệm đồ gỗ Đồng Nhân nổi tiếng nằm trên đường Hồng Thập Tự, nay là Nguyễn Thị Minh Khai đối diện với vũ trường Olympic
    Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 04:58, ngày 22 tháng 6 năm 2014.

    Cái chết bí ẩn của “đệ nhất giang hồ” Đại Cathay

    20 tuổi, Đại Cathay trở thành nhân vật giang hồ khét tiếng nhất Sài Gòn trước 1975. Nhưng cái chết của hắn lại đầy rẫy những bí ẩn.
    Trở thành Đệ nhất giang hồ
    Sự dung túng của hệ thống chính quyền chế độ cũ trong thời điểm đó cũng là một cơ hội để Đại Cathay bành trướng thế lực. Lực lượng cảnh sát thời điểm đó đáng lẽ ra phải thanh trừng triệt để thế lực của Đại thì lại bao che, và im hơi lặng tiếng để nhận những khoản lót tay hậu hĩnh. Được thể, Đại càng ngông cuồng và chẳng ngán ngại một ai.
    Đầu những năm 1960, Đại Cathay mới hơn 20 tuổi và đã trở thành một ông trùm khét tiếng. Hắn nhận bảo kê và còn có thêm các khoản bồi dưỡng của rất nhiều các đại gia Sài Gòn khi đó. Gần như hầu hết nhà hàng khách sạn, động mại dâm, tiệm hút chích, sàn nhảy ở khu vực quận 1, quận 2 đều chịu sự bảo kê của Đại. Đại Cathay và đàn em không phải trả bất kỳ một khoản tiền nào cho việc ăn chơi, trác táng. Tất cả những nơi hắn đến đều coi sự hiện diện của hắn là một vinh dự lớn lao.
     Đại Cathay và vợ
    Đại Cathay và đám đàn em bắt đầu quen biết với tầng lớp trí thức, con nhà gia thế. Trong đó, đáng kể nhất phải kể đến Hoàng Sayonara, người sau đó đã trở thành quân sư chiến lược của Đại. Nghe lời các quân sư, Đại Cathay đứng ra cùng với Bảy Si (người này là một giang hồ khét tiếng, là anh vợ và từng là đàn anh của Năm Cam thuở thiếu thời) mở nhiều sòng bài để thu tiền xâu.
    Nhưng khi ấy, Sài Gòn còn có ba ông trùm khác. Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Ba Thế hoàn toàn không hài lòng với sự bành trướng của Đại Cathay. Huỳnh Tỳ và Ngô Văn Cái quyết định hạ bệ Đại. Một lần hẹn gặp Tỳ và Thế cùng 3 tên đàn em, do không đề phòng, Đại Cathay đã bị phục kích. Năm tên giang hồ đồng loạt rút dao xông vào chém. Đại Cathay may mắn không chết. Không kịp lành vết thương, Đại một mình một dao, lần lượt tìm các tên đã chém mình để rửa hận. Tất cả đều bị chém trọng thương. Sau cuộc thanh toán đẫm máu ấy, Đại Cathay trở thành nhân vật số một trong “Tứ đại thiên vương” của giang hồ Sài Gòn: Đại - Tỳ - Cái - Thế. Thật sự thì sau này, ngoài bộ tứ trên, giang hồ lừng danh còn có thêm Lâm "chín ngón", một đàn em thân tín của Đại.
    Trở lại với Đại Cathay, cuộc đụng độ dữ dội nhất trong cuộc đời giang hồ đầy tội lỗi của Đại là với Tín Mã Nàm, trùm giang hồ người Hoa nổi tiếng Sài Gòn - Chợ Lớn. Tín Mã Nàm vốn là người có thân hình hộ pháp, từng nhiều năm học Thiếu Lâm Hồng Gia và Thái Lý Phật... Trên thực tế thì Tín Mã Nàm chưa bao giờ chịu đứng dưới Đại Cathay. Tín Mã Nàm tên thật là Trần Hà Tư, vốn là một tay Thầu Dậu (Đầu Gà), lấy biệt hiệu là Tín Mã Nàm với ý nghĩa là con ngựa điên.
    Được coi là một tên tuổi giữ vai trò Hồng Trượng, một bậc đàn anh lớn trong giới giang hồ Hoa Kiều, đại diện Hội Tam Hoàng thuộc chi nhánh Sài Gòn - Chợ Lớn. Cuộc đụng độ giữa băng nhóm của Đại Cathay và Tín Mã Nàm diễn ra nhiều năm liền. Bắt đầu bằng những cuộc tập kích của phe Đại. Nhận thấy mối nguy hại từ những cuộc tập kích ấy nhưng Tín Mã Nàm không sao xử trí được. Đầu năm 1964, Đại dẫn theo Ba Thế và Lâm “chín ngón” đột ngột tấn công vào băng nhóm của Tín Mã Nàm tại một quán nước. Và, Đại Cathay thất bại.
    Tuy nhiên, cuộc tập kích quá liều lĩnh ấy khiến Tín Mã Nàm phải mời Đại Cathay đến gặp để điều đình. Tay không, một mình chui vào hang cọp, Đại khiến Tín Mã Nàm rất kính nể. Đại được Tín nhường cho một phần địa bàn và Đại cũng cam kết không xâm phạm vào những khu vực được coi là đặc quyền của Tín. Khoảng giữa thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Đại Cathay đã trở thành đệ nhất giang hồ.
    Vuốt oai hùm và cái chết nhiều bí ẩn
    Đại Cathay có thù riêng với viên thiếu tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ . Trong một lần gặp nhau trên sàn nhảy, Đại Cathay bị Nguyễn Cao Kỳ (thời gian đấy, Kỳ mới đeo lon Trung tá) nhắc nhở. Ngay lập tức, ông Kỳ râu kẽm bị giáng ngay một quả đấm giữa bụng. Đại Cathay mãi mãi không biết được rằng mình đã chính tay ký vào bản án tử hình đúng ngày hôm đó. Từng có giai thoại kể rằng: Tướng Kỳ từng chiêu dụ Đại về làm vệ sỹ cho ông ta, nhưng Đại thẳng thừng từ chối với lý do: "Tôi đi đâu cũng có người hộ tống, nếu tôi hộ tống ngài, các vệ sỹ của tôi sẽ thất nghiệp".
    Thiếu tướng Sáu Lèo Nguyễn Ngọc Loan thời ấy còn là Chuẩn tướng, giám đốc Nha cảnh sát Đô Thành đầy tai tiếng với vụ xử bắn tù nhân tàn nhẫn ngay tại đường phố Sài Gòn. Ông Loan là người quyết liệt nhất trong việc bài trừ du đãng thời điểm ấy. Ông ta lập ra Biệt đội hình cảnh nhằm tiêu diệt giang hồ, và cử người thân cận của mình là đại úy Trần Kim Chi làm đội trưởng. Nhưng nếu xét về thời điểm loạn lạc ấy, thì những cố gắng của ông Loan như muối bỏ bể. Ông Loan đã ra sức chiêu dụ Đại.
    - Anh sẽ có lon đại úy, chức danh phó ty Cảnh sát một quận nếu anh chịu giúp chúng tôi trong việc thanh trừng các thế lực giang hồ ở Sài Gòn.
    - Xin lỗi, tôi không thể hầu Chuẩn tướng được. Tôi làm thế, sao còn có thể sống mà ngẩng mặt nhìn ai ở đời này.
    Đại Cathay không sợ hãi trước công quyền, cũng bởi một lẽ trên đời không có gì làm hắn phục. Trong một cuộc đọ súng vì giành gái tai tiếng vào khoảng năm 1966 giữa băng nhóm Đại với một số viên thuộc cấp của tướng Nguyễn Ngọc Loan, dù Đại Cathay bị bắn trọng thương nhưng hắn đã nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền Sài Gòn. Một loạt các thành viên trong băng nhóm bị bắt, bị tống giam và bản thân Đại Cathay cũng nằm trong vòng nguy hiểm. Cuộc điều đình với viên đại úy hình cảnh Trần Kim Chi trong việc trả tự do cho các đàn em bất thành. Băng nhóm của Đại bắt đầu nhận về sự trừng phạt triệt để.
    Cái chết của đại úy Trần Kim Chi là một cái chết không minh bạch. Chiếc xe tải chở gỗ đã tông thẳng vào xe của ông ta khiến ông ta thiệt mạng, nhưng những lời đồn đại về một vụ mưu sát do Đại Cathay cầm đầu đã khiến tướng Nguyễn Ngọc Loan tức giận. Đại Cathay bị tống giam và cuối tháng 11/1966, Đại cùng một loạt đệ tử của mình được đưa lên một máy bay vận tải và ném thẳng vào nhà giam tại đảo Phú Quốc. Chính Đại là người đã đặt tên cho Trung tâm hướng nghiệp Phú Quốc ấy trở thành trại Cửu Sừng. Trong một lần chơi mạt chược cùng đám du đãng, Đại chán ngán bốc lên con bài Cửu Sừng và quyết định lấy tên con bài đặt cho tên trại. Tất cả những tay giang hồ nằm trại thời điểm này, về sau, đều trở thành những tay anh chị khét tiếng nhất Sài Gòn.
    Là một tay giang hồ vốn quen tự do, Đại không thể sống quá lâu trong tù túng. Kế hoạch vượt ngục được hắn vạch ra. Tiền và vàng từ ngoài đất liền được vợ và đàn em chu cấp. Đại quyết định trốn khỏi trại Cửu Sừng với lời hứa giúp đỡ của một vài viên sĩ quan bảo an trong trại.
    Rạng sáng ngày 7/1/1967, Đại Cathay gọi Lâm chín ngón vào ngồi cạnh. Đại nhắn nhủ: Anh đi phen này lành ít, dữ nhiều. Mày ở lại, phải bỏ ma túy đi. Mày còn nhỏ, tính còn nông nổi, cố gắng ở lại, rồi lúc về được anh sẽ lo cho mày ra khỏi trại.
    Chích xong cho Lâm mũi thuốc cuối cùng, Đại và các đàn em khác tiến hành trốn trại. Tốp trốn trại được chia đôi thành hai đường. Đại đã không gặp may. Tốp thứ nhất chạy trốn để nghi binh đã nhanh chóng bị tóm lại. Đại Cathay và đàn em thân tín nhất của mình, Hải Súng, biết không còn cách nào khác phải đổi đường chạy ngược lên phía núi Tượng thuộc đảo Phú Quốc. Kể từ đó, không ai còn được thấy Đại Cathay và Hải Súng đâu nữa.
    Báo chí Sài Gòn thời điểm đó không nói gì thêm về cuộc mất tích bí ẩn này. Nhưng theo nhiều người kể lại: Ngay trong đêm 7/1/1967, một tiểu đội biệt kích do thiếu úy Trần Tử Thanh chỉ huy, được trực thăng chở từ Sài Gòn ra truy kích Đại Cathay và Hải Súng, và được lệnh bắn hạ. Toán biệt kích giả trang làm quân Cách Mạng và sử dụng súng AK47 để tiêu diệt hai tên này. Thiếu úy Trần Tử Thanh sau này đã huênh hoang khoe với nhiều phóng viên của một số tờ báo ở Sài Gòn trước 1975 rằng: Chính tay ông ta đã nổ súng hạ gục Đại Cathay.
    Với mối thâm thù của Đại Cathay và hai viên tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan cùng với sự lộng hành của Đại thì giai thoại về cái chết của hắn hoàn toàn có cơ sở. Một cuộc đời tội lỗi, dù lẫy lừng đến mấy thì cũng chỉ kết thúc trong tội lỗi mà thôi.
    Theo Người Đưa Tin

    Kết cục thảm của “yêu nữ” giang hồ trước năm 1975

    Ở đời, "sinh nghề thì tử nghiệp"! Một hôm Jacqueline đang phê, bỗng dưng có ba sát thủ, là những cựu thù của Jacqueline, xông vào chém túi bụi.
    "Luật hè phố"của chị Lin
    Các cô gái bán bar Mỹ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Những lúc rảnh rỗi, không một quán bar nào là không có một sòng bài để các cô sát phạt lẫn nhau. Thế là, nhiều cô cháy túi đã trở thành con nợ của Jacqueline. Lãi suất vay thì thật là kinh khủng! Tùy theo mối quan hệ mà chênh lệch từ 20 đến 30% mỗi tháng. Không ít cô, trả không nổi, phải bỏ trốn ra Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Pleiku nơi có những căn cứ Mỹ lớn để tiếp tục bán xác, nuôi bài bạc. Không ít cô chưa kịp trốn, hoặc không có điều kiện để trốn, phải nhận những trận đòn đến thương tật.
     Sài Gòn trước năm 1975.
    Jacqueline thường dạy dỗ đám đàn em hành xử theo luật hè phố: "Không phải là mình ác, nhưng đồng tiền nối liền khúc ruột. Phải xuống tay thật tàn nhẫn thì chúng nó mới sợ mà lo nộp đủ cho mình". Lúc này, Jacqueline đã hoàn toàn đổi đời. Thị bước lên một đẳng cấp khác, ăn diện như bà hoàng, tiền tiêu như nước. Hàng đêm, cô ả tuyển chọn những gã trai tơ mới lớn, đưa về phục vụ thân xác cho mình. Nhưng chẳng đứa nào có thể trụ lại được vài tuần lễ. Một phần do thị thay đổi liên tục, một phần, không gã đàn ông nào chịu nổi cuộc chơi chẳng khác nào bị tra tấn này! Mỗi lần "thay quân", Jacqueline luôn hăm he từng đứa: "Thằng nào mở miệng nói chuyện này ra cho bất cứ ai nghe, đến tai tao, tao sẽ cắt lưỡi thằng đó". Ấy vậy mà trong giới giang hồ vẫn cứ đồn ầm lên, không ai không biết!.
    Chính từ môi trường cho vay cắt cổ này đã dẫn dắt Jacqueline tới một trận đụng độ nảy lửa. Sau trận chiến này, tiếng tăm của thị đã vươn tới đỉnh cao trong giới giang hồ. Được xếp vào chiếu nhất của xã hội đen, nhờ sự lì lợm và hung dữ, điều mà không phải người đàn bà nào cũng làm được.
    Cuộc đụng độ đẫm máu với Đực "mụn"
    Trong số con nợ của Jacqueline có Thùy Trang, một con ma cờ bạc thuộc loại bất cần thân thể! Thùy Trang thiếu chị Lin 1.000 USD, chỉ 3 tháng sau, lãi mẹ đẻ lãi con, cộng chung vào vốn, lên tới 2.199 USD. Jacqueline ra "tối hậu thư" cho Thùy Trang trong vòng một tuần phải trả đủ cả vốn lẫn lời. Nếu không, chẳng còn cái răng nào để ăn cơm!
    Không đào đâu ra tiền, bởi kiếm được đồng nào, chưa kịp đút túi, Thùy Trang đã nướng hết vào sòng bài cào. Túng quá, cô ta bèn cầu cứu người tình là Nguyễn Đực, biệt danh là Đực "mụn", cũng là một tay anh chị mang sắc lính biệt động quân với cấp hàm trung sĩ. Nghe người tình than vãn, Đực "mụn" dặn Thùy Trang, sáng mai giả vờ hẹn Jacqueline ra quán cà phê nói chuyện tiền bạc, để Đực "mụn" có cách xử lý. Trong đầu con ngựa non háu đá này nghĩ, bất quá Jacqueline cũng chỉ là một ả đàn bà, giỏi lắm, chỉ bắt nạt được đám gái bán bar tứ cố vô thân mà thôi. Còn như đụng đến đám lính rằn ri như hắn, thị sẽ không có cửa.
    Sáng hôm sau, vừa mới gặp nhau, ngồi chưa nóng đít, Đực "mụn" đã lên tiếng theo giọng đàn anh: "Nghe Thùy Trang nói, có nợ em 1.000 USD, 3 tháng rồi chưa trả được, bị em cộng chung cả vốn lẫn lời thành 2.199 USD đúng không?". Là kẻ thô lỗ, Jacqueline đáp cộc lốc: "Đúng, thì sao?". Đực "mụn" ra điều kiện: "Anh muốn em để cho Thùy Trang đến cuối tháng này trả hết nợ gốc, còn tiền lời thì xí xóa được không?". Cảm thấy mình bị thằng lính biệt động quân này ở đâu trên trời rớt xuống, chẳng biết tôn ti, trật tự gì cả, dám buông lời kẻ cả, Jacqueline gằn từng tiếng: "Không được thì sao?". Đực "mụn" rút ra một lưỡi lê, nhìn thẳng vào mặt Jacqueline: "Không được cũng phải được. Biết không?". Jacqueline chửi thề, thách thức: "Mày xin thì tao cho, còn giở thói hăm dọa con nít đó ra thì tao kỳ hạn trong 24 giờ phải trả đủ không thiếu một cắc. Mày là đàn ông, đã rút dao ra mà không dám đâm thì hèn lắm". Bị dồn vào thế đường cùng, Đực "mụn" đâm mạnh lưỡi lê vào bụng Jacqueline hai nhát. Mặc cho máu tuôn xối xả, Jacqueline vẫn ôm bụng ngồi nguyên, vừa gượng cười, vừa nói: "Mày đã đâm tao thì đâm cho chết. Nếu không, mày có chui xuống đất tao cũng sẽ túm cổ mày lên". Đực "mụn" thấy rùng mình, nắm tay Thùy Trang bước ra khỏi quán. Từ đó không ai còn thấy Thùy Trang đâu nữa. Chắc cô ta đã tìm đến một địa phương khác làm ăn để tránh cái nơi gió tanh, mưa máu này!
    “Sinh nghề tử nghiệp"
    Câu chuyện đã gây xôn xao dư luận trong chốn giang hồ và thế giới bar Mỹ suốt tuần lễ. Thành tích đâm Jacqueline đã làm cho Đực "mụn" nổi lên như một tay chơi tầm cỡ. Hắn cũng thường đem chiến công này phô trương với bạn bè và em út bằng tất cả tự hào của một dân anh chị.
    Tuy nhiên, khi mọi người tưởng vụ việc đã chìm vào quên lãng thì gần hai tháng sau, khi Đực "mụn" đang ngồi nhậu trong một quán bia ôm tại khu Dân Sinh, bất ngờ Jacqueline cùng với ba tên đàn em đẩy cửa xông vào, chém tới tấp vào đầu, vào cổ Đực "mụn". Hắn ta gục ngay xuống ghế salon. Nhờ bị gục xuống ghế mà Đực “mụn” tránh được những đường dao sát thủ tiếp theo. Chưa ai kịp phản ứng gì thì băng của Jacqueline đã nhanh chóng rút khỏi hiện trường. Vì là quân nhân đang tại ngũ, nên Đực "mụn" được đưa vào Tổng Y Viện Cộng Hòa điều trị. Bấy giờ thì hắn đã biết sợ, nhưng tất cả đã muộn. Linh tính báo cho hắn biết mọi chuyện có thể chưa dừng lại ở đây, nên trong lòng luôn lo lắng.
    Sau khi bình phục, Đực "mụn" được xuất viện. Vừa bước ra khỏi cổng bệnh viện, đang đi bộ về hướng đường Võ Di Nguy (Nguyễn Kiệm), thì bất ngờ, từ đằng sau, Jacqueline vượt lên, vừa đúng tầm để đâm hai nhát lưỡi lê vào bụng, hắn gục xuống lề đường, nhưng vẫn còn nghe tiếng cười của Jacqueline: "Bây giờ thì nợ nần đã xong. Mày cứ yên tâm mà sống. Nếu mày thấy không bằng lòng thì cứ tìm tao mà đòi". Nói xong, Jacqueline nhảy lên yên sau xe gắn máy do một đàn em chạy rề rề bám theo để tẩu thoát. Còn Đực "mụn" thì được đưa quay trở lại bệnh viện. Tuy không chết, nhưng từ đó không còn ai nhìn thấy hắn ta đâu nữa!
    Từ xưa đến nay, ở bất cứ thời nào, chưa thấy ai sống bằng nghề chứa thổ, đổ hồ và những tay anh chị chuyên đâm thuê, chém mướn, sống ngoài vòng pháp luật mà có được một hậu vận sáng sủa. Hầu hết, nếu không kịp cải tà quy chánh đều phải lãnh một kết cục vô cùng bi thảm ở cuối đời. Âu đó cũng là lẽ thường tình của luật nhân quả Jacqueline cũng thế!
    Sau khi bị Đực "mụn" đâm, Jacqueline tái xuất giang hồ với những hành vi bóc lột chị em còn trắng trợn và tàn bạo hơn nữa. Thị mở rộng hoạt động sang lãnh vực chứa bạc và tổ chức các trường gà.
    Ở đời, "sinh nghề thì tử nghiệp"! Một hôm Jacqueline đang phê, bỗng dưng có ba sát thủ, là những cựu thù của thị, xông vào chém túi bụi. Chỉ đến khi Jacqueline gục xuống trên vũng máu, họ mới ngừng tay. Sau biến cố này, Jacqueline không còn đủ sức duy trì quyền lực, và dần dà chìm vào quên lãng. Những đồng bạc cuối cũng nhanh chóng đội nón ra đi khi cơn nghiện ngày càng tăng nặng. Jacqueline thân tàn ma dại, không còn chốn nương thân, phải quay trở về hè phố như thuở nào.
    Một thời gian sau, vào một buổi sáng, bọn chích xì ke, chui vào khu vực bỏ hoang của ga xe lửa Sài Gòn cũ (nay là công viên 23/9) thì thấy xác của Jacqueline nằm chết cứng ở đó từ bao giờ, bên cạnh là một đống rác…
    Muốn thân chinh trả nợ máu

    Tuy vết thương làm thủng ruột, nhưng được đưa vào bệnh viện kịp thời nên không có gì nguy kịch đối với Jacqueline. Nằm trên giường bệnh, nhiều đàn em nôn nóng, hỏi Jacqueline : "Bây giờ mình tính thế nào với cái thằng biệt động quân chó đẻ này đây? Tụi em sẽ ra sức truy lùng nó để đòi món nợ này. Chắc chắn phải đòi cho được một vốn, bốn lời. Nếu không thì còn chi uy danh của chị Lin nữa!". Nghe thế, Jacqueline mỉm cười: "Tụi bây không được làm càn. Chính tao sẽ đòi món nợ này. Nó đã vay tao, thì nó phải trả cho tao. Không ai được phép đòi giùm hết".
    Khi tiền bạc nhiều quá, không biết ăn chơi kiểu gì cho hết, Jacqueline lại dính vào bạch phiến và bắt đầu xuống dốc từ đó. Từ chỗ là chủ các sòng bạc, Jacqueline lao vào các cuộc đỏ đen để tìm cảm giác. Mỗi lần thua, thị lại tìm đến ma túy để giải khuây. Jacqueline hít xì ke cũng giống như bản tính bạo lực của thị. Mỗi lần hít là liên tục năm bảy lượt, còn chơi thêm một nắm thuốc ngủ immenoctal mới đủ đô.

    Theo Người Đưa Tin

    Chuyện chưa kể về Huỳnh Tỳ, nhị ca nhóm “Tứ đại thiên vương” giang hồ Sài Gòn

    Chuyện chưa kể về Huỳnh Tỳ, nhị ca nhóm “Tứ đại thiên vương” giang hồ Sài Gòn
    Sau khi tiêu diệt hết tàn dư của nhóm "Tứ đại thiên vương" giang hồ Sài Gòn, Năm Cam thu thập hết những tay anh chị có số, trong đó, cái tên nổi bật nhất chính là nhị ca Huỳnh Tỳ.
    Băng đảng của Đại Cathay kéo dài đến tháng 6.1966 thì tan rã, khi Đại Cathay bị bắt và chết bí ẩn ngoài đảo. Cũng vào thời điểm đó, Năm Cam vẫn chỉ là một tên giang hồ vặt, thường trộm tiền của Bảy Sy ăn xài vung vít, chưa có tên tuổi, số má gì trên chốn giang hồ. Trong thời gian ngắn, Năm Cam đã tiêu diệt hết tàn dư của nhóm "Tứ đại thiên vương", thu thập hết những tay anh chị có số, trong đó, cái tên nổi bật nhất chính là nhị ca Huỳnh Tỳ.
    Nhị ca thất thế
    Theo lời kể của ông H "đầu bò", khi dẫn theo bầu đàn đệ tử về quy phục dưới trướng của Đại Cathay, Huỳnh Tỳ tự an ủi mình với danh hảo là nhị ca trong cái gọi là "Tứ đại thiên vương". Những ngày đó, ông H "đầu bò" luôn có mặt bên cạnh Đại Cathay và Huỳnh Tỳ nên nắm khá rõ hoạt động của nhị ca này.


    Một góc Sài Gòn trước năm 1975.
    Ông H "đầu bò" đã từng nói với Đại Cathay rằng, Huỳnh Tỳ từ lúc về dưới trướng, cúc cung phò tá, không có chuyện hai lòng. Vì vậy, trong các cuộc thanh trừng theo kiểu xã hội đen, y được Đại Cathay giao quyền trông coi một loạt các sòng bài, tiệm hút không chỉ trong địa bàn khu Lê Lai mà cả địa bàn khu Cầu Muối. Buổi tối, hắn lại diện đồ kẻng theo đàn anh vào các vũ trường tha hồ đập phá.

    Thế nhưng, sau giải phóng, cả Tỳ, Cái, Thế lẫn Năm Cam và nhiều tên xã hội đen vằn vện khác đều thay nhau vào tù ra khám. Ra tù, Năm Cam dần dần củng cố thế lực, ngày một phất lên, đến đầu những năm 1990 đã nghiễm nhiên trở thành ông trùm của thế giới ngầm ở Sài thành. Trong khi đó, hầu hết các đàn anh cũ của Năm Cam như Ngô Văn Cái, Nguyễn Kế Thế, Đức Raymond... kẻ chết thảm, người mất tích, còn ông H "đầu bò" thì hoàn lương, quay ra làm nghề báo.
    Còn Huỳnh Tỳ, vốn là gã nghiện nặng. Sau giải phóng, giang hồ không còn đất sống, Huỳnh Tỳ thường xuyên đói thuốc vã mồ hôi phải xoay sang mánh mung cò con, từ xóc bầu cua, tổ chức đánh chẵn - lẻ đầu hẻm đến bán lẻ, chích dạo ma túy để nuôi con và nuôi thân, chỉ mong được no cả dạ dày lẫn no óc. Hậu quả là trong vòng 20 năm (1975-1995), Huỳnh Tỳ phải ra vào trại cải tạo, nhà giam hơn chục bận.
    Khoảng đầu năm 1992, Huỳnh Tỳ đã liên kết được với một số tên giang hồ hết thời như Minh "ba giá" (Lương Văn Lâm), Trần Thị Ngàn, Minh bu, Lý Đôi, Thành "đôla" tổ chức được một sòng bạc tại hẻm 98F Lê Lai, gồm cả đánh tài xỉu, chẵn lẻ và xóc đĩa. Chuyện đến tai Năm Cam. Không kiêng nể xót thương gì các đàn anh thất thế, Năm Cam ra lệnh dẹp ngay. Huỳnh Tỳ không nghe, vẫn tiếp tục làm. Ngay lập tức, sòng bạc này liên tục bị chỉ điểm, bị công an khám xét nên không con bạc nào dám bén mảng. Biết là Năm Cam ra tay triệt hạ, Huỳnh Tỳ phải mang lễ vật đến ngọt nhạt năn nỉ, mời Năm Cam hùn vốn và được ông trùm đồng ý, vì thế y mới tạm yên thân.
    Nhị ca mất ngôi như thế nào?
    "Vốn" mà Năm Cam góp vào là Thành Chân, tay giang hồ trẻ tuổi nhưng lão luyện, có đầu óc, được Năm Cam phái đến giám sát, tổ chức sòng. Tên thứ hai là Lê Thị Điệu, vợ Thọ "đại úy", được Năm Cam đặc trách cho phép hành nghề cầm đồ và cho vay nặng lãi tại sòng. Ngoài phần ăn chia theo tỉ lệ hùn hạp, mỗi tuần Huỳnh Tỳ phải mang đến nộp cho ông trùm 5 triệu đồng tiền xâu. Tự đánh giá cao vai trò của mình, Năm Cam lại bắt Huỳnh Tỳ nộp thêm mỗi tuần từ 3 - 5 triệu đồng nữa, gọi là phí ngoại giao, để ông trùm hương hoa cho các mối quan hệ nhằm bảo vệ sòng bài. Dù biết tỏng đây là trò ăn chặn, tiền đưa ra chỉ chảy vào túi tham của Năm Cam, Huỳnh Tỳ vẫn phải cay đắng mở rộng hầu bao, không dám hó hé.
    Mối quan hệ hùn hạp này kéo dài từ đầu tháng 7 đến tháng 12.1992 thì chấm dứt. Thời điểm này, tên tuổi của Năm Cam bị khui ra trên một tờ báo. Cho rằng ông trùm sắp bị bắt, nghĩa là sẽ quay về vị trí thằng nhãi, chẳng việc quái gì phải sợ, Huỳnh Tỳ bèn ngưng không cúng nộp tiền xâu và chuẩn bị trục xuất đám đàn em Năm Cam. Không biết là đòn trả thù của Năm Cam hay một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng chỉ biết rằng ngày 6.1.1993, sòng bạc hẻm 98F bị công an bắt quả tang, hơn 10 nhân viên của sòng phải tra tay vào còng, xộ khám.
    Vụ bố ráp này Huỳnh Tỳ may mắn cùng với Minh ba giá thoát được, nhưng anh ta hiểu ngay đó là đòn trừng phạt của Năm Cam. Bị truy nã gắt gao, Huỳnh Tỳ không còn con đường nào khác, lại phải đi bằng đầu gối đến tạ tội và cầu cạnh Năm Cam. Ông trùm lại dùng chiêu gia ân để lợi dụng. Sau khi gia ân, Năm Cam liền phái đàn anh đi tổ chức các sòng bạc khác ở quận 4, quận 8 và Biên Hòa.
    Nhưng xưa nay, cái ác không thể thắng thiện, đến tháng 9.1995, tội lỗi của Năm Cam lại bị báo chí phanh phui, cho rằng thời của ông trùm đã hết thời, Huỳnh Tỳ lại trở mặt không nộp xâu nữa. Không lâu sau đó, Năm Cam bị bắt đi cải tạo. Không còn ai bảo kê, ngày 31.10.1995, Huỳnh Tỳ cũng bị tóm và ra tòa lãnh án tù.
    Sau này, khi cả Năm Cam lẫn Huỳnh Tỳ đều đã được trả tự do, Năm Cam đã cạch không cho tên đàn anh này bén mảng đến sòng bài của y nữa. Bị thất sủng, song với nhị ca mất số, đó lại là điều may, bởi chính vì mất số nên anh ta mới không trở thành bị cáo một lần nữa trong chuyên án Năm Cam và đồng bọn. Đó là điều an ủi cuối cùng của Huỳnh Tỳ, kẻ đã từng là một nhị ca lẫy lừng trở thành một giang hồ "dặt dẹo" bị chính giang hồ coi rẻ. Nhưng hắn đã nói với nhiều tay giang hồ khác rằng, hóa ra mất số, ở ẩn cũng là may, nếu không có khi đã bị bắt trong chuyên án Năm Cam. Với tội trạng như vậy cũng khó thoát án tử.
    (Theo Người đưa tin)

    Giang hồ Sài Gòn và những trận thư hùng đẫm máu

    Cuộc đảo chính anh em Diệm – Nhu ngày 1/11/1963 tại Sài Gòn đã mở toang cánh cửa cuối cùng cho hàng trăm băng nhóm túa ra, chẳng khác gì nấm mọc sau mưa. Và, để tranh giành ảnh hưởng, hàng loạt cuộc thư hùng, chém giết xảy ra như cơm bữa….

    Giang hồ như nấm sau mưa 
    Quận 1 là khu vực màu mỡ do "Tứ đại thiên Vương" Lê Đại - Huỳnh Tỳ - Ngô Văn Cái - Nguyễn Kế Thế chia nhau cai quản, đám lâu la đông hàng trăm tên, trong đó có những tên khét tiếng  như A "chó", Hải "sún", Lâm "khùng" (tức Lâm "chín ngón" sau này), Lương "chột", Hùng "đầu bò", Việt "Parker", Đực "đen". 
    Khu vực quận 3 có Minh "nhảy dù", Cẩm "Mambo", Lâm "thợ điện", Hùng "mặt mụn", thủ phạm đâm chết Lâm "thợ điện" ở bệnh viện Từ Dũ bằng con dao cắt bánh mì.
    Cảnh sinh hoạt đường Đồng Khánh, Chợ Lớn. (Ảnh tư liệu).

    Khu vực quận 5 hướng chợ Nancy rồi Đại Thế Giới (đường Trần Hưng Đạo ngày nay) là lãnh địa của những trùm giang hồ người Hoa: Tín Mã Nàm (Nàm Chẩy), Sú Hùng, Hổi Phoòng Kiên, Trần Cửu Can, Ngô Tài, dưới trướng tập hợp đám lâu la đông hàng trăm tên từ những đội lân, hội tương tế như Cụ "biên", Dương Tấn Hoa, Sơn "Nhật Bổn"…
    Qua "vùng tam giác đen" Cầu Mống - khu Dân Sinh - Cầu Ông Lãnh mà dân giang hồ gọi là "khu da heo" do tập hợp hàng trăm người chuyên mổ, mua bán, chế biến thịt heo, là lãnh địa của đám "cao bồi" Tư Ngang, Hải "chùa", Phong "khùng". 
    Khu Đa Kao - cầu Sắt là lãnh địa của Chà Và Hương, tức võ sĩ Nguyễn Phi Hoàng thuộc "lò Nguyễn Nhiều" ở cầu Sơn, Thị Nghè; Sáu "nhỏ", tức Trần Văn Trọng, võ sĩ "lò Kid Dempsey"; Triệu "lùn", du đãng Gia Định hùng cứ khu "lò heo"; chạy dài tới Lăng Ông - Bà Chiểu có băng của Phillip, Hải "cơ hàn", Thu "trắng", Petit Tân, Phú "Salem"…
    Từ "3 vua" …
    Rạp hát nổi tiếng Aristo thuộc gánh hát Kim Chung, do bầu Long cai quản trên đường Lê Lai là "đại bản doanh" 3 tay anh chị Ngô Văn Cái, Nguyễn Kế Thế, Huỳnh Tỳ.
    Bầu Long di cư vào miền Nam năm 1954 kéo theo nhiều tay dao búa từ Hà Nội vào làm "bảo vệ". Đám này sau đó nhập chung dưới trướng Huỳnh Tỳ.
    Trong 3 "ông vua" giang hồ ở đây do Huỳnh Tỳ đứng đầu. Hắn vốn xuất thân từ lơ xe đò đường dài và đã học được nhiều kinh nghiệp bảo kê, cướp bóc khắp các vùng khác.
    Về đây, bằng dao búa, đâm chém, Huỳnh Tỳ ngoi lên thành ông trùm.  Ban đầu, liên minh Tỳ - Cái - Thế khá yên ổn "làm ăn", chúng thường tụ tập uống rượu, đánh bài suốt ngày tại rạp Aristo nên được gọi là băng "Aristo".
    Cách đó không xa là khu chợ Cầu Ông Lãnh đang nổi lên băng cướp trẻ hoành hành do Đại Cathay cầm đầu. Ban đầu "tam đầu chế 3 vua" không để ý vì ngoài lãnh địa của mình.
    Đại Cathay tên trùm giang hồ Sài Gòn. (Ảnh tư liệu)

    Còn băng Đại Cathay, ban đầu núp bóng trùm Tám Lâu nhưng nhanh chóng qua mặt "thủ lĩnh" Tám Lâu, sau khi đập tan băng Bé Bún ở quận 4 thường "xâm phạm". 
    Thủ lĩnh Bé Bún cùng đàn em từ quận 4 kéo qua bị Đại Cathay dàn trận đâm thủng ruột, phải nằm viện mất nửa năm, ra viện khiếp vía cái tên Đại Cathay. Chiến thắng này đã đưa Đại Cathy qua mặt ông trùm Tám Lâu lên làm thủ lĩnh toàn bộ khu Da Heo (nay là đường Nguyễn Công Trứ).
    Tiện thể, Đại Cathay thâu tóm luôn sòng bạc của Bảy Si (anh rể Năm Cam) và sòng bạc của Đực Bà Tiều…
    "Lãnh thổ" của Đại Cathay kéo dài qua quận 4 và từng bước ảnh hưởng qua các khu lận cận đã có chủ. Đại Cathay sai em út thỉnh thoảng qua quậy phá thăm dò khu quận 5, chuẩn bị kế hoạch thâu tóm.
    Đến lúc này, "tam đầu chế 3 vua Tỳ - Cái - Thế" mới giật mình, biết trước sau gì cũng bị Đại Cathay "nuốt", mình nên họp lại bàn kế "thịt" Đại Cathay để trừ họa. Băng Aristo bày tiệc trên lầu rạp hát mời Đại Cathay tới giao lưu.  
    Đại Cathay vốn ngang tang, chẳng biết sợ là gì nên một mình tới dự tiệc. Chưa đặt chân lên tới lầu đã bị Thế thẳng chân đạp lộn nhào trở xuống. Đám tay chân nhất loạt rút dao xông vào chém. Biết bị rơi vào ổ phục kích, Đại Cathay quyết liệt chống trả và tìm đường thoát thân. 
    Dù bị thương tích, nhưng Đại Cathay vẫn bảo toàn tính mạng trở về hang ổ. Nằm dưỡng thương được một thời gian, khi vết thương vừa kéo da non, Đại Cathay quyết trả thù, một mình xách dao tìm đối thủ… 
    Những tên tham gia chém hội đồng Đại Cathay lần lượt đều bị ăn dao, do đích thân Đại Cathay bổ xuống. "Vua" Huỳnh Tỳ và Cái Thế đang ngồi nhậu trong quán Kiều Chánh vừa trông thấy Đại Cathay đã bị "ăn trọn" mỗi tên một dao, máu chảy lênh láng, ôm đầu bỏ chạy.
    Những tên đàn em khác đều bị chung cảnh ngộ, trốn đâu cũng bị Đại Cathay xách dao mò tới, lạnh lùng xử lý… 
    Băng "Tam đầu chế 3 vua" hoảng sợ, biết gặp phải hổ dữ, tìm cách "cầu hòa", thực ra là đầu hàng. Ban đầu Đại Cathay đang say máu, lắc đầu. "Tam đầu chế" phải cầu cạnh 2 tên giang hồ có máu mặt thế hệ trước là Ba Hội và Cảnh Tương bày tiệc khuyên giải và "xin" Đại Cathay tha mạng cho tội "dại dột". 
    Nể tình 2 đàn anh, Đại Cathay tha cho đối thủ. "Tam đầu chế" ra mắt cúi đầu nhận tội. Đại Cathay yêu cầu "phải quy về một mối". Thế là băng Aristo biến mất khỏi giang hồ, thay vào đó là cuộc hợp nhất lớn nhất trong thế giới giang hồ Sài Gòn những năm 1960, cho ra đời "Tứ đại giang hồ" (có báo gọi mỉa mai là "Tứ đại thiên vương")  Đại - Tỳ - Cái - Thế.
    Tuy nhiên, thực chất 3 vua trong "tam đầu chế" phải nhường lại cho Đại Cathay những phần béo bở nhất để Đại "chia" cho đất sống.
    …đến "đế quốc Đại Cathay"
    Thống lĩnh hoàn toàn quận 1 và nhiều vùng lân cận, Đại Cathay chưa yên lòng vì cách đó không xa là khu Chợ Lớn béo bở do trùm hắc đạo người Hoa tên Tín Mã Nàm làm chủ. Xưa nay lãnh thổ của Tín Mã Nàm là bất khả xâm phạm với bất cứ băng nhóm nào.
    Băng đảng của Tín Mã Nàm vô cùng hùng hậu, quản lý, hùn hạp và bảo kê hàng loạt nhà hàng, sòng bạc, tiệm hút ở khu Chợ Lớn. Dưới thời Diệm - Nhu, toàn bộ hoạt động kinh tài của các bang hội Ba Tàu Chợ Lớn đều có cổ phần của tên này.   
    Sau cuộc đảo chính, tướng lĩnh quân đội của nền Cộng hòa đệ nhị không còn để cho giới kinh tài Ba Tàu lộng hành như thời Diệm - Nhu.
    Tín Mã Nàm phản phúc, tố cáo nhiều cơ sở kinh tài là "tay chân của Diệm - Nhu", chỉ điểm cho cảnh sát bắt hàng loạt tay giang hồ mà y không ưa bấy lâu nay như Hỏi Phoòng Kin, Sú Hồng, Cọp Chảy, Quầy Thẩu Hao, Hắc Quầy Chảy… nhằm lấy lòng chính quyền mới, mưu toan "làm vua Hắc Đạo".
    Trung tá trưởng Ty cảnh sát quận 5 - Lê Ngọc Trụ trọng dụng Tín Mã Nàm, bao che, bảo kê cho các hoạt động của y. Tuy nhiên, những việc làm của Tín Mã Nam bị nhiều bang hội oán ghét, nhiều tên đàn em thề sẽ trả thù.
    Đại Cathay tất nhiên không bỏ qua những mâu thuẫn này. Một mặt ra sức chiêu mộ, mua chuộc nhiều đàn em của Tín Mã Nàm. Mặt khác, Đại Cathay thường xuyên phái đàn em đi quậy phá, ném lựu đạn vào các cơ sở nhà hàng, sòng bạc của Tín Mã Nàm. Những hoạt động phá hoại này khiến cho việc làm ăn của Tín Mã Nàm xuống dốc, đàn em đói khát, bỏ đi, băng nhóm của Tín suy yếu.
    Trận huyết chiến cuối cùng nổ ra vào năm 1964. Buổi sáng, Tín Mã Nàm đang ngồi cùng đàn em tại quán cà phê trước rạp hát Hào Huê thì Đại Cathay và 9 tay chân đàn em tinh nhuệ nhất lao vào tấn công.
    Cuộc hỗn chiến dữ dội nổ ra khiến nhiều người hồn xiêu phách lạc, la khóc chạy trốn. Hai bên chém nhau dữ dội. 
    Kết quả 2 bên đều thiệt hại nặng. Nhưng băng Đại Cathay là kẻ chiến thắng cuối cùng vì Tín Mã Nàm biết không thể chống trả lâu dài nếu Đại Cathay tiếp tục tấn công.
    Cuối cùng Tín Mã Nàm đành phải "cầu hòa", cho người mời Đại Cathay đến nhà hàng Đồng Khánh "nói chuyện". Đại Cathay không hề sợ hãi, vẫn một mình đi vào hang cọp, mặc cho đám đàn em cản ngăn.
    Sự ngang tàng của Đại Cathay khiến Tín Mã Nam khâm phục, đồng ý giao toàn bộ khu vực béo bở từ chợ Nancy về Sài Gòn. Lãnh thổ quận 5 được chia cho Đại Cathay thêm nhiều khu hoạt động làm ăn, Tín Mã Nam chỉ "xin" giữ lại khu chợ sắt Tân Thành và con hẻm bài bạc số 100 để sinh sống với …vợ bé!    
    Duy Chiến
     
     
     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét