CHUYỆN VỤ ÁN 16 (Thanh Nga)
Thanh Nga
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thanh Nga | |||
---|---|---|---|
Tên khai sinh | Juliette Nguyễn Thị Nga | ||
Sinh | 31 tháng 7, 1942 Tây Ninh, Việt Nam |
||
Mất | 26 tháng 11, 1978 (36 tuổi) Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Việt Nam |
||
Nghề nghiệp | Diễn viên sân khấu, Ca sĩ | ||
Hôn nhân | Nguyễn Minh Mẫn Phạm Duy Lân |
||
|
Cuộc đời và sự nghiệp
Bà tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31 tháng 7 năm 1942, quê quán ở Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi, mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ, tức bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Thanh Nga là một Phật tử, có pháp danh Diệu Minh.Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau làm vợ thứ (không chính thức) với ông Phạm Duy Lân tức hiệu là Đổng Lân vì ông đã từng giữ chức Đổng Lý Văn Phòng của Bộ Thông Tin trong Đệ Nhị Cộng Hòa của miền nam VNCH (luật sư). Bà có 1 con trai (với ông Lân) là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).
Gia đình Thanh Nga còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:
- Năm Nghĩa (cha dượng)
- Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
- Hữu Châu (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
- Hữu Lộc (cháu ruột, con nghệ sĩ Hữu Thìn)
- Hà Linh (con trai)
Giải thưởng tiêu biểu
- 1958: Giải Thanh Tâm triển vọng (vai sơn nữ Phà Ca, vở Người vợ không bao giờ cưới)
- 1966: Giải Thanh Tâm xuất sắc (vai Giáng Hương, vở Sân khấu về khuya)
- 1984: Truy phong Danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú
Các vai diễn nổi bật
Cải lương
- Bé Nghi Xuân (trong vở Phạm Công - Cúc Hoa)
- Bàng Lộng Ngọc(trong vở Khói sóng tiêu tương)
- Bàng Quý Phi (trong vở Xử án Bàng Quý Phi)
- Bà mẹ cách mạng (trong vở Sau ngày cưới)
- Điêu Thuyền (trong vở Phụng Nghi Đình)
- Dương Thái Chân (trong vở Chuyện tình An Lộc Sơn)
- Diệu Thiện (trong vở Ni cô Diệu Thiện)
- Diệp Thúy (trong vở Đôi mắt người xưa)
- Dương Vân Nga (trong vở Thái hậu Dương Vân Nga)
- Lượm (trong vở Sông Dài)
- Kim Anh (trong vở Đời cô Lựu)
- Mía (trong vở Bọt biển)
- Nga (trong vở Bông hồng cài áo)
- Giáng Hương (trong vở Sân khấu về khuya)
- Hoa Mộc Lan (trong vở Hoa Mộc Lan tùng chinh)
- Hoàng hậu Mã Nhi Nương Bửu (trong vở Gió ngược chiều)
- Hương (trong vở Nửa đời hương phấn)
- Quỳnh Nga (trong Bên cầu dệt lụa)
- Sơn nữ Phà Ca (trong vở Người vợ không bao giờ cưới)
- Tuyết Vân (trong vở Nắng sớm mưa chiều)
- Thanh (trong vở Tấm lòng của biển)
- Trinh (trong vở Con gái chị Hằng)
- Trưng Trắc (trong vở Tiếng trống Mê Linh)
- Uyên (trong vở Ngã rẽ tâm tình)
- Vân (trong vở Bóng tối và ánh sáng)
- Xuân Tự (trong vở Áo cưới trước cổng chùa)
- Xuyên Lan (trong vở Tiếng hạc trong trăng)
Ca cổ
- Quả tim bất diệt
- Hoa mua trắng
- Dưới bóng từ bi
- Lan và Điệp
- Hồi chuông Thiên Mụ
- Mái tóc thề
- Mưa rừng
- Thành Đô ơi giã biệt
- Bông sen
- Người chồng lý tưởng của em
Phim ảnh
Thanh Nga cũng tham gia nhiều bộ phim, đáng chú ý nhất là:- Đôi mắt người xưa (vai Diệp Thúy)
- Hai chuyến xe hoa
- Loan mắt nhung (vai Xuân - 1970)
- Mùa thu cuối cùng (1971)
- Bụi Phấn Hồng
- Vết thù trên lưng ngựa hoang (1971)
- Lan và Điệp (vai Lan - 1971)
- Xa lộ không đèn (vai Liễu - 1972)
- Sau giờ giới nghiêm (vai Nhàn - 1972)
- Người cô đơn (1972)
- Nắng chiều (cô gái Huế) (1973)
- Triệu phú bất đắc dĩ (1973)
- Năm vua hề về làng (1974)
- Quái nữ Việt Quyền Đạo
- Thương muộn
- Tìm lại cuộc đời (1977)
- Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 17:29, ngày 30 tháng 9 năm 2014.
Chuyện tình đệ nhất mĩ nhân Sài Thành: Thanh Nga
Thứ Tư, ngày 27/02/2013 16:08 PM (GMT+7)
Sự kiện: Chuyện tình người đẹp
Cuộc đời của Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga là một chuỗi những cuộc tình éo le.
Tổng hợp những Tâm Sự về Tình Yêu Giới Tính, bí quyết giữ Hạnh Phúc Gia Đình phụ nữ hiện đại. Truyện Ngôn Tình lãng mạn, Đọc Truyện Ngắn hay mỗi ngày.
Đã hơn 30 năm kể từ ngày
Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga về với tổ nghiệp nhưng
những khán giả lớn tuổi hẳn không bao giờ có thể quên được hình ảnh
một người phụ nữ tài hoa bạc mệnh, một nữ nghệ sĩ cải lương tài sắc
vẹn toàn. Câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của bà là một cuốn
phim đầy sống động nhưng đáng tiếc lại có một kết thúc bi thảm khi
bà ra đi ở tuổi 36 vì bị ám sát.
Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị
Nga sinh ngày 31/7/1942 tại Tây Ninh. Cố Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga đã
để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả bằng nhiều vai diễn cải
lương. Cuộc đời làm nghệ thuật của bà từ lúc chạm tới thành công
đến khi về với tổ nghiệp là chuỗi những tinh hoa. Có thể nói Nghệ
sĩ ưu tú Thanh Nga đã từng là một tên tuổi chói sáng trong sân khấu
cải lương nói riêng và trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật lúc bấy
giờ. Bà được ưu ái gọi bằng cái tên: Nữ hoàng sân khấu - Thanh
Nga.
Thanh Nga thủa mười tám, đôi mươi
Tên tuổi của Ngệ sĩ Ưu Tú Thanh Nga
gắn liền với những nhân vật như: Điêu Thuyền trong "Phụng Nghi
Đình", Kim Anh trong "Đời cô Lựu"... Sau năm 1975, các nhân
vật do bà thủ diễn sâu sắc hơn về số phận, tâm lý tình cảm và cả
bản ngã cuộc sống... như những vai Vân trong "Ánh sáng và bóng
tối", Quỳnh Nga trong "Bên cầu dệt lụa", Trưng Trắc trong "Tiếng
trống Mê Linh", Dương Vân Nga trong vở "Thái hậu Dương Vân Nga".
Dương Vân Nga là vai sau cùng của bà (1978).
Thanh Nga với nét đẹp dịu dàng, quyến rũ của người con gái Sài
Thành
Bên cạnh việc là một người phụ nữ
có tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực sân khấu, Thanh Nga còn là một
người phụ nữ đẹp nức tiếng. Đôi mắt biết nói, nụ cười duyên và
khuôn mặt đẹp, toát lên dáng vẻ yêu kiều, quý phái của người con
gái Sài Thành ở Thanh Nga khiến bao người mê đắm. Cũng chính bởi sự
ưu ái này của tạo hóa đã khiến chuyện tình yêu của Thanh Nga có
nhiều cung bậc cảm xúc hơn. Chuyên mục Chuyện tình người đẹp của
Tình yêu giới tính, Eva.vn xin giới thiệu về những cuộc tình đã đi
qua trong đời của Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga:
Mối tình đầu và nụ hồng
khắc khoải
Mối tình đầu của Thanh Nga tới khi
cô đã thành danh trong sự nghiệp, ở giai đoạn đỉnh cao của danh
vọng. Tất nhiên, đi cùng với sự thăng hoa trong nghệ thuật đó là số
lượng người hâm mộ, những anh chàng quý tử, nhà giàu, quyền thế
theo đuổi ngày càng nhiều.
Năm 1959, sau khi Thanh Nga nhận
giải Huy chương vàng Thanh Tâm, số lượng người hâm mộ tài năng và
sắc đẹp của cô ngày càng nhiều. Thời điểm đó, có một người thanh
niên giấu danh tính, hàng ngày đều gửi tặng cô một bông hồng. Lúc
đầu Thanh Nga hoàn toàn không để ý tới điều đó vì với một người nổi
tiếng như Thanh Nga, việc nhận được hoa, quà từ những người yêu
thích cô là chuyện quá đỗi bình thường. Nhưng khi mỗi sáng, mỗi tối
đều đặn có một đóa hồng được gửi tới, Thanh Nga đã phải trăn
trở.
Thanh Nga nhận HCV giải Thanh Tâm năm 1958 , thời điểm cô đạt đỉnh
cao danh vọng
Từ trái qua: Thanh Nga - Ngọc Giàu - Lan Chi - Bích Sơn
Từ trái qua: Thanh Nga - Ngọc Giàu - Lan Chi - Bích Sơn
Nhờ sự giúp đỡ của một người thân
cận, Thanh Nga đã biết được chủ nhân của những đóa hồng hàng ngày
vẫn thường gửi tới mình là ai. Người thanh niên đó là một anh chàng
rất đẹp trai, thư sinh. Anh giới thiệu tên là Nguyễn Văn Tài, bí
danh Hai Vũ, tốt nghiệp bằng Cao học Thương mãi ở Pháp, hiện là chủ
nhiệm báo Phòng Thương mãi Sài Gòn. Sự đối thoại tinh nghịch và lém
lỉnh của Thanh Nga đã khiến người thanh niên đó bối rối: "Bộ
anh Tài có cả một ki ốt bán hoa hay sao?". Chàng thư sinh tên
Tài ấy bẽn lẽn: "Tôi tặng hoa là vì...". Thanh Nga cũng tỏ
ra khéo léo và tinh tế: "Nga đâu phải là Trà Hoa Nữ mà mỗi ngày
anh Tài tặng Nga một đóa hồng? Đời của Trà Hoa Nữ buồn
thảm lắm, Nga không muốn đời Nga giống như Trà Hoa Nữ đâu...".
Khi ấy, mẹ của Thanh Nga đã dành một ưu ái đặc biệt cho anh chàng
si tình này bằng cách cho phép Tài mỗi đêm đến xem Thanh Nga biểu
diễn.
Kể từ lần gặp mặt đó, Thanh Nga có
cảm tình với sự thành thật, lãng mạn của Tài. Hơn nữa, tâm hồn của
người con gái mơ mộng ấy thấy chuyện tình cảm này lãng mạn như
trong những tiểu thuyết tình yêu mà cô đã đọc. Nhưng khi tình cảm
của Thanh Nga vừa chớm nở thì đột nhiên Tài mất tích. Sau này,
Thanh Nga mới biết Nguyễn Văn Tài là Đảng viên Đảng Cộng Sản Pháp
về Việt Nam hoạt động, khi bị lộ đã phải rút lui.
Mặc dù người xưa đã không còn tới
mỗi đêm để xem cô biểu diễn nhưng hình bóng của người thanh niên ấy
vẫn không phai nhòa trong tâm trí Thanh Nga. Trên bàn trang điểm
của Thanh Nga mỗi đêm luôn có một đóa hồng nhung. Đóa hồng ấy là do
chính cô tự mua nhớ về người xưa.
NS Thanh Nga trong vai hoàng hậu Mã Nhi Nương Bửu trong "Gió
ngược chiều" của soạn giả Năm Châu
Những cuộc tình từ “cái nợ
hồng nhan”
Cuộc đời của Nghệ sĩ ưu tú
Thanh Nga đúng như câu thơ mà người đời thường đọc “cái nợ
hồng nhan trả chưa xong”. Càng nổi tiếng và thành công trong sự
nghiệp, Thanh Nga càng trở thành tầm ngắm của những cậu ấm, công tử
con nhà giàu. Một trong số đó có cậu Ba. Th con của bà chủ
bút báo Sài Gòn mới say đắm Thanh Nga ra mặt. Nhà giàu cộng với sự
si tình, cậu Ba. Th không tiếc tiền chi cho gánh hát của Thanh Nga.
Từ việc đầu tư cho đạo cụ sân khấu, các trang thiết bị cho gánh hát
tới việc để đảm bảo cho mỗi đêm diễn đông khách, cậu Ba. Th đã bỏ
tiền ra mua toàn bộ trong một tuần lễ để phát cho nhân viên báo Sài
Gòn mới.
Không chỉ vậy, cậu Ba. Th còn tặng
cho Thanh Nga nhiều món quà đắt tiền, từ nữ trang, dàn máy hát
stéréo hiệu National đến tủ áo, máy lạnh…Tuy nhiên, sự si tình được
thể hiện ra bằng vật chất ấy không chiếm được cảm tình của Thanh
Nga. Câu nói của Thanh Nga trả lời mẹ: “ “Người ta” tặng cho
con một đóa hoa hồng, của ít thôi mà sao con không quên người ta
được…” đã khiến cho cậu Ba. Th hiểu được hàm ý sâu xa của
cô.
Vẻ đẹp sắc nước hương trời của
Thanh Nga đúng với câu hồng nhan đa truân. Có rất nhiều người đàn
ông có địa vị, tiền bạc theo đuổi Thanh Nga nhưng hầu hết họ đều đã
có gia đình. Cô không thể tiến tới với họ nhưng nếu từ chối cũng
không phải dễ dàng vì mất lòng họ đồng nghĩa với việc gánh
hát khó mà tồn tại.
Thành Được – Mối tình bén
duyên từ sân khấu
Trước đây, Thành Được và Thanh Nga
cũng có một vài lần hợp tác nhưng khi đó Thành Được không Thành
Được đã có vợ vả lại Thanh Nga còn quá nhỏ. Sau này, khi Thành Được
về với đoàn kịch Thanh Tâm – Thanh Nga, mối lương duyên này mới có
cơ hội bén duyên nhau.
Sau khi Thành Được chia tay với
người vợ cũ, Thanh Nga và Thành Được có cơ hội đóng cùng nhau các
vai diễn trên sân khấu trong các vở Con gái chị Hằng, Đoạn tuyệt,
Người yêu của Hoàng Thượng…Hai người tạo thành một cặp đôi khá đẹp.
Lúc này, Thành Được đã hướng tầm ngắm của mình tới Thanh Nga. Thời
gian sau, Thanh Nga cũng nảy sinh tình cảm với Thành Được. Khi biết
con gái có cảm tình với Thành Được, mẹ của cô có ý tác hợp
cho hai người.
Thanh Nga và Thành Được trong một vở diễn
Năm 1967, Thanh Nga và Thành Được
ngày càng trở nên nổi tiếng và tình yêu của họ cũng vô cùng sâu
đậm. Những tưởng một kết thúc viên mãn sẽ tới với đôi trẻ nhưng
chính bản tính ham chơi, mê đổi xe hơi của Thành Được khiến tình
cảm của hai người dần sứt mẻ. Điểm mấu chốt cuối cùng đẩy tình cảm
đó tới sự đổ vỡ là trong một buổi diễn, khi Thanh Nga nhìn thấy
dưới hàng ghế ưu tiên khán giả người phụ nữ là tình cũ của Thành
Được. Thanh Nga biết được Thành Được vẫn còn săn đón người phụ nữ
này. Trái tim yếu đuối của Thanh Nga thấy mình bị lừa dối và phản
bội. Lời cuối cùng cô nói với Thành Được: “Từ ngày mai trở
đi…tôi sẽ là vợ người khác”. Những tưởng đó chỉ là một lời nói
lúc tức giận, có ai ngờ đâu, cô nói và làm thật.
Không lâu sau, Thành Được buồn bã
rời khỏi đoàn với cái đầu cạo trọc và mấy câu ca: "Ví dầu sợi
tóc chẻ đôi. Thì hình bóng cũ trong tôi vẫn còn..." Hình bóng
đó cũng chính là Thanh Nga một thời để nhớ. Sau này, nghệ sĩ Thanh
Kim Huệ trong một chuyến du lịch sang Mỹ gặp Thành Được bên đó mới
hỏi ông rằng: "Nay đã qua ngưỡng thất thập cổ lai hy rồi, ngẫm
lại trên đường tình anh thấy thương ai nhất?". Thành Được đáp:
"Đến bây giờ, tôi thương Thanh Nga nhất, cô ấy là một nghệ sĩ
có tâm tính hiền lành, trong sáng". Có thể nói mối tình đó đã
để lại trong lòng Thành Được nhiều trăn trở không nguôi.
Thành Được và Thanh Nga trong vở "Chuyện tình 17"
Chuyện tình đệ nhất mĩ nhân Sài Thành: Thanh Nga
Thứ Tư, ngày 27/02/2013 16:08 PM (GMT+7)
Sự kiện: Chuyện tình người đẹp
Cuộc đời của Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga là một chuỗi những cuộc tình éo le.
Tổng hợp những Tâm Sự về Tình Yêu Giới Tính, bí quyết giữ Hạnh Phúc Gia Đình phụ nữ hiện đại. Truyện Ngôn Tình lãng mạn, Đọc Truyện Ngắn hay mỗi ngày.
Cuộc hôn nhân bất ngờ với
Đại úy Mẫn
Đại úy Mẫn là người phụ trách an ninh kho Long Bình. Trong số
những anh chàng theo nghiệp nhà binh, Đại úy Mẫn là người theo đuổi
Thanh Nga rất kiên trì. Ông Mẫn thương Thanh Nga lúc bà đã sáng
chói trên sân khấu cải lương. Ngoài đời, Thanh Nga duyên dáng và có
sức hút lớn với người đối diện nên Đại úy Mẫn đem lòng say mê. Đại
úy Mẫn không phải là nghệ sĩ nhưng ông có tâm hồn tài tử bởi thế
ông càng say đắm Thanh Nga. Sau khi chia tay Thành Được, Thanh Nga
nhanh chóng tuyên bố cưới Đại úy Mẫn. Tin đó khiến ai cũng phải bất
ngờ.Tháng 11 năm 1967, Thanh Nga và Đại úy Mẫn tổ chức lễ cưới. Thanh Nga trong chiếc áo cưới bước lên xe hoa chính thức cùng người chồng là Đại Ỹ Nguyễn Minh Mẫn. Tiệc cưới long trọng tại nhà hàng, có báo chí tới dự rất đông, có nghệ sĩ các giới…Tuy nhiên, đám cưới của họ chỉ là một lễ cưới về hình thức chứ không có hôn thú.
Đau lòng vì Thành Được, Thanh Nga nhanh chóng kết hôn với Đại úy
Mẫn
Cuộc tình cuối bên người
chồng Phạm Duy Lân
Có thể nói cuộc đời Thanh Nga là
một chuỗi nhưng thăng trầm trong chuyện tình yêu. Và dường như bến
đỗ hạnh phúc đích thực dành cho cô xuất hiện khi cô gặp và lấy Phạm
Duy Lân. Một mối tình có thể nói là định mệnh.
Tết Kỷ Dậu năm 1969, Thanh Nga sang
Pháp biểu diễn theo gợi ý của Bộ thông tin. Đoàn do ông Phạm Duy
Lân - Đổng lý văn phòng Bộ Thông dẫn đầu. Và Phạm Duy Lân đặc biệt
quan tâm đến Thanh Nga. Chuyến lưu diễn kéo dài hai tháng và thu
được những thành công. Trở về từ chuyến lưu diễn đó, Thanh Nga và
Phạm Duy Lân chính thức kết hôn.
Thanh Nga và người chồng Phạm Duy Lân
Dù trải qua nhiều mối tình và một
cuộc hôn nhân đổ vỡ nhưng cuối cùng Thanh Nga cũng gặp được người
đàn ông của đời mình. Phạm Duy Lân yêu thương vợ, đi đâu cũng tháp
tùng, bên cạnh vợ 24/24h. Theo lời kể của Nghệ sĩ ưu tú Kim Cương –
Người bạn thân thiết của Thanh Nga thì: "Hầu như anh Lân
tháp tùng bên cạnh vợ 24/24 h. Thậm chí, mỗi lần Thanh Nga tắm, anh
ấy cứ đứng trước cửa nhà tắm chầu chực sẵn. Là bạn bè thân, chúng
tôi thường trêu: "Ông cứ đi đi, Thanh Nga nó ở trong nhà tắm thì ai
mà bắt cóc được. Anh Lân chỉ lặng lẽ nói: "Đứng đây để tiện có gì
Nga kêu còn nghe, chứ đi xa lỡ có việc gì Nga kêu không nghe. Tôi
chưa thấy người nào thương vợ như anh Lân".
Có thể nói cuộc tình của Thanh Nga
và người chồng Phạm Duy Lân là cuộc tình định mệnh của đời bà. Sau
khi kết hôn với Phạm Duy Lân, bà sinh được một cậu con trai là Phạm
Duy Hà Linh. Đó là kết tinh của một tình yêu đẹp, một tình nghĩa vợ
chồng keo sơn.
Bé
Cúc cu - con trai Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Nga xưa nay là Nghệ sĩ Hài Hà
Linh
Nghệ sĩ Hà Linh bên di ảnh của mẹ
Nhưng rồi cuộc sống êm đềm và hạnh
phúc của Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga bên người chồng Phạm Duy Lân khép
lại bằng cái chết đầy bi kịch của cả hai vợ chồng do bị ám sát năm
1978.
Gia đình nhỏ của Thanh Nga
Khoảng 23h đêm 26/11/1978, khi diễn
xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng
-nằm ở khu vực chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, bây giờ - nữ nghệ sĩ
Thanh Nga lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt do chồng bà
cầm lái để về nhà. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau với con trai
Cúc Cu, 5 tuổi. Ở ghế trước, cạnh tài xế có võ sư Nguyễn Văn Các,
làm vệ sĩ bảo vệ Thanh Nga.
Ngay khi xe dừng trước cổng nhà
(trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1), vệ sĩ Các bước ra mở cửa thì bất
ngờ một chiếc Honda trờ tới, hai tên lạ mặt nhảy xuống, dùng súng
ngắn P38 khống chế anh vào trong xe.
Chúng tiếp tục uy hiếp vợ chồng
Thanh Nga để bắt bé Cúc Cu. Khi vợ chồng nghệ sĩ chống cự, chúng
liên tiếp nã đạn bắn chết cả hai rồi vọt mất. Viên đạn trúng ngực
trái đã cướp đi sinh mệnh của Thanh Nga ở tuổi 36, khiến hàng nghìn
khán giả Sài Gòn, giới nghệ sĩ cải lương rơi nước mắt, khóc thương
cho một tài hoa của làng vọng cổ thành phố. Sau một thời gian dài
điều tra phá án, vụ án của Thanh Nga cũng tìm được chân tướng kẻ
giết người là Nguyễn Thanh Tân và đồng bọn Nguyễn Văn Đức đã lộ
diện. Bản án tử hình dành cho hai kẻ giết người là một kết cục xứng
đáng nhưng vẫn không làm nguôi nỗi căm hận trong lòng người
dân.
Vậy là mối duyên của Thanh Nga và
ông Phạm Duy Lân đi tới cùng của sự sống. Thanh Nga và chồng tuy
không sinh cùng ngày, nhưng chết cùng giờ, thậm chí chỉ cách nhau
vài phút, cùng một chỗ, một tình cảnh.
Khi mất nét mặt Thanh Nga như người
đang ngủ, da trắng hồng với màu son phấn phơn phớt, tóc xõa dài đen
tuyền, quấn mượt mà hai bên. Bênh cô là người đàn ông yêu thương
nhất của cuộc đời, người chồng rất mực yêu thương, tôn thờ Nga. Họ
ra đi như đẹp như một bài thơ:
Anh và em sống giữa
cõi mây này
Chẳng có lúc nào chẳng nhớ nhau
Như mây bay mãi, bay bay mãi
Sinh chẳng cùng năm - nguyện chết cùng ngày...
Chẳng có lúc nào chẳng nhớ nhau
Như mây bay mãi, bay bay mãi
Sinh chẳng cùng năm - nguyện chết cùng ngày...
Sự
ra đi của Thanh Nga khiến người hâm mộ xót thương
Tiểu sử của Cố Nghệ sĩ ưu tú
Thanh Nga
Thanh Nga (1942-1978) là nghệ sĩ cải
lương được coi là nổi tiếng nhất, tài sắc vẹn toàn nhất. Cô được
mệnh danh là "nữ hoàng sân khấu".
Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga
Sinh ngày: 31 tháng 7 năm 1942
Nguyên quán: Tây Ninh
Cha: Nguyễn Văn Lợi
Mẹ: Nguyễn Thị Thơ (bà bầu Thơ, trưởng
đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời)
Con trai của Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga
với ông Phạm Duy Lân là Phạm Duy Hà Linh (sinh năm 1973), hiện
đang là một nghệ sĩ hài kịch.
Gia đình cô còn có nhiều nghệ sĩ nổi
tiếng như:
Nghệ sĩ Bảo Quốc (em cùng mẹ khác
cha)
Nghệ sĩ Hữu Châu (con của nghệ sĩ Hữu
Thìn, anh ruột của Thanh Nga)
|
(Khampha.vn)
Nhận xét
Đăng nhận xét