CHUYỆN VỤ ÁN 18
(ĐC sưu tầm trên NET)
- Trung tướng Nguyễn
Việt Thành nói về quá trình đánh những vụ án lớn và trăn trở trước nạn tham
nhũng hiện nay.
- Thưa anh, trước khi về hưu anh là Phó văn phòng Ban phòng chống tham nhũng Trung ương. Lúc ấy có dư luận cho rằng, sau khi đánh tan tập đoàn Năm Cam, 'lôi cổ' nhiều cán bộ, có cả cấp trên của anh, ra trước pháp luật, anh đã “đụng chạm” quá nhiều...
Trong suốt thời gian làm Trưởng ban chuyên án “Năm Cam và đồng bọn”, tôi nhận được sự chỉ đạo, động viên của nhiều cán bộ cấp cao.
Anh Sáu Dân (tức Thủ tướng Võ Văn Kiệt) vài ngày gọi điện một lần bảo: “Phải làm mạnh lên. Đánh rắn phải đánh dập đầu. Đánh không trúng, nó quay lại cắn chết!”.
Đồng chí Tư Sang cũng động viên tôi dữ lắm: “Hãy làm tới nơi tới chốn, xóa cái ung nhọt này cho xã hội” v.v….
Các đồng chí ấy rất quan tâm và ủng hộ tôi và anh em trong ban chuyên án hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi dẹp được vụ Năm Cam, tôi không muốn ra vì chỉ còn hơn 3 năm nữa là về hưu rồi.
Nhưng nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp, động viên. Anh Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng; anh Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng gọi điện kêu riết. Tôi phải đi ra cùng 5 anh em nữa…
- Thực tế, Ban phòng chống tham nhũng Trung ương khi anh về cũng chưa làm được gì lớn cả?
Cũng làm được vài vụ nhưng trầy trật lắm…Còn đánh giá mức độ tham nhũng hiện nay thì ai cũng thấy cả, chính Tổng Bí thư đã nhận định “nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ” đấy!
- Vậy hơn 3 năm với cương vị Phó văn phòng Ban phòng chống tham nhũng Trung ương anh đã làm gì?
Mất hơn một năm làm tổ chức: Chạy xin nhà, xin phương tiện, xin quân và triển khai xuống địa phương. Thời gian còn lại là ra một số văn bản tham mưu cho Đảng và Nhà nước.
- Suốt thời gian đó anh sống, sinh hoạt ra sao? Kỷ niệm gì anh vẫn còn nhớ?
(Cười) Tự lo thôi. Tiêu chuẩn của tôi có người phục vụ nấu ăn, giặt đồ, dọn dẹp phòng v.v.. được quy ra tiền là 600.000 đồng/tháng.
Mức tiền ấy ở Hà Nội thì thuê ai được nên tôi tự làm hết. Đi làm về là tự nấu ăn, giặt giũ quần áo. Đi chợ thì nhờ ai được thì nhờ, không thì phải tự đi. Mà phần lớn là phải tự đi. Nhờ vậy mà tôi nấu cơm ngon lắm!
Phòng tôi ở gần với anh Trọng (tức Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lúc bấy giờ, nay đã về hưu - PV). Anh Trọng cũng từ miền Nam ra, một thân một mình.
Anh Trọng có tài nấu cơm cháy ngon lắm. Ăn với mắm kho Nam Bộ thì hết ý. Nhiều hôm anh ấy điện thoại gọi tôi qua ăn cho vui. Hai anh em cùng ăn món cơm cháy do ảnh nấu với mắm kho. Ăn ngon giờ vẫn còn nhớ tài nấu cơm cháy của ảnh!
- Ở thành phồ nghe có dư luận ác ý rằng 'anh có vợ bé trẻ đẹp, có con, ở biệt thự cao sang mấy cái', anh có bực không?
Tôi sống thế nào ai cũng biết. Có điều những đồn đại ác ý đó không đơn giản là đồn bậy cho vui đâu.
- Đúng, dường như có ai đó 'đạo diễn'?
Họ cố tình lập lờ, từ những lời đồn vô căn cứ tôi có nhà biệt thự ở ngoài Bắc và trong Nam, có vợ bé v.v… rồi sau đó gắn vào sự việc vi phạm của mấy anh em sĩ quan ở Công an Tiền Giang.
Đành rằng, mấy anh em không tư lợi nhưng việc làm đó là vi phạm quy định của ngành, vi phạm pháp luật, nên bị xử lý. Tuy nhiên, thời gian đó tôi đã chuyển công tác về Tổng cục cảnh sát rồi.
Có một dấu hỏi trong vụ việc này, đó là 3 sĩ quan bị xử lý, trong đó có người rất có công trong chuyên án “Năm Cam và đồng bọn” như anh Nên chẳng hạn…Pháp luật bình đẳng với tất cả. Ai vi phạm cũng bị xử lý.
Mấy anh em này rất tốt, nhưng đã sơ hở, hành động không đúng quy định nên phải bị xử lý, dù không vụ lợi, tư túi. Đó là điều đáng tiếc cho họ và bài học cho tất cả các chiến sĩ, cán bộ công an!
Còn thành tích của anh Nên và một số anh em công an trong vụ án “Năm Cam và đồng bọn”, chúng ta ghi nhận. Tuy nhiên, như tôi đã nhiều lần khẳng định, muốn chống tội phạm, tham nhũng, tâm anh phải sáng, anh phải trong sạch, anh phải tuyệt đối làm đúng quy định và pháp luật! Anh sơ hở là chết ngay!
- Là người suốt đời gương mẫu, hết lòng với nhiệm vụ được giao, dù có nhiệm vụ chưa được như mong muốn, anh có thể rút ra bài học và kinh nghiệm để công tác phòng chống tham nhũng tới đây có hiệu quả?
Gần đây, Trung ương quan tâm đặc biệt tới công tác cán bộ và phòng chống tham nhũng như thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, theo tôi là rất đúng và rất cần thiết. Đây là quyết sách lớn, vô cùng quan trọng. Cán bộ và nhân dân đang mong mỏi, trông chờ.
Qua thời gian công tác với các nhiệm vụ khác nhau, tôi khẳng định, trước hết vẫn là chọn lựa, đề bạt cán bộ cho đúng. Và phải có cơ chế độc lập, nhất là cơ quan điều tra.
Phải độc lập, lấy pháp luật làm căn cứ thì họ mới làm việc được. Ví như việc đơn giản là thấy con chuột cắn lúa, không được bắt mà phải chạy đi tìm người khác tới thì thua thật! Chống tham nhũng cũng vậy, phát hiện ra tham nhũng nhưng không được xử lý mà phải báo cáo, xin ý kiến rồi chờ đợi.
Nếu được cho phép thì tham nhũng đã xóa dấu vết, mất dạng đi hết còn đâu mà bắt để xử lý!
Vì vậy, lãnh đạo cấp cao phải có quyết tâm. Và phải có bộ máy thực thi được chọn lựa nhân sự phù hợp là những người trong sạch, gương mẫu.
Tham nhũng rất tinh vi, xảo quyệt, chúng không từ bất cứ thủ đoạn nào để che giấu hành vi và chống phá, phản kích lại. Do đó lãnh đạo phải sáng suốt, thấy rõ để có biện pháp đúng, có hiệu quả.
Ở cấp tỉnh cũng phải có bộ máy phòng chống tham nhũng. Vai trò địa phương rất quan trọng, nhất là việc phòng ngừa. Địa phương biết rất rõ, nắm tường tận mọi vấn đề. Địa phương giao cho đồng chí Bí thư tỉnh ủy đứng đầu.
Trong công tác phòng chống tham nhũng, phải sâu sát, sắc bén; chứ cứ xem báo cáo tổng hợp từ dưới gởi lên là thua!
Chẳng có ông lãnh đạo nào dám nói cái xấu của mình đâu! Chúng ta phải xác định một cách sâu sắc rằng, chống tham nhũng giờ đây quan trọng vô cùng, gắn liền với sự tồn vong của Đảng, Nhà nước; với thành quả to lớn của toàn dân tộc từ thế kỷ trước tới nay!
Duy Chiến
Ông Nguyễn Xuân Ký thôi chức Chánh văn phòng Tỉnh ủy để đảm nhiệm chức vụ Bí Thư Thành ủy Móng Cái mới được gần 1 năm (từ 13.12.2013).
(ĐC chép từ http://danviet.vn)
Trăn trở của tướng Nguyễn Việt Thành
- Thưa anh, trước khi về hưu anh là Phó văn phòng Ban phòng chống tham nhũng Trung ương. Lúc ấy có dư luận cho rằng, sau khi đánh tan tập đoàn Năm Cam, 'lôi cổ' nhiều cán bộ, có cả cấp trên của anh, ra trước pháp luật, anh đã “đụng chạm” quá nhiều...
Trong suốt thời gian làm Trưởng ban chuyên án “Năm Cam và đồng bọn”, tôi nhận được sự chỉ đạo, động viên của nhiều cán bộ cấp cao.
Anh Sáu Dân (tức Thủ tướng Võ Văn Kiệt) vài ngày gọi điện một lần bảo: “Phải làm mạnh lên. Đánh rắn phải đánh dập đầu. Đánh không trúng, nó quay lại cắn chết!”.
Đồng chí Tư Sang cũng động viên tôi dữ lắm: “Hãy làm tới nơi tới chốn, xóa cái ung nhọt này cho xã hội” v.v….
Các đồng chí ấy rất quan tâm và ủng hộ tôi và anh em trong ban chuyên án hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi dẹp được vụ Năm Cam, tôi không muốn ra vì chỉ còn hơn 3 năm nữa là về hưu rồi.
Nhưng nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp, động viên. Anh Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng; anh Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng gọi điện kêu riết. Tôi phải đi ra cùng 5 anh em nữa…
- Thực tế, Ban phòng chống tham nhũng Trung ương khi anh về cũng chưa làm được gì lớn cả?
Cũng làm được vài vụ nhưng trầy trật lắm…Còn đánh giá mức độ tham nhũng hiện nay thì ai cũng thấy cả, chính Tổng Bí thư đã nhận định “nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ” đấy!
- Vậy hơn 3 năm với cương vị Phó văn phòng Ban phòng chống tham nhũng Trung ương anh đã làm gì?
Mất hơn một năm làm tổ chức: Chạy xin nhà, xin phương tiện, xin quân và triển khai xuống địa phương. Thời gian còn lại là ra một số văn bản tham mưu cho Đảng và Nhà nước.
- Suốt thời gian đó anh sống, sinh hoạt ra sao? Kỷ niệm gì anh vẫn còn nhớ?
(Cười) Tự lo thôi. Tiêu chuẩn của tôi có người phục vụ nấu ăn, giặt đồ, dọn dẹp phòng v.v.. được quy ra tiền là 600.000 đồng/tháng.
Mức tiền ấy ở Hà Nội thì thuê ai được nên tôi tự làm hết. Đi làm về là tự nấu ăn, giặt giũ quần áo. Đi chợ thì nhờ ai được thì nhờ, không thì phải tự đi. Mà phần lớn là phải tự đi. Nhờ vậy mà tôi nấu cơm ngon lắm!
Phòng tôi ở gần với anh Trọng (tức Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lúc bấy giờ, nay đã về hưu - PV). Anh Trọng cũng từ miền Nam ra, một thân một mình.
Anh Trọng có tài nấu cơm cháy ngon lắm. Ăn với mắm kho Nam Bộ thì hết ý. Nhiều hôm anh ấy điện thoại gọi tôi qua ăn cho vui. Hai anh em cùng ăn món cơm cháy do ảnh nấu với mắm kho. Ăn ngon giờ vẫn còn nhớ tài nấu cơm cháy của ảnh!
- Ở thành phồ nghe có dư luận ác ý rằng 'anh có vợ bé trẻ đẹp, có con, ở biệt thự cao sang mấy cái', anh có bực không?
Tôi sống thế nào ai cũng biết. Có điều những đồn đại ác ý đó không đơn giản là đồn bậy cho vui đâu.
- Đúng, dường như có ai đó 'đạo diễn'?
Họ cố tình lập lờ, từ những lời đồn vô căn cứ tôi có nhà biệt thự ở ngoài Bắc và trong Nam, có vợ bé v.v… rồi sau đó gắn vào sự việc vi phạm của mấy anh em sĩ quan ở Công an Tiền Giang.
Đành rằng, mấy anh em không tư lợi nhưng việc làm đó là vi phạm quy định của ngành, vi phạm pháp luật, nên bị xử lý. Tuy nhiên, thời gian đó tôi đã chuyển công tác về Tổng cục cảnh sát rồi.
Có một dấu hỏi trong vụ việc này, đó là 3 sĩ quan bị xử lý, trong đó có người rất có công trong chuyên án “Năm Cam và đồng bọn” như anh Nên chẳng hạn…Pháp luật bình đẳng với tất cả. Ai vi phạm cũng bị xử lý.
Mấy anh em này rất tốt, nhưng đã sơ hở, hành động không đúng quy định nên phải bị xử lý, dù không vụ lợi, tư túi. Đó là điều đáng tiếc cho họ và bài học cho tất cả các chiến sĩ, cán bộ công an!
Còn thành tích của anh Nên và một số anh em công an trong vụ án “Năm Cam và đồng bọn”, chúng ta ghi nhận. Tuy nhiên, như tôi đã nhiều lần khẳng định, muốn chống tội phạm, tham nhũng, tâm anh phải sáng, anh phải trong sạch, anh phải tuyệt đối làm đúng quy định và pháp luật! Anh sơ hở là chết ngay!
- Là người suốt đời gương mẫu, hết lòng với nhiệm vụ được giao, dù có nhiệm vụ chưa được như mong muốn, anh có thể rút ra bài học và kinh nghiệm để công tác phòng chống tham nhũng tới đây có hiệu quả?
Gần đây, Trung ương quan tâm đặc biệt tới công tác cán bộ và phòng chống tham nhũng như thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, theo tôi là rất đúng và rất cần thiết. Đây là quyết sách lớn, vô cùng quan trọng. Cán bộ và nhân dân đang mong mỏi, trông chờ.
Qua thời gian công tác với các nhiệm vụ khác nhau, tôi khẳng định, trước hết vẫn là chọn lựa, đề bạt cán bộ cho đúng. Và phải có cơ chế độc lập, nhất là cơ quan điều tra.
Phải độc lập, lấy pháp luật làm căn cứ thì họ mới làm việc được. Ví như việc đơn giản là thấy con chuột cắn lúa, không được bắt mà phải chạy đi tìm người khác tới thì thua thật! Chống tham nhũng cũng vậy, phát hiện ra tham nhũng nhưng không được xử lý mà phải báo cáo, xin ý kiến rồi chờ đợi.
Nếu được cho phép thì tham nhũng đã xóa dấu vết, mất dạng đi hết còn đâu mà bắt để xử lý!
Vì vậy, lãnh đạo cấp cao phải có quyết tâm. Và phải có bộ máy thực thi được chọn lựa nhân sự phù hợp là những người trong sạch, gương mẫu.
Tham nhũng rất tinh vi, xảo quyệt, chúng không từ bất cứ thủ đoạn nào để che giấu hành vi và chống phá, phản kích lại. Do đó lãnh đạo phải sáng suốt, thấy rõ để có biện pháp đúng, có hiệu quả.
Ở cấp tỉnh cũng phải có bộ máy phòng chống tham nhũng. Vai trò địa phương rất quan trọng, nhất là việc phòng ngừa. Địa phương biết rất rõ, nắm tường tận mọi vấn đề. Địa phương giao cho đồng chí Bí thư tỉnh ủy đứng đầu.
Trong công tác phòng chống tham nhũng, phải sâu sát, sắc bén; chứ cứ xem báo cáo tổng hợp từ dưới gởi lên là thua!
Chẳng có ông lãnh đạo nào dám nói cái xấu của mình đâu! Chúng ta phải xác định một cách sâu sắc rằng, chống tham nhũng giờ đây quan trọng vô cùng, gắn liền với sự tồn vong của Đảng, Nhà nước; với thành quả to lớn của toàn dân tộc từ thế kỷ trước tới nay!
Duy Chiến
Một ngày về Tiền Giang thăm tướng Nguyễn Việt Thành
Thứ 7, 16/03/2013 06:57:50- Chuyên mục
Giã từ 'quan áo', vị trung tướng công an 'khét tiếng' với những chuyên án từng làm rúng động xã hội, là khắc tinh của những kẻ tội phạm, tham một thời trở lại về với với vợ con vui thú điền viên trên chính mảnh đất từng sinh ra ông….
<>Vị phó GĐ công an tỉnh và chuyện cây kiểng gần 200 triệu.
Biết chúng tôi tìm nhà vị Trung tướng từng là Phó Tổng cục trưởng Cục Cảnh sát Bộ Công an, một nông dân đang làm ruộng, dừng lại nhiệt tình chỉ: "Nhà ông Tư Bốn hả? Chú đến gần nghĩa trang xã Thanh Bình, đối diện có một cây cầu, cứ đi dọc theo con đường cặp mé ruộng, thấy ngôi nhà có cửa sơn xanh là nhà ổng..."
Ngôi nhà 3 gian,có cửa xanh của vị tướng nổi tiếng về sự liêm khiết nằm thấp thoáng trong khu vườn yên tĩnh, day mặt ra ruộng, gió thổi lồng lộng, thuộc địa phận xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Nụ cười rộng mở, hiền lành, tướng Thành chân trần bước ra đón khách. Vang vọng tiếng đục, đẽo, bụi bay mù mịt từ gian nhà trước. Ông cho biết: “Hồi xây ngôi nhà này, tui không có để ý, ngay lối đi vào cửa chính, tui xây 4 bậc tam cấp. Mấy ông già xưa nói như vậy là không nên, vì kiêng cử từ “tứ”, nói trại ra là “tử”. Mấy ổng kêu phải sửa.... Tui dành dụm tiền mấy mùa lúa mới đủ, đang cho thợ sửa lại thành 5 bậc tam cấp….”
Ông tự tay pha trà, mời khách. Bưng ly trà nóng đưa lên môi, ông chậm rãi: “Tui đang đi vận động mọi người góp tiền để làm giỗ cho anh em ở nghĩa trang liệt sĩ xã vào ngày 27/7 sắp tới. Bà con ở đây nghèo nhưng cũng cố gắng góp chút đỉnh, người thì 10 ngàn, người thì 20 ngàn… Có ít, làm ít cho hương hồn anh em ấm áp…”
Xen trong những câu thăm hỏi, vị tướng về hưu kể chuyện phụ vợ làm ruộng: “Tội nghiệp bả, từ ngày lấy tui đến giờ, hai vợ chồng ít có thời gian gần nhau. Bả lo làm ruộng nuôi con, còn tui lo việc nước, đi xa nhà hoài. Giờ về hưu, rảnh thời gian, tui mới có dịp hụ hợ với bả việc đồng ruộng…”
Phóng viên hỏi ông về câu chuyện được truyền tụng khắp tỉnh Tiền Giang: Ông từng mắng nhân viên cấp dưới chưa xin ý kiến, đã tự ý nhận một cây kiểng đắt tiền của một người dân gửi biếu ông. Ông đã nổi...nóng, quát tháo ầm ĩ, bắt cậu nhân viên cấp dưới mang trả lại.
Tướng Thành cười hiền: “Chuyện đó có thiệt à! Lúc đó tui đang làm Phó giám đốc công an Tiền Giang. Nhìn cây kiểng cổ thụ, tui ước tính phải có giá trên 200 triệu đồng. Biết là họ quý tui, nhưng dân mình làm lụng cực khổ mới có được tiền, tui đâu đành lòng nhận. Tui làm vậy, họ giận tui cũng đành chịu, chứ biết làm sao…”
<>Chuyên án Năm Cam.
Nói về chuyên án Năm Cam, vị tướng về hưu trầm ngâm một lúc, ông buồn buồn: “Tui về hưu rồi, có một số người đã chờ cơ hội 'công kích' lại. Nhưng mình làm việc có ích cho đất nước, đường đường, chính chính không có việc gì phải sợ…”
Trong lần về thăm này, có chị T., bà chủ của quán Cấm Chỉ ở đường Hải Triều, Quận 1, nơi trung uý Phan Lê Sơn bị giết, nằm trong chuyên án Năm Cam. Vị tướng già nhìn chị T. cười: “Con nhỏ này coi vậy mà nhát lắm. Hồi xảy ra vụ án, cả tuần sau mới dám mở cửa trở lại… Mỗi lần gặp tui là khóc, tui phải động viên rất nhiều”.
Chị T. cũng kể với tướng Thành câu chuyện vui: “Lúc đó, con hoảng hốt lắm. Con nói với chồng con, rằng: Em phải tìm gặp tướng Nguyễn Việt Thành, vì nghe đồn ông ấy liêm khiết, công minh như Bao Công, sẽ cứu mình. Chồng con gạt ngang: Trên đời này làm gì có một ông Nguyễn Việt Thành như thế…Nhưng con đã không lầm khi tìm đến chú…”.
Ông cũng hóm hình giải thích tại sao tên mình đã Tư rồi còn thêm…Bốn: “Trong chiến tranh, cùng một đơn vị có rất nhiều người tên Tư, cho nên phải thêm chữ bốn, năm… thòng ở phía sau để phân biệt….”
Đang nói chuyện, vị tướng lừng lẫy dừng lại như sực nhớ điều gì, bước vào trong chái bếp nói nhỏ gì đó với vợ. Xong ông bước ra nói: “Tui kêu bả nấu cơm cho mọi người ăn. Làm vài món đồng quê, quấy quá cho qua bữa, chứ cũng trưa rồi…”
Bữa cơm trưa của vị tướng rất đạm bạc: Một tô canh chua, cá lóc kho tộ…Ông vui vẻ cho biết gạo nấu cơm là do chính tay vợ chồng mình trồng. Ông nói vui: “Năm nay thời tiết thuận lợi, lúa trúng chắc bể bồ… Vài bữa nữa là vợ chồng tui cho gặt”.
Người vợ lam lũ, đảm đang của ông, nhẹ nhàng gắp thức ăn bỏ vào chén chồng, cười: "Ổng cứ hay khoe lúa trúng bể bồ....Vài bữa nữa là ông sắp xếp đi gặt lúa phụ tui đó". Hai vợ chồng già cùng cười hạnh phúc.
<>"Nghe ông Tư bốn ca vọng cổ"
Cơm nước xong, tướng Thành mặc quần áo chỉnh tề, chuẩn bị đi dự đám giỗ một liệt sĩ trong xã. Ông xúc động nói: “Đám giỗ liệt sĩ là tui không bao giờ từ chối, dù lu bu đủ thứ việc. Đi cho hương hồn người đã khuất không tủi thân…”. Phóng viên Giáo dục Việt Nam được ông “rủ” đi cùng: “Mày đi với tao, qua đó nhậu với anh em ba hột, ca vọng cổ cho vui".
Đi men theo một bờ đê dài, loanh quanh mấy thửa ruộng, vị tướng già và phóng viên đến ngôi nhà của vị liệt sĩ. Có chứng kiến cảnh chủ nhà, khách khứa xôn xao, tay bắt mặt mừng tướng Thành, mới thấy ông thực sự có chỗ đứng trang trọng trong lòng mọi người. Những cái ôm, cái bắt tay thật chặt... Những tiếng gọi “chú Tư”, anh Tư” đầy trìu mến.
Ông chậm rãi đến bàn thờ, đốt nhang, lầm rầm khấn vái: “Hôm nay thằng em của anh đến đây, để nhớ đến ngày mất của anh… Mong anh linh thiêng, phù hộ cho đất nước mình thịnh vượng, yên bình nghen anh…”
Vị tướng cầm chai rót rượu đế, cười khà khà nói đùa: “Anh em ở đây, ai cũng phải “làm” nguyên ly, không được uống…ăn gian. Ai uống ăn gian là có tội với liệt sĩ đó nghen! Ai tới trễ, phạt 3 ly. Muốn về sớm phải làm thủ tục...chịu phạt 7 ly. Ai cũng phải làm đúng theo nguyên tắc: Vào 3, ra 7” . Mọi người vỗ tay rần rần, tán thưởng “ông già chịu chơi”, sống quá tình nghĩa.
Uống vài tua, một anh công an xã Thanh Bình đề nghị: “Chú Tư, ca một câu vọng cổ cho bà con nghe chơi đi chú”.
Ông cười khà khà: “Để tao tính cho…”. Trong cơn say ngà ngà, ông lấy hơi vô câu vọng cổ: “Vùng nước lũ đường đi trăm lối, anh đưa em về lối tắc mà thôi…Tiễn em đi lòng anh nuối tiếc, phải chi để vài ngày nữa em về. Nói vậy thôi, em đừng cho anh Tư là người đa cảm, bởi lòng người đâu dễ lãng quên. Tiễn em đi anh Tư xin hỏi, em về rồi, em còn nhớ đây không?”.
Giọng ca của ông mùi mẫn, trữ tình văng vẳng trong ngôi nhà, bay xa ra đồng quê yên tĩnh, thấm đượm tình sông nước miền Tây. Dứt câu ca, ông cầm ly rượu uống một hơi cho cạn tình nghĩa.
Mọi người trêu ông: "Ông già gân thiệt.... Ca nữa đi chú Tư...nữa đi chú Tư...". Ông nhìn mọi người, mặt đỏ gay vì hơi men, cười hiền hậu.
Có cảm giác ở vị tướng này: Những lon, mũ, chức tước, hào quang, quyền lực đã được ông rũ bỏ để làm một ông già Nam Bộ hiền lành, chân chất giữa mọi người.
Nguồn : Giáo dục Việt Nam
Biết chúng tôi tìm nhà vị Trung tướng từng là Phó Tổng cục trưởng Cục Cảnh sát Bộ Công an, một nông dân đang làm ruộng, dừng lại nhiệt tình chỉ: "Nhà ông Tư Bốn hả? Chú đến gần nghĩa trang xã Thanh Bình, đối diện có một cây cầu, cứ đi dọc theo con đường cặp mé ruộng, thấy ngôi nhà có cửa sơn xanh là nhà ổng..."
Ngôi nhà 3 gian,có cửa xanh của vị tướng nổi tiếng về sự liêm khiết nằm thấp thoáng trong khu vườn yên tĩnh, day mặt ra ruộng, gió thổi lồng lộng, thuộc địa phận xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Tướng Tư Bốn - Nguyễn Việt Thành. |
Nụ cười rộng mở, hiền lành, tướng Thành chân trần bước ra đón khách. Vang vọng tiếng đục, đẽo, bụi bay mù mịt từ gian nhà trước. Ông cho biết: “Hồi xây ngôi nhà này, tui không có để ý, ngay lối đi vào cửa chính, tui xây 4 bậc tam cấp. Mấy ông già xưa nói như vậy là không nên, vì kiêng cử từ “tứ”, nói trại ra là “tử”. Mấy ổng kêu phải sửa.... Tui dành dụm tiền mấy mùa lúa mới đủ, đang cho thợ sửa lại thành 5 bậc tam cấp….”
Ông tự tay pha trà, mời khách. Bưng ly trà nóng đưa lên môi, ông chậm rãi: “Tui đang đi vận động mọi người góp tiền để làm giỗ cho anh em ở nghĩa trang liệt sĩ xã vào ngày 27/7 sắp tới. Bà con ở đây nghèo nhưng cũng cố gắng góp chút đỉnh, người thì 10 ngàn, người thì 20 ngàn… Có ít, làm ít cho hương hồn anh em ấm áp…”
Nụ cười rộng mở cửa tướng Tư Bốn - Nguyễn Việt Thành. |
Xen trong những câu thăm hỏi, vị tướng về hưu kể chuyện phụ vợ làm ruộng: “Tội nghiệp bả, từ ngày lấy tui đến giờ, hai vợ chồng ít có thời gian gần nhau. Bả lo làm ruộng nuôi con, còn tui lo việc nước, đi xa nhà hoài. Giờ về hưu, rảnh thời gian, tui mới có dịp hụ hợ với bả việc đồng ruộng…”
Phóng viên hỏi ông về câu chuyện được truyền tụng khắp tỉnh Tiền Giang: Ông từng mắng nhân viên cấp dưới chưa xin ý kiến, đã tự ý nhận một cây kiểng đắt tiền của một người dân gửi biếu ông. Ông đã nổi...nóng, quát tháo ầm ĩ, bắt cậu nhân viên cấp dưới mang trả lại.
Tướng Thành cười hiền: “Chuyện đó có thiệt à! Lúc đó tui đang làm Phó giám đốc công an Tiền Giang. Nhìn cây kiểng cổ thụ, tui ước tính phải có giá trên 200 triệu đồng. Biết là họ quý tui, nhưng dân mình làm lụng cực khổ mới có được tiền, tui đâu đành lòng nhận. Tui làm vậy, họ giận tui cũng đành chịu, chứ biết làm sao…”
Phút đời thường giữa ruộng đồng của vị trung tướng lừng lẫy. |
<>Chuyên án Năm Cam.
Nói về chuyên án Năm Cam, vị tướng về hưu trầm ngâm một lúc, ông buồn buồn: “Tui về hưu rồi, có một số người đã chờ cơ hội 'công kích' lại. Nhưng mình làm việc có ích cho đất nước, đường đường, chính chính không có việc gì phải sợ…”
Trong lần về thăm này, có chị T., bà chủ của quán Cấm Chỉ ở đường Hải Triều, Quận 1, nơi trung uý Phan Lê Sơn bị giết, nằm trong chuyên án Năm Cam. Vị tướng già nhìn chị T. cười: “Con nhỏ này coi vậy mà nhát lắm. Hồi xảy ra vụ án, cả tuần sau mới dám mở cửa trở lại… Mỗi lần gặp tui là khóc, tui phải động viên rất nhiều”.
Chị T. cũng kể với tướng Thành câu chuyện vui: “Lúc đó, con hoảng hốt lắm. Con nói với chồng con, rằng: Em phải tìm gặp tướng Nguyễn Việt Thành, vì nghe đồn ông ấy liêm khiết, công minh như Bao Công, sẽ cứu mình. Chồng con gạt ngang: Trên đời này làm gì có một ông Nguyễn Việt Thành như thế…Nhưng con đã không lầm khi tìm đến chú…”.
Ông cũng hóm hình giải thích tại sao tên mình đã Tư rồi còn thêm…Bốn: “Trong chiến tranh, cùng một đơn vị có rất nhiều người tên Tư, cho nên phải thêm chữ bốn, năm… thòng ở phía sau để phân biệt….”
Đang nói chuyện, vị tướng lừng lẫy dừng lại như sực nhớ điều gì, bước vào trong chái bếp nói nhỏ gì đó với vợ. Xong ông bước ra nói: “Tui kêu bả nấu cơm cho mọi người ăn. Làm vài món đồng quê, quấy quá cho qua bữa, chứ cũng trưa rồi…”
Trong khi Trung tướng Nguyễn Việt Thành tiếp khách, người vợ hiền đảm đang của ông lo làm cơm. |
Bữa cơm trưa của vị tướng rất đạm bạc: Một tô canh chua, cá lóc kho tộ…Ông vui vẻ cho biết gạo nấu cơm là do chính tay vợ chồng mình trồng. Ông nói vui: “Năm nay thời tiết thuận lợi, lúa trúng chắc bể bồ… Vài bữa nữa là vợ chồng tui cho gặt”.
Người vợ lam lũ, đảm đang của ông, nhẹ nhàng gắp thức ăn bỏ vào chén chồng, cười: "Ổng cứ hay khoe lúa trúng bể bồ....Vài bữa nữa là ông sắp xếp đi gặt lúa phụ tui đó". Hai vợ chồng già cùng cười hạnh phúc.
<>"Nghe ông Tư bốn ca vọng cổ"
Cơm nước xong, tướng Thành mặc quần áo chỉnh tề, chuẩn bị đi dự đám giỗ một liệt sĩ trong xã. Ông xúc động nói: “Đám giỗ liệt sĩ là tui không bao giờ từ chối, dù lu bu đủ thứ việc. Đi cho hương hồn người đã khuất không tủi thân…”. Phóng viên Giáo dục Việt Nam được ông “rủ” đi cùng: “Mày đi với tao, qua đó nhậu với anh em ba hột, ca vọng cổ cho vui".
Đi men theo một bờ đê dài, loanh quanh mấy thửa ruộng, vị tướng già và phóng viên đến ngôi nhà của vị liệt sĩ. Có chứng kiến cảnh chủ nhà, khách khứa xôn xao, tay bắt mặt mừng tướng Thành, mới thấy ông thực sự có chỗ đứng trang trọng trong lòng mọi người. Những cái ôm, cái bắt tay thật chặt... Những tiếng gọi “chú Tư”, anh Tư” đầy trìu mến.
Ông chậm rãi đến bàn thờ, đốt nhang, lầm rầm khấn vái: “Hôm nay thằng em của anh đến đây, để nhớ đến ngày mất của anh… Mong anh linh thiêng, phù hộ cho đất nước mình thịnh vượng, yên bình nghen anh…”
Vị tướng cầm chai rót rượu đế, cười khà khà nói đùa: “Anh em ở đây, ai cũng phải “làm” nguyên ly, không được uống…ăn gian. Ai uống ăn gian là có tội với liệt sĩ đó nghen! Ai tới trễ, phạt 3 ly. Muốn về sớm phải làm thủ tục...chịu phạt 7 ly. Ai cũng phải làm đúng theo nguyên tắc: Vào 3, ra 7” . Mọi người vỗ tay rần rần, tán thưởng “ông già chịu chơi”, sống quá tình nghĩa.
Uống vài tua, một anh công an xã Thanh Bình đề nghị: “Chú Tư, ca một câu vọng cổ cho bà con nghe chơi đi chú”.
Ông cười khà khà: “Để tao tính cho…”. Trong cơn say ngà ngà, ông lấy hơi vô câu vọng cổ: “Vùng nước lũ đường đi trăm lối, anh đưa em về lối tắc mà thôi…Tiễn em đi lòng anh nuối tiếc, phải chi để vài ngày nữa em về. Nói vậy thôi, em đừng cho anh Tư là người đa cảm, bởi lòng người đâu dễ lãng quên. Tiễn em đi anh Tư xin hỏi, em về rồi, em còn nhớ đây không?”.
Giọng ca của ông mùi mẫn, trữ tình văng vẳng trong ngôi nhà, bay xa ra đồng quê yên tĩnh, thấm đượm tình sông nước miền Tây. Dứt câu ca, ông cầm ly rượu uống một hơi cho cạn tình nghĩa.
Mọi người trêu ông: "Ông già gân thiệt.... Ca nữa đi chú Tư...nữa đi chú Tư...". Ông nhìn mọi người, mặt đỏ gay vì hơi men, cười hiền hậu.
Có cảm giác ở vị tướng này: Những lon, mũ, chức tước, hào quang, quyền lực đã được ông rũ bỏ để làm một ông già Nam Bộ hiền lành, chân chất giữa mọi người.
Quyền lục dường như được tướng Thành rũ bỏ, trở thành một "ông già Nam Bộ", tự tay nhắc ghế mời mọi người ngồi. |
"Mong anh linh thiêng, phù hộ cho đất nước mình thịnh vượng, yên bình nghen anh…” |
Vị tướng bình dị giữa vòng vây của người dân yêu quý, kính trọng ông... |
Xin đừng xúc phạm vụ án Năm Cam
Dân Việt - "Dư luận đang đồn tôi bỏ vợ và đang sống với vợ bé, có 5
căn biệt thự từ Bắc chí Nam. Vợ chồng tôi chẳng có gì đáng giá ngoài
mấy mảnh ruộng và đàn heo vài chục con" - Trung tướng Nguyễn Việt Thành
nói.
Sau sự kiện ba sĩ quan công an tỉnh Tiền Giang
từng tham gia vào Ban chuyên án điều tra vụ án Năm Cam vừa bị khởi tố,
bắt giam vì có những sai phạm; nhiều tin đồn ác ý đã hướng về phía Trung
tướng Nguyễn Việt Thành - nguyên phó Tổng cục trưởng Tổng Cục cảnh sát
Bộ Công an, nguyên Trưởng Ban chỉ đạo điều tra vụ án Trương Văn Cam (Năm
Cam).
Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Trung tướng Nguyễn Việt Thành xung quanh vấn đề này.
Trung tướng Nguyễn Việt Thành tại nhà riêng. Ảnh: Võ Đức Phúc
|
Lương tâm tôi không hề hổ thẹn
Thưa
ông, dư luận thắc mắc việc ba sĩ quan công an tỉnh Tiền Giang, mà trong
số này có người từng là cấp dưới thân cận của ông và cũng là điều tra
viên chính của vụ án Năm Cam từ khi họ còn là lãnh đạo Cơ quan CSĐT Công
an Tiền Giang, đã vào vòng lao lý là do phía sau có ông “bảo kê”? Điều
này có đúng không mà sao lâu nay ông lại im lặng?
-
Việc ba sĩ quan công an tỉnh Tiền Giang sai phạm bị khởi tố, bắt giam
có liên quan đến vụ gây rối tại Công ty Gas Bình Dương và vụ buôn lậu
xăng dầu Hùng “xì tẹc”. Người ta cho rằng, nếu không có sự chỉ đạo của
tôi thì các sĩ quan công an này không thể lấy tiền tang vật của vụ án
gửi vào tài khoản ở ngân hàng để lấy tiền lãi sử dụng để rồi phải vào
vòng lao lý.
Vụ Hùng “xì tẹc” cơ quan điều
tra đã khởi tố, truy tố 32 đối tượng. Bốn tháng sau, vụ án kết thúc
điều tra đưa ra xét xử, Tòa án Nhân dân và Viện KSND tỉnh Tiền Giang đảm
trách. Còn tang vật thì do tòa án, UBND và công an tỉnh Tiền Giang chịu
trách nhiệm. Tám tháng sau khi vụ án đã kết thúc thì mới xử lý tang vật
như bán tàu, bán kho, tài sản tiền bạc đem đi gửi... để tổng kết vụ án.
Tôi
biết được có đến 90% số tiền lãi thu được đều sử dụng cho đơn vị PC16
(cơ quan CSĐT) Công an tỉnh Tiền Giang. Đến giờ vẫn còn 1 chiếc xe ô tô,
9 chiếc mô tô, 6 bộ máy vi tính được mua sắm từ tiền lãi này cho đơn vị
sử dụng. Một phần dùng để trả nợ cho một sĩ quan của đơn vị này đã thắt
cổ tự tử chết. Khi giải thể Văn phòng PC16, anh em chia tiền, người ít
nhất được 2 triệu, nhiều nhất được 20 triệu. Với mức độ sai phạm của các
sĩ quan công an, ông Nên (Nguyễn Văn Nên – nguyên Phó thủ trưởng Cơ
quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang) bị giáng cấp, cách chức rồi đuổi ra
khỏi lực lượng công an.
Việc có thông tin nói
tôi “bảo kê”, chống lưng để cho các đồng chí trên sai phạm là có dụng ý
xấu, bôi nhọ cá nhân tôi. Tôi rất buồn và hết sức bức xúc trước sự việc
bị xúc phạm quá nặng này. Dù tôi đã nghỉ hưu nhưng vẫn còn sinh hoạt
đảng tại chi bộ nên hơn nửa tháng qua tôi xin ý kiến Đảng ủy cấp trên
đồng thời tham khảo ý kiến một số nơi. Các anh hết sức đồng tình với
quan điểm là nên trả lời trước công luận, không nên im lặng vì sẽ dễ bị
hiểu nhầm.
Ông vừa nói 8 tháng sau vụ án
kết thúc mới có việc xử lý tài sản, tang vật và gửi ngân hàng, điều này
có liên quan gì đến chuyện có hay không việc ông dính líu đến tiền lãi?
-
Vì lúc đó tôi đã hoàn thành nhiệm vụ rồi, không còn dính dáng gì nữa,
đừng có lập lờ như vậy. Nếu nói tôi có dính líu đến số tiền lãi thì
trong sổ chi tiêu của đơn vị PC16 có ghi rõ hai lần tiền được chi ra khi
có mặt tôi.
Một lần mua trái cây 180.000
đồng để cho anh em ăn trong cuộc họp hàng tháng giữa các ngành công an,
viện kiểm sát tại tỉnh Tiền Giang. Lúc đó, trên tổng cục về dự họp 4
người, tôi và ba người khác. Lần khác, họp xong đơn vị PC16 mời tôi và
anh em đi ăn trưa hết 240.000 đồng. Còn các lần khác khi họp xong, tôi
đều mời anh em về nhà tôi ăn uống và nhậu lai rai do vợ tôi lo cả.
Lương
tâm tôi cảm thấy không hổ thẹn vì không hề vụ lợi cá nhân. Ngay cả khi
xảy ra vụ án Năm Cam, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM thưởng riêng cho tôi 20
triệu đồng bằng tiền cá nhân ngoài số tiền 2,2 tỷ đồng thưởng cho Ban
chuyên án. Lẽ ra tôi được quyền sử dụng 20 triệu đồng này, nhưng tôi
cũng báo cáo cấp trên và xin được dùng số tiền đó cho tập thể.
Sau
đó, số tiền 20 triệu đồng được dùng để xây nhà lưu niệm tại Trung ương
Cục miền Nam. Còn 2,2 tỷ đồng Ban chuyên án dùng để mua 4 chiếc xe ô tô
dùng cho tổng cục (1 chiếc cho Công an TP.HCM, 1 chiếc cho Công an tỉnh
Tiền Giang) sau khi được lãnh đạo Bộ Công an cho thêm 320 triệu đồng
nữa.
Không thể gọi là “đặc quyền, đặc lợi”
Đó
là vụ Hùng “xì tẹc”, còn vụ gây rối tại Công ty gas Bình Dương thì sao?
Vì sao Công an Tiền Giang được “đặc quyền đặc lợi” bắt khẩn cấp những
người như ông Bùi Mạnh Lân (giám đốc Công ty cổ phần Hưng Thịnh), Nguyễn
Đức Bình (phó giám đốc Công ty Gas Bình Dương), Đỗ Cao Bằng (chủ tịch
HĐTV Công ty Gas Bình Dương), Phạm Văn Hướng... ở địa bàn tỉnh khác?
-
Tháng 12.2000, xảy ra vụ án giết người tại số 17 Bùi Thị Xuân, quận 1,
TP.HCM (Vụ án Vũ Hoàng Dung, tức Dung Hà bị sát hại – PV), Tổng cục cảnh
sát đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo để điều tra toàn bộ vụ án.
Quyết định này ra đời sau khi có báo cáo xác minh của Cơ quan CSĐT Công
an TP.HCM về các đối tượng nghi vấn. Đồng thời, vụ việc này cũng là khởi
đầu cho vụ án Năm Cam.
Với tình chất phức
tạp và quan trọng của vụ việc, Bộ Công an đã quyết định thành lập Ban
chỉ đạo đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm hoạt động có tổ chức theo
kiểu “xã hội đen” ở địa bàn TP.HCM và các tỉnh giáp ranh. Công an tỉnh
Tiền Giang được trưng dụng điều tra vụ án Năm Cam.
Do
khai thác mở rộng vụ án Năm Cam, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang
đã phát hiện các đối tượng do Bằng, Bình thuê gây rối tại Công ty Gas
Bình Dương là những đối tượng có nhiều tiền án tiền sự, không có việc
làm, địa chỉ không rõ ràng, các đối tượng này có biểu hiện gây cản trở
cho việc điều tra (trong đó có đối tượng Phạm Văn Luông – tức Luông
“điếc”, một đàn em của Năm Cam).
Sau khi Đỗ
Cao Bằng và Nguyễn Đức Bình bị bắt, qua tài liệu trinh sát thấy Bùi Mạnh
Lân và Phạm Văn Hướng có biểu hiện bán nhà, không về nơi thường trú gây
khó khăn cho việc theo dõi nên Cục CSHS Bộ Công an đã đề xuất tôi chỉ
đạo Cục và Tổ A4 áp dụng ngay biện pháp ngăn chặn, bắt giữ Bùi Mạnh Lân
và Phạm Văn Hướng đề phòng đối tượng chạy trốn, tôi đã đồng ý.
Ngày
29.4.2003, Công an Tiền Giang đã ra lệnh bắt, khám xét khẩn cấp các đối
tượng. Việc làm này là phù hợp với quy định của Bộ luật TTHS về thẩm
quyền điều tra đối với Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, không hề
có việc công an Tiền Giang có “đặc quyền, đặc lợi”
Vụ
gây rối tại Công ty Gas Bình Dương xuất phát từ tranh chấp dân sự, tại
sao lúc đó ông lại chỉ đạo điều tra theo hướng “hình sự hóa”?
-
Do tranh chấp về tư cách Hội đồng thành viên và vốn góp tại Công ty Gas
Bình Dương, đúng ra vụ việc phải để cơ quan tòa án phán quyết. Thế
nhưng, cái gì cũng có lý của nó cả. Vào ngày 18.9.2000, Đỗ Cao Bằng,
Nguyễn Đức Bình và Phạm Văn Hướng thuê 15 tên xã hội đen (trong đó có
đàn em Năm Cam) đến Công ty Gas Bình Dương gây rối và chiếm giữ tài sản.
Vụ
này khá phức tạp nên tôi đã chỉ đạo kỹ lưỡng, thận trọng và đúng pháp
luật. Khá nhiều văn bản trao đổi qua lại giữ Tổng cục cảnh sát, Công an
tỉnh Bình Dương và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương. Đến khi ông Đỗ Cao
Bằng có đơn tố cáo về việc ông Nguyễn Viết Tạo (giám đốc Công ty Gas
Bình Dương) lừa đảo chiếm đoạt tài sản gửi đích danh tôi, tôi đã chỉ đạo
anh em làm văn bản gửi giám đốc Công an và Chánh án Tòa án nhân dân
tỉnh Bình Dương để chuyển đơn của ông Đỗ Cao Bằng đến các đồng chí đó
xem xét, giải quyết để trả lời cho ông Bằng.
Sau
đó, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương có văn bản đề nghị tôi nên cử cán
bộ điều tra phối hợp để đảm bảo quyền dân chủ của công dân. Như vậy,
việc chỉ đạo hình sự là do bản thân vụ việc nó như vậy chứ không có
chuyện tôi áp đặt chủ quan ở đây.
Tôi không chủ trương đưa án về Tiền Giang
Ở
trên ông có nhắc đến mật danh tổ A4, tức Tổ điều tra thuộc Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Tiền Giang, nơi có ba sĩ quan công an vừa bị khởi tố, bắt
giam, phải chăng là do ông tự ý đặt ra để dành riêng cho Công an Tiền
Giang. Cái gì ông cũng ưu ái đưa về Công an Tiền Giang làm như vụ đưa
Hải “bánh” (một đàn em cộm cán của Năm Cam) về giam tại trại giam Công
an tỉnh Tiền Giang?
- Việc đưa đối
tượng Hải “bánh” về giam tại trại giam Công an tỉnh Tiền Giang chính là
do ông Nguyễn Mạnh Trung (nguyên Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an
TP.HCM, một bị can trong vụ án Năm Cam, hiện đã chấp hành xong hình phạt
tù) đề xuất cùng với các ý kiến khác để tránh thông cung.
Còn
mật danh Tổ A4 chỉ là ký hiệu đặt cho các bộ phận và đã được các thành
viên Ban chuyên án Z5.01 (chuyên án Trương Văn Cam và đồng bọn) thống
nhất để tiện cho việc làm văn bản. Bộ phận điều tra Cục C16 là A1, bộ
phận điều tra của Công an TP.HCM là A3, Tiền Giang là A4, bộ phận trinh
sát hình sự C14 là A5...
Vậy ông nghĩ sao
về những sai phạm của ba sĩ quan Công an tỉnh Tiền Giang cùng những lời
đồn gần đây nhắm vào ông và vụ án Năm Cam?
-
C
Ông Nguyễn Xuân Ký thôi chức Chánh văn phòng Tỉnh ủy để đảm nhiệm chức vụ Bí Thư Thành ủy Móng Cái mới được gần 1 năm (từ 13.12.2013).
ần tách bạch những sai phạm của 3 cán bộ Công an tỉnh Tiền Giang (đã
bị khởi tố) và thành công của vụ án Năm Cam. Có người còn đòi lật lại hồ
sơ vụ án Năm Cam nữa. Dư luận đang đồn tôi bỏ vợ và đang sống với vợ
bé, có 5 căn biệt thự từ Bắc chí Nam. Vợ chồng tôi chẳng có gì đáng giá
ngoài mấy mảnh ruộng và đàn heo vài chục con. Vợ tôi hết cấy lúa đến cho
heo ăn và gần đây thì khóc rất nhiều vì danh dự bị xúc phạm. Rõ ràng họ
đang muốn làm nhục tôi nhưng xin đừng xúc phạm đến vụ án Năm Cam. Vì vụ
án này là chiến công lớn của lực lượng công an.
Quảng Ninh: Hàng loạt lãnh đạo bị chuyển công tác vì để xảy ra buôn lậu quy mô lớn
“Với trọng trách là người đứng đầu cấp ủy của thành phố, tôi và
tập thể Ban Thường vụ Thành ủy Móng Cái và chính quyền địa phương nghiêm
túc nhận trách nhiệm về mình do để xảy ra việc buôn lậu quy mô lớn xảy
ra trên địa bàn ngày 2.11”, Bí thư Thành ủy Móng Cái Nguyễn Xuân Ký nói
trong cuộc họp đột xuất kiểm điểm trách nhiệm các lực lượng chức năng do
UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì sáng nay (27.11).
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn
Văn Đọc yêu cầu: Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng điều tra vụ
việc, đề nghị các lực lượng chức năng trên phải điều chuyển công tác
lãnh đạo các đơn vị trực tiếp liên quan đến vụ việc để xảy ra tình trạng
buôn lậu quy mô lớn ở Móng Cái.
Cụ thể, cơ quan quản lý điều chuyển công
tác các đội trưởng, đội phó của Đội hải quan số 1, Đội quản lý thị
trường số 4; điều chuyển lãnh đạo phường trực tiếp phục trách công tác
phòng chống buôn lậu. Riêng đối với Trạm kiểm soát liên ngành km15 - Bến
tàu Dân Tiến phải điều chuyển hết các lực lượng hải quan, công an, biên
phòng, quản lý thị trường.
Đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh Quảng Ninh xác định rõ được thiếu sót trong việc giáo dục cán bộ,
chiến sỹ; chỉ đạo xử lý cán bộ chưa cương quyết, kịp thời, thiếu tính
răn đe; chưa kiểm tra, nắm tình hình địa bàn sâu sát; triển khai các
biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn phòng chống buôn lậu chưa đồng bộ nên để
xảy ra vụ việc Bộ Công an phá chuyên án buôn lậu quy mô lớn.
Đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh Quảng Ninh đã nghiêm túc thực hiện việc xử lý cán bộ liên quan. Cụ
thể Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã phê bình tập thể Bộ chỉ huy Biên
phòng tỉnh, phê bình các đồn biên phòng đóng trên địa bàn TP.Móng Cái;
điều chuyển Đồn trưởng Đồn biên phòng Hải Hòa (đơn vị quản lý vùng biên
để xảy ra vụ buôn lậu trên).
Ngoài ra, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh cũng đình chỉ công tác 1 sĩ quan, 5 quân nhân chuyên nghiệp của Đồn
biên phòng Hải Hòa, do trong ca trực để xảy ra vụ buôn lậu với số lượng
lớn. Ngoài ra, các phòng chức năng của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh như Phòng Phòng chống tội phạm ma túy, Phòng Tham mưu, Phòng Chính
trị cũng nhận trách nhiệm trong việc tham mưu, giám sát, giáo dục tư
tưởng cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng.
Ông Nguyễn Xuân Ký thôi chức Chánh văn phòng Tỉnh ủy để đảm nhiệm chức vụ Bí Thư Thành ủy Móng Cái mới được gần 1 năm (từ 13.12.2013).
Như Dân Việt đã đưa tin: Rạng
sáng 2.11, tại khu vực phường Hải Hòa, lực lượng của Bộ Công an đã vây
bắt được 2 chiếc thuyền nhỏ chở hàng lậu đang bốc dỡ lên 2 xe ô tô tải.
Qua kiểm tra, số hàng lậu trên bao gồm các loại linh kiện điện tử cũ, đồ
gia dụng, vải vóc, sữa trẻ em mang thương hiệu một số hãng nổi tiếng…
Tiếp tục khám xét khẩn cấp tại một số điểm tập kết hàng hóa khác sâu
trong nội địa thành phố Móng Cái, cơ quan công an đã tạm giữ 16 xe ô tô
chở đầy hàng hóa, 1 xe Lexus 470, 5 thuyền sắt và nhiều tài liệu liên
quan đến hoạt động buôn lậu; 120 tấn hàng hóa ước tính trị giá hơn 30 tỷ
đồng… Tất cả đều do đối tượng Lương Quang Thắng (SN 1978, trú ở khu đô
thị Tây Ka Long, phường Ka Long, TP.Móng Cái) làm chủ.
Đến thời điểm hiện tại vụ việc đã được
khỏi tố vụ án, khởi tố bị can bắt tạm giam 10 đối tượng trong đó có đối
tượng cầm đầu là Lương Quang Thắng để điều tra theo quy định.
Xin cảm ơn ông.
Võ Đức Phúc (thực hiện)Quảng Ninh: Hàng loạt lãnh đạo bị chuyển công tác vì để xảy ra buôn lậu quy mô lớn
“Với trọng trách là người đứng đầu cấp ủy của thành phố, tôi và
tập thể Ban Thường vụ Thành ủy Móng Cái và chính quyền địa phương nghiêm
túc nhận trách nhiệm về mình do để xảy ra việc buôn lậu quy mô lớn xảy
ra trên địa bàn ngày 2.11”, Bí thư Thành ủy Móng Cái Nguyễn Xuân Ký nói
trong cuộc họp đột xuất kiểm điểm trách nhiệm các lực lượng chức năng do
UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì sáng nay (27.11).
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn
Văn Đọc yêu cầu: Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng điều tra vụ
việc, đề nghị các lực lượng chức năng trên phải điều chuyển công tác
lãnh đạo các đơn vị trực tiếp liên quan đến vụ việc để xảy ra tình trạng
buôn lậu quy mô lớn ở Móng Cái.
Cụ thể, cơ quan quản lý điều chuyển công
tác các đội trưởng, đội phó của Đội hải quan số 1, Đội quản lý thị
trường số 4; điều chuyển lãnh đạo phường trực tiếp phục trách công tác
phòng chống buôn lậu. Riêng đối với Trạm kiểm soát liên ngành km15 - Bến
tàu Dân Tiến phải điều chuyển hết các lực lượng hải quan, công an, biên
phòng, quản lý thị trường.
Đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh Quảng Ninh xác định rõ được thiếu sót trong việc giáo dục cán bộ,
chiến sỹ; chỉ đạo xử lý cán bộ chưa cương quyết, kịp thời, thiếu tính
răn đe; chưa kiểm tra, nắm tình hình địa bàn sâu sát; triển khai các
biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn phòng chống buôn lậu chưa đồng bộ nên để
xảy ra vụ việc Bộ Công an phá chuyên án buôn lậu quy mô lớn.
Đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh Quảng Ninh đã nghiêm túc thực hiện việc xử lý cán bộ liên quan. Cụ
thể Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã phê bình tập thể Bộ chỉ huy Biên
phòng tỉnh, phê bình các đồn biên phòng đóng trên địa bàn TP.Móng Cái;
điều chuyển Đồn trưởng Đồn biên phòng Hải Hòa (đơn vị quản lý vùng biên
để xảy ra vụ buôn lậu trên).
Ngoài ra, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh cũng đình chỉ công tác 1 sĩ quan, 5 quân nhân chuyên nghiệp của Đồn
biên phòng Hải Hòa, do trong ca trực để xảy ra vụ buôn lậu với số lượng
lớn. Ngoài ra, các phòng chức năng của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh như Phòng Phòng chống tội phạm ma túy, Phòng Tham mưu, Phòng Chính
trị cũng nhận trách nhiệm trong việc tham mưu, giám sát, giáo dục tư
tưởng cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng.
Ông Nguyễn Xuân Ký thôi chức Chánh văn phòng Tỉnh ủy để đảm nhiệm chức vụ Bí Thư Thành ủy Móng Cái mới được gần 1 năm (từ 13.12.2013).
Như Dân Việt đã đưa tin: Rạng
sáng 2.11, tại khu vực phường Hải Hòa, lực lượng của Bộ Công an đã vây
bắt được 2 chiếc thuyền nhỏ chở hàng lậu đang bốc dỡ lên 2 xe ô tô tải.
Qua kiểm tra, số hàng lậu trên bao gồm các loại linh kiện điện tử cũ, đồ
gia dụng, vải vóc, sữa trẻ em mang thương hiệu một số hãng nổi tiếng…
Tiếp tục khám xét khẩn cấp tại một số điểm tập kết hàng hóa khác sâu
trong nội địa thành phố Móng Cái, cơ quan công an đã tạm giữ 16 xe ô tô
chở đầy hàng hóa, 1 xe Lexus 470, 5 thuyền sắt và nhiều tài liệu liên
quan đến hoạt động buôn lậu; 120 tấn hàng hóa ước tính trị giá hơn 30 tỷ
đồng… Tất cả đều do đối tượng Lương Quang Thắng (SN 1978, trú ở khu đô
thị Tây Ka Long, phường Ka Long, TP.Móng Cái) làm chủ.
Đến thời điểm hiện tại vụ việc đã được
khỏi tố vụ án, khởi tố bị can bắt tạm giam 10 đối tượng trong đó có đối
tượng cầm đầu là Lương Quang Thắng để điều tra theo quy định.
(ĐC chép từ http://danviet.vn)
Nhận xét
Đăng nhận xét