Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
LỊCH SỬ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP (Tham khảo)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC chép từ http://voer.edu.vn)
Lịch Sử Thuyết Tương Đối Hẹp
Lịch sử của thuyết tương đối
hẹp bao gồm rất nhiều kết quả lý thuyết và thực nghiệm do nhiều nhà bác
học khám phá như Albert Abraham Michelson, Hendrik Lorentz, Henri
Poincaré và nhiều người khác. Nó được trở thành lý thuyết như ngày nay
là do đóng góp nổi bật của Albert Einstein và các đóng góp của Max
Planck, Hermann Minkowski và nhiều người khác.
Giới thiệu
Mặc dù Isaac Newton là người
đặt nền tảng cho lý thuyết coi không gian và thời gian là tuyệt đối, ông
cũng đứng trên nguyên lý tương đối của Galileo Galilei. Nó nói rằng mọi
quan sát viên chuyển động đều tương đối với người khác thì sẽ quan sát
thấy các định luật vật lý diễn ra như nhau. Trong suốt thế kỷ thứ 19 lý
thuyết về Ether đã được chấp nhận rộng rãi, hầu hết đều dựa trên quan
điểm của James Clerk Maxwell. Theo Maxwell, 'mọi' hiện tượng quang học
và điện từ đều lan truyền trong một môi trường gọi là Ether. Do vậy
dường như có thể xác định được chuyển động 'tuyệt đối' đối với ether và
do vậy phủ nhận nguyên lý Galileo.
Do mọi thí nghiệm nhằm xác
định sự tồn tại của Ether đều thất bại đã đưa Hendrik Lorentz đi đến
phát triển lý thuyết Ether vào năm 1892, với cơ sỏ của lý thuyết này là
sự bất động của Ether và các phép biến đổi Lorentz. Dựa trên lý thuyết
Ether của Lorentz, năm 1905 Henri Poincaré đưa ra nguyên lý tương đối
như là một định luật của tự nhiên, bao hàm cả điện từ và hấp dẫn. Cũng
trong năm 1905, Albert Einstein công bố thuyết tương đối đặc biệt (SR) -
ông đã giải thích lại một cách căn bản lý thuyết của Lorentz về Điện
động lực bằng cách thay đổi các khái niệm không gian và thời gian đồng
thời từ bỏ khái niệm Ether. Điều này đã mở đường cho thuyết tương đối
tổng quát sau này. Các đóng góp của Hermann Minkowski đã đặt nền tảng
cho lý thuyết trường tương đối tính.
Lịch sử ban đầu
Điện động lực và sự trôi Ether
Mô hình Ether và các phương trình Maxwell
Nhờ vào các đóng góp của Thomas
Young (1804) và Augustin-Jean Fresnel (1816) mà người ta cho rằng ánh
sáng là sóng ngang lan truyền trong một môi trường đàn hồi gọi là Ether.
Tuy nhiên, do có sự khác nhau giữa các hiện tượng quang học và điện
động lực học nên cần thiết có một mô hình Ether cho tất cả các hiện
tượng. Mọi cố gắng để thống nhất các mô hình ether lại hoặc có một cách
miêu tả cơ học chúng đều bị thất bại.Sau khi xem xét các công việc của
nhiều nhà khoa học như Michael Faraday và Lord Kelvin, James Clerk
Maxwell (1864) đã phát triển một lý thuyết chính xác về điện từ gồm
những phương trình về điện, từ, cảm ứng - gọi là các phương trình
Maxwell. Ông khám phá ra ánh sáng là một loại sóng ( phát xạ điện từ ) -
trong cùng một môi trường ether - mà do các hiện tượng điện và từ tạo
ra. Tuy nhiên, lý thuyết của Maxwell lại không đúng khi các nguồn sáng
di chuyển, và cho dù là một mô hình toán học hoàn thiện, ông cũng không
đưa ra một cách miêu tả cơ học đầy đủ cho Ether.
J. J. Thomson (1881) nhận
ra trong quá trình phát triển lý thuyết Maxwell của ông rằng làm cho
các hạt tích điện chuyển động khó hơn so với các hạt không tích điện.
Ông cũng nhận xét thấy khối lượng của một vật tăng lên khi vật chuyển
động với một lượng không đổi. Các trường tĩnh điện cư xử như thể chúng
có thêm một 'khối lượng điện từ' bên cạnh khối lượng tự nhiên (cơ học)
của các hạt. Ví dụ, theo Thomson, năng lượng điện từ tương ứng với một
khối lượng xác định. Điều này được coi như là một dạng tự cảm của trường
điện từ. Công việc của Thomson được tiếp tục và hoàn thiện bởi George
FitzGerald, Oliver Heaviside (1888), and George Frederick Charles Searle
(1896, 1897). Khối lượng điện từ được cho bởi - theo ký hiệu hiện đại -
công thức m = (4/3)E/c2, với m là khối lượng điện từ và E là năng lượng
điện từ. Heaviside và Searle cũng nhận ra rằng sự tăng khối lượng của
vật không phải là hằng số và nó thay đổi theo vận tốc của vật. Sau đó,
Searle cũng chú ý đến những vận tốc siêu ánh sáng là không thể có, do
cần có một năng lượng vô hạn để làm cho vận tốc của vật lớn hơn vận tốc
ánh sáng. Thêm vào đó Heaviside và Searle xác định được rằng trường tĩnh
điện bị co lại theo hướng chuyển động (Heaviside Ellipsoid), dẫn đến
những điều kiện vật lý không thể xác định được tại vận tốc ánh sáng.
Sau khi Heinrich Hertz
cho thấy sự tồn tại của sóng điện từ vào năm 1887, lý thuyết của Maxwell
đã được chấp nhận rộng rãi. Hơn nữa, Heaviside và Hertz đã phát triển
lý thuyết và đưa ra dạng hiện đại của các phương trình Maxwell. Các
phương trình "Maxwell-Hertz" hay "Heaviside-Hertz" sau đó là cơ sở quan
trọng cho sự phát triển sau này của điện động lực học, và các ký hiệu
của Heaviside vẫn còn được dùng cho tới ngày nay. Hertz là người cuối
cùng theo quan điểm 'thế giới cơ học', theo đó tất cả các quá trình điện
từ có thể thu về các tác động cơ học và các tác dụng qua lại giữa các
vật. Hertz cũng giả sử, giống như George Gabriel Stokes, rằng Ether hoàn
toàn bị mang theo bởi các vật thể. Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ 20 lý
thuyết của ông đã bị bác bỏ và thay thế bời lý thuyết của Hendrik Antoon
Lorentz.
Tìm kiếm Ether
Liên quan đến chuyển động
tương đối và ảnh hưởng lẫn nhau của vật chất và Ether, có hai lý thuyết
được đưa ra: Một là của Fresnel, ông đã phát triển lý thuyết Ether dừng
trong đó ánh sáng lan truyền theo sóng ngang và Ether bị kéo theo một
phần bởi vật chất với một hệ số xác định. Trên cơ sở những giả định này,
Fresnel đã giải thích hiện tượng quang sai và nhiều hiện tượng quang
học khác. Lý thuyết thứ hai là của Stokes (1845) cho rằng Ether bị kéo
theo hoàn toàn bởi vật chất. Trong mô hình của ông Ether phải là (gần
giống với nhựa thông) rắn đối với các vật chuyển động nhanh và là lỏng
đối với các vật chuyển động chậm. Do đó mà Trái đất có thể chuyển động
tự do trong Ether, và Ether đủ rắn để truyền ánh sáng. Lý thuyết của
Fresnel được ưa chuộng hơn do hệ số kéo theo được xác nhận bởi thí
nghiệm Fizeau năm 1851. Hippolyte Fizeau đã đo vận tốc ánh sáng trong
các chất lỏng chuyển động.
Albert Abraham Michelson (1881)
đã cố gắng đo chuyển động tương đối của Trái đất với Ether (gió Ether),
được xác định trong lý thuyết của Fresnel, bằng cách sử dụng một giao
thoa kế. Ông đã không đo được bất kì một chuyển động tương đối nào, nên
ông đã giải thích kết quả là sự xác nhận công trình của Stokes. Tuy
nhiên, Hendrik Lorentz (1886) đã chỉ ra các tính toán của Michelson là
sai và do vậy thí nghiệm chưa thể kết luận được gì. Michelson cũng đã
thừa nhận điều này. Ngoài ra, Lorentz cũng chỉ ra sự kéo theo hoàn toàn
của Ether như trong lý thuyết của Stokes dẫn đến sự tự mâu thuẫn, do vậy
ông ủng hộ một lý thuyết Ether tương tự lý thuyết của Fresnel. Từ đó,
Michelson và Edward Morley (1886) đã làm một thí nghiệm để kiểm tra lý
thuyết của Fresnel bằng cách lặp lại thí nghiệm Fizeau. Hệ số kéo theo
Fresnel đã được xác nhận một cách chính xác trong thí nghiệm đó, và
Michelson đã công nhận lý thuyết Ether dừng của Fresnel là đúng. Để làm
rõ kết quả, Michelson và Morley (1887) đã lặp lại thí nghiệm một lần
nữa. Thí nghiệm nổi tiếng đã không xác định được chuyển động của thiết
bị trong Ether.
Woldemar Voigt (1887) đã
khảo sát hiệu ứng Doppler đối với các sóng truyền trong môi trường đàn
hồi không nén được và dẫn ra quan hệ biến đổi, gần tương tự như các phép
biến đổi Lorentz. Phép biến đổi gồm nhân tử Lorentz
đối với các tọa độ y và
z, và một biến thời gian t' = t − vx / c2 mà sau đó được gọi là "thời
gian cục bộ". Phép biến đổi cho thấy phương trình sóng trong không gian
trống là không thay đổi, và giải thích kết quả âm trong thí nghiệm
Michelson-Morley. Mặt khác, các phương trình không có dạng đối xứng, do
vậy vi phạm nguyên lý tương đối. Tuy nhiên, công việc của Voigt đều bị
các nhà vật lý thời đó bác bỏ.
George FitzGerald (1889)
đã đề nghị một cách giải thích khác cho kết quả âm trong thí nghiệm
Michelson-Morley. Ngược hẳn với Voigt, ông suy luận rằng lực giữa các
phân tử có thể là nguồn gốc của điện do vậy mọi vật thể sẽ co lại theo
hướng chuyển động ( sự co độ dài ) giống như đã được tính toán bởi
Heaviside cho trường tĩnh điện. Tuy nhiên, ý tưởng của FitzGerald vẫn
chưa được biết đến rộng rãi và thảo luận về nó cho đến khiOliver Lodge
xuất bản bài viết về ý tưởng này vào năm 1892. Lorentz (1892b) cũng đã
đưa ra ý tưởng sự co độ dài một cách độc lập với FitzGerald để giải
thích thí nghiệm Michelson-Morley. Do lý lẽ hợp lý, Lorentz đã quy sự co
ngắn của vật thể tương tự với sự co lại của trường tĩnh điện. Tuy
nhiên, chính Lorentz cũng thừa nhận rằng đó chưa phải là lý lẽ xác đáng
và sự co độ dài vẫn là một giả thuyết thuần túy ad-hoc.
Lý thuyết về Electron
Lý thuyết Lorentz
Hendrik Antoon Lorentz
Lorentz (1892a) đặt cơ sở cho
lý thuyết Ether Lorentz bằng cách giả sử sự tồn tại các electron tách
biệt khỏi Ether, và thay thế các phương trình "Maxwell-Hertz" bằng các
phương trình "Maxwell-Lorentz". Trong mô hình của ông, Ether hoàn toàn
không chuyển động, và ngược lại với lý thuyết của Fresnel, nó cũng không
bị kéo theo từng phần bởi vật chất. Một hệ quả quan trọng của quan điểm
này là vận tốc của ánh sáng hoàn toàn độc lập với vận tốc của nguồn
sáng.Lorentz không đưa ra quan điểm về bản chất cơ học của ether và các
quá trình điện từ, nhưng ngược lại cố gắng giải thích các quá trình cơ
học do điện từ đã tạo ra một ether điện từ giả tưởng(an abstract
electromagnetic æther). Trong lý thuyết của mình, Lorentz đã tính toán,
giống như Heaviside, sự co lại của trường tĩnh điện. Lorentz (1895) cũng
đưa ra cái mà ông gọi là "Định lý các trạng thái tương ứng" cho các số
hạng có bậc nhất theo v/c. Định lý nói rằng một người quan sát chuyển
động ( tương đối với Ether ) trong một trường 'giả' của anh ta sẽ quan
sát giống như những người quan sát khác khi đứng yên trong trường 'thật'
của anh ta. Một phần quan trọng của định lý là thời gian cục bộ t′ = t −
vx/c2, nó sẽ mở đường đến phép biến đổi Lorentz mà ông đã đưa ra độc
lập với Voigt. Cùng với khái niệm thời gian cục bộ, Lorentz có thể giải
thích hiện tượng quang sai, hiệu ứng Doppler và thí nghiệm của Fizeau.
Tuy nhiên, thời gian cục bộ của Lorentz chỉ là một công cụ toán học phụ
trợ để làm đơn giản phép biến đổi từ một hệ sang hệ khác - cho đến khi
Poincaré (1900) nhận ra rằng "thời gian cục bộ" được biểu lộ thực sự bởi
các đồng hồ di chuyển. Lorentz cũng nhận ra là quả thực lý thuyết của
ông đã vi phạm nguyên lý tác dụng và phản tác dụng, do ether tác dụng
lên vật chất, nhưng vật chất không thể tác dụng lên ether đứng im.
Một mô hình tương tự được
nghĩ ra bởi Joseph Larmor (1897, 1900). Larmor là người đầu tiên viết
phép biến đổi Lorentz (1895) thành dạng đại số tương đương với phép biến
đổi Lorentz hiện đại. Tuy nhiên, ông cho rằng phép biến đổi của ông giữ
nguyên dạng của các phương trình Maxwell chỉ đối với bậc hai của v/c.
Lorentz sau đó đã chỉ ra rằng những phép biến đổi này quả thực bảo tồn
dạng các phương trình Maxwell đối với mọi bậc của v/c. Larmor chú ý đến sự
kiện này, rằng không chỉ sự co ngắn độ dài được dẫn ra từ phép biến
đổi, mà ông cũng tính toán ra một vài loại giãn thời gian đối với các
quỹ đạo của các electron. Larmor công bố các kết quả của mình vào năm
1900. Độc lập với Larmor, Lorentz (1899) cũng mở rộng phép biến đổi của
ông cho các số hạng bậc hai và cũng chú ý đến (về mặt toán học) hiệu ứng
giãn thời gian. Sự kết hợp với khẳng định của Thomson là sự phụ thuộc
vào vận tốc của khối lượng là rất quan trọng đối với lý thuyết của ông.
Lorentz thấy rằng khối lượng không chỉ thay đổi theo vận tốc, mà cũng
phụ thuộc vào hướng chuyển động, và ông đưa ra hai loại khối lượng mà
Abraham sau đó gọi là khối lượng "dọc" và "ngang". (Khối lượng ngang
tương ứng với khái niệm của ngày nay là khối lượng tương đối tính.
Wilhelm Wien (1900) giả
sử rằng (theo các công việc của Thomson, Hearviside, and Searle) rằng
"toàn bộ" khối lượng có nguồn gốc của điện từ và công thức cho mối liên
hệ khối lượng-năng lượng là m = (4/3)E/c2. Công thức này đặt trong
trường hợp tất cả các lực trong tự nhiên đều là lực điện từ (quan điểm
thế giới Điện từ). Wien cho rằng, nếu chúng ta giả sử lực hấp dẫn cũng
là một loại lực từ, thì sẽ phải có một tỷ lệ giữa năng lượng điện từ,
khối lượng quán tính, và khối lượng hấp dẫn. Trong một bài báo, Henri
Poincaré (1900b) đã tìm ra một cách khác để kết hợp giữa các khái niệm
khối lượng và năng lượng. Ông nhận ra rằng năng lượng điện từ cư xử như
một chất lỏng lý tưởng với mật độ khối lượng m = E/c2 (or E = mc2) và
định nghĩa động lượng của chất điện từ lý tưởng cũng như vậy. Tuy nhiên,
ông đã đi đến nghịch lý về phát xạ mà sau đó được giải thích hoàn toàn
bởi Einstein vào năm 1905.
Emil Cohn (1900, 1901) đã
nghĩ ra một lý thuyết Điện động lực khác mà trong lý thuyết này ông
cũng từ bỏ sự tồn tại của Ether và sử dụng, giống như Ernst Mach, các
ngôi sao cố định như là một hệ quy chiếu. Do những mâu thuẫn nội tại
(như vận tốc ánh sáng khác nhau theo các phương khác nhau), lý thuyết
của ông đã bị thay thế bởi lý thuyết của Lorentz và Einstein.
Động lực học Electron
Walter Kaufmann (1901) là
người đầu tiên xác nhận khối lượng điện từ phụ thuộc vào vận tốc bằng
cách phân tích tỉ số e/m (trong đó e là điện tích và m là khối lượng)
của tia cathode. Ông tìm thấy giá trị e/m giảm theo vận tốc, cho thấy
nếu điện tích là hằng số thì khối lượng của electron tăng lên cùng với
vận tốc tăng. Ông cũng tin rằng, những thí nghiệm với tia cathode cũng
xác nhận điều giả sử của Wien, là không có khối lượng cơ học "thật", mà
chỉ có khối lượng điện từ "trong suốt"(apparent), hay theo nghĩa khác
khối lượng của mọi vật thể đều có nguồn gốc điện từ.
Max Abraham (1902, 1903),
người ủng hộ quan điểm thế giới điện từ, ngay lập tức đề nghị một cách
giải thích các thí nghiệm của Kaufmann bằng cách dẫn ra một biểu thức
cho khối lượng điện từ. Như Lorentz năm 1899, ông cũng thấy khối lượng
cũng phụ thuộc vào hướng chuyển động và đặt tên cho chúng là khối lượng
dọc và khối lượng ngang. Nhưng trái ngược với Lorentz, ông không tin giả
thuyết co ngắn độ dài, do vậy biểu thức khối lượng khác với biểu thức
của Lorentz. Mặc dù vậy, thí nghiệm của Kaufmann không đủ chính xác để
phân biệt giữa lý thuyết của Lorentz và Abraham. Đi theo con đường của
Poincaré, Abraham đưa ra khái niệm "Động lượng Điện từ" mà nó tỷ lệ với
E/c2. Nhưng trái với Poincaré, ông xem nó như là một thực thể vật lý
"thực".
Nguyên lý tương đối và vận tốc ánh sáng
Không gian và thời gian tuyệt đối
Một số nhà khoa học bắt
đầu phê bình định nghĩa của Newton về không gian và thời gian tuyệt đối.
Ví dụ, Carl Neumann (1870) đưa ra "vật thể alpha" mà được biểu diễn bởi
sự sắp xếp một số vật rắn và cố định chúng để xác định chuyển động quán
tính. Ernst Mach (1883) cho rằng không gian và thời gian tuyệt đối là
vô nghĩa và chỉ có chuyển động tương đối mới có ý nghĩa. Ông cũng nói
rằng thậm chí chuyển động có gia tốc như chuyển động quay có thể liên
quan đến các ngôi sao cố định mà không cần sử dụng tới không gian tuyệt
đối của Newton. Trên cơ sở định nghĩa của Neumann, Heinrich Streintz
(1883) tranh luận rằng nếu một con quay không đo bất kì dấu hiệu của sự
quay nào, thì ta có thể nói chuyển động quán tính liên quan đến một "vật
cơ sở" và một "hệ quy chiếu cơ sở". Thậm chí, Ludwig Lange (1885) là
người đầu tiên đưa ra cụm từ "hệ quy chiếu quán tính", và "thang thời
gian quán tính" như là một cách để thay thế không gian và thời gian
tuyệt đối, bằng định nghĩa " một hệ quy chiếu mà một hòn đá (a mass
point) được ném đi từ cùng một điểm theo ba hướng khác nhau (không đồng
phẳng), mỗi lần ném nó đi theo các đường thẳng, được gọi là một hệ quy
chiếu quán tính ".
Cũng có những nỗ lực để
sử dụng thời gian là một chiều thứ tư. Điều này được đề cập vào đầu năm
1754 bởi Jean le Rond d'Alembert trong Encyclopédie, và sau đó được một
số tác giả đề cập vào thế kỷ thứ 19 như H. G. Wells trong cuốn tiểu
thuyết Cỗ máy thời gian (The Time Machine) (1895). Năm 1901 một mô hình
triết học được đưa ra bởi Menyhért Palágyi, trong đó không gian và thời
gian chỉ là hai mặt của một thứ gọi là "không thời gian". Ông sử dụng
thời gian như là một chiều tưởng tượng thứ tư, mà ông viết dưới dạng it
(với i = √−1). Tuy nhiên, tọa độ thời gian của Palágyi không liên hệ với
vận tốc ánh sáng như trong lý thuyết của Lorentz. Ông cũng phủ nhận bất
kỳ sự liên kết nào với các không gian n-chiều và hình học phi Euclid và
do vậy phủ nhận hình thức luận không-thời gian của Einstein và
Minkowski - cho nên chủ nghĩa phê bình của Palagyi được xem là sai lầm
và mô hình của ông ít dính dáng đến thuyết tương đối đặc biệt của
Einstein.
Nguyên lý của chuyển động tương đối và sự đồng bộ hóa thời gian
Henri Poincaré
Trong nửa cuối thế kỷ 19,
đã có nhiều nỗ lực để phát triển mạng lưới đồng hồ được đồng bộ bởi các
tín hiệu điện. Trong hoàn cảnh đó, vận tốc lan truyền hữu hạn của ánh
sáng đã được xét đến. Henri Poincaré (1898) trong bài báo "Sự đo thời
gian" đã liệt kê một số hệ quả quan trọng trong quá trình này và giải
thích rằng các nhà thiên văn học, trong quá trình xác định vận tốc của
ánh sáng, chỉ đơn giản là giả sử ánh sáng có vận tốc hữu hạn, vận tốc
này như nhau theo mọi hướng. Không có tiên đề này, sẽ không thể đo được
vận tốc ánh sáng nhờ các quan sát thiên văn, như Ole Rømer đã làm khi
quan sát các vệ tinh của Mộc tinh. Poincaré cũng nhấn mạnh rằng vận tốc
lan truyền ánh sáng có thể ( trong thực hành ) được dùng để xác định
tính đồng thời giữa các sự kiện trong không gian. Ông kết luận rằng :
"Tính đồng thời của hai sự kiện, hoặc thứ tự xảy ra hai sự kiện, sự bằng
nhau của hai thời khoảng, nên được xác định sao cho nội dung của các
định luật trong tự nhiên (enunciation of the natural laws) càng đơn giản
càng tốt. Nói theo cách khac, tất cả những quy tắc này, những định
nghĩa này sẽ chỉ là động cơ cho những suy nghĩ vô thức của chủ nghĩa hội
(are only the fruit of an unconscious opportunism)."
Poincaré (1895, 1900a)
tranh luận về các thí nghiệm như của Michelson-Morley cho thấy không thể
xác định được chuyển động tuyệt đối của vật chất hoặc của vật chất với
Ether. Ông gọi điều này là "nguyên lý của chuyển động tương đối". Trong
cùng năm này, ông giải thích thời gian cục bộ của Lorentz như là kết quả
của thủ tục đồng bộ hóa trên cơ sở các tín hiệu ánh sáng. Ông giả sử
rằng có hai người quan sát A và B, đang chuyển động trong Ether, đồng bộ
đồng hồ của họ bằng các tín hiệu ánh sáng. Do họ tin rằng khi đứng yên,
họ chỉ cần xét đến thời gian truyền của các tín hiệu và tham khảo chéo
nhau (cross-reference) các quan sát của họ để kiểm tra xem đồng hồ của
họ có được đồng bộ. Tuy nhiên, từ quan điểm của một quan sát viên đứng
im trong Ether, đồng hồ của họ lại không đồng bộ với nhau và chỉ thời
gian cục bộ t′ = t − vx/c2. Nhưng do người chuyển động không biết gì về
chuyển động của họ, họ không nhận ra điều này. Vì vậy ngược với
Lorentz, Poincaré định nghĩa thời gian cục bộ có thể được đo và biểu thị
bởi các đồng hồ.
Khi đề cử Lorentz cho
giải Nobel năm 1902, Poincaré bảo vệ rằng Lorentz đã giải thích một cách
thuyết phục kết quả âm của thí nghiệm xác định sự trôi Ether bằng cách
đưa ra khái niệm "thời gian rút ngắn (diminished time)", ví như hai sự
kiện tại hai nơi khác nhau có thể diễn ra một cách đồng thời, mặc dù
chúng không đồng thời trong thực tại. Trong cùng năm, ông xuất bản quyển
sách về triết học và phổ biến khoa học "La Science et l'Hypothèse"
(Khoa học và các giả thiết) trong đó có:
Sự đánh giá trên quan điểm triết học về tính tương đối của không gian, thời gian và sự đồng thời
Quan điểm rằng không bao giờ xác định được sự vi phạm Nguyên lý Tương đối
Khả năng không tồn tại Ether, và những ủng hộ liên quan đến nó
Nhiều chú ý về hình học phi Euclid.
Giống như Poincaré,
Alfred Bucherer (1903) tin tưởng vào nguyên lý tương đối đúng trong phạm
vi của điện động lực học. Ngược với Poincaré ông cho rằng điều này hàm ý
sự không tồn tại của Ether. Mặc dù vậy, lý thuyết do Bucherer đưa ra
năm 1906 là không đúng và tự mâu thuẫn.Và mọi dạng không thời gian tương
đối tính đều không có trong lý thuyết này.
Mô hình của Lorentz 1904
Trong bài báo
"Electromagnetic phenomena in a system moving with any velocity smaller
than that of light" (Các hiện tượng điện từ trong một hệ chuyển động với
vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng), Lorentz (1904) đã đi theo các đề
nghị của Poincaré và cố gắng tạo ra một công thức của Điện động lực học,
mà giải thích được các kết quả (âm) trong thí nghiệm xác định sự trôi
của Ether, và chứa đựng được nguyên lý tương đối. Ông cố gắng chứng minh
sự đúng đắn của phép biến đổi Lorentz đối với mọi bậc, mặc dù ông đã
không thành công hoàn toàn. Như Wien và Abraham, ông lý luận rằng chỉ
tồn tại duy nhất các khối lượng điện từ, không có khối lượng cơ học, và
tìm ra biểu thức đúng cho khối lượng dọc và khối lượng ngang. Và sử dụng
động lượng điện từ, ông có thể giải thích được kết quả âm trong thí
nghiệm Trouton-Noble, trong đó một tụ điện tích điện chuyển động trong
Ether sẽ tự hướng vuông góc với hướng chuyển động. Một bước quan trọng
khác là ông đưa ra ý tưởng các phép biến đổi của mình cũng phải phù hợp
với các lực phi điện.
Wien (1903) nhận ra một hệ quả
quan trọng là vận tốc phụ thuộc vào khối lượng. Ông lý luận rằng những
vận tốc siêu ánh sáng là không thể, bởi vì điều này đòi hỏi một năng
lượng vô hạn-nó cũng đã được chú ý bởi Searle (1897). Vào tháng sáu năm
1904, sau khi ông đọc bài báo của Lorentz viết năm 1904, ông chú ý tới
sự liên hệ giống nhau giữa sự co độ dài và vận tốc siêu ánh sáng vì tại
vận tốc này hệ số √1-v²/c² trở thành ảo.
Abraham (1904) chứng minh
một sai sót trong lý thuyết của Lorentz. Một mặt lý thuyết tuân theo
nguyên lý tương đối, mặt khác lý thuyết giả sử rằng mọi lực đều có nguồn
gốc điện từ. Abraham chỉ ra: cả hai giả sử trên không phù hợp với nhau.
Do trong lý thuyết Lorentz về sự co của electron, các lực phi điện là
cần thiết để giữ cho vật chất được ổn định. Nhưng trong lý thuyết của
Abraham về các electron rắn, không cần lực nào cả. Từ đó xuất hiện câu
hỏi liệu khái niệm về Thế giới Điện từ (tương thích trong thuyết của
Abraham) là đúng hay Nguyên lý Tương đối (tương thích với thuyết của
Lorentz) là đúng.
Trong một bài giảng vào
tháng chín năm 1904 tại St. Louis với tiêu đề "Các nguyên lý toán học
trong vật lý" (The Principles of Mathematical Physics) Poincaré định
nghĩa (với sự thay đổi Nguyên lý tương đối của Galileo và Định lý trạng
thái tương ứng của Lorentz) như sau: "Nguyên lý tương đối tính, theo đó
các định luật vật lý phải giống nhau đối với người quan sát đứng yên
cũng như đối với người chuyển động thẳng đều, do vậy chúng ta không có
một cách nào, một thứ nào, để có thể xác định được chúng ta đang chuyển
động thẳng đều hay đứng im." Ông cũng nhấn mạnh vào phương pháp đồng bộ
hóa thời gian và diễn giải khả năng có một "phương pháp mới" hay "cơ học
mới", trong đó không vận tốc nào có thể vượt qua được vận tốc ánh sáng
đối với "mọi" người quan sát. Tuy nhiên, ông cũng phê phán rằng Nguyên
lý Tương đối, Định luật tác dụng và phản tác dụng Newton, Định luật bảo
toàn khối lượng, và Định luật bảo toàn năng lượng chưa được khám phá đầy
đủ và thậm chí có thể không còn đúng trong một số thí nghiệm.
Cohn (1904) khám phá ra
một số hàm ý vật lý quan trọng trong các phép biến đổi Lorentz. Nếu các
thước thẳng và đồng hồ đứng yên so với Ether trong lý thuyết của
Lorentz, thì chúng cho biết đúng độ dài và đúng thời gian. Và nếu chúng
chuyển động, chúng chỉ các giá trị bị co và bị giãn. Cohn cũng có ý kiến
ngược với Lorentz và Poincaré là sự tách biệt giữa các tọa độ "thực" và
"ảo" chỉ là nhân tạo, bởi vì không thí nghiệm nào có thể phân biệt được
chúng, ít nhất trong phạm vi lý thuyết Lorentz. Do vậy, Cohn tin rằng
các đại lượng trong phép biến đổi Lorentz chỉ đúng đối với các hiện
tượng quang học, ngoài ra các đồng hồ cơ học cũng cho biết thời gian
thực.
Friedrich Hasenöhrl (1904) đề
nghị rằng một phần khối lượng của vật thể (gọi là khối lượng biểu kiến)
có thể nghĩ như là bức xạ phản xạ tới lui trong một cái hốc. Khối lượng
biểu kiến của bức xạ phụ thuộc vào nhiệt độ (bởi vì mỗi vật nóng đều
phát ra bức xạ) và tỉ lệ với năng lượng của nó. Ông kết luận rằng m =
(8/3)E/c2. Hasenöhrl cũng nói rằng mối liên quan năng lượng và khối
lượng biểu kiến này chỉ có khi một vật thể phát xạ và nhiệt độ của vật
thể lớn hơn 0K. Tuy nhiên, chính Hasenöhrl và Abraham vào năm 1905 đã
thay đổi kết quả thành m = (4/3)E/c2, giống với giá trị cho khối lượng
điện từ khi vật thể đứng yên.
Động lực học Electron của Poincaré
Vào ngày 5 tháng 6 năm 1905,
Henri Poincaré đã đưa ra giản lược công việc ông thực hiện là sửa đổi
những lỗ hổng trong lý thuyết của Lorentz.(Bài báo ngắn này chứa kết quả
của một việc nghiên cứu hoàn thiện hơn mà được xuất bản vào tháng 1 năm
1906). Ông chỉ ra rằng các phương trình Lorentz về Điện động lực là
chưa hoàn toàn hiệp biến-Lorentz (not fully Lorentz-covariant). Từ đó
ông chỉ ra đặc trưng của nhóm các phép biến đổi này, và ông đã sửa lại
cho đúng các công thức Lorentz cho biến đổi của mật độ điện tích và mật
độ dòng( trong đó ẩn chứa tính tương đối hay gọi là công thức cộng vận
tốc, sau đó ông gửi chi tiết công việc nghiên cứu này trong một lá thư
đến Lorentz vào tháng 5). Poincaré là người đầu tiên sử dụng tên gọi
"phép biến đổi Lorentz", và viết ra dạng đối xứng mà nó được sử dụng như
ngày nay. Ông đưa ra khái niệm lực liên kết phi điện (ứng suất
Poincaré) để đảm bảo sự ổn định của các electron trong nguyên tử và giải
thích sự co độ dài. Ông cũng phác thảo ra mô hình bất biến Lorentz cho
hấp dẫn (bao gồm sóng hấp dẫn) bằng cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng của
bất biến Lorentz cho các lực phi điện.
Thậm chí Poincaré (độc
lập với Einstein) đã hoàn thành cơ bản công việc nghiên cứu mở rộng
trong một bài báo của ông vào tháng 6 (bài báo Palermo, nhận được 23
tháng 6, in 14 tháng 12, và phát hành tháng 1 năm 1906). Ông nói theo
nghĩa đen về "tiên đề tương đối tính". Ông chỉ ra rằng các phép biến đổi
là hệ quả của nguyên lý tác dụng tối thiểu và phát triển các tính chất
của ứng suất Poincaré. Ông diễn giải chi tiết các đặc trưng nhóm của các
phép biến đổi, mà ông gọi là nhóm Lorentz, và ông kết luận biểu thức x2
+ y2 + z2 − c2t2 = 0 là bất biến. Trong khi đi sâu vào lý thuyết hấp dẫn
của mình, ông nói rằng các phép biến đổi Lorentz chẳng qua chính là phép
quay xung quanh tâm trong không gian bốn chiều, bằng cách đưa ra ct√−1
là tọa độ tưởng tượng thứ tư (ngược với Palagyi, ông thêm vào vận tốc
ánh sáng), và ông sử dụng dạng ban đầu của bốn-vector. Ông viết rằng sự
khám phá ra các tia cathode - magneto của Paul Ulrich Villard (1904)
dường như làm sụp đổ toàn bộ lý thuyết Lorentz song vấn đề này có thể
nhanh chóng được giải quyết. Tuy nhiên, trên quan điểm triết học thì ông
từ bỏ khái niệm không gian và thời gian tuyệt đối; nhưng trong bài báo
vật lý của ông, ông tiếp tục xét đến sự có mặt của một Ether ẩn. Ông
cũng liên tục miêu tả (1900b, 1904, 1906, 1908b) các tọa độ và hiện
tượng như cục bộ/biểu kiến (đối với quan sát viên chuyển động) và
đúng/thực (true/real) (đối với quan sát viên đứng im trong Ether). Do
vậy với một vài ngoại lệ hầu hết các nhà lịch sử khoa học đều cho rằng
Poincaré không phát minh ra thuyết mà ngày nay gọi là thuyết tương đối
đặc biệt, mặc dù cũng phải thừa nhận Poincaré chưa đọc trước các phương
pháp và khái niệm của Einstein.
Thuyết tương đối đặc biệt
Einstein 1905
Điện động lực học của các vật thể chuyển động
Albert Einstein, 1921
Vào tháng 9 năm 1905 (năm kỳ
diệu) (nhận được 30 tháng 6), Albert Einstein phát hành bài báo viết về
cái mà ngày nay gọi là Thuyết tương đối đặc biệt. Bài báo của Einstein
bao gồm một định nghĩa cơ sở mới về không gian và thời gian (tất cả các
tọa độ thời gian và không gian trong mọi hệ quy chiếu đều như nhau, do
vậy không còn thời gian "thực" hay "biểu kiến") và từ bỏ khái niệm
Ether.
Do sử dụng phương pháp tiên đề,
nên Einstein đã có thể dẫn ra mọi kết quả của các bậc tiền bối - và
thêm vào đó là các công thức cho hiệu ứng Doppler tương đối tính và
quang sai tương đối tính - chỉ trong vài trang giấy, trong khi những nhà
khoa học trước ông phải mất nhiều năm với công việc phức tạp để đến
được cùng một dạng toán học của lý thuyết. Einstein sử dụng hai nguyên
lý cơ sở, Nguyên lý Tương đối và Nguyên lý về vận tốc hằng số của ánh
sáng, tương ứng để giải thích lý thuyết điện từ của Maxwell và sự không
tồn tại của Ether, nhưng cũng không đối nghịch với sự công nhận rộng rãi
về kết quả âm trong thí nghiệm Michelson-Morley. Kết hợp với nhau (cùng
với vài giả sử ngầm khác như tính đồng nhất và đẳng hướng của không
gian), hai nguyên lý trên đã dẫn đến dạng toán học duy nhất của điện
động lực học Lorentz và thuyết tương đối hẹp.Lorentz và Poincaré cũng đã
cần sử dụng các nguyên lý này để hoàn thiện các kết quả của họ, nhưng
họ không nhận ra chỉ chúng cũng là đủ.
Có một điểm đáng chú ý là
bài báo của Einstein không ghi bất kì sự tham khảo nào ở các bài báo
khác. Tuy nhiên, nhiều nhà lịch sử khoa học như Holton, Miller, Stachel,
đã cố gắng tìm hiểu những người có khả năng ảnh hưởng đến Einstein.
Chính Einstein nói là những suy nghĩ của ông bị ảnh hưởng bởi các nhà
triết học David Hume và Ernst Mach. Về Nguyên lý tương đối, rất có thể
vấn đề di chuyển nam châm và vòng dây dẫn (có lẽ sau khi đọc cuốn sách
của August Föppl) và các thí nghiệm nhằm xác định sự trôi của Ether là
quan trọng đối với Einstein để ông chấp nhận nguyên lý này-nhưng ông
không chịu ảnh hưởng gì từ thí nghiệm nổi tiếng Michelson-Morley. Một
khả năng khác là từ cuốn Science and Hypothesis của Poincaré trong đó có
miêu tả Nguyên lý tương đối và Einstein đã đọc năm 1904, và bức thư của
Abraham, trong đó ông mượn các thuật ngữ "phương trình Maxwell-Hertz"
và "khối lượng ngang và dọc".
Xem xét quan điểm của ông về
Điện động lực học và Nguyên lý hằng số vận tốc ánh sáng, Einstein tự ông
cho là lý thuyết của Lorentz năm 1895 (hoặc điện động lực
Maxwell-Lorentz) và thí nghiệm Fizeau có ảnh hưởng đáng kể đến suy nghĩ
của ông. Ông nói vào các năm 1909 và 1912 rằng ông đã mượn nguyên lý này
từ lý thuyết Ether tĩnh của Lorentz (hàm ý sự đúng đắn của các phương
trình Maxwell và vận tốc ánh sáng không đổi trong môi trường Ether),
nhưng ông nhận ra là nguyên lý này cùng với nguyên lý tương đối làm cho
không cần có Ether nữa. Như ông viết vào năm 1907 và ở các bài viết sau,
sự mâu thuẫn biểu hiện giữa những nguyên lý này có thể khắc phục nếu
chúng ta chấp nhận là thời gian cục bộ của Lorentz không phải là một đại
lượng phụ, mà chỉ đơn giản coi nó là thời gian và liên quan đến tín
hiệu vận tốc (signal velocity). Trước Einstein, Poincaré cũng phát triển
cách giải thích vật lý tương tự về thời gian cục bộ và chú ý đến sự
liên hệ với tín hiệu vận tốc, nhưng ngược với Einstein ông vẫn coi các
đồng hồ trong Ether chỉ thời gian đúng (true), và các đồng hồ chuyển
động chỉ thời gian biểu kiến (apparent). Thậm chí, năm 1953 Einstein
miêu tả ưu điểm của lý thuyết (mặc dù Poincaré đã từng nói vào năm 1905
là bất biến Lorentz là điều kiện tổng quát cho bất kỳ một lý thuyết vật
lý nào):
“ Sẽ không có sự
nghi ngờ về lý thuyết tương đối đặc biệt, nếu chúng ta xem lại sự phát
triển của nó trong quá khứ, được hoàn thiện vào năm 1905. Lorentz đã
được công nhận bằng các phép biến đổi mang tên ông là cơ bản cho việc
phân tích các phương trình Maxwell, và Poincaré còn có cái nhìn sâu xa
hơn nữa. Về phía tôi, tôi chỉ biết đến các nghiên cứu quan trọng của
Lorentz trong năm 1895 [...] còn các nghiên cứu sau của ông thì không,
cũng như các nghiên cứu liên tục của Poincaré. Và vì vậy các nghiên cứu
của tôi năm 1905 là độc lập. [..] Một đặc điểm mới của việc này là thực
hiện một thực tế là phải làm cho biến đổi Lorentz bao trùm lên sự liên
hệ của nó với các phương trình Maxell và đề cập đến bản chất của không
gian và thời gian nói chung. Một kết quả mới hơn đó là "bất biến
Lorentz" là điều kiện chung cho bất kỳ một lý thuyết vật lý nào. Điều
này đối với tôi là đặc biệt quan trọng bởi vì tôi đã tìm thấy trước đây
là lý thuyết của Maxwell không kể sự phát xạ của cấu trúc vi mô và do
vậy có thể không có hiệu lực chung. ”
Sự tương đương khối lượng-năng lượng
Trong bài báo về điện động lực, Einstein có viết công thức tính động năng của electron:
(công thức tương tự đã được sử
dụng trước Einstein bởi Wien, Poincaré, Abraham, Lorentz, và Hasenöhrl).
Trong bài báo của ông "Quán tính của một vật có phụ thuộc vào năng
lượng trong nó?" (Ist die Trägheit eines Körpers von dessen
Energieinhalt abhängig?) trên tạp chí Annalen der Physik tháng 9 năm
1905 đã đưa Einstein theo hướng tiếp cận này và giải quyết được nghịch
lý bức xạ của Poincaré (1900), bằng cách năng lượng truyền đi từ một vật
sẽ làm mất khối lượng vật đó và ngược lại, điều này dẫn đến sự tương
đương năng lượng - khối lượng theo công thức führt. Thomson, Poincaré,
Hasenöhrl cũng đã viết đúng công thức tương tự cho "khối lượng điện từ",
mặc dù vậy sự quan trọng của công thức này chưa được hiểu hoàn toàn.
Einstein đã chỉ ra sự liên hệ sâu sắc giữa nguyên lý tương đương khối
lượng-năng lượng và nguyên lý tương đối, và các hệ quả của chúng, hơn
thế nữa đó là trả lời được câu hỏi liệu khối lượng điện từ có nguồn gốc
hay không.
Sự chấp nhận ban đầu
Những đánh giá đầu tiên
Walter Kaufmann (1905,
1906) có lẽ là người đầu tiên tham khảo các nghiên cứu của Einstein. Ông
đã so sánh lý thuyết của Lorentz với của Einstein, và tuy ông nhận xét
là phương pháp của Einstein hay hơn, nhưng ông cũng chú ý quan sát sự
tương đương giữa hai lý thuyết. Do vậy, ông gọi nguyên lý tương đối là
"tiên đề cơ bản Lorentz-Einstein". Tiếp theo năm 1906a, Max Planck xuất
bản bài báo đầu tiên của ông về chủ đề này, trong đó ông giải thích là
nguyên lý tương đối được đưa ra bởi Lorentz và "một dạng tổng quát hơn"
là của Einstein. Trong một nghiên cứu khác (1906b) Planck sử dụng các
thuật ngữ "lý thuyết tương đối Lorentz-Einstein" và "lý thuyết tương
đối" khác hẳn do với thuật ngữ "lý thuyết cầu" (Kugeltheorie) của
Abraham. Sau đó, trong nghiên cứu của Alfred Bucherer, ông đã đổi thành
"lý thuyết tương đối (của Einstein)". Nhiều người (bao gồm cả Einstein)
thường sử dụng tên gọi "nguyên lý tương đối" cho phương pháp mới. Sau
này nhiều nhà vật lý đã sử dụng luân phiên các thuật ngữ này trong nhiều
năm.
Các thí nghiệm Kaufmann-Bucherer
Kaufmann (1905, 1906) đã
thông báo kết quả của một thí nghiệm mới nhằm xác định tỉ số giữa điện
tích và khối lượng, hay là khối lượng phụ thuộc vào vận tốc. Chúng có
kết quả là, theo ý kiến của Kaufmann, phủ nhận hoàn toàn nguyên lý tương
đối và lý thuyết Lorentz-Einstein đồng thời lại xác nhận lý thuyết của
Abraham. Trong nhiều năm, thí nghiệm này là một đối tượng cản trở lớn
đối với thuyết tương đối đặc biệt, cho dù Planck và Adolf Bestelmeyer đã
có những phê bình về thí nghiệm này. Năm 1908, Alfred Bucherer dẫn đầu
một nhóm thực hiện một thí nghiệm mới, thí nghiệm này đã công nhận lý
thuyết tương đối và phủ nhận thuyết của Abraham, mặc dù vẫn còn những
câu hỏi mở. Thí nghiệm năm 1914 của Neumann và những người khác để kiểm
tra sự phụ thuộc vận tốc-khối lượng cũng đã ủng hộ lý thuyết của
Lorentz-Einstein. Tuy vậy, sau đó có người chỉ ra là các thí nghiệm
Kaufmann-Bucherer-Neumann chỉ cho biết phần khối lượng tăng lên của
electron chuyển động, nhưng nó không đủ chính xác để phân biệt giữa mô
hình của Lorentz-Einstein và của Abraham. Cho đến tận năm 1940, khi các
thí nghiệm được lặp lại với độ chính xác cao hơn đã công nhận lý thuyêt
của Lorentz-Einstein.
Động lượng và khối lượng tương đối tính
Max Planck
Planck (1906a) đã định
nghĩa động lượng tương đối tính và đưa ra giá trị đúng cho khối lượng
dọc và ngang bằng cách sửa đổi lỗi nhỏ trong công thức Einstein viết năm
1905 và chỉ ra lỗi của Lorentz (1899) giống với lỗi của Einstein. Công
việc của Planck đã được phát triển lên bởi Gilbert Newton Lewis and
Richard C. Tolman (1908, 1909) bằng định nghĩa khối lượng tương đối tính
là tỉ số của động lượng với vận tốc. Do đó những định nghĩa về khối
lượng dọc và ngang (trong đó khối lượng được định nghĩa bằng tỉ số của
lực trên gia tốc) trở nên không cần thiết nữa. Cuối cùng, Tolman (1912)
đã giải thích khối lượng tương đối tính đơn giản chỉ là "khối lượng" của
vật thể. Và nhiều giáo trình hiện đại về thuyết tương đối đã không sử
dụng khái niệm khối lượng tương đối tính nữa, và khối lượng trở thành
một đại lượng bất biến.
Khối lượng và năng lượng
Einstein (1906) cho thấy năng
lượng quán tính (sự tương đương khối lượng-năng lượng) là điều kiện cần
và đủ của định luật bảo toàn khối tâm. Ông cũng chỉ ra và giải thích nội
dung trong bài báo của Poincaré về khối tâm (1900b) và bài báo của ông
là tương tự nhau, mặc dù cách giải thích vật lý là khác nhau theo ngôn
ngữ tương đối tính. Kurd von Mosengeil đã mở rộng những tính toán của
Hasenohrl về bức xạ vật đen trong hốc bao gồm cả thuyết tương đối
Einstein, và đặt nền tảng cho nhiệt động học tương đối tính. Dựa vào
công trình của Mosengeil, Planck (1907) đã dẫn ra sự tương đương khối
lượng-năng lượng của bức xạ vật đen có tính đến các lực ẩn trong vật
chất, nhưng ông nói rằng cách tiếp cận của ông tổng quát hơn của
Einstein.
Các thí nghiệm của Fizeau và Sagnac
Năm 1895 Lorentz đã tìm
ra hệ số cản Fresnel (đối với bậc nhất của v/c) và giải thích thí nghiệm
Fizeau bằng sử dụng thuyết điện từ và khái niệm thời gian cục bộ. Sau
những cố gắng đầu tiên của Jakob Laub (1907) để thiết lập " quang học
của các vật thể chuyển động" tương đối tính, năm 1907 Max von Laue đã
tìm ra hệ số cho biểu thức đối với mọi bậc bằng cách sử dụng trường hợp
cộng tuyến trong định luật cộng vận tốc tương đối tính. Thêm vào đó, các
tính toán của Laue đơn giản hơn phương pháp tính toán của Lorentz.
Năm 1911 Laue cũng thảo luận về
tính huống trong một căn phòng có một tia sáng được tách ra và hai tia
này được hướng theo hướng ngược nhau. Tại điểm gặp nhau của hai tia
trong phòng sẽ nhận được phần giao thoa của chúng. Trong trường hợp căn
phòng quay, Laue tính toán ra sự dịch chuyển của phần giao thoa này bởi
vì vận tốc của ánh sáng là độc lập với vận tốc của nguồn và một tia có
đường đi ngắn hơn so với tia kia. Sau đó năm 1913 Georges Sagnac đã thực
hiện thí nghiệm này và đo được sự dịch chuyển của phần giao thoa đó
(gọi là hiệu ứng Sagnac). Sagnac nhận xét rằng thí nghiệm của ông đã xác
nhận lý thuyết Ether dừng, nhưng các tính toán của Laue sau đó cũng chỉ
ra nó phù hợp với thuyết tương đối hẹp vì trong cả hai lý thuyết vận
tốc của ánh sáng độc lập với vận tốc của nguồn. Hiệu ứng này có thể hiểu
dao động điện từ trong quá trình quay cơ học, tương tự với con lắc
Foucault [Cũng trong năm 1912, Franz Harress cũng đã thực hiện một thí
nghiệm kết hợp các thí nghiệm của Fizeau và Sagnac. Ông cố gắng đo hệ số
cản trong môi trường kính, và ông sử dụng một thiết bị quay để đo được
hiệu ứng Sagnac. Tuy nhiên Harress không hiểu được ý nghĩa của kết quả
thí nghiệm, và Laue đã giải thích bằng lý thuyết rằng thí nghiệm của
Harress có cùng kết quả với thí nghiệm của Sagnac.] Cuối cùng, thí
nghiệm Michelson–Gale–Pearson (năm 1925, một phiên bản khác của thí
nghiệm Sagnac) cho thấy vận tốc góc của Trái đất tự nó phù hợp với
thuyết tương đối đặc biệt và Ether dừng.
Lý thuyết phát xạ ánh sáng
Walter Ritz (1908) và
những người khác đã phác thảo một lý thuyết phát xạ, trong đó vận tốc
ánh sáng trong mọi hệ quy chiếu chỉ là hằng số đối với nguồn phát xạ
(nhưng không là hằng số đối với Ether), và ông sử dụng công thức biến
đổi Galileo thay vì phép biến đổi Lorentz (ví dụ trong hệ quy chiếu
nguồn phát xạ di chuyển với vận tốc ± v, thì vận tốc lan truyền ánh sáng
bằng c ± v). Trước 1905, Einstein trong một thời gian ngắn đã xem xét
đến giả thuyết này. Mặc dù lý thuyết này tuân theo nguyên lý tương đối
nhưng nó lại vi phạm vào vận tốc ánh sáng là hằng số, nó giải thích thí
nghiệm Michelson-Morley. Cho nên thí nghiệm không thể xem là bằng chứng
trực tiếp chứng minh vận tốc ánh sáng là hằng số trong mọi hệ quy chiếu.
Tuy nhiên, lý thuyết tương đối đặc biệt đã cung cấp một lời giải thích
hay hơn lý thuyết của Walter Ritz, một lý thuyết đòi hỏi phải xây dựng
lại điện động lực (và sẽ không ủng hộ sự thành công của lý thuyết
Maxwell). Cuối cùng các lý thuyết phát xạ đã bị bác bỏ bởi Willem de
Sitter (1913), ông chỉ ra rằng, trong tường hợp hệ hai ngôi sao được
nhìn theo cạnh, ánh sáng từ ngôi sao tiến đến gần chúng ta được dự đoán
đi nhanh hơn ánh sáng từ ngôi sao đang lùi ra xa chúng ta và vượt qua
nó. Nếu khoảng cách là đủ lớn để có thể bắt được tín hiệu nhanh của ngôi
sao đang đến gần và vượt qua ánh sáng chậm của ngôi sao mà nó đã phát
ra sớm hơn khi nó lùi ra xa, thì ảnh thu được của hệ sao sẽ có dạng dải
(scrambled). Tuy nhiên, các quan sát thiên văn ở bước sóng quang học cho
thấy giả thiết này không đúng, nhưng khi quan sát ở bước sóng tia X,
Brecher (1977) đã chỉ ra là vận tốc của ánh sáng là độc lập với vận tốc
của ngôi sao. Những hiệu ứng khác như hiệu ứng Sagnac, các thí nghiệm
của Alväger (1964)(đo vận tốc tia gamma phát ra từ meson) cho thấy vận
tốc ánh sáng là độc lập với nguồn sáng.
Tính tương đối của sự đồng thời
Bằng sự đồng bộ hóa với các tín
hiệu ánh sáng, tính tương đối của sự đồng thời lần đầu tiên cũng được
chỉ ra một cách đơn giản. Daniel Frost Comstock (1910) đặt một quan sát
viên ở giữa hai đồng hồ A và B. Từ quan sát viên này một tín hiệu được
gửi đồng thời tới hai đồng hồ này, và trong hệ quy chiếu quán tính của
cả A và B chúng bắt đầu chỉ thời gian. Nhưng khi quan sát viên bây giờ
chuyển động về phía B, thì đồng hồ B chỉ thời gian trước do quãng đường
tới B của ánh sáng lớn hơn so với tới A, do vậy các đồng hồ ở trong hệ
quy chiếu của chúng là không đồng bộ với nhau. Tương tự, Einstein (1917)
cũng nghĩ ra một mô hình với người quan sát ở giữa hai đồng hồ A và B.
Tuy nhiên, ông miêu tả tín hiệu được truyền từ hai đồng hồ tới quan sát
viên. Từ vị trí ở xa, trong đó A và B tại vị trí đứng im các tín hiệu
được gửi đi một cách đồng thời và quan sát viên "đang tiến đến tia sáng
từ đồng hồ B, và đang lùi ra xa so với đồng hồ A. Từ đó quan sát viên sẽ
nhìn thấy tia sáng phát ra từ B sớm hơn tia sáng phát ra từ A. Những
người ở trên tàu hỏa với hệ quy chiếu gắn với họ sẽ có kết luận là tia
sáng từ B phát ra sớm hơn tia sáng từ A."
Nguyên lý tương đương
Trong một bài viết tóm tắt quan
trọng về nguyên lý tương đối (1908a), Einstein miêu tả thuyết tương đối
hẹp như là "sự thống nhất của lý thuyết Lorentz và nguyên lý tương
đối", bao gồm giả thiết cơ sở về thời gian cục bộ của Lorentz có thể
được miêu tả như là thời gian thực. Ông dẫn ra một hệ quả khác của
nguyên lý tương đương khối lượng-năng lượng, rằng hấp dẫn và khối lượng
quán tính là tương đương với nhau (nguyên lý tương đương), và vì khối
lượng quán tính phụ thuộc vào năng lượng chứa trong nó, điều này cũng ám
chỉ đến khối lượng hấp dẫn. Bằng sự kết hợp nguyên lý tương đương và
thuyết tương đối hẹp, ông chứng tỏ khi dùng vận tốc ánh sáng để định
nghĩa sự đồng thời thì chỉ áp dụng được trong một vùng nhỏ giới hạn mà
thôi. Ông cũng kết luận là tia sáng bị bẻ cong trong trường hấp dẫn, và
đồng hồ chạy nhanh hơn trong một trường hấp dẫn yếu (in a higher
gravitational potential).
Không thời gian vật lý
Không thời gian Minkowski
Hermann Minkowski
Poincaré đã từ bỏ những
cố gắng của ông trong việc thiết lập một cơ học mới trong không gian bốn
chiều, bởi vì theo ông nó quá phức tạp. Hermann Minkowski (1907) đã
tiếp tục những nghiên cứu này của Poincaré. Công việc này dựa trên rất
nhiều kết quả của nhiều nhà toán học ở thế kỷ thứ 19 như Arthur Cayley
(1859) (có những công trình về lý thuyết nhóm, lý thuyết bất biến và
hình học chiếu). Sử dụng phương pháp tương tự, Minkowski đã thành công
trong việc diễn giải bằng hình học của phép biến đổi Lorentz. Ông đã
hoàn thiện khái niệm bốn-vector (four vector); ông là người đầu tiên sử
dụng đường thế giới (world line), thời gian riêng (proper time), hiệp
biến Lorentz (Lorentz covariance)...; và đặc biệt trong bài giảng năm
1907, ông đưa ra không thời gian Minkowski bốn chiều còn gọi là "đa tạp
phi Euclid bốn chiều" để đưa ra dạng bốn chiều của điện động lực học, nó
cho phép một cách giải thích rõ ràng hơn và cô đọng hơn của thuyết
tương đối hẹp về điện động lực. Giống như Poincaré ông cố gắng xây dựng
định luật bất biến Lorentz cho hấp dẫn, nhưng nỗ lực này đã được thay
thế bởi nghiên cứu của Einstein về thuyết tương đối tổng quát.
Năm 1907 Minkowski nêu
tên bốn người đã có đóng góp để xây dựng nguyên lý tương đối: Lorentz,
Einstein, Poincaré và Planck. Trong bài giảng nổi tiếng của ông Space
and Time (1908) ông đề cập đến Voigt, Lorentz và Einstein. Minkowski tự
ông xem lý thuyết của Einstein như là sự tổng quát của Lorentz và công
nhận Einstein cho đóng góp hoàn thiện về tính tương đối của thời gian,
nhưng Minkowski cũng phê bình những người đi trước vì họ chưa phát triển
hoàn toàn tính tương đối của không gian. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học
hiện đại về khoa học cho rằng ý kiến của Minkowski là không xác đáng.
Bởi vì Minkowski (giống như Wien hay Abraham) giữ quan điểm về thế giới
điện từ và rõ ràng không hiểu hoàn toàn về sự khác nhau giữa lý thuyết
electron của Lorentz và động lực học của Einstein. Năm 1908, Einstein và
Laub thay điện động lực bốn chiều của Minkowski do nó quá phức tạp và
đưa ra một dạng "cơ bản hơn", dạng phi bốn chiều của các phương trình cơ
sở cho các vật thể chuyển động. Nhưng những nghiên cứu của Minkowski
chỉ ra a) thuyết tương đối đặc biệt là đầy đủ và nhất quán, và b) là một
lý thuyết cơ sở cho các phát triển xa hơn về tính tương đối. Thậm chí,
Einstein (1912) đã chấp nhận sự quan trọng của dạng không thời gian
Minkowski và sử dụng nó trong nghiên cứu về các cơ sở của lý thuyết
tương đối tổng quát.
Ngày nay thuyết tương đối
đặc biệt được xem là một ví dụ của đại số tuyến tính, nhưng ở thời điểm
phát triển của nó đại số tuyến tính vẫn còn rất non trẻ. Thời đó chưa
có sách đại số tuyến tính nào viết về không gian vector và lý thuyết
biến đổi, và khái niệm ma trận của Arthur Cayley chưa được sử dụng rộng
rãi. Nhìn lại, chúng ta thấy các phép biến đổi Lorentz là các phép quay
hyperbol đơn giản, như Minkowski đã chỉ ra.
Khái niệm vector và các hệ đóng
Hình thức luận không-thời gian
Minkowski đã được mở rộng và nhanh chóng được chấp nhận. Ví dụ, Arnold
Sommerfeld (1910) đã thay khái niệm ma trận Minkowski bằng khái niệm
vector đơn giản và sử dụng các thuật ngữ "bốn vector" và "sáu vector".
Ông cũng đưa ra công thức lượng giác cho định luật cộng vận tốc tương
đối tính, và theo như Sommerfeld, loại bỏ được sự kì lạ của khái niệm
đó. Những đóng góp quan trọng khác là của Laue (1911, 1913), ông sử dụng
hình thức luận không thời gian để phát minh ra lý thuyết tương đối tính
của các vật thể biến dạng được và lý thuyết các hạt cơ bản. Ông mở rộng
biểu thức Minkowski đối với quá trình điện từ cho mọi lực có thể và do
vậy làm rõ ràng khái niệm tương đương năng lượng-khối lượng. Laue cũng
chỉ ra rằng các lực phi điện là cần thiết để đảm bảo các tính chất của
phép biến đổi Lorentz là bình thường và cho sự ổn định của vật chất - và
"ứng suất Poincaré" là hệ quả tự nhiên của thuyết tương đối do vậy
electron là một hệ đóng.
Sự giãn thời gian và nghịch lý anh em sinh đôi
Einstein (1907a) đề nghị
một phương pháp để xác định hiệu ứng Doppler ngang như là một hệ quả
trực tiếp của sự giãn thời gian. Và thực tế, hiệu ứng này đã được
Herbert E. Ives and G. R. Stilwell đo được năm 1938.
Lewis and Tolman (1909) miêu tả
tính thuận nghịch của sự giãn thời gian bằng sử dụng hai đồng hồ ánh
sáng A và B, di chuyển với vận tốc tương đối với nhau. Các đồng hồ có
gắn hai gương phẳng song song với nhau và song song với hướng chuyển
động. Giữa hai gương một tia sáng được truyền đến và phản xạ lại, và đối
với người quan sát đứng im trong cùng hệ quy chiếu với A, chu kỳ của
đồng hồ A bằng khoảng cách giữa hai gương chia cho vận tốc ánh sáng.
Nhưng nếu anh ta quan sát đồng hồ B, anh ta thấy rằng đường đi tín hiệu
của đồng hồ này dài hơn, đường xiên, do vậy đồng hồ B chậm hơn A. Tuy
nhiên, đối với người quan sát gắn liền với đồng hồ B thì tình huống hoàn
toàn ngược lại: Đồng hồ B chạy nhanh hơn và đồng hồ A chậm hơn. Lorentz
(1910-1912) cũng đã thảo luận về tính thuận nghịch của sự giãn thời
gian và phân tích "nghịch lý" đồng hồ, mà nó xuất hiện như là hệ quả của
tính thuận nghịch giãn thời gian. Lorentz cho thấy sẽ không có nghịch
lý nếu trong một hệ thống chỉ có một đồng hồ được sử dụng, trong khi
những hệ khác hai đồng hồ là cần thiết. Và vì vậy tính tương đối của sự
đồng thời cũng cần phải xét đến.
Max von Laue
Một tình huống tương tự
cũng được tạo ra bởi Paul Langevin năm 1911 sau đó gọi là "nghịch lý cặp
song sinh", trong đó ông thay các đồng hồ bởi con người (Langevin chưa
từng sử dụng từ "sinh đôi" nhưng những miêu tả của ông đều chứa các đặc
điểm của nghịch lý). Langevin tháo gỡ nghịch lý bằng ám chỉ rằng một
người được gia tốc và thay đổi hướng, do đó Langevin đã chỉ ra sự đối
xứng bị phá vỡ và người được gia tốc sẽ trẻ hơn. Tuy nhiên, chính
Langevin giải thích điều này là một chỉ dẫn cho thấy sự tồn tại của
Ether. Dù vậy cách giải thích của Langevin vẫn còn nguyên giá trị cho
đến ngày nay, và sự suy luận của ông về Ether bị bác bỏ. Laue (1913) chỉ
ra là sự gia tốc có thể có mặt với một phần nhỏ bất kỳ trong quan hệ
với chuyển động quán tính của hai người song sinh. Và nó trở nên quan
trọng hơn khi một người du hành trong hai hệ quy chiếu (chiều đi và
chiều về) trong cuộc hành trình của anh ta, trong khi người còn lại chỉ
trong một hệ. Laue cũng đã mô tả nghịch lý bằng cách sử dụng biểu đồ
Minkowski - ông chứng minh làm thế nào mà đường thế giới (world line)
của các vật thể chuyển động tối đa hóa khoảng thời gian riêng giữa hai
sự kiện.
Các vật rắn và nghịch lý Ehenfest
Einstein (1907b) đã thảo
luận về câu hỏi liệu trong vật rắn, cũng như trong các trường hợp khác,
vận tốc của thông tin có thể vượt quá được vận tốc ánh sáng hay không.
Ông giải thích là thông tin trong những trường hợp cụ thể có thể truyền
vào quá khứ, và tính nhân quả bị vi phạm. Từ sự mâu thuẫn này hoàn toàn
chống lại thực nghiệm, nên vận tốc siêu ánh sáng là không thể có được.
Ông thêm vào là động lực học của vật rắn phải bao gồm lý thuyết tương
đối hẹp. Thậm chí, Max Born (1909) đã áp dụng chuyển động có gia tốc và
khái niệm vật rắn vào trong thuyết tương đối hẹp. Tuy nhiên, Paul
Ehrenfest (1909) chỉ ra là khái niệm của Born đưa đến nghịch lý gọi là
nghịch lý Ehrenfest, theo đó chu vi của một đĩa quay bị ngắn đi do sự co
độ dài của bán kính. Nghịch lý này tiếp tục được Gustav Herglotz, Fritz
Noether, và Laue xem xét năm 1911. Laue đã nhận ra là khái niệm cổ điển
về vật rắn không thể được áp dụng trong thuyết tương đối đặc biệt do
một vật "rắn" thường được xem là có vô hạn bậc tự do. Vladimir Varićak
cũng thảo luận về sự co độ dài là "thực" hay "ảo", và liệu có sự khác
nhau trong sự co động lực học của Lorentz và sự co động học của
Einstein. Tuy nhiên, đó chỉ là một tranh luận về từ ngữ, bởi vì Einstein
và Wolfgang Pauli cho rằng sự co độ dài động học là "ảo" (hay biểu
kiến) đối với người quan sát cùng chuyển động, nhưng là "thật" đối với
người quan sát đứng yên và các hệ quả là đo được. Trong khi định nghĩa
của Born không áp dụng được cho các vật rắn, nó lại hữu dụng trong việc
miêu tả chuyển động của các vật rắn.
Phép biến đổi Lorentz mà không cần tiên đề về vận tốc ánh sáng
Đã có những cố gắng để
dẫn ra phép biến đổi Lorentz mà không có tiên đề về vận tốc ánh sáng. Ví
dụ, Vladimir Ignatowski (1910) đã dùng mục đích này vào a) nguyên lý
tương đối b) tính đồng nhất và đẳng hướng của không gian c) yêu cầu của
tính thuận nghịch. Philipp Frank và Hermann Rothe (1911) cho thấy những
suy diễn này là chưa hoàn thiện và cần phải bổ sung các giả thiết mới.
Các tính toán của riêng họ trên cơ sở của các giả sử a) phép biến đổi
Lorentz tạo nên một nhóm tuyến tính đồng nhất, b) khi thay đổi hệ quy
chiếu chỉ có dấu của vận tốc tương đối là thay đổi, c) sự co độ dài chỉ
phụ thuộc duy nhất vào vận tốc tương đối. Tuy nhiên, theo Pauli và
Miller những mô hình này chưa đầy đủ để nhận ra bất biến vận tốc trong
các phép biến đổi của họ với vận tốc ánh sáng - ví dụ, Ignatowski đã cố
gắng để thiết lập lại điện động lực học trong đó có bao gồm vận tốc ánh
sáng. Vì thế Pauli và những người khác đều cho rằng các nguyên lý của
thuyết tương đối đặc biệt là cần thiết để dẫn ra các phép biến đổi
Lorentz.Tuy nhiên, cho tới ngày nay, vẫn có những cố gắng để dẫn ra
thuyết tương đối hẹp mà không cần đến tiên đề về vận tốc ánh sáng.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét