SIÊU QUẬY 6
(ĐC sưu tầm trên NET)
Joaquin Guzman Loera sinh ngày 4/4/1954, trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn La Tuna Badiraguato, Mexico. Guzman bắt đầu dính líu vào ma túy từ cuối những năm 1980, trong vai trò một kẻ bán ma túy và lo công tác kho vận cho bố già Miguel Angel Felix Gallardo. Tiếp đó y thành lập băng Sinaloa và sau khi Gallardo bị bắt vào năm 1989, đã nhanh chóng tiếp quản các địa bàn của tên này.
Đầu những năm 1990, y nổi tiếng vì khả năng tạo nên nhiều tuyến đường hầm phức tạp để chuyển lậu cocaine từ Mexico vào Mỹ. Năm 1993, một lô hàng gồm 7,3 tấn cocaine, được giấu khéo trong những lọ đựng tiêu Chile với đích tới là Mỹ, đã bị thu giữ tại Baja California, Mexico. Chỉ một vụ này đã cho thấy sự đa dạng của Guzman trong hoạt động che giấu hàng cấm.
Tuy nhiên, Guzman cũng không ít lần chết hụt bởi các sát thủ của những băng đối địch. Đơn cử như tháng 5/1993, các tay súng của băng Tijuana đã dàn xếp một vụ ám sát Guzman tại sân bay Jalisco. Song do nhận nhầm người, chúng đã bắn chết Hồng y giáo chủ Jesús Posadas.
Tháng 9 cùng năm đó, Guzman bị bắt tại Guatemala và bị kết án 20 tù giam. Y bị giam ở nhà tù an ninh tối đa La Palma trước khi được chuyển tới nhà tù an ninh tối đa Puente Grande vào ngày 22/11/1995 ở Jalisco, Mexico trong thời gian chờ được dẫn độ sang Mỹ.
Năm 2001, Chính phủ Mexico quyết định dẫn độ Joaquin Guzman sang Mỹ để xét xử. Thế là ngay lập tức, Thằng Lùn trốn thoát.
Y dùng tiền để mua chuộc tất cả các nhân vật trong tù, bao gồm cả
viên giám đốc nhà tù. Chỉ vài ngày trước khi tới lịch dẫn độ sang Mỹ,
Guzman đã hối lộ một số viên lính canh và tẩu thoát trên một chiếc xe
chở đồ đi giặt vào ngày 19/1/2001.
Một trong những nhà tỷ phú quyền lực nhất thế giới
Ông trùm được tạp chí Forbes xếp hạng thứ 63 (năm 2012) trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới. Joaquin có mạng lưới buôn ma túy xuyên lục địa, mang lại khối tài sản hàng tỷ đô khiến hắn là trở thành người giàu thứ 1.140 trên thế giới (theo tạp chí Forbes).
Độ giàu có của Joaquin Guzman được thể hiện trong một lần "rải tiền" vào năm 2003. Khi đang ở trong tù và nghe tin có thể bị dẫn độ về Mỹ, Joaquin đã bỏ ra 5 triệu USD, hối lộ cho 71 nhân viên và quan chức của nhà tù Puente Grande để trốn thoát.
Sau vụ vượt ngục thể hiện sự ma lực của đồng tiền đó, Joaquin Guzman mai danh ẩn tích. Ông trùm bí ẩn này theo cơ quan bài trừ ma túy của Mỹ (DEA) đã bắt tay với các băng nhóm ở Colombia và "rửa" 25 tỷ đô la trong thời gian lẩn trốn.
“Gã lùn” thỉnh thoảng trêu chọc cảnh sát hết sức táo tợn. Năm 2007, Joaquin Guzman dẫn cả chục đàn em vào một nhà hàng ở thành phố Culiacan. Tất cả khách đang ăn uống đều bị tịch thu điện thoại di động. Ăn xong, hắn trả lại điện thoại và thanh toán tiền cho mọi người trước khi ra về.
Năm 2007, Joaquin cưới vợ và khoe có rất nhiều quan chức trong chính phủ, cảnh sát và quân đội đến dự
Kết cục sau 13 năm lẩn trốn
Cảnh sát đã suýt bắt được Guzman vào vài ngày trước tuy nhiên hắn đã may mắn trốn thoát qua đường ống nước. Cuộc tấn công tiếp theo tiến hành vào bình minh ngày 22/2 ở vùng phía tây bắc của tình Sinaloa, nơi đây cũng là địa bàn hoạt động chính của ông trùm ma túy Mexico, với sự phối hợp của rất nhiều cơ quan khác nhau bao gồm cả Cục phòng chống ma túy Mỹ đã diễn ra thành công và nhanh gọn.
Tổng thống Mexico, Enrique Pena Nieto, dùng tài khoản Twitter của
mình để ca ngợi các lực lượng liên quan đến vụ bắt giữ ở khu nghỉ dưỡng
Mazatlan.
Guzman bị dẫn giải tới Mexico City và bị đem bêu trước truyền thông, trước khi lên một trực thăng có binh sĩ vũ trang nặng vây quanh. Hắn ta bị đưa thẳng đến nhà tù. Lùn" Guzman bị truy tố ở Mỹ về các tội buôn bán ma túy. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng với tài sản kếch xù của mình liệu "Thằng Lùn" có thể làm nên một huyền thoại tẩu thoát nữa hay không?
Tuy đã ngoài 75 tuổi và từng bị mưu sát nhiều lần, nhưng cái
chết của “Bố già” Aslan Usoyan (còn gọi là “Bố già Hassan”) vẫn đang là
chủ đề bàn luận sôi nổi nhất tại Nga trong mấy ngày qua vì được coi là
một trong những trùm mafia sừng sỏ nhất tại “xứ sở bạch dương” hiện nay.
Giới chức cảnh sát cho biết, với những dấu vết thu thập tại hiện trường từ các vụ án kể trên cho thấy, nạn nhân đều chết bởi sát thủ chuyên nghiệp, hoặc họ bị ai đó thuê người giết vì những ân oán trước đó
Những tội ác ghê rợn của 10 tổ chức mafia lớn nhất thế giới
(Soha.vn) - Những nhóm mafia này đang khuấy đảo cuộc sống khắp nơi trên thế giới.
10. Nhóm Yardies Jamaica-Anh
Nhóm Yardies Jamaica-Anh là một nhóm người Jamaica nhập cư vào Anh
trong thập niên 1950. Họ lập băng nhóm và gây xích mích xung đột với các
băng nhóm khác. Sau một thời gian gây dựng địa bàn, nhóm tổ chức những
vụ phi pháp như buôn thuốc phiện và súng. Tuy nhiên nhóm này chưa có ảnh
hưởng đến mức có thể thâu tóm các nhà cầm quyền và đứng trên luật pháp,
do vậy tổ chức này còn khá yếu so với nhiều tổ chức mafia khác.Nhóm cũng nổi tiếng với những vụ xả súng đẫm máu ở nước Anh.
9. Mafia Albani
Mafia Albani là một nhóm lớn gồm nhiều tổ chức tội phạm ở Albania. Tuy
nhiên địa bàn hoạt động chủ yếu của chúng là ở Mỹ và các nước châu Âu.
Mafia Albani được cho là đã xâm nhập và gây ảnh hưởng ra toàn cầu từ
thập niên 1980. Chúng đã tổ chức nhiều vụ buôn lậu thuốc phiện và mại
dâm ở Anh và Mỹ. Băng nhóm này nổi tiếng với việc sử dụng bạo lực đẫm
máu để báo thù.
8. Mafia Serbia
Những tên mafia Serbia hoạt động ở trên 10 nước khác nhau trong đó có
Đức, Mỹ, Anh và Pháp. Chúng dính líu vào nhiều hoạt động phi pháp như
buôn lậu ma túy, trấn lột, giết người thuê, bài bạc và trộm cắp. Có
khoảng 30-40 nhóm tội phạm chính trong hội mafia Serbia với 3 hội lớn
nhất và Vozdovac, Surcin và Zemun.
7. Mafia Israel
Mafia Israel hoạt động mạnh tại nhiều nước trên thế giới với các hoạt
động như buôn lậu thuốc gây mê và mại dâm. Những tên mafia này vô cùng
tàn bạo và sẵn sàng giết tất cả những kẻ ngáng đường mình. Chúng có
người nắm quyền trong nhiều chính phủ và không sợ luật pháp. Nước Mỹ đã
rất cố gắng ngăn chặn nhóm Mafia này nhưng bất thành.
6. Mafia Mexico
Mafia Mexico là một nhóm xã hội cực kì có vị thế ở nước Mỹ, kể cả trong
các nhà giam của quốc gia này. Nhóm này bắt đầu hoạt động cuối thập
niên 1950 với công việc là bảo kê cho tù nhân khỏi bị đánh. Sau này nhóm
mở rộng ra nhiều hoạt động phi pháp như buôn lậu thuốc phiện và tống
tiền. Theo thông tin. Có tới 30,000 tên mafia Mexico ở Mỹ, trong đó có
150 tên tối cao được ra lệnh giết người và hơn 2000 sát thủ sẵn sàng
thực hiện những mệnh lệnh đó. Những đối tác và các băng nhóm khác đều
phải nộp thuế bảo trợ cho mafia Mexico nếu muốn sống sót.
5. Mafia Yakuza ở Nhật Bản
Nhóm Jakuza là một nhóm tội phạm tàn ác ở bản địa, dùng bạo lực và tra
tấn để đạt được mục tiêu. Nhóm này có lịch sử lâu đời từ thế kỉ 17. Nhóm
này nổi tiếng là bạo lực với nhiều thành viên cụt ngón tay út và săm
trổ đầy mình. Yakuza có hơn 110,000 thành viên trên cả nước Nhật từ 2500
gia đình khác nhau. Nhóm này thực hiện những hành vi phạm pháp như bảo
kê, nhập khẩu văn hóa phẩm đồi trụy từ châu Âu và Mỹ, mại dâm và tổ chức
nhập cư trái phép.
4. Hội Tam hoàng Trung Quốc
Hội Tam hoàng là một tổ chức tội phạm với phạm vi hoạt động cực lớn
trải khắp Trung Quốc, Malaysia, Hongkong, Đài Loan, và Singapore. Chúng
cũng dính líu vào nhiều hoạt động ở Newyork, Los Angeles, Seattle,
Vancouver và San Francisco. Tội ác có tổ chức của chúng gồm những hành
vi trộm cắp, đâm thuê chém mướn, buôn lậu ma túy, tống tiền. Băng nhóm
này được hình thành từ thế kỉ 18 và càng ngày càng trở nên quyền lực,
tuy nhiên hoạt động của nhóm này hầu như không ai có thể biết. Theo
nguồn tin, hội Tam hoàng có liên quan đến cả việc in tiền giả ở Trung
Quốc.
3. Cacten Colombia
Cacten Colombia được lập ra chủ yếu để điều hành việc buôn bán ma túy.
Chúng có cơ sở ở rất nhiều nước. Cacten được tổ chức rất nghiên ngặt với
nhiều tổ chức nhỏ phụ trách chính trị, quân sự và pháp lý. Nhóm cacten
này đang bị đe dọa bởi hiệp định chống ma túy giữa Mỹ và Colombia. Nhóm
này cũng liên quan đến nhiều vụ bắt cóc và khủng bố.
2. Cosa Nostra Sicile và Hoa Kì
Đây là một nhóm mafia tương đối mới nhưng không hề nhỏ về quyền lực.
Nhóm có khả năng lập những âm mưu ở quy mô lớn và thực hiện cực kì trơn
chu. Nhóm chỉ có khoảng 3500 đến 4000 thành viên chính thức cùng nhiều
các chi nhánh không chính thức khác. Những thành viên chính thức phải
trải qua lễ kết nạp, trong đó thành viên phải giết một ai đó để làm bằng
chứng cho sự trung thành. Mọi thành viên đều phải tuân theo luật im
lặng.
1. Mafia Nga
Mafia nga có từ thời Liên bang Xô Viết và đến nay gần như đã ảnh hưởng
lên toàn thế giới. Hội có khoảng 500,000 thành viên. Những quốc gia chịu
ảnh hưởng của Mafia Nga gồm có Israel, Hungary, Tây Ban Nha, Canada,
Anh, Mỹ và Nga. Những hoạt động của nhóm mafia này gồm buôn bán vũ khí
và thuốc phiện, đánh bom, buôn lậu, hiếp dâm và hack internet. Một quy
tắc của nhóm là không bao giờ hợp tác với chính quyền. Người ta sợ hãi
mafia vì chúng sẵn sàng phá hoại, khủng bố, buôn bán nội tạng và giết
người thuê.
Gia Minh - theo Trí Thức Trẻ
Chuyện "Thằng lùn": Tỷ phú, trùm ma túy & màn tẩu thoát ngoạn mục
24/02/2014 16:05
(Soha.vn) - Gã đàn ông giàu có nhất nhì thế giới từng trở thành huyền thoại khi vượt qua được bốn bức tường nhà tù Mexico bằng số tài sản kếch xù của mình.
Trùm ma túy khét tiếng và cuộc tẩu thoát ngoạn mụcJoaquin Guzman Loera sinh ngày 4/4/1954, trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn La Tuna Badiraguato, Mexico. Guzman bắt đầu dính líu vào ma túy từ cuối những năm 1980, trong vai trò một kẻ bán ma túy và lo công tác kho vận cho bố già Miguel Angel Felix Gallardo. Tiếp đó y thành lập băng Sinaloa và sau khi Gallardo bị bắt vào năm 1989, đã nhanh chóng tiếp quản các địa bàn của tên này.
Đầu những năm 1990, y nổi tiếng vì khả năng tạo nên nhiều tuyến đường hầm phức tạp để chuyển lậu cocaine từ Mexico vào Mỹ. Năm 1993, một lô hàng gồm 7,3 tấn cocaine, được giấu khéo trong những lọ đựng tiêu Chile với đích tới là Mỹ, đã bị thu giữ tại Baja California, Mexico. Chỉ một vụ này đã cho thấy sự đa dạng của Guzman trong hoạt động che giấu hàng cấm.
Tuy nhiên, Guzman cũng không ít lần chết hụt bởi các sát thủ của những băng đối địch. Đơn cử như tháng 5/1993, các tay súng của băng Tijuana đã dàn xếp một vụ ám sát Guzman tại sân bay Jalisco. Song do nhận nhầm người, chúng đã bắn chết Hồng y giáo chủ Jesús Posadas.
Tháng 9 cùng năm đó, Guzman bị bắt tại Guatemala và bị kết án 20 tù giam. Y bị giam ở nhà tù an ninh tối đa La Palma trước khi được chuyển tới nhà tù an ninh tối đa Puente Grande vào ngày 22/11/1995 ở Jalisco, Mexico trong thời gian chờ được dẫn độ sang Mỹ.
Năm 2001, Chính phủ Mexico quyết định dẫn độ Joaquin Guzman sang Mỹ để xét xử. Thế là ngay lập tức, Thằng Lùn trốn thoát.
Guzman bị bắt ở Guatemala năm 1993, nhưng thoát khỏi nhà tù ở Mexico năm 2001
BÀI LIÊN QUAN
Vụ việc
này đã khiến 71 quan chức nhà tù phải ra tòa còn nhà tù Puente Grande
(Cầu lớn) bị gọi mỉa mai là Puerta Granda (Cửa rộng). Guzman được thể
huênh hoang rằng có thời gian y đã tiêu tới 5 triệu USD để hối lộ các
viên chức nhà tù. Sự kiện này được coi là "nỗi nhục" của tất cả các nhà
tù tại Mexico.
Tháng
11-2004, trực thăng cảnh sát tình cờ chặn thu được giọng nói của Thằng
Lùn qua một cuộc điện đàm ở vùng trang trại Tây Sierra, 200 cảnh sát vũ
trang "tận răng" đã đột kích vào địa điểm được vệ tinh định vị nhưng
Thằng Lùn đã rời nơi đó trước nửa giờ.
Ông trùm được tạp chí Forbes xếp hạng thứ 63 (năm 2012) trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới. Joaquin có mạng lưới buôn ma túy xuyên lục địa, mang lại khối tài sản hàng tỷ đô khiến hắn là trở thành người giàu thứ 1.140 trên thế giới (theo tạp chí Forbes).
Độ giàu có của Joaquin Guzman được thể hiện trong một lần "rải tiền" vào năm 2003. Khi đang ở trong tù và nghe tin có thể bị dẫn độ về Mỹ, Joaquin đã bỏ ra 5 triệu USD, hối lộ cho 71 nhân viên và quan chức của nhà tù Puente Grande để trốn thoát.
Sau vụ vượt ngục thể hiện sự ma lực của đồng tiền đó, Joaquin Guzman mai danh ẩn tích. Ông trùm bí ẩn này theo cơ quan bài trừ ma túy của Mỹ (DEA) đã bắt tay với các băng nhóm ở Colombia và "rửa" 25 tỷ đô la trong thời gian lẩn trốn.
“Gã lùn” thỉnh thoảng trêu chọc cảnh sát hết sức táo tợn. Năm 2007, Joaquin Guzman dẫn cả chục đàn em vào một nhà hàng ở thành phố Culiacan. Tất cả khách đang ăn uống đều bị tịch thu điện thoại di động. Ăn xong, hắn trả lại điện thoại và thanh toán tiền cho mọi người trước khi ra về.
Năm 2007, Joaquin cưới vợ và khoe có rất nhiều quan chức trong chính phủ, cảnh sát và quân đội đến dự
Kết cục sau 13 năm lẩn trốn
Cảnh sát đã suýt bắt được Guzman vào vài ngày trước tuy nhiên hắn đã may mắn trốn thoát qua đường ống nước. Cuộc tấn công tiếp theo tiến hành vào bình minh ngày 22/2 ở vùng phía tây bắc của tình Sinaloa, nơi đây cũng là địa bàn hoạt động chính của ông trùm ma túy Mexico, với sự phối hợp của rất nhiều cơ quan khác nhau bao gồm cả Cục phòng chống ma túy Mỹ đã diễn ra thành công và nhanh gọn.
Hai lính thủy quân lục chiến áp giải trùm ma túy Guzman
Guzman bị dẫn giải tới Mexico City và bị đem bêu trước truyền thông, trước khi lên một trực thăng có binh sĩ vũ trang nặng vây quanh. Hắn ta bị đưa thẳng đến nhà tù. Lùn" Guzman bị truy tố ở Mỹ về các tội buôn bán ma túy. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng với tài sản kếch xù của mình liệu "Thằng Lùn" có thể làm nên một huyền thoại tẩu thoát nữa hay không?
Sài Gòn - theo Trí Thức Trẻ
Ai đứng sau vụ sát hại “Vua mafia Nga“?
Cái chết của “Bố già” Aslan Usoyan báo hiệu sự phân định lại thế giới
ngầm, sau khi một số trùm mafia Nga mãn hạn tù hoặc được thả trước thời
hạn.
“Bố già” Aslan Usoyan bị bắn chết bởi phát đạn chính xác của một sát thủ bắn tỉa. Ảnh minh họa |
Giới chuyên môn coi việc “Bố già”
Aslan Usoyan bị bắn chết ngày 16/1 ở bên ngoài nhà hàng Karetny Dvor
(cách điện Kremlin khoảng 1,5km) là “tiếng súng” nhằm phân định lại thế
giới ngầm sau khi một số trùm mafia mãn hạn tù hoặc được phóng thích
trước thời hạn. Điều này cũng báo hiệu một cuộc chiến mới giữa các băng
đảng tội phạm nhằm khẳng định vị thế của chúng trong xã hội đen.
Cuộc chiến không có hồi kết
Việc “Bố già” Aslan Usoyan bị bắn chết
bởi phát đạn chính xác của một sát thủ bắn tỉa khiến cho công tác điều
tra càng trở nên khó khăn. Được biết, cảnh sát Nga không những mở cuộc
điều tra vụ án theo hướng có liên quan tới những hoạt động tội phạm của
Aslan Usoyan, mà còn phải canh gác 24/24 tại bệnh viện nơi chứa xác “Bố
già” này nhằm đề phòng mọi bất trắc.
Mặc dù chỉ trúng một phát đạn vào mồm,
nhưng “Bố già” Aslan Usoyan đã tử vong khi đang trên đường đi cấp cứu
bởi vết thương quá nặng. Tại hiện trường, cảnh sát thu được 6 vỏ đạn
được cho là của một vệ sĩ của “Bố già” Aslan Usoyan để lại trong lúc cố
gắng bắn trả sát thủ. Dư luận cho rằng, với những ân oán giang hồ của
“Bố già” Aslan Usoyan thì bất cứ băng đảng đối lập nào ở Nga cũng muốn
lấy mạng ông ta.
Theo nhật báo Komsomolskaya Pravda và
tờ Life News của Nga, với biệt danh “Vua mafia Nga” nên cái chết của
Aslan Usoyan sẽ là ngòi nổ tạo ra chiến tranh giữa các băng đảng tội
phạm tại Nga và một số nước thuộc Liên Xô trước đây. Ngoài ra, “Bố già”
Aslan Usoyan còn được giới giang hồ gọi với biệt danh "Vua của các mafia
Nga" hoặc "Al Capone" của thế giới ngầm.
Được biết, các băng đảng mafia đang
tranh giành trong cuộc chiến phân chia quyền lực lãnh đạo cũng như ăn
chia thông qua việc mua bán bất động sản của thế giới ngầm ở Nga. Có tin
nói rằng, “Bố già” Aslan Usoyan là mục tiêu săn lùng của trùm xã hội
đen Tariel Oniani, người đang tranh giành vai trò về đất đai, bất động
sản và quyền lãnh đạo trong giới tội phạm Nga. Do đó, nhiều người cho
rằng, vụ ám sát “Bố già Hassan” hôm 16/1 là do Tariel Oniani chỉ đạo.
Theo giới truyền thông, khoảng 7 năm
trước (2006-2013), “Bố già” Aslan Usoyan từng xung đột gay gắt với
Tariel Oniani xung quanh việc quản lý khu vực Lasha Rustav và đụng độ đã
xảy ra. Tháng 7/2009, đàn em của hai “Bố già” kể trên đã đấu súng với
phần thiệt thuộc về Aslan Usoyan và từ đó đến nay hai bên luôn tìm cách
thanh toán lẫn nhau.
Thành tích bất hảo
Băng đảng do “Bố già” Aslan Usoyan cầm
đầu là một trong những nhóm tội phạm mạnh nhất ở Nga bởi quản lý nhiều
sòng bạc tại thủ đô Moskva và nắm quyền kiểm soát các hoạt động phi pháp
tại khu vực miền nam nước này, cũng như điều hành nhiều băng nhóm tội
phạm ở vùng Bắc Caucacus. Nhưng thế lực mạnh nhất của “Bố già” Aslan
Usoyan trong thế giới tội phạm lại ở Gruzia. Bởi Aslan Usoyan tuy là
người Kurd, nhưng sinh ra (27/2/1937) tại Tbilisi, Gruzia và thành danh
trong giới tội phạm ở Nga với biệt danh “Bố già Hassan” cho dù xuất phát
điểm chỉ là vệ sĩ của một trùm mafia khét tiếng tại Liên Xô cũ. Khi đó
dư luận đều cho rằng, “Bố già” Aslan Usoyan kiếm bộn tiền từ buôn bán vũ
khí, ma túy và từng bị kết án 15 năm tù giam (1984). Nhưng chỉ 7 năm
sau (1991), “Bố già” Aslan Usoyan đã được phóng thích trước thời hạn và
nhanh chóng thành lập đế chế riêng nhờ biết lợi dụng sự hỗn loạn ở nước
Nga khi đó.
Trước đó (1966), “Bố già” Aslan Usoyan
từng bị kết án 3 năm tù vì tội trộm cắp và sau sự kiện này, tên tuổi
của hắn nổi khắp vùng. Nhưng tới giữa thập niên 1990, “Bố già” Aslan
Usoyan tuyên chiến với băng đảng Rudick Baku do Rudolf Oganov đứng đầu
nhằm giành quyền bảo kê các doanh nghiệp trong vùng Krasnodar. Tuy được
coi là “Vua mafia Nga”, nhưng Aslan Usoyan cũng bị nhiều lần mưu sát và
từng thoát chết trong vụ ám sát hồi trung tuần tháng 9/2010, khi bị bắn 3
phát vào bụng tại trung tâm Moskva.
Cách đây hơn 2 năm (tối 16/9/2010),
“Bố già” Aslan Usoyan đã thoát chết trong gang tấc sau khi bị tấn công
bằng súng tại đường Tverskaya khi đang đi cùng với vệ sĩ Bagramyan tới
thăm con trai. Khi đó, Cảnh sát trưởng Moskva Vladimir Kolokoltsev cho
biết, sát thủ nấp trong một tòa nhà đối diện và đã găm 3 viên đạn vào
bụng “Bố già” Aslan Usoyan bằng khẩu súng Makarov. Trong thời gian dưỡng
thương, “Bố già” Aslan Usoyan tạm chuyển giao công việc điều hành thế
giới ngầm cho hai người cháu. Tuy đã tung ra một đội quân điều tra khá
hùng hậu, nhưng tới nay người ta vẫn không biết ai đứng sau vụ mưu sát
tối 16/9/2010 nhằm vào “Bố già” Aslan Usoyan.
Những cái chết bí ẩn tại Moskva
Trước cái chết của “Bố già” Aslan
Usoyan, tại thủ đô Moskva từng xảy ra nhiều vụ mất tích, mưu sát bí ẩn
và sát thủ hầu như đều mất dạng sau đó. Khoảng 6 tháng trước
(16/7/2012), Quận trưởng Ramenki của thủ đô Moskva, ông Alexander
Dmitryev, đã mất tích một cách bí ẩn cho dù mới nhậm chức hôm 10/7/2012.
Các nhân viên điều tra đã phát hiện xe riêng cùng giấy tờ tùy thân của
ông Alexander Dmitryev ở cuối làng Rasudovo, nhưng tới nay vẫn chưa thấy
bóng dáng. Sau đó (22/8/2012), ông Yevgeny Dushko, Thị trưởng thành phố
Sergiev Posad, ngoại ô Moskva bị ám sát ngay bên cạnh cầu thang ngôi
nhà của mình trên phố Sovietskaya khi chuẩn bị đi làm. Sát thủ đã găm 2
viên đạn vào người ông Yevgeny Dushko khi ông vừa ngồi vào xe riêng để
đến nơi làm việc.
Ngày 26/9/2012, bà Vera Sviridova, Phó
Chủ tịch phụ trách về vấn đề tài chính của thị trấn Podonsk, ngoại ô
Moskva đã bị ám sát với một vết đạn bắn vào đầu ngay tại biệt thự riêng.
Trước đó (10/6/2012), cựu đại tá quân
đội Nga Yuri Budanov, người từng bị kết án 10 năm tù giam (2003) về tội
bắt cóc và sát hại thiếu nữ 18 tuổi Heda Kungayeva ở làngTangi-Chu vào
năm 2000, đã bị bắn chết ngay tại trung tâm Moskva.
Cái chết của Giám đốc ngân hàng
Leninsky Bank, ông Mikael Daudov hôm 8/9/2011 và Thẩm phán Eduard
Chuvashov hôm 12/4/2011 thực sự khiến dư luận quan tâm. Giám đốc Mikael
Daudov bị bắn trúng đầu từ một khẩu súng nòng nhỏ khi vừa rời ngân hàng
LeninskyBank, nơi ông sở hữu khoảng 18,34% cổ phần tại đây, còn Thẩm
phán Eduard Chuvashov, người từng làm chủ tọa một số phiên tòa xét xử
liên quan đến các tổ chức cực đoan và nhận được nhiều lời đe dọa ám sát,
bị sát thủ bắn chết khi đang rời căn hộ để đến nhiệm sở.
Giới chức cảnh sát cho biết, với những dấu vết thu thập tại hiện trường từ các vụ án kể trên cho thấy, nạn nhân đều chết bởi sát thủ chuyên nghiệp, hoặc họ bị ai đó thuê người giết vì những ân oán trước đó
Mafia Nga – 'máu lạnh' chiếm lĩnh ngôi vương
Vượt mặt những tên tuổi lẫy lừng như Sicily
(mafia Italy) hay Yakuza (mafia Nhật), mafia Nga hiện đang là băng đảng
xã hội đen đáng sợ nhất thế giới với sức ảnh hưởng trên khắp châu Âu,
châu Mỹ. một phần châu Á và châu Phi.
Phát triển như
nấm mọc sau mưa kể từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ, mafia Nga nhanh
chóng thể hiện bản lĩnh và vị thế của mình trên trường quốc tế. Vươn ra
khỏi nước Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, mafia Nga nhanh chóng
thích nghi, bén rễ và phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, châu Á, và lan sang
cả châu Mỹ rộng lớn.
Mafia Nga nổi tiếng nhờ máu lạnh. |
Tuy không tàn ác như mafia Mexico, không manh động bằng mafia Italy và cũng không đông đảo như mafia Nhật
nhưng các băng đảng xã hội đen Nga hội tụ đầy đủ các yếu tố để vượt
trội hơn hẳn so với những tổ chức tội phạm khổng lồ khác. Tính tới thời
điểm hiện tại, mafia Nga có khoảng 300.000 tên, thuộc mọi tầng lớp trong
xã hội từ đầu đường xó chợ tới các thương gia giàu có.
Tuy
nhúng bàn tay tội phạm vào mọi lĩnh vực của đời sống nhưng mafia Nga
nổi tiếng với những hoạt động kinh tế, buôn ma túy, buôn người và kinh
doanh mại dâm, buôn vũ khí số lượng lớn hay thậm chí là buôn nguyên liệu
dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân tới bất kể quốc gia nào trên thế giới.
Sở
dĩ, mafia Nga có cơ hội bùng phát bởi những suy thoái trong đời sống
nước Nga. Sau khi Liên Xô tan rã, số lượng lớn vũ khí của quân đội bị
thất thoát và lọt vào tay các tổ chức xã hội đen. Ngay lập tức, mafia
Nga nắm lấy cơ hội này để kiếm về những khoản tiền không nhỏ. Khi thu
được những khoản lợi nhuận khổng lồ, tổ chức này dùng một phần trong số
đó để mua chuộc các quan chức thoái hóa biến chất trong chính phủ Nga và
các nước thuộc Liên Xô cũ để duy trì việc làm ăn phi pháp, đồng thời
thâm nhập sâu hơn vào kinh tế các nước này.
Theo số liệu
được một tờ báo của Anh tổng hợp năm 2010, mafia Nga đang kiểm soát hàng
chục phần trăm trong nền kinh tế Nga, đứng đằng sau ngành công nghiệp
mại dâm phi pháp ở Macau, Trung Quốc và Đức. Thậm chí, mafia Nga còn chỉ
huy toàn bộ mạng lưới buôn bán ma túy ở Tajikistan và Uzbekistan, thu
những khoản lời lớn từ việc rửa tiền ở các quốc gia châu Âu.
Với hơn 300.000 thành viên tại hơn 50 quốc gia, mafia Nga đang ngày càng "vững ngôi vương". |
Trên thực tế, thị trường tiềm năng nhất của mafia
Nga chính là các nước châu Phi luôn chìm trong nội chiến và loạn lạc.
Một trong những kẻ nổi tiếng nhất của mafia Nga chính là “lái buôn thần chết”
Viktor Bout. Tháng tư vừa qua, y bị tòa án Mỹ kết án 25 năm tù về tội
tiếp tay cho các phần tử khủng bố giết hại người Mỹ. Tuy nhiên, Viktor
Bout chưa bao giờ có ý định giết hại người Mỹ, y chỉ thực hiện các phi
vụ buôn lậu vũ khí khổng lồ mà không cần biết người mua là ai và mua vũ
khí để làm gì. Biệt danh “lái buôn thần chết” được gắn cho Bout bởi y
gián tiếp gây ra cái chết của hàng triệu người trên khắp châu Phi vì bán
vũ khí cho lực lượng nổi dậy.
Không dừng lại ở đó, mafia
Nga còn buôn bán tất cả các loại khí tài quân sự mà khách hàng của mình
có nhu cầu. Từ súng bộ binh, vũ khí cá nhân tới xe tăng, tên lửa, máy
bay chiến đấu, máy bay vận tải… hay thậm chí là nguyên liệu để sản xuất
vũ khí hạt nhân. Với lượng chân rết khổng lồ đang làm mưa làm gió ở hơn
50 quốc gia trong đó có Mỹ, Anh, Australia…, mafia Nga ngày càng vững
chắc trên cương vị bá chủ toàn cầu.
Một yếu tố nữa giúp
mafia Nga trở nên vô cùng khủng khiếp chính là sự máu lạnh của tổ chức
này. Tuy không giết người dã man như mafia Mexico nhưng mafia Nga sẽ
tiêu diệt bất cứ ai cản đường chúng. Cảnh sát, quan tòa, công tố viên
hay nhà báo đều có thể bỏ mạng dưới họng súng của mafia Nga nếu trở
thành vật cản của tổ chức này.
Nhìn theo một phương diện
khác, trước đây, các bộ phim của Hollywood, kinh đô điện ảnh Mỹ đều nhắc
đến mafia Italy hay mafia Nhật khi làm những bộ phim kinh điển về giới
xã hội đen. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, nhân vật hắc ám
trong kịch bản của các đạo diễn lừng danh nhất thế giới đều là mafia Nga
hay có liên quan đến tổ chức này. Không chỉ là sự tình cờ, sự xuất hiện
ngày một dày đặc của mafia Nga cho thấy sự bành trướng của tổ chức này
trên mọi mặt của đời sống thế giới.
Nhận thức rõ những
mối đe dọa từ mafia Nga, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã mở những
phòng ban đặc biệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của tổ chức xã hội đen này
vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ trước. Ban đầu, những phòng
ban này chỉ xuất hiện ở thủ đô Washington D.C nhưng sau đó, các thành
phố lớn của Mỹ đều phải thành lập các cơ quan chuyên trách nhằm chống
lại sự bành chướng của mafia Nga. Tuy nhiên, những tổ chức này vẫn phát
triển nhanh và mạnh mẽ, bất chấp nỗ lực của FBI và các nhà chức trách
Mỹ.
Một khía cạnh khác cũng đáng lưu tâm khi nhắc đến
mafia Nga là những ông trùm khét tiếng nhất thế giới. Không cần phải
giấu mặt như bố già các tổ chức mafia khác, các ông trùm của mafia Nga
ngang nhiên tiếp cận báo giới, thoải mái kể về đời tư mà không sợ bị các
nhà chức trách sờ gáy hay bị kẻ thù ám sát. Nó cho thấy sự vững chắc
của mafia Nga cũng như thế lực ngầm đằng sau những kẻ cầm đầu tổ chức
tội phạm xuyên quốc gia đáng sợ nhất thế giới.
Theo Infonet
Nhận xét
Đăng nhận xét