Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 95

 
Trên Bốn Vùng Chiến Thuật - Chế Linh & Tuấn Vũ
 
SƯƠNG TRẮNG MIỀN QUÊ NGOẠI | Đinh Miên Vũ | Duy Khánh - Nhạc Lính Bất Hủ Trong Thời Chiến

-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.

-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).

-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người luôn tự vỗ ngực là khôn ngoan, có lý trí.

-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.

-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".

-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh

-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!

-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ về danh lợi và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 

 
Vietsub - The Last Stand - Sabaton - Câu chuyện vế 189 vệ binh Thụy Sĩ bảo vệ Đức Giáo Hoàng

 
Sabaton - The Red Baron (Subtitles)

------------------------------------------------

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Lừng lẫy thiên hạ: Dùng Binh pháp Tôn Tử, Hạng Vũ đánh một trận để đời với quân Tần

Đăng Khoa |
Lừng lẫy thiên hạ: Dùng Binh pháp Tôn Tử, Hạng Vũ đánh một trận để đời với quân Tần
Hình ảnh lấy trong phim, mang tính minh họa cho bài viết.

Quân nhà Tần hùng mạnh hơn trăm năm, tại sao lại thất bại đột ngột đến vậy?

Nhà Chu chấm dứt, chế độ phân phong ở Trung Quốc cũng đi đến điểm dừng. Lịch sử Trung Quốc bước vào thời kỳ thống nhất với người khởi đầu là Tần Thủy Hoàng. Nước Tần đã biến nơi phát tích của mình – Quan Trung từ vùng đất không mấy giàu có trở thành hậu phương vững chắc để thống nhất Trung Quốc.

Từ Tần Thủy Hoàng đến Hán Cao Tổ, Quan Trung luôn là nơi xuất phát của những đội quân chiến thắng. Lần duy nhất một đội quân khởi nguồn từ Quan Trung bị đánh bại là khi tướng Chương Hàm dẫn "đội quân người tù" – Hy vọng cuối của nhà Tần đi trấn áp các nhóm quân chống Tần.

Lừng lẫy thiên hạ: Dùng Binh pháp Tôn Tử, Hạng Vũ đánh một trận để đời với quân Tần - Ảnh 1.

Tượng đất nung quân Tần.

Quân nhà Tần hùng mạnh hơn trăm năm, tại sao lại thất bại đột ngột đến vậy? Nguyên nhân trực tiếp chính là lần giáp mặt với quân Hạng Vũ ở Cự Lộc. Tình thế chiến trường Cự Lộc trước khi trận chiến diễn ra có vẻ không hề có lợi cho Hạng Vũ, đánh thắng quân Tần là một kết cục gây bất ngờ vào thời điểm đó. 

Vậy Hạng Vũ đã lật ngược thế cờ bằng cách nào?

Tình hình Trung Quốc trước trận Cự Lộc

Năm 209 Trước Công Nguyên (TCN), Tần Nhị Thế lên ngôi, Trung Quốc loạn lạc. Quý tộc 6 nước bị Tần diệt không phục nhà Tần, dân chúng thì khổ sở vì Nhị Thế tàn ác. Nhân lực nhà Tần dùng được có hạn trong khi người muốn phản Tần thì nơi nào cũng có. 

Những đội quân chống Tần có thể thay nhau chiến đấu nhưng quân Tần thì không được thua dù chỉ một lần. Vì thế với nhà Tần, trận đánh ở Cự Lộc có ý nghĩa sống còn.

1. Tình hình quân Tần

Đầu năm 208 TCN, quân Tần do Chương Hàm chỉ huy thắng lớn trước quân Sở, diệt được tướng Sở là Hạng Lương (chú Hạng Vũ). Cho rằng quân chống Tần ở phía Nam Trung Quốc không còn nhiều, Chương Hàm cho quân tiến lên phía Bắc, gia nhập với cánh quân Tần từ Vạn Lý Trường Thành để hợp sức đánh quân Triệu.

Quân Tần sau khi hội sư nhanh chóng đánh tan quân Triệu. Triều đình lưu vong nước Triệu phải bỏ kinh đô Hàm Đan mà chạy về Cự Lộc, gửi thư cầu cứu tới các cánh quân chống Tần khắp Trung Quốc. Quân Tần ngày càng khép chặt vòng vây quanh Cự Lộc, ý đồ tiêu diệt cả đạo quân địch trong thành lẫn các cánh quân cứu viện. 

Lừng lẫy thiên hạ: Dùng Binh pháp Tôn Tử, Hạng Vũ đánh một trận để đời với quân Tần - Ảnh 2.

Quân chống Tần tan rã dường như là chuyện không thể tránh khỏi. Nhưng quân Tần khi có một vấn đề nan giải: Toàn bộ các đạo quân tinh nhuệ hoặc đã ở Cự Lộc hoặc đang ở quá xa chiến trường. Nhiệm vụ cứu vãn nhà Tần cơ bản do riêng Chương Hàm gánh vác.

2. Tình hình các cánh quân chống Tần

Tình hình liên quân chống Tần bấy giờ vô cùng nghiêm trọng. Ở phía Nam quân Sở vừa thua to, phải dời về Bành Thành để tránh chủ lực quân Tần. Ở phía Bắc, quân Triệu bị diệt là chuyện sớm muộn.

Đến khi hai đội quân chống Tần mạnh nhất đều đã thua to, các cánh quân còn lại cũng không còn bao nhiêu hy vọng. Quý tộc các nước đều gấp rút điều quân cứu viện Cự Lộc để bảo vệ chính bản thân.

Thế nhưng khi liên quân tập hợp đầy đủ thì lại xảy ra việc lạ: các quân đều dừng ở An Dương chờ động tinh mà không lập tức tiến vào chiến trường. Do không nắm chắc phần thắng, phần lớn tướng lĩnh liên quân đều có thái độ chờ đợi cục diện chiến trận ngã ngũ. Có người đề nghị chia tách đội hình quân Tần để lần lượt tiêu diệt nhưng cũng không cánh quân nào dám làm thế.

Cục diện bế tắc kéo dài đến 46 ngày khiến Hạng Vũ không thể nhẫn nại thêm, bèn xử tử chỉ huy quân Sở là Tống Nghĩa rồi ép Sở Hoài Vương chấp nhận để bản thân Hạng Vũ lên thay.

Kết quả là trận Cự Lộc lưu danh sử sách, Hạng Vũ "đánh chìm thuyền, phá vỡ nồi", đánh tan quân Tần, dập tắt hy vọng cuối cùng của nhà Tần. 

Vậy tại sao Hạng Vũ có thể quyết đánh và tin vào khả năng chiến thắng trong tình cảnh khó khăn như vậy?

Lừng lẫy thiên hạ: Dùng Binh pháp Tôn Tử, Hạng Vũ đánh một trận để đời với quân Tần - Ảnh 4.

Bản đồ trận Cự Lộc

1. "Địa lợi"

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh, địa lý có vai trò vô cùng quan trọng. Binh pháp Tôn Tử tổng kết sáu kiểu địa hình ảnh hưởng đến chiến trường: Đường thẳng, đường vòng, đường nhánh, cửa ải, chỗ hiểm, chỗ xa. Mỗi điều kiện địa lý lại yêu cầu một biện pháp thích ứng khác nhau.

Thư tịch cổ Trung Hoa khi đề cập đến Cự Lộc đều cho biết: "Phía Bắc có đầm lầy rộng lớn, phía Đông Bắc nhiều gò đồi. Lấy tên Cự Lộc bởi có rừng rậm, loài hươu tụ tập". Như vậy có thể thấy điều kiện địa hình đặc thù là nguyên nhân quan trọng khiến Cự Lộc trở thành chiến trường.

2. "Nhân hòa"

Tâm lý quân lính được nhiều sách binh pháp cổ coi trọng. Quan sát lòng quân là phẩm chất cần có của tướng chỉ huy. Sử sách cổ ghi lại trước trận Cự Lộc, liên quân chống Tần ở trong cảnh "binh lính sợ hãi", tướng lĩnh "không hơn Tần nên không dám tiến". Quân Sở của Hạng Vũ lại vừa trải qua trận thua to, tâm lý sợ hãi càng trầm trọng.

Binh pháp Tôn Tử có đề cập một dạng kỳ mưu: "Binh sĩ đã bị dồn xuống đáy vực thì không sợ gì". Khi bị đưa đến hoàn cảnh tận cùng khó khăn, con người không còn gì để mất nên cũng không còn sợ hãi. Tuy có lý thuyết như vậy, nhưng tướng cầm quân áp dụng được trong thực tế như Hạng Vũ là không nhiều.

Để toàn quân có thể "lâm vào đường cùng mà tìm ra đường sống", Hạng Vũ đã tiến hành một kế hoạch ba bước.

Bước một: Cho quân tiên phong vượt sông, kiểm soát hai bờ để quân chủ lực vượt sông thuận lợi.

Bước hai: Đích thân Hạng Vũ dẫn toàn quân vào chỗ "đường cùng", một bên là sông sâu một bên là quân Tần.

Bước ba: Phá nồi, chìm thuyền, đốt doanh trại, cho quân lính mang đủ lương thực ăn ba ngày. Đến đây, toàn quân đã ở trong thế quyết tử, một mất một còn với quân Tần. 

Lòng căm thù nhà Tần phổ biến trong quân lính càng khiến kế hoạch của Hạng Vũ được thực hiện hiệu quả.

Trận đánh diễn ra theo đúng kế hoạch của Hạng Vũ. Quân Sở ở thế không còn gì để mất, giao chiến chín lần với quân Tần đều thắng lớn, diệt và bắt nhiều tướng giỏi của quân Tần.

Lừng lẫy thiên hạ: Dùng Binh pháp Tôn Tử, Hạng Vũ đánh một trận để đời với quân Tần - Ảnh 6.

Hạng Vũ "phá nồi, chìm thuyền"... trong trận Cự Lộc.

Lời kết

Trong trận chiến tại Cự Lộc, Hạng Vũ đã áp dụng thành thục lý thuyết binh pháp vào thực tế chiến trường, biến điều kiện bất lợi thành nguyên nhân thắng lợi. Thành tựu lớn nhất của cuộc đời Hạng Vũ là trận Cự Lộc với trình độ chiến thuật được đưa đến đỉnh cao.

Thế nhưng điều đáng tiếc của cuộc đời Hạng Vũ chính là đủ chiến thuật nhưng thiếu chiến lược, luôn tìm ra cách thắng mỗi trận đánh nhưng lại thua trong toàn thế cục đương thời.

Sau trận Cự Lộc, không lâu sau nhà Tần bị tiêu vong.

Tham khảo: Sử Ký, Binh pháp Tôn Tử

 


Xem tiếp...

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

 
Em Là Con Thuyền Cô Đơn Remix (Đại Mèo Remix x Thái Học) - Thanh Xuân Em Còn Nữa Đâu Anh Remix
 Con vật nhìn thấy ma | Hình ảnh, Tôn giáo, Thây ma

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG                                                                                                                                       (Yêu nhau mấy núi cũng trèo                                                                                                                    Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua - Ca dao)

  Có lần,                                                                                                                                                       Chúng mình cùng đi một đoạn đường trần                                                                                                    Anh đọc em nghe bài thơ "Đôi dép"                                                                                                                                                          Bài thơ viết về điều tuyệt đẹp                                                                                                                    Về một chân lý sáng ngời:                                                                                                                       Muốn tồn tại là phải có cặp, có đôi                                                                                                          Mà Tổ Tiên ta đã ngộ ra từ thời tiền sử,                                                                                                   Đó là "LƯỠNG PHÂN - LƯỠNG HỢP"                                                                                                  Với niềm kính cẩn tụng ca "YÔNI - LINGA"

"Em không hiểu điều bài thơ ngợi ca                                                                                                      Nhưng em tin anh nói về hạnh phúc.                                                                                                         Có cần phải mọi nơi, mọi lúc                                                                                                                  Mới là yêu nhau như đôi dép không anh?"

"Không ,em à, như hoa lá trên cành                                                                                                                                                            Có cặp đôi đâu vẫn chan hòa vui sống                                                                                                     Như đàn kiến kia quên mình trong lao động                                                                                           Sống vì cộng đồng không biết đến khổ đau.                                                                                           Sống cặp đôi luôn cần thiết có nhau                                                                                                       Không có một, cả hai đều phế bỏ!..."

Chưa kịp nói đến tận cùng thấu tỏ                                                                                                           Dứt đứt tình ta, em vội bỏ đi rồi!                                                                                                             Em lục lọi khắp cả bốn phương trời                                                                                                         May gặp được chiếc dép kia còn lại                                                                                                       Anh dằn vặt trước tương lai hoang hoải                                                                                                 Nhớ thương em, anh "lải nhải" sự đời!

Anh kể em nghe câu chuyện loài người                                                                                                     Từ xửa từ xưa, từ đầu nguồn chuyển hóa                                                                                                 Loài người cũng như bao loài vật khác                                                                                                   Cá thể sinh ra vô tình rủi may                                                                                                               Trong mục đích góp phần duy trì giống loài                                                                                            Nên cần bảo tồn, tôn vinh sự sống                                                                                                          Cuộc sống ấm no trở thành niềm khát vọng                                                                                             Nhưng muốn sống thì phải bươn chải kiếm ăn                                                                                        Loài người khôn ngoan                                                                                                                            Liên kết gia đình, hợp quần xã hội                                                                                                           Đấu cật chung lưng, làm ăn sớm tối                                                                                                      Vượt muôn ngàn gian khổ khó khăn                                                                                                     Vươn lên, đến với sống còn...                                                                                                                   Từ đó nảy sinh sang, hèn, sướng, khổ                                                                                                      Tình cảm loài người phát sinh từ đó                                                                                                       Yêu, ghét, hợp, tan cũng từ đó mà ra                                                                                                      Tình yêu, nghĩa khí cũng được manh nha                                                                                          Đoàn kết nhân quần sinh sôi, nảy nở                                                                                                         Ánh lên muôn màu hỉ, nộ, ái, ố                                                                                                                 Từ ý niệm ban đầu về hạnh phúc - khổ đau, về tham - sân - si...                                                       Đó chính là cội nguồn của hận thù, tàn ác, phân ly                                                                                  Của chiến tranh tương tàn, mạng người nhàu nát...                                                                             Rồi từ chốn cùng cực đau thương đã ngân lên tiếng hát                                                                         Tôn vinh TÌNH YÊU CUỘC SỐNG của NÀNG THI CA                                                                   Và VŨ ĐIỆU HÒA BÌNH của NÀNG APSARA!...

***

Anh đọc em nghe bài thơ "Đôi dép"                                                                                                          Phát hiện bình thường ẩn chứa ý lớn lao                                                                                                 Tồn tại theo nguyên lý âm - dương, có đôi có cặp                                                                                  Duy trì tồn vong, nào phải tình đâu?

Anh kể em nghe câu chuyện tình yêu                                                                                                      Là kể về nỗi niềm bảo toàn sự sống                                                                                                        Lăn lộn trong cuộc đời thăng trầm, vọng động                                                                                      Tình yêu cũng phân thành xôi thịt - thanh cao

Em đi rồi, ván đóng thuyền phương nào?                                                                                             Có nghe, tin không những điều anh nói?                                                                                          Không cần đâu, cứ từ từ, đừng vội                                                                                                          Lận đận trong đời rồi em sẽ nhận ra!

Anh gửi cho em những khuyên nhủ thiết tha                                                                                         Những nhận thức có lý sẽ hợp nên chân lý                                                                                            Tình yêu thiêng liêng ra đời từ những điều bình dị                                                                             Nhưng không phải tình nào cũng gọi tình yêu!

Yêu đất nước ta gọi "tình đất nước"                                                                                                        Yêu vợ chồng ta gọi "nghĩa phu thê"                                                                                                        Chỉ khi vợ chồng trọn tình vẹn nghĩa                                                                                                     Mới được xưng hô tình nghĩa đề huề! 

Anh kể em nghe ý tình "Đôi dép"                                                                                                        Chuyện của hôm nay và của ngày xưa                                                                                                   Mong em có được nghĩa tình cao đẹp                                                                                                    Hạnh phúc đủ đầy có nắng có mưa!                                                                                       

Trần Hạnh Thu

 
Thuyền hoa Remix - chill tiktok 2021 (DJ Tipo) thuyền em đi trên sông trăng sáng

Cảm nghĩ về đôi dép cao su của Bác Hồ

"Đôi dép đơn sơ - Đôi dép Bác Hồ" câu hát quen thuộc đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam mỗi khi nhớ tới Bác. Bác đã dành cho dân tộc Việt Nam với tất cả tình thương bao la của một người Cha, Bác đã hy sinh cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân. Một trong những kỷ vật vô giá Người để lại trước lúc đi xa là đôi dép cao su giản dị.


Đôi dép cao su của Bác Hồ ra đời từ năm 1947,được cắt ra từ chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị quân và dân ta phục kích tiêu diệt tại 1 vùng căn cứ địa Việt Bắc. Đôi dép cao su đã cùng Bác vào sinh ra tử, chứa bao kỷ niệm sâu sắc và cảm động không thể nào quên. Đôi dép cao su không chỉ bên cạnh Bác trong cuộc sống thường nhật mà còn cùng Bác đi khắp mọi miền của Tổ quốc thân yêu và đến với bầu bạn xa gần trên thế giới.


Bác Hồ với các cháu thiếu nhi xã Nam Liên (nay là Kim Liên) - Nam Đàn. Ảnh: Tư liệu.

Khi tới thăm đồng bào, thăm hỏi động viên bà con nông dân, lúc đến với các cháu thiếu nhi, rồi đến những chiến sĩ ngoài đảo xa, hay đến thăm một quốc gia khác, Bác đều đi đôi dép cao su. Khi đôi dép đã cũ, Bác cũng kiên quyết giữ lại để dùng, không muốn đổi đôi mới, bởi với Bác là chưa hề cần thiết vì lúc ấy nước nhà còn nghèo, dân chúng còn chịu rất nhiều khổ cực. Bác luôn thấu hiểu nỗi khổ của dân, vì vậy Người luôn nhắc nhở mọi người phải thực hành tiết kiệm.


Đôi dép cao su của Bác đã trải qua bao năm tháng, gắn bó cùng Bác từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ cho tới lúc Người đi xa. Đôi dép cao su của Bác tưởng chừng như rất bình dị song nó lại là một kỷ vật vô giá Bác đã để lại - chỉ dân tộc Việt Nam ta mới có.

Qua hình ảnh đôi dép cao su, ta thấy được đức tính giản dị, tiết kiệm đáng quý của Bác. Nó chứa đựng bài học bổ ích mà Bác Hồ muốn dạy cho thế hệ con cháu, đó là bài học làm người, sống sao cho có ích cho xã hội, cho đất nước, luôn biết quý trọng sức lao động, mồ hôi, nước mắt của người dân.

Phải luôn quan tâm tới bản chất bên trong chứ không chỉ chú trọng hình thức bên ngoài. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng phải làm được những việc lớn lao, phải thực hiện được những cái cao siêu thì mới thể hiện được tinh thần tiết kiệm của mình, mà chúng ta luôn luôn bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày như tắt một chiếc quạt, tắt một cái đèn, khóa một vòi nước khi không còn sử dụng, đó chính là tiết kiệm. Luôn tự nhắc nhở bản thân không nên phung phí vào những việc không cần thiết, đó cũng chính là tiết kiệm. 

Việc làm này không chỉ một người mà phải nhiều người, không chỉ một nhà mà phải nhiều nhà, không chỉ một nơi mà phải nhiều nơi...người người, nhà nhà, mọi nơi đều phải thực hiện tiết kiệm. Nếu ai cũng tự ý thức được việc bản thân mình cần phải làm gì để trở thành một cán bộ ích nước, lợi dân. Và đó cũng chính là việc làm thiết thực nhất để những bài học về tấm gương đạo đức của Bác thực sự đi vào cuộc sống.


Nguyễn Văn Quế

 

 

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/373

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản Tin 113 Online Cập Nhật Hôm Nay | Tin Tức 24h An Ninh Mới Nhất Ngày 27/2/2022 | ANTV
 
Thời sự quốc tế 27/2 | Kiev tiếp tục bị không kích, 2 căn cứ quân sự bị phá hủy | FBNC
 
Tin tức mới nhất sáng 28/2 | Hàng 100 cảnh sát truy tìm nghi can dùng rựa sa't hại bố ruột
 
Gõ Cửa Trái Tim (Mee Remix) - H2K | Nhạc Trẻ Remix Hot Tik Tok Hay Nhất 2021



Xem tiếp...