Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 62

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bắt giữ 94 khẩu súng quân dụng vận chuyển qua đường hàng không

Duy Ly (Ban Thời sự)Cập nhật 18:20 ngày 31/07/2015
Ảnh: Báo Thanh niên

VTV.vn - Một lô vũ khí quân dụng trái phép lớn nhất từ trước đến nay vận chuyển qua đường hàng không vừa bị bắt giữ tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85) cùng các lực lượng chức năng Bộ Công an đã khám xét đột xuất chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ về sân bay Tân Sơn Nhất và phát hiện lô hàng gồm: 94 khẩu súng ngắn quân dụng và 472 băng đạn chưa qua sử dụng từ Cộng hòa Czech.
Nhận định đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng có thể làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, Cục Hải quan TP.HCM đang tiếp tục cùng Cục A85 phối hợp điều tra làm rõ vụ việc.

Tàu chống ngầm của Nga cập cảng Đà Nẵng

  • 3 giờ trước
Đô đốc Pantelev là một trong những chiến hạm hiện đại nhất của hải quân Nga
Tàu chống ngầm Đô đốc Pantelev, thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Nga, đã cập cảng Đà Nẵng sáng 31/7 để bắt đầu chuyến thăm ba ngày, theo truyền thông trong nước.
Đội tàu bao gồm 482 sỹ quan và thủy thủ, dưới sự chỉ hủy của Đại tá A.V Potapov, báo Thanh Niên đưa tin.
Đây là tàu chiến hiện đại của hải quân Nga, hạng Udaloy, có chức năng săn tàu ngầm, trang bị nhiều vũ khí hạng nặng như ngư lôi, tên lửa, trực thăng.
Chiến hạm này được sản xuất vào năm 1987 và hoạt động trong phiên chế hạm đội Thái Bình Dương từ năm 1999.
Cùng đi với tàu Đô đốc Pantelev còn có tàu kéo SB-522 và tàu chở dầu Penchega, báo này cho biết thêm.
Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, trong thời gian giao lưu tại Đà Nẵng từ 31/7 đến 2/8, chỉ huy đội tàu sẽ đến chào xã giao lãnh đạo UBND TP, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.
Các sỹ quan, thủy thủ của đội tàu cũng đặt vòng hoa tại một đài tưởng niệm ở TP Đà Nẵng và tham quan danh lam thắng cảnh tại đây, Tuổi Trẻ cho biết thêm.
Tàu Đô đốc Pantelev cũng đã từng đến thăm Đà Nẵng trong các năm 2009 và 2011.

Hợp đồng vũ khí

Các hoạt động giao lưu với tàu hải quân Nga là một phần trong quan hệ về quân sự giữa hai nhà nước Việt Nam và Nga.
Hồi đầu tháng này, tàu ngầm HQ-185 Khánh Hòa, tàu ngầm lớp Kilo thứ tư trong số 6 chiếc mà Việt Nam đặt Nga đóng theo hợp đồng ký cuối năm 2009, đã được giao cho phía Việt Nam.
Trước đó, ba tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP.HCM và HQ-184 Hải Phòng cũng đã được bàn giao từ năm 2013 đến năm 2014.
Hai tàu còn lại sẽ mang tên Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Các tàu ngầm Việt Nam mua từ Nga là các tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi ở St Petersburg.
Hồi tháng Tư, hãng thông tấn Reuters dẫn thông tin trên trang web của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy Việt Nam đã đặt mua phiên bản dùng để tấn công đất liền của loại tên lửa Klub (Klub-S), do Nga chế tạo.
Theo trang Strategy Page, Nga đã cung cấp cho Việt Nam 50 tổ hợp tên lửa Klub để trang bị cho 6 tàu ngầm Kilo.
Dù tên lửa đối hạm có thể được sử dụng để tấn công bất cứ chiến hạm hay tàu ngầm nào của Trung Quốc ở Biển Đông, các vũ khí tấn công đất liền có khả năng nhắm chính xác vào các mục tiêu trong cự ly 300km.
Điều này sẽ khiến nhiều thành phố ven biển của Trung Quốc trở thành mục tiêu tiềm năng trong bất cứ xung đột nào.
Việt Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên trang bị tên lửa tấn công đất liền cho tàu ngầm.

Rợn người cảnh thực vật bị biến dạng do thảm họa hạt nhân Fukushima


(Techz.vn) Đằng sau vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào năm 2011, dư chấn của nó vẫn còn phảng phất tại nhà nhiều nơi quanh khu vực này.
Gần 4 năm sau thảm họa sóng thần tại Nhật Bản, công tác khắc phục vẫn đang được tiến hành. Tuy nhiên, tại những khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima, con người vẫn không thể sinh sống.
Rợn người cảnh thực vật bị biến dạng do thảm họa hạt nhân Fukushima
Tại nhiều nơi, hình ảnh những bông hoa cúc bị biến dạng đã trở thành một vấn đề nóng hổi khi nó được đăng tải lên mạng internet. Những bông cúc có phần cánh và nhụy hoa được chẻ đôi, trông như hai bông hoa dính lại với nhau. Chúng được tìm thấy cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima khoảng 70 km.
Đó chỉ là một ví dụ nhỏ về việc các loài thực vật địa phương bị biến dạng bởi những hậu quả do thảm họa hạt nhân. Theo các chuyên gia, nguyên nhân xảy ra đột biến bất thường là do mức độ phóng xạ cao trong nguồn nước ngầm gần nhà máy. Điều này đã dẫn đến việc các loài thực vật tại đây bị biến đổi hàng loạt và còn rất lâu nữa con người mới lại có thể sinh sống trên những vùng đất này.
Rợn người cảnh thực vật bị biến dạng do thảm họa hạt nhân Fukushima
Cà chua biến dạng, chụp năm 2013 gần nhà máy Fukushima I.
Rợn người cảnh thực vật bị biến dạng do thảm họa hạt nhân Fukushima
Quả đào dị dạng, chụp năm 2013 gần nhà máy Fukushima I.
Rợn người cảnh thực vật bị biến dạng do thảm họa hạt nhân Fukushima
Cà chua biến dạng, chụp năm 2013 gần nhà máy Fukushima I.
Rợn người cảnh thực vật bị biến dạng do thảm họa hạt nhân Fukushima
Cà tím và dưa leo biến dạng, chụp năm 2013 gần nhà máy Fukushima I.
Rợn người cảnh thực vật bị biến dạng do thảm họa hạt nhân Fukushima
Một quả cà chua biến dạng khác, chụp năm 2013 gần nhà máy Fukushima I.
Rợn người cảnh thực vật bị biến dạng do thảm họa hạt nhân Fukushima
Hoa hướng dương biến dạng, chụp năm 2013 gần nhà máy Fukushima I.
Rợn người cảnh thực vật bị biến dạng do thảm họa hạt nhân Fukushima
Cà chua và củ cải trắng biến dạng, chụp năm 2013 gần nhà máy Fukushima I.

Ô tô va chạm xe khách, 3 công an Lạng Sơn tử vong

Ba cán bộ, chiến sỹ công an huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn đi trên xe Toyota Fortuner va chạm với xe khách đi ngược chiều.
o to va cham xe khach, 3 cong an lang son tu vong hinh 0
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Tiền Phong
Vào khoảng 14h30 ngày 31/7, trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm ba người tử vong tại chỗ.
Theo thông tin ban đầu của Công an huyện Hữu Lũng, ba người tử vong là cán bộ, chiến sĩ công an huyện Hữu Lũng, gồm: Phương Văn Chung, Vi Văn Lộc và Trịnh Văn Hiếu đi trên xe ô tô hiệu Toyota đang trên đường làm nhiệm vụ theo hướng từ Hà Nội về Lạng Sơn, đã va chạm với xe ô tô khách mang biển số 12LD-0043 thuộc Công ty liên doanh Sơn Đức - Lạng Sơn đi ngược chiều.
Hậu quả, ba cán bộ, chiến sĩ công an ngồi trên xe tử vong tại chỗ.
Hiện các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn./.
Theo TTXVN

Nếu mảnh vỡ đúng là của MH370, chuyện gì sẽ xảy ra?

VOV.VN- Nếu mảnh vỡ vừa tìm được là của máy bay MH370, liệu phát hiện này có thể là đầu mối để giải mã bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không hay không?
Kỳ vọng rất lớn

Theo CNN, phát hiện ngày 29/7 vừa rồi chính là những gì mà các nhà điều tra đã trông đợi bấy lâu nay- một bằng chứng rõ ràng nhất kể từ khi chiếc máy bay này mất tích hồi tháng 3/2014.
neu manh vo dung la cua mh370, chuyen gi se xay ra? hinh 0
Vị trí tìm ra mảnh vỡ nghi là của máy bay MH370 (chấm màu đỏ) gần đảo Reunion. Ảnh CNN
“Đây chỉ là một mảnh vỡ rất nhỏ của chiếc máy bay, nhưng đó cũng có thể là một mảnh bằng chứng cực kỳ quan trọng”, Phó Thủ tướng Australia Warren Truss tuyên bố ngày 31/7.
Các chuyên gia hàng không cho biết, những chiếc máy bay đều được đóng số Serial để đảm bảo rằng từng phần của chiếc máy bay có thể dễ dàng được xác minh xem có khớp với một loại máy bay cụ thể nào đó hay không.
Các nhà điều tra thuộc hãng Boeing bày tỏ tin tưởng rằng, mảnh vỡ nói trên là từ một chiếc máy bay Boeing 777 dựa trên những hình ảnh thu thập được.
Ngoài ra, những hình ảnh trên cũng cho thấy, mảnh vỡ đó có hình ảnh giống như phần cánh liệng treo ở cảnh bên phải của một chiếc Boeing 777.
“Nếu như những con số được đóng dấu trên các mảnh vỡ của chiếc máy bay vẫn còn, nhiều khả năng các nhà điều tra sẽ gọi điện đến hãng Boeing hoặc các nhà chế tạo các thành phần cấu thành chiếc máy bay để xem có phải con số này thuộc về một chiếc Boeing 777 và nếu đúng như vậy chắc chắn đó là máy bay MH370”, bà Mary Schiavo, cựu Tổng thanh tra của Bộ Giao thông Mỹ cho biết.
Bà Schiavo cho biết, từ trước đến nay mới chỉ có 5 vụ tai nạn liên quan đến máy bay Boeing 777 và chỉ duy nhất máy bay MH370 là chưa tìm thấy một mảnh vỡ nào.
Vẫn cần điều tra cẩn thận
Tuy nhiên, nếu con số nói trên khôn còn nữa, các chuyên gia sẽ phải tiến hành nhiều cuộc kiểm tra để có thể xác minh nguồn gốc của con số này.
Các nhân viên điều tra của Boeing và Chính phủ Mỹ sẽ được tiếp cận với các mảnh vỡ này ngay khi nó được đưa vào phòng thì nghiệm để các nhân viên điều tra quốc tế tiến hành điều tra.
neu manh vo dung la cua mh370, chuyen gi se xay ra? hinh 1
Vòng cung tìm kiếm (màu xám nhạt) chiếc máy bay MH370. Ảnh CNN
Trong khi đó, các nhân viên điều tra Australia cho biết, họ đang xem xét các mảnh vỏ sò dính trên mảnh vỡ nói trên để xem mảnh vỡ này đã trôi nổi bao lâu rồi.
Tuy nhiên, ông Truss cho rằng: “Những hình ảnh chụp mảnh vỡ nói trên có độ chi tiết rất lớn và có thể xác minh được nguồn gốc của mảnh vỡ này mà không cần phải điều tra thêm”.
Tình trạng của mảnh vỡ trên như thế nào?
Những hình ảnh về mảnh vỡ trên cho thấy phần phía trước của mảnh vỡ này bị hư hại nhẹ và có một vết nứt nằm ngang phía sau mảnh vỡ nói trên.

Một nhóm điều tra độc lập cho biết mức độ hư hại của mảnh vỡ này khiến các nhà chức trách có thể khẳng định rằng, mảnh vỡ này đã tách rời khỏi máy bay khi máy bay đang bay trên không.
Vết nứt ở phía sau máy bay có thể là do phần cánh liệng treo đã bị hạ xuống khi máy bay lao xuống biển và việc không có nhiều hư hại ở phía trước máy bay cho thấy nhiều khả năng máy bay lao cắm đầu xuống biển với vận tốc cực lớn cho đến khi vỡ tung ra.
“Trên thực tế [việc tìm ra mảnh vỡ] không giúp gì chúng tôi nhiều trong việc xác định được điều gì đã xảy ra trong những giây phút cuối của chiếc máy bay gặp nạn”, ông Geoffrey Thomas từ trang web AirlineRatings.com nhận định. Để làm được điều này, những chiếc hộp đen đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Tuy nhiên, ông Tom Ballantyne thuộc tạp chí Orient Aviation cho biết, tình trạng của mảnh vỡ có thể cho thấy liệu chiếc máy bay này có gặp thảm kịch gì khi xảy ra tai nạn hay không.
Nếu mảnh vỡ là từ MH370, liệu có phải dời khu vực tìm kiếm?

Trong khi đó, ông Truss tuyên bố, mảnh vỡ vừa được tìm thấy là “hoàn toàn theo đúng với những mô hình mà chúng tôi đã tính toán từ trước. Chúng tôi tin rằng, chúng tôi đang tìm kiếm đúng chỗ”.
Ông Truss khẳng định rằng, các nhà chức trách sẽ tiếp tục tập trung vào việc xác định vị trí chính xác của máy bay MH370 trên một khu vực đã được xác định sẵn.
Tuy nhiên, ngay cả khi mảnh vỡ nói trên là của máy bay MH370, thì điều đó cũng không đồng nghĩa với việc các nhóm tìm kiếm đã tìm ra được khu vực tìm kiếm chính xác của chiếc máy bay này.
Mặc dù vậy, ông Thomas cho biết, việc tìm ra mảnh vỡ này chứng tỏ mô hình mà trường Đại học Western Australia đưa ra là chính xác, theo đó, các mảnh vỡ của chiếc máy bay này sẽ dạt vào đảo Reunion trong vòng 12-24 tháng sau khi chiếc máy bay này bị mất tích.
neu manh vo dung la cua mh370, chuyen gi se xay ra? hinh 2
Sơ đồ mô tả vị trí ước lượng mảnh vỡ máy bay MH370 có thể trôi dại trong 6 tháng đầu (màu xanh đậm), 6-12 tháng (màu xanh nhạt), 12-18 tháng (màu hồng) và 18-24 tháng (màu đỏ). Ảnh CNN

Tuy nhiên, các nhóm tìm kiếm đã không đến khu vực này một phẩn là bởi họ phải tập trung tìm kiếm tại các khu vực khác trên Ấn Động Dương và nhiều nhân tố khác trong quá trình trôi dạt của các mảnh vỡ này sẽ khiến việc tìm thấy những mảnh vỡ nói trên nhiều khi hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố may mắn./.
Trần Khánh/VOV.VN  

Báo cáo Bộ Chính trị việc Bí thư Quảng Nam xin thôi chức

Sau cuộc họp kéo dài hơn 4 giờ, trưa nay, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam kết luận tôn trọng việc xin thôi chức của Bí thư Lê Phước Thanh và sẽ làm báo cáo trình Bộ Chính trị cho ý kiến.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh. Ảnh: Quang Khánh/VietNamNet Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh. Ảnh: Quang Khánh/VietNamNet
Theo nguồn tin riêng, dù thông báo là họp thường kỳ nhưng cuộc họp trưa nay của Ban thường vụ Tỉnh ủy đã kéo dài đặc biệt vì tập trung vào nội dung thảo luận và nghe ý kiến của các ủy viên về đơn xin hưu trước tuổi của Bí thư Lê Phước Thanh.
Theo Phó Bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã thảo luận và đi đến thống nhất báo cáo Bộ Chính trị về đơn xin nghỉ của ông Lê Phước Thanh.
“Anh Thanh xin nghỉ hưu trước tuổi vì lý do sức khỏe là chuyện bình thường của cá nhân. Qua thảo luận, tập thể Thường vụ tôn trọng ý kiến của anh Thanh và thống nhất làm báo cáo Bộ Chính trị. Nếu Bộ Chính trị đồng ý, tập thể Ban thường vụ sẽ họp để có quyết định cuối cùng".
Sáng cùng ngày, PV liên hệ với Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Quảng Nam để tìm hiểu về sức khỏe của ông Thanh. Tuy nhiên, lãnh đạo Ban từ chối trả lời vì "chưa có ý kiến của Tỉnh ủy".
Ông Thanh bất ngờ gửi đơn Bộ Chính trị xin nghỉ hưu trước tuổi hôm 29/7 với lý do sức khỏe không đảm bảo tiếp tục công tác.
Ông là quan chức cao nhất của Quảng Nam, tiếp theo sau Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự xin nghỉ trước tuổi để nhường cho thế hệ trẻ lên thay.
Sinh năm 1956, có trình độ tiến sĩ kinh tế, trước khi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, ông Thanh từng giữ chức Phó cục trưởng Cục Quản lý vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng, Giám đốc Sở Tài chính, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
Ngày 27/2, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam họp phiên bất thường bầu ông Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015 với 100% phiếu bầu thay ông Nguyễn Đức Hải được điều động làm Phó chủ nhiệm UB kiểm tra TƯ.
Tính đến thời điểm gửi đơn xin nghỉ hưu, ông Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy được 5 tháng 4 ngày.
Theo VietNamNet

Pháp 'bồi thường cho Nga vì không giao tàu'

  • 4 giờ trước
 
Tàu chở trực thăng lớp Mistral đầu tiên, có tên Vladivostok, lẽ ra đã giao cho Nga
Pháp chấp nhận trả tiền bồi thường cho Nga vì hủy hợp đồng bán hai tàu chiến, theo lời một viên chức Nga.
Pháp ngừng bán tàu sau khi xảy ra xung đột tại đông Ukraine, nơi Nga bị tố cáo ủng hộ phe ly khai.
Hợp đồng bàn giao tàu Mistral trị giá 1.2 tỉ euro và Nga đã trả trước 840 triệu euro.
Tàu chở trực thăng lớp Mistral đầu tiên, có tên Vladivostok, lẽ ra đã giao cho Nga tháng 11 năm 2014.
Ông Vladimir Kozhin, trợ lý cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, nói với hãng tin RIA:
“Đàm phán đã xong, quyết định tất cả rồi, cả về khung thời gian và số tiền.”
Hôm thứ Sáu, tờ báo Nga Kommersant nói Pháp sẽ trả Nga gần 1.2 tỉ euro bồi thường.
Văn phòng Tổng thống Pháp Francois Hollande từ chối bình luận

Trung Quốc tố Mỹ 'quân sự hóa' Biển Đông

  • 2 giờ trước
Quân đội Mỹ và Phillipines tập trận chung trên tàu tấn công đổ bộ tại Biển Đông
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ “thúc đẩy quân sự hóa" Biển Đông bằng sự hiện diện quân sự và tổ chức tập trận chung trong khu vực.
Tại cuộc họp báo hôm 30/7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói một số quan chức chính phủ và quân sự Mỹ mới đây đã phát biểu “vô trách nhiệm về vấn đề Nam Hải”.
Trung Quốc đã nhiều lần thúc giục Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp hàng hải leo thang trong khu vực.
Thời gian qua, Trung Quốc đã tăng cường cơi nới đảo nhân tạo, khiến các nước láng giềng và Hoa Kỳ quan ngại.
Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc ngừng xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực tranh chấp và theo đuổi một giải pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Trung Quốc đã tức giận khi Hải quân Hoa Kỳ và lực lượng không quân đi vào vùng biển mà họ tuyên bố là của mình, nhất là trong tháng này, khi Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Scott Swift cho biết ông tham gia chuyến bay trinh sát “thường kỳ” trên Biển Đông.
Hoa Kỳ cũng đã tăng cường liên lạc quân sự, bao gồm các cuộc tập trận chung với đồng minh trong khu vực như Philippines, nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

‘Vô cùng quan ngại’

Hoa Kỳ đã thổi phồng lên "hiểm họa Trung Quốc" và gieo mối bất hòa giữa Trung Quốc và các quốc gia đòi chủ quyền ở Biển Đông khác, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Dương Vũ Quân nói trong cuộc họp báo ngày 30/7.
"Trung Quốc vô cùng quan ngại việc Hoa Kỳ thúc đẩy quân sự hóa Nam Hải", ông Dương nói.
"Những gì họ đang làm không thể không khiến người ta tự hỏi liệu họ có muốn sự hỗn loạn xảy ra ở khu vực này"
Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ cử tàu chiến và máy bay áp sát Trung Quốc để tiến hành hoạt động trinh sát dồn dập tại Biển Đông, ông này nói thêm.
“Mới đây Mỹ lại tăng cường hơn nữa đồng minh quân sự và sự hiện diện cũng như tổ chức tập trận quân sự một cách dồn dập.”
Ông Dương tuyên bố nếu quan chức Mỹ có ý muốn dùng chuyến bay dân sự trên vùng Biển Đông để "thưởng thức vẻ đẹp", Trung Quốc sẽ cảm thấy thoải mái.
Về các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông, ông Dương nói đây chỉ là tập trận thông thường và không nhắm vào bất kỳ bên thứ ba.
Hôm 30/7, tướng Hernando Iriberri, người đứng đầu quân đội Philippines, cho biết Manila đang điều tra tin tức nói Trung Quốc đã cải tạo thêm ba bãi đá ở Biển Đông cũng như tiến hành các hoạt động ở bãi cạn Scarborough.
Biển Đông được dự báo là chủ đề nổi bật tại hội nghị an ninh tuần tới tại Malaysia với sự tham dự của các quốc gia Đông Nam Á cùng bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, nhưng Việt Nam, Malaysia, Philippines và vài nước khác cũng có đòi hỏi chủ quyền ở khu vực này.

Hội nghị Đới Bắc Hà 2015: Sẽ có "danh sách tuyệt mật"?

Theo giới quan sát, bên cạnh vấn đề kinh tế, hội nghị năm nay có thể bàn vấn đề xác định "hổ lớn" tiếp theo và cải cách quân đội.

Nhiều tờ báo dẫn thông tin trên South China Morning Post ngày 30/7 cho biết, các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đương nhiệm cũng như nghỉ hưu tuần tới sẽ tề tựu về khu nghỉ mát Bắc Đới Hà nhóm họp để giải quyết các vấn đề hệ trọng, cấp bách.
Suy giảm kinh tế và những biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc, chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình được cho là những nội dung chính của hội nghị này.
Hoi nghi Doi Bac Ha 2015: Se co danh sach tuyet mat?
Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ chi phối Hội nghị Bắc Đới Hà 2015.
Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay được tổ chức sớm hơn các năm trước mặc dù Bắc Kinh không bao giờ công bố chính thức thời gian diễn ra. Các nhà quan sát thường đoán định sự kiện này thông qua việc 7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đều vắng mặt trước truyền thông là dấu hiệu hội nghị Bắc Đới Hà bắt đầu.
Bình luận về hội nghị này, tờ báo tiếng Hoa ngày 29/7 cho rằng các quan chức hàng đầu Trung Quốc sẽ không chỉ bàn vấn đề kinh tế.
Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay rất có thể liên quan đến việc bố trí nhân sự cấp cao, đặc biệt là các vị trí chủ chốt của 4 thành phố trực thuộc trung ương là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh và xử lý các cựu quan chức cấp cao khác như Lệnh Kế Hoạch.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có khả năng đã chuẩn bị một "danh sách tuyệt mật" cho việc điều chuyển nhân sự nhằm đưa các nhân vật có năng lực và được tin cậy vào các vị trí cốt lõi trong chiến dịch chống tham nhũng của mình.
Vào tháng 6 vừa qua đã có đồn đoán, tại Hội nghị Bắc Đới Hà lần này ông Tập Cận Bình có thể đưa Lưu Nguyên (con trai cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ), một người cùng cảnh ngộ và có cùng tư tưởng với Tập Cận Bình, hiện là Thượng tướng Chính ủy Tổng cục Hậu cần làm Phó Chủ tịch quân ủy trung ương.
Vừa qua, Lưu Nguyên đã viết hai bài nổi bật trên tạp chí “Cầu thị”, trong đó 10 lần ca ngợi Tập Cận Bình. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay của Lưu Nguyên là tuổi tác, vì ông đã 62 tuổi, cập kề tuổi nghỉ hưu.
Ngoài ra, tờ báo của Hong Kong cho biết thêm, cuối năm 2015 có thêm 4 cán bộ chủ chốt cấp tỉnh (Bí thư tỉnh ủy và Tỉnh trưởng) tới niên hạn về hưu, nên sẽ tiến hành thay thế và điều chỉnh lại ê kíp lãnh đạo địa phương. Thời gian qua, nhiều cơ quan trung ương đã thay thế cán bộ lãnh đạo. Cuối năm 2015 có thêm 6 cán bộ cấp bộ tới tuổi về hưu, năm 2016 có 7 cán bộ đã tới tuổi nghỉ hưu, trong số này có Lầu Kế Vĩ, hiện là Bộ trưởng Tài chính.
Một nhân vật sáng giá và được mệnh danh là “ngôi sao đang lên” được Chủ tịch Tập Cận Bình trọng dụng là ông Lưu Hạc. Lưu Hạc 63 tuổi, Ủy viên Trung ương Đảng Khóa 18, hiện đang giữ chức Phó chủ nhiệm Ủy ban phát triển và Cải cách nhà nước. Lưu Hạc là nhà kinh tế hàng đầu của Trung Quốc.
Ông đã từng tham gia soạn thảo Kế hoạch 5 năm lần thứ 8, thứ 9, thứ 10 và thứ 12 và cũng là người trong Ban văn kiện của Đảng tham gia soạn thảo các văn kiện của Hội nghị TW 3, TW 5, TW 6 Khóa 16.
Ông cũng tham gia soạn thảo Nghị quyết Đại hội 17, văn kiện Hội nghị TW 4, TW 5 Khóa 17 và văn kiện Đại hội 18. Ngoài ra, ông từng đoạt giải thưởng “Kinh tế Tôn Dã Phương”, một giải thưởng cao nhất về công tác kinh tế của Trung Quốc mà tới nay mới chỉ có 4 người được vinh dự này là Thủ tướng Lý Khắc Cường, Thống đốc ngân hàng Chu Tiểu Xuyên, Bộ trưởng tài chính Lầu Kế Vĩ và Lưu Hạc. Lưu Hạc chắc chắn được sắp xếp vào chức vụ cao hơn.
Trong khi đó, báo Hong Kong ngày 27/6 đưa tin, Túc Chiến Thư- một thân tín của ông Tập Cận Bình, hiện là Chánh văn phòng trung ương Đảng về làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải, thay ông Hàn Chính. Điều ông Hàn Chính từ Thượng Hải về trung ương giữ chức Phó ban cải cách Trung ương. Chức Chánh văn phòng trung ương Đảng của Túc Chiến Thư sẽ giao lại cho Đinh Tiết Tường, là một thân tín của ông Tập Cận Bình.
Năm ngoái, nội dung nghị sự của hội nghị Bắc Đới Hà  tập trung vào vấn đề chính là chống tham nhũng và định hướng chính sách. Trong đó, chống tham nhũng tập trung vào 3 nhân vật: Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch và Quách Bá Hùng.
Theo An Nhiên (tổng hợp)
Đất Việt
Xem tiếp...

TIẾU LÂM KIM CỔ 89

(ĐC sưu tầm trên NET)



Xem tiếp...

GIAI THOẠI THIỀN 3

(ĐC sưu tầm trên NET)

Sát na chẳng lìa

Thiền sư Động Sơn đắp y đến từ giã thiền sư Vân Nham ra đi. Vân Nham hỏi :
- Ông định đi đâu ?
- Con muốn đổi chỗ đi tham học.
Một bát cơm ngàn nhà, du tăng muôn dặm xa (nhất bát thiên gia phạn, cô tăng vạn lý du), nhưng bây giờ con chưa biết mình phải đi đâu.
- Có phải ông muốn đi Hồ Nam không ?
- Không !
- Hay là ông muốn về nhà ?
- Cũng không.
Thiền sư Vân Nham hỏi không ra nguyên nhân, cho nên đổi vấn đề :
- Bao giờ ông trở lại đây ?
- Đợi khi nào con tìm không được chỗ ở, con sẽ trở lại đây ngay !
Vân Nham cảm được tâm Động Sơn đã có chủ tể, nếu cứ ở trên vấn đề bàn luận tới lui sẽ kẹt trên phương diện đối đãi, cho nên cảm khái nói :
- Ông rời chỗ này, pháp giới rộng thênh thang, nếu muốn trở lại gặp ta, thật không phải là chuyện dễ !
Động Sơn chấp tay thưa :
- Trọn ngày gặp nhau, thực ra sát-na chưa từng đối diện; ức kiếp cách nhau mà sát-na chẳng lìa nhau.
Động Sơn nghe xong, không thèm xoay đầu nhìn lại, ra đi ngay, Vân Nham lặng lẽ nhìn theo lưng ông ta đến khi khuất bóng.
Lời bình :
Đệ tử từ giã muốn đổi chỗ đi tham học, đó là chuyện bình thường, nhưng không có mục tiêu mà muốn du phương đó là điều không hợp lý. Nhưng Động Sơn ở chỗ Vân Nham mấy mươi năm tham học tìm một chỗ ở, chỗ ở ấy là cảnh giới tịch diệt vĩnh hằng. Cho nên thiền sư Vân Nham nói rằng từ nay về sau gặp nhau không phải dễ, nhưng Động Sơn không cô phụ công sức của Vân Nham, cuối cùng ngài kết luận : “Dù cho ức kiếp không gặp nhau mà một phút giây chưa từng lìa nhau !”

Không ở chỗ khác

Có lần, Động Sơn hỏi thiền sư Vân Nham :
- Bạch thầy ! Nếu sau khi thầy trăm tuổi, có người hỏi con, tướng mạo của thầy thế nào ? Con phải trả lời ra sao ?
- Ta không ở chỗ khác.
Vân Nham đáp như thế làm cho Động Sơn suy nghĩ mãi. Vân Nham bảo :
- Thượng tọa Lương Giới ! Đối với vấn đề ấy, ông phải càng dè dặt !
Động Sơn vẫn còn hoài nghi, không hiểu vì sao thiền sư Vân Nham chỉ mình như thế, chẳng lẽ vấn đề ấy phạm điều húy kỵ gì ?
Sau đó, có lần khi Động Sơn đi qua sông, thấy bóng mình dưới nước, mới tỉnh ngộ lời nói của Vân Nham lúc trước, do đó liền làm một bài kệ :
                Rất kỵ tìm nơi khác,
                Bấy lâu xa cách ta.
                Hôm nay ta tự đến,
                Chốn chốn gặp được va.
                Va nay chính là ta,
                Ta nay chẳng phải va.
                Phải nên hiểu như thế,
                Mới khế hợp như như.
Động Sơn trở về chỗ Vân Nham trụ, thưa :
- Bạch thầy ! Bất cứ lúc nào, dù trải qua vô lượng a-tăng-kỳ kiếp về sau, con đã biết tướng mạo của thầy rồi.
- Ta không ở lúc đó.
- Không ở chỗ khác, không ở lúc đó.
Lời bình :
Tướng mạo của một người tu hành, sau trăm năm, chúng ta làm sao hình dung được hình dáng của ngài. Giả sử hình dáng ấy hình dung được, có thể nói rằng đó là tướng mạo giả, vì tướng mạo là giả tướng vô thường, làm sao nhận giả làm chơn được ? Người tu đạo thật hay giả, không tìm nơi người khác, không cần hình dung, không ở chỗ khác, không ở lúc đó, vượt tất cả thời gian, vượt tất cả không gian, pháp thân vô tướng mà nơi nào cũng có tướng, đó chính là tướng mạo chân chánh của thiền sư Vân Nham.

Xin tròng mắt

Thiền sư Vân Nham đang vá giày cỏ, thiền sư Động Sơn đi ngang qua thấy, hỏi :
- Bạch thầy ! Con có thể xin thầy một vật được không ?
- Ông hãy nói xem.
- Con muốn xin tròng mắt của thầy.
- Xin tròng mắt ? Tròng mắt của ông ở đâu ?
- Con không có tròng mắt.
- Giả sử có tròng mắt cho ông, ông để chỗ nào ?
Động Sơn không trả lời được. Khi ấy, Vân Nham rất nghiêm túc nói :
- Ta nghĩ rằng, ông xin tròng mắt, không phải tròng mắt của ta mà là tròng mắt của ông.
- Sự thật không phải con muốn xin tròng mắt.
Vân Nham nghe lời nói trước sau mâu thuẫn, liền hét lớn một tiếng :
- Ông cho ta đi ra !
- Đi ra có thể được, nhưng con chưa có tròng mắt, nhìn không thấy đường trước.
Vân Nham dùng tay sờ lên mình, nói :
- Đó không phải cho ông sao ? Vì sao lại nói nhìn không thấy ?
Ngay lời nói này Động Sơn tỉnh ngộ.
Lời bình :
Thiền sư Động Sơn đến xin tròng mắt của người khác, đó là chuyện hết sức quái lạ, dù cho cao minh như thiền sư Vân Nham cũng chỉ nói rằng tròng mắt của ông ở ngay trán, cớ sao đến người khác xin ? Nhưng sau đó, biết Động Sơn không phải xin mắt thịt, thiền sư Động Sơn chỉ ra diệu đạo nơi mắt tâm, Động Sơn mới được khế ngộ.
Mắt thịt chỉ nhìn thấy hiện tượng sanh diệt đối đãi của thế gian như dài ngắn, vuông tròn, xanh hồng, đỏ trắng, còn mắt tâm mới quán sát được bản thể của vũ trụ vạn hữu. Sự quán sát này trùm khắp, trong ngoài nhất như. Chẳng trách gì Động Sơn tuy có mắt thịt mà nhìn đường trước không thấy rõ ràng. Con đường này tức là bản lai diện mục của mình, chính là mục tiêu thành Phật làm Tổ. Khi Vân Nham nói đến diệu dụng nơi mắt tâm của ông ta, Động Sơn liền tỉnh ngộ.

Phất trần thuyết pháp

Thiền sư Động Sơn Lương Giới lúc tham học tại chỗ thiền sư Quy Sơn Linh Hựu, xin Quy Sơn chỉ dạy :
- Bạch thầy ! Công án “Vô tình thuyết pháp” của Quốc sư Huệ Trung – Nam Dương con chưa hiểu, hữu tình thuyết pháp con công nhận điều đó, nhưng vô tình làm sao thuyết pháp được ? Chẳng hạn như cái bàn cái ghế làm sao biết thuyết pháp ? Xin thầy phương tiện chỉ dạy cho.
Quy Sơn dựng phất trần lên, nói :
- Ông hiểu cái ấy không ?
- Không, xin thầy từ bi chỉ dạy.
- Cái miệng của ta do cha mẹ sanh, tuyệt đối bí mật không nói cho ông.
- Phật pháp cũng có bí mật sao ?
Quy Sơn lại dựng phất trần lên, nói :
- Đó là bí mật.
- Nếu thầy không nói bí mật trong ấy cho con, vậy con có thể hỏi bạn đồng tham của thầy được không ?
- Tại huyện Du – Lễ Lăng, trong hang đá nối liền nhau, có một đạo nhân tên Vân Nham, nếu ông tìm được, ông ấy sẽ nói cho ông.
- Chẳng hay ông ấy là người thế nào ?
- Ông ấy từng tham học trong pháp hội của ta.
- Ông ấy tham học với thầy cái gì ?
- Ông ấy hỏi ta phải đoạn trừ phiền não bằng cách nào mới có hiệu quả ?
- Thầy trả lời thế nào ?
- Ta nói với ông ấy rằng ông phải thuận theo tâm ý của thầy mới được.
- Ông ấy có thuận theo ý thầy không ?
- Ông ấy rất thuận theo ý ta, ông ấy hiểu được thế nào là vô tình thuyết pháp. Ông hãy xem ! Phất trần đang thuyết pháp.
Ngay lời nói này Động Sơn đại ngộ.
Lời bình :
Vô tình thuyết pháp đó là một sự thật. “Vô tình thuyết pháp, hữu tình gật đầu”, chẳng hạn như thấy hoa nở, liền khởi nghĩ hoa tươi đẹp; khi thấy hoa tàn rụng, chợt khởi nghĩ vô thường, khổ, không. “Hữu tình thuyết pháp, vô tình gật đầu”. Trong lịch sử có chuyện Sinh Công thuyết pháp, đá gật đầu. Có thể nói rằng đó là một minh chứng hay nhất.
Pháp là chân lý; khi thuyết pháp, chân lý không thêm chút nào; khi không thuyết, chân lý cũng không giảm mảy may. Dù cho chúng ta thuyết pháp được trời mưa hoa, cũng đâu can hệ gì chân lý ? Cho nên kinh nói : “Ta thuyết pháp, pháp ấy là dụ cho chiếc bè, pháp còn phải bỏ, hà huống phi pháp ?”.

Tìm không ra

Chu Từ Mục là một cư sĩ tu theo pháp môn Tịnh độ. Một hôm đến trình bạch với thiền sư Phật Quang :
- Thiền sư ! Con niệm Phật, lạy Phật đã hơn hai mươi năm rồi, gần đây khi con trì danh hiệu Phật, dường như không được chuyên nhất lắm.
- Cớ sao không được chuyên nhất ?
- Lúc trước, khi con trì danh hiệu Phật, trong tâm lúc nào cũng có danh hiệu Phật, dù miệng không niệm mà tâm vẫn biết được tiếng Phật hằng không gián đoạn. Mặc dù con không muốn niệm mà âm thanh tự động tuôn ra như suối nguồn.
- Vậy là tốt lắm ! Để nói lên rằng ông niệm Phật đạt đến tịnh niệm liên tục, tương ưng với Phật, tìm được chơn tâm mình rồi đó.
- Cảm ơn thầy khen ngợi, nhưng bây giờ con quá khổ não, con không thể hành được nữa, vì chơn tâm của con mất tiêu rồi.
- Chơn tâm sao lại mất đi ?
- Vì tâm con không còn tương ưng với Phật, tịnh niệm liên tục không còn và tiếng Phật hằng không gián đoạn cũng mất luôn, muốn tìm lại cũng tìm không ra. Thiền sư ! Bởi thế cho nên con khổ não, xin thầy dạy con, con phải tìm chơn tâm ở đâu ?
- Ông nên biết rằng chơn tâm không ở nơi nào cả, mà ở ngay bên thân ông đó.
- Ở bên thân sao con không biết ?
- Vì ông một niệm bất giác chạy theo vọng tưởng cho nên chơn tâm cách xa ông rồi.
Chu Từ Mục nghe xong liền được tỉnh ngộ.
Lời bình :
Chơn tâm không có, đó cũng như nói bỏ mất mình, tìm không được gia môn của mình. Vì sao chúng ta bị mê ? Vì vọng tưởng che đậy chơn tâm. Đại sư Vĩnh Gia nói :
            Anh thấy chăng,
            Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
            Không trừ vọng tưởng chẳng cầu chơn.
           Thật tánh vô minh tức Phật tánh,
           Thân không huyễn hóa tức pháp thân.
            Pháp thân giác ngộ không một vật,
            Cội nguồn tự tánh thiên chân Phật.
Đó là nghĩa ấy vậy.
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 48

(ĐC sư tầm trên NET)

Toán học – Những điều kì thú và những mốc son lịch sử (Phần 6)

91. Topo học là gì?
Đó là một phát triển mới trong hình học vào thế kỉ 20 và là một trong những ngành phức tạp và sôi nổi nhất của toán học hiện đại.
Đó là một loại hình học nghiên cứu tính chất của các hình dạng và các mặt vẫn bất biến dưới tác dụng kéo giãn, bẻ cong, co nén, và xoắn.
92. Topo học khác gì với những hình học khác?
Không giống như những hình học khác, topo học không xét độ lớn của các chiều dài và các góc, nó là một môn hình học phi định lượng.
Topo học nghiên cứu các liên hệ chỉ phụ thuộc vào vị trí. Nói cách khác, nó chỉ nghiên cứu tính chất topo học của các hình dạng và các mặt.
93. Tính chất topo học của các hình dạng là gì?
Đây là những tính chất của các hình dạng vẫn không thay đổi ngay cả khi hình dạng đó bị biến dạng nhiều đến mức toàn bộ các tính chất đo lường và xạ ảnh của nó bị mất hết.
Xét một đường tròn (tức chỉ xét riêng đường cong, mà không xét diện tích khép kín bên trong) vẽ trên một tấm cao su. Bằng cách kéo giãn, bóp nén, bẻ cong, xoắn, nhưng không xé, nhập hay chồng, thì nó có thể biến dạng thành một elip, một tam giác, một hình vuông, hay bất cứ hình nào khác đều hay không đều.
Mỗi biến đổi như thế được gọi là một biến đổi topo. Tính chất phân biệt của nó là những bộ phận của hình đang tiếp xúc thì vẫn tiếp xúc, còn những bộ phận không tiếp xúc thì không thể tiếp xúc. Tóm lại, trong một biến đổi topo không thể có sự phân chia hay hợp nhất.
Dưới những tác dụng như thế, các tính chất như khoảng cách, góc, và diện tích bị biến đổi, còn các tính chất topo thì giữ nguyên.
94. Bên trong và bên ngoài! Đây có là những tính chất topo hay không?
Thực tế đường tròn có một “bên trong” và một “bên ngoài” là một tính chất topo.
Đường hình số 8 có hai vòng và do đó có hai “bên trong” là không tương đương topo với một đường tròn hay một tam giác, vì mỗi hình này chỉ một “bên trong”.
Một cái vòng tạo bởi hai đường tròn đồng tâm thì có hai “bên ngoài” và một “bên trong”.
95. Tính chất topo của các mặt là gì?
Xét bề mặt của một hình cầu. Nó có hai tính chất được bảo toàn dưới một biến đổi topo tùy ý.
Thứ nhất, bề mặt của hình cầu là kín. Kín theo nghĩa là không giống như hình trụ, nó không có cạnh rìa – một hình trụ được liên kết bởi hai cạnh rìa.
Thứ hai, mỗi đường cong kín trên mặt cầu chia mặt cầu thành hai phần tách biệt.
Một cái ống kín hay một cái vòng, gọi là vòng xuyến, thì không có tính chất này. Nếu một vòng xuyến bị cắt vuông góc với chiều dài của nó, thì nó không tách phần hai phần mà bị biến thành một hình ống cong, hình này có thể bị kéo thẳng thành hình trụ bởi phép biến đổi topo. Như vậy, mỗi đường cong kín trên mặt vòng xuyến không tách nó thành hai phần.
Vì thế, mặt cầu và mặt vòng xuyến là những mặt phân biệt về mặt topo học, hay nói theo các nhà topo học là chúng không đồng phôi.
96. Nếu có hai điểm bị lấy ra khỏi mặt cầu thì sao?
Bề mặt của một hình cầu với hai điểm bị loại ra là đồng phôi với một hình cầu có hai chỏm kín bị lấy mất và mỗi hình là đồng phôi với hình trụ. Hình cầu và hình lập phương thuộc cùng loại topo, tức là chúng là đồng phôi.
97. Một cặp găng tay thì sao?
Xét một cặp găng tay. Một cái là găng tay trái và một cái là găng tay phải. Nếu găng tay phải bị lộn từ trong ra ngoài thì nó trở thành găng tay trái. Găng tay trái trở thành găng tay phải nếu nó bị lộn từ trong ra ngoài. Lập luận topo cho phép chúng ta dự đoán sự biến đổi hình dạng này.
98. Những khái niệm căn bản của topo học là gì?
Khái niệm liền kề, lân cận, gần vô hạn và khái niệm tách vật (phân chia thành các bộ phận) là những khái niệm căn bản của topo học.
Một số khái niệm tương tự là bên trong và bên ngoài, bên phải và bên trái, liên kết và mất liên kết, liên tục và không liên tục.
99. Có phải topo học chỉ nghiên cứu các mặt?
Không, nghiên cứu các mặt chỉ là một lĩnh vực thôi. Topo học có nhiều phương diện, nhưng nó thường được chia làm ba phân ngành:
Topo học tổ hợp
Topo học đại số
Topo học tập điểm
Sự phân chia chủ yếu là để tiện lợi chứ không theo logic nào, bởi vì có sự chồng lấn đáng kể giữa các phân ngành topo học.
100. Topo học tổ hợp là gì?
Topo học tổ hợp là nghiên cứu các thuộc tính của những dạng hình học vẫn bất biến dưới các phép biến đổi topo.
Nó xem mỗi hình dạng là một tổ hợp gồm những hình đơn giản nối lại với nhau theo một kiểu liên tục, trái với topo học tập điểm xét các hình dạng là gồm tập hợp của các điểm.
101. Topo học đại số là gì?
Ban đầu, topo học được phát triển là một lĩnh vực nghiên cứu các mặt. Nhưng người ta sớm nhận ra rằng các khái niệm của nó có liên hệ mật thiết với một số bài toán có tầm quan trọng căn bản trong những lĩnh vực đa dạng của toán học. Các phương pháp đại số, nhất là lí thuyết nhóm, tỏ ra hết sức hữu ích trong những nghiên cứu như thế.
Phương pháp đại số này được gọi là topo học đại số và là một công cụ mạnh để chứng minh các kết quả topo học.
Nó cũng mang lại rất nhiều kết quả trong không gian cao chiều, nơi chúng ta không thể nhìn thấy mà chỉ có thể luận giải.
102. Topo học tập điểm là gì?
Trong khi topo học đã và đang được phát triển là một lĩnh vực nghiên cứu các mặt, nhưng người ta cũng nhận ra rằng topo học của riêng các mặt sơ cấp thôi là không đủ và nghiệm của các bài toán trong topo học một, hai, ba và n chiều là cần thiết. Những nghiên cứu này khai thác lí thuyết tập hợp và được phát triển thành topo học tập điểm.
Họ dạng hình học được nghiên cứu trong lĩnh vực topo học này là cực kì rộng rãi. Một điểm trong topo học này có thể biểu diễn một điểm của một hình dạng hình học bình thường, bản thân một hình dạng hoàn chỉnh, hay cả một hệ thống hình học.
103. Vì sao topo học được gọi là hình học tấm cao su?
Một mặt của topo học là nghiên cứu sự biến dạng của những hình dạng mà không xé rách hay nhập các điểm của chúng. Vì những biến dạng như thế có thể được thực hiện trên những hình vẽ trên một tấm cao su, nên topo học thỉnh thoảng được gọi là hình học tấm cao su.
Nhưng topo học hiện đại thì vươn xa ra khỏi phương diện vỡ lòng này.
104. Có phải topo học đương thời là nghiên cứu hình học không?
Lúc mới ra đời, topo học được xem là “khoa học của vị trí”, như tên gọi nghĩa đen của nó, nhưng dần dần nó đã phát triển vượt khỏi tầm vóc ban đầu của nó.
Về sự biến đổi đặc tính của nó, người ta thấy rõ rằng “topo học bắt đầu là nhiều hình học và ít đại số, nhưng bây giờ nó là nhiều đại số và ít hình học”.
Nói theo lịch sử, topo học đã phát triển theo hai hướng rạch ròi. Ở một hướng, cảm hứng dường như đến từ hình học, còn ở hướng kia giải tích có tầm ảnh hưởng chính.
105. Có đúng không nếu nói topo học là nghiên cứu tính liên tục?
Ngày nay, người ta thường chấp nhận rằng topo học là nghiên cứu tính liên tục.
Nhưng quan trọng hơn hết thảy, nó đã trở thành một ngành học nỗ lực hợp nhất hầu như toàn bộ toán học có chút tương tự với tìm kiếm triết học để sáp nhập toàn bộ kiến thức.
Ngày nay, topo học xâm nhập sâu vào toán học đến mức nó là một công cụ không thể thiếu của nhà toán học hiện đại, dù là toán lí thuyết hay toán ứng dụng.
106. Nói topo học là toán học của cái khả dĩ là có nghĩa như thế nào?
Đây là vì có nhiều câu hỏi chưa được trả lời trong những ngành toán học khác nhưng đã được xác định rõ ràng bằng cách áp dụng các khái niệm topo học.
Ví dụ, topo học xét những bài toán nhất định nào thì nghiệm có tồn tại hoặc không tồn tại, mặc dù nó thường không cho biết làm thế nào tìm ra nghiệm.
Tương tự, nó có thể cho biết những điều kiện nhất định nào là có thể hay không thể.
107. Có ví dụ nào đặc biệt không?
Xét một trường hợp từ đại số. Cái gọi là “định lí cơ bản của đại số” phát biểu rằng
Mỗi phương trình đại số bậc n bất kì với các hệ số thực hay phức
xn+a1xn1+a2xn2+...+an=0
đều có nghiệm trong trường số phức.
Đây là một tình huống đại số thuần túy, tức là một phương trình dù có nghiệm hay không, nhưng không có chứng minh đại số thuần túy nào của kết quả quan trọng này. Mọi chứng minh đòi hỏi kiến thức giải tích hàm của vài biến số thực, hay giải tích phức.
Nhưng kể từ khi các khái niệm và các phương pháp topo học làm biến đổi phần lớn những ngành toán học này hầu như vượt ra ngoài thừa nhận, người ta thường tin rằng định lí trên về cơ bản phụ thuộc vào các xét đoán topo học.
108. Có ví dụ nào khác nữa không?
Một lần nữa, xét một trường hợp từ các phương trình vi phân. Đa số các hiện tượng vật lí và các bài toán của công nghệ hiện đại có thể được mô tả toán học bởi những phương trình vi phân, tức là những phương trình chứa các tốc độ biến thiên. Trong những nghiên cứu này, các phương trình vi phân phi tuyến xuất hiện thường xuyên nhưng chúng cực kì khó giải. Topo học có thể chỉ ra những loại nghiệm nào của những phương trình vi phân phi tuyến nhất định là có thể, mặc dù ở đây một lần nữa đáp số là định tính chứ không định lượng.
Trong ngữ cảnh như thế thì topo học được mô tả là toán học của cái có thể.
109. Các khái niệm topo có bất kì ứng dụng thực tế nào không?
Các khái niệm topo được sử dụng trong thiết kế các mạng lưới, nghĩa là trong phân phối điện, khí đốt và nước, và trong thiết kế tự động công nghiệp.
Chúng được sử dụng trong điều khiển lưu lượng giao thông và dẫn hướng tên lửa.
Chúng còn được áp dụng trong thiết kế bản đồ địa lí.
Lí thuyết các hệ thống động lực phong phú là nhờ các khái niệm và ý tưởng topo học.
Lí thuyết hàm hiện đại và logic biểu tượng có liên hệ mật thiết với topo học.
110. Mặt một bề là gì?
Lấy một băng giấy và dán hai đầu lại với nhau, A trùng với C, và B với D. Cách này cho ta một mặt trụ.
Mặt trụ có hai mặt – mặt trong và mặt ngoài – một mặt, ví dụ, có thể sơn màu xanh, còn mặt kia sơn màu đỏ.
Đồng thời, nó có hai cạnh, cạnh trên và cạnh dưới. Bây giờ lấy một băng giấy khác, xoắn nó nửa vòng rồi dán lại lần này sao cho A trùng với D,B với C. Đây là dải Mobius nổi tiếng, do nhà toán học người Đức A. F. Mobius khám phá vào năm 1858.
Nếu chúng ta cố sơn hai mặt của vật này bằng hai màu, ta sẽ thấy rằng không thể làm được, vì nó chỉ có một mặt!
Trông có vẻ lạ, nhưng đáng để bạn làm thử với một băng giấy hay một dải lụa.
111. Tinh thần của thí nghiệm này là gì?
Nó cho thấy ngay cả điều quả quyết rõ ràng đơn giản và chân thật rằng mỗi bề mặt có hai mặt có thể là sai lầm! Do đó, trong toán học, chứng minh logic chặt chẽ là cần thiết, cho dù điều khẳng định có hiển nhiên như thế nào.
112. Dải Mobius có tính chất nào khác hay không?
Một tính chất nổi bật nữa của mặt này là có chỉ có một cạnh, một đường khép kín! Nếu dây curoa được xoắn lại nửa vòng trước khi thắt thì nó trở thành một mô hình của dải Mobius. Một dây curoa như vậy có thể tồn tại lâu hơn vì nó bị mòn đều ở hai mặt do ma sát trên bánh xe. Thật vậy, nó chỉ có một mặt và một cạnh.
Một lần nữa, nếu chúng ta cắt mặt trụ theo phương vuông góc với trục của nó dọc theo đường giữa, thì ta được hai mặt trụ. Nhưng nếu chúng ta cắt dải Mobius theo đường giữa, thì nó vẫn là một dải! Bạn hãy lấy một băng giấy để xác nhận. Sẽ thú vị đấy.
113. Công thức Euler cho hình khối là gì?
Công thức nêu một liên hệ giữa các đỉnh, các cạnh và các mặt của một hình khối đơn giản.
Nó phát biểu rằng đối với một khối đa diện đơn giản bất kì thì
VE+F=2
trong đó V là số đỉnh, E là số cạnh, và F là số mặt.
Để minh họa, một hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương thì có 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt, nên 812+6=2, thỏa mãn công thức.
Tương tự, một tứ diện có 4 đỉnh, 6 cạnh và 4 mặt, nên 46+4=2, một lần nữa thỏa mãn công thức.
114. Nhưng làm thế nào công thức này là kết quả trong topo học?
Công thức trên vẫn đúng khi hình khối chịu mọi kiểu biến dạng topo, trong khi, nói chung, các cạnh thôi không còn thẳng, và các mặt thôi không còn phẳng và biến thành những mặt cong.
Vì thế, công thức này được người ta cho là định lí đầu tiên về mặt lịch sử trong topo học.
Nó đã được Descartes biết tới vào khoảng năm 1640, nhưng được khám phá lại bởi Euler vào năm 1752.
115. Bài toán Bảy chiếc cầu Koenigsberg là gì?
Thành phố Koenigsberg có trung tâm nằm trên một cù lao trên sông Pregel. Vào thế kỉ 17, cù lao này được nối với hai bờ sông với hai chiếc cầu ở mỗi bờ. Cù lao này còn có một chiếc cầu bắt sang một cù lao lân cận, và cù lao kia được nối với mỗi bờ sông bằng một chiếc cầu.
Sơ đồ như sau:
Câu đố khó dành cho các công dân của thành phố như sau:
Làm thế nào vạch ra hành trình đi qua tất cả bảy cây cầu mà không được đi qua bất kì cây cầu nào hai lần?
Đây chính là bài toán Bảy chiếc cầu Koenigsberg.
116. Làm thế nào có thể lập ra một hành trình như thế?
Một hành trình như thế không thể nào vạch ra được. Các thử nghiệm lặp đi lặp lại cho thấy không thể làm được chuyện đó, nhưng Euler đã đưa ra nguyên tắc chung cho những bài toán như vậy gọi là các bài toán mạng trong topo học.
117. Nguyên tắc đó là gì?
Trước khi có thể giải thích nguyên tắc, chúng ta nên nhớ trong đầu một vài khái niệm và thuật ngữ.
Để cho đơn giản, các vùng đất được thay bằng các điểm, và các cây cầu bắt qua sông được thay bằng các đoạn nối giữa các điểm.
Các điểm đó được gọi là đỉnh. Một đỉnh là lẻ hoặc chẵn, theo số lượng đường dẫn từ đỉnh đó là lẻ hay chẵn.
Euler đã khám phá rằng:
(i) Nếu tất cả các đỉnh trong một mạng liên kết đều là chẵn thì mạng đó có thể được đi xuyên trong một hành trình bắt đầu và kết thúc tại cùng một đỉnh như trong các trường hợp sau:
(ii) Nếu mạng chứa hai đỉnh lẻ, thì nó có thể được đi xuyên trong một hành trình, nhưng không thể quay về tại điểm xuất phát.
(iii) Nếu mạng chứa 4,6 hoặc 8 đỉnh lẻ, thì tương ứng sẽ cần 2,3 hoặc 4 hành trình riêng để đi qua nó. Số lượng hành trình cần thiết để đi xuyên một mạng liên kết bằng nửa số đỉnh lẻ.
(iv) Một mạng gồm một số lẻ đỉnh lẻ thì không thể dựng được bởi vì mỗi đường cần bắt đầu tại một đỉnh và kết thúc tại một đỉnh.
118. Nguyên tắc trên được áp dụng như thế nào cho bài toán Bảy chiếc cầu Koenigsberg?
Trong bài toán đó, khi hai cù lao được thay bằng hai điểm AB, con sông chia tách hai phần đất được kí hiệu là CD, và bảy chiếc cầu được kí hiệu bằng bảy đường cung, mạng đã cho có dạng như sau:
Vì trong trường hợp này, cả bốn đỉnh đều là lẻ, nên cần có hai hành trình mới đi hết mạng lưới. Một hành trình duy nhất là không thể.
119. Nếu có thêm một cầu nữa bắt qua sông thì sao?
Nếu xây thêm một chiếc cầu nữa bắt qua sông, trên sơ đồ được vẽ bằng nét đứt ở phía cùng bên trái, thì mạng có dạng như sau:
Trong trường hợp này, hai đỉnh CD đều chẵn, và hai đỉnh kia, AB, đều là lẻ. Bây giờ một hành trình là đủ, nhưng hành trình đó phải bắt đầu tại một đỉnh lẻ, A hoặc B, và kết thúc tại đỉnh kia.
120. Tại sao bài toán trên lại được đánh giá quan trọng thế?
Bởi vì cùng với đáp số của bài toán đã ra đời một ngành toán học hoàn toàn mới.
Khi Euler giới thiệu lời giải trước Viện hàn lâm nước Nga ở St Petersburg vào năm 1736, không những một bài toán dai dẳng đã được giải mà cùng với nó Topo học đã ra đời.
121. Hình ngôi sao và hình chữ nhật với hai đường chéo thì có đi xuyên qua một lượt được không?
Hình ngôi sao có 10 đỉnh, mỗi đỉnh đều chẵn. Do đó, chẳng khó khăn gì để vẽ nó bằng một nét duy nhất.
Hình chữ nhất với hai đường chéo có 5 đỉnh, gồm bốn đỉnh lẻ và một đỉnh chẵn. Do đó, cần có hai hành trình. Nó không thể được vẽ bằng một nét.


Toán học – Những điều kì thú và những mốc son lịch sử (Phần 7)

122. Bài toán bốn màu là gì?
Khi tô màu bản đồ, những nước có chung đường biên giới được tô màu khác nhau để phân biệt chúng với nhau.
Kinh nghiệm thông thường là bốn màu là đủ để tô màu bản đồ, cho dù bản đồ đó gồm bao nhiêu nước và đường biên giới của chúng phức tạp như thế nào chăng nữa.
Nhưng để chứng minh thực tế bốn màu là đủ để tô màu bất kì bản đồ nào trên một mặt phẳng hay một mặt cầu là chuyện không đơn giản, và được gọi là bài toán bốn màu.
123. Ba màu là không đủ hay sao?
Thực tế dưới bốn màu là không đủ cho mọi trường hợp sẽ được làm rõ từ bản đồ gồm bốn nước dưới đây, trong đó mỗi nước đều tiếp giáp với ba nước kia.
Một điều cũng đúng là không ai có thể tạo ra một bản đồ có yêu cầu tô nhiều hơn bốn màu.
124. Bài toán bốn màu đã được nêu ra như thế nào?
Nó lần đầu tiên được Mobius nêu ra dưới dạng một bài toán vào năm 1840. Một vài nhà toán học đã bắt tay vào giải, nhưng trong hơn một thế kỉ lời giải vẫn còn tránh né họ!
125. Cuối cùng thì ai chứng minh được nó?
Mãi đến năm 1976 thì Wolf Gang Haken và Kenneth Appel mới có thể chứng minh khẳng định trên, nhưng máy vi tính là một công cụ đắc lực trong chứng minh đó.
Chứng minh tốn vài trang giấy và hết sức khó.
126. Còn những bản đồ vẽ trên mặt vòng xuyến, tức là ống trụ phồng bên trong, thì sao?
Người ta chứng minh được rằng cần bảy màu để tô màu cho bất kì bản đồ nào vẽ trên một mặt vòng xuyến.
Điều này hàm ý rằng trên một mặt như thế, người ta có thể xây dựng các bản đồ gồm bảy vùng trong đó mỗi vùng tiếp giáp với sáu vùng kia!
127. Làm thế nào những khái niệm hình học lại có khả năng áp dụng cho những tình huống đa dạng như thế?
Toán học có được sức mạnh sáng tạo của nó từ trực giác, trong đó hình học là một nguồn phong phú – điều đó lí giải tại sao các khái niệm hình học có khả năng áp dụng cho nhiều tình huống đa dạng.
Ngoài ra, các phương pháp và khái niệm hình học vẫn giữ được lợi thế của chúng thậm chí ở dạng thức trừu tượng.
Hình học cung cấp các mô hình không chỉ của không gian vật lí mà còn của bất kì cấu trúc nào có khái niệm và đặc điểm khớp với khuôn khổ hình học.
128. Trở lại với Euclid! Tại sao Euclid lại tiên đề hóa hình học?
Trước Euclid, hình học chỉ là một tập hợp gồm những kết quả rời rạc không có liên quan gì với nhau.
Mục tiêu của Euclid vì thế là chọn một số lượng nhỏ những giả thiết ban đầu hay tiên đề từ cái mà lĩnh vực hình học đã biết cho đến thời đại của ông cũng như những sự thật hình học chưa được khám phá có thể được suy luận ra từ chúng.
Ông đã tiên đề hóa hình học để hoàn thành nhiệm vụ để đời này.
129. Tác phẩm của Euclid có hoàn hảo logic không?
Trong hơn hai nghìn năm trời, bộ “Cơ sở” của Euclid được xem là thành tựu toán học có địa vị cao nhất, nhưng vào thế kỉ mười chín thì tiêu chuẩn nghiêm khắc trong tư duy toán học đã phát triển lên trình độ cao hơn, và người ta bắt đầu tìm thấy những chỗ hỏng logic trong tác phẩm của Euclid.
Có nhiều chỗ trong đó các kết luận mà Euclid rút ra từ những giả thiết của ông không tuân theo riêng các quy luật logic.
130. Vì sao những chỗ hỏng logic này không được để ý tới trước đó?
Lí do những chỗ hỏng này đã không được các nhà toán học để ý thấy trong suốt một thời gian rất dài là vì các định lí của Euclid luôn có những hình vẽ đi kèm khiến các khẳng định là quá sức hiển nhiên nên chẳng có ai nghi ngờ và kiểm tra để xác nhận. Chính các hình vẽ đã lấp mất những chỗ hỏng logic đó.
Do đó, về sau người ta cảm thấy nên xây dựng hình học trên một hình thức chặt chẽ hơn, trong đó các chứng minh chỉ có giá trị ở dạng logic của chúng, tức là không liên hệ với cách hiểu bình thường của các khái niệm hình học nữa.
131. Phải làm gì để đạt được kết cục này?
Nhà toán học vĩ đại người Đức Hilbert đã tiến hành một khảo sát tiên đề hiện đại như thế của hình học Euclid.
Ông chỉ sử dụng ba thuật ngữ không được định nghĩa – điểm, đường thẳng và mặt phẳng, và sáu quan hệ không được định nghĩa – trên, trong, giữa, đồng dạng, song song và liên tục, và hai mươi mốt tiên đề.
Ông đã định nghĩa toàn bộ những khái niệm khác của hình học, ví dụ như góc, tam giác, đường tròn, vân vân, theo những thuật ngữ nguyên bản hay những khái niệm cơ bản này.
132. Phương pháp tiên đề Hilbert có phải là giải pháp duy nhất cho hình học Euclid không?
Không, có nhiều và có thể có nhiều phương pháp khác nữa. Ví dụ, sau Hilbert vài năm, Oswald Veblen đã đưa ra một cách tiên đề hóa khác chỉ sử dụng các thuật ngữ ‘điểm’, ‘ở giữa’ và ‘đồng dạng’ với một tập hợp các tiên đề hơi khác với của Hilbert.
Có một cách tiên đề hóa khác nữa của E.V. Huntington, ông chỉ sử dụng hai thuật ngữ ‘hình cầu’ và “bao gồm’ cùng với một tập hợp gồm những tiên để hiển nhiên là khác nữa.
133. Phương pháp tiên đề có thích hợp cho các nghiên cứu khác ngoài hình học hay không?
Tác động của phương pháp tiên đề của Euclid đối với các thế hệ nghiên cứu sau đó lớn đến mức nó đã trở thành một kiểu mẫu cho mọi chứng minh chặt chẽ trong toán học.
Vì thế, vào thế kỉ mười chín và đầu thế kỉ hai mươi, nhiều lĩnh vực nghiên cứu đã được phát triển theo hướng ít nhiều mang tính trực giác dựa trên cơ sở tiên đề.
134. Phương pháp tiên đề có thúc đẩy tư duy toán học hay không?
Không, phương pháp tiên đề có thể xem là một hoạt động toán học dựa trên những quan niệm tiền nhận thức, còn toán học là một hoạt động sáng tạo được phát triển độc lập với những quan niệm như thế, do đó phương pháp tiên đề không thể bộc lộ bản chất của tư duy toán học.
135. Vậy đâu là động cơ thúc đẩy việc tiên đề hóa những lĩnh vực khác?
Động cơ mạnh nhất thúc đẩy việc tiên đề hóa những lĩnh vực khác của toán học là khát vọng muốn thiết lập một số lượng nhỏ nhưng vừa đủ những giả thiết ban đầu từ đó tất cả những phát biểu đúng trong những lĩnh vực đó được suy luận ra.
Phương pháp tiên đề này ngày nay được chấp nhận triệt để đến mức một trong những đặc điểm nổi bật nhất của toán học thế kỉ hai mươi là sự vận dụng quy mô phương pháp tiên đề trong các nghiên cứu toán học.
136. Kết quả của sự vận dụng quy mô phương pháp tiên đề hóa này của toán học là gì?
Sự vận dụng rộng rãi này của sự trừu tượng của toán học đã mang lại một khó khăn lớn, đó là vấn đề nhất quán!
Vì một phương pháp tiên đề phải là nhất quán, nên phải có một cách khẳng định rằng một tập hợp những giả thiết đã cho làm cơ sở của hệ thống mới là nội nhất quán để cho không có định lí mâu thuẫn tương hỗ nào có thể được suy luận ra từ tập hợp đó.
Nếu các giả thiết nói về một miền đối tượng quen thuộc nào đó, thì luôn luôn có thể kiểm tra xem chúng có đúng hay không, nhưng trong trường hợp các giả thiết nói về một miền đối tượng mới mẻ và không quen thuộc, thì dường như chẳng có cách nào kiểm tra được tính nhất quán của chúng.
Để làm rõ, các hình học phi Euclid lúc chúng đang được phát triển đã từng bị xem là không biểu diễn bất kì sự thật nào cả.
Có vẻ chẳng có cách nào trả lời cho câu hỏi: Tập hợp các giả thiết Riemann có nhất quán không hay liệu nó sẽ không dẫn tới những định lí mâu thuẫn chứ?
137. Vấn đề nhất quán còn phát sinh ở đâu nữa?
Vấn đề nhất quán còn phát sinh hễ khi một mô hình phi hữu hạn được xét đến vì các mục đích lí giải.
Trong trường hợp các mô hình hữu hạn, tính nhất quán của tập hợp có thể được xác định bằng cách khảo biện hoặc liệt kê nhưng trong trường hợp các mô hình phi hữu hạn thì điều này là không thể.
Và đa số các hệ giả thiết cấu thành nền tảng của những ngành toán học quan trọng chỉ có thể được thỏa mãn bởi các mô hình phi hữu hạn.
138. Hilbert có thành công trong việc xác lập tính nhất quán của các giả thiết Euclid hay không?
Hilbert chọn cách lí giải các giả thiết Euclid theo kiểu được thông qua trong hình học tọa độ Descartes để chúng được biến đổi thành những chân lí đại số. Tính nhất quán của các giả thiết Euclid, do đó, được xác lập bằng cách chứng minh rằng chúng được thỏa mãn bởi một mô hình đại số.
Nhưng phương pháp xác lập tính nhất quán như thế này cho thấy nếu đại số là nhất quán, thì hệ thống hình học của Hilbert cũng nhất quán. Vì thế, chứng minh một hệ nào đó nhất quán chỉ là tương đối chứ không phải một chứng minh tuyệt đối.
139. Nên làm gì tiếp theo để tránh những chứng minh tương đối đó?
Để tránh những chứng minh tương đối của tính nhất quán, Hilbert đề xuất một phương pháp được gọi là siêu toán học. Phương pháp này trang bị tốt cho việc nghiên cứu tính nhất quán lẫn tính hoàn chỉnh.
Vì thế, Hilbert và những nhà toán học khác nuôi hi vọng phát triển mỗi ngành toán học bằng phương pháp tiên đề theo kiểu sao cho nó vừa nhất quán vừa hoàn chỉnh.
Và chương trình tối hậu là phát triển một khuôn khổ thống nhất cho toàn bộ toán học vừa nhất quán vừa hoàn chỉnh.
Chương trình này được gọi là “Chương trình Hilbert”.
140. Chương trình Hilbert đã thành công đến đâu?
Luận giải siêu toán học đã được triển khai thành công để xác lập tính nhất quán và hoàn thiện của những hệ bao quát hơn. Ví dụ, một chứng minh tuyệt đối của sự nhất quán đã tiến hành cho một hệ số học cho phép cộng các con số, nhưng không cho phép nhân.
Một vài nỗ lực như thế là tìm cách xây dựng một chứng minh cho phép nhân các con số, nhưng thật bất ngờ, toàn bộ những nỗ lực như thế đều thất bại.
Cuối cùng vào năm 1931, nhà toán học người Áo Kurt Gödel đã chứng minh rằng những nỗ lực như thế nhất thiết phải thất bại.
141. Gödel đã chứng minh điều gì? hay Những hạn chế của phương pháp tiên đề là gì?
Gödel chứng minh rằng phương pháp tiên đề có những hạn chế cố hữu nhất định về tính nhất quán và tính hoàn chỉnh.
Ông chứng minh rằng tính nhất quán không thể được xác lập trong một hệ gồm toàn số học.
Ông còn chứng minh rằng phương pháp tiên đề có một hạn chế cố hữu nữa, đó là không hoàn chỉnh. Cho trước một tập hợp nhất quán bất kì gồm những tiên đề số học, có những mệnh đề số học đúng không thể được suy luận ra từ tập hợp đó.
142. Có ví dụ nào minh họa cho kết luận này không?
Một ví dụ đơn giản, giả thiết Goldbach, minh họa cho điều vừa nói.
Giả thiết phát biểu rằng mọi con số chẵn (ngoại trừ 2, bản thân nó là số nguyên tố rồi) đều có thể được biểu diễn bằng tổng của hai số nguyên tố.
Như vậy,
4=2+2,6=3+3,8=3+5
10=5+5,12=5+7,14=7+7
16=5+11,18=5+13,20=7+13
Tương tự:
50=19+31,100=3+97,200=3+197,...
Mặc dù người ta chẳng tìm thấy con số chẵn nào không bằng tổng của hai số nguyên tố, nhưng chưa có ai tìm ra cách chứng minh đúng cho mọi con số chẵn.
Giả thiết trên có vẻ là một mệnh đề đúng nhưng không thể được suy luận ra từ các tiên đề của số học.
143. Liệu một tập hợp tiên đề khác không giải quyết được sao?
Có lẽ nên đề xuất cải tiến hoặc mở rộng các tiên đề để cho định lí này và những định lí có liên quan khác có thể được suy luận ra. Nhưng cho dù chúng ta có bổ sung bất kì số lượng hữu hạn nào của các tiên đề số học, thì hệ thống đã mở rộng đó vẫn không đủ để mang lại mọi chân lí số học.
Sẽ luôn luôn có những chân lí số học khác nữa sẽ không được suy luận ra từ tập hợp đã mở rộng đó. Như vậy, phương pháp tiên đề căn bản là không hoàn chỉnh.
Gödel còn chứng minh rằng đối với những hệ thuộc loại quan trọng nhất, tính nhất quán là không tương thích với tính hoàn chỉnh. Những hệ như thế, nếu nhất quán, thì nhất thiết phải không hoàn chỉnh.
Đồng thời, nếu một hệ là hoàn chỉnh (ví dụ, một hệ chỉ cho phép cộng mà không nhân các con số), nó có thể được chứng minh là không nhất quán.
144. Cái cốt lõi của khám phá của Gödel là gì?
Cái cốt lõi của khám phá của Gödel là không có hệ thống logic nào vừa nhất quán vừa hoàn chỉnh có thể được người ta nghĩ ra.
Trước khi có khám phá này, các nhà toán học đã ấp ủ hi vọng phát triển một cơ sở toán học nhất quán được bao gộp trọn vẹn trong một hệ thống tiên đề.
Khám phá của Gödel đã đặt dấu chấm hết cho một hi vọng như thế.
Như vậy, cái Gödel đã làm với logic học vào năm 1931 chính là cái Heisenberg* đã làm với vật lí học bởi nguyên lí bất định nổi tiếng của ông trước đó bốn năm, vào năm 1927.
145. Hàm ý của khám phá trên là gì?
Hàm ý là sự mất bình yên bởi vì khám phá trên làm suy yếu niềm tin rằng chân lí toán học là chính xác và hoàn hảo.
Đây là vì chân lí toán học có được sức mạnh của nó từ sự tương tác của các tiên đề gọi là các chứng minh, nhưng khi bản thân phương pháp tiên đề, cái trụ cột cho những chứng minh như thế, chịu sự thẩm tra và ngờ vực, thì bức tranh rõ ràng chuyển sang sắc thái kém tin cậy và ảm đạm.
-----
*Nguyên lí bất định của Heisenberg hàm ý rằng tác dụng quan sát trên một hạ sơ cấp làm nhiễu loạn nó theo một kiểu không dự đoán được. Nguyên lí này thiết lập giới hạn cho sức mạnh của phương pháp thực nghiệm.
Xem tiếp...