Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TỰ PHẢN CÁCH MẠNG 4
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
- Tội lỗi rành rành mà còn chối! -Biểu hiện rõ ràng về sai lầm trong chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ của Đảng! -Xử lý cà rề quá chỉ hại thêm cho Đảng!
--------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tâm trên NET)
Ông Trịnh Xuân Thanh đã chủ động liên hệ với PV báo
Thanh Niên nói rằng mình đã xin ra khỏi Đảng. Tuy nhiên, sáng nay (7/9)
Tỉnh ủy Hậu Giang cho rằng, chưa nhận được đơn của ông Thanh.
Ông Trịnh Xuân Thanh đã hết hạn nghỉ phép nhưng hiện nay vẫn chưa trở lại Hậu Giang.
Tin tức mới nhất, theo báo
Thanh Niên, ngày 4/9, ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ gọi điện thoại cho
một phóng viên ở Cần Thơ. Sau khi trình bày nhiều nội dung có tính chất
“giải trình” những vấn đề liên quan đến mình như báo chí thông tin, ông
Thanh cho biết đã làm đơn xin ra khỏi Đảng và đã gửi đến các cơ quan
chức năng ở Trung ương cũng như Tỉnh ủy Hậu Giang.
Ông Thanh cũng cho hay, vào giữa tháng 7, ông đã ký đơn gửi Thường
trực Tỉnh ủy xin ra khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020
do bản thân không còn làm Phó chủ tịch UBND tỉnh nữa “nên giữ chức vụ
Tỉnh ủy viên là không cần thiết”.
Đến ngày 29/8, ông cũng đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang xin ra khỏi Đảng.
Ông Trịnh Xuân Thanh nói với PV báo Thanh Niên rằng đã làm đơn xin ra khỏi Đảng.
Thế nhưng, hôm nay (7/9), thông tin với các tờ Zing, Dân trí ông Bùi
Văn Sáu, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, đơn vị chưa nhận
được thông tin về việc ông Trịnh Xuân Thanh - Tỉnh ủy viên, nguyên Phó
chủ tịch UBND tỉnh - xin ra khỏi Đảng.
Hiện, ông Thanh đã hết hạn 1 tháng xin nghỉ phép (từ ngày 3/8) nhưng cán bộ này vẫn chưa trở lại Hậu Giang.
Vào tuần trước, ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang xác nhận
việc ông Thanh nghỉ phép để điều trị bệnh. Người đứng đầu Tỉnh ủy Hậu
Giang cũng khẳng định, ông chưa nghe thông báo nào liên quan đến ông
Thanh từ các cơ quan Trung ương.
Như đã thông tin, ông Trịnh Xuân Thanh xin nghỉ một tháng để trị bệnh. Ông Thanh bị bệnh gì, trị bệnh ở Bệnh viện nào cũng không được tiết lộ.
Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban cán sự
Đảng, Bộ Công Thương được luân chuyển về Hậu Giang từ tháng 5/2015 và
được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Cuối tháng 5/2016, phát hiện ông Thanh đang dùng xe cá nhân hạng sang
gắn biển xanh để đi lại, dư luận bức xúc, báo chí đã vào cuộc, phản ánh
các sai phạm của ông Thanh.
Đến ngày 9/6/ 2016, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn truyền đạt ý
kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao 9 cơ quan kiểm tra, xem xét,
kết luận những nội dung báo chí nêu liên quan đến Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 16/6, HĐND tỉnh Hậu Giang khóa IX (nhiệm kỳ 2016-2021) họp lần
thứ nhất với 50 đại biểu vừa trúng cử tham dự. Ông Trịnh Xuân Thanh xin
vắng mặt cuộc họp này. Trước đó, ngày 15/6, ông Thanh đã chủ động nộp
đơn lên Tỉnh ủy và HĐND tỉnh Hậu Giang xin không tái cử chức danh Phó
chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 15/7, Hội đồng bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội với ông Trịnh Xuân Thanh.
Cũng liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh, ngày 1, 2/8, Ban thường vụ
Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đã họp để kiểm điểm trách
nhiệm của tập thể Ban thường vụ Tỉnh ủy, các cá nhân có liên quan đến sự
việc của ông Trịnh Xuân Thanh.
Nguyễn Nguyên (tổng hợp)
Con đường thăng tiến của Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang ông Trịnh Xuân Thanh
Ngày 11/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông báo kết luận kỳ họp thứ
IV và V, trong đó kiến nghị xem xét kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh.
Đồ họa. Tiến Thành - Võ Văn Thành
Ngày
11/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông báo kết luận kỳ họp thứ IV và
V, trong đó kiến nghị xem xét kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh.
Mắc
phải nhiều khuyết điểm trong suốt quá trình công tác, ông Trịnh Xuân
Thanh bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiến nghị xem xét kỷ luật, không
công nhận tư cách đại biểu Quốc hội…
Ảnh Vnexpress.net
Trước khi bị vạch trần những sai phạm này, ông Trịnh Xuân Thanh là ai?
Tốt nghiệp đại học Kiến Trúc Hà Nội năm 1990, ông Trịnh Xuân Thanh đã có thời gian dài đi làm ăn tại Đông Âu.
Năm
1995, ông Trịnh Xuân Thanh về nước, sau đó vào làm việc và giữ chức Phó
Giám đốc Công ty phát triển kinh tế kỹ thuật Detesco của Trung ương
Đoàn từ năm 1996 - 2000.
Từ năm 2000 - 2004, ông Trịnh Xuân Thanh đảm nhiệm vị trí Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội của Tổng công ty Sông Hồng.
Năm 2005 - 2007, ông Thanh lần lượt nhậm chức Phó tổng giám đốc rồi Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Hồng.
Năm 2007, ông Trịnh Xuân Thanh làm Tổng Giám đốc rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Đây
cũng là khoảng thời gian ông Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng
quản trị, Ban tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng Công ty PVC đã thể hiện
sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo quản lý điều hành, thiếu kiểm
tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế;
đã để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng (giai đoạn
2011-2013), nhiều tổ chức, cá nhân trong Tổng Công ty bị kỷ luật và xử
lý hình sự.
Với cương vị là người đứng đầu, ông
Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi
phạm nêu trên. Tuy nhiên, ông Trịnh Xuân Thanh chưa nghiêm túc, thành
khẩn tự giác nhận trách nhiệm, khuyết điểm, vi phạm
Năm 2013, ông Trịnh Xuân Thanh giữ chức Phó chánh văn phòng Bộ Công thương, Trưởng Đại diện Bộ Công thương tại Đà Nẵng.
Năm 2014, ông Thanh tạm thời phụ trách công việc chung của Văn phòng Bộ Công thương.
Năm
2015, ông Trịnh Xuân Thanh giữ chức Vụ trưởng Ban đổi mới doanh nghiệp
Bộ Công thương, Vụ trưởng Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ Công
thương.
Tháng 5/2015, ông Thanh được bầu bổ sung làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Đến tháng 6/2016, ông Thanh trúng cử ĐBQH với 75% phiếu bầu.
Trong
thời gian này, với cương vị là Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân tỉnh, ông Trịnh Xuân Thanh đã dùng biển số xe công gắn vào xe ôtô tư
nhân để sử dụng là trái quy định, gây phản cảm, bức xúc trong cán bộ,
đảng viên và nhân dân.
Hiện, ông Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị xem xét kỷ luật, không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Trả
lời tờ Vov.vn ông Lê Phước Thọ , nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương,
tỉnh Hậu Giang có một phần trách nhiệm. Nhưng quy trách nhiệm nhiều cho
Hậu Giang cũng không giải quyết được tận gốc vấn đề mà phải thẳng thắn
kiểm thảo, làm rõ ai đưa, giới thiệu ông Trịnh Xuân Thanh.
“Bộ
Chính trị quản lý Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Bộ trưởng; còn Phó Bí thư,
Phó Chủ tịch là Ban Bí thư. Hậu Giang thiếu một Phó Chủ tịch, đề nghị
Ban Tổ chức Trung ương cho thêm một Phó Chủ tịch và được đồng ý. Quyền
luân chuyển, tăng cường cán bộ là do trên. Anh Trịnh Xuân Thanh sai phạm
ở dầu khí, không được kiểm thảo, không làm rõ trách nhiệm. Khi Bộ Công
thương xảy ra chuyện đó, Bộ Nội vụ có biết không, Ban Tổ chức Trung ương
có biết không? Ai là người chịu trách nhiệm? Không được đồng ý, ai điều
động cán bộ này được?”, ông Thọ đặt câu hỏi.
Là
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Trịnh Xuân Thanh là cán bộ cấp cao nên theo
PGS. TS Ngô Thành Can, Phó Trưởng khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học
viện Hành chính Quốc gia, ngoài Bộ Công thương, tỉnh Hậu Giang, rõ ràng,
còn có trách nhiệm của các cơ quan cấp cao hơn. Vì vậy, phải xem xét có
hệ thống các đơn vị, tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ này.
Tuy
nhiên, về lâu dài, công tác cán bộ phải được tập trung vào một mối, một
cơ quan chịu trách nhiệm, không nên để nhiều đơn vị tham gia. “Chúng ta
đặt vấn đề, tại sao một số nền công vụ, người ta vẫn chọn được người
hiền tài? Thông thường, chức vụ này tập trung vào một đầu mối, một cơ
quan nhân sự cao cấp, phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ. Vì vậy, nếu
còn nhiều đơn vị tham gia vào, cuối cùng, không có ai chịu trách nhiệm
phần này cả. Kinh nghiệm về công tác cán bộ là phải tập trung vào một
đầu mối", PGS.TS Ngô Thành Can nêu ý kiến.
Chí Kiên (T.H)
Vụ ông Trịnh Xuân Thanh làm tới cùng sẽ lộ mặt “nhóm lợi ích”
VOV.VN - Làm tới cùng những chỉ đạo của Tổng Bí thư sẽ lộ mặt “nhóm lợi ích” đã “bảo kê” cho ông Trịnh Xuân Thanh.
Hơn 1 tháng sau
khi yêu cầu kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung liên quan đến Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, ngày 18/7 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chỉ đạo về
các công việc cần làm tiếp sau khi có Thông báo kết luận của Uỷ ban
Kiểm tra Trung ương ngày 11/7. Tổng Bí thư đã nêu ra 4 nội dung cụ thể,
chi tiết với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Ban Thi
đua – Khen thưởng Trung ương, Bộ Công an, Ủy ban Kiểm tra Trung ương,
Tỉnh ủy Hậu Giang, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam…yêu cầu phải kiểm
điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan
về các khuyết điểm, vi phạm.
Ông
Trịnh Xuân Thanh (giữa), Chủ tịch HĐQT PVC đại diện cho Tổng công ty
nhận Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2010. Ảnh: Sài Gòn giải phóng
Dư luận nhân dân
cả nước đồng lòng và hoan nghênh chỉ đạo quyết liệt, triệt để của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuy vậy, để Tổng Bí thư phải ra tiếp một chỉ
thị nữa cho thấy, thời gian qua, việc xem xét, xử lý vụ việc này có vẻ
chưa kịp thời, chưa đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và
nhân dân. Vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh dù còn cần thời gian để làm sáng
tỏ nhưng bước đầu có thể nhìn ra có dấu hiệu của “lợi ích nhóm”, của tệ
chạy chức, chạy quyền, chạy danh hiệu…Đây là những bức xúc mà chính Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo đầu tiên công khai vấn đề này
và yêu cầu phải đấu tranh, chấn chỉnh. Nhiều văn kiện của Đảng gần đây
cũng nhắc đến cụm từ này.
“Lợi ích nhóm” là
một nhóm có quyền lực và vị thế nhất định câu kết với nhau để mưu cầu
lợi ích cho các thành viên trong nhóm, nhưng lợi ích này đi ngược lại
với lợi ích quốc gia, ảnh hưởng không tốt đến lợi ích chính đáng của đại
đa số người dân. Ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Trưởng ban thường trực
Ban Tuyên giáo Trung ương từng chỉ ra: “Lợi ích nhóm” là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến việc hình thành các “nhóm lợi ích”. Các “nhóm lợi ích”
kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động, cùng phân chia lợi ích,
giữa những người có nhiều tiền với những người có quyền lực trong Nhà
nước và trong Đảng cầm quyền. Có tiền chuyển hóa thành có quyền lực. Có
quyền lực chuyển hóa thành có tiền. Người có tiền sẽ có quyền lực và
người có quyền lực sẽ có tiền. Họ cùng nhau hành động để có quyền lực và
có tiền ngày càng nhiều hơn. Đồng tiền cộng với quyền lực tạo thành sức
mạnh khống chế, lũng đoạn tổ chức và xã hội.
Vì sao để thua lỗ
tới trên 3.200 tỷ đồng, ông Trịnh Xuân Thanh vẫn ung dung leo qua bao
chức vụ rồi ngồi lên ghế Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang? Một mình ông Thanh
chắc chắn có tài thánh cũng không làm nổi. Phải có cả một đường dây
“tiền hô, hậu ủng”, nâng đỡ, bao bọc cho ông ta. “Nhóm lợi ích” rõ ràng
là ở đây chứ cần phải tìm đâu (!).
Ông Trịnh Xuân Thanh (phải) nhận hoa chúc mừng được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Báo Hậu Giang
Dư luận đặt câu
hỏi, liệu từ chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và kết
luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chúng ta có thể làm tới cùng, buộc
những người có “lợi ích” trong vụ này phải lộ mặt hay không?
Đương nhiên, đánh
vào “nhóm lợi ích” không dễ dàng bởi quan hệ ràng buộc lợi ích tinh vi,
liên quan tới những người có quyền lực, đương chức và bởi đây là mối
quan hệ con người. Hoàn toàn có thể lường trước việc thực hiện ý kiến
chỉ đạo của Tổng Bí thư sẽ gặp phải các lực cản rất tinh vi, phức tạp.
Tuy nhiên, báo chí và dư luận nhân dân cả nước sẽ đứng sau những chỉ đạo
này.
Nếu các cơ quan
chức năng quyết tâm, công tâm, khách quan, trong sáng thì không thế lực
hắc ám nào có thể cản trở được. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó
vạn lần dân liệu cũng xong”. Cứ dựa vào đông đảo cán bộ, đảng viên và
nhân dân chân chính, việc dù khó mấy cũng đạt đến thắng lợi./.
VOV.VN - Mọi quy trình cần phải
được xem lại để loại bỏ được các tiêu cực của những người có trách nhiệm
xây dựng cũng như phê chuẩn các quy trình đó.
Công Hân/VOV.VN
Vụ ông Trịnh Xuân Thanh: Quá hạn, Bộ Nội vụ vẫn chưa báo cáo
TP - Chiều 31/8, tại cuộc họp báo thường
kỳ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng cho
biết, Bộ Nội vụ chưa có báo cáo chính thức về việc đề bạt, bổ nhiệm ông
Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, sau khi Tổng Bí thư có chỉ đạo, các cơ quan
của Đảng, các cơ quan pháp luật cũng đã vào cuộc hết sức đồng bộ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời tại cuộc họp báo. Ảnh: Trường Phong.
Tiền Phong: Chính phủ đã có văn bản yêu
cầu Bộ Nội vụ báo cáo về việc thuyên chuyển, đề bạt, bổ nhiệm ông Trịnh
Xuân Thanh (thời hạn báo cáo là ngày 30/8 – PV). Đến nay Bộ Nội vụ đã
báo cáo chưa, việc xác minh, trách nhiệm cũng như lỗ hổng trong vụ việc
này là gì? Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Tại cuộc
họp tháng 7, chúng tôi cũng đã thông báo là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban cán sự Đảng Chính phủ và các
cơ quan kiểm tra làm rõ việc thua lỗ tại Tổng Công ty cổ phần xây lắp
dầu khí Việt Nam dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh.
Liên quan đến vụ việc thuyên chuyển, đề bạt, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân
Thanh, Thủ tướng cũng đã giao Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ
làm rõ việc thuyên chuyển này. Việc này Bộ Nội vụ được giao rà soát
toàn bộ quy trình và báo cáo.
Đến nay Bộ Nội vụ chưa có báo cáo chính thức lên Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, các cơ quan của Đảng, các cơ quan pháp luật cũng đã vào cuộc
hết sức đồng bộ và việc chỉ đạo của Tổng Bí thư là quyết tâm chính trị
rất cao của người đứng đầu Đảng, đó là kiên quyết chống tham nhũng,
chống tiêu cực, chống lợi ích nhóm ngay cả trong bổ nhiệm, thuyên chuyển
cán bộ, cũng như lợi dụng trong việc sử dụng tài sản, tiền của của nhân
dân.
Đây là quyết tâm chính trị rất cao và tạo ra sự chuyển động của cả hệ
thống, cả cơ quan lập pháp, hành pháp. Từ đó giao cho các bộ tiếp tục
rà soát, xem xét lại tất cả các dự án của Tổng Công ty cổ phần xây lắp
dầu khí Việt Nam. Sau này có thông tin chính thức, báo cáo chính thức từ
Bộ Nội vụ và các cơ quan chức năng thì VPCP sẽ thông báo đến các cơ
quan báo chí. Tuổi trẻ TP HCM: Chính phủ đánh giá như thế nào
về vụ việc giết người nghiêm trọng xảy ra ở Yên Bái vừa qua, công tác
điều tra đã tiến hành như thế nào và đã xác định được nguyên nhân chưa? Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Sau khi sự
việc nghiêm trọng xảy ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đến
Yên Bái. Thủ tướng đã làm việc với Ban thường vụ tỉnh ủy, cũng như thị
sát kiểm tra tình hình.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng giao Văn phòng Chính phủ thông báo
tại số 1726, đó là phải ổn định tình hình, đảm bảo an ninh trật tự, xã
hội trên địa bàn và giao cho Bộ Công an điều tra khởi tố vụ án để tìm ra
nguyên nhân cấp dưới dùng súng giết hại cấp trên.
Hiện cơ quan công an đang trong quá trình điều tra sau này kết quả
thế nào sẽ công bố để báo chí biết. Đây là vấn đề rất quan trọng, thời
gian ngắn nên cũng chưa đủ để cơ quan điều tra ra nguyên nhân của vụ án.
Pháp luật TPHCM: Theo thống kê của Bộ Tư pháp,
năm 2015 số lượng người thôi quốc tịch Việt Nam hơn 4.000 người. Trong
số này có cả những trường hợp dư luận nói đến là những đại gia, ví dụ
như bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Cái này có phản ánh xu thế gì không? Có
đáng lo ngại không? Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Đây là vấn
đề quyền của công dân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định. Các
cơ quan nhà nước tiếp nhận và xử lý yêu cầu này của công dân và được
giải quyết theo đúng luật định.
Theo thống kê thì đa số các trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam để
nhập quốc tịch nước ngoài chủ yếu là các cô dâu của Việt Nam khi lấy
chồng nước ngoài. Một số nước yêu cầu phải thôi quốc tịch Việt Nam thì
mới được nhập quốc tịch nước họ.
Trung bình mỗi năm có hàng vạn phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước
ngoài. Số lượng thôi quốc tịch Việt Nam có thể nói là không nhiều. Ngay
cả quy định ở mỗi nước cũng khác nhau. Có những nước yêu cầu muốn nhập
quốc tịch thì phải thôi quốc tịch Việt Nam nhưng có những nước không yêu
cầu thôi quốc tịch Việt Nam.
Với xu thế hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, các công dân có nguyện
vọng xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài có thể nói
là thuận tiện hơn trong việc làm ăn, sinh sống. Trong thực tiễn vừa
rồi, hầu hết các công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch Việt Nam đang cư
trú ở nước ngoài và không phải nhiều.
Gần đây có một số trường hợp công dân là doanh nhân, là chủ doanh
nghiệp đã xin nhập quốc tịch nước ngoài mà vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Báo chí đã phản ánh rồi.
Trong thời gian tới, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng sẽ rà soát tổng
kết việc thực hiện pháp luật về quốc tịch, trong đó có việc quy định
nhập, xin thôi, xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Rà soát tổng kết, nếu
cần thiết sẽ tiếp tục điều chỉnh quy định để hoàn thiện về luật quốc
tịch, kiến nghị Quốc hội sửa đổi luật quốc tịch nếu cần thiết. Người lao động: Sau vụ Formosa, hiện nay ở một
số tỉnh miền Trung còn tồn đến 4 nghìn tấn hải sản. Chính phủ đã có chỉ
đạo Bộ Y tế sớm có công bố để giải tỏa khó khăn cho bà con. Khi nào việc
này sẽ chính thức thực hiện?
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Sau khi Phó Thủ tướng chỉ đạo
thì Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT. Chúng tôi đã ban
hành văn bản hướng dẫn cho 4 tỉnh miền Trung, nguyên tắc là đặt sức khỏe
của người dân lên hàng đầu theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Chúng tôi đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan thuộc
Sở NN&PTNT, sở Công thương, các cơ quan quản lý các kho cá phải phân
lô tất cả các kho, trên cơ sở đó Bộ Y tế sẽ tiến hành lấy mẫu tất cả
các lô cá.
Lấy mẫu xong sẽ chuyển về cho 2 phòng xét nghiệm cấp quốc gia của Bộ
để xét nghiệm và chỉ cho phép lưu hành những lô cá nào đã được xác nhận
là an toàn.
Lô cá nào không được xác nhận an toàn thì phải tiến hành tiêu hủy
hoặc đền bù theo quy định. Chúng tôi nghĩ rằng, đây là việc làm rất khó
khăn, mất nhiều thời gian nhưng trên quan điểm bảo vệ sức khỏe người
dân.
Chính phủ không đi bán bia, bán sữa
Thông báo về nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, đối với
việc bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp, Thủ tướng khẳng định,
Chính phủ không đi bán bia, không đi bán sữa. Những lĩnh vực ấy Chính
phủ và ngân sách Nhà nước không cần nắm giữ, tư nhân làm tốt hơn thì để
tư nhân làm.
Thủ tướng yêu cầu công khai, minh bạch quá trình cổ phần hóa, làm
sao đạt được hiệu quả cao nhất, đồng thời phải giữ được các thương hiệu
Việt có tính cạnh tranh. Văn Kiên - Trường Phong
Về công trình 8B, phố Lê Trực (Hà Nội), Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai
Tiến Dũng cho biết, đến nay đã cơ bản phá dỡ xong toàn bộ sàn tầng 19
(giai đoạn 1), trước ngày 30/9/2016 sẽ hoàn thành phương án phá dỡ giai
đoạn 2.
Nỗi Buồn Hoa Phượng - Ý Linh (Thần Tượng Bolero 2017) [MV Official] NGẬM SẦU Sầu ta chẳng biết sầu gì Cứ như cơn sốt li bì mê man Lê la đã khắp trần gian Mà nào gặp thuốc uống tan nỗi sầu... Sầu ta chẳng biết tại sao Càng cười ha hả càng đau thấu tình Đã từng trải hết phiêu linh Tưởng là bệnh khỏi, hóa trên đỉnh sầu. Ai ơi cứu được ta nào Ta xin hậu tạ một chầu sầu riêng... Trần Hanh Thu Hạ Thương - Hồ Phương Liên (Á Quân Thần Tượng Bolero 2017) [MV Official] 【Top】Những Hình Ảnh Buồn Về Tình Yêu Hay Và Ý Nghĩa Nhất By Hoàng Trung Văn Nghĩa - 26 Tháng Mười, 2019 0 1595 Share ...
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm...
Mùa Chim Én Bay - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung MỌC CÁNH Em ơi em, mọc cánh bao giờ thế Định bay đi đâu mà nhìn ra đại dương? Tìm nguồn hạnh phúc bên kia thế giới Ở đó đang chờ một tình yêu thương? Thôi bay đi em, đừng áy náy, vấn vương Đừng lưu luyến kẻ dưng, người cũ Bay đi em, về phương trời quyến rũ Ở đó có tình sâu nặng đợi chờ! Bay đi em, đến xứ sở ước mơ Về chao liệng trên bến bờ hi vọng Thỏa khao khát những nỗi niềm vui sống Của một hồn thơ dào dạt yêu thương! Trần Hạnh Thu Câu Đợi Câu Chờ - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung Dương Hiểu Ngọc bay cao với đôi cánh "Thiên thần tình yêu 09:26 05/04/2014 Chắp "đôi cánh thiên thần", người đẹp Dương Hiểu Ngọc sẽ bay cao, bay xa trong nghệ thuật với những nỗ lực không ngừng. Xuất hiện liên tục trên ...
Nhận xét
Đăng nhận xét