Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

MUÔN NẺO MƯU SINH 3

(ĐC sưu tầm trên NET)
Người dân biển ở Kỳ Anh bế tắc kế mưu sinh
(ANTV) -Đã gần một tháng nay, nhiều bộ gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương đã vào cuộc quyết liệt để tìm ra đâu là nguồn gốc phát tán độc tố khiến cá chết. Tuy nhiên, đến nay câu trả lời vẫn đang bỏ ngõ và hàng ngàn hộ dân ở khu vực biển bị ảnh hưởng vẫn loay hoay chưa tìm ra cách mưu sinh.
Cá tự nhiên chết, cá được người dân nuôi trong các lồng bè cũng không ngoại lệ. Hơn 450 triệu tiền cá giống của anh Sâm vay ngân hàng đổ xuống biển với mong muốn cá chóng lớn nay đã như bọt biểu, tiêu tan theo thủy triều.
Anh Nguyễn Quang Sâm, xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh lo lắng nói, tôi là người dân mà tôi nuôi đây mười mấy năm rồi mà chưa bao giờ thấy cá chết như thế này, cá chết mà thủy triều lên từng nào là chết từng đấy.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã khẳng định cá chết không phải do dịch bệnh, không phải do thiên nhiên mà chết cho nhiễm độc, nhưng độc từ đâu mà ra thì người dân không hề biết, nên cũng chẳng biết bắt đền ai!
Tiền lãi ngân hành thì cũng đã đến kỳ hạn phải trả, mà nguồn nước thì chưa biết đã hết độc hay chưa, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng khuyến cao chưa nên thả nuôi vội, cá gần bờ cũng không nên đánh bắt, không nên ăn, vậy nên dù đã cố bình tĩnh nhưng hàng trăm hộ dân vẫn đang loay hoay bởi không biết mưu sinh bằng cách nào!
Ông Nguyễn Văn Lý, thôn Tam Hải 2, xã Kỳ Ninh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh tâm sự, giờ đói thì chưa đến mức độ đó nhưng tiền lãi ngân hàng thì đang đến hạn phải trả mà cá thì không tái nuôi được, giờ ngồi không chịu lãi.
Sau khi cá chết dạt vào bờ, hàng trăm hộ ngư dân vùng bãi ngang Hải Ninh kéo úp thuyền, bó lưới, tạm nghỉ đánh cá. 
Đã hàng trăm năm nay, những người dân ở Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh sống bằng nghề nuôi trồng thủy hải sản, bởi đất nông nghiệp vốn đã ít, nay lại nhường cho khu công nghiệp Vũng Áng. Giờ chưa thể mưu sinh từ biển, dân bơ vơ còm chính quyền địa phương thì cũng chỉ có thể động viên người dân tiếp tục chờ đợi.
Ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho hay, chính quyền đang khuyên các hộ dân chưa nên tiếp tục nuôi thả, đồng thời giao cho các phòng xem xét, kiến nghị tỉnh sớm hỗ trợ, còn giờ thì chỉ thăm hỏi động viên.
Biển là môi trường sống là nơi mưu sinh của hàng trăm hộ dân và nhiều thế hệ gia đình ở vùng biển Kỳ Anh. Vậy nên một ngày vắng biển, một ngày không ra biển, một ngày không thả cá, đánh bắt cá đồng nghĩa với việc một ngày người dân mất đi một ngày công lao động và cũng đồng nghĩa với việc bữa cơm của họ đang bị mất đi một ngày.
Độc tố có ở trong nước gây nên cái chết của cá tự nhiên, cá lồng bè là khẳng định của Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài nguyên và Môi trường tuy nhiên 2 bộ và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa xác định được nguồn độc tố xuất phát từ đâu, còn người dân thì bơ vơ trong cách tìm kế sinh nhai bởi giờ họ cũng chẳng dám thả cá để tái đàn.
Người nuôi tôm đành bỏ xứ đi kiếm kế mưu sinh 12/05/2016, 16:05 (GMT+7) “Thương lắm chú ơi, cái thằng tánh chịu thương chịu khó, nhưng làm ăn không gặp thời. Thấy người ta nuôi thâm canh cũng bắt chước làm, mấy chục triệu dành dụm bao năm nay mất hết cũng đành, lại nợ thêm tiền thức ăn, thuốc thú y hàng chục triệu”. Người nuôi tôm đành bỏ xứ đi kiếm kế mưu sinh Những vuông nuôi tôm cạn trơ đáy TIN BÀI LIÊN QUAN Cuộc tháo chạy sau hạn, mặn tràn vào các tỉnh miền Tây Chia sẻ Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme Tin bài khác Ba đời lái đò không công và mối lương duyên kỳ lạ [Ảnh]: Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau cơn mưa lớn Nợ đầy ắp những khoang tàu, vay ngân hàng để... trả lãi ngân hàng Cá đông lạnh 'đóng băng', 'trùm hải sản' mấp mép bờ vực phá sản Một thôn ôm nợ 22 tỷ đồng, nhà nhà cắm sổ đỏ chờ... xiết nợ Xem thêm http://nongnghiep.vn/vinh-tuong-dien-hinh-ngo-dong-post154431.html http://sittovietnam.com/trang-chu/trang-chu.html http://nongnghiep.vn/phan-bon-voi-bien-doi-khi-hau-36-19.html Nắng nóng gay gắt kéo dài không chỉ "thiêu cháy” ruộng lúa, vườn cây mà còn “hun khô” cả đồng tôm. Mùa màng thất bát, người nuôi tôm đành bỏ xứ để tìm kế mưu sinh, bỏ lại những đồng tôm hiu hắt. Bỏ của chạy lấy người Lưu thông trên tuyến đường Nam sông hậu đoạn ngang qua huyện Long Phú (Sóc Trăng) dễ dàng nhận ra sự đìu hiu của khu nuôi tôm công nghiệp kéo dài ven biển. Theo người dân địa phương, mô hình nuôi công nghiệp tại đây phát triển đã gần chục năm nay. Người khá giả, làm được nhà cửa khang trang nhờ con tôm công nghiệp cũng có, nhưng không ít người phải đổ nợ, đành rời bỏ vùng đất thân thương. Ở lại vùng quê nghèo với tâm trạng ngày nhớ, đêm mong con cháu nhưng bà Nguyễn Thị Ánh, mẹ anh Nguyễn Văn Bình (ấp Mười Chiến, xã Long Phú, huyện Long Phú, Sóc Trăng), cũng phải ém nỗi nhớ, động viên con mình gắng đi làm ăn, rồi dành dụm để lấy tiền trả nợ. “Thương lắm chú ơi, cái thằng tánh chịu thương chịu khó, nhưng làm ăn không gặp thời. Thấy người ta nuôi thâm canh cũng bắt chước làm, mấy chục triệu dành dụm bao năm nay mất hết cũng đành, lại nợ thêm tiền thức ăn, thuốc thú y hàng chục triệu”. Chỉ tay về phía sau nhà mình, bà Ánh tiếp tục câu chuyện. Trên mảnh đất canh tác nhỏ nhoi chỉ khoảng 2.500 m2 của gia đình mình, trước đây anh Bình nhiều năm rồi vẫn trồng mía. Đến mấy năm gần đây, mô hình nuôi tôm thâm canh phát triển nóng đã đưa cây mía về lại phía sau. Đi theo xu thế, anh Bình cũng tập tành bước chân vào nghiệp nuôi tôm lắm rủi ro này từ năm 2013. Sau 3 năm thăng trầm cùng con tôm, đến nay, anh đang nợ ngân hàng và bà con khoảng 50 triệu đồng. Anh Bình và vợ mình đành để lại người con nhỏ đang học lớp 6 cho bà nội chăm sóc. Vợ chồng anh đưa người con trai lớn lên thị trấn Long Phú tìm gặp chủ nợ trần tình hoàn cảnh gia đình mình, rồi xin khất nợ đi thành phố làm trả dần. Biết gia đình tuy ít đất đai, nhưng sống đoàng hoàng, chủ nợ đồng ý để anh ra đi mà không cần thuế chấp gì. Khi lên đường còn cho tiền chi phí xe cộ. Vậy là bước đường của gia đình anh Bình đã đổi một hướng khác, vì con tôm thâm canh anh phải xa quê gần nửa năm rồi. Theo thống kê của xã Long Phú diện tích đang thả nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn khoảng 95 ha thì có đến gần 40 ha đã thiệt hại. Về vùng nuôi tôm xã Phú Hưng (huyện Cái Nước, Cà Mau), lưu thông trên tuyến đường bê tông thuộc ấp Cái Rắn, chúng tôi ghi nhận cảnh hoang vu trên những đầm nuôi tôm công nghiệp bỏ không. Chúng tôi ghé nhà ông Nguyễn Văn Lam hỏi thăm, được chia sẻ rằng: Cái cảnh đổ nợ phải bỏ xứ đi là chuyện thường, nuôi tôm công nghiệp rất khó, mà mất một vụ thôi cũng đủ chết rồi. Hất cằm ra khu đất trống trơn cách nhà chừng vài trăm mét, ông Lam nói: Đất thằng Toàn đó, nó ở xã khác đến đây thuê nuôi tôm công nghiệp. Mới thả được 2 vụ rớt hết, đất đai còn trong hạn thuê nhưng không có tiền đầu tư phải bỏ của chạy lấy người. Nghe đâu nó nợ cũng bộn, trốn đi lên Bình Dương làm rồi. Ông Trần Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa, cho biết, năm nay diện tích nuôi tôm - lúa của xã bị thiệt hại rất lớn do thời tiết quá khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài và độ mặn quá cao vượt ngưỡng chịu đựng của tôm nước lợ. Xã có hơn 5.000 ha nuôi tôm lúa thì đã có gần 2.000 ha bị thiệt hại, chủ yếu tôm chết do sốc môi trường. Số còn lại cũng rớt lai rai, thu hoạch không đáng kể. Cảnh rời bỏ cuộc sống yên bình chốn quê vì nuôi tôm công nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL đang rất phổ biến. Dường như đi đến vùng nuôi nào hỏi những gia cảnh trên đều có. Nhưng cái mùa hạn mặn năm nay đúng thật đã làm cho người ta phải khốn đốn, mô hình lúa - tôm trước nay vẫn được đánh giá là bền vững, nhưng nay bà con làm mô hình này cũng phải tha hương. Những cuộc gọi không liên lạc được Dẫn chúng tôi đi quanh bờ đê của vuông tôm, lão nông Nguyễn Văn Út, ở xã Thuận Hòa (huyện An Minh, Kiên Giang) nói giọng buồn thiu: “Năm nay nắng nóng quá chú ơi. Vụ lúa thất mùa, giờ đến vụ tôm cũng trắng tay. Tôm giống cứ thả được ít ngày, chưa kịp lớn đã chết rụi, càng nuôi càng lâm nợ. Mấy đứa con tui bỏ ruộng đi làm mướn hết rồi. Chứ cứ ở nhà bám vuông tôm kểu này thì chết đói hết, nói gì đến chuyện trả nợ”. Nói đến con, mắt bà Thu (vợ ông Út) đỏ hoe. Mấy đứa con bà vốn chỉ quanh quẩn ruộng vườn, làm lúa, nuôi tôm, chứ có đưa nào đi xa nhà lâu ngày đâu. Vậy mà giờ chúng dắt díu nhau đi thành phố kiếm việc làm ăn hết. Bà bảo, chúng gọi điện về nói có việc làm rồi tôi cũng mừng: “Thằng lớn thì đi theo xe tải làm phụ xế, thằng giữa thì đi làm phụ hồ, còn đứa con gái út đang làm tạm chạy bàn quán nước, chờ xin việc khác. Mấy anh em không đứa nào học hết cấp 3, không có bằng cấp gì nên xin vào công ty không được, có việc vậy là mừng rồi. Nhờ thuê nhà ở chung nên cũng đỡ tốn kém, hy vọng có dư để gửi về phụ giúp trang trải cuộc sống gia đình”. 10-01-23_1-b-nguyen-thi-nh-trm-tu-ke-ve-con-duong-phi-x-que-cu-con-minh Bà Nguyễn Thị Ánh trầm tư kể về con đường phải xa quê của con mình Chuyện lao động nông thôn ở các huyện vùng U Minh Thượng, vùng nuôi quảng canh tôm - lúa lớn nhất tỉnh Kiên Giang bỏ ruộng vườn đi tìm việc mưu sinh như gia đình ông Út giờ không phải là hiếm. Thậm chí có người nuôi tôm thua lỗ, ôm nợ đành dắt nhau đi bỏ trốn. Ông Huỳnh Tấn Tài, có hơn 1 ha đất nuôi tôm - lúa ở ấp Tám Xáng 1, xã Đồng Hòa (huyện An Minh) cho vợ chồng anh Đ. thuê với giá 10 triệu đồng/năm. Năm đầu tiên anh Đ. trả trước được phân nửa, còn lại hẹn khi thu hoạch tôm sẽ trả. Nhưng chẳng biết nuôi trúng thất thế nào mà Đ. cứ khất lần hoài và xin làm thêm năm nữa để có tiền trả nợ. “Thấy hoàn cảnh gia Đ. cũng khó khăn, thương tình tôi cũng cho làm thêm năm nữa. Nhưng mới đây tôi gọi điện cho Đ. thì không liên lạc được. Khi tìm đến nhà Đ. thì thấy trống trơn. Hàng xóm cho biết vợ Đ. đã bỏ nhà đi trước mất tháng, sau đó Đ. cũng dọn đồ bỏ đi luôn. Chắc là trốn nợ đi nơi khác kiếm việc làm, vì đi rất âm thầm, chẳng thấy từ giã gì”, ông Tài cho biết. 10-01-23_3-nh-d-bo-di-de-li-cn-choi-so-xc-diu-hiu Anh Đ. bỏ đi, để lại căn chòi xơ xác, đìu hiu Vuông tôm ông Tài cho anh Đ. giờ cạn trơ đáy, mấy chiếc lú (dụng cụ bắt tôm) bỏ luôn tại ruộng, trống trơn chẳng có bóng dáng con gì. Ông Tài đứng tần ngần nhìn vuông tôm, nói: “Kiểu này mắc rẻ gì cũng kêu người sang vuông chứ nuôi tôm chuyên nghiệp như thằng Đ. mà còn phải bỏ chạy thì mình nuôi lấy gì ăn”. Những vuông tôm bên cạnh cũng rong rêu nổi đầy, đìu hiu không một bóng người. Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme Đ.T.CHÁNH -TRẦN HIẾU... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/nguoi-nuoi-tom-danh-bo-xu-di-kiem-ke-muu-sinh-post164080.html | NongNghiep.vn
Người nuôi tôm đành bỏ xứ đi kiếm kế mưu sinh 12/05/2016, 16:05 (GMT+7) “Thương lắm chú ơi, cái thằng tánh chịu thương chịu khó, nhưng làm ăn không gặp thời. Thấy người ta nuôi thâm canh cũng bắt chước làm, mấy chục triệu dành dụm bao năm nay mất hết cũng đành, lại nợ thêm tiền thức ăn, thuốc thú y hàng chục triệu”. Người nuôi tôm đành bỏ xứ đi kiếm kế mưu sinh Những vuông nuôi tôm cạn trơ đáy TIN BÀI LIÊN QUAN Cuộc tháo chạy sau hạn, mặn tràn vào các tỉnh miền Tây Chia sẻ Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme Tin bài khác Ba đời lái đò không công và mối lương duyên kỳ lạ [Ảnh]: Giao thông Hà Nội hỗn loạn sau cơn mưa lớn Nợ đầy ắp những khoang tàu, vay ngân hàng để... trả lãi ngân hàng Cá đông lạnh 'đóng băng', 'trùm hải sản' mấp mép bờ vực phá sản Một thôn ôm nợ 22 tỷ đồng, nhà nhà cắm sổ đỏ chờ... xiết nợ Xem thêm http://nongnghiep.vn/vinh-tuong-dien-hinh-ngo-dong-post154431.html http://sittovietnam.com/trang-chu/trang-chu.html http://nongnghiep.vn/phan-bon-voi-bien-doi-khi-hau-36-19.html Nắng nóng gay gắt kéo dài không chỉ "thiêu cháy” ruộng lúa, vườn cây mà còn “hun khô” cả đồng tôm. Mùa màng thất bát, người nuôi tôm đành bỏ xứ để tìm kế mưu sinh, bỏ lại những đồng tôm hiu hắt. Bỏ của chạy lấy người Lưu thông trên tuyến đường Nam sông hậu đoạn ngang qua huyện Long Phú (Sóc Trăng) dễ dàng nhận ra sự đìu hiu của khu nuôi tôm công nghiệp kéo dài ven biển. Theo người dân địa phương, mô hình nuôi công nghiệp tại đây phát triển đã gần chục năm nay. Người khá giả, làm được nhà cửa khang trang nhờ con tôm công nghiệp cũng có, nhưng không ít người phải đổ nợ, đành rời bỏ vùng đất thân thương. Ở lại vùng quê nghèo với tâm trạng ngày nhớ, đêm mong con cháu nhưng bà Nguyễn Thị Ánh, mẹ anh Nguyễn Văn Bình (ấp Mười Chiến, xã Long Phú, huyện Long Phú, Sóc Trăng), cũng phải ém nỗi nhớ, động viên con mình gắng đi làm ăn, rồi dành dụm để lấy tiền trả nợ. “Thương lắm chú ơi, cái thằng tánh chịu thương chịu khó, nhưng làm ăn không gặp thời. Thấy người ta nuôi thâm canh cũng bắt chước làm, mấy chục triệu dành dụm bao năm nay mất hết cũng đành, lại nợ thêm tiền thức ăn, thuốc thú y hàng chục triệu”. Chỉ tay về phía sau nhà mình, bà Ánh tiếp tục câu chuyện. Trên mảnh đất canh tác nhỏ nhoi chỉ khoảng 2.500 m2 của gia đình mình, trước đây anh Bình nhiều năm rồi vẫn trồng mía. Đến mấy năm gần đây, mô hình nuôi tôm thâm canh phát triển nóng đã đưa cây mía về lại phía sau. Đi theo xu thế, anh Bình cũng tập tành bước chân vào nghiệp nuôi tôm lắm rủi ro này từ năm 2013. Sau 3 năm thăng trầm cùng con tôm, đến nay, anh đang nợ ngân hàng và bà con khoảng 50 triệu đồng. Anh Bình và vợ mình đành để lại người con nhỏ đang học lớp 6 cho bà nội chăm sóc. Vợ chồng anh đưa người con trai lớn lên thị trấn Long Phú tìm gặp chủ nợ trần tình hoàn cảnh gia đình mình, rồi xin khất nợ đi thành phố làm trả dần. Biết gia đình tuy ít đất đai, nhưng sống đoàng hoàng, chủ nợ đồng ý để anh ra đi mà không cần thuế chấp gì. Khi lên đường còn cho tiền chi phí xe cộ. Vậy là bước đường của gia đình anh Bình đã đổi một hướng khác, vì con tôm thâm canh anh phải xa quê gần nửa năm rồi. Theo thống kê của xã Long Phú diện tích đang thả nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn khoảng 95 ha thì có đến gần 40 ha đã thiệt hại. Về vùng nuôi tôm xã Phú Hưng (huyện Cái Nước, Cà Mau), lưu thông trên tuyến đường bê tông thuộc ấp Cái Rắn, chúng tôi ghi nhận cảnh hoang vu trên những đầm nuôi tôm công nghiệp bỏ không. Chúng tôi ghé nhà ông Nguyễn Văn Lam hỏi thăm, được chia sẻ rằng: Cái cảnh đổ nợ phải bỏ xứ đi là chuyện thường, nuôi tôm công nghiệp rất khó, mà mất một vụ thôi cũng đủ chết rồi. Hất cằm ra khu đất trống trơn cách nhà chừng vài trăm mét, ông Lam nói: Đất thằng Toàn đó, nó ở xã khác đến đây thuê nuôi tôm công nghiệp. Mới thả được 2 vụ rớt hết, đất đai còn trong hạn thuê nhưng không có tiền đầu tư phải bỏ của chạy lấy người. Nghe đâu nó nợ cũng bộn, trốn đi lên Bình Dương làm rồi. Ông Trần Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa, cho biết, năm nay diện tích nuôi tôm - lúa của xã bị thiệt hại rất lớn do thời tiết quá khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài và độ mặn quá cao vượt ngưỡng chịu đựng của tôm nước lợ. Xã có hơn 5.000 ha nuôi tôm lúa thì đã có gần 2.000 ha bị thiệt hại, chủ yếu tôm chết do sốc môi trường. Số còn lại cũng rớt lai rai, thu hoạch không đáng kể. Cảnh rời bỏ cuộc sống yên bình chốn quê vì nuôi tôm công nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL đang rất phổ biến. Dường như đi đến vùng nuôi nào hỏi những gia cảnh trên đều có. Nhưng cái mùa hạn mặn năm nay đúng thật đã làm cho người ta phải khốn đốn, mô hình lúa - tôm trước nay vẫn được đánh giá là bền vững, nhưng nay bà con làm mô hình này cũng phải tha hương. Những cuộc gọi không liên lạc được Dẫn chúng tôi đi quanh bờ đê của vuông tôm, lão nông Nguyễn Văn Út, ở xã Thuận Hòa (huyện An Minh, Kiên Giang) nói giọng buồn thiu: “Năm nay nắng nóng quá chú ơi. Vụ lúa thất mùa, giờ đến vụ tôm cũng trắng tay. Tôm giống cứ thả được ít ngày, chưa kịp lớn đã chết rụi, càng nuôi càng lâm nợ. Mấy đứa con tui bỏ ruộng đi làm mướn hết rồi. Chứ cứ ở nhà bám vuông tôm kểu này thì chết đói hết, nói gì đến chuyện trả nợ”. Nói đến con, mắt bà Thu (vợ ông Út) đỏ hoe. Mấy đứa con bà vốn chỉ quanh quẩn ruộng vườn, làm lúa, nuôi tôm, chứ có đưa nào đi xa nhà lâu ngày đâu. Vậy mà giờ chúng dắt díu nhau đi thành phố kiếm việc làm ăn hết. Bà bảo, chúng gọi điện về nói có việc làm rồi tôi cũng mừng: “Thằng lớn thì đi theo xe tải làm phụ xế, thằng giữa thì đi làm phụ hồ, còn đứa con gái út đang làm tạm chạy bàn quán nước, chờ xin việc khác. Mấy anh em không đứa nào học hết cấp 3, không có bằng cấp gì nên xin vào công ty không được, có việc vậy là mừng rồi. Nhờ thuê nhà ở chung nên cũng đỡ tốn kém, hy vọng có dư để gửi về phụ giúp trang trải cuộc sống gia đình”. 10-01-23_1-b-nguyen-thi-nh-trm-tu-ke-ve-con-duong-phi-x-que-cu-con-minh Bà Nguyễn Thị Ánh trầm tư kể về con đường phải xa quê của con mình Chuyện lao động nông thôn ở các huyện vùng U Minh Thượng, vùng nuôi quảng canh tôm - lúa lớn nhất tỉnh Kiên Giang bỏ ruộng vườn đi tìm việc mưu sinh như gia đình ông Út giờ không phải là hiếm. Thậm chí có người nuôi tôm thua lỗ, ôm nợ đành dắt nhau đi bỏ trốn. Ông Huỳnh Tấn Tài, có hơn 1 ha đất nuôi tôm - lúa ở ấp Tám Xáng 1, xã Đồng Hòa (huyện An Minh) cho vợ chồng anh Đ. thuê với giá 10 triệu đồng/năm. Năm đầu tiên anh Đ. trả trước được phân nửa, còn lại hẹn khi thu hoạch tôm sẽ trả. Nhưng chẳng biết nuôi trúng thất thế nào mà Đ. cứ khất lần hoài và xin làm thêm năm nữa để có tiền trả nợ. “Thấy hoàn cảnh gia Đ. cũng khó khăn, thương tình tôi cũng cho làm thêm năm nữa. Nhưng mới đây tôi gọi điện cho Đ. thì không liên lạc được. Khi tìm đến nhà Đ. thì thấy trống trơn. Hàng xóm cho biết vợ Đ. đã bỏ nhà đi trước mất tháng, sau đó Đ. cũng dọn đồ bỏ đi luôn. Chắc là trốn nợ đi nơi khác kiếm việc làm, vì đi rất âm thầm, chẳng thấy từ giã gì”, ông Tài cho biết. 10-01-23_3-nh-d-bo-di-de-li-cn-choi-so-xc-diu-hiu Anh Đ. bỏ đi, để lại căn chòi xơ xác, đìu hiu Vuông tôm ông Tài cho anh Đ. giờ cạn trơ đáy, mấy chiếc lú (dụng cụ bắt tôm) bỏ luôn tại ruộng, trống trơn chẳng có bóng dáng con gì. Ông Tài đứng tần ngần nhìn vuông tôm, nói: “Kiểu này mắc rẻ gì cũng kêu người sang vuông chứ nuôi tôm chuyên nghiệp như thằng Đ. mà còn phải bỏ chạy thì mình nuôi lấy gì ăn”. Những vuông tôm bên cạnh cũng rong rêu nổi đầy, đìu hiu không một bóng người. Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme Đ.T.CHÁNH -TRẦN HIẾU... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/nguoi-nuoi-tom-danh-bo-xu-di-kiem-ke-muu-sinh-post164080.html | NongNghiep.vn

Mùa biển chết, ngư dân sang Lào vất vả mưu sinh

Chủ Nhật, 28 Tháng Tám 20169:00 CH(Xem: 208)
Mùa biển chết, ngư dân sang Lào vất vả mưu sinh
thuyen-ha-tinh
RFA- Tình trạng biển nhiễm độc ở 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra, đã khiến cho những người sống bám biển ở khu vực trên lâm vào cảnh lao đao vì không có việc làm. Rất nhiều người đã phải tìm đường sang Lào để kiếm kế mưu sinh.

Cuộc sống hiện tại của họ ra sao, gặp những khó khăn nào và họ có mong ước gì?

Nguyên nhân

Hậu quả của việc Formosa Hà Tĩnh xả chất độc gây ô nhiễm vùng biển thuộc 4 tỉnh miền Trung đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của những người dân vốn sống bám vào biển. Do tàu thuyền đánh cá phải nằm trên bờ trong nhiều tháng qua, đã khiến hầu hết những người dân ở khu vực này đã lâm vào cảnh không nghề và phải đi làm thuê để kiếm sống.

Theo báo chí trong nước cho biết, hiện tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa thiên - Huế, có đến 60-70% ngư dân làm nghề đánh bắt gần bờ. Do ảnh hưởng của biển bị nhiễm độc, nên hầu hết ngư dân phải ngừng đánh bắt và phải đi làm thuê đủ nghề để kiếm sống.

Giờ người ở quê đi hết vì quê hương không có việc gì làm hết. Tiền không có, ở quê không có việc làm, biển thì chết, cá bán không có ai mua. Như tôi thì đi Lào tìm việc làm.
- Anh Thành

Anh Thành, một người từng làm nghề đi biển ở Huế cho biết, biển độc và cá chết là một thảm họa đã ập xuống đầu các gia đình đang sống bám vào biển như gia đình anh. Theo anh, hiện tại người dân ở 4 tỉnh miền Trung hầu hết đã phải bỏ quê quán để đi làm thuê ở mọi nơi. Từ thủ đô Viêng Chăn, nước Lào anh nói với chúng tôi:

“Từ ngày biển chết đến giờ, có nhiều người phải qua đây, có nhiều người vào Sài Gòn, qua Mã Lai… Giờ người ở quê đi hết vì quê hương không có việc gì làm hết. Tiền không có, ở quê không có việc làm, biển thì chết, cá bán không có ai mua. Như tôi thì đi Lào tìm việc làm.”
Ông Sang, một người dân sống bằng nghề đi biển ở Hà Tĩnh cho biết, gia đình ông chỉ biết dựa vào nghề đi biển để kiếm sống. Từ khi biển chết ông và các con không dám đi biển nữa, vì đánh cá về cũng không có ai mua, bởi người dân bây giờ không dám ăn cá biển nữa. Do vậy, mấy đứa con  của ông cũng phải đi xa làm thuê để kiếm sống. Ông tiếp lời:

“Bây giờ biển chết thì cũng phải kiếm chỗ làm thuê làm mướn gì đấy để người ta kiếm sống qua ngày, chứ bây giờ biết chờ làm sao? Sang Lào cũng để kiếm kế sinh nhai thôi mà.”
Theo anh Thành, những người dân ở quê anh ngoài nghề đi biển và làm muối thì không còn nghề nghiệp gì khác, vì kế sinh nhai nên đã phải sang đất Lào để kiếm ăn. Ở đây anh và bạn bè phải làm bất kể nghề gì, kể cả lao động nặng nhọc để có tiền nuôi sống bản thân và gửi về giúp đỡ gia đình. Anh bày tỏ:

“Qua đây thì phải làm tất cả các kiểu, người thì làm phu hồ, thợ mộc, thợ xây, làm phụ… miễn là có tiền để ăn. Bình quân thợ phụ thì 80.000 kip/ngày, còn thợ thì 100.000 kip/ngày.”

Khó khăn

Anh Thành cho biết, cuộc sống trên đất khách quê người của những người dân miền biển mới đến Lào cũng hết sức khó khăn, do hoàn cảnh mới lạ, tiếng Lào chưa biết, người quen biết thì không. Nhưng sợ hơn cả là nỗi lo bị cảnh sát bắt, vì không có thẻ lao động nước ngoài. Anh nói:
ngu-dan-dong-hoi-622.jpg
Thuyền của ngư dân Đồng Hới
“Sang Lào có cái khó là tiền đâu để làm thẻ lao động, mới qua chân ướt chân ráo thì phải lo kiếm tiền đã. Cũng có đôi số bị bắt, làm ăn không yên ả lắm đâu. Những người có người quen biết thì dễ dàng, còn một số người khác thì đành phải quay về vì không có chỗ cho họ nương tựa.”
Chị Phương, một người buôn bán ở khu chợ Sáng, thủ đô Viêng Chăn cho biết, chính sách quản lý lao động Việt Nam đang được chính quyền Lào siết chặt, với mục đích buộc lao động người Việt Nam phải quay về nước. Theo chị Phương, đây là những khó khăn nhất đối với những lao động từ 4 tỉnh miền Trung mới sang. Chị giải thích:

“Bên Lào bây giờ mới có một quy định mới ra là người lao động Việt sang đây phải làm thẻ lao động, một tháng 300.000 kip. Những người mới sang sẽ gặp khó khăn hơn vì công an thắt chặt hơn, họ kiểm tra, bắt nộp phạt. Còn chuyện lục soát thì không có đâu, vì họ muốn đưa người Việt mình về nước, nếu như không có thẻ lao động ấy họ trục xuất về nước. Khó khăn bên Lào hiện giờ là như vậy đấy.”
Chị Phương cũng cho biết thêm về nguyên nhân chính sách nói trên của chính quyền Lào, theo chị hiện nay người VN và người Trung Quốc đến Lào làm ăn buôn bán quá đông, khiến cuộc sống của người dân Lào bị đảo lộn. Chị Phương giải thích:

“Phương châm của Chính phủ Lào bây giờ là đẩy bớt người Việt mình về, vì thế tình hình nói chung ngày càng khó hơn, vì môi trường bên này bây giờ người Tàu họ cũng đã vào rất nhiều.”
Chúng tôi đã liên lạc tới Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, để tìm hiểu về việc quan tâm và giúp đỡ của nhà nước VN, đối với các đối tượng là người dân thuộc 4 tỉnh miền Trung, sang lao động tại đây. Bà Nguyễn Thị Hà, Tham tán Công sứ, Trưởng phòng Chính trị cho biết:

Bây giờ chỉ có một mong muốn duy nhất, là làm sao cho biển sạch trở lại để được làm ăn như trước. Biển hết độc để người dân có thể nuôi tôm, nuôi cá.
- Anh Thành

“Thực ra mà nói, không chỉ ở thời điểm biển bị nhiễm độc này, bình thường thì bà con VN thường có nhu cầu làm ăn ở các nước láng giềng. Giữa VN và Lào đã có quy định về công dân VN tại Lào, bay giờ cứ tuân thủ theo pháp luật, có đủ giấy tờ, hộ chiếu, giấy phép lao động. Nếu ở lại lao động thì phải tham gia vào công ty sở tại và tuân thủ luật pháp nước sở tại.”

Khi được hỏi về mong muốn của mình, anh Thành cho biết, gia đình anh nhiều thế hệ đã sống bám biển từ lâu đời nay, vì thế nguyện vọng duy nhất của anh là chính quyền bằng mọi cách phải nhanh chóng trả lại biển sạch cho người dân. Anh bày tỏ:

“Bây giờ chỉ có một mong muốn duy nhất, là làm sao cho biển sạch trở lại để được làm ăn như trước. Biển hết độc để người dân có thể nuôi tôm, nuôi cá.”
Tình trạng sang Lào kiếm sống sau mùa biển chết, không chỉ dành riêng cho người lớn. Theo báo Người Việt online cho biết, sau vụ cá chết ở 4 tỉnh miền Trung và do thiếu thốn, nghèo đói, nhiều trẻ em ở Thừa Thiên - Huế đã bỏ học, theo người lớn sang Lào để làm thuê. Nguyên nhân để dẫn đến tình trạng các em bé bỏ học theo người thân sang Lào làm ăn, đều là do điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn, mùa màng thất bát và nhiều em trong số này có cha mẹ làm nghề đánh cá gần bờ trên biển Thuận An, phá Tam Giang.
 

Chàng trai đồng tính “đội xe máy lên đầu” vì kế mưu sinh




“Vì em là người LGBT. Em không biết làm gì để nuôi sống bản thân, chỉ có thể đi diễn xiếc để nuôi sống cha của em khi mẹ đã mất từ lâu. Mỗi lần đi biểu diễn mà gặp người quen, em sợ lắm…”, Hữu Cường chia sẻ.
Có những người nghệ sĩ chưa từng một lần được bước chân lên sân khấu để đứng dưới ánh đèn hào nhoáng, cũng không có những tiếng vỗ tay tán thưởng tài năng. Thế nhưng vì cuộc sống họ vẫn diễn và diễn hết mình, họ diễn ngoài đường phố, trong đám ma, đám cưới… chỉ để kiếm vài đồng bạc mưu sinh.
Tiết mục đội xe máy trên đầu đã khiến rất nhiều khán giả kinh ngạc.
Tiết mục đội xe máy trên đầu đã khiến rất nhiều khán giả kinh ngạc.
Hẳn mọi người vẫn còn nhớ tập phát sóng trong chương trình “Người bí ẩn” với nội dung “Ai là người có thể đội chiếc xe máy lên đầu?”, người bí ẩn là nhân vật Huỳnh Hữu Cường, biệt danh Tú Tú, một người thuộc cộng đồng LGBT. Sau khi theo dõi Tú Tú thực hiện khả năng đặc biệt của mình trên sân khấu, Trấn Thành và ca sĩ Noo Phước Thịnh đã rơi nước mắt ngay cả khi phần trình diễn chưa đến hồi kết thúc.
Hình ảnh một chàng trai nhỏ nhắn, khoác lên mình bộ quần áo phụ nữ, đội trên đầu một chiếc xe gắn máy đã khiến không ít người kinh ngạc. Đằng sau hình ảnh ấn tượng ấy là cả một câu chuyện của những giọt nước mắt đắng cay.

Nuôi mộng diễn xiếc dưới ánh đèn sân khấu

Huỳnh Hữu Cường, sinh năm 1990, trú tại huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp), trong một gia đình nông dân đông con. Kinh tế gia đình vốn khó khăn nên các anh chị em trong nhà đều không có điều kiện học hành đến nơi đến chốn. Đa số mọi người làm nông hoặc buôn bán nhỏ để mưu sinh, riêng Hữu Cường – cậu em út lại có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn xiếc.
Anh lựa chọn một con đường đầy nguy hiểm.
Anh lựa chọn một con đường đầy nguy hiểm.
“Từ lúc 12, 13 tuổi, tôi đã cảm nhận được mình có khả năng đặc biệt trong việc giữ thăng bằng các đồ vật. Thử đặt một chiếc đèn lên đầu tôi có thể thoải mái di chuyển mà không sợ làm rơi. Và cũng chính từ lúc đó tôi đã nuôi một hy vọng rằng ngày nào đó mình sẽ được đứng trên sân khấu để biểu diễn cho mọi người xem” – Hữu Cường tâm sự.
Thế nhưng có lẽ ước mơ ấy của Cường lại quá xa tầm với của anh. Các thành viên trong gia đình còn phải chật vật hàng ngày kiếm từng chén cơm thì làm sao có điều kiện cho anh đi học hành bài bản. Tạm gác đam mê sang một bên, Hữu Cường sớm bước chân vào cuộc sống mưu sinh.
Tiết mục đã đưa Hữu Cường đến với khán giả.
Tiết mục đã đưa Hữu Cường đến với khán giả.
Từ bán bánh dạo, bán quần áo cho đến bốc vác, anh chàng không từ chối bất kỳ công việc nào để kiếm được tiền nuôi sống bản thân. Năm Cường 21 tuổi, mẹ anh đột ngột qua đời sau cơn bạo bệnh. Các anh chị đều có gia đình riêng, vì thế gánh nặng chăm lo cho người cha già lại đè nặng lên đôi vai chàng thanh niên trẻ.
Đứng trước sự khó khăn về kinh tế, Hữu Cường chợt nhớ về những đam mê còn dang dở. Anh quyết định đi theo con đường này nhưng là một ngã rẽ hoàn toàn khác với những gì anh đã từng tưởng tượng. Đó là những màn biểu diễn xiếc trong đám tang, đám cưới, không dụng cụ bảo hộ, không ánh đèn hào nhoáng. Chàng trai trẻ quyết định chọn nghiệp mua vui cho đời.
May mắn quen được một vài người bạn làm nghề biểu diễn trong đám ma, Cường xin đi theo xem và học hỏi. Được một thời gian, mọi người đều quý mến anh chàng và đã hết lòng truyền dạy các kinh nghiệm, kỹ thuật biểu diễn cho Cường. 24 tuổi, anh chàng chính thức bước vào nghiệp biểu diễn.

Nỗi ám ảnh mang tên: “Bê đê!”

Với năng khiếu bẩm sinh, Hữu Cường nhanh chóng thành thạo các bài biểu diễn, từ giữ đèn cúng trên đầu, nuốt kiếm, nuốt rắn… “Trung bình mỗi lần biểu diễn tôi kiếm được vài trăm ngàn, đủ để chi tiêu cho bản thân và chăm lo thuốc men cho bệnh của cha” – Cường kể.
Chẳng được bao lâu thì tai nạn ập đến. Trong một lần biểu diễn nuốt kiếm, do bất cẩn, Cường đã vô tình làm rách cổ, suýt mất mạng. Điều trị 3 tháng liền trong bệnh viện, anh chàng vẫn quyết tâm trở lại với nghề vì đã lỡ mang nợ với cái nghiệp nhiều nguy hiểm này.
Hữu Cường (áo đỏ) hóa trang thành nữ để biểu diễn trong các đám tiệc.
Hữu Cường (áo đỏ) hóa trang thành nữ để biểu diễn trong các đám tiệc.
Hữu Cường trầm ngâm rồi nói: “Nguy hiểm hay nặng nhọc tôi không sợ, điều tôi luôn ám ảnh đó là lời gièm pha, dị nghị của người quen mỗi lần thấy tôi giả gái biểu diễn trong đám ma. Họ gọi tôi là bê đê, là những kẻ mua vui”. Cường nói, anh là người đồng tính, không phải chuyển giới nhưng để thu hút sự chú ý của mọi người, anh chấp nhận giả gái dù bị chê cười.
Để tiết mục hấp dẫn hơn, Hữu Cường cải trang thành nữ để biểu diễn xiếc. Thế nhưng, có lẽ cái nhìn khắt khe của xã hội đối với những người làm nghề như Cường còn quá gay gắt. Mấy ai xem Cường là nghệ sĩ, mấy ai trân trọng những giọt mồ hôi và cả máu của anh trong những lần biểu diễn. Với nhiều người, anh chỉ là kẻ mua vui trong đám tang. Vì thế mà anh chàng luôn chọn biểu diễn ở những địa điểm xa nhà như Vĩnh Long, Cần Thơ… để không nghe những lời khó chịu.
Tiết mục mạo hiểm đội xe trên đầu đã đưa tên tuổi của Huỳnh Hữu Cường đến với đông đảo khán giả truyền hình biết đến trong chương trình “Người bí ẩn”. Cũng chính trong chương trình này anh chàng đã có những chia sẻ rất xúc động: “Vì em là người của thế giới thứ ba. Em không biết làm gì để nuôi sống bản thân của mình. Em chỉ biết đi diễn xiếc để nuôi sống cha của em, em mất mẹ từ lâu. Mỗi lần đi biểu diễn mà gặp người quen, em sợ dữ lắm, không dám diễn trước mặt. Vì cuộc sống, em chấp nhận hy sinh. Em giả dạng gì thì giả dạng, bình thường em là con trai là được rồi. Em đi làm có tiền nuôi cha, miễn sao mình vui là được”.
Cường đã bước ra ánh sáng, tài năng của anh đã được nhiều người công nhận, hiện tại anh đã được một sân khấu lớn ở Sài Gòn mời về biểu diễn. Tương lai phía trước của anh chàng sẽ tươi sáng hơn. Anh hào hứng nói: “Từ nay tôi sẽ không còn mặc cảm về công việc của mình đang làm nữa, tôi sẽ được biểu diễn trên một sân khấu lớn có những tiếng vỗ tay và những lời tán thưởng”.
Vui cho Cường nhưng tôi lại thoáng chạnh lòng. Ngoài kia còn rất nhiều những nghệ sĩ biểu diễn đám ma tài năng giống như Cường, nhưng liệu có mấy ai có may mắn được như anh.
Nguồn: Kenh14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét