Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 73

(ĐC sưu tầm trên NET)

Cleopatra VII

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cleopatra VII
Nữ vương Ai Cập
Kleopatra-VII.-Altes-Museum-Berlin1.jpg
Tại vị 51 TCN - 12 tháng 8, 30 TCN
Ptolemy XIII (51 TCN - 47 TCN)
Ptolemy XIV (47 TCN-44 TCN)
Caesarion (44 TCN - 30 TCN)
Tiền nhiệm Ptolemy XII Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệm Ai Cập trở thành Tỉnh La Mã
Thông tin chung
Phu quân Ptolemy XIII Vua hoặc hoàng đế
Julius Caesar
Marcus Antonius
Hậu duệ
Tên đầy đủ Cleopatra Thea Philopator
Hoàng tộc Vương triều Ptolemy
Thân phụ Ptolemy XII Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫu Cleopatra V của Ai Cập Vua hoặc hoàng đế
Sinh tháng 1, 69 TCN
Alexandria
Mất 12 tháng 8, 30 TCN
Alexandria
Cleopatra VII Philopator (tháng 1, 69 TCN12 tháng 8, 30 TCN, tiếng Hy Lạp: Κλεοπάτρα Φιλοπάτωρ), được sử học thế giới gọi đơn giản là Cleopatra, một trong những nhân vật nổi tiếng nhất lịch sử thế giới, một Nữ Pharaoh của Ai Cập cổ đại. Bà là thành viên cuối cùng của nhà Ptolemaios, vì thế bà là nhà cai trị người Hy Lạp cuối cùng ở Ai Cập. Bà cai trị với tư cách Nữ vương trong giai đoạn năm 51 TCN tới khi qua đời ở tuổi 39 vào năm 30 TCN.
Theo văn hóangôn ngữ, Cleopatra là một người Hy Lạp, là thành viên đầu tiên trong gia đình (trong giai đoạn cầm quyền 300 năm của họ tại Ai Cập) đã học tiếng Ai Cập. Cleopatra nổi tiếng vì sắc đẹp mê hoặc, giọng noí có sức hút và sự thông thái của bà. Theo Plutarch, Cleopatra có thể nói 9 thứ tiếng và rất thành thạo trong giao tiếp. Bà đã được hưởng một nền giáo dục toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm[1].
Cleopatra là người cùng cai trị Ai Cập với cha, Pharaoh Ptolemy XII Auletes, rồi lại cùng cai trị với 2 em trai và cũng là chồng, Ptolemy XIIIPtolemy XIV. Cleopatra sống sót sau một cuộc đảo chính do các cận thần của Ptolemy XIII tiến hành, bà lập được một liên minh với Gaius Julius Caesar củng cố ngôi vị. Trong một cuộc nội chiến giữa chính phủ và dân chúng, khi Julius Caesar đang giữ một vai trò quan trọng trong lực lượng quân đội, Thư viện Alexandria bị đốt cháy, đây là một bảo tàng cổ của Ai Cập nơi các học giả từ khắp thế giới đến để nghiên cứu. Cuộc chiến này, đặc biệt là việc đốt cháy Thư viện Alexandria được coi là một trong những mất mát lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Sau khi củng cố ngai vàng nhờ sự giúp đỡ của Julius Caesar, bà sinh ra người con trai với ông ta, Ptolemy XV Caesarion, về sau lên ngôi Pharaoh và cùng kế vị với bà.
Năm 44 TCN, Julius Caesar bị ám sát, bà liên kết với Marcus Antonius để chống lại người kế vị Caesar, Gaius Julius Caesar Octavianus (về sau được biết đến với tên gọi Augustus), và bà đã có con sinh đôi với Antonius, con gái tên Cleopatra Selene II và con trai tên Alexander Helios. Sau này bà lấy Antonius và sinh ra một cậu con trai khác, Ptolemy Philadelphus. Tổng cộng, Cleopatra có 4 con, 3 với Antonius và 1 với Caesar. Khi sống với các em trai, bà không có con.
Sau Trận Actium cùng với sự thất bại của Marcus Antonius trước quân đội của Đế chế La Mã dưới sự lãnh đạo của Octavianus, Antonius tự sát. Cleopatra cũng tự sát vào ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN, bàng cách để rắn mào cắn vào người. Con trai bà là Caesarion về sau bị Octavianus ra lệnh giết chết vào ngày 23 tháng 8 cùng năm.
Đến ngày nay, Cleopatra là một hình tượng nổi tiếng trong văn hóa phương Tây. Danh tiếng của bà được truyền tải dưới hình thức nhiều câu chuyện được sân khấu hoá, là đề tài của những tác phẩm hội họa, sân khấu, kịchâm nhạc. Câu chuyện về bà được miêu tả trong nhiều tác phẩm như vở kịch Antony và Cleopatra của William Shakespeare; Caesar và Cleopatra của George Bernard Shaw; vở Opera Cléopâtre của Jules Massenet và bộ phim điện ảnh Cleopatra 1963.

Cuộc đời

Kế vị ngai vàng


Ptolemy XII
Cleopatra theo tiếng Hy Lạpvinh quang của vua cha, và tên đầy đủ của bà là Cleopatra Thea Philopator, có nghĩa là Nữ thần Cleopatra, đứa con Yêu dấu của Vua cha. Bà là con gái thứ ba của Pharaoh Ptolemy XII Auletes. Thân thế mẹ bà thật sự không được chắc chắc, nhưng nhiều học giả cho rằng mẹ bà là Nữ vương Cleopatra V Tryphaena, chị ruột hoặc chị em họ với Auletes. Cũng có giả thiết cho rằng mẹ bà là một thành viên dòng họ Ptolemy, con gái của Ptolemy X Alexander ICleopatra Berenice III. Cha bà Auletes là hậu duệ của 1 viên tướng thời Alexandros Đại đế, Ptolemy I Soter.
Dưới triều đại của Ptolemy XII Auletes, Vương quốc Ai Cập lâm vào khủng hoảng bới nhiều vấn đề, nhất là việc để mất 2 vùng đất SípCyrenaica. Khi Ptolemy Auletes cùng Cleopatra đến Roma, Nữ vương Cleopatra VI Tryphaena chiếm vị trí cai trị ngai vàng nhưng chết ngay sau đó không lâu (57 TCN), nhiều giả thiết cho rằng bà bị đầu độc bởi em gái là Berenice IV Epiphaneia. Sau khi Ptolemy Auletes quay lại Ai Cập vào năm 55 TCN, Berenice bị tống giam và xử tử hình. Bấy giờ Cleopatra mới 14 tuổi, cùng vua cha trị vì Ai Cập với những quyền lực hạn chế.
Tháng 3, năm 51 TCN, Ptolemy XII qua đời, bà mới chỉ 18 tuổi, cùng người em trai là Ptolemy XIII đồng cai trị Ai Cập. Bà đã lấy em trai, theo phong tục cung đình của Ai Cập lúc đó, việc này không bị coi là loạn luân và lợi dụng việc này để củng cố ngôi vị của mình. Ba năm đầu cai trị của 2 chị em bà rất khó khăn vì nạn đói kém, mất mùa, lụt lội và những xung đột chính trị. Dù Cleopatra đã kết hôn với Ptolemy XIII, nhưng bà phủ nhận hoàn toàn việc muốn chia sẻ quyền lực với ông ta. Tới tháng 8 năm 51 TCN, bà loại bỏ tên của người em trai ra khỏi mọi giấy tờ chính thức, bỏ qua truyền thống dòng họ Ptolemy rằng phụ nữ cai trị phải phụ thuộc vào người nam giới cùng cai trị. Hơn nữa, trên đồng tiền xu chỉ in hình Cleopatra.
Năm 50 TCN, Cleopatra đối đầu với một vấn đề xung đột chính trị căng thẳng với quân đoàn Gabiniani, một binh đoàn Lê dương La Mã hùng mạnh lãnh đạo bởi Aulus Gabinius, những quân đội đã giúp đỡ cha bà Ptolemy XII khi khôi phục ngôi báu từ tay Berenice IV vào năm 55 TCN. Những lính Gabiniani đã giết những người con của tướng Marcus Calpurnius Bibulus, khi họ đến cầu xin sự giúp đỡ chống lại người Parthia. Cleopatra trong vụ này đã bắt những lính Gabiniani giao cho Bibulus, khiến cho họ trở mặt thành thù với bà.
Việc này dẫn đến sự tổn hại uy tín và nhanh chóng lung lay quyền lực của bà trong thời gian vừa tước đoạt quyền lực từ tay Ptolemy XIII. Cuối cùng, mộ cuộc đảo chính do hoạn quan Pothinus cầm đầu, lật đổ Cleopatra khỏi ngôi báu, em trai bà Ptolemy XIII trở thành người cai trị độc lập. Bà tìm cách tổ chức một cuộc nổi loạn ở quanh Pelusium nhưng nhanh chóng bị buộc phải rời Ai Cập. Người em gái duy nhất còn lại là Arsinoë đi cùng bà

Liên kết với La Mã

Cái chết của Pombey tại Alexandria

Trong khi Cleopatra phải lưu vong, Pompey cùng với Julius Caesar chiến tranh với nhau trong Nội chiến của Caesar. Sau thất bại ở trận Pharsalus vào mùa thu năm 48 TCN, Pompey lẩn trốn đến Alexandria, thủ đô của nhà Ptolemy tìm nơi ẩn náu. Nhưng Ptolemy XIII, lúc đó chỉ mới 13 tuổi và còn non yếu, đã cho những người thân cận của Pompey bây giờ đã quy phục triều đình Ptolemy, chém đầu Pompey và bêu rếu. Sự kiện ấy xảy ra vào ngày 28 tháng 9 năm 48 TCN, và điều này đã làm Caesar nổi giận, dù mục đích của Ptolemy XIII là muốn giành sự yêu mến của Caesar khi giết kẻ thù của ông ta trong cuộc nội chiến. Tuy là kẻ thù với Caesar trong vấn đề chính trị, nhưng Pompey là một lãnh tụ La Mã tài giỏi, và hơn hết ông ta là chồng của Julia, người con gái duy nhất của Caesar. Thế là Caesar chiếm lấy thủ phủ Alexandria và tự mình bắt đầu là thảm phán vấn đề đối nghịch giữa Ptolemy XIII và Cleopatra.

Quan hệ với Julius Caesar


Julius Caesar gặp Cleopatra, diễn tả dựa theo câu chuyện bà cuộn mình trong tấm thảm, được vẽ bởi Jean-Léon Gérôme
Để cứu vãn ngôi báu, Cleopatra tìm cách quyến rũ Caesar bằng sắc đẹp và trí thông minh, sự lịch lãm của mình. Theo Plutarch mô tả trong cuốn Life of Julius Caesar, bà cho lực sĩ cuộn mình vào thảm và vác thảm đến cho Caesar, khi thảm trải ra trước mặt Caesar, Cleopatra lăn tròn và hiện ra khi thảm trải xong, đêm đó bà trở thành tình nhân của Caesar. Từ đó Caesar bỏ ý đồ thôn tính Ai Cập vào Thành quốc La Mã. Sau khi giết chết Ptolemy XIII trong trận chiến sông Nile, ông tái lập Cleopatra lên ngôi báu, cùng với một em trai khác Ptolemy XIV là người đồng cai trị.
Caesar sống qua mùa đông năm 48 TCN47 TCN ở Ai Cập, và làm tăng uy thế chính trị của Cleopatra bằng cách yêu bà. Ai Cập vẫn giữ được độc lập, nhưng 3 quân đoàn Lê dương La Mã vẫn đồn trú lại đó. Mối quan hệ trong mùa đông giữa Cleopatra và Caesar có kết quả là một đứa con trai tên là Ptolemy Caesar (tên hiệu Caesarion hay "Caesar nhỏ"). Tuy nhiên, Caesar không cho đứa trẻ này quyền thừa kế, thay vào đó ông chỉ định đứa cháu gọi bằng ông cậuAugustus, nhận làm con nuôi. Theo tin đồn, chính Cleopatra đã giới thiệu cho Caesar Sosigenes, một học giả thiên văn mà về sau đã tạo ra Lịch Julius.

Cleopatra và con trai Caesarion tại Đền Dendera
Cleopatra, Ptolemy XIV và Caesarion tới thăm thành Roma trong khoảng mùa hè năm 46 TCN. Gia đình bà được Caesar đón tiếp và được ngự ở trong một dinh thự của Caesar. Trong thời gian ở Roma, chuyện giữa Cleopatra và Caesar đã tạo nên làn sóng dư luận trái chiều, vì khi đó Caesar đã có người vợ là Calpurnia Pisonis. Mặc cho những lời đồn đại, Caesar vẫn điềm nhiên dựng một bức tượng bằng vàng tạc chân dung của Cleopatra dưới hình tượng nữ thần Isis trong Forum of Caesar. Năm 44 TCN, Caesar bị sát hại lúc đang họp, vì sợ rằng người đã sát hại Caesar sẽ theo mình nên Cleopatra đã quay về Ai Cập. Trở về không lâu sau, Ptolemy XIV qua đời,Cleopatra liền lập Caesarion làm người đồng cai trị và thừa kế của mình, được đặt tên là Theos Philopator Philometor.

Trong cuộc Nội chiến La Mã

Trong cuộc nội chiến của chính quyền La Mã, một bên là người ủng hộ Caesar lãnh đạo bởi Marcus AntoniusAugustus; bên còn lại là phe đối lập gồm những người đã giết hại Caesar là Marcus Junius BrutusGaius Cassius Longinus; dựa vào mối quan hệ trước đây hẳn nhiên Cleopatra ngả theo phe phò tá Caesar, được gọi là Caesarian Faction.
Brutus cùng Cassius đã rời khỏi La Mã, gieo buồm về phía Đông của đế quốc, nơi đây họ đã chiếm lĩnh nhiều vùng đất trù phú và gây dựng lực lượng hùng mạnh. Cleopatra lúc đó đã dựng liên minh với Publius Cornelius Dolabella, một thủ lĩnh phía Đông và là người ủng hộ bà cùng con trai Caesarion, tuy nhiên không lâu sau ông ta bị bao vây và tự sát vào năm 43 TCN. Mất đi hậu thuẫn, Ai Cập đứng trước nguy cơ xâm lăng bởi Cassius vì trả thù việc Cleopatra hỗ trợ đảng Caesarian và liên minh với Dolabella, tuy vậy kế hoạch đã không thực hiện được khi Cassius bị Brutus gọi về Smyrna.

Cuộc tình với Marcus Antonius


Marcus Antonius và Cleopatra
Năm 42 TCN, Marcus Antonius, một trong những thành viên Tam đầu chế cai trị Roma khi có khoảng trống quyền lực sau khi Caesar chết, mời Cleopatra tới gặp ông ở Thành phố Tarsus để giải đáp những câu hỏi về sự trung thành của bà. Trong thời gian nội chiến La Mã, có tin đồn bà đã cung cấp nhiều tiền của cho Cassius và Antonius muốn xác nhận chuyện này, theo đó Antonius còn muốn bà ủng hộ ý định của ông trong cuộc chiến chống lại người Parthia. Cleopatra với sắc đẹp và sự quyến rũ, đã khiến Antonius mê mẩn và quyết định sống qua mùa đông năm 42 TCN41 TCN với bà ở Alexandria.
Để bảo vệ mình và con trai Caesarion, bà đã xúi giục Antonius sát hại người chị cùng cha khác mẹ là Arsinoe, người chị em đã từng chịu đi lưu đày cùng Cleopatra nhưng bị xem là mối nguy hại đến ngôi vị của bà cùng con trai, lúc đó đang bị giam tại Đền Artemis. Cuộc hành quyết diễn ra tại bậc thang của đền thờ vào năm 41 TCN và điều này gây nên dư luận rúng động ở Roma. Cleopatra còn cho hành quyết tướng quân Serapion, người đã chống đối bà và theo phe Cassius.
Trong mùa đông năm 40 TCN, bà có mang cặp con sinh đôi với Antonius, được đặt tên là Cleopatra Selene (Cleopatra Mặt Trăng) và Alexander Helios (Alexander Mặt Trời). Bốn năm sau, 37 TCN, Antonius lại tới thăm Alexandria trên đường đi chiến đấu với người Parthia. Ông nối lại quan hệ với Cleopatra, và từ đó Alexandria trở thành ngôi nhà của ông. Ông cưới Cleopatra theo nghi lễ Ai Cập (một bức thư đăng trong Cuộc đời của Mười hai Caesars của Suetonius cho thấy điều này), dù khi ấy ông đã cưới Octavia Minor, em (hay chị) gái của người bạn trong Tam đầu chế là Augustus, khiến Augustus tức giận. Ông và Cleopatra lại có một đứa con khác, Ptolemy Philadelphus.

Hình Cleopatra trên đồng tiền đúc tại Syria
Tại Lễ quyên góp Alexandria cuối năm 34 TCN, sau khi Antonius chinh phục Armenia, Cleopatra và Caesarion được phong là những người đồng cai trị Ai CậpSíp; Alexander Helios được phong làm vua cai trị xứ Armenia, MediaParthia; Cleopatra Selene làm vua của CyrenaicaLibya; và cuối cùng Ptolemy Philadelphus thành vua của Phoenicia, SyriaCilicia. Cleopatra cũng được Antonius sắc phong phong danh hiệu Nữ vương của các vị Vua (Queen of Kings). Caesarion không chỉ được cùng mẹ Cleopatra chia sẻ quyền lực, ông còn được tôn sùng những danh hiệu Thánh thần, Con trai của thần linh, Vua của các vị vua....và được miêu tả khắc họa như thần chim ưng Horus. Người Ai Cập tin rằng Cleopatra là hiện thân của nữ thần Isis, mẫu thần của người Ai Cập và rất sùng kính bà, bản thân Cleopatra tự mình gọi là Nea Isis.
Có một số câu chuyện nổi tiếng nhưng chưa được kiểm chứng về Cleopatra, câu chuyện nổi tiếng nhất là trong một bữa tối xa hoa cùng với Marcus Antonius, bà đặt cược với Antonius rằng mình có thể chi mười triệu sestertius cho một bữa tối. Antonius chấp nhận vụ cược. Tối hôm sau, Cleopatra có một bữa ăn bình thường, không có gì đặc biệt; khi bà ra lệnh mang ra món thứ hai - chỉ một chén dấm mạnh, Antonius tỏ ý chế giễu. Bà tháo một chiếc hoa tai vô giá của mình thả vào đó để nó tan ra và uống cạn.
Cách hành xử của Antonius bị người La Mã coi là thái quá và Augustus thuyết phục Nghị viện La Mã tiến hành chiến tranh chống Ai Cập. Năm 31 TCN các lực lượng của Marcus Antonius đối mặt với Augustus trong một trận thủy chiến ngoài khơi Actium. Cleopatra có mặt với một hạm đội của riêng mình. Truyền thuyết kể rằng khi thấy hạm đội tàu vận hành thủ công và có trang bị kém cỏi của Antonius đang chiến đấu, bà đã bỏ chạy và rằng Antonius cũng bỏ mặc binh sĩ của mình để theo bà. Dù các binh sĩ của Antonius đã dũng cảm chống trả 7 ngày liền nhưng cuối cùng bị thua các tàu chiến La Mã vì không có chủ tướng (tuy nhiên, không hề có một bằng chứng nào thời đó cho thấy thực tế đã xảy ra như vậy).
Sau trận Actium, Augustus xâm chiếm Ai Cập. Khi ông tiến tới Alexandria, quân đội của Marcus Antonius đã rời khỏi đó ngày 12 tháng 8 năm 30 TCN.

Cái chết


Cái chết của Cleopatra, vẽ bởi Reginald Arthur
Cái chết của Cleopatra cho đến nay vẫn còn là đề tài bàn tán của các sử gia, mà theo đa số bà đã tự sát sau khi Marcus Antonius chết. Câu chuyện còn cho rằng bà bị một con rắn mào gà cắn chết cùng với hai người hầu. Strabo, một chứng nhân đương thời đã thuật lại rằng có 2 câu chuyện về cái chết của Cleopatra: một là bà ta tự uống thuốc độc tự sát, một là bà đã để một con rắn độc cắn vào ngực. Bên cạnh đó, Strabo cũng cho biết bản thân cũng không biết chắc Cleopatra đã tự sát hay bị giết hại. Những học giả nhà thơ người La Mã trong khoảng thời gian 10 năm sau sự kiện đều cho rằng bà bị cắn bởi 2 con rắn độc, một số lại cho rằng chính Augustus đã bí mật giết hại bà. Thông thường, trong những giả thiết bị rắn cắn, người ta cho rằng bà đã có chủ tâm để rắn cắn, vì người Ai Cập tin rằng nhờ thế có thể đạt tới bất tử. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu của Christoph Schaefer, một học giả người Đức vào năm 2010, đã tuyên bố Cleopatra đã chết vì độc sau khi uống một hỗn hợp chất độc gây chết ngay lập tức. Sau khi nghiên cứu tài liệu cổ và với sự cố vấn của chuyên gia độc dược, nhà học giả kết luận rắn mào gà không thể gây chết nhanh chóng, mà nọc độc của rắn khiến từng phần cơ thể bị tê liệt và rồi mới dần chết. Schaefer cùng nhà chuyên gia độc dược đã kết luận Cleopatra uống một tổ hợp cây độc cần, củ Ấu tàucây thuốc phiện.
Theo Plutarch, người kể về sau chuyện sau 130 năm xảy ra sự kiện, đã nói rằng sau khi đã bại trận, để thử lòng chung thủy của Marcus Antonius, Cleopatra sai người báo với ông rằng bà đã chết. Marcus Antonius đau khổ và tự sát, tuy nhiên ông không chết hẳn mà nằm thoi thóp. Một tin báo nữa cho biết Cleopatra vẫn chưa chết và triệu ông vào gặp bà, Antonius vui mừng nên đã đi theo. Tuy nhiên khi đến lâu đài, Cleopatra đã khóa cửa và thòng dây xuống từ cửa sổ cho Antonius để leo vào, sau khi vào được bà, Cleopatra cởi áo của mình ra phủ lên người ông và tự dằn xéo mình. Antonius khuyên bà bình tĩnh, bà liền đưa Antonius một ly rượu và sau khi uống Antonius chết ngay lập tức.

Cái chết của Cleopatra, bức tranh tả cảnh Cleopatra đang nằm chết, bên cạnh là nữ hầu Iras và Charmion, được vẽ bởi Jean André Rixens
Sau cái chết của Antonius, Augustus đã giam cầm bà trong chính lăng tẩm của mình. Ông ta ra lệnh cho người hầu Epaphroditus canh giữ bà, tránh trường hợp bà tự sát vì Augustus muốn chiếm Cleopatra như một chiến lợi phẩm. Dầu vậy, bà cũng dễ dàng lừa Epaphroditus và tự sát. Plutarch nói rằng khi tìm thấy Cleopatra, bà đã chết, với người hầu Iras ở dưới chân còn nữ hầu Charmion thì đang đưa tay nâng vương miện của bà. Theo Plutarch, bà đã chết bởi một con rắn cắn vào tay được chuẩn bị sẵn để trong một chiếc bình. Trước đó bà đã chọc khiến con rắn dữ lên và cắn vào tay bà. Augustus sau cái chết của bà, đã khải hoàn trở về với một bức phù điêu khắc hình ảnh của Cleopatra đang bị rắn độc cắn.
Dù các nhà sử học xưa đều nói rằng bà bị rắn cắn vào tay như Plutarch, Cassius DioGalen; nhưng hình tượng cái chết của bà chủ yếu là bị rắn cắn ở ngực trong những tác phẩm điêu khắc, hội họa của Thời Trung cổThời Phục hưng. William Shakespeare trong vở kịch của ông viết về bà cũng theo hình tượng này.
Augustus đã hợp táng bà và Antonius trong một ngôi nhà mộ đôi mà bà đã chủ định xây từ trước dành cho hai người. Ngôi mộ của hai người vẫn chưa được xác định chắc chắn, nhưng Hội đồng Tối cao Khảo cổ học (SCA) cho rằng nó ở đâu đó gần Taposiris Magna, thuộc vùng tây nam của Alexandria.
Con trai của Cleopatra với Caeser, Caesarion, được người Ai Cập đưa lên làm pharaoh, nhưng Augustus đã thắng trận. Caesarion bị bắt và bị hành quyết theo lệnh của Octavian. Chấm dứt không chỉ giai đoạn cai trị của người Hy Lạp trên ngôi vị pharaoh ở Ai Cập mà cả giai đoạn pharaoh ở Ai Cập.
Ba con của Cleopatra với Marcus Antonius được miễn tội và được đưa về Roma nơi chúng được vợ của Antonius là Octavia nuôi nấng. Vài năm sau đó, Alexander Helios và Ptolemy Philadelphus biến mất không để lại dấu vết, chỉ còn lại Cleopatra Selene. Khi lớn lên, con gái Cleopatra Selene kết hôn với Vua Juba II của Mauretania và hạ sinh ít nhất một người con đặt tên là Ptolemy Philadelphus nhằm tưởng nhớ tới người em trai mất tích. Hình của Cleopatra Selene từng được khắc trên các đồng xu cùng với hình của Vua Juba.
Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã dưới quyền hoàng đế Augustus.

Trong nghệ thuật


Cleopatra và những người tù ngục, vẽ bởi Alexandre Cabanel (1887).
Cuộc đời Cleopatra là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn và nghệ sĩ qua nhiều thế kỷ. Không nghi ngờ rằng, đa phần sức lôi cuốn xuất phát từ huyền thoại về sắc đẹp có sức quyến rũ mạnh mẽ biến bà trở thành đồng minh và tình nhân của hai người đàn ông quyền lực nhất thời ấy, Julius CaesarMarcus Antonius.
Cleopatra được mô tả như một người phụ nữ rất xinh đẹp ngay từ những ghi nhận cổ xưa nhất. Trong cuốn Life of Antony của mình, Plutarch đã mô tả Cleopatra là người phụ nữ có sắc đẹp không ai sánh bằng, không những ảnh hưởng đến Julius Caesar mà khiến cả Marcus Antonius phải qui phục dưới chân mình. Bên cạnh sắc đẹp, Plutarch cũng khẳng định sự thông minh, quyễn rũ trong ngôn từ chính là những vụ khí hoàn hảo của Cleopatra trong việc bảo vệ quyền lực của mình trước 2 người đàn ông vĩ đại này.
Cassius Dio, một học giả người Hy Lạp sống vào thế kỷ thứ 2, hơn 100 năm sau thời đại của Cleopatra, cũng cho rằng Cleopatra sỡ hữu một vẻ đẹp nổi trội, vượt bậc và có tài chinh phục bất kỳ ai qua sắc đẹp trời phú và giọng nói, ảnh nhìn mê hoặc, việc lên ngôi vị của bà do sự giúp đỡ của Caesar hoàn toàn nhờ những thứ mĩ miều trời phú ấy.
Những miêu tả của 2 nhà học giả trên ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình tượng khắc họa của Cleopatra về sau; hình tượng điển hình của một người phụ nữ dùng sắc đẹp mê hoặc gây ảnh hưởng đến những người đàn ông quyền lực trong văn hóa phương Tây.

Cái chết của Cleopatra, vẽ bởi Guido Cagnacci 1658

Death of Cleopatra, vẽ bởi Jean-Baptiste Regnault

Tranh, điêu khắc cổ

Bức tranh nổi tiếng nhất về Cleopatra là bức không tồn tại nữa bởi vì vị nữ hoàng đã chết ở Ai Cập một thời gian dài trước khi Augustus giành được quyền lực ở Roma và nhờ vậy Cleopatra cũng lấy lại được uy danh của mình, ông đã ra lệnh vẽ một bức tranh lớn về bà và đưa nó đi trong lễ diễu hành chiến thắng, có lẽ trong bức tranh đó bà được thể hiện khi đang bị rắn độc cắn. Nguồn của câu chuyện này tại Plut. Ant. 86App. Civ. II.102, dù rằng nguồn sau thật sự nói về một bức tượng, và Cass. Dio LI.21.3 cho rằng "hình ảnh" đó làm bằng vàng, và vì thế không phải là một bức tranh. Bức tranh ấy được tái hiện trong một bản khắc đầu thế kỷ 19: nó thuộc một bộ sưu tập cá nhân gần Sorrento. Từ đó, bức tranh này đã bị cho là thuộc về bộ sưu tập ở Cortona, nhưng cũng không còn dấu vết nào về nó; sự biến mất âm thầm của bức tranh có lẽ vì nó chỉ là đồ giả mạo. Để có thêm thông tin về toàn bộ vấn đề, xem các liên kết ngoài ở cuối bài.

Tranh, từ thời Phục hưng về sau

Cleopatra và cái chết của bà đã trở thành cảm hứng sáng tác cho hàng trăm bức họa Thời Phục Hưng cho tới tận ngày nay, tất nhiên không bức nào có giá trị lịch sử; chủ đề này đặc biệt lôi cuốn các họa sĩ hàn lâm Pháp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét