Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

HIỆN THỰC KỲ ẢO 148/c

(ĐC sưu tầm trên NET)

Trường điện từ và huyền năng chữa bệnh của kim tự tháp Bosnia


Kim tự tháp Bosnia. (Ảnh: Ancient Code)
Kim tự tháp Bosnia. (Ảnh: Ancient Code)

Kim tự tháp Bosnia là kim tự tháp lâu đời nhất trên hành tinh. Sức mạnh của nó không chỉ nằm ở kích thước và độ tuổi, mà còn ở huyền năng chữa bệnh của nó.
Các nghiên cứu về Kim tự tháp Mặt trời Bosnia được Tiến sĩ Oldfield thực hiện cho thấy, trường điện từ phát ra trên đỉnh các kim tự tháp có hướng thẳng đứng, đây được cho là một sự việc không bình thường, vì các mô hình điện từ xảy ra trên các địa hình như đồi núi tự nhiên thường có hướng nằm ngang. Tiến sĩ Oldfield cũng ghi nhận cường độ hoạt động cao của trường điện từ mạnh mẽ trên đỉnh Kim tự tháp Mặt trời Bosnia.
Các kết quả trên đã làm bối rối những người đến khảo sát công trình xây dựng tuyệt vời này. Tiến sĩ Slobodan Mizdrak, một nhà vật lý từ Croatia, đã dẫn đầu một nhóm các chuyên gia trong năm 2010 và 2012 để đo bức xạ điện từ của tổ hợp các kim tự tháp Bosnia, cũng như các tần số siêu âm bất thường 28kHz phát ra từ đỉnh của Kim tự tháp Mặt trời Bosnia. Phân tích này đã xác nhận những phát hiện của Tiến sĩ Oldfield là đúng.
Theo thử nghiệm, nguồn phát ra “chùm tia năng lượng” từ Kim tự tháp Mặt trời nằm ở độ sâu 2.440 mét bên dưới. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng một tấm kim loại được đặt rất sâu trong lòng đất và sự tập trung ion âm tạo ra điện năng hơn 10kW. Các nhà khoa học Croatia cũng phát hiện một chùm sáng với bán kính 4,5 mét vào năm 2010, phóng lên từ đỉnh của Kim tự tháp Mặt trời. Hiện tượng tương tự cũng đã được ghi nhận cách đó nửa vòng Trái đất, trên bán đảo Yucatán, tại Kim Tự Tháp “El Castillo”.

Một trường hợp tương tự-kim tự tháp El Castillo phát phóng cột ánh sáng lên bầu trời. (Ảnh: Petapixel)
Các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới đã đến Bosnia và nghiên cứu, đo đạc sóng siêu âm, sóng hạ âm, tia hồng ngoại và các trường điện từ không rõ nguồn gốc ở trên đỉnh những Kim tự tháp Mặt trời và Mặt trăng. Các tần số được phát hiện như sau:
  1. Tần số 28,4 kHz đã được phát hiện, theo các nhà khoa học thì tần số đặc biệt này không được ứng dụng trong các ngành khoa học công nghệ của chúng ta.
  1. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một sự cộng hưởng Schumann 7,83 Hz, là tần số có lợi nhất và tối ưu cho sức khỏe thể chất, tinh thần và tâm linh của con người.
  1. Các tần số thấp hơn cùng lúc có cường độ cộng hưởng Schumann cao nhất diễn ra tại 7,83 Hz. Các “bồi âm” được phát hiện có thể đạt đến tần số cả một kHz.
  1. Các cộng hưởng Schumann đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích cách hoạt động của công nghệ viễn thông. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự hòa hợp giữa từ trường của Trái đất và từ trường con người.
  1. Các Kim tự tháp Bosnia tồn trữ ion âm và khả năng chữa bệnh đã vượt quá mức độ thông thường. Theo các nhà nghiên cứu, những lần đo đạc khác nhau được thực hiện trong vài năm gần đây bên trong mê cung đường hầm dưới lòng đất, đã cho thấy sự tập trung một lượng lớn các ion âm (các nguyên tử hay phân tử mà trong hạt nhân có số electron nhiều hơn proton) đạt đến mức đáng ngạc nhiên, có thể lên đến 40.000 ion trên mỗi cm khối, nằm ở khoảng cách 200 mét, từ bên trong.
  1. Quan trọng hơn, khảo sát gần đây cho thấy ion âm có khả năng  làm sạch bụi, bào tử, nấm và phấn hoa trong không khí, từ đó cung cấp lợi ích sức khỏe đáng kể cho con người. Hàng nghìn người đã đến thăm mê cung đường hầm dưới lòng đất ở Kim tự tháp Bosnian để trải nghiệm huyền năng chữa lành bệnh của một nơi hùng vĩ tràn ngập các ion âm này.

BosniaValley
Sơ đồ thung lũng kim tư tháp Bosnia

Vào năm 2012, Tiến sĩ khảo cổ học người Ý là Ricardo Brett và Niccolo Bisconti đã phát hiện ra các chất hữu cơ trong đá bao ngoài Kim tự tháp Mặt trời Bosnia, và kết quả thật ngoạn mục. Dựa theo kết quả từ phương pháp định tuổi Cacbon-14 trong một phòng thí nghiệm tại Kiev, Ukraine, độ tuổi ít nhất của Kim tự tháp Mặt trời Bosnia là khoảng 24.000 +/- 200 năm tuổi.
tien si kim tu thapTiến sĩ Semir Osmanagich, một nhà nghiên cứu chính về các kim tự tháp Bosnia, cho rằng vật chất tìm thấy xung quanh các kim tự tháp này có niên đại cách đây khoảng 20.000 năm, trong khi nền văn hóa cổ xưa nhất của con người được cho là nền văn minh Sumer chỉ xuất hiện vào khoảng 3.000 – 4.000 năm trước Công Nguyên. (Ảnh chụp Youtube)
Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng chắc chắn có một mối liên hệ nào đó giữa hai kim tự tháp khổng lồ này trên phương diện thiên văn, vì bóng của Kim tự tháp Mặt trời sẽ bao phủ kim tự tháp Mặt trăng trong những tháng mùa hè, vào thời điểm ngay trước khi mặt trời lặn. Thêm nữa, mặt Bắc của Kim tự tháp Mặt trời hướng trực tiếp về hướng Bắc, với độ sai lệch nhỏ hơn 1 phần trăm. Nó được cho là kim tự tháp lớn nhất trên thế giới với độ cao trên 220 mét.
Video đã phụ đề:
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Sử dụng bản dịch của Tinh hoa net.

Kim tự tháp ở Nam Cực có thể khiến chúng ta phải nhìn nhận lại lịch sử nhân loại


(Ảnh: getty images)
(Ảnh: getty images)

“Kim tự tháp” ở Nam Cực đã được phát hiện khá lâu. Tin tức về kiến trúc bí ẩn này đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và người tin học thuyết UFO, vô số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích sự kì lạ của những “kiến trúc” này.
Các giả thuyết được đưa ra gồm: công trình xây dựng của người ngoài hành tinh, căn cứ quân sự bí mật của những nền văn minh cổ đại tiên tiến, trong khi lại có những người khác tin rằng kim tự tháp này chỉ là cấu trúc hình thành trong tự nhiên. Đáng tiếc giả thuyết này vẫn chưa được xác nhận hay bác bỏ vì không có những nguồn dữ liệu chính thức nhằm xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc.

Những bức ảnh chụp kim tự tháp tại Nam Cực. (Ảnh: ianchadwick.com)
Một vài bức ảnh đã được lưu truyền trên mạng Internet cho thấy tồn tại một kiến trúc hình kim tự tháp trong môi trường băng giá ở Nam Cực, một vài bức trong số đó là được thu thập trong Chương trình Khoan Đại dương tích hợp (Integrated Ocean Drilling Program-IODP), một dự án quốc tế nhằm thăm dò đại dương.
Việc phát hiện ra kim tự tháp ở Nam Cực đã dẫn đến những suy đoán về hình thái của Châu Nam Cực trong quá khứ xa xôi. Một số người cho rằng nó không luôn luôn lạnh lẽo như ngày nay, và các nghiên cứu khoa học dường như cũng xác nhận giả thuyết này.
Năm 2009, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và thu thập mẫu vật, đã phát hiện thấy các hạt phấn hoa ở Châu Nam Cực, từ đó cho thấy hệ sinh thái của Châu Nam Cực trong quá khứ là vô cùng khác biệt. Vào một thời điểm nhất định trong mùa hè nhiệt độ tại đây có thể lên đến 20 độ C.
Năm 2012, một nhóm các nhà nghiên cứu đã xác định được 32 loài vi khuẩn, trong đó có một loài vi khuẩn ưa mặn 2800 tuổi được lấy từ các mẫu nước ở hồ Vida tại phía đông Nam Cực. Lớp băng vĩnh cửu trên mặt hồ là loại băng dày nhất trên Trái đất.

Có thể châu Nam Cực trong quá khứ không lạnh như hiện nay? (Ảnh: thedailyjournalist.com)
Nếu chúng ta giả định rằng Nam Cực không lạnh giá trường kỳ như ngày nay, điều này có thể mở ra những khả năng vô tận. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Trong quá khứ châu Nam Cực có đủ ấm để một nền văn minh cổ đại có thể tồn tại ở đây hay không? Và nếu một nền văn minh cổ đại đã phát triển ở Nam Cực trong thời quá khứ xa xôi, tại sao hôm nay chúng ta không tìm thấy dấu vết về cuộc sống của họ ở đó?
Theo nhiều nhà nghiên cứu, có những kiến trúc ở Nam Cực, cả những kim tự tháp và các bằng chứng đủ để củng cố giả thuyết về nền văn minh cổ xưa đã từng tồn tại ở Nam Cực trong quá khứ. Việc giới khảo cổ có thừa nhận phát hiện này hay không thì lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.

Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: Gettyimages)

Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: www.forocoches.com)

Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: www.egaliteetreconciliation.fr)
Quay trở lại châu Phi, chúng ta biết rằng các học giả và nhà Ai Cập học từ lâu đã nghi ngờ rằng tượng Nhân Sư có tuổi thọ lớn hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta, thậm chí có thể lên đến hơn 10.000 năm tuổi. Những giả thuyết này được củng cố bởi việc phát hiện các dấu hiệu xói mòn nước trên tượng Nhân Sư khổng lồ, và theo các học giả điều này cho thấy tình trạng biến đổi khí hậu cực đại trong quá khứ.
Ngoài ra, tấm bản đồ nổi tiếng Piri Reis cũng mô tả đường bờ biển của Nam Cực trong một thời kỳ vô cùng xa xôi trước đây, trước khi bị băng bao phủ.

Vì vậy nếu khí hậu ở châu Phi và các nơi khác trên thế giới đã biến đổi mạnh mẽ, thì liệu những điều tương tự có thể xảy ra ở Nam Cực hay không? Và nếu nhà nghiên cứu có thể chứng minh được các Kim tự tháp ở Nam Cực là những kiến trúc nhân tạo, thì những phát hiện đó có thể khiến chúng ta phải nhìn nhận lại lịch sử nhân loại.
Liệu các nhà nghiên cứu và khảo cổ học ngày nay có chấp nhận những phát hiện này hay không? Vâng, có lẽ là không, bởi vì nó đi ngược lại tất cả những thứ mà họ biết và tin tưởng, nhưng đây không phải là một cuộc tranh luận về niềm tin, đây là việc tìm kiếm sự thật về vô số những nền văn minh cổ xưa nằm rải rác khắp nơi trên thế giới, mà rất nhiều trong số chúng vẫn còn là một bí ẩn.
Bạn tin tưởng điều gì? Liệu có khả năng thực sự tồn tại những quần thể kiến trúc bên dưới lớp băng dày tại Nam Cực hay không? Liệu có khả năng tồn tại một nền văn minh cổ xưa đã phát triển hàng ngàn năm về trước, khi mà Nam Cực có một khí hậu hoàn toàn khác hay không? Hãy chia sẻ với chúng tôi ở comment bên dưới những suy nghĩ của bạn.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây
Quý Khải biên tập, sử dụng bản dịch từ Tinh Hoa net

Kim tự tháp Ai Cập và tượng Nhân sư từng bị chìm dưới mực nước biển


Tượng Nhân sư lớn ở Giza, Ai Cập. (pius99/iStock/Thinkstock)
Tượng Nhân sư lớn ở Giza, Ai Cập. (pius99/iStock/Thinkstock)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Toàn bộ quang cảnh khu lăng mộ Giza (Giza Necropolis), bao gồm các kim tự tháp và tượng Nhân sư, có những vết xói mòn khiến một số người suy luận rằng khu vực này đã từng chìm ngập trong nước biển. Một mẫu hóa thạch độc đáo đã củng cố thêm giả thuyết này.
Nhà khảo cổ học Sherif El Morsi đã làm việc trên khắp cao nguyên Giza trong hơn hai thập niên qua, và vào năm 2013, ông đã hợp tác với người sáng lập tổ chức Giza for Humanity và cũng là người đồng sự nghiên cứu, ông Antoine Gigal, để công bố một phát hiện gây tranh cãi về mẫu hóa thạch này.
Tiến sĩ Robert M. Schoch là một trong những nhà khoa học đầu tiên thực sự nghiên cứu về giả thuyết cấu trúc cao nguyên Giza có niên đại xa xưa hơn mọi người từng nghĩ. Trong những năm đầu thập niên 1990, ông đề xuất rằng tượng Nhân sư có niên đại xa xưa hơn hàng nghìn năm so với nhận thức trước đây, từ năm 5000-9000 trước Công nguyên, dựa vào những kiểu xói mòn do nước gây ra, được tìm thấy trên cả bức tượng và dãy đá xung quanh.

The great Sphinx of Giza and the Pyramid of Khafre. (WitR/iStock/Thinkstock)
Tượng Nhân sư và kim tự tháp Khafre. (WitR/iStock/Thinkstock)

Tiếp thu ý tưởng của ông Schoch, ông Morsi đã đào sâu hơn vào bí ẩn này. Trong khi chụp hình tư liệu khảo chứng các kiểu xói mòn trên rất nhiều các tảng đá cự thạch ở khu vực này, ông đã có một khám phá giúp khẳng định thêm rằng khu vực này đã từng bị chìm dưới nước.
“Trong quá trình chụp hình đường bờ biển cổ xưa này, suýt nữa tôi bị ngã do vấp phải một vật trên khối đá tầng hai của ngôi đền”, ông Morsi cho biết trong một bài báo đăng trên website Gigal Research. “Chưa hết ngạc nhiên, tôi phát hiện chỗ lồi mà tôi đã vấp trúng chính là xương hóa thạch, có vẻ như của con cầu gai (một loài nhím biển), vốn là một sinh vật sống ở vùng biển cạn”.

Ảnh hóa thạch con cầu gai mà ông Morsi vấp phải. (Ảnh: Gizaforhumanity)
Morsi cho rằng, cao nguyên Giza từng bị ngập do nước biển dâng. Đặc biệt, di chỉ ngôi đền của vua Menkare có thể từng là một vũng nước mặn cổ đại, khi nước biển dâng cao nhấn chìm Khu lăng mộ và tượng Nhân Sư, khu phức hợp đền thờ và các di chỉ khác.
Các nhà khoa học khác suy luận rằng con cầu gai có trong đá vôi kia bị lộ ra do sự xói mòn và loài sinh vật này vốn đã ở trong đá vôi nguyên thủy khi nó mới hình thành vào 30 triệu năm trước. Nhưng ông Morsi đã phản bác rằng, loài sinh vật này đã hóa thạch trong khoảng thời gian gần hơn, bằng chứng là loài sinh vật này nằm sát đất, trong tình trạng nguyên sơ và nằm trong biên độ thủy triều của đầm nước mặn, hơn nữa nó là một mẫu vật lớn không giống như các mẫu vật nhỏ bé thường thấy trong các khối đá vôi.
“Chúng ta có thể thấy rõ tình trạng nguyên sơ và các chi tiết nhỏ của bộ xương in hằn vào đá”, ông Morsi nói tiếp, “điều đó có nghĩa là loài sinh vật biển này phải hóa thạch trong khoảng thời gian gần đây. Nó không phải là một cơ thể hóa thạch như đa số các mẫu vật 30 triệu năm trước, mà nó hóa thạch do các trầm tích lắng xuống và lấp đầy khoảng trống [trong cơ thể].”
Ông Morsi tin rằng khu vực này đã bị ngập khá sâu, có thể đến khoảng 75m trên mực nước biển hiện tại và tạo ra một đường bờ biển kéo dài từ kim tự tháp Khafra gần tượng Nhân sư đến đền thờ Menkara. Theo ông Morsi, khi quan sát các mảng lỗ chỗ và rãnh lồi lõm do sóng vỗ, cũng như dòng thủy triều lên xuống khắc vào đá, có thể thấy biên độ thủy triều vào khoảng 2mtrong khu vực này.
Hơn nữa, tại các địa điểm như tượng Nhân sư, đền thờ Nhân sư, và 20 vòng phiến đá đầu tiên của Kim Tự Tháp, các nhà khoa học đánh giá rằng những tảng đá có biểu hiện của sự xói mòn do ngâm trong nước sâu. Trên các khối đá có cặn lắng trầm tích và phù sa (hay một loại chất liệu), là điều thường thấy ở những đáy biển nông và vũng vịnh. Khi nước rút, nó tạo ra hiệu ứng rỉ nước như tấm bọt biển trên đá.
Để một con cầu nhím biển đạt được chiều dài 8cm giống như hóa thạch này, thì phải mất khoảng 15 năm. Hơn nữa, để tạo thành lượng trầm tích phù sa lắng đọng cũng như sự xói mòn do thủy triều ở các vùng nông hơn, thì phải mất đến nhiều thế kỷ, điều này cho thấy khu vực này từng bị ngập nước trong một thời gian khá dài.
Tuy nhiên, rất khó xác định được chính xác trận lũ lụt xảy ra vào năm nào. Theo Viện nghiên cứu Hải dương và Khí quyển CSIRO, thì trong vòng 140.000 năm qua, mực nước biển đã dao động hơn 120m khi các tảng băng lớn hình thành và tan ra trong chu kỳ băng hà.
Paul Darin, Epoch Times
Quý Khải biên dịch

Đi tìm Kim tự tháp trắng huyền thoại ở Tây An, Trung Quốc


Tương truyền dải núi Tần Lĩnh ở Trung Quốc là nơi tọa lạc của Kim tự tháp Trắng ở Tây An. Trên cùng bên phải: Mô hình lăng mộ kim tự tháp tại Bảo tàng Hán Dương Lăng. Một số người cho rằng người ta đã nhầm lẫn giữa lăng mộ kim tự tháp nổi tiếng với Kim tự tháp Trắng huyền thoại, trong khi số khác phủ nhận vì những mô tả không trùng khớp với nhau. (Nguồn: Wikimedia Commons)
Tương truyền dải núi Tần Lĩnh ở Trung Quốc là nơi tọa lạc của Kim tự tháp Trắng ở Tây An. Trên cùng bên phải: Mô hình lăng mộ kim tự tháp tại Bảo tàng Hán Dương Lăng. Một số người cho rằng người ta đã nhầm lẫn giữa lăng mộ kim tự tháp nổi tiếng với Kim tự tháp Trắng huyền thoại, trong khi số khác phủ nhận vì những mô tả không trùng khớp với nhau. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Tùy bạn quyết định!
Nằm rải rác trên đồng bằng bằng phẳng, hẻo lánh ở tỉnh Thiểm Tây, gần cố đô Tây An là hàng chục mô đất hình chóp ngoạn mục hiện vẫn còn là một bí ẩn với thế giới bên ngoài. Đứng cùng với những lăng mộ hùng vĩ này là truyền thuyết về một kim tự tháp khổng lồ cao 305m có đỉnh màu trắng, khảm đá quý có thể còn vượt trội hơn cả Đại Kim tự tháp Giza (Ai Cập). Trong khi một số nhà nghiên cứu tin rằng nhìn từ trên không, “Kim tự tháp Trắng của Tây An” thực ra chính là kim tự tháp Mậu Lăng, lăng mộ của Hán Vũ Đế, nhưng số khác lại cho rằng kim tự tháp huyền thoại này hiện vẫn chưa được phát hiện.
Kim tự tháp Mậu Lăng cao khoảng 47m, thấp hơn nhiều so với cấu trúc hùng vĩ của kim tự tháp màu trắng trong truyền thuyết.
Vụ chứng kiến đầu tiên—Fred Meyer Schroder, năm 1912
Những vụ chứng kiến đầu tiên về kim tự tháp trắng khổng lồ ở Trung Quốc đã có niên đại từ hơn một thế kỷ trước trong các tư liệu nhật ký của thương nhân và nhà đại lý du lịch người Mỹ Fred Meyer Schroder. Ông đã nhìn thấy một loạt các kim tự tháp khi đang bước đi cùng một tu sĩ Phật giáo dẫn đường cho ông ở tỉnh Thiểm Tây vào năm 1912. Ông cho biết đã nhìn thấy một kim tự tháp khổng lồ, với các kim tự tháp nhỏ hơn bao xung. “Thật sự nó còn đỡ lạ kỳ hơn nếu chúng tôi phát hiện ra chúng ở một chốn hoang vu”, ông viết. “Những [kim tự tháp] này, theo một cách hiểu nào đó, là đang được phô ra giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng lại hoàn toàn chưa được biết đến trong thế giới Tây phương”.

Với kích thước như vậy, kim tự tháp này sẽ có thể tích lớn gấp mười lần so với Đại Kim tự tháp ở Ai Cập.


Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Schroder ước tính kim tự tháp chính giữa có chiều cao ít nhất 300 m với chiều dài các cạnh 500m. Với kích thước như vậy, kim tự tháp này sẽ có thể tích lớn gấp mười lần so với Đại Kim tự tháp ở Ai Cập có chiều cao 140 m.
Hướng dẫn viên người Mông Cổ của Schroder, Bogdo, đã bảo ông rằng những kim tự tháp này có ít nhất 3.000 năm tuổi và các thông tin về chúng đã được ghi lại trong các kinh sách tu học cổ đại và vô cùng phổ biến trong truyền thuyết địa phương.
Vụ chứng kiến thứ hai—James Gaussman, 1945
Vụ chứng kiến thứ hai và cũng là nổi tiếng nhất của Kim tự tháp trắng ở Tây An là của James Gaussman, một phi công thuộc Quân đoàn Lục quân Không quân Hoa Kỳ. Khi đang bay từ Trung Quốc đến bang Assam, Ấn Độ vào mùa xuân năm 1945, ông báo cáo nhìn thấy một kim tự tháp khổng lồ màu trắng, trên đỉnh khảm đá quý ở phía tây nam thành phố Tây An. Sau này ông viết: “Tôi bay vòng quanh một ngọn núi và sau đó chúng tôi đến một thung lũng. Ngay bên dưới chúng tôi là một kim tự tháp trắng khổng lồ. Như thể nó đến từ một câu chuyện cổ tích vậy. Kim tự tháp này được che phủ trong ánh sáng trắng mờ ảo.

“Nó có màu trắng trên tất cả các cạnh. Điều thú vị nhất là tảng đá chốt vòm: một khối chất liệu khổng lồ giống đá quý. Tôi rất kinh ngạc trước kích cỡ đồ sộ của thứ này”.

— James Gaussman, Quân đoàn Lục quân Không quân Hoa Kỳ
“Đây có thể là sắt, hoặc một loại đá nào khác. Kim tự tháp có màu trắng trên tất cả các cạnh. Điều thú vị nhất là tảng đá chốt vòm: một khối chất liệu khổng lồ giống đá quý. Tôi rất kinh ngạc trước kích cỡ đồ sộ của thứ này”, James Gaussman cho hay.
Vụ chứng kiến thứ ba—Thượng tá Maurice Sheahan, 1947
Chỉ hai năm sau vụ chứng kiến kim tự tháp trắng của Gaussman, Thượng tá Maurice Sheahan, giám đốc khu vực Viễn Đông của hãng hàng không Trans World Airlines, khi đang bay trên một thung lũng gần dãy núi Tần Lĩnh, khoảng 60 km về phía tây nam thành phố Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây, đã nhìn thấy một kim tự tháp khổng lồ ở khu vực bên dưới. Trải nghiệm của Sheahan đã được đăng trên tờ New York Times số ra ngày 28/3, trong bài viết có tựa đề “Phi công Mỹ báo cáo phát hiện thấy kim tự tháp Trung Quốc khổng lồ ở vùng đồi núi biệt lập phía tây nam thành phố Tây An”.

Dãy núi Tần Lĩnh, Trung Quốc. (Nguồn: Wikimedia Commons)
Bài viết trích lời Sheahan rằng kim tự tháp này có chiều cao khoảng 300m và chiều rộng 500m và có vẻ như đã “bỏ xa kim tự tháp Ai Cập”. Hai ngày sau bài báo, tờ New York Times đã cho đăng một bức ảnh được cho là của kim tự tháp này, và Gaussman được cho là người đã cung cấp nó. Trong khi đó, các nhà khảo cổ học Trung Quốc lại đang phủ định rằng không có kim tự tháp như thế từng tồn tại.
photograph-new-york-timesẢnh Kim tự tháp Trắng đăng trên tờ New York Times. (Nguồn: Ancient Origins)
Bức ảnh này hơi đáng thất vọng – kim tự tháp trong hình không có màu trắng thuần khiết, cũng không được gắn đá quý trên đỉnh, và nó không có vẻ là cao đến 300m, đặt ra dấu hỏi về việc liệu bức ảnh này chỉ là một cái gì đó được cho thêm vào cho trọn vẹn chứ không phải được chụp bởi chính Gaussman.
Bức ảnh sau đó đã được xác nhận là mô đất an táng nổi tiếng Mậu Lăng, lăng mộ của Hán Vũ Đế (156–87 TCN), đặt tại thành phố Hưng Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, khoảng 40km về phía tây bắc thủ phủ Tây An.

Hán Vũ Đế (Nguồn: Wikimedia Commons)
Mậu Lăng
Mậu Lăng là kim tự tháp (hay mô đất an táng hình thang) lớn nhất của triều đại Tây-Hán được xây dựng theo mô hình lăng mộ hoàng gia hơn 2.000 năm trước, nhưng vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với kích cỡ được báo cáo của Kim tự tháp trắng ở Tây An. Mộ táng này được xây dựng với đất và đất sét với một tầng đáy hình chữ nhật kích cỡ khoảng 220 x 220m và chiều cao 50m.

Các vụ chứng kiến Kim tự tháp trắng xảy ra gần dãy núi Tần Lĩnh, trong khi Mậu Lăng lại nằm ở một vùng đồng bằng bằng phẳng, tách biệt.

Việc xây dựng khu lăng mộ này được bắt đầu vào năm Hán Vũ Đế thứ hai (139 TCN) và được hoàn thiện khi ông qua đời khoảng 53 năm sau đó. Lăng mộ có nhiều các đồ tùy táng quý báu, rất nhiều trong số chúng hiện đang được trưng bày ở một bảo tàng lân cận. Xung quanh Mậu Lăng là một hàng dài các lăng mộ nhỏ hơn của phi tần được vua Hán sủng ái nhất, Lý phu nhân; và danh tướng Hoắc Khứ Bệnh; cùng các thành viên khác của hoàng tộc.

Mậu Lăng, lăng mộ của Hán Vũ Đế. (Nguồn: Wikimedia Commons)
Kim tự tháp trắng có thật sự tồn tại hay không?
Rất nhiều các nhà nghiên cứu, những người đã khảo sát cả truyền thuyết lẫn các vụ chứng kiến của Kim tự tháp trắng ở Tây An, đều không tin rằng chúng có liên quan đến Mậu Lăng. Một nguyên nhân là các vụ chứng kiến Kim tự tháp trắng xảy ra gần dãy núi Tần Lĩnh, trong khi Mậu Lăng lại nằm ở một vùng đồng bằng bằng phẳng, tách biệt. Hơn nữa, Mậu Lăng nằm ở phía tây bắc thành phố Tây An, trong khi theo lời kể của Gaussman và Sheahan, kim tự tháp lại nằm ở phía tây nam.
Các miêu tả cũng không trùng khớp, bao gồm việc Sheahan miêu tả Kim tự tháp trắng có một “hình dạng kim tự tháp đều”, trong khi Mậu Lăng lại có chóp đỉnh bẹt.
Phải chăng tờ New York Times chỉ đơn giản lấy một bức ảnh của Mậu Lăng để làm hình ảnh minh họa cho kim tự tháp ở Trung Quốc, từ đó để ngỏ khả năng có một Kim tự tháp trắng thật sự vẫn ở ngoài đó đang chờ được phát hiện? Hay liệu cả Schroder, Gaussman, và Sheahan đều đã nhầm lẫn trong các miêu tả và ước tính các kích cỡ của mình, tức là những vụ chứng kiến của họ thực ra chính là của Mậu Lăng?
Một số người tin rằng Kim tự tháp trắng có thể nằm trong vùng địa hình ghập ghềnh của dãy Tần Lĩnh, rất khó phát hiện bên cạnh những ngọn núi chọc trời và hẽm núi sâu. Rất nhiều các nhà nghiên cứu và nhà thám hiểm đã và đang truy tìm Kim tự tháp trắng ở Tây An, nhưng chưa ai thành công tính đến hiện tại.
Tái bản với sự cho phép từ Ancient Origins. Đọc bản gốc tiếng Anh ở đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét