Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG 8

(ĐC sưu tầm trên NET)

Xem clip nghệ sĩ đường phố chơi guitar tuyệt hay

15/04/2016 15:26 GMT+7
    TTO - Đôi khi một số nghệ sĩ lớn của thế giới lại là những con người vô danh. Họ không có tên, không có hãng thu âm nhưng họ là những nghệ sĩ thật sự.
    Xem clip nghệ sĩ đường phố chơi guitar tuyệt hay
    Người nghệ sĩ đích thực chơi guitar trên đường phố - Ảnh: YouTube
    Một cư dân mạng có tên Pablo Hevia-Koch tìm thấy một nghệ sĩ như vậy trên đường phố Canete của Chile. Người nghệ sĩ này đã trình diễn những ngón đàn điêu luyện và đầy cảm xúc làm rung động lòng người.
    Clip đăng tải trên YouTube một tuần qua, được cư dân mạng đón nhận nồng nhiệt với những lời bình luận: “thật tuyệt vời”, “tôi chưa từng được xem một tiết mục nào “đỉnh” như thế này”, “ông ấy có ra album không? Tôi muốn mua album của ông ấy ngay lập tức…”.

    Câu chuyện đằng sau những chiếc guitar nổi tiếng thế giới

    Đăng 13/07/2015 vào 08:58
    (RockPassion.vn)- Lead guitarist có thể được xem như linh hồn của những ban nhạc rock. Có những nghệ sĩ chơi guitar mà tên tuổi của họ nổi tiếng hơn cả ban nhạc họ chơi, ví dụ như Jimi Hendrix, hay Eddie Van Halen… Những guitarist nổi tiếng có thể có cho mình hàng chục thậm chí hàng trăm cây guitar khác nhau, nhưng phần lớn họ đều có sở thích đặc biệt hoặc gắn liền tên tuổi của mình với một cây guitar nào đó, và một trong những điều làm nên sự nổi tiếng của những chiếc guitar này chính là những câu chuyện đằng sau chúng.
    1. “Blackie” của Eric Clapton:
    Eric Clapton là một trong những cây guitar nổi tiếng nhất thế giới, đứng thứ 2 trong danh sách những guitarist xuất sắc nhất mọi thời đại do Rollingstone bình chọn. Điều đặc biệt là trong danh sách những cây guitar đắt giá nhất thế giới, 4 trong số đó thuộc sở hữu của ông.
    Cây guitar nổi tiếng nhất của Eric Clapton là Blackie. Điều đặc biệt của cây guitar này đó là nó được chính Eric lắp ráp, từ bộ phận của 3 chiếc guitar khác nhau. Năm 1970, Clapton đã mua 6 cây guitar Fender Stratocasters, từ một cửa hàng guitar ở Tennessee. Có lẽ vì không biết làm gì với quá nhiều cây guitar mới như vậy, ông đã tặng 3 chiếc cho bạn của mình, cũng là những guitarist nổi tiếng là George Harrison, Pete Townshend và Steve Winwood, còn 3 chiếc còn lại ông tháo tung tất cả các bộ phận ra, và lắp chúng lại thành một cây guitar mới. Eric đã đặt tên cho nó là Blackie, theo màu sơn đen sau khi hoàn thành của cây guitar đó.
     
    Cây guitar này đã được Eric Clapton sử dụng từ khoảng thời gian từ 1973 đến năm 1985, sau khi nó gặp một vấn đề với cần đàn. Năm 2004, trong một phiên đấu giá, cây guitar nổi tiếng này đã được mua lại với giá 959.500 USD, một trong những kỷ lục thời bấy giờ.
    2. Monterey Stractocaster của Jimi Hendrix
    Jimi Hendrix, người đến giờ vẫn được xem là cây guitar xuất sắc nhất mọi thời đại, nổi tiếng với lối chơi guitar tay trái và thường sử dụng những cây Fender Stratocaster để ngược, lối chơi này đã ảnh hưởng lớn đến những nghệ sĩ chơi guitar tay trái sau này.

    Cây guitar Monterey Stratocaster nổi tiếng của Jimi Hendrix
    Cây guitar nổi tiếng nhất của Hendrix đó là cây guitar Monterey, cái tên được đặt cho chiếc guitar được sử dụng trong đại nhạc hội tại Monterey năm 1967. Tại đây, Jimi Hendrix đã tạo ra một trong những khoảnh khắc ấn tượng nhất lịch sử nhạc rock, khoảnh khắc đã góp phần biến tên của ông thành huyền thoại. Trước khi trình diễn, Jimi đã thông báo với khán giả rằng, “tôi sẽ hy sinh một thứ tôi rất yêu quý”, và sau khi trình diễn bài Wild thing, ông đã hôn lên cần đàn rồi đốt nó, hành động mà ông đã gọi là tế cây guitar cho thần linh .
    Pha “tế guitar thần thánh” tại nhạc hội Monterey.
    Sau khi đốt, Jimi đã cầm cây guitar lên và đập nó thành từng mảnh rồi ngay sau đó là rời khỏi sân khấu. Sau khoảnh khắc “thần thánh” đó, cây guitar huyền thoại này chỉ còn lại là những mảnh vỡ, và một phần được trình bày tại Washington.

    Những gì còn sót lại của cây guitar huyền thoại trưng bày tại Washington.
    3. Gibson Les Paul của Slash.
    Đối với nhiều rock fan ở Việt Nam, Slash có lẽ là một trong guitarist nổi tiếng nhất, đặc biệt là hình ảnh của ông trong những video November Rain hay Don’t cry. Hình ảnh quen thuộc trong mắt người hâm mộ của Slash là mái tóc xù quá mắt, điếu thuốc phì phèo trên môi, và những chiếc guitar Les Paul.

    Khoảng khắc ấn tượng của Slash trong Music video November Rain.
    Slash sở hữu hơn 100 chiếc guitar, trong đó chủ yếu là những chiếc Les Paul của Gibson, mà Slash nói rằng “là những chiếc guitar tốt nhất cho tôi”.
    Gibson Les Paul là dòng guitar nổi tiếng của hãng sản xuất guitar Gibson, được đặt tên để tri ân người đã giúp chế tạo ra hình dáng đặc trưng của dòng guitar này, nghệ sĩ guitar nổi tiếng Les Paul. Được sản xuất từ năm 1952, đến nay, Gibson Les Paul là một trong những guitar điện phổ biến nhất trên thế giới, cùng với Fender Stratocaster và Fender Telecaster.
    Kiểu dáng nổi tiếng của Gibson Les Paul.
    Cây guitar Slash sử dụng chủ yếu để thu âm là chiếc Les Paul Standard đời 1959, được chế tạo bởi Luthier Kris Derrig. Còn chiếc guitar được Slash sử dụng chủ yếu khi trình diễn là 1988 Gibson Les Paul Standard.
    Tuy không phải là người được đặt tên cho dòng guitar này, nhưng Slash đã được chính hãng Gibson vinh danh, như là người đã giúp những chiếc Les Paul chiếm lại được vị thế của mình vào thập kỉ 80, 90 sau một thời gian dài bị lấn át bởi Fender. Từ năm 1997, Slash đã cộng tác với Gibson trong việc thiết kế ra 11 mẫu Les Paul. Tất cả đã tạo nên dấu ấn to lớn của Slash đối với dòng guitar nổi tiếng này. Chính Slash là nguồn cảm hứng cho không ít guitarist sau này, không chỉ bởi phong cách mà cả cảm hứng với những chiếc Gibson Les Paul nữa.

    Bộ sưu tập guitar chủ yếu là Gibson Les Paul của Slash.
    4. Red Special của Brian May ( Queen)
    Không giống như những chiếc guitar được đặt làm riêng từ các hãng sản xuất của các guitarist nổi tiếng, hay những cây guitar lắp ráp lại từ 3 chiếc cùng loại của Eric Clapton, những chiếc guitar của Brian May nổi tiếng vì không ít trong số chúng do chính tay ông tự tay thiết kế và chế tạo.
    Có thể nhiều người không biết, ngoài việc là một trong những nghệ sĩ guitar xuất sắc nhất mọi thời đại, là lead-guitarist của Queen, Brian May còn có đam mê về Vật lý. Ông nhận bằng Tiến sĩ về Thiên văn học năm 2007, và là hiệu trưởng danh dự của đại học John Moores thành phố Liverpool. Có lẽ chính năng khiếu về vật lý đã khiến Brian May có sở thích trong việc tự chế tạo ra những chiếc guitar cho riêng mình.

    Chiếc guitar Red Special nổi tiếng của Brian May.
    Chiếc guitar đầu tiên và nổi tiếng nhất của Brian May là chiếc guitar ông tự chế vào năm 16 tuổi. May tâm sự rằng, việc ông tự chế tạo ra chiếc guitar đầu tiên của mình bởi vì thời điểm đó, một chiếc guitar điện khá tốn kém đối với gia đình ông và bản thân cũng muốn thử tự chế tạo một cái gì đấy. Bởi vậy, cậu thanh niên Brian May đã cùng bố thiết kế và chế tạo ra chiếc guitar điện này từ nguyên liệu chính là tấm gỗ của chiếc lò sưởi trong nhà. Sau khi hoàn thành, Brian May đã đặt tên là Red Special, theo tên màu sơn của nó. ông cũng đôi lúc gọi nó là Fireplace (lò sưởi) để nhớ về chất liệu đặc biệt của chiếc guitar này.
    Cây guitar với màu đỏ nổi tiếng này, gắn liền với hình ảnh của Brian May, ông sử dụng nó trong suốt phần lớn sự nghiệp của mình, cả trong thu âm lẫn biểu diễn. Thậm chí, ông còn đặt tên của nó cho một album solo của mình, mini album Red Special ra đời năm 1998.

    Brian May còn đặt tên của chiếc guitar cho album của mình.
    5. Heritage Cherry EDS-1275 Gibson hai cần của Jimmy Page
    Jimmy Page, guitarist của Led Zeppelin đứng thứ 3 trong danh sách những nghệ sĩ guitar xuất sắc nhất mọi thời đại do tạp chí Rolling Stone bình chọn. Mặc dù không phải là chiếc guitar được Jimmy Page sử dụng nhiều, nhưng chiếc Heritage Cherry EDS-1275 do Gibson thiết kế riêng cho Page được người ta nhắc đến nhiều nhất. Thiết kế đặc biệt với 2 cần guitar, cần dưới cơ bản với 6 dây, và cần trên với 12 dây. Mặc dù ông không phải là người duy nhất sử dụng chiếc guitar với thiết kế đặc biệt này, tuy nhiên, người ta vẫn nói rằng Jimmy Page là người duy nhất khai thác được những âm thanh tuyệt mỹ nhất của chiếc đàn này.
     
    Sự ra đời của chiếc guitar này gắn liền với ca khúc bất hủ của Led Zeppelin, Stairway to heaven. Trong quá trình thu âm phần guitar cho tác phẩm này, Jimmy Page phải sử dụng đến 4 chiếc guitar khác nhau, với những chiếc ampli khác nhau. Do đó, ông phải thu thành những đoạn nhỏ khác nhau, sau đó ghép lại thành phần guitar hoàn chỉnh. Đó là phần thu âm, Jimmy Page đã hiểu rằng mình không thể trình diễn trên sân khấu ca khúc này bằng bất cứ chiếc guitar nào ông đang có. Bởi vậy, ông đã đặt hãng Gibson làm riêng cho mình một chiếc guitar 2 cần.
    Nhờ chiếc guitar này, Page có thể trình diễn ca khúc Stairway to heaven một cách liên tục mà không phải đổi giữa chiếc guitar 6 dây và 12 dây. Chính hình ảnh của Jimmy Page và chiếc guitar 2 cần EDS-1275 đã khiến những buổi trình diễn ca khúc Stairway to heaven của Led Zeppelin luôn gây được ấn tượng mạnh với khán giả. Từ đó Heritage Cherry EDS-1275 đã luôn là một trong những cây guitar nổi tiếng nhất thế giới, dù cho nó chỉ được sử dụng để trình diễn cho một ca khúc duy nhất.

    Ra mắt dàn hòa tấu Guitar đường phố Huế

    Dân trí Nhằm góp phần làm phong phú cho các chương trình, hoạt động Festival Huế 2012, chiều ngày 1/4, tại công viên 3-2 (TP Huế) Học viện âm nhạc Huế đã biểu diễn ra mắt dàn hòa tấu Guitar phục vụ cho nhân dân và du khách đến tham quan.

    Dàn nhạc Guitar của Học viện âm nhạc Huế sẽ biểu diễn hàng tuần vào chiều Chủ nhật từ 17-18h tại nhà Kèn với mong muốn góp sức mình vào việc phát triển các hoạt động văn hóa của thành phố Festival, song song với nhiêm vụ khôi phục lại phong trào guitar đã tưng phát triển rực rỡ ở Huế vào khoảng cuối thế kỷ 20. Qua đó góp phần nhân rộng niềm đam mê guitare đến với khán thính giả yêu nhạc.
    Ra mắt dàn hòa tấu Guitar đường phố Huế
    20 nhạc công guitar đã làm cho không khí tại công viên 3-2 vui nhộn và người dân, du khách được thỏa mãn nhu cầu về âm nhạc của mình.
    Trước đó vào cuối năm 2011, dàn nhạc kèn cũng thuộc Học viện Âm nhạc Huế đã từng làm thích thú nhiều người cũng bởi các buổi biểu diễn miễn phí định kỳ chiều thứ 7 hàng tuần vào cùng thời gian trên. Như vậy, vào 2 chiều thứ 7, Chủ nhật hàng tuần, du khách hay người dân yêu nhạc Huế có thể đến Nhà kèn và cùng hòa mình vào các điệu nhạc kèn và guitar để quên đi căng thẳng, mệt mỏi sau một tuần làm việc.
    Buổi biểu diễn ra mắt dàn hòa tấu Guitar đã thu hút hàng trăm người dân tới xem, đặc biệt là rất đông những du khách nước ngoài. Dàn hòa tấu guitar với 20 nhạc công do giảng viên và sinh viên Học viện âm nhạc Huế thực hiện đã làm không khí tại công viên 3-2 thêm nhộn nhịp với 15 bản nhạc nổi tiếng của thế giới cũng như của Việt Nam như: Camino de felanitx, Tico Tico, Carmen, Trống cơm
    Ra mắt dàn hòa tấu Guitar đường phố Huế
    Các nhạc công Guitar đang say sưa trong bản nhạc Camino de felanitx.
    Ông Nguyễn Ngọc Bang, trưởng Khoa giao hưởng (Học viện âm nhạc Huế) cho biết, buổi biểu diễn nhằm khẳng định vai trò đào tạo của Học viện âm nhạc, thể hiện sức mạnh đời sống văn hóa, tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên cuả học viện và đặc biệt là góp phần làm phong phú cho các chương trình, hoạt động Festival Huế 2012.
    Ra mắt dàn hòa tấu Guitar đường phố Huế
    Nhiều khách du lịch mặc áo mưa rất thích thú nghe nhạc trong mưa.
    Ngọc Thụ - Đại Dương

    Giới trẻ Hà thành mê mẩn 'du ca đường phố'

    TPO - Giọng nữ chính đứng giữa, các chàng trai vây quanh vừa đàn vừa hát đệm theo trong khi người xem hò reo, chân nhún nhảy theo tiếng đàn guitar.
    Vườn hoa Lý Thái Tổ (Hà Nội) chiều chủ nhật rộn ràng tiếng đàn guitar, tiếng trống cajon và tiếng hát. Nhóm nhạc công nam người đứng, người quỳ vây quanh một bạn nữ mặc áo đỏ. Họ vừa đánh đàn, vừa hát ca khúc “Em trong mắt tôi”. Chỉ trong chốc lát, màn biểu diễn thu hút sự hiếu kỳ của những người xung quanh, từ khách du lịch đến các cụ già đi tập dưỡng sinh.
    Đó là phút ngẫu hứng trong màn biểu diễn của thành viên nhóm “Du ca đường phố”. Đây là nhóm guitar thuộc diễn đàn chơi guitar lớn nhất Hà Nội hiện nay với số lượng thành viên lên đến 40.000 người. Với khẩu hiệu “Đơn giản thôi mà”, các thành viên thường xuyên tổ chức "du ca" vào chiều chủ nhật hàng tuần, từ 15h đến 21h.
    Đến giờ du ca, không ai bảo ai, thành viên trong nhóm cùng chơi những bản nhạc yêu thích. Người đến sau ôm đàn vào nhập cuộc tự nhiên, không cần xin phép. Người đi đường nghe tiếng đàn hát tò mò nhìn lại, có người đến gần xem và hát cùng.
    “Sân khấu” của họ là khu vực Hồ Gươm, địa điểm ưa thích nhất là cạnh cây lộc vừng chín gốc. Không chỉ chăm chú lắng nghe, nhiều khách qua đường còn mượn đàn của nhóm để chơi thử. Thi thoảng, sự kết hợp giữa nhóm du ca và “gã nghệ sĩ du ca đường phố” chuyên chơi violon Tạ Trí Hải tạo nên buổi tối đầy sôi động ở Hồ Gươm. Mỗi buổi biểu diễn thu hút từ 200 đến 300 người tham gia.
    Cái tên nổi bật nhất khi nhắc đến du ca đường phố hiện nay là Hiếu Orion. Các thành viên trong nhóm luôn dành cho Hiếu sự ngưỡng mộ bởi anh chính là người khơi dậy phong trào và là một tay chơi guitar có tiếng trong giới trẻ Hà thành.
    Xuất phát từ ý tưởng của nhạc sĩ Trần Tiến với nhóm “Du ca đồng nội”, Hiếu Orion cùng website học đàn đã xây dựng một event riêng cho các thành viên diễn đàn với tên gọi Du ca đường phố. Không ồn ào, náo nhiệt như những lễ hội đường phố, họ chỉ hướng đến sự đơn giản, gần gũi nhất có thể trong cách học đàn, cách biểu diễn.
    Tham gia “Du ca đường phố” bao gồm những người thạo đàn và không chuyên, chủ yếu là sinh viên các trường đại học, có cả những người đã đi làm, học sinh cấp ba. Slogan của nhóm là “ Đơn giản thôi mà”, chỉ cần nghĩ là mình sẽ làm được. Ai chưa biết đàn sẽ được thành viên khác cho mượn đàn và dạy những bước cơ bản nhất, từ cách cầm đàn, cách dùng pick, chạy nốt…
    Trên diễn đàn có các bài giảng online được xây dựng dưới dạng clip để người học có thể dễ dàng nắm bắt cách chơi đàn. Sau một thời gian tập luyện, người chơi guitar có thể tự tin ôm đàn nghêu ngao những giai điệu đầu tiên mà mình ưa thích.
    Các bạn nữ cất cao giọng hát
    Các bạn nữ cất cao giọng hát .

    Đàm Quang Trung (Sinh viên ĐH Phòng cháy Chữa cháy) chia sẻ, tham gia du ca thành quen, hôm nào phải trực ở trường thì thấy bứt rứt, khó chịu. "Có những tuần chỉ tranh thủ được mấy tiếng ra ngoài, em vòng luôn lên bờ Hồ, chơi được vài bài rồi lại phải về trường ngay để kịp điểm danh", Trung nói.
    Đoàn Nhật Tân (ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) kể, có lần một khán giả hơn 70 tuổi đề nghị cả nhóm hát bài “Nhớ mùa thu Hà Nội”. Hỏi ra mới biết bác ấy là Việt kiều, xa quê hương đã lâu nên rất muốn nghe những bài hát về Hà Nội. Lần khác, có cô gái nước ngoài tặng nhóm 5 USD yêu cầu nhóm hát bài “Nếu như anh đến” để tặng cho bạn trai của cô ấy.
    "Vui nhất là mỗi lần hát nhạc tiền chiến, có những bác cao tuổi ngày xưa đi bộ đội đứng bắt nhịp, hòa tiếng hát cùng những người trẻ để được sống lại một thời hoa lửa", Tân cho hay.
    Đêm tối vẫn say mê chơi đàn
    Đêm tối vẫn say mê chơi đàn.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét