Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

HIỆN THỰC KỲ ẢO 148/f

(ĐC sưu tầm trên NET)

10 cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại

In Giải Trí


10 cuoc chien dam mau thumbnail


Một số cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và gây thiệt hại lớn về tài sản.
1. Chiến tranh thế giới 2 là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử mà nhân loại không thể lãng quên. Diễn ra từ năm 1939 -1945, cuộc chiến tranh này có sự tham gia của hơn 30 quốc gia, trong đó có cả các nước lớn. Hậu quả của Chiến tranh thế giới 2 là khoảng 60 – 85 triệu người thiệt mạng.
10 cuoc chien dam mau 1
Những cuộc xâm lược của đế chế Mông Cổ trong thế kỷ 13 ở châu Á và châu Âu đã gây ra cái chết của 40 – 70 triệu người. Các nhà sử học đánh giá những cuộc xâm lược của đế chế Mông Cổ là một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất lịch sử. Không chỉ gieo rắc sự sợ hãi về chiến tranh, những cuộc xâm lược đó còn kéo theo dịch bệnh hạch xuất hiện, khiến số lượng thương vong tăng.
10 cuoc chien dam mau 2
Cuộc chiến tranh 3 nước Ngụy – Thục – Ngô diễn ra từ năm 220 – 280 là cuộc chiến tranh đẫm máu tranh giành quyền lực và cố gắng thống nhất các dân tộc ở Trung Quốc thời cổ đại. Theo ước tính, những cuộc chiến khốc liệt giữa 3 nước này đã gây ra cái chết của khoảng 40 triệu người.
10 cuoc chien dam mau 3
Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ 2 đã cướp đi sinh mạng của 25 – 30 triệu người. Diễn ra từ năm 1937 – 1945, Nhật Bản đã gây chiến với Trung Quốc và trở thành cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Á trong thế kỷ 20. Theo ước tính, 20 triệu người Trung Quốc thiệt mạng và hơn 4 triệu binh sĩ Nhật Bản tử vong vì chiến trận, bệnh tật, đói khát…
10 cuoc chien dam mau 4
Chiến tranh thế giới 1 diễn ra từ tháng 7.1914 – 11.1918 là cuộc chiến toàn cầu, với sự tham gia của nhiều quốc gia. Theo ước tính, khoảng 11 triệu binh sĩ và khoảng 7 triệu dân thường thiệt mạng. Đây cũng là cuộc chiến hao tốn của cải trong lịch sử.
10 cuoc chien dam mau 5
Loạn An Sử diễn ra từ năm 755 – 763 trong thời vua Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông nhà Đường. Trong cuộc chiến đó, An Lộc Sơn tự tuyên bố là Thánh Vũ Hoàng đế, lập ra một triều đại mới có quốc hiệu là Yên. Cuộc bạo loạn này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 13 – 36 triệu người.
10 cuoc chien dam mau 6
Cuộc chinh phục của Tamerlane trong thế kỷ 14 ở nhiều vùng lãnh thổ phương Tây, Nam và Trung Á, Caucasus và miền nam nước Nga… đã cướp đi sinh mạng của 17 triệu người (khoảng 5% dân số thế giới). Những cuộc chinh phạt đẫm máu của Tamerlane đã trở thành một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử quân sự.
10 cuoc chien dam mau 7
Cuộc chiến tranh 30 năm (diễn ra từ năm 1618 – 1648) là một loạt cuộc chiến đẫm máu diễn ra ở Trung Âu. Cuộc chiến này đã lôi kéo hầu như các nước lớn ở châu Âu. Theo ước tính, số lượng người thiệt mạng trong cuộc chiến dài đằng đẵng này lên tới 3 – 11,5 triệu người.
10 cuoc chien dam mau 8
Napoleon Bonaparte đã thực hiện nhiều cuộc chinh phạt từ năm 1803 – 1815 nhằm vào các quốc gia châu Âu. Trong sự nghiệp cầm binh, Napoleon đã tham gia 60 trận chiến và chỉ thua 7 trận. Hậu quả những cuộc chinh phạt của Napoleon là 3,5 – 6 triệu người chết.
10 cuoc chien dam mau 9
Cuộc chiến tranh giữa vương triều Goguryeo của Triều Tiên và nhà Tùy của Trung Quốc diễn ra từ năm 598 – 614 đã gây ra cái chết của 2 triệu người.
10 cuoc chien dam mau 10
Theo Danviet

3 bí ẩn mới về kim tự tháp Ai Cập thách thức trí tuệ nhân loại

In Văn Hóa


bi an moi ve kim tu thap ai cap - dai dien
Là một trong 7 kỳ quan của thế giới và cũng là công trình bí ẩn nhất mà con người từng tạo ra, kim tự tháp Ai Cập chưa bao giờ mất đi sự hấp dẫn đối với những nhà nghiên cứu, thám hiểm.
Không chỉ ấn tượng với kích thước, vẻ đẹp và bí ẩn, kim tự tháp Ai Cập còn ẩn chứa những bí ẩn chưa có câu trả lời. Và đây là những bí ẩn về kỳ quan vĩ đại này:
1. Ai là người xây dựng kim tự tháp và tượng Nhân sư

Liệu có phải nền văn minh ngoài Trái Đất đã giúp đỡ người Ai Cập?
Liệu có phải nền văn minh ngoài Trái Đất đã giúp đỡ người Ai Cập?

Không có thông tin cho biết ai là người đã xây dựng chúng, thậm chí giả thuyết về sự giúp đỡ của nền văn minh ngoài Trái Đất cũng được đưa ra khi mà với trình độ khoa học kỹ thuật thời đó mà có thể làm được điều mà chúng ta ngày nay cũng khó thực hiện hoàn hảo như vậy.
Nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng chúng ta vẫn không thể biết chính xác cách mà người Ai Cập cổ đại vận chuyển những tảng đá mà mỗi tảng nặng từ 2 tới 50 tấn như thế nào. Nhất là khi mà nền văn minh của họ lúc đó mới chỉ ở dạng sơ khai.
Không máy móc hay phương tiện, những tảng đá này đã bằng cách nào đó được vận chuyển và đặt một cách vô cùng chính xác, thậm chí đưa lên những độ cao ở đỉnh tháp để tạo nên một công trình đầy ấn tượng và hoàn hảo.

Vị trí và hướng của kim tự tháp được tính toán cẩn thận đến mức đáng ngạc nhiên.
Vị trí và hướng của kim tự tháp được tính toán cẩn thận đến mức đáng ngạc nhiên.
Chưa có trình độ khoa học và kỹ thuật như bây giờ nhưng kim tự tháp luôn thách thức hiểu biết của chúng ta.
Chưa có trình độ khoa học và kỹ thuật như bây giờ nhưng kim tự tháp luôn thách thức hiểu biết của chúng ta.

Mỗi viên đá lại được tạo ra một cách chính xác và hoàn hảo, ngay cả chất liệu gắn kết chúng cũng là điều khó lý giải.
Sự hoàn hảo và vẻ đẹp của nó tới từ sự chính xác đến chi tiết, các kim tự tháp sắp xếp thẳng hàng và chúng được xây dựng quay mặt về phía Bắc với sai số chỉ 3/60 độ! Hơn thế nữa nó được đặt ở vị trí có thể xem là trung tâm của Trái Đất.
Những kim tự tháp bằng cách nào đó được xây dựng chính xác đến nỗi có thể đặt trong một hình vuông tạo bởi các đường kinh tuyến và vĩ tuyến!

Giả thuyết về sự giúp đỡ của thế lực siêu nhiên.
Giả thuyết về sự giúp đỡ của thế lực siêu nhiên.

2. Kim tự tháp và tượng Nhân sư từng chìm trong cơn Đại hồng thủy

Kim tự tháp và tượng Nhân sư từng chìm trong nước.
Kim tự tháp và tượng Nhân sư từng chìm trong nước.

Tiến sĩ Robert M. Schoch là nhà nghiên cứu cho rằng kim tự tháp và tượng nhân sư từng bị nhấn chìm trong biển nước. Những dấu vết bị ăn mòn và nước được tìm thấy ở những tảng đá và xung quanh công trình.
Nhà khảo cổ Sherif El-Morsi làm việc ở cao nguyên Giza suốt 2 thập kỷ qua cũng tán thành ý kiến này, ông tin rằng cơn lũ lớn đã khiến cho toàn bộ công trình bị nhấn chìm và bị phá hủy phần nào như đền thờ Menkare, Necropolis, tượng Nhân sư,…
Ngoài ra họ còn tìm thấy những bằng chứng khảo cổ chứng tỏ cao nguyên Giza từng chìm trong biển nước.
3. Kim tự tháp ban đầu có màu trắng
Ban đầu, kim tự tháp được xây dựng nên từ những viên đá có phủ lớp đá vôi trắng ở ngoài. Điều này giúp kim tự tháp trông như một viên ngọc quý tỏa sáng giữa sa mạc mỗi khi ánh sáng Mặt trời chiếu vào.

Ban đầu kim tự tháp có màu trắng!
Ban đầu kim tự tháp có màu trắng!

Đứng từ rất xa cũng có thể thấy được kim tự tháp tỏa sáng. Nếu không lớp khí quyển, chúng ta thậm chí có thể thấy được ánh sáng phản chiếu ấy từ… Mặt trăng!
Theo Trí Thức Trẻ

5 phát minh siêu việt cổ đại thách thức các nhà khoa học hiện đại tìm ra lời giải

In Chuyện Lạ


5 phat minh bi an
Được phát minh ra từ hằng nghìn năm về trước, và cho đến nay 5 phát minh bí ẩn này vẫn luôn khiến các nhà khoa học phải đau đầu khi không cách nào lý giải hay tái hiện lại những khám phá đó.
1. Ngọn lửa Hy Lạp

5 phat minh 2
(Ảnh thông qua blogspot.com)

Đế quốc Hy Lạp thế kỷ thứ 7 tới thế kỷ thứ 12 đã bắn một loại hóa chất bí ẩn lên hải quân địch. Loại chất lỏng này thường được bắn ra qua các ống, có thể cháy trong nước và chỉ có thể bị dập tắt bởi giấm, cát, hay… nước tiểu
Hiện nay chúng ta vẫn không thể biết được vũ khí này được làm như thế nào. Đế quốc này đã giữ kín bí mật, và đảm bảo rằng chỉ có một số ít người được biết. Vì thế mà cuối cùng nó đã thất truyền.
2. Thuốc giải cho mọi loại độc

5 phat minh 1
(Ảnh thông qua pharmacist.com )

Một loại thuốc giải độc có tác dụng với mọi loại độc đã được phát triển bởi vua xứ Pontus là Mithridates Đại đế. Nó được phát triển hoàn hảo hơn bởi các thầy thuốc của bạo chúa Nero.
 Theo các sử gia, công thức pha chế đã thất truyền. Tuy nhiên một số thành phần của vị thuốc đó là thuốc phiện, rắn, cùng sự phối hợp của một số loại thuốc độc và thuốc giải khác….
3. Tia chiếu

Ảnh thông qua trinixy.ru)
Ảnh thông qua trinixy.ru)

Ác-si-mét, nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và nhà thiên văn học của Hy Lạp cổ đại. Ông được biết đến như một nhà khoa học lỗi lạc thời cổ đại.
Tác gia Lucian thế kỷ thứ 2 có viết về cuộc chiến bảo vệ thành phố quê hương của Ác-si-mét khi ông đốt cháy tàu địch. Hàng thế kỷ sau, Anthemius đã mô tả vũ khí của Ác-si-mét là một chiếc gương.
Thiết bị này, đôi khi còn được gọi là Tia chiếu Ác-si-mét, sử dụng ánh mặt trời hội tụ vào tàu địch khiến chúng bốc cháy. Vũ khí này đã trở thành tâm điểm của một cuộc tranh luận về tính xác thực của nó kể từ thời Phục Hưng.
Một thí nghiệm đã được tiến hành bởi các nhà khoa học Hy Lạp vào năm 1973. Thí nghiệm được diễn ra tại căn cứ hải quân ngoài bờ Athens. Trong thí nghiệm này, 70 chiếc gương bọc đồng được sử dụng, mỗi chiếc cao 1.5m. Những chiếc gương được hội tụ vào một mô hình thuyền La Mã bằng gỗ ép, cách đó khoảng 49m. Khi các tấm gương được điều chỉnh đúng, mô hình đã cháy thành tro trong vài phút.
Chương trình MythBusters cũng đã ghi hình một thí nghiệm khác tại San Francisco vào năm 2006. Tuy nhiên thí nghiệm này được cho là không đúng. Do thời gian hội tụ và điều kiện thời tiết không đạt.
MythBusters đã tiếp tục thực hiện lại vào năm 2010, nhưng một lần nữa không thể tái tạo ra loại vũ khí đó, cuối cùng nó được xem như một bí ẩn, câu chuyên huyền thoại và dừng thí nghiệm.
4. Bê tông La Mã

(Ảnh thông qua bestfon.info)
(Ảnh thông qua bestfon.info)

Những kiến trúc La Mã có tuổi thọ hàng nghìn năm là minh chứng cho sự ưu việt của bê tông thời đó so với bây giờ. Bê tông bây giờ bị ăn mòn chỉ sau 50 năm. Một số tòa nhà La Mã được xây dựng cực kỳ ngoạn mục với thiết kế mà không có bất kỳ nhà thầu hiện đại nào sử dụng, kể cả với công nghệ hiện đại.
Người ta đã biết rằng đá núi lửa trong bê tông La Mã và vữa họ sử dụng khiến các kiến trúc có tuổi thọ rất cao. Một nhóm các kỹ sư và nhà nghiên cứu đã tìm ra công thức để làm loại bê tông La Mã bền vững này. Họ chỉ là tìm thấy ghi chép về công thức do các kiến trúc sư La Mã để lại chú không phải nghiên cứu ra!
5. Thép Đa-mát

theepochtimes
(Ảnh thông qua commons.wikimedia)

Vào thời Trung cổ, các thanh kiếm rèn từ thép Đa-mát được sản xuất tại Trung Đông từ một nguyên liệu thô là thép Wootz. Các sản phẩm loại này cực kỳ cứng và phương pháp rèn thép Đa-mát không còn được truyền lại. Bởi vì vật liệu và phương pháp sản xuất hiện đại đã khác xưa, người ta không thể hoàn toàn chế tạo lại loại thép này.
Thép Đa-mát đã trở thành truyền thuyết trong lịch sử. Loại thép này có thể cắt ngọt nòng súng hay chẻ đôi cọng tóc nào rơi qua lưỡi thép. Bí mật của thép Đa-mát chỉ được hé lộ khi người ta quét nó qua kính hiển vi điện tử tại các phòng thí nghiệm hiện đại.
Đáng chú ý là loại thép này được sử dụng vào năm 300 trước công nguyên và bí quyết đã bị thất truyền vào giữa thế kỷ 18. Chuyên gia khảo cổ K. Kris Hirst giải thích rằng công nghệ nano đã được sử dụng trong việc tạo ra thép Đa-mát. Các nguyên liệu được đưa vào trong quá trình rèn đã gây ra phản ứng hóa học ở mức lượng tử.

Bảo Nguyên

Kỳ lạ: Cô gái luôn miệng khẳng định…đến từ Ai Cập cổ đại



co gai
Sau cú ngã ‘chí tử’ năm 3 tuổi, Dorothy Eady Louise, một cô gái sống tại London, nước Anh luôn miệng khẳng định mình đến từ Ai Cập cổ đại và đã từng yêu Pharaoh Seti I trị vì trong khoảng 1291-1278 TCN.

(Ảnh: Bảo tàng Anh)

Giống như bao đứa trẻ khác, khi còn nhỏ Dorothy Eady Louise, sinh năm 1904, sống tại một thị trấn ven biển thuộc London, Anh cũng rất nghịch ngợm. Vào năm lên 3 tuổi, trong một lần chạy xuống cầu thang, Dorothy đã bị trượt chân và ngã té xuống sàn nhà. Cú ngã nghiêm trọng tới nỗi cô bé được xác định là không thể qua khỏi.
Tuy nhiên, vào những giây phút cuối của cuộc đời, điều kỳ diệu đã xảy ra: Dorothy bỗng dưng tỉnh dậy. Cả gia đình vui mừng khôn xiết nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu bởi cô bé thường xuyên có những hành động kỳ lạ như: từ chối hát Thánh ca, hay đưa ra so sánh giữa Kitô Giáo với Ai Cập cổ đại…
Bốn năm sau, trong một chuyến đi chơi tới Bảo tàng Anh, Dorothy đã chăm chú ngồi ngắm xác ướp rất lâu thậm chí hôn chân xác ướp và nhất quyết không về nhà với bố mẹ. Cô bé chỉ vào một bức tranh và nói “Đó là nhà của tôi.”
Cô bé nói mình đến từ Ai Cập cổ đại và mong muốn được quay về ngôi nhà thật sự của mình.
Cuối cùng cô đến Cairo kết hôn với một người đàn ông ở đây và sinh con. Tuy nhiên, hôn nhân không kéo dài do cô thường xuyên rơi vào trạng thái thôi miên và viết nguệch ngoạc chữ tượng hình. Bản viết của Dorothy kéo dài tới 70 trang mà nội dung trong đó kể về cuộc sống từ kiếp trước của mình.

(Ảnh: dreamworlds.ru)
Bức tranh mô tả mối tình giữa Pha-ra-ông Seti I và nữ tu sĩ Bentreshyt. (Ảnh: dreamworlds.ru)

Trong bản viết, Dorothy miêu tả mình được sinh ra ở Ai cập cổ đại với tên gọi Bentreshyt và lớn lên như một nữ tu sĩ tại Đền Seti I ở Abydos, Ai Cập. Vào một ngày nọ, Pha-ra-ông Seti I trị vì trong khoảng 1291-1278 TCN đã đến ngôi đền và nói chuyện với cô tại khu vườn trong ngôi đền. Hai người yêu nhau và đã “ăn ngỗng sống” (một từ Ai Cập cổ đại tương đương với “ăn trái cấm” – theo Wiki). Tuy nhiên, vì lời thề giữ gìn trinh tiết của tu sĩ, Bentreshyt đã tự sát để ngăn không cho Seti bị liên lụy.

Di tích ngôi đền Seti I ở Abydos, ảnh chụp năm 1990. (Ảnh: Wiki)
Di tích ngôi đền Seti I ở Abydos, ảnh chụp năm 1990. (Ảnh: Wiki)

Ban đầu, mọi người cho rằng Dorothy là một kẻ điên. Tuy nhiên, sau đó tất cả đã bị thuyết phục khi Dorothy sử dụng ký ức từ tiền kiếp để chỉ ra vị trí trước đây của khu vườn trong ngôi đền ở Abydos, mà nhờ đó các nhà khảo cổ đã xác định chính xác vị trí của di chỉ này. Cô cũng tiết lộ trong ngôi đền có một lối đi bí mật ở phía bắc và dưới nó là một hầm thư viện với những ghi chép liên quan đến tôn giáo và lịch sử.

tu sĩ, seti 1, pharaông, chữ tương hình, Bài chọn lọc, ai cập cổ đại,
Ảnh trái: Dorothy và cháu gái vào năm 1976. Ảnh phải: Dorothy vào năm 1981, 1 tháng trước khi qua đời.

Sau này khi về già, Omm Seti (cái tên thể hiện sự kính trọng mọi người dành cho bà) sống tại đền thờ ở Abydos thuộc một ngôi làng nhỏ ở Ai Cập. Bà nói rằng đây là nơi nữ tu sĩ Bentreshyt đã từng sống và thờ phụng thần linh. Đối với bà, nơi đây là một chốn bình yên nơi bà được bảo hộ bởi những vị thần Ai Cập cổ đại từ bi. Bà đã qua đời vào năm 1981 trong sự tiếc nuối của nhiều người.
Cho tới nay, câu chuyện của Omm Seti vẫn là một bí ẩn đối với thế giới.
Theo Tinhhoa

Có một ý thức vĩ đại kết nối tâm trí mỗi chúng ta và giữa vạn vật!


Tồn tại "Một Tâm Trí" vĩ đại kết nối ý thức của vạn vật - ý tưởng này giống như dùng cỗ máy Cerebro trong phim X-men để kết nối với ý thức của mọi người. (Ảnh: internet)
Tồn tại "Một Tâm Trí" vĩ đại kết nối ý thức của vạn vật - ý tưởng này giống như dùng cỗ máy Cerebro trong phim X-men để kết nối với ý thức của mọi người. (Ảnh: internet)

Cuộc phỏng vấn tác giả, tiến sĩ Larry Dossey về quyển sách mới có tựa đề ‘Một Tâm Trí’
Tiến sĩ Larry Dossey là một trong những cha đẻ của phong trào y học tổng thể (cách điều trị cân nhắc đến tất cả các nhân tố của con người – cơ thể, tâm trí, tâm linh và cảm xúc- để đạt tới sức khỏe tối ưu) và đồng thời là cố vấn của tác giả bài viết.
1. Frank Lipman: Cuốn sách Một Tâm Trí (One Mind) của ông đề cập đến điều gì?
Larry Dossey: Cuốn sách này thảo luận về bản chất của tâm trí chúng ta. Tôi chứng minh rằng tâm trí của chúng ta không chỉ giới hạn trong bộ não hay cơ thể như chúng ta vẫn thường được dạy, mà nó còn mở rộng vô hạn ra bên ngoài. Tâm trí của chúng ta không có giới hạn hay biên giới, nên chúng sẽ hòa lẫn với tất cả tâm trí của các sinh mệnh khác để hình thành Một Tâm Trí tổng thể.
Cái tâm trí rộng lớn hơn này dường như không có giới hạn về thời gian, nên nó bất tử và trường tồn vĩnh viễn. Nó cũng là một nguồn trí tuệ và sáng tạo lớn lao. Bức tranh này được dựa vào rất nhiều các bằng chứng cũng như nhiều trải nghiệm phong phú của con người, mà tôi trình bày một cách chi tiết đầy đủ trong cuốn sách.
Vì vậy, về cơ bản cuốn sách này nói đến kích cỡ của tâm trí —nhỏ, trung bình, lớn, ngoại cỡ, hay thậm chí là vô hạn.
Nó nói về mỗi tâm trí của cá nhân chúng ta không chỉ độc lập đơn lẻ, mà còn được kết nối trong Một Tâm Trí như thế nào.
Điều này nói về các mối quan hệ của chúng ta — cách thức bộ não của chúng ta kết nối với nhau và với tất cả các sinh mệnh trên Trái đất, và tại sao điều này lại tối quan trọng đối với sự sinh tồn của chúng ta.
Tôi muốn nói rằng anh, người phối ngẫu của anh, con cái, anh chị em, người yêu, tổ tiên, hậu thế, và ngay cả mẹ vợ và con chó, con mèo của anh, tất cả đều là các thành viên của một ý thức bao quát hơn: Một Tâm Trí [đơn nhất tổng thể] (the One Mind)
Trong thế kỷ 20, chúng ta đã tách riêng phần tâm trí ra để phân tích. Nay tôi đang đặt nó trở lại.
Chúng ta được dạy rằng tâm trí của chúng ta được phân mảnh, được phân chia thành tiền ý thức, tiềm ý thức, vô thức, và vô thức tập thể. Cuốn sách này trái lại sẽ nhìn xuyên qua phía đầu bên kia của kính viễn vọng. Nó cho thấy rằng các tâm trí riêng lẻ của chúng ta là một phần của chỉnh thể ý thức lớn hơn, một tầng ý thức bao hàm tất cả các loại tâm trí — quá khứ, hiện tại, và tương lai, con người lẫn phi con người.
Một Tâm Trí, cơ chế mà tâm trí đơn lẻ của chúng ta là một phần của một ý thức lớn hơn và tại sao nó lại quan trọng. (Hình ảnh: drfranklipman.com)
2. Frank Lipman: Tại sao điều này lại quan trọng?
Larry Dossey: Việc nhận thức ra điều này là hy vọng lớn nhất cho sự tồn vong của chúng ta trên Trái đất. Chỉ bằng cách nhận thức ra, tại tầng cảm xúc sâu thẳm nhất, sự liên kết của chúng ta với nhau và với chính Trái đất này thì chúng ta mới có thể đủ can đảm để đưa ra những quyết định khó khăn cần thiết cho sự sinh tồn. Vì vậy quyển sách này là về việc sinh tồn — cứu lấy Trái Đất và chính chúng ta.
Alice Walker đã từng nói: “Bất cứ điều gì chúng ta yêu quý đều có thể được cứu” – tôi cho rằng, bao gồm Trái đất, bản thân chúng ta, con cái chúng ta, và thế hệ kế cận mà vẫn chưa được sinh ra. Cuốn sách Một Tâm Trí sẽ hỗ trợ chúng ta liên kết và thống nhất với tất cả những gì còn lại, từ đó có thể chia sẻ tình yêu đến muôn loài. Một Tâm Trí sẽ giúp chúng ta tái lập sự thần thánh của thế giới này.
Làm sao chúng ta biết được Một Tâm Trí như vậy thực sự tồn tại?
Ví dụ về Một Tâm Trí hiện diện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Đây không phải chỉ là triết học thuần túy. Từ thời kỳ này đến thời kỳ khác, chúng ta đều trải nghiệm các sự kiện mà sẽ chỉ có ý nghĩa khi tâm trí của chúng ta kết nối với nhau.
Tình yêu của một người mẹ dành cho đứa con là một phạm trù nghiên cứu về sự thống nhất, trong đó khoảng cách và biên giới vật lý không có ý nghĩa. Bất cứ ai đã từng yêu sâu đậm sẽ trải nghiệm được điều tương tự: một sự kết nối giữa hai người trong đó khái niệm về “người kia” không còn nữa. Gần đây có nổi lên khoa phả hệ, tức nghiên cứu về nguồn gốc gia đình. Người ta có thể xem đó là nỗ lực tái thiết mối liên kết và sự khao khát một sự hòa hợp làm một.
Hơn thế nữa, con người thường trao đổi suy nghĩ, cảm xúc, và thậm chí cả những cảm giác vật lý ở khoảng cách xa. Điều này đặc biệt phổ biến giữa những người có cảm xúc gần gũi với nhau. Ví dụ cổ điển là một bà mẹ mà “tự nhiên biết được“ rằng con bà đang gặp nguy hiểm, mặc dù đang ở cách đó rất xa — như thể bà mẹ và đứa con có cùng một tâm trí và ý thức chung vậy.
Ví dụ khác: Con người thường có thể thu thập kiến thức về sự vật theo những cách không thể lý giải được. Lấy ví dụ, nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison từng nói:

“Tôi chưa bao giờ tạo ra bất cứ cái gì. Tôi thu nhận cảm hứng từ Vũ trụ rộng lớn và diễn đạt chúng ra”.

Ví dụ khác: Những thiên tài, vốn thường có xu hướng mắc các khuyết tật về mặt tâm trí, không thể đọc, và không có khả năng học, nhưng lại có thể đưa ra những thông tin chi tiết mà họ lý ra không thể biết được. Vậy những kiến thức này đến từ đâu? Tôi cho rằng họ đã kết nối với một kho trí tuệ gọi là Một Tâm Trí.
Con người thường hay có những giấc mơ chi tiết về những sự kiện xảy ra trong tương lai, mà tôi đã dành cả quyển sách có tựa đề Quyền năng của Linh cảm để thảo luận về nó.
Các trải nghiệm cận tử là một cánh cổng dẫn đến Một Tâm Trí. Mười triệu người Mỹ đã trải nghiệm hiện tượng này. Điểm đặc trưng của những trải nghiệm loại này là một sự thống nhất với tất cả những thứ ngoài kia — một nhận thức quá đỗi sâu sắc đến nỗi đã làm cuộc sống của họ biến đổi sau khi hồi phục.
Tôi thảo luận một loạt các trải nghiệm khác nhau thuộc loại này. Chỉ đơn giản là không có cách nào giải thích những việc như vậy bằng quan điểm truyền thống – cho rằng tâm trí của chúng ta bị giới hạn bởi bộ não, rằng chúng ta thu thập thông tin chỉ qua các giác quan vật lý, và rằng tâm trí của chúng ta đứng cách biệt với tâm trí của người khác. Cần phải có một tầm nhìn lớn hơn về ý thức — cái mà tôi gọi là Một Tâm Trí.
Bằng chứng cho thấy tâm trí của chúng ta không bị giới hạn bởi bộ não và thân thể. Và nếu nó không giới hạn hay hạn chế vào những địa điểm đặc định trong không gian, thì các tâm trí cá nhân của chúng ta phải hòa hợp với nhau theo một cách thức nào đó, trong Một Tâm Trí.
Các lợi ích là vô cùng lớn. Nếu tâm trí của từng cá nhân chúng ta không có biên giới và hòa lẫn vào với tất cả những tâm trí khác, thì điều đó có nghĩa là chúng ta có thể tiếp cận tất cả trí tuệ và khả năng sáng tạo có thể. Và vì Một Tâm Trí là vô hạn định không chỉ trong không gian mà cũng còn trong thời gian, nên nó phải là bất tử, theo một cách hiểu nào đó. Vì vậy cách nhìn nhận theo Một Tâm Trí cũng đảm bảo cho chúng ta sự tồn tại sau cái chết thể xác.
Frank Lipman: Từ đâu mà ông nảy sinh ra ý tưởng này?
Larry Dossey: Khái niệm về Một Tâm Trí đã xuất hiện trong một khoảng thời gian dài. Chúng ta có thể lần theo nguồn gốc của nó trong triết học Ấn Độ cổ đại 3.000 năm về trước, khi nó được gọi là các Ghi chép Akashic. Nó vang dội trong khái niệm của đạo Hindu về sự hợp nhất giữa thần và người: tat tvam asi (Bạn là như thế đó).
Rất nhiều truyền thống coi trọng trải nghiệm về Một Tâm Trí. Nó đã được gọi bằng những cái tên khác nhau như Ngộ trong Thiền, samadhi (hay Định) trong Yoga, fana trong đạo Xufi, và ý thức Thiên Chúa trong Công giáo. Các thuật ngữ khác bao gồm ý thức vũ trụ, khai ngộ, giác ngộ, v.v…
Việc trải nghiệm Một Tâm Trí, bất kể nó được gọi tên như thế nào, bao gồm một sự lĩnh hội trực tiếp về vũ trụ và vạn vật trong nó như Một Thể Duy Nhất mà không có các đường phân chia hay sự phân loại bên trong. Tất cả mọi thứ được kết nối với tất cả mọi thứ khác. Sự phân chia và sự ngăn cách là ảo giác không có thật. Như nhà tâm lý học Lawrence LeShan đã viết: “Không có sự phân cách giữa các thực thể, dù là thời gian hay không gian. Toàn bộ vũ trụ được nhận thức là ‘một thể duy nhất chứ không thể là hai”. Trải nghiệm này mang theo nó một cảm giác là một người đã thâu tóm được Chân lý không thể sai lệch. (Nguồn: Lawrence LeShan, Landscapes of the Mind. Guilford, CT: Eirini Press; 2012: 91).
Ở đây có sự ám chỉ đến ý tưởng trong Kinh Tân Ước. Thánh Paul đã nói đến “sự an lành của Chúa, vượt quá tất cả sự hiểu biết [của nhân loại]”. Như nhà nghiên cứu thần thoại Joseph Campbell đã nói, Chúa Giê-su nói rằng vương quốc của thiên đàng nằm ở bên trong. Ai ngự trị ở thiên đàng? Các vị Thần. Điều này có nghĩa là, Campbell nói, Chúa là ở bên trong mỗi con người — một thực thể vô tận, không giới hạn, bất tử.
Một người Mỹ theo chủ nghĩa tiên nhiệm (transcendentalists) đã ủng hộ khái niệm Một Tâm Trí — ý tưởng của Emerson về Oversoul (một linh hồn thần thánh tràn ngập toàn vũ trụ và bao chứa hết thảy linh hồn của con người – chú thích của người dịch).
Khái niệm vô thức tập thể của nhà tâm lý học người Thụy Điển Carl Jung là một phiên bản của Một Tâm Trí.
William James, người được mệnh danh là cha đẻ của ngành tâm lý học Mỹ, là một người ủng hộ sự tồn tại của một tâm trí đơn nhất, tập thể.
Rất nhiều các nhà khoa học vĩ đại trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã ủng hộ ý tưởng này. Ví dụ như, ý tưởng này đã xuất hiện trong ngành vật lý học hiện đại trong các tác phẩm của nhà vật lý đoạt giải Nobel Erwin Schrödinger, mà những phương trình sóng của ông đã đóng góp nền tảng cho lý thuyết vật lý lượng tử. Nhà vật lý học nổi tiếng David Bohm cũng ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng về một tâm trí đơn nhất, bao hàm hết thảy, trong đó bao gồm tất cả tâm trí của từng cá nhân.
Vì vậy ý tưởng về Một Tâm Trí đã xuất hiện cả thiên niên kỷ trước đây và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, và nó đã được củng cố bởi một số những nhân vật lỗi lạc nhất trong khoa học và tâm lý học hiện đại.
Frank Lipman: Ông là một bác sĩ. Liệu chuyên môn có liên quan gì với quan tâm của ông trong Một Tâm Trí không?
Larry Dossey: Có chứ, tất nhiên rồi. Vào giai đoạn ban đầu trong sự nghiệp của một bác sĩ nội khoa, tôi đã trải nghiệm một số sự kiện mà đã thay đổi hoàn toàn quan điểm của tôi về ý thức. Những trải nghiệm này đã làm tôi mất đi sự tự tin của mình.
Cũng như bao người khác, tôi từng tin tưởng rằng tâm trí và não bộ về cơ bản là giống nhau. Nhưng khi tôi bắt đầu trải nghiệm các giấc mơ biết trước tương lai, tức là thu thập được các thông tin về tương lai trước khi sự kiện xảy đến, tôi bắt đầu nghi ngờ quan niệm cho rằng hiện tượng loại này không thể xảy ra. Và đây không phải là trải nghiệm chỉ của riêng tôi; các bệnh nhân của tôi, cũng như các y tá và bác sĩ khác, cũng chia sẻ với tôi các trải nghiệm tương tự.
Vào cuối những năm 1980, các thử nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của thiện ý chữa bệnh và cầu nguyện lên tiến trình điều trị ở những bệnh viện vùng xa xôi, đã được xuất bản trên tạp chí y học.
Các thử nghiệm tương tự cũng đã được tiến hành trên sinh vật không phải người cũng như trên các cơ quan nội tạng và tế bào. Kết quả của những thử nghiệm này có hàm ý mạnh mẽ rằng tâm trí của chúng ta không bị giới hạn trong phạm vi của não bộ. Các ý định, suy nghĩ, và mong muốn của chúng ta có thể siêu xuất khỏi cơ thể và thay đổi “thế giới bên ngoài”.
Một số đánh giá trong lĩnh vực này, gọi là phân tích hệ thống/ tổng hợp, đã được xuất bản. Đây là cách kết hợp các kết quả của rất nhiều nghiên cứu nhằm có một cái nhìn tổng quan về một lĩnh vực nhất định. Rất nhiều những phân tích loại này đã được xuất bản trên các tạp chí bình duyệt. Hầu hết trong số chúng đều rất xác thực, từ đó cho thấy những kết quả này là có thật. Dù vậy, chúng ta vẫn chưa thật sự nhận thức chúng một cách đúng đắn.
Hầu như những người theo chủ nghĩa hoài nghi luôn phớt lờ điều này, nhưng quan trọng là rất nhiều những thử nghiệm loại này đề cập đến không chỉ các ảnh hưởng trên con người mà cả trên động vật, thực vật, vi khuẩn, và thậm chí cả các phản ứng hóa học. Tại sao điều này lại quan trọng đến vậy?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét