Hiển thị các bài đăng có nhãn Thế giới huyền linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thế giới huyền linh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2023

CÓ LINH HỒN KHÔNG? 36

(Tiếp)

 
Cô Gái Trẻ Nhập Hồn Vào Đồng Nghiệp Giúp Cảnh Sát Phá Án Tại Philippines

                               CÓ LINH HỒN KHÔNG?

58 - Hiện tượng đầu thai tìm lại người yêu cũ
2021-03-07 14:00
  - Rất nhiều đôi lứa yêu nhau thắm thiết bị chia lìa bởi cái chết. Thời gian trôi qua, bỗng có những đứa trẻ tự nhận mình là người tình, người vợ đã khuất, khao khát gặp lại ‘cố nhân’. 
 

1. “Lộn kiếp” để bám theo tình cũ

Vào tháng 9 năm 1978, bà Catherine Wright sống ở Texas, Mỹ, gọi điện đến Đại học Virginia xin gặp giáo sư Ian Stevenson, người đang nổi tiếng vì những cuộc khảo cứu hiện tượng luân hồi đương đại. Bà muốn ông kiểm tra xem có đúng Michael, con trai bà, chính là anh bạn trai đã chết đầu thai trở lại như cậu bé nói hay không. Chồng bà thì dứt khoát coi đó là chuyện nhảm nhí, làm sao chấp nhận nổi thằng con vàng ngọc lại chính là “tình địch” của mình?

Theo lời kể của bà Catherine Wright, trước khi lấy chồng, bà yêu một chàng trai tên là Walter Miller. Một đêm năm 1967 sau khi đi khiêu vũ về với người bạn, do quá chén, anh đã ngủ gục sau tay lái khiến xe đâm xuống ruộng và chết ở tuổi 18. Lúc đó, Catherine và Walter đã có 3 năm yêu nhau thắm thiết và đã đính ước với nhau. Điều này khiến Catherine vô cùng đau khổ, và để quên đi bất hạnh đó, một năm sau, Catherine lấy người bạn là Frederick Wright làm chồng. Và cậu bé Michael là đứa con thứ hai của họ.

Hiện tượng đầu thai tìm lại người yêu cũ 

Cũng vào khoảng một năm sau khi Walter Miller mất, Catherine mơ thấy hồn anh về báo sẽ tái sinh “để tiếp tục vẽ chân dung cho em” - Miller vốn có năng khiếu hội họa. Catherine nghĩ biết đâu điều đó là thật, nhưng chẳng bao giờ nghĩ bạn trai cũ trở lại chính gia đình mình.

Cậu bé Michael bắt đầu nói về tiền kiếp từ năm 3 tuổi, kể những chuyện mà một đứa trẻ tuổi đó không thể biết, khiến người mẹ hãi hùng. Một hôm, bà Catherine Wright rụng rời khi nghe con trai gọi “Carole Miller”, đó là tên thời con gái của chị ruột Walter, người mà Michael đã gặp 2 lần nhưng luôn được giới thiệu theo họ của chồng là Carole Davis.

Vì sợ hãi, bà Catherine Wright không khuyến khích con mình nói chuyện luân hồi, chuyển kiếp, nhưng cậu bé không chịu thôi. Để chứng minh mình chính là Walter, Michael kể với mẹ chi tiết về vụ tai nạn: “Tôi và bạn cùng đi trên một chiếc xe, xe đâm xuống ruộng, bị lăn nhiều vòng, cửa xe bật mở, tôi văng ra ngoài và chết ngay tại chỗ”. Michael nói chính xác tên người bạn, kể rằng hai người đã dừng xe đi vệ sinh ra sao, cửa kính vỡ như thế nào, xác “của cậu” được chở qua cầu ra sao… Các bài báo và hồ sơ về vụ tai nạn đã cho thấy, những điều Michael nói là chính xác. Và chuyên gia về luân hồi Ian Stevenson sau khi nghiên cứu cũng tin rằng cậu bé chính là hiện thân của Walter.

2. Ngậm ngùi gặp lại người chồng kiếp trước

Một ngày năm 1952, khi đi cùng bố qua thị trấn Katni (Ấn Độ) cách nhà mấy chục cây số, cô bé 3 tuổi Swarnlata Mishra bỗng nhiên bảo bác lái xe “rẽ qua nhà cháu uống trà và nghỉ ngơi”.Ai nấy ngơ ngác khi cô bé nói mình chính là Biya Pathak, sống ở khu Zhurkutia thuộc Katni cùng chồng và 2 con trai, trong ngôi nhà sơn trắng có cửa sắt đen, 4 phòng trát vữa, cửa trước chỉ là một phiến đá, sau nhà là một trường nữ sinh, trước nhà là đường ray tàu hỏa. Cô bé nói mình đã chết vì “đau họng” và người chữa là bác sĩ S.C. Bhabrat ở Jabalpur.

Hiện tượng đầu thai tìm lại người yêu cũ

Swarnlata Mishra lúc trẻ và khi đã già

 

Câu chuyện về Swarnlata Mishra đầu thai nhanh chóng lan truyền và vào năm 1959, nó đến tai một chuyên gia về tâm linh là giáo sư Sri H.N. Banerjee. Để kiểm chứng, giáo sư đã đi tìm nhà Biya Pathak – người mà Swarnlata Mishra nhận là tiền kiếp của mình – chỉ dựa trên những thông tin cô bé cung cấp. Ông đã tìm được ngôi nhà của gia đình Pathak với những đặc điểm y hệt, gia cảnh nhà ấy cũng đúng như cô bé miêu tả.

Mấy tháng sau đó, giữ bí mật với tất cả, chồng, em trai và con cả của Biya Pathak đột ngột đến nhà Swarnlata cùng với 9 người đàn ông khác để thử Swarnlata. Cô bé 10 tuổi lập tức nhận ra cậu em trai, gọi đúng cái biệt danh “Baboo” mà Biya đặt cho cậu hồi nhỏ.

Cô bé đi quanh một vòng, nhận ra vài người cùng quê, rồi đến trước mặt chồng, Sri Pandey, gọi tên anh và nhìn xuống đầy e thẹn như mọi người vợ Hindu khác khi đứng trước lang quân. Cô nhắc chuyện Sri Pandey từng lấy trộm 1.200 rupi mà Biya cất trong hộp, khiến người chồng sửng sốt vì chuyện này chỉ vợ chồng anh biết.

Swarnlata cũng âu yếm gọi Murli, con trai cả mà khi Biya, mồ côi mẹ khi 13 tuổi, lúc này đã là một thanh niên. Mặc dù anh chàng chỉ một người bạn, bảo đây mới chính là Murli nhưng “người mẹ” vẫn khăng khăng chỉ “đúng người”. Vẫn chưa tin, Murli chỉ vào một cậu bạn khác, nói đó là Naresh, con út của Biya, nhưng Swarnlata bảo không phải.

Swarnlata cũng được bố đưa về “nhà cũ” ở Katni vài tuần sau đó. Cô bé nhận ra những ngôi nhà đã được tu sửa những chỗ nào so với hồi Biya còn sống, rồi tự tìm đến căn phòng riêng của mình kiếp trước, và căn phòng nơi cô nằm lúc lâm chung. Cô nhận diện chính xác từng người em, người cháu, những người họ hàng của chồng mình. Cậu cả Murlir lại đưa đến một chàng trai, giới thiệu là bạn, nhưng Swarnlata khẳng định đây chính là đứa con út của mình, Naresh.

Tất cả mọi người càng tin chắc Swarnlata chính là Biya khi cô bé kể thêm nhiều chuyện “thâm cung bí sử” mà chỉ một vài người trong gia đình biết được. Cả gia đình Pathak coi cô bé 10 tuổi ấy là người nhà mình. Thậm chí sau này, khi Swarnlata đến tuổi lấy chồng, bố cô còn bàn bạc với gia đình Pathak xem nên chọn ai làm rể.

Sau này khi đã lập gia đình, Swarnlata Mishra thú nhận rằng đôi khi cô vẫn nhớ đến nhà cũ ở Katni, luyến tiếc và muốn quay lại cuộc sống giàu sang trong gia đình Pathak, nhưng rồi cô vẫn an vui với cuộc sống hiện tại.

3. Cô bé 6 tuổi bỏ nhà đi tìm người chồng kiếp trước

Lên 4 tuổi, cô bé Shanti Dévi, sinh năm 1926 tại Delhi, Ấn Độ, bắt đầu khiến bố mẹ từ buồn cười đến lo ngại khi nói rằng “nhà của con ở thành phố Mathura, nơi chồng con đang sống”.Trong 2 năm, cô bé nói đi nói lại điều này rất nhiều lần khiến bố mẹ khó chịu, giận dữ.

Năm lên 6 tuổi, Shanti Dévi trốn khỏi nhà, quyết định đi bộ đến Mathura, cách Delhi 150 km, nhưng không làm nổi. Có hôm, Shanti nói với bạn cùng lớp rằng sự thực mình tên là Lugdi Dévi, đã có chồng, thậm chí còn có một đứa con nhưng không được chăm sóc nó vì cô chết sau khi sinh 10 ngày. Bị cả trường chế giễu, cô bé khóc tức tưởi, bỏ đi lang thang khắp nơi khiến cả nhà bổ đi tìm. Từ đó cho đến năm 8 tuổi, Shanti sống khép mình vì không ai thực sự tin cô

Hiện tượng đầu thai tìm lại người yêu cũ

Cuối cùng, lung lay trước sự kiên định ấy, các thầy giáo đã đến nhà Shanti, nói chuyện với bố mẹ và hỏi cô bé rất kỹ. Bằng thứ phương ngữ vùng Mathura mà người Delhi không ai dùng, Shanti nói chồng cô ở Mathura làm nghề buôn bán. Khi được hỏi tên chồng, cô bé ngập ngừng mãi rồi lấy tay che mặt, thì thầm cái tên Kedernath Chowbey.

Thầy hiệu trưởng bèn viết một lá thư cho Kedernath Chowbey theo đúng địa chỉ mà Shanti đã nói, và vô cùng sửng sốt khi nhận được thư trả lời từ Mathura của thương gia Kedernath. Anh ta cho biết cách đây 9 năm, vợ anh chết sai khi sinh con trai 10 ngày. Có lẽ cũng vì sốt ruột, thương gia này nhờ một em họ đến nhà Shanti ở Delhi tìm hiểu xem sao, và cô bé lập tức nhận ra người quen cũ, thân mật tiếp đón, thậm chí còn nhận xét anh ta béo lên so với trước.

Vị khách vốn nghĩ sẽ giúp Kedernath bóc trần một trò bịp bợm, đã sửng sốt khi nghe Shanti hỏi han nhiều chuyện ngày xưa. Để thử kỹ hơn, anh vặn hỏi nhiều câu, rồi sau đó phải van xin Shanti đừng nói nữa, khi cô bé bắt đầu nhắc đến chuyện anh ta đã tán tỉnh mình thế nào khi chồng cô đi vắng.
Nghe kể lại mọi chuyện, thương gia Kedernath Chowbey suýt ngất xỉu. Anh mang con trai đến gặp Shanti, nhưng lại tự xưng là em trai của Kedernath Chowbey.

Nhưng cô bé kêu lên: “Anh không phải che giấu, anh là chồng em” rồi ngã vào vòng tay anh khóc nức nở. Và khi cậu con trai, cũng xấp xỉ tuổi Shanti, đi vào, cô bé ôm hôn cậu như một người mẹ ôm hôn con mình.

Và một chuyến đi trở về hội ngộ gia đình “kiếp trước” đã được diễn ra. Mọi người cùng cô bé Shanti Devi ngồi lên chiếc xe ngựa, đi theo chỉ dẫn của cô bé. Trên đường đi cô kể lại cho mọi người những thay đổi so với trước đây, những lời cô bé kể đều hoàn chính xác. Cô nhận ra những biển báo giao thông quan trọng mà cô từng nhắc đến, cho dù trong kiếp này cô bé chưa từng đến đây.

Phản ứng của cô bé khi gặp lại những người thân trong “gia đình kiếp trước” là rất vui. Mọi người đều cảm thấy chuyến đi có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nhưng cuối cùng họ cũng đành phải cho cô bé chia tay những người thân của kiếp trước. Ai nấy đều cảm thán: “Có thể quên đi tiền kiếp là điều hạnh phúc”.

Theo Beforeitsne

59 -  Lý giải hiện tượng luân hồi chuyển kiếp bằng khoa học

Nhiều nhà khoa học đã tìm cách lý giải hiện tượng nhiều người có thể kể lại những chuyện tưởng như chỉ xảy ra trong kiếp trước.

luan-hoi-chuyen-kiep-duoi-goc-nhin-khoa-hoc

Minh họa về luân hồi chuyển kiếp, một ý niệm phức tạp hiện diện trong nhiều tôn giáo.

Thỉnh thoảng con người có cảm giác ngờ ngợ như từng ở một nơi mới đặt chân tới lần đầu, hoặc dường như "biết" về một sự vật dù chỉ vừa mới gặp. Các báo cáo về những trải nghiệm lạ lùng này được cho là biểu hiện của hiện tượng "déjà vu" hoặc đơn thuần chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, theo Acient Origins.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà số lượng các trải nghiệm tương tự tăng lên gấp nhiều lần, tới mức một người khẳng định họ nhớ chính xác từng chi tiết về một người hoặc nơi chốn chưa hề viếng thăm trong đời, hay có thể nói thông thạo ngôn ngữ chưa từng học qua trước đây.

Sự kỳ bí của hiện tượng này đã thu hút mối quan tâm của nhiều nhà khoa học, với không ít nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu mức độ xác thực của những trường hợp đó. Song, vẫn còn những trường hợp trở thành thách thức với khoa học, để lại câu hỏi khiến các chuyên gia lúng túng: Liệu luân hồi có thực sự tồn tại trên thế giới hay không?

Định nghĩa luân hồi

Luân hồi không đồng nghĩa với hồi tưởng tìm lại tiền kiếp (PLR) hay ký ức về tiền kiếp, dù đây thường được xem là hai bằng chứng điển hình của luân hồi. Luân hồi cũng không nhất thiết là một niềm tin tôn giáo. Dù khái niệm này có liên quan tới nhiều tín ngưỡng, không có nghĩa một người tin vào luân hồi là người có tôn giáo hay ngược lại, người có tôn giáo chắc chắn tin rằng luân hồi là có thực.

Một định nghĩa đơn giản của luân hồi trong số rất nhiều khái niệm từng được đưa ra chính là sự đầu thai hay tái sinh của linh hồn vào một thân xác mới sau cái chết. Những người tin vào luân hồi xem thể xác và linh hồn là hai thực thể riêng biệt, trong đó chỉ có thân xác chết đi, còn linh hồn là bất diệt. Sau cái chết, linh hồn sẽ rời khỏi thân thể và tiếp tục hành trình của bánh xe luân hồi tới kiếp sống khác.

Trong một số tôn giáo, luân hồi có mối liên hệ mật thiết với nghiệp chướng, tức niềm tin cho rằng linh hồn sẽ thực hiện cuộc hành trình nơi mà quá khứ và hiện tại nối kết nhau dựa trên những lựa chọn mà con người đưa ra trong cuộc sống.

Không ít người bác bỏ hoàn toàn sự hiện hữu của luân hồi. Họ tin rằng mỗi người chỉ có duy nhất một cuộc đời, do đó, con người cần nỗ lực sống tốt nhất có thể. Những người theo trường phái này cũng quan niệm, khi chết đi con người cuối cùng sẽ tới được "nơi yên nghỉ", dù tốt, xấu hay trung lập.

Lịch sử từng ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ em bỗng dưng nhớ lại những ký ức trong cuộc đời được cho là kiếp trước của mình. Hiện tượng này thu hút nhiều nhà khoa học cất công làm sáng rõ những điều lạ thường bằng lý giải khoa học, trong đó có tiến sĩ Stevenson.

Tiến sĩ Stevenson, qua đời năm 2007, đã dành nhiều tâm sức tìm hiểu ký ức tiền kiếp ở trẻ em. Trong sự nghiệp của mình, Stevenson đã nghiên cứu hơn 2.500 trường hợp trẻ em kể chuyện kiếp trước. Trong số này, tiến sĩ khẳng định có tới 1.200 ca được chứng thực hoàn toàn khách quan.

Các ca nghiên cứu của tiến sĩ Stevenson chủ yếu tập trung ở những khu vực nơi dân cư duy trì niềm tin lớn vào luân hồi (như châu Á, Ấn Độ…). Sau 40 năm nghiên cứu, Stevenson xác định 7 đặc điểm thường gặp về ký ức tiền kiếp ở trẻ em, mà chính ông khẳng định chỉ là bằng chứng chứ chưa đủ để chứng minh bất cứ điều gì.

Đó là những đặc điểm: Đứa trẻ bắt đầu mô tả những hồi ức trong kiếp trước ngay khi có thể giao tiếp; đứa trẻ nhớ được những chi tiết về cái chết của mình trong kiếp trước; có đủ mô tả được đưa ra để xác định gia đình trong tiền kiếp; có sự tiếp nối trong đặc điểm tính cách, sở thích và thói quen sau khi đầu thai. 90% các trường hợp giới tính trong hai kiếp sống là không thay đổi; ngoại hình, đặc biệt là các đặc điểm trên khuôn mặt, có xu hướng giống nhau giữa thân xác của kiếp trước và kiếp này; luân hồi làm mới các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Câu chuyện tiền kiếp của Hanan Monsour/Suzanne Ghanem

Một trong những trường hợp trẻ em kể lại kiếp trước nổi tiếng nhất là câu chuyện của Hanan Monsour/Suzanne Ghanem. Vào giữa thập niên 30 của thế kỷ trước, Hanan chào đời tại Lebanon. Ở tuổi 20, cô kết hôn với người đàn ông tên Farouk Monsour, từ đó mang họ Monsour của chồng. Đôi vợ chồng có với nhau hai con gái tên là Leila và Galareh. Sau khi sinh Galareh, Hanah mắc bệnh tim và được khuyên không nên sinh thêm con. Tuy nhiên, phớt lờ cảnh báo của bác sĩ, Hanan tiếp tục sinh một cậu con trai năm 1962.

luan-hoi-chuyen-kiep-duoi-goc-nhin-khoa-hoc-1

Chân dung Hanan Monsour và Suzanne Ghanem. Những người tin vào các đặc điểm về ký ức tiền kiếp ở trẻ em nhìn thấy nét tương đồng trên khuôn mặt giữa hai người phụ nữ.

Một năm sau, bệnh tình trở nặng, ở tuổi 36, cô tới bang Virginia, Mỹ, để phẫu thuật tim. Trước ca phẫu thuật quan trọng, Hanan cố gắng liên lạc với con gái Leila nhưng không thành. Di nguyện chia đôi số đồ trang sức cho hai con gái một khi cô không qua khỏicủa Hanan không bao giờ được nhắn nhủ tới con gái Leila bởi Hanan đã qua đời sau phẫu thuật vì biến chứng.

10 ngày sau cái chết của Hanan, bé gái Suzanne Ghanem chào đời. 16 tháng tuổi, bé gái liên tục nhấc ống nghe điện thoại và lặp đi lặp lại câu nói: "Xin chào, Leila đấy à?" Hành động của cô con gái nhỏ khiến bố mẹ bé cảm thấy rất kỳ quặc vì gia đình không hề quen biết ai có tên Leila.

Lớn thêm một chút, bé gái Suzanne kể với cha mẹ Leila là con gái mình và cô bé không phải là Suzanne mà là Hanan. Tới khi tròn 2 tuổi, Suzanne càng khiến bố mẹ bất ngờ vì có thể đọc vanh vách tên 13 thành viên trong gia đình kiếp trước của mình.

Những biểu hiện lạ lùng liên tiếp của cô con gái khiến vợ chồng Ghanem bắt đầu tìm kiếm nhà Monsour. Lần đầu gặp mặt, gia đình Monsour tỏ ra nghi ngờ câu chuyện khó tin. Tuy nhiên tâm lý ngờ vực dần biến mất khi Suzanne gọi tên chính xác nhiều thành viên gia đình Hanan trong ảnh.

Lên 5 tuổi, Suzanne gọi cho người chồng trong tiền kiếp Farouk ít nhất ba lần một ngày. Khi tới thăm "chồng kiếp trước", Suzanne thích ngồi lên đùi và ngả đầu vào ngực Farouk. Người chồng cuối cùng cũng chấp nhận sự thực Suzanne chính là kiếp sống mới sau đầu thai của người vợ quá cố, sau khi anh được nghe chính Suzanne kể những chuyện chỉ có Hanan mới biết.

Thôi miên tìm lại kiếp trước (Past Life Regression-PLR)

Để hồi tưởng tìm lại kiếp trước, một người sẽ được đưa vào trạng thái thôi miên nhằm nhớ lại và sửa chữa những vấn đề trong quá khứ, hiện tại hoặc cố tìm kiếm mục đích cho sự đầu thai của mình. Người tham gia vào liệu pháp này được cho là sẽ thấy, trải nghiệm và cảm nhận được kiếp trước, với hành trình vượt thời gian theo dẫn dắt của các chuyên gia trị liệu.

luan-hoi-chuyen-kiep-duoi-goc-nhin-khoa-hoc-2

Hình mô tả một buổi thực hiện thôi miên tìm lại kiếp trước của Richard Bergh năm 1887.

Với những nét đặc trưng trong tâm trí, không có gì đáng ngạc nhiên khi thôi miên tìm lại kiếp trước thường phổ biến hơn ở người trưởng thành. Nhóm theo chủ nghĩa hoài nghi (bao gồm cả tiến sĩ Stevenson), tin rằng chuyện tiền kiếp thường khó để chứng thực ở người lớn hơn là trẻ nhỏ. Do đó, thôi miên tìm lại tiền kiếp ở người lớn có thể bị "sai lệch" do các ký ức được hình thành một cách vô thức hoặc cố ý trong đời sống, hoặc các ký ức "giả" do nhà trị liệu gieo vào đầu người bệnh vì mục đích tốt.

Dù vậy, theo khẳng định của nhiều người từng tham gia liệu pháp chữa trị đặc biệt này, hồi tưởng tìm lại tiền kiếp tỏ ra rất có ích cho cuộc sống hiện tại của họ về cả tâm lý và đời sống cá nhân. Vì liệu pháp này gồm những ghi chép về lời hứa, thất bại và thành công, chấn động tâm lý, trí tuệ cùng những đặc điểm sống cả tích cực lẫn tiêu cực, các nhà trị liệu giúp người tham gia tìm lại không chỉ ký ức mà cả những thói quen trong quá khứ, cũng như cách thức phá vỡ thói quen, tính cách xấu và khơi dậy sức mạnh nằm sâu trong mỗi người. Liệu pháp này được cho là có hiệu quả với những trường hợp bị chứng sợ hãi ám ảnh nặng nề.

Mức độ hữu ích của thôi miên tìm lại kiếp trước PLR so với những liệu pháp tâm lý khác vẫn còn nhiều nghi vấn. Giới khoa học vẫn phải tiếp tục hành trình chứng minh tính xác thực của những trải nghiệm mà mỗi người thuật lại trong trạng thái thôi miên.

Ký ức chấn động có thể để lại dấu vết trên gene

Trong một nghiên cứu khác có liên quan tới ký ức và những vòng đời khác nhau, các nhà khoa học cũng nghiên cứu khả năng ký ức có thể "di truyền" trực tiếp qua gene.

Trong nghiên cứu đăng trên Tập san Khoa học thần kinh tự nhiên năm 2013, các nhà khoa học huấn luyện các con chuột sợ một loại mùi hương nhất định bằng cách gây sốc cho chuột khi mùi hương xuất hiện.

Kết quả cho thấy, lứa chuột thế hệ tiếp theo biểu hiện ác cảm với mùi hương đó mà không cần tác nhân kích thích nào. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những thay đổi trong cấu trúc não của chúng. Bên cạnh đó, họ còn tìm thấy mối tương quan giữa chấn thương trong ký ức với ADN trong tinh trùng của chuột.

Hiện tượng nhớ lại những ký ức tiền kiếp là một trong những chủ đề đầy thu hút, khơi dậy sự tò mò của rất nhiều người mà tới nay ánh sáng khoa học vẫn chưa thể làm sáng rõ. Dù vậy, cũng giống như các nhiều hiện tượng vượt qua biên giới giữa tâm linh và khoa học, hiện tượng luân hồi không nhất thiết phải được chứng minh hay bác bỏ hoàn toàn. Luân hồi và những ký ức về nhiều kiếp sống là một lĩnh vực còn nhiều khoảng mở cần được khoa học giải mã.

(Còn tiếp)
Xem tiếp...

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2023

CHUYỆN TÌNH THẾ GIỚI 29

 
Tiểu sử BÙI GIÁNG Từ giáo sư đại học thông thạo nhiều ngoại ngữ đến gã điên vì tình yêu KIM CƯƠNG

 

Tình sử Bùi Giáng - Kim Cương: Duyên nợ


 Nghệ sĩ Kim Cương và Bùi Giáng

Kỳ nữ Kim Cương chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc đời, trong tâm hồn và trong sáng tác của Bùi Giáng. Trong tâm hồn ông, Kim Cương là "đệ nhất mỹ nhân" trong thiên hạ. Ông yêu Kim Cương bằng một tình yêu lạ lùng nhất thế gian. Chỉ có thể nói đó là một tình yêu bất tử. Đã có rất nhiều giai thoại xung quanh mối tình kỳ bí này.
Đối với Kim Cương, tuy là mối tình đơn phương từ phía Bùi Giáng, nhưng nữ nghệ sĩ đã rất trân trọng tình yêu của ông, một sự trân trọng vô cùng cảm động và hiếm thấy. Nhiều năm qua, nghệ sĩ Kim Cương có những lý do riêng nên đã không lên tiếng một cách chính thức. Lần đầu tiên, bà tiết lộ với Báo Thanh Niên một số sự thật về thiên tình sử này, vì đã đến lúc bà không còn lý do để tiếp tục im lặng... Chúng tôi tạm gác những phần cuối của loạt bài Bùi Giáng - thi sĩ kỳ dị để giới thiệu riêng cùng bạn đọc những tiết lộ của Kim Cương. Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn nghệ sĩ Kim Cương. Những tiết lộ này sẽ giúp cho công chúng hiểu rõ hơn con người và sự nghiệp của một thi sĩ độc đáo vào bậc nhất của đất nước.
Có lẽ trong cuộc đời của thi sĩ Bùi Giáng, ngoài chuyện văn chương ra thì chuyện tình đơn phương của ông với NSƯT Kim Cương là nổi bật nhất, kỳ lạ nhất, và cũng cảm động nhất. Kim Cương còn giữ rất nhiều bài thơ của ông viết tặng riêng bà, cả hình ảnh nữa, nhưng từ lâu bà từ chối mọi lời yêu cầu của các tờ báo, nhà xuất bản xin được phát hành, đặc biệt sau khi Bùi Giáng vừa qua đời nhiều đơn vị còn đặt vấn đề "mua" những tấm ảnh, tập thơ đó. Bà nói: "Tôi không muốn đem tình cảm của Bùi Giáng ra đánh bóng tên tuổi của mình hoặc làm gì đó có dấu ấn kinh doanh. Dù tôi không yêu ông, nhưng tôi trân trọng tình yêu của ông. Tuy nhiên, bây giờ sau loạt bài của Báo Thanh Niên, tôi thấy đây không còn là chuyện riêng tư nữa, mà Bùi Giáng là một sự kiện văn học chung của đất nước, cần có thêm nhiều thông tin về ông. Và vì không lên tiếng nên có những thêu dệt không đẹp cho Bùi Giáng, vì vậy tôi chỉ muốn nói rõ một vài sự thật để người ta hiểu đúng ông hơn".
Kim Cương biết Bùi Giáng lúc bà khoảng 19 tuổi, còn theo đoàn cải lương của má Bảy Nam nhưng đã được mệnh danh là "kỳ nữ". Thật ra, ông chú ý đến bà trong một đám cưới của đôi bạn Hạnh - Thùy. Sau đám cưới, một hôm Thùy bảo Kim Cương: "Có một ông giáo sư Đại học Văn khoa, đi học ở Đức về, ái mộ chị lắm, muốn đến nhà thăm chị". Kim Cương trả lời: "Ừ, thì mời ổng tới". Hóa ra là Bùi Giáng, lúc ấy đang dạy học, cũng áo quần tươm tất chứ chưa có "điên điên" như sau này. Bùi Giáng lui tới, mời Kim Cương lên xe đạp ông chở đi chơi, rồi cả cầu hôn, nhưng bà đều né tránh. Bởi sau vài lần tiếp xúc, bà thấy ở ông toát lên cái gì đó "kỳ kỳ", bất bình thường, nên bà sợ. Đeo đuổi mãi không được, Bùi Giáng thở dài nói: "Thôi, chắc cô không ưng tôi vì tôi lớn tuổi hơn cô (Bùi Giáng lớn hơn Kim Cương mười mấy tuổi), vậy cô hứa với tôi là sẽ ưng thằng cháu của tôi nhé. Nó trẻ, lại đẹp trai, học giỏi". Kim Cương ngần ngừ: "Thưa anh, chuyện tình cảm đâu có nói trước được. Tôi không dám hứa hẹn gì đâu, để chừng nào gặp nhau hẵng tính...". Ý bà muốn hoãn binh. Nhưng Bùi Giáng đã đùng đùng dắt cháu tới. Trời ơi, hóa ra đó là thằng nhỏ mới... 8 tuổi. Kim Cương hết hồn, thôi rồi ổng đúng là không bình thường!
Từ đó, mỗi năm Bùi Giáng mỗi bệnh nặng hơn. Ông không có vợ con, suốt ngày đi lang thang ngoài đường, hò hét, rồi cứ địa chỉ nhà Kim Cương mà tới. Thằng bé Toro con của Kim Cương lúc ấy khoảng 5 tuổi, thường trố mắt ra nhìn ông, và hỏi: "Mẹ ơi, sao bác này giống cái xe hoa quá?". Tư duy trẻ con thật ngộ nghĩnh, nhưng lại rất chính xác. Thì trên người Bùi Giáng có đủ thứ: nào hộp lon treo lủng lẳng, nào lá cờ giắt sau lưng, nào nhánh cây, vòng hoa trên đầu... cả một nải chuối đeo thường xuyên trên cổ. Không mở cửa cho ông vào là ông la hét, đập cửa, chửi um sùm, ném đá nữa, khiến hàng xóm náo động. Nhưng riết rồi quen, mỗi lần ông tới nhà Kim Cương ai nấy đều cười. Má Bảy Nam ở trên lầu chỉ cần nghe la rùm beng, đập cửa ầm ầm, là hỏi: "Bùi Giáng phải không?". Nhiều lần ông say khướt, nằm ịch xuống gốc cây trước nhà Kim Cương, mọi người phải khiêng vào. Bà lắc đầu: "Sợ ổng chết. Tướng tá vầy có thể chết bất cứ lúc nào. Nhưng khiêng vô rồi cũng sợ rủi ổng chết trong nhà mình. Mà điều, không nỡ bỏ ổng lăn lóc ngoài đường, thấy tội quá".
Nhưng điều hay nhất là mỗi khi vô nhà Kim Cương ông lại sáng tác thơ để tặng bà. Tiện tay xé bất cứ tờ giấy, tờ lịch nào là ông viết ào vô đó. Nguồn thơ yêu cứ tuôn trào như suối, không vơi cạn theo năm tháng. Về sau, khi ông "quậy" quá thì Kim Cương nghĩ ra cách, không mở cửa, mà lòn một cuốn sổ ra khe cửa cho ông viết thơ. Ông hí hoáy một hồi, rồi vui vẻ bước đi. Suốt 40 năm, cả chục cuốn sổ tay đã đầy ắp chữ của ông, chỉ riêng tặng "nương tử Kim Cương". Bà trân trọng gìn giữ trong ngăn tủ. Những vần thơ yêu với nét chữ ngả nghiêng chệnh choạng nhưng hồn nhiên say đắm lạ kỳ.
- Kính thưa nương tử Kim Cương
Tấm lòng rộng mở phi thường bấy nay
Ngàn năm điêu đứng đọa đày
Thiên thu sử lịch cau mày về sau
Thưa em đời mộng dạt dào
Tình yêu vô tận yêu đào vô biên
- Kể từ tao ngộ đầu tiên
Kim Cương vô tận, thuyền quyên vô cùng
Bốn mươi năm đã lẫy lừng
Âm thầm tưởng niệm lạ lùng giai nhân
Trái tim thiết thạch vô ngần
Từ tam thu tới tử phần hôm nay
Kể từ sử lịch xa xuôi
Bất ngờ một bận bùi ngùi yêu em
Lang thang vạn dặm độc hành
Cẩm nang bỏ cuôc đời miǹh trao em
****
Tình sử Bùi Giáng - Kim Cương: "Quyền lực" của Kim Cương 


Phải nói là Kim Cương có "quyền lực" rất lớn đối với Bùi Giáng. Cứ nghe tên bà là ông trở lại ngoan ngoãn như một đứa trẻ con. Một lần, ông làm "chim bay cò bay" giữa phố, gây ách tắc giao thông, công an tới lôi ông vào cũng không được.
Tình cờ có ông bạn Đoàn Thạch Hãn trông thấy, thế là anh ta rỉ tai ông: "Kim Cương nhắn ông tới nhà kìa!". Lập tức ông riu ríu đi theo Đoàn Thạch Hãn.
Ông còn "ái mộ" bà theo kiểu "kinh khủng" của ông. Người ta ái mộ thì xin chữ ký, xin hình, còn ông thì xin... quần. Ông tới nhà nằng nặc đòi bà cho ông cái quần. Bà lấy quần của cậu Toro nay đã lớn cỡ ông mặc vừa. Ông giãy nảy không chịu, đòi cái quần của Kim Cương mới được. Bà bực quá, đưa thiệt. Lập tức ông mặc vô và rồi không chịu thay ra. Tắm xong, mặc lại. Tỉnh bơ.
Và sau này khi ông ở nhờ nhà anh Hoài - cháu gọi ông bằng bác họ - tại Gò Vấp, thì cũng chỉ Kim Cương là người phụ nữ duy nhất được ông cho phép bước vào nhà. Nhiều lần, các bạn thơ nữ có ghé thăm ông, nhưng vừa mới nghe cháu vô báo tin là ông đã la hét om sòm, đuổi họ như đuổi tà: "Chỉ có tiên nữ Kim Cương mới được bước tới đây. Đi ra! Đi ra hết!".
Nghệ sĩ Kim Cương nói: "Tôi rất trân trọng tài năng của ông, nhưng phải nói thật là ông điên nặng, nhưng là cái điên trí tuệ, nói ra nhiều câu cực kỳ sâu sắc". Thỉnh thoảng, khi ông hơi tỉnh thì Kim Cương cũng ngồi bàn chuyện thơ văn với ông cho ông vui. Những lúc ấy, ông gọi bà bằng "cô" đàng hoàng chứ không "nương tử", không "Hằng Nga" gì hết. Nhưng có một lần, ông làm bà hết hồn. Hai người bàn luận đến Kiều, bà đọc mấy câu lỡ có sai một chút, ông liền đập bàn, la hét, nhảy dựng lên: "Tại sao Kiều mà cô nói sai như vậy? Câu vậy mà cô nói là của Kiều hả?". Thấy ông trợn mắt giận dữ, bà cứ ngỡ ông sắp bóp cổ mình tới nơi. Bà quên mất rằng ông cũng yêu Kiều say đắm như yêu bà.
Có một chuyện nhỏ, nhưng cảm động. Kim Cương nói rằng Bùi Giáng có đóng phim gì nữa đó, chắc đóng vai phụ nho nhỏ thôi. Kim Cương nhớ khi ông lãnh tiền thù lao, liền mua hai trái xoài đem tới cho bà. Rất dễ thương.
Kim Cương bùi ngùi nhớ lại: "Suốt 40 năm, ông đối với tôi như một người yêu đơn phương, thì ngược lại, tôi đối với ông như chỗ dựa tinh thần, bất cứ lúc nào nghe ông đau ốm hay bị công an bắt, bị người ta đánh là tôi có mặt". Bởi đơn giản, trong đầu Bùi Giáng chỉ có một số điện thoại duy nhất, một địa chỉ duy nhất, đó là địa chỉ và số điện thoại của Kim Cương. Nhiều lần ông đứng giữa đường dang tay la hét, làm kẹt xe, công an tới bắt, hỏi cách gì ông cũng chỉ nói một câu: "Thân mẫu tôi là Kim Cương, ở số... Hoàng Diệu, điện thoại 844...". Thế là công an réo gọi Kim Cương. Bà đi lãnh ông ra. Chuyện đó xảy ra không biết bao nhiêu lần. Có khi ông bị té, bị thương, người ta chở vô bệnh viện, ông cũng chỉ "khai báo" y như vậy. Bệnh viện lại réo bà. Bà lại đến. Hoặc những lúc ông lên cơn, có khi vô quậy cả đám cưới nhà người ta, bị người ta đánh, bà lại đến đưa ông về. Có lần, ông xuất hiện trước nhà bà với tóc tai mặt mũi đầy máu vì mới bị ai đó đánh, bà hoảng hốt gọi xích lô cho ông đi cấp cứu. Ông không chịu: "Chừng nào cô đi với tôi thì tôi mới đi". Ừ, thì đi. Kim Cương gọi chiếc xích lô chở ông, vừa ngồi xe ông vừa nói vung vít, mặc cho Kim Cương chịu trận.
Và như thường lệ, trong cơn điên điên tỉnh tỉnh, ông lại tiếp tục làm thơ yêu qua cuốn sổ nhỏ nhét vào khe cửa nhà bà:
     - Yêu nhau từ bấy tới nay
Xiết bao tâm sự từ ngày qua đêm
Thưa em nương tử dịu mềm
Bốn mươi năm lẻ êm đềm vô biên
     - Đầu tiên tiên nữ Kim Cương
Cuối cùng muôn một phi thường Cương Kim
Cúi đầu bái tạ tình em
Về sau vĩnh viễn êm đềm thương nhau
     - Làm thơ tiếp tục yêu em
Ồ Kim Cương ạ êm đềm vô song
Kể từ lịch kiếp long đong
Anh điêu tàn tới thong dong bây giờ
    ...
Hư vô và vĩnh viễn
Cũng vô lý như lần kia dưới lá
Con chim bay bỏ lại nhánh khô cành
Đời đã mất tự bao giờ giữa dạ
Khi lỡ nhìn viễn tượng lúc đầu xanh
Buổi trưa đi vào giữa lòng lá nhỏ
Tiếng kêu kia còn một chút mong manh
Dòng nức nở như tia hồng đốm đỏ
Lạc trời cao kết tụ bóng không thành
Lá cũng mất như một lần đã lỡ
Trời đã xanh như tuổi ngọc đã xanh
Trời còn đó giữa tháng ngày lỡ dở
Hồn nguyên tiêu ai kiếm lại cho mình
Đường vất vả vó ngựa chồn lảo đảo
Cồn sương đi vào sương lạnh miên man
Bờ bến cũ ngậm ngùi sông nước dạo
Đêm tàn canh khắc ngợi nguyệt gương ngàn
Một lần đứng lên mấy lần ngồi xuống
Ngón trên tay và tóc xõa trên đầu
Tình đếm lại muôn vàn thôi đã uổng
Để bây giờ em có biết nơi đâu
Bờ trùng ngộ một phen này phen nữa
Tờ cảo thơm như lệ ứa pha hồng
Hồn hoa cỏ Phượng Thành Hy Lạp úa
Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư không
Tình sử Bùi Giáng - Kim Cương: Ba lời cảm tạ của Kim Cương

Bùi Giáng về ở nhà của anh Hoài vào khoảng năm 1978, thì đến khoảng 1992 đã hơi tỉnh tỉnh. Nhà thơ Trụ Vũ thường ghé chơi với ông. Một lần Trụ Vũ bảo: "Kim Cương hẹn ngày mai lên thăm anh". Thế là suốt đêm ông không ngủ. Sáng dậy, ông đi tới đi lui, đứng ngồi không yên, và càu nhàu: "Cái thằng Trụ Vũ, chừng nào lên thì lên, nhắn nhe làm chi cho người ta sốt ruột".
Anh Hoài còn tiết lộ ông phải giả vờ uống một tí rượu để đóng vai "say", như thế khi Kim Cương lên thăm ông mới có cớ đi ngả nghiêng cho Kim Cương dìu đỡ. Nhưng có lần uống mãi, uống mãi, rồi say thật lúc nào chả biết, khi Kim Cương đến nơi thì ông đã... ngủ khò.
Một bữa, Kim Cương đến nhà, tặng ông đóa hoa hồng. Ông sung sướng quá. Kim Cương về rồi, ông hỏi anh Hoài: "Làm sao giữ được hoa tươi mãi hè?". "Ba ngày là nó héo thôi bác ơi!". "Trời ơi, của Kim Cương tặng tao, phải giữ hoài chớ bây!". "Con có cách. Đem hoa trút ngược xuống thì sẽ giữ giùm bác được vài tháng". Đúng là giữ được vài tháng, đến khi hoa đã khô nát ông mới đành lòng chia tay.
Gần 60 tuổi, ông tới nhà bà với đôi mắt nheo nheo không nhìn thấy rõ. Bà dắt ông đi mua cặp kính lão. Nhưng chỉ một tháng sau, ông xuất hiện với một bên tròng kính bị bể vì người ta đánh. Bà dỗ ngọt: "Tôi mua cho anh kính mới nghen". Ông lắc đầu: "Thôi cô, nhìn đời bằng một con mắt đủ rồi".
Bốn, năm năm cuối đời, ông gần như tỉnh hẳn, và cứ sáng mùng 1 Tết là ông xông đất nhà Kim Cương. Riết rồi biết ý, đêm giao thừa Kim Cương tự xông đất trước cho mình, để tảng sáng mở cửa đón ông vào. Ông vô nhà, ngồi bệt xuống nền, không bao giờ chịu ngồi trên ghế. Rồi ông lì xì cho Kim Cương, khi 5.000đ, khi 10.000đ. Bà xẻ dưa hấu đãi ông ăn. Ông hớn hở trong sự nâng niu của bà.
Kể ra, đâu chỉ có Bùi Giáng kiên nhẫn và thủy chung với kỳ nữ Kim Cương, mà chính Kim Cương cũng đã đáp lại mối tình đơn phương của Bùi Giáng một cách chân thành và kiên nhẫn, thủy chung suốt 40 năm, gần giống một người chị, một người mẹ. Cho nên, có người nói với bà: "Chắc kiếp trước Bùi Giáng mắc nợ bà!". Bà đáp vui trở lại: "Hổng biết ổng mắc nợ tui hay tui mắc nợ ổng!". Những lúc tỉnh táo, ông nói: "Cô nhơn hậu lắm cô mới chịu nói chuyện với tôi tới giờ này!". Nhân đó bạn bè hỏi: "Kim Cương có cái gì mà anh thương dữ vậy?". Ông đáp: "Lúc tôi gặp cô trong đám cưới của Hạnh - Thùy, cô mặc cái áo dài lụa trắng, tôi thấy hào quang tỏa tỏa ra, tới bây giờ vẫn còn tỏa".
15 ngày trước khi chết, Bùi Giáng đến nhà Kim Cương để lại mấy câu thơ như báo trước điềm chia ly:
- Thương yêu có lẽ như là
Nghi ngờ nhau mãi vẫn là Kim Cương
- Ông đi đau xiết vui buồn
Một mình ở lại muôn trùng em yêu
Rồi ông té, chấn thương sọ não, chở vào Bệnh viện Chợ Rẫy. Người đầu tiên gia đình gọi đến là Kim Cương. Kim Cương nói: "Lần đầu tiên tôi thấy Bùi Giáng sạch sẽ. Đầu cạo sạch, không còn mớ tóc bù xù nữa. Và quần áo bệnh viện thì trắng bong. Cho nên tôi nhìn ổng không ra, cứ chạy đôn chạy đáo khắp các phòng tìm ổng". Những đứa cháu xin bà cho ý kiến. Bà đồng ý để bác sĩ phẫu thuật cho ông dù chỉ còn 1% hy vọng.
Nhưng rồi Bùi Giáng đã ra đi. Trước mộ ông trước giờ hạ huyệt, Kim Cương nhẹ nhàng thủ thỉ:
"Thưa Bùi Giáng! Đời ông là một đời giang hồ, nhưng mọi người vẫn mến thương ông, chắc ông cũng mãn nguyện rồi. Riêng tôi có 3 điều cảm ơn ông. Thứ nhất, ông đã để lại một sự nghiệp thơ cho đời. Thứ hai, cảm ơn mối tình 40 năm ông dành tặng tôi, tới giờ tôi có thể nói đó là mối tình lớn, ông là người yêu tôi chung thủy nhất, lâu dài nhất. Thứ ba, cảm ơn vì ông đã cho tôi một bài học, rằng dù điên hay tỉnh, giàu hay nghèo, già hay trẻ, trong lòng mỗi người cũng phải có một mối tình để sống".
Nhưng chắc gì Bùi Giáng đã chịu xa lìa Kim Cương. Ông còn một lời nhắn nhủ viết trong cuốn sổ tay tại nhà Kim Cương:
"Kiếp sau gặp lại nhau, anh Bùi Giáng chỉ mong được Kim Cương chấp thuận cho phép anh Bùi được làm đầy tớ trung thành tuyệt đối của Kim Cương".
Và:
Vô ngần tao ngộ đầu tiên
Em bao giờ biết anh phiền ưu sao
Yêu em từ những kiếp nào
Về sau cũng niệm nguyên màu ban sơ.

 
Hoàng Kim
Xem tiếp...

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

CÓ LINH HỒN KHÔNG? 35

(Tiếp)

 
Nhiếp Ảnh Gia Tâm Linh Bắt Trọn Linh Hồn Người Chết Khiến Giới Khoa Học Phải Giật Mình

 

                            CÓ LINH HỒN KHÔNG?

56 - Trường hợp luân hồi kỳ lạ: Cô bé nhớ được 10 tiền kiếp của mình
27/10/22, 18:37 Bí ẩn khoa học 285 lượt xem
Trường hợp luân hồi kỳ lạ: Cô bé nhớ được 10 tiền kiếp của mình
Cô bé nhớ được 10 tiền kiếp của mình (ảnh: Reincarnationstudies)

Cô bé không chỉ có ký ức của một kiếp mà còn nhớ những chuyện đã xảy ra trong 10 tiền kiếp của mình, đây là trường hợp luân hồi đáng kinh ngạc.

Cô bé nhớ được 10 tiền kiếp

Con người ngày nay thường cho rằng “chết là hết”. Nhưng thực tế, có rất nhiều câu chuyện minh chứng cho sự tồn tại của luân hồi. Trong đó, có một câu chuyện kỳ lạ của cô bé tên là Joey Verway, cô bé có thể nhớ được 10 tiền kiếp của mình.

Từ khi mới 3 tuổi, cô bé đã kể cho gia đình nghe về trải nghiệm và những chuyện đã xảy ra trong những kiếp trước của mình. Đây là những chuyện mà cô bé 3 tuổi chưa hề trải qua và không thể biết được. Điều này khiến những người thân của cô bé vô cùng kinh ngạc. 

bằng chứng trường hợp luân hồi; bí ẩn các trường hợp luân hồi
Luân hồi có thực sự tồn tại? (ảnh: Adobe Stock)

Đến khi lên 5 tuổi, gia đình đã đưa cô bé đến nhiều giáo sư tâm lý, nhà cố vấn tâm linh luân hồi, nhà thôi miên và phóng viên điều tra, v.v. Người thân của cô bé muốn tìm hiểu điều gì đã xảy ra với cô. Không ngờ rằng, sau khi mọi người nghe câu chuyện của cô bé đều bị thuyết phục. Tất cả mọi người đều tin rằng những gì cô bé nói là sự thật và tin rằng “luân hồi” là thực sự tồn tại!

Các tiền kiếp của cô bé

Tiền kiếp đầu tiên mà cô bé nhớ là 200 triệu năm trước. Lúc đó, cô bé là người nguyên thủy, sống trong hang động và bị khủng long truy đuổi. Cô ấy nói rằng bản thân đã để lại các công cụ làm bằng đá và xương trong hang động. Khi đó, các nhà nghiên cứu nghe cô nói đều tỏ ra nghi ngờ. 

Nhưng khi cô bé dẫn họ đến một hang động ở Nam Phi mà cô bé chưa từng đến. Tất cả mọi người đều sững sờ và không thể tin vào mắt mình! Bởi vì những hang động này là nơi nhà khảo cổ học Robert Bloom đã tìm thấy những chiếc đầu lâu của người nguyên thủy!

Cô bé còn nhớ rằng mình đã có hai kiếp trước là nô lệ ở Ai Cập. Cô bé kể lại tỉ mỉ tình huống thực tế trên con tàu nô lệ lúc bấy giờ. Thậm chí còn giải thích cặn kẽ về kỹ thuật cổ xưa dùng để lát đường bằng đá. Những điều này hoàn toàn phù hợp với những ghi chép trong lịch sử! Những kiến ​​thức này là điều mà một đứa trẻ không thể nắm vững được.

trường hợp luân hồi kỳ lạ; các trường hợp luân hồi
Thời kỳ Ai Cập cổ đại (ảnh: Lichsu)

Không phải mỗi tiền kiếp cô bé đều nhớ một cách rõ ràng. Ở một tiền kiếp, ký ức của cô khá mơ hồ, không rõ đó là thời đại nào. Nhưng cô bé nhớ mình đã đeo một chiếc mạng che mặt và thấy một công chúa xinh đẹp trên lưng voi trước mặt cô. 

Cô bé còn nhớ có một tiền kiếp khi cô bé là một tín đồ Cơ đốc giáo và bị đàn áp dưới triều đại khủng bố của Hoàng đế La Mã Nero. Cô bé nói rằng lúc ấy mình đã gặp Thánh Peter! 

bí ẩn các trường hợp luân hồi; các trường hợp luân hồi
Cô bé từng là một tín đồ Cơ đốc giáo bị đàn áp dưới triều đại khủng bố của Hoàng đế La Mã Nero (ảnh: Tansinh)

Tiền kiếp cuối cùng mà cô bé nhớ được là ở Nam Phi vào đầu thế kỷ 20. Khi đó, cô bé là cháu gái của Tổng thống Paul Kruger.

Ở kiếp này, cô đã lấy 2 đời chồng và có tổng cộng 10 người con. Hiện tại, trong số 10 đứa con vẫn còn một cô con gái 90 tuổi còn sống. Dựa trên mô tả của cô bé, các nhà nghiên cứu đã đi tìm hiểu hoàn cảnh của cháu gái Tổng thống Paul Kruger. Cuối cùng, kết quả cho thấy những gì cô bé mô tả là sự thật!

trường hợp luân hồi kỳ lạ; bí ẩn các trường hợp luân hồi
Gia đình cựu Tổng thống Nam Phi Paul Kruger (ảnh chụp màn hình YouTube)

Các nhà nghiên cứu đã sắp xếp cho cô bé 5 tuổi được gặp bà cụ 90 tuổi này. Thật bất ngờ, phản ứng đầu tiên của bà cụ khi gặp cô bé là nói rằng đây chính là mẹ của bà. Cả hai còn nói về những điều mà không ai có thể biết được. Những chuyện mà chỉ có mẹ con họ mới biết thôi!

Cô bé nhớ được 10 tiền kiếp của mình là một trường hợp luân hồi đáng kinh ngạc, minh chứng cho sự tồn tại của chuyển sinh và luân hồi.

Theo Vision Times

57 - Đi tìm sự thật về những đứa trẻ “đầu thai” ở bản Cọi

Thứ Tư, 15/12/2010, 20:25
Chuyện xảy ra ở bản Cọi, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Không phải chỉ một, mà có ít nhất 3 trường hợp. Những đứa trẻ, đã chết vì một lý do bất thường nào đó và rồi người ta tin rằng chúng đã trở về với hình hài của đứa trẻ khác. Những đứa trẻ đã chết là có thật. Những đứa trẻ đang sống cũng có thật. Chỉ có mối liên hệ giữa chúng thì chính những người trong cuộc cũng chưa ai giải thích được.

Bắt đầu từ số báo này, Chuyên đề ANTG sẽ đăng tải loạt bài về hiện tượng kỳ bí này: Câu chuyện đang diễn ra - ngờ vực - và những lý giải của các nhà khoa học.

Một cậu bé, hai số phận?

"Thuận ơi, chị bảo này!". Đang vội vàng với buổi chợ đầu hôm ở ngã ba thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, chị Thuận giật mình quay lại. Người vừa gọi là cô Phương, giáo viên thị trấn. Cô Phương sinh năm 1961, là giáo viên của Trường tiểu học Yên Phú từ năm 1990. Trường tiểu học Yên Phú gồm các chi Bùi, chi Đá và chi Vành. Cô giáo Phương dạy ở chi Bùi, nhưng rất hay phải vào vận động trong Cọi, là bản người dân tộc Mường nằm cách Vụ Bản chừng 2 cây số đường đất về phía đông.

"Có chuyện này chị định nói với em, nếu phải hay không phải thì em cũng đừng có gì mà buồn nhé", cô Phương nói tiếp: "Có một thằng bé ở trong Cọi, các cô giáo bảo nó là con nhà em "lộn" vào nhà ấy đấy. Em vào trong đó xem thế nào đi!". Trong ngôn ngữ địa phương, từ "con lộn, con lẫn" dùng để chỉ những đứa bé đã chết nhưng qua những biểu hiện, cử chỉ, người ta tin rằng nó đã "đầu thai" vào một đứa trẻ khác? Tất nhiên, ngay cả ở Vụ Bản, không phải ai cũng tin vào điều này.

Theo mô tả của cô Phương thì thằng bé ấy lạ lắm. Có lần bị mẹ đánh, nó khóc và nói: "Mẹ đánh con là con lại chết đuối lần nữa đấy!". Cả bố, mẹ đều là người Mường, vậy mà nó cứ khăng khăng rằng nó là người xuôi. Người trong đó thấy lạ, xúm vào hỏi nhiều lần, thằng bé đều nói rằng mẹ nó không phải làm ruộng như mẹ bây giờ. "Mẹ cháu ở nhà tầng cơ. Mẹ cháu làm việc còn đánh đánh như thế này này", thằng bé giơ hai bàn tay làm động tác giống như người gõ máy chữ vậy.

Chị Phạm Thị Thuận là cán bộ của UBND huyện Lạc Sơn, đóng ngay trung tâm thị trấn Vụ Bản. Chồng chị, anh Nguyễn Phú Tân có nghề sửa chữa điện. Hai anh chị bằng tuổi nhau, đều sinh năm 1960 tuổi Canh Tý. Năm 1992, anh chị sinh cháu trai, đặt tên là Nguyễn Phú Tiến. Cháu Tiến đã mất năm 1997, khi mới 5 tuổi. Trong một lần ra sông Bưởi ngay phía sau nhà chơi, Tiến ngã xuống sông mà không ai hay biết. Thời điểm đó, chị Thuận đang đánh máy chữ cho ủy ban. Hiện tại chị Thuận đã chuyển sang làm thủ quỹ của UBND huyện.

Chị Thuận và cô giáo Ngô Thị Phương mặc dù có biết nhau bởi cùng làm cán bộ trên một địa bàn thị trấn nhỏ, tuy nhiên hai người chưa lần nào nói chuyện với nhau. Chính vì thế nên trong các câu chuyện kể, chị Thuận vẫn gọi cô Phương là chị, xưng em. Nửa tin nửa ngờ, chị Thuận cũng không thực sự quan tâm lắm.

Bẵng đi vài ngày, trong lúc vợ chồng ngồi xem tivi, chị Thuận chợt nhắc lại với anh Tân việc này. Anh chị Thuận - Tân lấy nhau mấy năm mới sinh được cu Tiến, rồi chị Thuận không sinh nở được nữa. Bởi vậy, nỗi nhớ con luôn ám ảnh cả hai vợ chồng. Đang nằm ườn trên chiếc ghế băng, anh Tân bật phắt dậy, nói ngay: "Có chuyện như thế, sao em không nói với anh ngay? Mình đi tìm con!".

Tìm đến nhà cô Phương để nhờ cô dẫn đi nhưng không gặp, hai người quyết định tự đi vào bản Cọi. Không có người dẫn đường nhưng chẳng khó khăn lắm hai vợ chồng cũng tìm được nhà anh Bùi Văn Hoan và chị Bùi Thị Dự, là bố mẹ của bé Bùi Lạc Bình bởi người trong bản hầu như ai cũng biết chuyện lạ về cu Bình. Anh Hoan đi làm ăn xa, chỉ có chị Dự ở nhà. Lúc ấy Bình đã được 4 tuổi. Cậu bé sinh ngày 6/10/2002. Hôm ấy là buổi trưa.



Mẹ nghèo, nhưng đâu để con thiếu áo mặc!

Chị Dự và anh Hoan đều là người dân tộc Mường. Gia đình anh Hoan từ bé sống trong bản Cọi. Hai vợ chồng lấy nhau 6 năm mới sinh được bé Bùi Lạc Bình. Chị Dự sinh khó. Ngày chị sinh, anh Hoan không về kịp, bác cháu là Bùi Văn Tuấn phải thuê xe đưa hai mẹ con đi Hòa Bình đẻ mổ. Khi đón hai mẹ con về, anh Hoan đã đặt tên con là Bùi Lạc Bình. "Là bởi nó không sinh ở đây như những đứa trẻ khác, mà phải ra tận Hòa Bình, nên gọi nó là Lạc Bình", anh Hoan cười.

Như lời chị Dự kể lại, khi còn nhỏ, cu Bình cũng hoàn toàn bình thường như những đứa trẻ khác. Bắt đầu từ khi gần 2 tuổi, bập bẹ biết nói, Bình mới bắt đầu có biểu hiện khác. Vì anh Hoan đi làm xa nên ở nhà chỉ có hai mẹ con, giao tiếp với nhau bằng cả tiếng xuôi lẫn tiếng Mường. Tuy nhiên, ngay từ đầu bé Bình đã tỏ ra nói rất rõ tiếng xuôi. Nhiều lần, Bình nằng nặc đòi mẹ "cho con về nhà để lấy quần áo". Chị Dự nói: "Con à, nhà mình tuy nghèo thật, nhưng mẹ chẳng đến nỗi để con phải không có quần áo mặc, việc gì phải đi xin của ai". Thì Bình đáp: "Không, con không xin, con về nhà con để lấy cơ. Con vẫn còn quần áo để ở nhà đấy!". Có lần, vì Bình cứ lẽo nhẽo đòi mãi, tức quá chị Dự đã phết vào mông cu cậu mấy cái. Bình mếu máo: "Con đã chết một lần rồi. Mẹ đánh con là con lại chết lần nữa đấy. Mẹ không thương con à?". Nghe những lời nói không hề trẻ con chút nào ấy, chị Dự sởn gai ốc mà không biết phải làm sao.

Một lần khác, khi đã ngoài 3 tuổi, Bình được mẹ Dự cho theo ra chợ ngoài thị trấn Vụ Bản. Ra đến chợ, Bình cứ kéo tay mẹ và nói: "Mẹ đi với con, con dắt mẹ về nhà con". Chị Dự tức quá, mắng Bình. Bình khóc lóc, nhưng vẫn cố kéo mẹ đi. Cực chẳng đã, chị Dự đành phải chiều thằng bé. Từ chợ thị trấn, Bình dắt mẹ đi ngược lại phía sân vận động rồi rẽ vào đường Hữu Nghị và dừng trước cửa nhà số 25. Chính là nhà anh chị Tân - Thuận bây giờ. "Lúc bấy giờ tôi không để ý số nhà, nhưng nhớ rất rõ đó là nhà một tầng, có giàn cây trước cửa. Bình chỉ vào đó và bảo đấy là nhà nó", chị Dự quả quyết. Khi ấy nhà không có ai, quanh quẩn một lúc hai mẹ con lại đi về. Sau khi dắt mẹ đến chỗ căn nhà đấy, trên đường về Bình có vẻ vui và thoải mái hơn. Chị Dự cũng chẳng hiểu ra làm sao, chỉ mừng là thằng bé bớt lèo nhèo hơn.

Thấy Bình nói nhiều chuyện lạ, các cô giáo ở Trường Mầm non Yên Phú thuộc chi Cọi, nơi Bình đang học, thường xuyên kéo riêng Bình ra hỏi chuyện. Rất nhiều lần, khi hỏi tên, Bình đều nói tên cháu không phải là Bình, mà là Tiến. Bình còn nói mình đã bị chết đuối. Bình kể có một lần đi chơi với hai chị hàng xóm ra bờ sông, Bình trèo lên hòn đá, thò xuống nước rửa chân nên bị trượt, lăn xuống sông chết đuối. Rồi Bình kể chuyện người ta đưa em đi chôn thế nào.

Các cô giáo hỏi làm thế nào mà cháu về được nhà ba Hoan, mẹ Dự? Bình bảo vì "người ta" bỏ cháu trên đồi cao (mộ Nguyễn Phú Tiến táng trên một quả đồi), nên "cháu chẳng có gì ăn. Cháu khát lắm nên tìm đường về nhà. Nhưng về đến ngã ba nhà ông Lai thì có một "bóng lớn" (theo cách của người địa phương thường dùng để chỉ những oan hồn vô chủ) ở đấy nó chặn đường, đuổi đánh nên cháu không về được. Cháu sợ quá chạy vấp xuống một cái mương gần sân rộng thì vừa hay ba đi qua. Cháu quàng vào người ba và theo ba về nhà luôn". "Ba" mà Bình nói đến đây chính là anh Hoan.

Theo quan sát của chúng tôi khi thực hiện loạt ghi chép này, đúng là có một rãnh thoát nước gần sân vận động trung tâm thị trấn Vụ Bản thật. Sân vận động này nằm bên trái Quốc lộ 12B hướng đi về Nho Quan, Ninh Bình. Bên phải là ngã ba rẽ vào đầu đường phố Hữu Nghị. Còn ngã ba thị trấn Vụ Bản có chợ trung tâm thị trấn như đã nói ở phần đầu thì lại nằm lùi phía trên, nơi có Nhà Văn hóa huyện.

Trong số các cô giáo, người quan tâm nhiều nhất đến chuyện này là một cô giáo hàng xóm nhà anh chị Tân - Thuận (mặc dù đồng ý kể chuyện cho tôi, nhưng cô đề nghị xin được giấu tên). Cô giáo người Mường này đã từng dạy Nguyễn Phú Tiến từ khi Tiến còn sống và gửi ở Trường Mầm non Hoa Hồng ngoài thị trấn Vụ Bản. Mấy năm nay, cô giáo được tăng cường vào chi Cọi, và lại dạy cu Bình nên biết chuyện. Khi đem những chuyện lạ về cậu học sinh tên Bình về kể ở nhà, chồng cô đã cấm cô không được nói chuyện đó với anh chị Tân - Thuận.

"Anh ấy không cho tôi nói, vì chưa biết thực hư câu chuyện thế nào, sợ như thế lại gợi vào nỗi đau của người ta", cô giáo bảo thế. Và mãi về sau này, khi vợ chồng anh chị Tân - Thuận đã đón được cu Bình ra ngoài thị trấn rồi, cô giáo mới kể lại toàn bộ những gì cô biết được từ trong trường mầm non chi Cọi.

Như có tình máu mủ ruột rà

"Ngay lần đầu gặp tôi, thằng bé đã chẳng hề tỏ ra sợ sệt. Điều này trái ngược hẳn với đám trẻ con trong bản, vốn rất nhát người lạ", anh Tân nhớ lại lần đầu tiên gặp bé Bùi Lạc Bình ở nhà chị Dự. Ngồi chơi hồi lâu, vợ chồng anh đã rủ mẹ con chị Dự sang nhà chơi. Chẳng đợi mẹ đồng ý, Bình nhận lời ngay. "Thực tình là tôi muốn thử xem câu chuyện về việc nó biết rõ nhà tôi như thế nào", anh Tân nói. Cả 4 người trèo lên chiếc xe máy. Bình ngồi đằng trước. Trước khi lên xe, anh Tân đã nháy mẹ Dự và chị Thuận im lặng, để anh nói chuyện với cháu.



Từ trong bản đi ra, vừa qua cây xăng thị trấn, sắp đến đầu đường Hữu Nghị, Bình đã chỉ sang bên trái: "Bác rẽ vào đây nhé. Rẽ theo lối này này". Anh Tân nhớ rất rõ hôm ấy anh cố tình đi chầm chậm trong phố, nhưng không tạt vào nhà nào cả. Khi đi ngang qua nhà số 25, Bình lập tức hét toáng lên: "Nhà cháu đây rồi. Bác không biết à? Nhà cháu đây rồi mà!".

Cửa nhà vừa mở, Bình chạy xộc vào trong nhà như quen thuộc lắm. Cậu bé mở tủ lục lọi lung tung như muốn tìm cái gì đó. Anh Tân hỏi: Thế giường mà thằng cò hay nằm ở đâu ấy nhỉ? Cu Bình lập tức chạy vào buồng giữa và chỉ lên chiếc giường duy nhất. Nguyên nhà vợ chồng anh chị Tân - Thuận là nhà ống một tầng, mái bằng. Ngoài cùng là sân, gian phòng khách rồi đến buồng ngủ và trong cùng là gian bếp với khu công trình phụ và một bể nuôi cá tăng gia chừng 2m2.

"Khi tôi thử hỏi nó rằng ngày trước nó nằm ở góc nào, nằm như thế nào, cháu nó đã trèo lên giường nằm đúng góc bên trong sát tường, và nằm sấp. Ngày trước thằng cu Tiến cũng hay nằm y hệt như thế!" - anh Tân miêu tả lại.

Một điều lạ nữa là ngay hôm đầu tiên "về nhà" ấy, cu Bình đã tỏ vẻ quyến luyến, không muốn vào lại trong bản nữa. Cả anh Tân và chị Thuận phải dỗ mãi, nó mới chịu theo chị Dự và cả ngày hôm sau ngồi ngóng "hai bác qua đón cháu nhé". Chị Dự cũng xác nhận điều này và còn cho biết thêm Bình chưa bao giờ chịu ở lại nhà ai hồi còn ở trong bản. Đã vài lần chị Dự cho Bình về nhà bà ngoại ở ngoài thị trấn, đối diện Trạm Y tế huyện chơi nhưng Bình không chịu ngủ lại, cứ đến tối là khóc đòi về.

Và thế là bắt đầu từ đấy, theo thỏa thuận giữa hai bên và được sự đồng ý của chính cu Bình, anh chị Tân - Thuận đã đón Bùi Lạc Bình ra ngoài thị trấn ở cả tuần. Đến cuối tuần lại đưa cháu vào trong bản Cọi. Bấy giờ mọi người đều gọi Bình là Tiến, như tên của con anh chị Tân - Thuận trước đây. Chính bản thân Bình cũng rất thích được gọi như thế. Theo anh Tân kể lại, thì lúc đó mặc dù đồng ý cho Bình ra ở ngoài với mình, nhưng anh Tân chưa thực sự tin vào điều gì. "Vợ chồng tôi cũng khó khăn về đường con cái, nên khi thấy cháu có tình cảm như thế, chúng tôi chấp nhận ngay. Nhưng chúng tôi chưa thể tin ngay được. Chúng tôi đã thử rất nhiều lần..." - anh Tân nói.

Liệu Bùi Lạc Bình có phải là Nguyễn Phú Tiến thật không? Nếu đúng thì chẳng lẽ kiếp luân hồi lại có thực, điều mà bấy lâu nay luôn bị khoa học hiện đại bác bỏ? Còn nếu như không có thực, thì tại sao Bình lại biết được những chuyện liên quan đến Tiến mặc dù gia đình hai bên chưa hề bao giờ biết đến nhau? Hay liệu có phải do hoàn cảnh gia đình neo đơn, hiếm con nên anh chị Tân - Thuận đã tìm cách nhận Bình làm con nuôi và dựng chuyện lên như thế?

Nhưng nếu đúng như thế, thì tại sao không tìm một gia đình nào đông con hơn chứ không phải gia đình anh chị Hoan - Dự lấy nhau tới 6 năm trời mới có được một mụn con; hoặc chọn một khoảng cách xa xôi cách trở hơn để có thể hoàn toàn có được đứa bé, thay vì cho nó đi lại thường xuyên như thế? Và, điều quan trọng hơn cả, tại sao người nói ra đầu tiên, như rất nhiều nhân chứng ở đấy, lại chính là cậu bé Bình chứ không phải ai khác?

Có quá nhiều thắc mắc xung quanh chuyện về cậu bé kỳ lạ ấy! Trong số báo tới, chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn đọc tiếp câu chuyện và những lý giải khoa học của nó

Việt Anh
 
(Còn nữa) 
 

Xem tiếp...

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

CÓ LINH HỒN KHÔNG? 34

(Tiếp)

 
Nhà Khoa Học Trở Về Từ Thế Giới Bên Kia Đính Chính Lại Sự Tồn Tại Của Linh Hồn | Vũ Trụ Nguyên Thủy

                            CÓ LINH HỒN KHÔNG?

54 - Luân hồi có thật: Nạn nhân đầu thai hỗ trợ cảnh sát phá án
02/11/21, 11:22 Bí ẩn khoa học 1,573 lượt xem

Một người đàn ông bị bắn chết tại Ấn Độ năm 1983. Sau đó anh đã đầu thai và giúp cảnh sát phá án, đưa kẻ sát nhân ra tòa.

Trường hợp luân hồi có thật này đã được công nhận trong nhiều tài liệu khoa học khác nhau và trên các kênh truyền thông uy tín như chương trình “40 Minutes” của BBC TV vào năm 1990, tạp chí “Reincarnation International” có trụ sở tại London (Anh), và trang web của IISIS – viện nghiên cứu về khoa học, linh cảm, và tinh thần.

Cậu bé Ấn Độ đầu thai

Vào tháng 12 năm 1983, một cậu bé tên là Titu Singh được sinh ra tại một ngôi làng gần Agra (Ấn Độ). Khi Titu mới hai tuổi rưỡi, cậu bé đột nhiên nói với gia đình rằng đây không phải là nhà của cậu; nhà cậu ở thành phố Agra, miền bắc Ấn Độ, nơi có bố mẹ, vợ và hai con. 

Cậu bé nói tên mình là Suresh Verma. Uma là tên người vợ xinh đẹp của cậu. Họ kinh doanh một cửa hàng radio ở Agra. Một gia đình bốn người sống hạnh phúc; nhưng thời gian êm ấm chẳng kéo dài được bao lâu. Suresh bị hai người bắn chết vào tháng 8/1983. Sau đó, gia đình đã hỏa táng và rải tro của cậu xuống một dòng sông.

Ban đầu, gia đình Titu không coi trọng lời nói của cậu; nhưng điều khiến người lớn khó hiểu là Titu thường tỏ ra không phải thành viên trong gia đình mà chỉ như một vị khách. Cha của cậu bé cũng nói: “Titu chỉ là một đứa trẻ, nhưng nó đôi khi hành động như một người lớn.”

Sau khi Titu chào đời, hai bên đầu của bé có một vết bớt, dấu hiệu của những vết đạn. Titu luôn nhớ đến cảnh kiếp trước mình bị giết như thế nào. 

Tấm ảnh của Suresh Verma được treo tại cửa hàng Suresh Radio
Tấm ảnh của Suresh Verma được treo tại cửa hàng radio của vợ chồng anh (ảnh chụp video).

Vụ án trong kiếp trước

Titu còn nhớ rõ hôm đó, khi đi làm về, cậu đã tới trước cửa nhà, bấm còi xe như thường lệ để vợ ra mở cửa. Đột nhiên, hai người đàn ông mạnh mẽ lao về phía mình và bắn vào đầu. 

Khi người vợ nghe thấy tiếng súng, cô ấy chạy đến và mở cửa xe, thì cơ thể của Suresh đã đổ lên người cô. Không ai nhìn thấy kẻ sát nhân, dẫn đến vụ án sau nhiều năm vẫn chưa được giải quyết. Nhưng Titu kiếp này biết kẻ sát nhân, còn nhớ kẻ đã bắn mình tên là Sedik, một thương gia.

Titu liên tục kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện như vậy, và cầu xin bố mẹ hiện tại đưa mình về nhà. Bố mẹ rất khó chịu về đứa con trai lạ kỳ, không biết phải làm sao.

Người mẹ hiện tại của Titu Singh
Người mẹ hiện tại của Titu Singh (ảnh chụp video).

Kiểm chứng sự thật

Câu chuyện về sự đầu thai này sau đó đã được kiểm chứng nhờ anh trai của Titu. Trong quá trình kinh doanh ở Agra, anh ấy đã điều tra về cửa hàng mà Titu nói. Điều khiến anh bị sốc là cửa hàng radio mà Titu nói thực sự tồn tại; tên của cửa hàng là Suresh Radios, giống hệt như những gì cậu bé nói.

Anh trai của Titu bước vào cửa hàng và yêu cầu được gặp Suresh. Người bán hàng thông báo rằng Suresh là chủ cũ, nhưng đã chết nhiều năm trước. Người anh trai muốn biết nguyên nhân cái chết. Vì vậy, người bán hàng đã đưa anh ta đến chỗ bà chủ Uma; và yêu cầu Uma nói cho anh ta biết. 

Uma cho biết: Chồng của bà, Suresh, đã bị bắn chết ngay tại cửa nhà của mình nhiều năm trước; nhưng vẫn chưa rõ kẻ sát nhân là ai và vụ án vẫn chưa được kết luận.

Lúc này, anh trai của Titu đã hoàn toàn tin vào lời nói của em mình. Anh kể cho Uma chuyện về Titu. Uma hào hứng kể với người thân và bạn bè. Bố mẹ và 3 anh trai của Suresh đã cùng Uma gặp cậu bé 5 tuổi này để xem có đúng là người thân của họ tái sinh không.

Gặp lại gia đình kiếp trước

Khi gia đình Verma đến, Titu đang tắm gội và xả nước. Nhưng cậu lập tức nhận ra gia đình của mình ở kiếp trước, Titu nói với bố mẹ hiện tại: “Gia đình” kiếp trước của con đây này. 

Khi bố mẹ hiện tại của Titu mời các vị khách ngồi, Titu đã yêu cầu người vợ Uma ở kiếp trước ngồi cạnh mình. Một đứa trẻ Ấn Độ năm tuổi yêu cầu được ngồi với một người phụ nữ trưởng thành, quả là chuyện kỳ lạ. Mọi người đều cảm thấy thật không thể tưởng tượng được!

Titu hỏi thăm tình hình của các con ở kiếp trước. Cậu bé miêu tả chi tiết về cuộc gặp gỡ với gia đình ở một ngôi làng lân cận khi là Suresh ở kiếp trước; lúc đó, anh còn mua kẹo cho vợ mình. Điều này khiến Uma ngạc nhiên, nhất là khi Titu nói về việc anh đã chôn một ít vàng trong một cái hố trong nhà. Uma bắt đầu tin rằng đứa trẻ năm tuổi trước mặt mình chính là hóa thân của chồng cũ.

Nhận ra mọi thứ một cách chính xác

Để khẳng định thêm những gì Titu đã nói, những người thân của Titu ở kiếp trước đã quyết định đưa Titu về nhà. Khi sắp về đến nhà, những người anh em của Suresh cố tình phóng xe thật nhanh để xác minh xem Titu có thực sự nhớ nhà kiếp trước của mình ở đâu hay không. Titu đột nhiên hét lên, “Dừng lại! Đây là cửa hàng radio của tôi.”

Cửa hàng radio của Suresh - người đã bị bắn trong kiếp trước
Cửa hàng radio của Suresh – người đã bị bắn trong kiếp trước (ảnh chụp video).

Tiếp theo là một phần quan trọng, kiểm tra Titu. Khi sắp đến được nơi Titu sống ở kiếp trước, hai đứa trẻ của Suresh đã được sắp xếp chơi với những đứa trẻ hàng xóm; và họ sẽ kiểm tra xem Titu có thể nhận ra những đứa trẻ hay không.

Nhưng Titu không cần suy nghĩ gì cả, từ trong đám trẻ con đã nhận ra ngay những đứa con của mình. Khi đến cửa hàng radio, Titu càng khiến mọi người kinh ngạc hơn. Anh đã chỉ ra rất chính xác cách bài trí của cửa hàng đã thay đổi như thế nào sau khi anh qua đời ở kiếp trước. Những phản ứng như vậy của Titu đã thuyết phục cha mẹ kiếp trước của anh: Titu thực sự là hóa thân của đứa con trai đã chết của họ, Suresh!

Giáo sư phân tích

Khi giáo sư Chaida từ Đại học Delhi ở Ấn Độ nghe về điều này, ông lập tức đến phỏng vấn Uma. Uma trả lời: Bởi vì Titu đã nói một điều mà chỉ cô ấy và Suresh biết.

Giáo sư Chaida cũng đã thu thập rất nhiều bằng chứng xác thực về trường hợp tái sinh này; chẳng hạn như có một vết bớt lớn trên trán và sau đầu. Đó là khi viên đạn xuyên qua trán thì lực tác động lớn sẽ để lại lỗ đạn nhỏ và tròn hơn; ngược lại khi viên đạn xuyên qua sau đầu thì lỗ đạn sẽ lớn hơn và có dạng hình sao không đều. Kích thước và hình dạng của hai vết bớt trên đầu Titu cũng giống như kích thước và hình dạng của các lỗ đạn trên đầu Suresh khi bị bắn.

Titu Singh nhớ rất rõ mình đã bị bắn như thế nào. Do đó, cậu giúp cảnh sát phá án.
Titu Singh nhớ rất rõ mình đã bị bắn như thế nào (ảnh chụp video).

Hỗ trợ cảnh sát phá án

Sau đó, Titu đã hợp tác với cảnh sát. Đồn cảnh sát nhanh chóng giải quyết vụ án. Kẻ sát nhân bắn Suresh cuối cùng cũng bị đưa ra trước công lý. 

Có lẽ, kẻ sát nhân khi thực hiện hành động giết người đã không bao giờ tưởng tượng được sẽ có kiếp luân hồi. Hắn đã bị nạn nhân đầu thai đưa ra tòa nhận sự trừng phạt thích đáng.

Vậy tại sao Titu lại có trí nhớ về kiếp trước? Hẳn điều này cũng có lý do. Thứ nhất, Thần muốn cảnh tỉnh con người trong lần cuối cùng này; khiến thế giới tin rằng con người có luân hồi. Thứ hai, mọi người không chết ngay khi họ làm điều xấu; nhưng cuối cùng họ phải trả giá cho những điều tồi tệ mà mình đã làm.

Câu chuyện luân hồi của người đàn ông bị giết trong kiếp trước, kiếp này đầu thai giúp cảnh sát phá án là có thật, đã được Giáo sư N. K. Chadha cùng các cộng sự nghiên cứu và xác minh.

Nguồn: Vision Times

55 - Luân hồi: Câu chuyện có thật của cụ bà 92 tuổi

10/10/20, 10:49 Bí ẩn khoa học 2,747 lượt xem

Luân hồi chuyển kiếp nói đến việc đầu thai của chúng sinh khi dương mệnh đã hết. Điều này xảy ra với những sinh mệnh không đạt được trạng thái giải thoát khỏi tam giới. Họ sẽ được chuyển sinh vào một trong 6 ngả luân hồi. Những chúng sinh thoát khỏi tam giới đắc chứng quả từ La Hán trở lên sẽ không phải vòng luân hồi chuyển kiếp. Đó chính là những người tu luyện đã tu thành đắc đạo, đạt quả vị viên mãn.

Theo Phật giáo, với những sinh mệnh không thể ra khỏi tam giới, tùy vào đức và nghiệp của sinh mệnh đó đã tạo ra trong quá khứ, họ sẽ được an bài chuyển sinh sinh vào một trong sáu cõi. Đó là: Cõi trời, cõi Atula, cõi người, cõi súc sinh, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục. Sau khi chuyển kiếp, phần lớn họ sẽ không còn nhớ gì về kiếp trước đó. Mỗi sinh mệnh bắt đầu một cuộc đời mới. 

Cõi thứ nhất: Cõi trời

Cõi trời (cũng có thể gọi là cõi thiên đường) là cõi cao nhất mà các sinh mệnh này có thể lên được. Cõi trời là nơi bình yên, an lành. Chúng sinh cõi trời cũng có nam có nữ như cõi người và cõi thần. Tuổi thọ, hạnh phúc và trí tuệ của sinh mệnh cõi trời cũng vượt trội hơn hẳn nhưng cũng vẫn có giới hạn. Họ chưa thoát khỏi tam giới, vẫn phải trải qua luân hồi chuyển kiếp. 

Cõi thứ 2: Cõi thần

Cõi thần là nơi mà chúng sinh ở đó có tuổi thọ và hạnh phúc nhiều hơn cõi người nhưng không bằng cõi trời. Họ được an bài ở đó vì các kiếp trước đã sống tốt, làm việc thiện. Tuy nhiên, bản tính còn chưa ôn hoà, vẫn so bì với người khác và có tâm thể hiện bản thân không nhỏ. Họ vẫn khó tha thứ với những người đã từng phạm lỗi với họ.

Tôi muốn được là thiên thần bay đến cõi trời khi dương mệnh kiếp này kết thúc (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

Cõi thứ 3: Cõi người

Cõi người chính là thế gian chúng ta đang sống nơi đây. Được an bài đầu thai vào cõi này được cho là có may mắn nhất trong tất cả các cõi luân hồi. Vì chỉ có con người mới được phép tu luyện để có thể thoát khỏi tam giới. Chúng sinh cõi người biết nhận thức và làm theo chính pháp. Sự hạnh phúc và đau khổ của con người tuỳ vào nghiệp và đức của người ta trong các đời trước. Việc tái sinh làm con người được cho là một sự trân quý. Theo Phật giáo, cơ hội được làm người giống như một con rùa mù trăm năm mới nổi lên một lần. Khi nổi lên lại chui được đầu vào một khúc cây có lỗ thủng nổi lênh đênh trên biển. 

Cõi thứ 4: Cõi súc sinh

Cõi súc sinh (còn gọi là cõi động vật) là cảnh giới bao gồm tất cả các loài động vật, côn trùng, vi sinh vật. Chúng sinh cõi này chịu nhiều đau khổ, chu kỳ sống ngắn. Có thể bị giết bất cứ lúc nào, khả năng tự bảo vệ bản thân thấp. Cõi này dành cho những chúng sinh đã tạo ra nhiều ác nghiệp. Trong những đời trước, họ không biết phân biệt đúng sai hoặc biết là việc làm sai nhưng vẫn cố làm vì những lợi ích cá nhân.

Cõi thứ 5: Cõi ngạ quỷ

Cõi ngạ quỷ (hay còn gọi là cõi ma đói) là cõi đau khổ. Những chúng sinh nơi này luôn bị đói khát. Cho dù họ vẫn được ăn một ít thức ăn và uống được một ít nước thì cũng không bao giờ no và hết khát. Họ luôn bị thời tiết dù nóng hay lạnh hành hạ. Cõi này dành cho những chúng sinh có rất nhiều nghiệp ác. 

Cõi thứ 6: Cõi địa ngục 

Cõi địa ngục là cõi vô cùng đau khổ, phải chịu cực hình. Chúng sinh ở cõi này thường bị ác quỷ tra tấn hết sức dã man bằng những hình phạt cực kỳ khủng khiếp. Cõi này dành cho những chúng sinh có rất rất nhiều nghiệp ác như giết người, hiếp dâm, hành hạ đánh đập người khác vô cớ…Đây là cõi đau đớn nhất trong vòng luân hồi sinh tử.

Con người được chuyển sinh vào cõi nào là do những gì họ đã làm. Họ không thể trách được vì sao lại bị chuyển sinh vào những cõi thấp. Sau khi chết, họ sẽ nhìn thấy hết được những việc ác mà họ đã làm. Lúc đó có hối hận cũng đã muộn rồi, quy luật nhân quả luôn vận hành dù con người có nhận thức được hay không?

Câu chuyện một cụ bà được lên thiên đàng khi hồn lìa khỏi xác

Tháng 2/2016, một số báo đã đăng bài viết về một cụ bà đã ngừng thở nhưng lại sống lại. Bà kể về chuyện được sang thế giới bên kia. Cụ bà đó tên là Trần Thị Sương, sinh năm 1924, sống ở Tây Ninh. 

Ngày 2/7/2016, lúc khoảng 8 giờ tối, bà Sương cảm thấy khó chịu, thấy chân tay lạnh dần. Bà cố gắng gọi người nhà nhưng không ai đáp lại. Bà cảm nhận mình sắp chết. Bà Sương thấy khó thở, đầu tê dần, lưỡi cứng lại không còn cử động được.

Đột nhiên, bà Sương thấy một quầng sáng tròn đường kính khoảng 2 mét. Quầng sáng này có hình dáng giống như một cái chong chóng. Có một sợi dây nhỏ màu xám nối từ đó đến đỉnh đầu bà. Vầng sáng quay tròn, càng quay nhanh, bà càng mệt và gần như không thể thở được. Bỗng nhiên vầng sáng và sợi dây biến mất. Khi ấy, bà tự nhiên thấy khỏe lại, liền đứng dậy nhẹ nhàng. Bà nhìn thấy xác mình đang nằm bất động. Bà hiểu rằng linh hồn mình đã xuất ra khỏi xác.

(Ảnh chụp màn hình của báo Kiến thức)

Bà Sương kể: “Lúc này, tôi định đi ra đằng trước liền thấy mình đi xuyên qua vách nhà, thấy người nhà tôi đang nằm ở đi văng. Tôi đến trước bàn thờ Đức chí tôn thì thấy có hai đấng thiêng liêng hào quang lấp lánh. Một ông mặc đạo phục màu xanh, một ông mặc đạo phục màu trắng. Hai ông cầm cây phướn dài, đứng ở sau lưng tôi. Điều lạ là hai đấng thiêng liêng ấy nghĩ gì tôi hiểu ngay tức khắc, chứ không phải nói ra”.

Bà nhớ lại: “Tôi nhìn thấu xuyên qua tường nhà, thấy chung quanh một màu u tối. Vô số linh hồn bị đọa qua lại, than khóc rên la nghe thảm não. Tôi cảm thấy tất cả đều là huyết nhục của mình, tôi đau buồn vì nỗi thống khổ của họ. Lúc này, theo lời dạy của đấng thiêng liêng, linh hồn của tôi bay bổng lên cao. Ông cầm phướn giảng giải cho tôi biết: Đây là cảnh thiên thai trên cõi trần một bậc”.

Bà háo hức ngắm cảnh tượng cõi thiên thai đó. Ở đây nhà cửa, cây cối, y phục con người…mọi vật giống như cõi trần. Tuy nhiên, người nơi đây cốt cách phong lưu đẹp đẽ, có người già râu dài, nhưng trông sắc diện còn trẻ. Mọi sinh hoạt ở đây có vẻ rất yên tĩnh, cảm giác hạnh phúc trong bình an.

Rồi bà được đến gặp một vị Thần mà bà nghĩ đó là một Đức Phật tối cao. Ông nói: “Công quả con chưa đủ. Con chưa thể ở lại được, phải trở lại tích uy đức, có thêm công, sẽ có thần thánh giúp”.

Ngay lập tức, một luồng sáng từ Đức Phật bay xuống ngang đầu bà khiến bà Sương cảm thấy nhẹ nhàng, thông thái hẳn. Rồi có ai đó xô vào bà, linh hồn bà liền trở về với thân xác. Bà tỉnh dậy sau một quãng thời gian mà người nhà nghĩ là đã chết.

Bà liền ngồi dậy, thấy khung cảnh xung quanh nhốn nháo. Tiếng người nói, tiếng khóc ồn ào. Bà nhận ra mình vừa sống lại, đang nằm trong nhà của mình.

Người nhà bà kể lại, theo kế hoạch thì khoảng 2 giờ đồng hồ nữa sẽ làm công tác khâm liệm tử thi, đưa bà nhập quan. Thật không ngờ là bà Sương lại tỉnh dậy rồi từ từ ngồi dậy. Mọi người đều cũng vô cùng kinh ngạc.

Sau khi sống lại, bà Sương đã thay đổi hẳn suy nghĩ và cách sống. Trước khi chưa chết, bà không không tin có linh hồn, không tin có Thần Phật. Nhưng khi trở về từ cõi chết, bà quyết sống một đời sống khác. Bà trở nên có tín ngưỡng vào Thần Phật, sẵn sàng làm giúp đỡ người khác. Bà cũng bắt đầu ăn chay. Bà hiểu rằng dương mệnh ở đây mà kết thúc thì không phải là hết. Con người là phải đi theo quy luật luân hồi chuyển kiếp.

Bà Sương chia sẻ rằng bà mong muốn những chia sẻ của bà sẽ đến với mọi người. Hy vọng giúp mọi người có thêm lòng tin vào Thần Phật và sống một cuộc sống có thiện niệm. Bà hiểu rằng đó là cách tốt đẹp nhất để giúp đỡ mọi người. 

(Còn nữa)

Xem tiếp...

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

CHUYỆN TÌNH THẾ GIỚI 28

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Chuyện Tình Buồn - Vũ Khanh | Nhạc Xưa Hải Ngoại

Có một chuyện tình thời chiến như thế

Vô tình được đọc một tờ báo viết về nông trường trồng dâu nuôi tằm Ba Sao ở huyện Kim Bảng (Hà Nam), thấy bức ảnh chụp một cô công nhân có khuôn mặt xinh xắn, như bị “thôi miên”, người lính lái xe tăng số hiệu 846 trong chiến dịch Hồ Chí Minh (30/4/1975) bất ngờ cắt bức ảnh và giữ lại. Ít ai ngờ, từ bức ảnh vô tình ấy đã tạo nên một câu chuyện tình tuyệt đẹp…
Sắt son chuyện tình vượt qua hai cuộc chiến
Mùa xuân không hẹn trước

Say sưa "vẽ lại" bức tranh lịch sử...

Hơn 40 năm trôi qua, ký ức về giây phút lịch sử trong chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 vẫn khắc sâu trong tâm khảm của người lính lái tăng Trần Bình Yên ở huyện Kim Bảng. Có thể nói, chiến dịch Hồ Chí Minh như một bản hùng ca vang dội. Mặc dù đã ngoại lục tuần, nhưng mỗi lần nhắc đến kỷ niệm ngày 30/4 đó, là người lính xe tăng Trần Bình Yên không thể che giấu được niềm vui, sự kiêu hãnh, quyết đoán và đầy tự hào.

co mot chuyen tinh thoi chien nhu the
Người lính lái xe tăng 846 Trần Bình Yên .

Say sưa "vẽ lại" bức tranh lịch sử năm nào, người cựu chiến binh lái xe tăng kể, năm 1972, khi đang ở độ tuổi đôi mươi, chàng trai trẻ Trần Bình Yên hăng hái lên đường nhập ngũ bảo vệ tổ quốc như bao người thanh niên khác. Trong số gần 50 thanh niên địa phương lên đường nhập ngũ năm đó, chỉ có 9 – 10 người may mắn được lựa chọn tham gia lớp đào tạo lái xe tăng và Trần Bình Yên là một trong những người trong số đó.

Sau một thời gian đào tạo tại Vĩnh Phúc, chàng trai trẻ Trần Bình Yên được điều động vào Lữ đoàn thiết giáp 203 (Quân đoàn 2). Trong đội hình thọc sâu vào Dinh Độc Lập sáng ngày 30/4/1075, chàng trai trẻ Trần Bình Yên khi đó được “biên chế” vào đại đội 5, Tiểu đoàn 2 và giao nhiệm vụ lái chiếc xe tăng 846.

co mot chuyen tinh thoi chien nhu the
Bức ảnh bà Vân được ông Yên cắt trên báo giờ vẫn được ông cất giữ cẩn thận.

Được biết, chiếc xe tăng mà lái xe Trần Bình Yên lái chính là chiếc xe tăng mà nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam chụp trưa ngày 30/4/1975 (Bức ảnh có chủ để "Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975”).

Nhớ lại ngày tháng lịch sử của dân tộc, người lính lái xe tăng Trần Bình Yên kể, sáng ngày 30/4, được lệnh của Lữ đoàn, đội hình tăng của đại đội 5 vượt cầu Long Bình trên xa lộ Biên Hòa tiến vào Sài Gòn. Trong quá trình tiến công, khi đến chân cầu Sài Gòn thì gặp đội hình của Tiểu đoàn 1 và sát nhập lại. Lúc đó tại cầu Sài Gòn, lực lượng quân địch được bố trí rất đông với mong muốn chặn đứng mũi tiến quân của lực lượng quân giải phóng Việt Nam.

“Quân địch được bố trí rất đông từ phía đầu cầu bên kia nhằm ngăn chặn chúng tôi vào Sài Gòn, thậm chí, phía địch còn điều động cả máy bay trực thăng đến ném bom và tàu chiến hỗ trợ phía dưới sông, nhằm tiêu dịch quân ta và quyết thực hiện dã tâm đánh sập cầu Sài Gòn. Tuy nhiên, nhờ sự chiến đấu kiên cường của lực lượng quân giải phóng Việt Nam, cùng sự hỗ trợ của các đại đội tăng, pháo… quân địch không thực hiện được âm mưu của mình và phải rút lui”, ông Yên kể.

Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 30/4, sau khi đẩy lùi quân địch thì đại đội nhận được lệnh của Lữ đoàn vượt cầu Sài Gòn tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Lúc này, xe tăng 846 do người lính trẻ Trần Bình Yên lái bất ngờ hết dầu phải dừng lại nên đi sau. Sau khi xin được dầu và tiếp tục thực hiện hành trình, điều bất ngờ khi đó là hình ảnh hàng vạn người dân cầm cờ đỏ sao vàng vẫy ngập trời ngay tại đầu cầu Sài Gòn khi đoàn quân bắt đầu tiến sâu vào mục tiêu cuối cùng, khiến cả đoàn quân xúc động.

“Khi xe tăng của chúng tôi vừa vượt qua cầu Sài Gòn để tiến vào trung tâm, thì tôi đã thấy hàng vạn người dân cầm cờ ra chào đón chúng tôi. Họ đứng rất trật tự, tất cả đều đứng gọn về phía bên trái. Chứng kiến hình ảnh đó trong những phút giây cuối cùng của trận đánh, khiến anh em chúng tôi rất xúc động và niềm tin về chiến thắng, hòa bình, độc lập dân tộc càng trở nên mạnh mẽ hơn”, ông Yên bùi ngùi nhớ lại.

Là người may mắn được tham gia chiến dịch Hồ Chính Minh, lại vinh dự chứng kiến thời khắc lịch sử và trọng đại của dân tộc khi Dương Văn Minh bị bắt, người cựu chiến binh lái xe tăng 846 kể, chứng kiến giây phút đất nước được thống nhất trong tâm trí người lính trẻ Trần Bình Yên lúc đó cảm thấy rất “bình thường” bởi khi đó, niềm vui đã được những người lính kìm nén cảm xúc để tập trung bảo vệ, cảnh giới…

Cựu chiến binh Trần Bình Yên kể: “Phải đến buổi tối ngày 30/4 chúng tôi mới thật sự được hưởng trọn vẹn niềm vui của chiến thắng, của hòa bình bởi khi đó người dân kéo đến chúc mừng rất đông, khiến chúng tôi thật sự xúc động và hạnh phúc…Đó là những giây phút trọng đại trong lịch sử dân tộc mà tôi cũng như hàng vạn chiến sĩ khác đã may mắn được tham gia, được chứng kiến. Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước ca khúc khải hoàn”.

Duyên trời định

Sau khi giải phóng miền Nam, từ Tổng kho Long Bình (Đồng Nai), đơn vị của ông Yên được lệnh chuyển ra Huế huấn luyện và tập trung cho nhiệm vụ mới. Vào năm 1977 – 1978, ông Yên được về nghỉ phép. Thời điểm này, anh bộ đội Trần Bình Yên tình cờ đọc được một bài báo viết về nghề trồng dâu nuôi tằm ở Nông trường Ba Sao quê mình.

Đăng kèm bài viết là bức ảnh chụp các cô gái đang hái dâu, trong đó, ông Yên chú ý tới một cô gái có khuôn mặt tròn trịa, xinh xinh đứng bên phải bức ảnh. Bị sức hút bất ngờ bởi cô gái trong ảnh, người lính trẻ vội vàng cắt ảnh và giữ lại với ý định sau này có cơ hội sẽ đi tìm…

Chỉ với một bức ảnh đen trắng, đến cái tên của cô gái ông Yên cũng không biết. Thế nhưng, có điều gì đó cứ thôi thúc ông phải đi, phải tìm…“Ngày đó, Nông trường Ba Sao ở gần nhà tôi, hàng ngày tôi vẫn thường thấy các nữ công nhân đứng làm việc trên chân ruộng xanh ngắt những vạt dâu, đôi tay thoăn thoắt hái lá, chiếc nón lá che nghiêng trên những khuôn mặt còn rất trẻ.

Nhiều lần tôi đạp xe đi dọc nông trường với hi vọng tìm được người con gái trong bức ảnh trên báo mà mình đang giữ, thế nhưng, nhìn ai cũng hao hao giống nhau. Mặc dù có quen biết một số công nhân cũ ở nông trường, nhưng dò hỏi về nữ công nhân được xuất hiện trên báo thì chẳng ai biết, vì hầu hết thời điểm tôi tìm kiếm nông trường đã tuyển những công nhân mới”, ông Yên kể.

Lần về thăm nhà năm ấy, chàng lính trẻ Trần Bình Yên không tìm thấy cô gái trong ảnh, thế nhưng trong tâm trí lúc nào cũng tin rằng sẽ có ngày hai người tìm gặp được nhau. Sau đó, đơn vị của ông Yên được lệnh thực hiện nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Campuchia, lúc lên đường, trong hành trang vẫn mang theo bức ảnh cô gái cắt từ tờ báo mà ông chưa từng gặp mặt.

Năm 1980, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ già yếu, ông Yên xin xuất ngũ, trở về quê hương. Sau khi về quê, cựu chiến binh Trần Bình Yên được mai mối với nhiều cô gái, tuy nhiên, một phần do không hợp, mặt khác ý định tìm kiếm cô nữ công trong bài báo năm nào vẫn còn nguyên vẹn. Vì thế, ông Yên quyết tâm gạt bỏ mọi lời mai mối và đi tìm “mối duyên trời định” của mình.

Ông trời không phụ lòng người, trong một lần tình cờ ông Yên vô tình gặp được cô gái Trần Thị Vân, một nữ công nhân đang làm việc tại Nông trường Ba Sao có gương mặt giống với nữ công nhân trong bức ảnh mà mình đang giữ.

Ngờ ngợ rồi làm quen, sau thời gian tìm hiểu ông bất ngờ hơn khi biết bà Vân chính là cô gái trong bức ảnh ông tìm kiếm bấy lâu. Năm 1982 ông Yên và bà Trần Thị Vân quyết định về chung một nhà, tuy nhiên, bí mật về việc bà Vân là người phụ nữ trong ảnh mà ông đã tìm kiếm bấy lâu ông tuyệt nhiên giấu kín.

“Khoảng 2 - 3 năm trước, trong một lần gặp mặt đồng đội lái xe tăng từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng tôi lại mang ảnh ra xem. Lúc này, tôi mới sực nhớ ra bức ảnh của vợ mình năm nào và lấy ra cho bà ấy xem có nhận ra mình ở trong bức ảnh đó hay không. Khi đó, vợ tôi rất bất ngờ và xúc động”, ông Yên chia sẻ.

Không muốn kể quá nhiều về cống hiến của mình cho đất nước bởi ông nghĩ đó là trách nhiệm của tất cả những người dân Việt Nam, cũng như mong muốn những ký ức chiến tranh được “ngủ yên”. Người lính lái xe tăng 846 trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm nào giờ sống giản dị, hạnh phúc bên gia đình trong căn nhà nhỏ tại hẻm núi ở thị trấn Ba Sao (Hà Nam), xung quanh là vườn cây ăn trái xanh tốt và người vợ hiền dịu cùng câu chuyện tình đầy cảm động. Ông Yên bảo, với ông cuộc sống đơn giản chỉ cần vậy là đã cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

Đỗ Đạt

 

Xem tiếp...