CÓ LINH HỒN KHÔNG? 01
CÓ LINH HỒN KHÔNG?
Theo các nhà triết học duy linh (duy tâm) thì là có. Theo các nhà triết học duy vật (duy tồn) thì là không.
Theo Wikipedia: "Linh hồn là dạng thực thể viễn tưởng tạo nên bởi niềm tin tôn giáo, trí tưởng tượng của con người như ma, tiên nữ hay thiên sứ hoặc từ các rối loạn về nhận thức, các bệnh thần kinh". "Khái niệm về linh hồn có những liên hệ chặt chẽ với những ý niệm về cuộc sống sau khi chết, nhưng có nhiều ý kiến rất khác nhau, thậm chí của cùng một tôn giáo nào đó, về những gì sẽ xảy đến với linh hồn sau khi cơ thể chết đi. Nhiều người theo những tôn giáo, triết lý nhất định cho linh hồn là phi vật chất, trong khi có người khác lại cho rằng linh hồn có thể có một thành phần vật chất nào đó, và một vài người thậm chí đã cố tìm khối lượng (trọng lượng) của linh hồn. Linh hồn thường (nhưng không luôn luôn, như được giải thích ở dưới đây) được cho là bất tử. Những người hoài nghi về linh hồn viện dẫn những hiện tượng như suy giảm hoặc mất khả năng nói, viết và hiểu ngôn ngữ ở dạng nói hay viết do thương tổn, bệnh tật ở các trung tâm não; và bệnh Alzheimer là những bằng chứng chứng tỏ đặc tính của một cá thể là vật chất, và hơn nữa được cấu tạo từ những thành phần đơn lẻ, trái với triết lý cho rằng linh hồn là bất tử, và thống nhất".
Khoa học thực nghiệm không đồng tình có linh hồn, mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nào để minh chứng. Theo khoa học: bộ não là hoạt động của tâm lý. Do vậy, đa số nhà khoa học tuy chưa khẳng định dứt khoát nhưng họ ủng hộ quan điểm: "bộ não là linh hồn". Mặc dù vậy, họ vẫn chưa có chứng minh được bộ não là linh hồn. Câu hỏi: linh hồn là gì vẫn còn dành cho nhiều nhà khoa học. Vô số hiện tượng tâm lý xảy ra mà chưa có lời giải thích thỏa đáng.Việc đưa ra bằng chứng khoa học là một vấn đề phức tạp hơn. Cho tới nay, giới khoa học vẫn chưa đưa ra được định nghĩa thống nhất về "linh hồn".
"Theo các nhà khoa học, con người tiếp tục tin về linh hồn, ma quỷ một phần vì kinh nghiệm cá nhân, chẳng hạn được nuôi nấng trong gia đình mà quan niệm về linh hồn được công nhận hiển nhiên, hay ký ức rùng rợn về chuyến phiêu lưu trong các địa danh "ma ám"'.
"Nhiều người ủng hộ sự tồn tại của linh hồn còn viện dẫn Định luật bảo toàn năng lượng của Einstein, theo đó năng lượng không tự sinh ra hay mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hay truyền từ vật này sang vật khác.Theo giả thuyết này, sau khi một người chết đi, năng lượng cơ thể đi vào môi trường dưới dạng nhiệt lượng, còn xác thịt chuyển hóa thành năng lượng trong cơ thể động vật ăn thịt hoặc vi sinh vật".
"Theo như giải thích của một số bộ phái Phật giáo, đặc biệt là môn học Vi diệu pháp thì không có một linh hồn nào trong con người (...). Đa số những lầm tưởng về một cái linh hồn, cái ngã mà con người tưởng tượng ra là do Tưởng Uẩn hoạt động. Có 2 vấn đề chi phối đời sống tâm lý con người là Nghiệp và "Sự tùy thuộc phát sanh của Thức".Theo như Vi diệu pháp, Thức không tồn tại thường hằng mà biến đổi, sinh và diệt rất nhanh. Trong một sát na (nhỏ hơn một giây rất nhiều lần) thì Thức sinh và diệt tiếp nối nhau. Ví dụ: sở dĩ chúng ta thấy được hình ảnh là do Nhãn thức (thức thấy) sinh và diệt liên tục tiếp nối nhau tạo ra "sự thấy". Nhãn thức 1 sinh rồi diệt, nhãn thức 2 sinh rồi diệt, nhãn thức thứ n sinh và diệt tạo nên cái thấy. Chúng ta tưởng rằng "cái thấy" do thức là trường tồn, chứ thật ra chúng sinh và diệt nối tiếp nhau".
Tiếp theo đây, chúng ta xin đăng một số bài mà chúng ta đã sưu tầm đượt trên mạng:
1- Theo Phật giáo, chúng ta có linh hồn không ? Hay chỉ là ảo tưởng về cái gọi là ‘linh hồn’ ?
Khi các yếu tố và điều kiện đầy đủ để tạo ra một ‘con người’ thì có một ‘con người’, nhưng khi các yếu tố hay điều kiện không còn thì ‘con người’ đó cũng không còn. Đủ duyên thì thành, không đủ duyên thì tan rã.
Cũng giống như một cái máy tính được lắp ráp bằng nhiều bộ phận chức năng khác nhau. Chỉ khi nào các bộ phận được lắp ráp đầy đủ để cùng hoạt động được như thiết kế, thì đó được gọi là “một cái máy tính”. Nhưng khi các bộ phận được tháo ra thì nó không còn được gọi là một cái “máy tính” nữa. Thật ra, không có một bản-thể, hay một bộ phận cốt lõi nào có thể thực sự được gọi là một cái “máy tính” cả. Phải kết hợp nhiều yếu tố và bộ phận thì mới thành một cái máy tính. Tương tự như vậy, không có một ‘bản-ngã’ hay một ‘cái gì’ cốt lõi cố định trong chúng ta có thể gọi là một ‘linh hồn anh A’, một bản ngã riêng biệt và không thay đổi.
Nói cách khác, ‘con người’ bao gồm có phần ‘thân’ và phần “tâm”. Phần thân vật chất (sắc) gồm những yếu tố đất (xương, cốt...), nước (nước, dịch...), lửa (thân nhiệt...) và gió (hơi thở...). Nó là một cấu trúc rất phức hợp và ‘tuyệt tác’ được hình thành và phát triển thông qua một quá trình tiến hóa rất dài lâu (hàng trăm triệu năm), nhưng nó vẫn không phải là một guồng máy hoàn hảo, bởi vì nó cũng phụ thuộc vào nhiều điều-kiện, thời-gian và chắc chắn nó luôn bị “cũ” đi, già đi từng giờ, từng ngày. Rồi đến giai đoạn nó “trục trặc” như bệnh yếu, tàn tạ, và rồi cuối cùng là chết—ngừng hoạt động và phân rã.
Đức Phật đã dạy rằng phần Tâm của chúng ta cũng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như tâm thức, trí nhớ, cảm nhận và những yếu tố thuộc về tâm khác. Khi tất cả những yếu tố thành phần đó cùng hoạt động với nhau, chúng ta có ý nghĩ cho rằng có một cái ‘Ta’ hay một ‘linh hồn’ của ‘Ta’ hoạt động một cách riêng biệt và độc lập. Và do vậy, chúng ta có cảm tưởng (ảo tưởng) rằng đó là một ‘linh hồn’ của ‘Ta’, thể hiện ra bằng cái ‘Ta’. Và mỗi người đều nhận đó là cái ‘ta’, ‘bản ngã’, hay ‘linh hồn’ của mình.
Theo Phật giáo, tất cả nhân loại đều bị che mờ bởi cái ảo tưởng về một ‘linh hồn’ như vậy. Quan điểm và kiến thức này của Phật giáo giúp chúng ta giải thoát, lìa xa khỏi những ý tưởng, hành động và nhu cầu ích kỷ, tự kỷ và tự đại để phục vụ cho cái ‘Ta’ hay cái ‘linh hồn’ của ‘Ta’.
Nếu chúng ta đã hiểu được rằng cái ‘con người’ của chúng ta chỉ là một sự kết hợp của nhiều yếu tố vật chất và tinh thần, khi chúng kết hợp lại thì có cái ‘con người’, khi chúng không còn kết hợp thì không có cái ‘con người đó nữa. Thậm chí, những yếu tố đó là luôn-luôn biến-đổi trong từng giây phút, cho nên sau một giây phút cái ‘con người’ đó cũng đã thay đổi thành cái ‘con người khác rồi’. Như vậy, bên trong cái ‘con người’ đó không thể có cái gì cố định theo kiểu một cái ‘linh hồn’ bất biến như vậy.
Đúng vậy, Đức Phật đã dạy rằng chính cái ảo- tưởng về một ‘linh hồn’ là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ của người đời. Chức năng tự nhiên và liên tục của cái ‘Ta’ là luôn muốn kiểm soát. Người mang cái ‘Ta’ hay ‘bản ngã’ lớn thì muốn kiểm soát thế giới, người mang cái ‘Ta’ vừa vừa thì luôn muốn kiểm soát chỉ huy gia đình và nơi làm việc, và tất cả mọi người với cái ‘Ta’ luôn muốn kiểm soát mọi thứ theo ý muốn và nhu cầu của cái ‘Ta’, kiểm soát mọi việc liên quan đến thân-tâm’ của cái ‘Ta’.
Chính cái sự luôn luôn muốn kiểm soát mọi thứ cho nhu cầu “ích kỷ” của cái ‘Ta’ đó đã thể hiện ra ngoài bằng hành vi tham muốn và tranh đấu (tham, sân), và vì vậy không có được sự bình-an bên trong tâm và sự hòa-hợp với mọi người bên ngoài. Tham muốn và tranh đấu sinh ra bất-ổn và bất-an. Chính cái ‘Ta’ ích kỷ mong muốn có thêm của cải, khoái lạc, mong muốn kiểm soát người khác. Chính cái ‘Ta’ đó luôn tìm kiếm và chạy theo thỏa mãn dục- vọng nó, nhưng cuối cùng nó chỉ tìm được sự không thỏa mãn, sự bất toại nguyện. Dù có tìm ra khoái lạc thì cuối cùng khoái lạc đó cũng biến tành sự bất toạt nguyển và khổ mà thôi.
Những khổ đau của chúng ta có nguyên-nhân sâu xa như vậy thì sẽ không bao giờ được chấm hết, những dục-vọng sẽ không bao giờ được nhổ sạch cho đến khi nào chúng ta còn cái ý tưởng sai lầm về một cái ‘Ta’, về cái ‘linh hồn’ của ta. Cái ‘Ta’ theo kiểu một ‘linh hồn’ là không có thực. Chỉ là ảo ảnh, là do tưởng lầm.
Muốn nhận thấy rõ sự-thật này, hoặc nhận biết đúng thân-tâm chúng ta đíc thực thực là gì, thì chúng ta phải tu tập tâm, theo đạo Phật. Khi nào tâm được trong sạch, không còn chướng ngại tham, sân, si, được an-định và trí-tuệ, thì tự nó nhìn-thấy được lẽ thật đó một lần và mãi mãi. Đó là phương cách và con đường của đạo Phật.
Nhiều tôn giáo khác cho rằng có linh hồn thường hằng và bất biến trong mỗi con người chúng ta. Vậy thì linh hồn được cấu tạo bằng những thứ gì?. Nếu cho rằng một cái gọi là ‘linh hồn’ có khả năng thưởng thức hưởng thụ những cảm giác khoái lạc của giác quan ở trên thiên đường thì ‘linh hồn’ đó phải được cấu tạo bằng vài yếu tố vật chất nào đó chứ!. Nhưng chúng ta đều biết những yếu tố vật chất luôn có thể bị phân rã, tan rã hay hoại diệt bằng cách này hay cách khác. Nếu như ‘linh hồn’ không phải dạng vật chất nhưng là một dạng năng lượng thì nó cần phải có thể điều khiển được. Dù là dạng nào đi nữa thì vẫn không có được một manh mối hay bằng chứng nào có một thứ như là một ‘linh hồn’ như người đời đã giả định như vậy.
Theo Phật giáo thì sự chết đi và tái sinh vẫn được diễn ra mà không cần có một ‘linh hồn’. Hãy xem xét một ví dụ tương tự như vầy: Trong một ngôi chùa hay thiền viện có một ngọn nến đang cháy và sắp tắt. Một tu sĩ lấy một cây nến mới và bắt mồi lửa từ cây nến cũ đang cháy. Cây nến cũ cháy hết và tắt, còn cây nến mới vẫn tiếp tục cháy sáng. Vậy thì cái gì đã được chuyển từ cây nến cũ sang cây nến mới khi mồi lửa?. Đó chỉ là quá trình tự nhiên của nguyên nhân và kết quả, chứ không phải là có một ‘cái gì đó’ được di chuyển từ cây nến cũ qua cây nến mới cả!. Nếu nói rằng ngọn lửa nến là một dạng như ‘linh hồn’ của cây nến cũ chuyển qua thân xác mới là cây nến mới thì cũng vô lý, bởi vì sau khi mồi lửa qua cây nến mới, lửa của ngọn nến cũ vẫn còn cháy sáng cho đến khi tim sáp cháy hết kia mà. Tương tự như vậy, có một sự “kết nối” tự nhiên nhân-quả diễn ra giữ kiếp trước và kiếp sau, giữa lúc chết và lúc tái sinh, nhưng thật sự thì không có một ‘linh hồn’ nào được di chuyển từ kiếp trước qua kiếp sau hay từ xác thân chết qua xác thân mới.
Nếu bạn muốn hiểu thêm về quá trình tái sinh này, mong bạn cũng đọc thêm phần vấn đáp về "Tái Sinh" trong quyển sách này.
Nguồn: Vấn Đáp Phật Giáo - Lê Kim Kha (biên soạn)
Nhận xét: Nếu Đức Phật dạy rằng không có ‘linh hồn’, không có một bản-ngã cố định và thường hằng nào trong một sinh vật. Thay vì vậy, cái mà chúng ta gọi là một ‘con người’ thực ra chỉ là cái được hình thành bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau, thì cần giải thích thế nào về thuyết "Luân hồi - Nghiệp báo" của họ???
2 - Linh hồn nặng bao nhiêu?
TTO - Bạn đã từng nghe nói linh hồn nặng 21 gam hoặc xem bộ phim năm 2003 với tựa đề '21 grams' ám chỉ đến sự việc này? Nếu có, hẳn bạn có biết đến một trong những thí nghiệm khá bất thường trước đây.
Một linh hồn vĩnh cửu là niềm tin của nhiều tôn giáo và cũng là chỗ dựa khi con người phải đối mặt với những mất mát tinh thần.
Có
lẽ đó là lý do tại sao một số người đã không hài lòng với việc thay vì
để các vấn đề của linh hồn cho đức tin, lại chuyển sang nghiên cứu khoa
học trong nỗ lực chứng minh liệu linh hồn có thực sự tồn tại, theo trang LiveScience.
"Huyền thoại 21 gam"
Vậy
linh hồn thực sự nặng bao nhiêu? Khoa học không thể chứng minh linh hồn
tồn tại và các nhà khoa học không thể cân nó. Nhưng câu chuyện kỳ lạ
về nỗ lực của một bác sĩ để làm điều đó rất đáng được lưu tâm.
Câu chuyện bắt đầu vào cuối thế kỷ trước ở Dorchester, một khu phố ở thành phố Boston, bang Massachusetts (Mỹ).
Một bác sĩ danh tiếng tên là Duncan MacDougall đã đặt vấn đề: Nếu con người có linh hồn, những linh hồn đó phải chiếm không gian. Nếu các linh hồn chiếm không gian, thì nó phải cân được, phải không?
Bác
sĩ MacDougall đã hợp tác với Dorchester's Consumptives 'Home, một bệnh
viện từ thiện dành cho bệnh nhân lao giai đoạn cuối. Thời đó, giới y
khoa không thể chữa khỏi bệnh lao.
Ông giải thích trong bài nghiên cứu của mình bệnh lao là một căn bệnh thuận lợi cho thí nghiệm này. Bởi vì bệnh nhân chết trong tình trạng "kiệt sức quá mức" và không có bất kỳ cử động nào có thể ảnh hưởng đến cân nặng của họ.
Bác sĩ MacDougall chọn 6 bệnh nhân cho thí nghiệm. Bệnh nhân đầu tiên là một người đàn ông qua đời vào ngày 10-4-1901. Người này giảm đột ngột 21,2 gam sau khi chết. Và trong khoảnh khắc đó, huyền thoại "21 gam" ra đời.
Không có vấn đề gì nhiều khi bệnh nhân tiếp theo của MacDougall giảm 14 gam sau 15 phút ngừng thở. Hoặc trường hợp thứ ba, giảm 28,3 gam một phút sau khi chết. Ông loại bỏ trường hợp 4, một phụ nữ chết vì bệnh tiểu đường, vì cân không chính xác. Trường hợp 5 mất 10,6 gam. Trường hợp 6 bị loại vì bệnh nhân đã chết trong khi ông MacDougall vẫn đang điều chỉnh thang đo của mình.
Sau đó, bác sĩ MacDougall lặp lại các thí nghiệm trên 15 con chó và không thấy chúng giảm cân. Theo suy nghĩ của ông, tất cả các con chó chắc chắn không được lên thiên đàng.
Bác sĩ MacDougall đã báo cáo kết quả của mình vào năm 1907 trên tạp chí American Medicine và Journal of the American Society for Psychical Research. Đồng thời, ông đăng một bài viết trên tờ The New York Times và bài báo đã gây chấn động xã hội lúc đó.
Câu hỏi không lời giải đáp
Nghiên cứu của MacDougall có quy mô mẫu rất nhỏ và bị các nhà khoa học nghi ngờ nghiêm trọng. Cuối cùng ông phải thừa nhận rằng cần phải có thêm nhiều phép đo để xác nhận linh hồn có trọng lượng.
Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra, một phần vì lý do đạo đức và một phần vì các thí nghiệm hơi… kỳ cục.
Một chủ trang trại ở bang Oregon đã cố gắng tái tạo thí nghiệm cân linh hồn với một chục con cừu vào đầu năm 2.000, theo cuốn sách "Spook: Science Tackles the Afterlife" của Mary Roach (WW Norton & Co., 2005).
Hầu
hết linh hồn cừu cân được từ 30 - 200 gam. Tuy nhiên số cân nặng "linh
hồn" này chỉ kéo dài được vài giây trước khi xác cừu trở lại trọng lượng
ban đầu như trước khi chết.
Điểm mấu chốt là đến nay khoa học vẫn chưa xác định được trọng lượng của linh hồn, cũng như liệu linh hồn có tồn tại hay không.
Rất có thể, câu hỏi này sẽ được để dành cho lĩnh vực tôn giáo.
(Còn nữa)
Nhận xét
Đăng nhận xét