Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

DANH LAM THẮNG CẢNH 07

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Khám phá hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng – Quảng Bình – Việt Nam

 

Hang Sơn Đoòng lọt top những kỳ quan thiên nhiên nổi bật nhất châu Á

Thứ Bảy, ngày 06/02/2021 19:00 PM (GMT+7)

Châu Á không chỉ có nền văn hóa thú vị và những món ăn hấp dẫn để khám phá mà lục địa này cũng có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên ấn tượng, nhiều nơi khiến du khách thấy sững sờ trước vẻ đẹp độc đáo của chúng.

Sự kiện: Du lịch Châu Á

Hồ Gokyo, Nepal

Hang Sơn Đoòng lọt top những kỳ quan thiên nhiên nổi bật nhất châu Á - 1

Một lựa chọn tuyệt vời thay thế cho chuyến đi leo núi Everest là chinh phục Gokyo Ri cao hơn 5.600m và ngắm làn nước màu ngọc lam của hồ Gokyo. Khu vực này gồm 6 hồ nước tạo nên hệ thống hồ nước ngọt cao nhất thế giới. Đỉnh Gokyo Ri mang đến khung cảnh vô cùng huyền ảo với những địa danh đẹp lung linh nằm cao chót vót trên dãy Himalaya như Lhotse, Nuptse, Makalu, Cho Oyu và Gyachung Kang. 

Đồi Chocolate, Philippines

Hang Sơn Đoòng lọt top những kỳ quan thiên nhiên nổi bật nhất châu Á - 2

Vào mùa mưa, những ngọn đồi hình nón này có màu xanh, nhưng khi mưa ngừng lại, chúng sẽ chuyển sang màu nâu, vì vậy có tên gọi là đồi Chocolate. Bao gồm khoảng 1.776 gò đất nhô lên từ đảo Bohol, những ngọn đồi này là một di tích địa chất quốc gia của Philippines. Các nhà địa chất học đưa ra giả thuyết rằng, các tảng đá vôi bị xói mòn đồng loạt và hình thành nên điểm đến ấn tượng này.

Núi Kelimutu, Indonesia

Hang Sơn Đoòng lọt top những kỳ quan thiên nhiên nổi bật nhất châu Á - 3

Tuy xa xôi nhưng phong cảnh Mặt trăng và vùng nước lung linh tại núi Kelimutu khiến nơi đây đem lại trải nghiệm vô cùng ấn tượng. Nằm trên đảo Flores, điểm nổi tiếng của Kelimutu là 3 hồ trên miệng núi lửa, mỗi hồ có một màu sắc khác nhau. Các nhà địa chất đã nghiên cứu miệng núi lửa theo thời gian vì các đặc tính giống như tắc kè hoa của nó. Mỗi hồ đã chuyển từ màu này sang màu khác trong những năm qua khi nó tiếp xúc với những đám khói giàu khoáng chất dưới nước. Yếu tố bất ngờ của chuyến thăm Kelimutu là bạn hiếm khi biết những màu sắc nào sẽ chào đón bạn khi lên tới đỉnh núi lửa.

Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà, Trung Quốc

Hang Sơn Đoòng lọt top những kỳ quan thiên nhiên nổi bật nhất châu Á - 4

Thuật ngữ “dạng địa hình Đan Hà” không chỉ mô tả các ngọn núi của công viên địa chất vùng đất Trương Dịch, Trung Quốc, mà còn mô tả một số khu vực khác ở Trung Quốc. Mỗi công trình được tạo ra qua hàng triệu năm bởi sự chuyển động của các mảng kiến ​​tạo và sự phong hóa của đá sa thạch đã tạo nên những khung cảnh tuyệt đẹp này. Sự phân hóa bên trong đá Đan Hà là kết quả của sự vỡ vụn đá vôi khi các tảng đá nén lại với nhau theo thời gian. 

Hang Sơn Đoòng, Việt Nam

Hang Sơn Đoòng lọt top những kỳ quan thiên nhiên nổi bật nhất châu Á - 6

Nằm trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng là một trong những hang động lớn nhất thế giới, với hang chính đủ lớn để chứa một chiếc máy bay Boeing 747. Một con sông rộng chảy xiết theo thời gian tạo thành hang Sơn Đoòng. Hồ Khanh, người trú ẩn trong một cơn bão đã phát hiện ra Sơn Đoòng vào năm 1991, nhưng mãi cho đến năm 2009, hang động này mới được mở cửa cho các dự án du lịch

Thác Bản Giốc, Việt Nam

Hang Sơn Đoòng lọt top những kỳ quan thiên nhiên nổi bật nhất châu Á - 7

Giống như thác Niagara nằm giữa Hoa Kỳ và Canada, thác Bản Giốc nằm trên ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Được bao quanh bởi những tảng đá vôi và rừng xanh, thác nước đôi đổ xuống dòng sông Quây Sơn bên dưới. Mặc dù độ sụt thẳng đứng của nước không quá cao, nhưng chiều rộng của các tầng thác tạo nên một cảnh tượng cực kỳ ấn tượng. Du khách bị cấm bơi ở đây nhưng vẫn có thể đi bè tre nhỏ đến rìa thác.

Thung lũng Jigoku, Nhật Bản 

Hang Sơn Đoòng lọt top những kỳ quan thiên nhiên nổi bật nhất châu Á - 8

Nằm trên đảo Hokkaido, thung lũng Jigoku là một phần của Vườn Quốc gia Shikotsu - Toya gần thị trấn Noboribetsu. Khu vực này nổi tiếng với các suối nước nóng onsen chữa bệnh cùng trải nghiệm spa tại các khách sạn của thành phố hoặc các hồ bơi khoáng ngoài trời. Thành phố đã xây dựng các lối đi bộ lát ván quanh thung lũng, cho phép mọi người đi dạo qua nhiều hang động hơi nước và mạch nước phun. Đừng bỏ lỡ bồn ngâm chân tự nhiên Oyunuma Brook, một suối nước chữa bệnh trong công viên.

Nguồn: https://baogiaothong.vn/hang-son-doong-lot-top-nhung-ky-quan-thien-nhien-noi-bat-nhat-chau-a-d49...

Khu du lịch của Sun Group tại Sa Pa đã ghi dấu ấn thăng hạng quốc tế như thế nào?

Hơn một công trình du lịch đơn thuần, khu du lịch Sun World Fansipan Legend của Tập đoàn Sun Group đã không chỉ góp phần làm...

Theo Hàn Ly (Theo nationalgeographic) (Báo GT)

 

Xem tiếp...

TT&HĐ III - 30/l

                                            Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại - Tập 5

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC

“Nếu như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen

"Tình yêu giống như chiến tranh, dễ bắt đầu nhưng rất khó để dừng lại."


"Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!"  - Albert Einstein
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó sống ở đâu... ở trong chúng ta."  -


"Người ta vẫn gọi chiến tranh là tội giết người. Không phải: nó là tự sát."
  - Ramsay MacDonald


"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn


"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin

"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
 
 
 
 
 (Tiếp theo)
 
                                               *** 
 
   Trước đó, Sau khi Áo bị sát nhập với Đức, Hitler đòi hỏi vùng Sudentenland từ Tiệp Khắc. Tháng 8 năm 1938, quân đội Đức tập trung 30 sư đoàn quanh biên giới Tiệp Khắc, sẵn sàng tấn công nước này.
    Đến lúc này, tham vọng của Hitler đã lộ rõ, Liên Xô đề nghị với Anh - Pháp việc gạt bỏ những mâu thuẫn giữa hai phía và thành lập một liên minh nhằm ngăn chặn Hitler nhưng bị 2 nước này từ chối. Ngược lại, Anh - Pháp lại nhận lời mời của Ngoại trưởng Đức.
   Ribbentrop và tham gia ký Hiệp ước Munich trong ngày 29, 30 tháng 9 năm 1938 giữa tứ cường Anh, Đức, Pháp, Ý. Kết quả của hội nghị này là một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau được ký giữa bốn nước này (Hiệp ước Munich) ngày 30 tháng 9 mà không hề đếm xỉa đến Hiệp ước tương trợ giữa Anh và Pháp với chính phủ Tiệp Khắc. Chính phủ Pháp cũng hùa với Đức và Anh để loại Liên Xô (nước ủng hộ Tiệp Khắc) ra khỏi hội nghị Munich.


Lễ ký Hiệp ước Munich năm 1938 giữa Anh, Pháp và Đức. Adolf Hitler đứng giữa, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đứng ngoài cùng bên trái


    Bằng Hiệp định Munich, Anh và Pháp đã thừa nhận việc Đức Quốc xã thôn tính nước Áo là việc đã rồi. Anh-Pháp cũng sẽ làm ngơ cho Hitler đánh chiếm xứ Bohemia và Moravia, chiếm phía tây Tiệp Khắc; đặt Ba Lan và cả Liên Xô trước nguy cơ xâm lược của nước Đức Quốc xã.  Sau khi ký Hiệp định Munich, Thủ tướng Anh là Chamberlain trước khi bay về Anh đã tuyên bố với Hitler rằng "Bây giờ thì ông có đủ máy bay để tấn công Liên Xô. Điều đó sẽ khiến cho Liên Xô không thể đưa máy bay sang Tiệp Khắc được."
Liền sau Hiệp ước Munich, 2 hiệp ước khác được Anh-Pháp ký với Đức.
     Như vậy, hai nước Anh và Pháp không muốn tham chiến, cũng không muốn lập liên minh với Liên Xô cho nên đã vứt bỏ liên minh quân sự với Cộng hoà Tiệp Khắc và ký Hiệp ước München vào ngày 29 tháng 9, buộc Tiệp Khắc phải cắt cho Đức một phần lãnh thổ để thỏa mãn yêu cầu của Đức. Nhưng không dừng lại ở đó, đến ngày 16 tháng 3 năm 1939, Đức đã chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc. Liên Xô ra tuyên bố phản đối Đức, nhưng Anh-Pháp vẫn bỏ qua việc này. Thấy tình hình thuận lợi, cả Ba Lan và Hungari cũng hùa theo Đức, đưa quân chiếm một phần lãnh thổ Tiệp Khắc. Ý theo gương Đức, đã tiến hành xâm lược Ethiopia năm 1935 và sát nhập Albania vào ngày 12 tháng 4 năm 1939.
     Các tài liệu lưu trữ của Anh được công bố vào năm 2013 cho thấy nước Anh không chỉ bỏ mặc Tiệp Khắc cho Hitler xâm chiếm mà còn tình nguyện trao gần 9 triệu USD tiền vàng vốn thuộc về Tiệp Khắc cho Đức Quốc xã. Các thỏi vàng của Tiệp Khắc đã được gửi ngay cho Hitler vào tháng 3/1939 khi quân Đức chiếm Praha. Điều khó tin hơn nữa là chính phủ Anh thực sự đã ngăn chặn và làm phá sản một âm mưu đảo chính của một nhóm sĩ quan cao cấp của quân đội Đức nhằm vào Adolf  Hitler vào năm 1938, khi Hitler ra lệnh tấn công Tiệp Khắc. Tác giả Anh Michael McMenamin cho biết: “Về mặt lịch sử, không có nghi ngờ gì về việc phong trào kháng chiến Đức đã liên tục cảnh báo cho người Anh về ý đồ của Hitler là muốn xâm lược Tiệp Khắc vào tháng 9/1938... Tuy nhiên, để đáp lại, chính phủ Anh khi đó đã thực hiện mọi bước đi ngoại giao có thể để... phá hoại phe đối lập với Hitler.
       Tháng 4 năm 1939, trong một nỗ lực cuối cùng để cứu vãn nền an ninh tập thể của châu Âu, Liên Xô mở lại các cuộc thương lượng với Anh và Pháp nhằm tìm kiếm một hiệp định tương trợ thật sự với các nước Tây Âu và Đông Âu. Mặc dù người Nga thực lòng muốn ký một hiệp ước phòng thủ chung càng sớm càng tốt với Anh và Pháp nhưng họ đã vấp phải sự lạnh nhạt của các chính phủ này, hiệp định tương trợ mà Liên Xô muốn xây dựng với các nước Tây Âu đã không thể được thực hiện.
    Sau Hiệp ước Munich, những nước còn lại ở Tây Âu và Trung Âu quay sang tìm cách thỏa hiệp với Đức Quốc xã. Ngày 7 tháng 6 năm 1939, hiệp ước không xâm lược lẫn nhau cũng được Đức Quốc xã tiếp tục ký với ba nước Baltic (Estonia, Latvia, Litva) và Đan Mạch, những nước có biên giới nằm khá gần Liên Xô. Hiệp ước này quy định rằng các nước Baltic sẽ trợ giúp Đức để chống Liên Xô. Điều này càng khiến Liên Xô trở nên lo ngại hơn.
    Việc Anh, Pháp từ chối lập liên minh với Liên Xô và ký với Đức hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau, đồng thời bỏ mặc đồng minh Tiệp Khắc cho Đức tiêu diệt, tất cả khiến Liên Xô thấy rằng phương Tây không hề thực tâm trong việc ngăn chặn Hitler, mà thực ra họ đang tìm cách hướng cỗ máy chiến tranh Đức nhắm vào Liên Xô.
      Vào ngày 22 tháng 5, Ý và Đức ký Hiệp ước Thép, chính thức hoá liên minh quân sự giữa hai nước. Về sau, hiệp ước được mở rộng thêm Đế quốc Nhật Bản, làm thành bộ ba Đức-Ý-Nhật, 3 cường quốc lớn nhất của phe Trục trong thế chiến thứ 2.


Trung tướng G. K. Zhukov (quân đội Liên Xô) và nguyên soái Khorloogiin Choibalsan (quân đội Mông Cổ) trong Chiến dịch Khalkhyn Gol  
               Xe tăng Liên Xô dàn đội hình tấn công quân Nhật trong chiến dịch Khalkhyn Gol 
   
     Lập trường của các cường quốc phương Tây đưa Liên Xô đứng trước 2 sự lựa chọn: hoặc sẽ bị cô lập và phải một mình chống đỡ với các cuộc tấn công của phát xít Đức; hoặc phải đàm phán với Đức để ký một hiệp ước không xâm lược nhằm tranh thủ thời gian củng cố quân đội. Tình hình cho thấy sự lựa chọn thứ hai là không thể tránh khỏi. Vào ngày 23 tháng 8, Đức và Liên Xô ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, một thoả thuận không xâm lược trong đó có một điều khoản bí mật chia sẻ vùng ảnh hưởng tại Đông Âu giữa hai nước này. Thoả thuận này làm các nước Tây phương ngạc nhiên, nếu nhớ rằng hai nước này đã ủng hộ hai phía khác nhau trong Nội chiến Tây Ban Nha vừa mới kết thúc. Tuy nhiên với Liên Xô, hành động này không có gì khó hiểu vì Anh-Pháp đã từ chối lập liên minh chống Đức, mà họ thì không muốn một mình đối đầu với Đức tại thời điểm đó.
    Ngày nay, truyền thông phương Tây tập trung khai thác Hiệp ước Xô-Đức để kết tội Liên Xô đã bắt tay với Hitler, tạo nguyên nhân gây ra Thế chiến thứ 2. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy hầu hết các cường quốc lớn của châu Âu đều đã ký các hiệp ước tương tự với Đức Quốc xã trước khi Liên Xô làm vậy. Giáo sư Carley nhận xét rằng đây là nỗ lực tuyên truyền của phương Tây nhằm biện minh cho các lỗi lầm nghiêm trọng vào những năm 1930, khi họ không chặn đứng sự trỗi dậy của nước Đức Quốc xã và thiết lập một liên minh chống Hitler vào thập niên 1930 theo đề nghị của Liên Xô.
Đêm 30 rạng ngày 31-8-1939, Đức gởi tới Ba Lan một bản công hàm mang tính chất tối hậu thư về vấn đề Đăngdích và hành lang Ba Lan. Chính phủ Ba Lan bác bỏ những yêu sách của Đức. Mờ sáng ngày 1-9-1939, đúng 4 giờ 15 phút, gần 1500 máy bay Đức hết đợt này đến đợt khác tới ném bom, bắn phá toàn bộ các căn cứ không quân và trường bay trong khu vực miền Tây - Ba Lan, mở màn cuộc xâm lược Ba Lan và cũng đồng thời làm bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
 Ngay từ đầu, không quân Ba Lan đã bị đánh quỵ, “đành chỉ làm mồi cho không quân phát xít”. Làm chủ được bầu trời, máy bay Đức tha hồ bắn phá các mục tiêu dưới đất của Ba Lan.


                        Máy bay tiêm kích Bf 110 của Không quân Đức vượt biên giới Ba Lan

     Lập trường của các cường quốc phương Tây đưa Liên Xô đứng trước 2 sự lựa chọn: hoặc sẽ bị cô lập và phải một mình chống đỡ với các cuộc tấn công của phát xít Đức; hoặc phải đàm phán với Đức để ký một hiệp ước không xâm lược nhằm tranh thủ thời gian củng cố quân đội. Tình hình cho thấy sự lựa chọn thứ hai là không thể tránh khỏi. Vào ngày 23 tháng 8, Đức và Liên Xô ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, một thoả thuận không xâm lược trong đó có một điều khoản bí mật chia sẻ vùng ảnh hưởng tại Đông Âu giữa hai nước này. Thoả thuận này làm các nước Tây phương ngạc nhiên, nếu nhớ rằng hai nước này đã ủng hộ hai phía khác nhau trong Nội chiến Tây Ban Nha vừa mới kết thúc. Tuy nhiên với Liên Xô, hành động này không có gì khó hiểu vì Anh-Pháp đã từ chối lập liên minh chống Đức, mà họ thì không muốn một mình đối đầu với Đức tại thời điểm đó.
    Ngày nay, truyền thông phương Tây tập trung khai thác Hiệp ước Xô-Đức để kết tội Liên Xô đã bắt tay với Hitler, tạo nguyên nhân gây ra Thế chiến thứ 2. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy hầu hết các cường quốc lớn của châu Âu đều đã ký các hiệp ước tương tự với Đức Quốc xã trước khi Liên Xô làm vậy. Giáo sư Carley nhận xét rằng đây là nỗ lực tuyên truyền của phương Tây nhằm biện minh cho các lỗi lầm nghiêm trọng vào những năm 1930, khi họ không chặn đứng sự trỗi dậy của nước Đức Quốc xã và thiết lập một liên minh chống Hitler vào thập niên 1930 theo đề nghị của Liên Xô.
Đêm 30 rạng ngày 31-8-1939, Đức gởi tới Ba Lan một bản công hàm mang tính chất tối hậu thư về vấn đề Đăngdích và hành lang Ba Lan. Chính phủ Ba Lan bác bỏ những yêu sách của Đức. Mờ sáng ngày 1-9-1939, đúng 4 giờ 15 phút, gần 1500 máy bay Đức hết đợt này đến đợt khác tới ném bom, bắn phá toàn bộ các căn cứ không quân và trường bay trong khu vực miền Tây - Ba Lan, mở màn cuộc xâm lược Ba Lan và cũng đồng thời làm bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
 Ngay từ đầu, không quân Ba Lan đã bị đánh quỵ, “đành chỉ làm mồi cho không quân phát xít”. Làm chủ được bầu trời, máy bay Đức tha hồ bắn phá các mục tiêu dưới đất của Ba Lan.
Cuộc tấn công Ba Lan
 

Một phần của Chiến trường châu Âu trong
Chiến tranh thế giới thứ hai
WBK -battle of Bzura 1939.jpg
Kỵ binh Ba Lan trong trận Bzura, trận đánh lớn nhất giữa Đức và Ba Lan trong cuộc chiến
Trước sức mạnh áp đảo của quân Đức với sự tràn ngập của máy bay, đại bác, xe tăng và lối “tấn công chớp nhoáng”, Bộ tổng tư lệnh Ba Lan phải cho quân tháo lui để tránh bị tiêu diệt. Ngay cả việc này họ cũng không thực hiện được trót lọt, nói gì đến “mở được mũi phản công đánh ngược trở lại hướng Béclin” theo như phương án đã bàn bạc với Anh và Pháp.
Ngày 6-9-1939, khi hai cánh quân của Hitle từ phía tây - bắc đánh xuống và phía tây - nam đánh lên đang ồ ạt tiến về phía Vácxava thì chính phủ tư sản Ba Lan đã vội vã chạy về Lublin và sau đó ít ngày đã đáp máy bay trốn sang Anh.
Ngày 14-9-1939, hai gọng kìm quân Đức đã hoàn thành việc bao vây quân chủ lực Ba Lan từ nhiều nơi rút về bờ tây sông Vixla. Vácxava cũng bị bao vây từ ba mặt. Ngày 15-9-1939, quân Đức mở đợt tấn công cuối cùng, quyết định số phận Ba Lan.
Sự sụp đổ nhanh chóng của Ba Lan có lý do khách quan là sự vượt trội về công nghệ quân sự của Đức, còn lý do chủ quan là vì họ quá tin vào lời hứa của Anh-Pháp sẽ nhanh chóng tiếp viện cho Ba Lan, nhưng thực tế viện trợ đã không đến. Thực tế Ba Lan đã bị đồng minh của họ bỏ rơi, vì khi Đức tấn công Ba Lan, quân Anh-Pháp có tới 110 sư đoàn đang áp sát biên giới Đức so với chỉ 23 sư đoàn của Đức, nếu Anh-Pháp tấn công thì sẽ nhanh chóng buộc Đức phải rút quân về nước. Tư lệnh kỵ binh Đức Quốc xã Siegfried Westphal từng nói, nếu quân Pháp tấn công trong tháng 9 năm 1939 vào chiến tuyến Đức thì họ "chỉ có thể cầm cự được một hoặc hai tuần". Riêng ở đồng bằng Saar tháng 9 năm 1939, binh lực Pháp có 40 sư đoàn so với 22 của Đức, phía Đức không có xe tăng và chỉ có chưa đầy 100 khẩu pháo các cỡ, quá yếu ớt khi so sánh với trang bị của Pháp (1 sư đoàn thiết giáp, ba sư đoàn cơ giới, 78 trung đoàn pháo binh và 40 tiểu đoàn xe tăng). Tướng Đức Alfred Jodl từng nói: "Chúng tôi (Đức) đã không sụp đổ trong năm 1939 chỉ do một thực tế là trong chiến dịch Ba Lan, khoảng 110 sư đoàn của Anh và Pháp ở phương Tây đã hoàn toàn không có bất cứ hoạt động gì khi đối mặt với 23 sư đoàn Đức". Nhưng rốt cục Anh và Pháp đã không có bất kỳ hành động quân sự lớn nào mà chỉ muốn ngồi chờ Đức tấn công Liên Xô như họ đã dự tính.
Dù đã hoàn toàn thất thế, dù chính phủ đã hèn nhát bỏ mặc đất nước trong cảnh lâm nguy để thoát thân, dù Anh và Pháp không chịu đánh vào “sau lưng” nước Đức như đã thỏa thuận, dù đã chịu tổn thất nặng, thì trước kẻ thù xâm lược, quân đội Ba Lan vẫn không chịu hạ vũ khí. Hưởng ứng lời kêu gọi của đảng Cộng sản và các tổ chức yêu nước Ba Lan, nhân dân Ba Lan đã vùng lên sát cánh cùng quân đội chặn đánh quân thù bằng nhiều hình thức, một cách hết sức kiên cường, hết sức dũng cảm.
Cuộc kháng chiến của nhân dân thủ đô Vácxava, dẫn đầu là các chiến sĩ Cộng sản đã diễn ra ác liệt, đập tan một sư đoàn thiết giáp Đức, được duy trì đến tận 28-9-1939. Trên bán đảo Vexiêplatê, gần 300 chiến sĩ Ba Lan bị phát xít Đức bao vây, đã chống cự quyết liệt đến khi hết cả lương ăn, nước uống và đã bắn tới viên đạn cuối cùng. Pháo đài Môđơlin cầm cự với quân Đức mãi tới 30-9-1939 mới chịu thất thủ. Cuộc chiến đấu của lực lượng biên phòng Ba Lan trên bán đảo Hen ở phía bắc Gơđanxcơ, mặc dầu bị cắt đứt hoàn toàn với hậu phương, vẫn kéo dài đến tận ngày 2-10-1939.

 
                                   Người dân Ba Lan bị lính Đức xử tử tháng 10 1939
Nói ngay ra thì liền sau khi Hitle mở cuộc tiến công xâm lược Ba Lan, chính phủ hai nước Anh và Pháp cũng đã lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm “nhận định tình hình và tìm cách giải quyết”.
21 giờ 30 phút, tối 1-9-1939, Anh và Pháp gửi thông điệp chung đến chính phủ Đức, yêu cầu “đình chỉ ngay lập tức mọi hành động quân sự từ trên không, trên biển, trên mặt đất thuộc phạm vi lãnh thổ Ba Lan và nhanh chóng lệnh cho quân đội Đức rút về tuyến xuất phát từ trước khi bùng nổ chiến sự”, và nhấn mạnh: “nếu những yêu cầu chính đáng này không được đáp ứng, bắt buộc các chính phủ Anh và Pháp sẽ phải áp dụng những hành động phù hợp với những điều đã cam kết với chính phủ Ba Lan hiện đang là nạn nhân của một cuộc xâm lược vô đạo lý”.
Bức thông điệp có cái vẻ cứng rắn kiểu tối hậu thư này chỉ làm Hitle cười mũi. Tình báo chiến lược của phát xít Đức đã tóm được gáy hai “đại ca” này: “… chưa kịp chuẩn bị bước vào vòng chiến và cũng chưa muốn nhảy ngay vào vòng chiến”, và hơn nữa “họ còn muốn chờ xem một cuộc xung đột Đức - Nga khi quân Đức tiếp tục tiến về phía đông”.
Trước sức ép của dư luận và cũng để giữ thể diện trước sự “phớt tỉnh Ănglê” của Hitle, ngày 3-9-1939, Anh và Pháp buộc phải lần lượt tuyên chiến với Đức. Tuy nhiên, mặc dù Anh, Pháp đã tuyên bố chiến tranh với Đức bằng những lời lẽ hùng hồn nhất phát vang trên đài phát thanh và rùm beng trên báo chí, mặc dù lệnh tổng động viên đã được ban hành, các phương tiện vận tải trên đất Pháp đã được huy động, quân đội Anh đóng trên đất Pháp đã được tăng cường lực lượng thì mặt trận phía tây nước Đức vẫn… lặng im như tờ. Các nhà báo Mỹ gọi hiện tượng đó là cuộc “chiến tranh kỳ quặc”, người Pháp gọi là cuộc “chiến tranh buồn cười”, còn người Đức thì gọi là “chiến tranh ngồi” (kéo dài suốt từ tháng 9-1939 đến tháng 4-1940). Riêng Bộ chỉ huy quân đội Đức Quốc Xã thì càng tin chắc rằng với 23 sư đoàn đóng ở biên giới phía tây là “quá thừa để đối phó với cuộc chiến tranh bằng mồm của Anh và Pháp”.
Cũng trong khoảng thời gian xảy ra các sự kiện nói trên, ngày 17-9-1939, theo thỏa thuận với Đức (qua “Biên bản mật” ký ngày 24-9-1938), quân đội Liên Xô tiến vào miền Đông - Ba Lan, thu hồi vùng lãnh thổ của đế quốc Nga bị mất vào những năm 1918 - 1920 và cũng là một phần lãnh thổ của Tây - Ucraina và Tây - Bêlarút (bị trao cho Ba Lan năm 1920), để sát nhập trở lại vào hai nước Cộng hòa Xô Viết này trong Liên bang Xô Viết.
Ngày 18-9, Liên Xô lên án 3 nước Ban Tích là không giữ vai trò trung lập. Dưới sức ép về quân sự, lãnh đạo 3 nước này gồm Extônia, Látvia, Litva lần lượt ký với Liên Xô hiệp ước không xâm lược và tương trợ, lần lượt vào các ngày 28-9, 5-10, 10-10. Cả 3 nước không chấp nhận cho Liên Xô quyền đóng quân trên lãnh thổ của họ. Tháng 6-1940, quân đội Liên Xô tiến vào 3 nước Ban Tích, gây áp lực lật đổ các chính phủ tư sản ở đây. Ngày 14-7, bầu cử được tiến hành và quốc hội mới ở 3 nước đó kêu gọi sát nhập đất nước mình vào Liên Xô. Tháng 8-1940, sau khi Xôviết tối cao Liên Xô thông qua, 3 nước Ban Tích gia nhập Liên bang Xô Viết.
Ngày 28-11-1939, Liên Xô hủy bỏ hiệp ước không xâm lược năm 1932 và ngày hôm sau thì cắt đứt quan hệ ngoại giao với Phần Lan. Chiến tranh Xô - Phần bùng nổ và diễn ra ác liệt đến tháng 3-1940. Cuộc chiến tranh này thường được gọi là "chiến tranh mùa đông" mà Liên Xô dành được chiến thắng với một giá rất đắt. Chính qua cuộc chiến tranh này, Hitle đã xem nhẹ thực lực quân đội Liên Xô. Kết quả là một hiệp ước được ký kết tại Mátxcơva ngày 12-3-1940, theo đó, Phần Lan phải nhường vĩnh viễn eo đất Carêli (sau đó Liên Xô đã thành lập nước Cộng hòa Xôviết Calêri của mình), biên giới Liên Xô - Phần Lan được lùi xa Lêningát thêm 150 km nữa; ngoài ra, Phần Lan còn phải cho Liên Xô thuê cảng Hănggô trong 30 năm với số tiền 8 triệu Mác Phần Lan.

Chiến tranh Mùa Đông
Một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai
 A Finnish Maxim M-32 machine gun nest during the Winter War.jpg
Tổ súng máy của Phần Lan
Betxarabia và Bắc - Bucôvina là vùng tranh chấp lâu dài giữa Nga với Rumani mà Rumani chiếm được năm 1918. Xtalin gửi tối hậu thư cho Rumani đòi:
- Vùng Betxarabia mà Nga chưa bao giờ chịu mất, phải trả về cho Nga.
- Sát nhập vùng Bắc - Bucôvina mà dân cư ở đó về mặt lịch sử và ngôn ngữ gắn bó với nước Cộng hòa Xôviết Ucraina.
Chính phủ Rumani kêu gọi Đức và Ý can thiệp giúp đỡ nhưng bị từ chối nên đành chấp nhận yêu sách đó. Thế là Betxarabia và Bắc - Bucôvina trở thành một bộ phận thuộc nước Cộng hòa Xôviết Mônđavia của Liên Xô vào tháng 8-1940.
Tính chung, Liên Xô đã lập thêm 5 nước Cộng hòa Xôviết, mở rộng lãnh thổ 2 nước Cộng hòa Xôviết, đưa tổng số nước Cộng hòa Xôviết trong thành phần Liên Bang lên 16 và số dân thêm được là 23 triệu. Biên giới phía tây Liên Xô được đẩy lùi ra xa thêm từ 200 đến 300 km.
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------------
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/25

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 Online mới nhất hôm nay | Tin tức 24h An ninh mới nhất ngày 27/02/2021 | ANTV
 
 
Thời Sự Quốc Tế Sáng 28/02: Cập Nhật Tình Hình Chính Trị Nhanh Nhất Hôm Nay
 
Cập Nhật Tổng Hợp Tin Biển Đông mới nhất. Máy Bay Nhật tới Biển Đông Trung Quốc nói gì ?
 
Mãn nhãn với biên đội bốn chiếc tiêm kích - bom Su-22 Việt Nam | Tin Quân Sự
 
Tin tức | Bản tin sáng 4AM 28/2 | Tin tức mới nhất hôm nay
 
Bí Mật Bẩn Thỉu của Jack Ma | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
Kim Anh - Mùa Xuân Không Còn Nữa (Lam Phương)

Tàu TQ "bén mảng" gần Senkaku/Điếu Ngư: Nhật Bản cho phép tàu Nhật "nổ súng bắn trực tiếp"

Soha
Ảnh minh họa.
Thông tin từ bản kết luận điều tra của Công an tỉnh Bắc Ninh trong vụ Lê Thanh Hưng giết bác ruột để cướp tài sản, việc Hưng đưa tiền cho cán bộ Công an, trong đó có Đội trưởng Đội hình sự Công an quận Tây Hồ diễn ra tại trụ sở Công an quận Tây Hồ. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Phi công lái máy bay trinh sát tầm cao U-2 Powers; Nguồn: topwar.ru

Xem tiếp...