TT&HĐ III - 30/e
Nguyên Nhân Thực Sự Của Thế Chiến 2
CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC
“Nếu
như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên
sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng
một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và
điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó
sống ở đâu... ở trong chúng ta." - Albert Camus
"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù
trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo
khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không
ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ
dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được
chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng
đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với
họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn
"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin
"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
(Tiếp theo)
Sau
đây là câu chuyện về một thời ly loạn nhất của “Lịch sử thế giới” mà
chúng ta đã nghe từ lâu qua lời kể của Nguyễn Anh Thái (chủ biên) và bây
giờ đem kể lại. Vì trí nhớ và khả năng diễn đạt có hạn nên câu chuyện
kể lại này so với “gốc” của nó đã không còn đúng và đủ về chi tiết nữa
mà may ra chỉ có thể đúng về cốt lõi sự kiện. Biết làm sao được khi
những câu chuyện truyền khẩu đều phải chịu sự “bóp méo” như thế. Tuy
nhiên, nói như Vương Hồng Sển thì: “Coi vậy mà xài được!”. Chúng ta bắt
đầu:
Ngày xửa ngày xưa vào thời… hiện đại (hay đã là cận đại?)…
Sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận mở “Hội nghị hòa bình” ở Vécxai (ngoại vi Pari - thủ đô nước Pháp) để phân chia lại thế
giới.
Hội nghị khai mạc ngày 18-1-1919 và kéo dài suốt năm sau, trong bối cảnh thế giới đã có nhiều biến đổi lớn lao:
Do
hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự thắng lợi của Cách mạng
tháng Mười Nga mà một cao trào đấu tranh cách mạng đã bùng nổ và phát
triển mạnh mẽ trong những năm 1918 - 1923 ở hầu hết các nước tư bản lẫn
các nước thuộc địa, phụ thuộc. Chiến tranh cũng đã tàn phá nghiêm trọng
các nước tham chiến ở châu Âu và làm thay đổi căn bản tương quan lực
lượng giữa các nước tư bản: ba nước đế quốc lớn là Đức, Áo - Hung, Thổ
Nhĩ Kỳ bị bại trận thì suy sụp, phân rã; các nước Anh, Pháp, Ý, Nhật tuy
thắng trận nhưng cũng bị suy yếu nghiêm trọng; riêng Mỹ vì tham gia
chiến tranh muộn lại thu về 24 tỷ đôla nhờ buôn bán vũ khí nên đã vươn
lên hàng đầu về kinh tế, trở thành chủ nợ của các nước châu Âu.
Hội nghị Versailles
Hội nghị Versailles đưa nước Đức lên máy chém
Ngày
8-1-1918, tổng thống Mỹ là Uynxơn đưa ra “Chương trình 14 điểm” dưới
hình thức một thông điệp gửi Quốc hội Mỹ nhằm lập lại hòa bình. Nội dung
14 điểm của Uynxơn gồm:
- Hòa ước ký công khai (không thương lượng riêng hoặc kín).
- Hoàn toàn tự do đi lại trên mặt biển.
- Hủy bỏ những hàng rào kinh tế.
- Giảm vũ khí các nước đến mức tối thiểu.
- Giải quyết công tâm những vấn đề thuộc địa, chiếu cố các dân tộc bản xứ và các chính phủ.
- Rút quân khỏi Nga, để Nga tự chọn lấy chính phủ.
- Rút quân khỏi Bỉ, không hạn chế chủ quyền.
- Rút quân khỏi Pháp và hoàn lại Andát - Loren cho Pháp
- Điều chỉnh biên giới Ý theo nguyên tắc dân tộc.
- Đảm bảo quyền phát triển tự lập của các dân tộc Thổ, tự do quốc tế vùng eo biển.
- Rút quân khỏi Rumani, Môngtênêgiơrô. Mở đường ra biển cho Xécbi.
- Bảo đảm quyền phát triển tự lập của các dân tộc Thổ, tự do quốc tế vùng eo biển.
- Phục hưng Ba Lan độc lập, có đường ra biển.
- Thành lập một “Tổng hội các dân tộc”.
Bóng
bẩy như thế nên ngày 11-11-1918, các bên tham chiếu chấp nhận ngưng
xung đột vũ trang theo chủ trương của Mỹ và “chương trình 14 điểm” được
coi là nguyên tắc để thảo luận tại hội nghị Vécxai.
Tham
dự Hội nghị gồm đại biểu của 27 nước thắng trận. Điều khiển Hội nghị là
5 cường quốc Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Nhật nhưng thực sự nắm quyền quyết định
Hội nghị là Mỹ, Anh, Pháp. Các cường quốc thắng trận đều muốn bảo vệ
quyền lợi ích kỷ của mình nên cũng có những ý đồ, tham vọng hết sức khác
nhau trong việc phân chia, thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh.
Do đó Hội nghị Vécxai đã diễn ra hết sức gay go, quyết liệt. Ý đồ của
Pháp (nước có lực lượng bộ binh mạnh nhất Châu Âu) là muốn làm bá chủ
Châu Âu lục địa, đòi chuyển biên giới với nước Đức đến tận sông Ranh,
muốn làm suy yếu hẳn nước Đức bằng cách bắt nước Đức bồi thường thật
nhiều, hạn chế lực lượng quân sự Đức xuống mức tối thiểu, tán thành mở
rộng lãnh thổ một số nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Xécbi, Rumani
để kiềm chế Đức và hình thành “vành đai vệ tinh” chống chủ nghĩa
Bônxêvich. Ngoài ra, Pháp còn nhòm ngó đến thuộc địa của Đức ở Châu Phi
và một phần đất của Tiểu Á của đế quốc Ôtôman trước kia. Tuy nhiên trước
Anh và Mỹ, con nợ Pháp phải nhận những biện pháp thỏa hiệp dù không
muốn. Lập trường của Anh thì muốn làm yếu Đức về mặt hải quân, thủ tiêu
hệ thống thuộc địa của Đức, đồng thời cũng muốn duy trì một nước Đức
tương đối mạnh ở trung tâm châu Âu để chống lại phong trào cách mạng
đang sôi sục ở khu vực đó, chống lại âm mưu bá chủ lục địa Châu Âu của
Pháp. Mỹ ủng hộ chính sách “cân bằng lực lượng này”. Bên cạnh đó, Anh
còn muốn củng cố địa vị ở Trung Cận Đông, chiếm miền Trung Á của Liên
Xô, xây dựng quyền thống trị của mình trên các eo biển thuộc Biển Đen ở
Iran và Ápganixtan. Nhật không những muốn củng cố địa vị ở Trung Quốc mà
còn định chiếm cả vùng viễn đông của Liên Xô, mở rộng ảnh hưởng ra cả
vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Ý thì muốn mở rộng lãnh thổ của mình
xuống vùng Địa Trung Hải và vùng BanCăng. Các nước nhỏ như Ba Lan,
Rumani… cũng yêu cầu được mở rộng đất đai. Tóm lại, các nước thắng trận
họp Hội nghị đều cố đấu đá, tranh giành hết khả năng để thu được càng
nhiều càng tốt những lợi lộc, béo bở về cho mình. Lênin đã bình luận
châm biếm về Hội nghị Vécxai như sau “… Chúng đã cãi cọ nhau từ 5 tháng
nay, chúng không còn kìm chế được mình và bầy thú dữ đó cắn cấu nhau
loạn xạ đến nỗi chỉ còn lại cái đuôi”
Sau
3 lần có nguy cơ tan vỡ vì tranh cãi, bất đồng, cuối cùng thì các cường
quốc thắng trận cũng thỏa hiệp được với nhau và đi đến ký kết cái gọi
là “Hệ thống hòa ước Vécxai”.
Nội dung chủ yếu của Hệ thống này là: thành lập “Hội Quốc Liên” và ký hòa ước với các nước bại trận.
Quy
ước thành lập Hội Quốc Liên (ký ngày 25-1-1919) nêu rằng mục đích thành
lập tổ chức này là nhằm phát triển sự hợp tác, đảm bảo hòa bình và an
ninh cho các dân tộc, theo nguyên tắc: không dùng vũ lực trong quan hệ
giữa các nước, quan hệ quốc tế phải rành mạch và dựa trên đạo lý, phải
thi hành những cam kết quốc tế… Tuy nhiên, về thực chất là nhằm giữ gìn
trật tự của thế giới do các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã xếp đặt lại
tại Hội nghị Vécxai. Nó là kết quả của sự tạm thời dung hòa các mâu
thuẫn trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa và không thể là một công
cụ bảo vệ hòa bình hữu hiệu vì chiến tranh có nguồn gốc từ chính sự tồn
tại và cạnh tranh kinh tế của chủ nghĩa đế quốc.
Hòa
ước Vécxai với Đức (ký ngày 28-6-1919) bao gồm ba loại điều khoản chủ
yếu về lãnh thổ, về đảm bảo an ninh và về bồi thường chiến tranh. Với
hòa ước này, nước Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/2 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần
1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện
tích trồng trọt; chỉ được giữ lại 10 vạn bộ binh với vũ khí thông
thường, không có không quân và hải quân (chỉ có một hạm đội nhỏ); phải
bồi thường khoản chiến phí to
lớn (sẽ do một Ủy ban xác định sau, lên tới 130 tỷ mác)… Tiếp đó, những
hòa ước Vécxai ký với các nước khác là Hòa ước Xanh Giécmanh (ký với Áo
ngày 10-9-1919), Hòa ước Nơiy (ký với Bungari ngày 27-11-1919), Hòa ước
Trianông (ký với Hungari ngày 4-4-1920) và Hòa ước Xevrơ (ký với Thổ Nhĩ
Kỳ ngày 11-8-1920) đều theo lối áp đặt kiểu “đè đầu cưỡi cổ” tương tự
như vậy. Lênin nói “Đấy là một thứ hòa ước kỳ quái, một thứ hòa ước ăn
cướp. Nó đẩy hàng chục triệu con người, trong đó có những người văn minh
nhất, rơi vào tình cảnh bị nô dịch. Đấy không phải là một hòa ước, đấy
là những điều kiện mà bọn ăn cướp tay cầm dao buộc một nạn nhân không có
gì tự vệ phải chấp nhận…”
Tóm
lại Hệ thống hòa ước Vécxai không những không làm giảm mà còn làm tăng
thêm sự chia rẽ, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong hệ thống các nước
tư bản chủ nghĩa; gây ra mầm mống chiến tranh mới, đe dọa hòa bình thế
giới. Đến nguyên soái Phốc, nguyên tổng tư lệnh quân đội Đồng Minh ở
Châu Âu cũng nói: “Đây không phải là hòa bình. Đây là một cuộc hưu chiến
trong 20 năm”. Uyliam Bulít, cộng tác viên đắc lực của Uynxơn, khẳng
định: “Hội nghị hòa bình chỉ làm được một việc là chuẩn bị những xung
đột quốc tế trong tương lai”.
Sau
khi Hệ thống hòa ước Vécxai đã ký kết, các nước phe thua ấm ức đã đành,
các nước phe thắng cũng chẳng thỏa mãn. Mỹ nhân thời cơ thuận lợi, ra
sức củng cố quyền lực của mình trên thế giới. Do đó, mâu thuẫn Anh - Mỹ
trở nên gay gắt. Tuy nhiên hai nước này vẫn có lúc phải bắt tay nhau
nhằm chống lại Pháp (định nắm quyền bá chủ lục địa Châu Âu), và chống
Nhật (muốn giành ưu thế ở Thái Bình Dương). Hơn nữa Thượng nghị viện Mỹ
đã không thông qua Hòa ước Vécxai. Năm 1920, Đảng Cộng Hòa ở Mỹ lên nắm
quyền, người của Đảng Cộng hòa là Hácđinh thắng cử tổng thống, bắt đầu
thực hiện đường lối mới, nhất là về mặt đối ngoại.
Ngày
25-8-1921, Mỹ ký hòa ước với Đức theo quan điểm của mình. Tháng
11-1921, Mỹ mời 8 nước là Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nhật
Bản, Trung Quốc họp hội nghị tại Oasinhtơn. Nội dung hội nghị là thảo
luận và quyết định tỷ lệ hải quân giữa các cường quốc, các vấn đề ở Thái
Bình Dương và Viễn Đông. Chính quyền Mỹ tuyên truyền rầm rộ là hội nghị
này nhằm “hạn chế vũ trang”; phù hợp với mong muốn hòa bình của nhân
dân thế giới và Hácđinh được đề cao như là vị “cứu tinh của văn minh thế
giới”.
Những
nghị quyết quan trọng nhất của Hội nghị Oasinhtơn thể hiện tập trung
trong 3 hiệp ước quan trọng nhất: Hiệp ước 4 nước, Hiệp ước 9 nước và
Hiệp ước 5 nước.
Ngày
3-12-1921, bốn nước Mỹ, Anh, Nhật, Pháp ký “Hiệp ước cùng đảm bảo không
xâm phạm đến các đảo thuộc địa ở Thái Bình Dương”. Đây là việc xác nhận
lại về mặt pháp lý việc phân chia thuộc địa đã được tiến hành ở Hội
nghị Vécxai cho phù hợp với tình hình mới. Trong dịp này, Mỹ đã gây áp
lực để Anh không gia hạn thêm Hiệp ước liên minh Anh - Nhật (ký từ năm
1902), nhằm cô lập Nhật thêm một bước.
Hiệp
ước 9 nước, được ký ngày 6-2-1922, công nhận nguyên tắc “hoàn chỉnh về
lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền Trung Quốc”, đồng thời cũng nêu nguyên
tắc “mở rộng cửa Trung Quốc” cho các nước tự do vào buôn bán trên cơ sở
bình đẳng (thực chất là biến Trung Quốc thành thị trường chung của các
nước đế quốc, bất chấp lợi ích dân tộc của Trung Quốc, trong đó nhờ tiềm
lực kinh tế vượt trội của mình, Mỹ có lợi nhất). Hiệp ước này và hiệp
ước trên còn thể hiện rõ sự cấu kết giữa các nước đế quốc trong việc
chống lại phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc và ở các
nước thuộc địa châu Á khác.
Cùng
ngày 6-2-1922, năm nước Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Ý cùng ký “Hiệp ước hạn
chế vũ trang và hải quân” nhằm quy định lại tỷ lệ lực lượng hải quân cho
mỗi nước. Theo Hiệp ước, trọng tải tàu chiến của Mỹ và Anh bằng nhau,
là 525.000 tấn; Nhật là 315.000 tấn; Pháp và Ý bằng nhau, là 175.000
tấn. Xét ra lực lượng hải quân của các cường quốc đế quốc không bị hạn
chế mà còn được tăng lên, do đó rõ ràng Hiệp ước này chỉ là sự tranh
phân quyền lực giữa các cường quốc đế quốc chứ không vì mục đích hòa
bình nào. Nhật không thỏa mãn vì xếp sau Mỹ và Anh; Pháp không thỏa mãn
vì xếp sau Nhật; Anh cũng chẳng thỏa mãn vì mất quyền bá chủ trước đây
trên mặt biển.
Nhìn
chung kết quả của Hội nghị Oasinhtơn hoàn toàn có lợi cho Mỹ. Được như
thế là do Mỹ đang có ưu thế nổi trội về kinh tế và quân sự nhờ “gặt hái”
được qua cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (trong đó có một phần nhờ
“lái súng”, cho vay).
Một
trật tự thế giới mới, vượt ra khuôn khổ Hội nghị Vécxai và được điều
chỉnh, bổ sung từ Hội nghị Oasinhtơn, hình thành và tuân thủ nguyên tắc,
luật lệ mới gọi là “Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”.
Nói
chung, bắt đầu từ năm 1924, các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã chế ngự
được phong trào đấu tranh cách mạng dâng cao trong những năm 1918 đến
năm 1923, khôi phục được nền kinh tế và bước vào thời kỳ phát triển phồn
thịnh trong giai đoạn những năm 1924 - 1929. Trong thời kỳ này, nhờ
tích tụ tư bản mà xuất hiện những công ty tư bản độc quyền khổng lồ mới
mà về qui mô vượt hơn tất cả những gì đã có trước năm 1914; nhờ sự tiến
bộ, những phát minh khoa học kỹ thuật, nhờ hợp lý hóa sản xuất, tổ chức
lao động hiệu quả (nổi tiếng là phương pháp Taylo (Taylor)), nên công
nghiệp tư bản chủ nghĩa tăng trưởng mạnh mẽ.
Sự
ổn định và phát triển kinh tế của các nước tư bản châu Âu phần quan
trọng là nhờ vào vốn đầu tư và tín dụng của Mỹ, phụ thuộc về tài chính
vào Mỹ. Đây là thời kỳ chuyển trung tâm kinh tế - tài chính của hệ thống
tư bản chủ nghĩa từ châu Âu sang Mỹ.
Kinh
tế phồn vinh làm giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao đời sống nhất định
cho tầng lớp lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa đã kéo theo sự ổn định
xã hội, củng cố quyền lực tư sản, các đảng phái, tổ chức chính trị của
giai cấp tư sản ở đó cũng lấy lại được địa vị đã bị mất trước kia. Phong
trào cách mạng vô sản đi vào thoái trào.
Hệ
thống các nước tư bản chủ nghĩa, với những nền kinh tế hàng hóa - thị
trường cạnh tranh tự do, xô bồ vô tổ chức, trong khi khả năng tiêu thụ
(hoặc cung ứng) của thị trường có hạn, tất yếu làm xuất hiện mặt trái
của sự phát triển. Mặt trái đó ngày một bị dồn nén và nếu không có biện
pháp giải tỏa nó (thường không giải quyết kịp thời được bởi lòng tham là
mù quáng!) thì ở trạng thái tột độ, nó sẽ bục vỡ, phát nổ, tạo thành
khủng hoảng (thừa hoặc thiếu).
Tháng
10-1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó lan ra tất cả
các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933, chấm dứt thời kỳ ổn
định 1924 - 1929. Khủng hoảng diễn ra trên tất cả các ngành công nghiệp,
nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính và đưa đến giảm sút mạnh mẽ mậu
dịch thế giới. Nguyên nhân chủ yếu đưa đến cuộc khủng hoảng này là do
sản xuất của chủ nghĩa tư bản tăng lên, tương ứng làm hàng hóa ngày càng
giảm giá và trở nên ế thừa, dẫn tới suy thoái trong sản xuất.
Cuộc
khủng hoảng năm 1929 - 1933 đã tàn phá nặng nề nền kinh tế, từ đó mà
làm bất ổn xã hội, gây hậu quả tai hại về chính trị ở các nước tư bản
chủ nghĩa. Trong cuộc khủng hoảng này, số công nhân thất nghiệp đã lên
tới 50 triệu. Hàng triệu người mất nhà cửa vì không trả được tiền cầm
cố. Hàng triệu nông dân bị mất ruộng đất, lâm vào nghèo đói. Ở nhiều
nước đã không có bảo hiểm xã hội và thất nghiệp không được phụ cấp hoặc
phụ cấp ít ỏi không thể đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống. Tình
hình đó đã làm cho phong trào đấu tranh cách mạng trỗi dậy: từ thoái
trào tiến dần lên cao trào. Hàng ngàn cuộc biểu tình, tuần hành của
những người thất nghiệp, trong nhiều trường hợp đã xung đột với cảnh sát
và quân đội. Nhiều cuộc bãi công chống việc hạ thấp tiền lương đã nổ ra
ở hầu khắp các nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong thời gian từ năm
1928 đến cuối năm 1933, số người tham gia bãi công ở các nước tư bản chủ
nghĩa đã lên tới 17 triệu, còn số ngày bãi công là khoảng hơn 2.500
ngày (?).
Ngày thứ năm đen tối -24-10-1929; 1,2 tỷ cổ phiếu Mỹ được bán làm thị trường chứng khoán Mỹ rung động.
Kinh
tế học là một ngành khoa học không phải… đùa, bởi vì nó rất khó! Do có
quá nhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội phụ thuộc nhau, đan xen nhau, tác
động lẫn nhau “xảy ra hàng ngày, hàng giờ”, khắp nơi trong “thế giới
nhân loại” mà đến tận ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu được cho là uyên
bác, khi nói thì rất bùi tai, rất… hùng biện, nhưng khi cho ra tham mưu
quản lý một nền kinh tế “tầm tầm bậc trung” nào đấy thì… không ít vị bị
nó “quật” cho te tua, và xin lỗi “ngài cố vấn”, coi chừng… chết chứ chả
chơi đâu! Tuy nhiên, đối với chúng ta, những kẻ hoang tưởng bạt mạng
nhất, đến bí ẩn của Tự Nhiên Tồn Tại cũng phải… chào thua, thì kinh tế
học kể ra cũng… dễ. Dễ theo cách nhìn nhận chất phác, thô mộc của chúng
ta!
Nguyên
lý Tự Nhiên đã làm trình hiện ra trước quan sát - nhận thức sự vận động
và chuyển hóa (tùy theo định nghĩa, qui ước mà có thể vận động cũng là
chuyển hóa hoặc là bộ phận của chuyển hóa, mà cũng có thể quan niệm
ngược lại, tùy thích!). Ở mức độ khả năng và phạm vi có hạn độ quan sát
của loài người thì sự trình hiện ấy chính là sự ảnh hưởng, tương tác,
trao đổi, làm biến đổi lẫn nhau giữa các sự vật - hiện tượng và giữa các
sự vật - hiện tượng với môi trường (thực ra môi trường cũng là một sự vật - hiện
tượng, có tính bao hàm, dung dưỡng, nền tảng…) “chứa” chúng. Quá trình
đó là không ngừng làm suy tàn, mất đi những sự vật - hiện tượng “cũ”,
“lỗi thời”, đồng thời làm xuất hiện, phát triển những sự vật - hiện
tượng “mới”, “hợp thời” hơn. Trong một chừng mực nhất định và cũng do
bản chất cảm nhận của quan sát ở loài người (nói riêng) mà chúng ta thấy
tồn tại (đúng hơn là hiện hữu) có tính duy trì trong thời gian. Nhưng
qua nhận thức hay quan sát gián tiếp nhờ các thiết bị hỗ trợ quan sát
tinh vi hơn (chúng ta cho rằng nhận thức cũng chính là một dạng đặc thù
của quan sát, có tính siêu phàm), chúng ta lại thấy tồn tại (hay hiện
hữu) là luôn thay đổi. Vì thế mà người ta nói ổn định là nhất thời (gián
đoạn, tương đối), biến đổi là vĩnh viễn (liên tục, tuyệt đối). Thế
nhưng đừng tùy tiện “áp” câu nói đó cho mọi trường hợp về bản thân nó
cũng lại chỉ là tương đối thôi. Chẳng hạn, đối với Tự Nhiên Tồn Tại thì
ổn định có thể là vĩnh viễn, tuyệt đối mà cũng có thể… đừng nói như thế!
Trong
một giai đoạn thích hợp, môi trường thiên nhiên Trái Đất sẽ làm hình
thành nên một lực lượng đặc thù, có tính bộ phận của nó, nhận nó làm nền
tảng, đó là sinh vật. Một sinh vật (hay một lực lượng sinh vật) tồn tại
được là nhờ có vận động nội tại. Vận động nội tại chính là một biểu
hiện sự tương tác, chuyển hóa làm biến đổi lẫn nhau giữa sinh vật đó với
môi trường, hay chúng ta thường gọi quá trình đó là sự trao đổi chất.
Có thể nói trao đổi chất là nguyên tắc của tồn tại và duy trì tồn tại ở
sinh vật. Sinh vật nhận được ở môi trường những chất (ở đây nên hiểu
“chất” với ý nghĩa rộng hơn, bao gồm cả chẳng hạn như ánh nắng mặt trời,
nhiệt…) cần thiết cho sự sống và đào thải những chất “cặn bã” (cặn bã
đối với nó thôi!). Theo một chu trình “vĩ đại” hơn, các cặn bã sẽ được
môi trường biến đổi để tạo nên, tái tạo lại những chất cần thiết cho sự
sống sinh vật tiếp theo. Nhiều loại rác thải nhân tạo “kiểu công nghiệp”
đã là “trái đắng khó gặm” của môi trường và con người hãy coi chừng!).
Sự
trao đổi chất ấy, đứng về phía tồn tại sinh vật mà xét, là sự cung -
cầu và mối quan hệ giữa môi trường và sinh vật về sự cung - cầu được gọi
là mối quan hệ cung - cầu. Chính mối quan hệ cung - cầu này, cùng với
những biến động của nó, cũng như sự chuyển hóa lực lượng giữa cung và
cầu đã là giềng mối làm phát sinh ra tất cả những hiện tượng: đấu tranh
sinh tồn, tiến hóa thích nghi, đa dạng giống loài, hình thành loài
người… trong thế giới sinh vật.
Như
vậy, khi xuất hiện một sinh vật thì ngay lập tức cũng xuất hiện một nhu
cầu và vì có nhu cầu ấy mà “cung” được xác định. “Cung” là thứ có sẵn,
thứ làm nên “cầu” nhưng trước nhận thức thì được đặt tên sau “cầu”.
Chúng ta nói: Cung - cầu là một quá trình biện chứng thống nhất, có cầu
ắt có cung và cung làm phát sinh, mở rộng cầu về chất và lượng, từ đó đến lượt cầu sẽ làm
tăng khả năng cung.
Loài
người, là một lực lượng sinh vật, do đó không thể thoát được sự tác
động mạnh mẽ của mối quan hệ cung - cầu cùng với sự biến đổi tương quan
về mặt lực lượng giữa cung và cầu. Nếu chúng ta phân định tương đối khái
niệm “tự nhiên” ra thành “tự nhiên” và “xã hội” thì có thể nói rằng mối
quan hệ cung - cầu vốn dĩ là tự nhiên, nhưng khi xuất hiện trong xã hội
loài người, bị tính chủ động thích nghi cao độ của loài người tác động
rất đáng kể đến tương quan lực lượng cung - cầu, làm cho nó cũng biến
đổi một cách nhân tạo ngày một rõ rệt hơn, mạnh mẽ hơn, đã trở thành mối
quan hệ mang nặng tính xã hội nữa, và trong nền sản xuất hàng hóa, nó
đã trở thành một qui luật kinh tế cơ bản, có tính tác động chủ yếu,
quyết định đến mọi mặt đời sống xã hội.
Thuở
sơ khai, khi cung không đủ cầu, con người đã chế tạo công cụ để tăng
khả năng cung. Cung tăng lên làm cho cầu tăng theo. Sự phát hiện ra cây
lương thực và phương thức mưu sinh bằng trồng trọt - chân nuôi đã là một cuộc cách mạng vĩ đại làm cho cung trở nên dồi dào
và ổn định, làm phương thức sống của con người chuyển sang định cư và
sản xuất nông nghiệp. Phương thức sống đó đã làm cho loài người phát
triển nhanh về số lượng và nâng cao về mức sống, nghĩa là làm cho cầu
tăng nhanh bởi hai hướng số lượng nhân khẩu và đa dạng hóa. Chính hướng
tăng đa dạng hóa nhu cầu đã làm xuất hiện những khả năng cung “sản xuất
phi lương thực” - tiền đề cho sản xuất trao đổi hàng hóa cũng như tiểu
thủ công nghiệp và công nghiệp sau này…
Bơ Lum Lê Ông - Người đứng đầu chính phủ mặt trận nhân dân pháp 1936
Mặt trận Bình dân Pháp thắng cử
Dù
có thế nào chăng nữa, dù nhu cầu tiêu dùng có đa dạng đến mấy chăng nữa
thì nhu cầu về “miếng ăn” vẫn cứ luôn là mục tiêu đầu tiên và tối hậu,
là động lực tối thượng, cốt lõi của mọi quá trình hoạt động cung ứng, có
thể thấy được trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự xuất hiện hàng hóa trao đổi,
mua bán chính là vì nhu cầu miếng ăn. Trong một xã hội chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp thì khi việc cung ứng miếng ăn đạt mức dư thừa sau khi
đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn (no và ăn ngon), sẽ làm xuất hiện những nhu
cầu “cái mặc” (và mặc ấm và đẹp, chỉ chung những nhu cầu không phải là ăn).
Theo đó mà kích thích loại hình cung “cái mặc” ra đời, phát triển để
thỏa mãn những nhu cầu đó và thông qua đó mà thỏa mãn luôn nhu cầu về ăn
mới phát sinh. Đó là quá trình vận động xã hội làm cân bằng cung - cầu
mà chủ yếu là do tăng cầu. Cầu miếng ăn ngày một tăng rồi sẽ vượt cung
miếng ăn, hay là do thiên tai, mất mùa… sẽ gây ra hiện tượng cung miếng
ăn không đủ cầu miếng ăn nữa. Điều đó sẽ làm “đình đốn” sản xuất hàng
hóa phi thức ăn, góp phần làm tăng nhanh lực lượng cầu thức ăn. Sự mất
cân bằng cung - cầu theo hướng cung thiếu, cầu dư ngày một trầm trọng.
Để giải quyết, tự nhiên là phải tăng cường sản xuất nông nghiệp tạo thêm
“miếng ăn” để đáp ứng “miệng ăn”. Thế nhưng, trình độ sản xuất chưa kịp
phát triển, đất đai thiên nhiên có hạn và thậm chí là điều kiện thời
tiết khí hậu đang ở giai đoạn chưa qua thiên tai đã hạn chế khả năng
giải quyết theo hướng này, thậm chí là đến mức bế tắc. Vậy thì phải theo
hướng nào? Một cách hoàn toàn tự nhiên, theo như chúng ta nhìn nhận,
phải giảm cầu bằng cách cần phải chết bớt (nghe ghê quá!) do đói, bệnh
tật, hoặc một bộ phận cầu phải “đi chỗ khác chơi” (lan tỏa dân cư). Nếu
không thế thì chỉ còn cách nổi dậy phá bỏ sự bóc lột, đè ép của tầng lớp
thống trị, bóc lột (nếu có) để giải phóng điền địa (nếu là nguyên nhân
của không đủ cung), và cuối cùng là phải đi xâm lược, cướp bóc khắp nơi
để thỏa mãn nhu cầu miếng ăn (nếu muốn sống còn). Hình như thời cổ,
trung đại, chiến tranh là một biện pháp thường xuyên tạo lập cân bằng
của cán cân cung - cầu khi cầu tăng vượt quá cung đến mức tột độ? Phải
chăng chiến tranh là giải pháp cuối cùng, duy nhất để giải quyết sự mất
cân đối cung - cầu ấy? Trong suốt quá trình tồn tại của xã hội loài
người? Không, chúng ta hi vọng là không phải, dù quá khứ đã là như vậy!
Còn một cách giải quyết hữu hiệu nạn mất cân đối cung - cầu dạng cầu
vượt quá cung là áp dụng khoa học - kỹ thuật (tất yếu xuất hiện ở giống
loài có tư duy và biết chủ động thích nghi) một cách có ý thức vào việc
tăng khả năng cung ứng miếng ăn, cái mặc một cách phù hợp, đồng thời với
việc giảm và duy trì cầu ở mức tương xứng. Đây có thể là một giải pháp
khả thi ở tương lai, khi não người đã thực sự tiến hóa hơn, đã thấu tỏ
hơn về thân phận con người và làm cho lòng tham của con người bị giới
hạn đến chừng mực vừa đủ thực sự, như là một sự kìm hãm hoàn toàn bản
năng. Còn bây giờ, vẫn là một ước mơ!
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét