Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

TT&HĐ III - 30/c


                                                      Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931

                                                  Tự hào trang sử Khởi nghĩa Nam Kỳ

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC

“Nếu như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen

"Tình yêu giống như chiến tranh, dễ bắt đầu nhưng rất khó để dừng lại."


"Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!"  - Albert Einstein
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó sống ở đâu... ở trong chúng ta."  -


"Người ta vẫn gọi chiến tranh là tội giết người. Không phải: nó là tự sát."
  - Ramsay MacDonald


"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn


"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin

"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
 
 
 
 

 (Tiếp theo)
                                                                      ***

Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, ngay lập tức đã phất cao ngọn cờ lãnh đạo đấu tranh của giai cấp vô sản, tạo nên cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là cuộc nổi dậy Xô Viết - Nghệ Tĩnh của quần chúng công - nông.
 Đọc thông tin trên mạng thấy:
Ở Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh bùng nổ vào sáng 1/5/1930 với sự tham gia của công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy và nông dân các huyện lân cận đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, chống khủng bố, ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt Nam Định, ủng hộ Liên bang Xô Viết. Từ tháng 5 - 8/1930, ở vùng Nghệ - Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân.
Ngày 1/8/1930, công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy tổng bãi công, đánh dấu một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến. Hòa nhịp với phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Nghệ - Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ kéo đến các huyện đường Can Lộc (ngày 4/8), Nam Đàn (ngày 6/8 và 30/8), Thanh Chương (ngày 12/8), Nghi Lộc (ngày 29/8) và lan rộng ra hầu khắp các huyện trong 2 tỉnh.

Tuy nhiên phải sang đến tháng 9 phong trào đấu tranh mới lên đến đỉnh cao. Ngày 1/9, 20.000 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình đòi bỏ thuế, thả tù chính trị. Lính Pháp nổ súng nhưng những người biểu tình vẫn tiến vào huyện đường, phá nhà giam, thả tù nhân, đốt hồ sơ, sổ sách và dinh trị huyện.
Trước sự tấn công ồ ạt của nhân dân, bọn hào lý địa phương phải bỏ chạy. Hầu hết các thôn thuộc huyện Thanh Chương rơi vào tình thế không có chính quyền quản lý. Nhân dân xã Võ Liệt đã tự động đứng ra tổ chức điều hành các công việc trong xã.

Ngày 5/9 nông dân huyện Anh Sơn biểu tình ủng hộ nhân dân huyện Thanh Chương với các khẩu hiệu “bãi bỏ thuế thân”, “chia lại ruộng đất”, “thả tù chính trị”. Tiếp đó, trong 2 ngày (5/9 và 7/9) nông dân 2 huyện Diễn Châu, Can Lộc đốt phá nhà giam. Từ ngày 8 đến ngày 11/9 khí thế đấu tranh càng sục sôi khi hàng chục nghìn nông dân huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Can Lộc,…nổi dậy. 

Phong trào được đẩy lên đỉnh cao đó là cuộc đấu tranh của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/9 với  khẩu hiện như “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! đả đảo phong kiến”. Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp đã cho máy bay ném bom xả súng liên thanh vào đoàn biểu tình, làm chết 217 người, bị thương 125 người, đốt cháy 177 nóc nhà. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị thiêu rụi hoàn toàn. Song điều đó cũng không ngăn cản được phong trào đấu tranh của nông dân, mà càng làm cho cuộc đấu tranh thêm sục sôi khiến cho chính quyền thực dân hết sức lo sợ.
Trước sự sụp đổ của chính quyền thực dân và phong kiến ở Nghệ - Tĩnh, các chi bộ và tổ chức Nông hội đỏ đã quản lý và điều hành mọi hoạt động trong lãng xã. Những người cách mạng đã lập ra chính quyền Xô viết – chính quyền Xô viết đầu tiên ở Việt Nam (chính quyền cách mạng sơ khai do giai cấp công nhân lãnh đạo).

Chính quyền mới đã ban hành nhiều chính sách mới về chính trị, kinh tế, văn hóa. Về chính trị nhân dân được quyền tự do hội họp, thảo luận và hoạt động trong các tổ chức đoàn thể như Nông hội, Công hội, Đoàn thanh niên cộng sản…Về kinh tế nhân dân được chia ruộng, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, bất công, thực hiện giảm tô và xóa nợ cho dân nghèo. Về văn hóa, chính quyền cách mạng đã tổ chức đời sống mới, mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn, hủ tục lạc hậu, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

Phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 7 tháng và còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về một Nhà nước công - nông đầu tiên, chưa có trong tiền lệ lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của người dân mất nước, nô lệ.
Đây chính là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không chỉ đặt ra vấn đề liên minh công nông, vấn đề ruộng đất và dân cày, mà còn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, vấn đề đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, từng bước tạo thế và lực để dân tộc ta đi tới thắng lợi.

 
Cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã làm cho Thực dân Pháp hoảng hốt, lo sợ, ra sức đẩy mạnh khủng bố, lùng bắt hàng loạt chiến sĩ cách mạng. Sự khủng bố trắng khốc liệt của chính quyền thực dân đã làm cho Cách mạng Việt Nam tổn thất nặng, gây ra một giai đoạn gọi là “thoái trào”. Đối với riêng Hà Nội, phần lớn các Đảng viên Cộng sản và quần chúng cách mạng đều bị thực dân Pháp bắt giam, kết án. Nhà pha Hỏa Lò chật ních tù cách mạng, chật đến độ mà theo lời khai của viên sĩ quan Pháp tên là Lămbe (Lambert) tại tòa án ở Hà Nội bị xử vì tội giết tù: thống sứ Bắc Kỳ là Rôbanh (Rene Robin) đã dặn miệng cho bọn dưới quyền là “giết bớt đi”. Tuy nhiên sự bóc lột ngày càng tàn bạo của Pháp trong khắp các tầng lớp cần lao Việt Nam, không từ một thủ đoạn đê tiện nào, đã là môi trường thuận lợi cho cách mạng Việt Nam duy trì cuộc đấu tranh, mau chóng hồi phục lực lượng để chuẩn bị bước vào cao trào mới.
Dù bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhưng cuộc nổi dậy ấy đã đóng vai trò như một cuộc tổng diễn tập đầu tiên và cùng với cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ mà sự thất bại của nó đã phải trả một giá rất đắt, đã là những bài học quý giá nhất góp phần to lớn cho sự thành công của cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
 
Đội tự vệ đỏ ở Hòa Quân – Đông Sớ - Nghệ An trong cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh 1930 – 1931.         Đội tự vệ đỏ ở Hòa Quân – Đông Sớ - Nghệ An trong cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh 1930 – 1931. 
Ngày 9-12-1961, về thăm quê nhà lần thứ hai, Bác Hồ chụp ảnh với chiến sĩ phong trào.jpg          Ngày 9/12/1961, về thăm quê nhà lần thứ hai, Bác Hồ chụp ảnh với chiến sĩ phong trào 30-31.

Còn về Khởi nghĩa Nam Kỳ, cũng từ thông tin trên mạng, thì: 
Tháng 6 năm 1940, nước Pháp bị quân đội Đức Quốc xã xâm lược và chiếm đóng. Nhân cơ hội này, tháng 9 năm đó, đế quốc Nhật Bản xâm lược bán đảo Đông Dương từ tay Pháp. Từ đây, Việt Nam bị hai thế lực cùng thống trị là thực dân Pháp và phát xít Nhật. Sẵn tinh thần chống Pháp-Nhật và noi gương cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, người dân nhiều tỉnh miền Nam Việt Nam đã nổi dậy đấu tranh chống Pháp-Nhật.
Tháng 3 năm 1940, Ban thường vụ Xứ ủy do ông Võ Văn Tần làm bí thư đã soạn thảo Đề cương chuẩn bị đưa các hoạt động lẻ tẻ vào phong trào chống Pháp, chuẩn bị nổi dậy vũ lực. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra giữa ban ngày. Có nơi, khi mật thám kéo đến bắt cán bộ, người dân nổi trống mõ uy hiếp, đánh tháo.
Các đội tự vệ, du kích dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, phát triển ngay tại những xí nghiệp lớn ở Sài Gòn như Ba Son, F.A.C.I., bến tàu, nhà đèn Chợ Quán, trường Bách Nghệ... Còn ở nông thôn phần lớn các xã đều có từ một tiểu đội đến một trung đội du kích.
Lò rèn trong các thôn làng ngày đêm sản xuất vũ khí. Người dân góp nồi đồng, mâm thau, lư hương để du kích đúc đạn. Nhiều nơi xuất hiện những cơ sở làm bom, lựu đạn xi măng, súng thô sơ ở Móp Xanh (Tân An), Bà U (Mỹ Tho), chùa Hòa thượng Đồng (Rạch Giá).
Phong trào chống chiến tranh, chống bắt lính với khẩu hiệu "không một người lính, không một đồng xu cho đế quốc chiến tranh" diễn ra sôi nổi trong nhân dân và binh lính. Do công tác binh vận được tốt, phần lớn trong số 15.000 binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng ở Sài Gòn sẵn sàng phối hợp nổi dậy. 

Cái mõ này đã được Võ Văn Kiệt dùng để phát động Nam Kỳ khởi nghĩa tại Vũng Liêm tháng 11 năm 1940 
Phan Đăng Lưu, đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, được cử ra Bắc họp Hội nghị Trung ương lần thứ VII để báo cáo và xin chỉ thị của Trung ương. Sau khi nghe báo cáo cặn kẽ việc chuẩn bị khởi nghĩa, Hội nghị Trung ương nhận định điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, vì vậy đề nghị Xứ ủy Nam Kỳ chưa nên phát động khởi nghĩa. Trung ương cũng phái Phan Đăng Lưu quay trở lại để tạm hoãn lại cuộc khởi nghĩa. Nhưng khi về đến Sài Gòn thì Phan Đăng Lưu đã bị bắt. Lệnh khởi nghĩa lúc đó đã phát đi khắp nơi và không thể thu hồi lại. Kế hoạch của cuộc khởi nghĩa đã phần nào bị thực dân Pháp biết trước ít ngày. Tối 22.11.1940, ông Tạ Uyên, bí thư Xứ ủy mới thay ông Võ Văn Tần và một số đồng đội khác trong Thành ủy Sài Gòn cũng sa lưới Phòng nhì Pháp.
Mặc dù vậy, đêm 22 rạng sáng 23 tháng 11 năm 1940 cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa vẫn bùng nổ với khí thế mạnh mẽ và quy mô lớn. Từ Biên Hòa đến Cà Mau, 18 tỉnh nổi dậy giành chính quyền. Tại Mỹ Tho 54 trong số 56 xã bị nghĩa quân chiếm giữ. Tại Chợ Lớn, lực lượng khởi nghĩa giành được nhiều tổng. Tại Tân An, các xã hai bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, hữu ngạn Vàm Cỏ Đông đều về tay lực lượng nổi dậy...

d
Nhà bà Năm Dẹm (Lê Thị Lợi), nơi Hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ tháng 7 năm 1940, bàn về cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ.

Cờ đỏ sao vàng và cờ đỏ búa liềm được kéo lên trước nhà làm việc của chính quyền cách mạng. Những người Pháp và Việt gian bị xét xử. Ruộng, thóc của những địa chủ được cho là phản động bị đem chia cho dân nghèo. Chính quyền cách mạng chỉ giữ được một thời gian ngắn, lâu nhất ở Mỹ Tho giữ được 49 ngày. Thực dân Pháp đàn áp kịch liệt, tìm cách tiêu diệt chính quyền cách mạng. Máy bay dội bom xuống làng mạc, thôn xóm. Quân du kích Nam Kỳ đã chiến đấu chống trả quyết liệt.
Tại khắp các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, nhất là Mỹ Tho, quần chúng nổi dậy chiến đấu rất dũng cảm. Chính quyền Pháp ở một số xã và quận hoang mang, tan rã. Đội viên các đội tự vệ và du kích trong cuộc khởi nghĩa hầu hết là trẻ tuổi, họ chiến đấu chống Pháp bằng vũ khí thô sơ.
Trong trận phục kích quân tiếp viện của Pháp từ Tây Ninh đến cứu Hóc Môn bị quân khởi nghĩa vây hãm, du kích đã bắn chết tướng Pháp và nhiều quân lính ở Cầu Bông. Tại Mỹ Tho, các đội tự vệ phá tan bộ máy chính quyền của Pháp ở 54 trong tổng số 57 xã thuộc hai huyện Châu Thành và Cai Lậy.
Tại Hóc Môn (Gia Định), dưới sự chỉ huy của ông Mười Đen - xứ ủy viên, du kích vây đồn, chặn đánh quân Pháp tiếp viện ở Cầu Bông, hạ sát chủ tỉnh Tây Ninh Renou và một số lính, thu 15 súng rồi kéo lên Truông Mít (Tây Ninh).
s
Đình Ấp Vuông (xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh), nơi phát ra tiếng nổ trong đêm 22 rạng 23 tháng 11 năm 1940 kêu gọi nhân dân trong ấp tham gia Nam kỳ Khởi Nghĩa.

Tại Cần Giuộc, Bến Lức, đội du kích của nữ tướng Nguyễn Thị Bảy đã làm cho người Pháp sợ và gọi bà là "Bà Chúa Đỏ".
Tại Vũng Liêm (Vĩnh Long), đội du kích nơi đây đã chiếm đồn Pháp trong 3 ngày, hàng ngàn du kích do bí thư tỉnh ủy chỉ huy phá hủy 2 đồn, phá hủy gần 10 km đường bộ, 14 cầu, ngăn 6 con sông, bóc đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Ngày 14 tháng 12, thực dân Pháp phải dùng thủy, lục, không quân 3 mũi tiến công vào Mỹ Tho nhưng mãi đến 14.1.1941 họ mới chiếm lại được và đẩy lui quân du kích vào Đồng Tháp Mười.
Tháng 12-1940, Đảng bộ Nam Kỳ họp ở Bà Quẹo (Gia Định) quyết định rút lui để tránh tổn thất, đưa lực lượng còn lại xây dựng căn cứ U Minh và Đồng Tháp Mười. Ngay từ khi được tin Nam Kỳ khởi nghĩa, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra thông báo khẩn cấp, chỉ thị cho các địa phương hỗ trợ Nam Kỳ. Từ việc xuống đường biểu tình, rải truyền đơn, bãi khóa, đình công, bãi thị đến việc phát động chiến tranh du kích, phá đường, cầu cống để ngăn quân Pháp đàn áp.
Tại Sài Gòn, kế hoạch bị lộ, chính quyền Pháp tại đây kịp đề phòng, khởi nghĩa không thực hiện được. Pháp thẳng tay đàn áp quân khởi nghĩa. Hàng nghìn người bị giết và bị bắt, nhiều làng mạc bị triệt phá, nhiều cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương (Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai...) bị tử hình. Thực dân Pháp và các cộng sự người Việt đã đàn áp cuộc khởi nghĩa vô cùng tàn khốc. Họ cho máy bay dội bom và bắn phá nhiều làng mạc, có thôn xóm không còn ai sống sót. Cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa cuối cùng bị dập tắt.
 Mái đình Long Hưng, nơi cơ quan tỉnh Mỹ Tho đóng trong những ngày khởi nghĩa Nam Kỳ.

Mái đình Long Hưng, nơi cơ quan tỉnh Mỹ Tho đóng trong những ngày Khởi nghĩa Nam Kỳ.

 
Năm 1935, tại Đại hội VII, Quốc Tế Cộng Sản đã tự phê bình về khuynh hướng “tả” trong việc bỏ rơi ngọn cờ dân tộc và dân chủ trong phong trào Cộng sản, để cho các đảng tư sản, tiểu tư sản, phát xít lợi dụng chống phá phong trào cách mạng. Đại hội đã chuyển hướng về sách lược và chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ chống phát xít.
Tượng đài Xô viết - Nghệ Tĩnh ( Thị trấn Nghèn - Can Lộc).
                       Tượng đài Xô viết - Nghệ Tĩnh (thị trấn Nghèn - Can Lộc- Hà Tĩnh).
Bia tưởng niệm Khởi nghĩa Nam Kỳ do cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt phụng lập trong khuôn viên đình Bình Phụng. Bia tưởng niệm Khởi nghĩa Nam Kỳ do cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt phụng lập trong khuôn viên đình Bình Phụng (Vĩnh Long). 
 
Tháng 6-1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Công. Mùa xuân năm 1933, ông được trả tự do. Từ năm 1934 đến năm 1938, ông nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva, đồng thời tiếp tục theo dõi chỉ đạo phong trào Cách mạng Việt Nam. Tháng 10-1938, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng Cộng sản Đông Dương. Lúc này, trên thực tế, Đảng đã trở lại với “Chánh cương vắn tắt” và “Sách lược vắn tắt” của Nguyễn Ái Quốc. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939 đã khẳng định: “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết”. Để thấy rõ hơn quãng đời hoạt động ở thời kỳ này của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta sẽ trích lược sau đây bài báo “Nguyễn Ái Quốc, những năm tháng gian khó”, đăng trên tờ “Thế giới mới”, số ra ngày 29-11-2008, tác giả là Văn Thanh Mai - Đỗ Hoàng Linh:
“… Khi tới Mátxcơva, mặc dù muốn nhận công tác ngay, nhưng Quốc Tế Cộng Sản thu xếp để Nguyễn Ái Quốc đi nghỉ an dưỡng ở Xôchi bên bờ biển Đen. Mùa thu năm 1934, Quốc Tế Cộng Sản ra Quyết định số 45 cử Người đi học tại Trường Bồi dưỡng Lý luận quốc tế mang tên Lênin, đăng ký trong danh sách sinh viên số hiệu 375, bí danh Lin, niên khóa 1934 - 1935.
… Dù đã trở về trung tâm phong trào cộng sản quốc tế, sống giữa những người đồng chí, nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn phải đối mặt với sự nghi kị về nhiều lý do khác nhau. Đó là vì sự xuất hiện những chủ trương mang tính chất “tả khuynh” trong tư tưởng và lý luận của Quốc Tế Cộng Sản, đặc biệt là ảnh hưởng của Nghị quyết Đại hội VI Quốc Tế Cộng Sản (6-1928) với các Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Đông Dương, đến vấn đề đặt tên Đảng, vấn đề dân tộc và giai cấp trong đường lối chiến lược và sách lược của Đảng… Nguyễn Ái Quốc còn bị đánh giá là một người mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc, cùng sự nghi ngờ ám ảnh về việc hình như Người được thực dân Anh trả tự do quá dễ dàng? Thậm chí đầu năm 1935, một lá thư gửi Vụ Hải ngoại Quốc Tế Cộng Sản còn đề nghị: “Về vấn đề liên quan đến Quốc, thì trong vòng hai năm, đồng chí ấy phải nghiêm túc tu dưỡng bản thân trong học tập và không bố trí công tác khác. Sau khi kết thúc học tập, chúng ta sẽ có kế hoạch giao công việc riêng”… Tháng 8-1935, đúng ra Nguyễn Ái Quốc đi dự Đại hội VII Quốc Tế Cộng Sản tại Mátxcơva “với tư cách là đại biểu của Ban phương Đông của Quốc Tế Cộng Sản”. Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề nghị đại biểu chính thức Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội VII Quốc Tế Cộng Sản và là đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh Quốc Tế Cộng Sản nhưng không được chấp nhận. Người chỉ được tham gia Đại hội với tư cách là đại biểu tư vấn và được cấp thẻ mang số đăng ký 154… Kết thúc khóa học ở Trường Quốc Tế Lênin, Nguyễn Ái Quốc đề nghị Quốc Tế Cộng Sản cho trở về Việt Nam. Một lần trả lời phỏng vấn của một nhà văn Liên Xô, Người cũng nói: Mong ước lớn nhất hiện nay của tôi là sớm được trở về Tổ Quốc. Mùa hè năm 1936, sau khi làm tờ khai lý lịch, hộ chiếu, giấy thông hành, chuyến đi lại bị hủy bỏ, vì tình hình thế giới có những biến động và vì chưa được Quốc Tế Cộng Sản chấp nhận.
… Ngày 6-6-1938, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục gửi thư cho lãnh đạo Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Quốc Tế Cộng Sản và đồng chí Manuilxki trình bày nguyện vọng: “Các đồng chí thân mến! Hôm nay kỷ niệm lần thứ 7 tôi bị bắt ở Hồng Công và cũng là khởi đầu năm thứ 8 tôi không hoạt động gì. Tôi viết thư này để yêu cầu các đồng chí thay đổi hoàn cảnh đau buồn này. Hãy cử tôi đến nơi nào đó hoặc cứ giữ tôi ở lại đây nhưng giao cho tôi những việc mà các đồng chí thấy có ích. Những gì tôi yêu cầu là các đồng chí đừng để tôi ngừng hoạt động quá lâu và chỉ ở bên cạnh, phía ngoài Đảng”. Sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp trên để đồng chí Lin được dự kiến trở về hoạt động công tác Đảng trong nước, ngày 8-6-1938, Phòng Tổ chức các bộ của Quốc Tế Cộng Sản cũng đã có công văn gửi đồng chí Dimitơrốp đề nghị “giải quyết dứt điểm tất cả những người Đông Dương về vị trí sắp xếp của Đảng Cộng sản Đông Dương” và ý kiến của V. I. Vaxiliêva gửi lên Ban Bí thư Quốc Tế Cộng Sản”: Đồng chí Lin là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, là người có uy tín trong Đảng Cộng sản Đông Dương, từ nay về sau thì Đảng sẽ chăm chú lắng nghe những ý kiến của đồng chí ấy… Đầu tháng 10-1938, Nguyễn Ái Quốc đáp xe lửa ở ga Iarôxlápxki rời Mátxcơva đi về phương Đông. Như vậy trong 5 năm (1934 - 1938), Nguyễn Ái Quốc đã phải sống trong bầu không khí nghi ngờ bao trùm, trong những xáo động của Quốc Tế Cộng Sản, trong cuộc thanh trừng nội bộ căng thẳng ngay trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Thực tế, dù rất phiền lòng, nhưng Người chấp hành theo quyết định cấp trên, kiên trì chờ đợi và hy vọng.
… Đánh giá về những tháng ngày khó khăn thử thách của Nguyễn Ái Quốc, J. Lacouture viết: Trong những năm 1934 - 1938, Hồ Chí Minh đã chăm chỉ học tập nhất trong đời mình, tránh những cuộc tranh chấp, thanh trừng đang diễn ra gay gắt trong Đảng Cộng sản Liên Xô và Quốc Tế Cộng Sản. Sôphie Quyn Judge trong “Hồ Chí Minh những năm tháng lưu lạc (1919 - 1941)” cũng nhận định: khó có thể hình dung một người Cộng sản lão làng như Hồ Chí Minh có thể lại tiếp tục hoạt động trong thời kỳ rối ren này. Sự tồn tại của ông qua những tháng năm tồi tệ nhất của cuộc thanh trừng, đã không chỉ chứng tỏ sự chịu đựng, mà còn chứng minh bản lĩnh cách mạng phi thường của Nguyễn Ái Quốc.
… Trong 30 năm hoạt động ở nước ngoài, quãng thời gian từ 1934 đến 1938 là một khoảng lặng buồn trong cuộc đời cách mạng sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh như Người đã từng viết cho một người bạn ở Quốc Tế Cộng Sản: Xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này. Nhưng chính khoảng lặng đó càng giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về một Nguyễn Ái Quốc với nghệ thuật sống “dĩ bất biến ứng vạn biến””.
Ngày 28-11-1941, sau hơn 30 năm rời Tổ quốc tìm đường cứu nước cứu dân, Nguyễn Ái Quốc về nước. Tháng 5-1941, ông trực tiếp chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII, xác định đường lối cách mạng trong thời kỳ mới: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm thời gác lại vấn đề điền địa, xóa bỏ vấn đề liên bang Đông Dương, thực hiện đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công - nông, đứng về phe đồng minh trong cuộc đấu tranh chống phát xít, theo đường lối đó quyết định thành lập tổ chức “Việt Nam độc lập đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đến đây, tư tưởng về đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc đã định hình ở mức hoàn thiện. Việc đề ra những quyết sách hành động kịp thời vào lúc này còn chứng tỏ rõ ràng tầm nhìn xa trông rộng, tư duy phán đoán và linh cảm chỉ có ở bậc vĩ nhân - thiên tài của Nguyễn Ái Quốc.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét