Chuyển đến nội dung chính

TẾT TÂN SỬU

 

 
Nhạc Chế Tết | TÒ TE TÍ | Lão Hạc , Chí Phèo , Mị , Chị Dậu ... Chúc Tết | Xuân Tân Sửu 2021

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh TẾT TÂN SỬU

TẾT TÂN SỬU

Nhớ Tết năm xưa buồn buồn là
 Tràn qua xuân sắc dịch cúm gà 
Nhốn nháo đàn em như chạy giặc 
Chợ còn lác đác mấy người già...

Lại một Tết nữa buồn buồn là. 
Covid bùng lên sợ chết cha 
Về quê không giám đành trả vé 
Cách ly lũ lượt cưỡng đi xa

Lại một Tết nữa buồn buồn là. 
Khẩu trang tách biệt tình bạn, ta 
Ly rượu co ro niềm cô quạnh 
Mai, đào tan tác cảnh can qua

Thôi nhé, Tết nay đành chào thua 
Đợi Tết năm sau nhé bạn già! 
Hết dịch, xuân đi, xuân lại đến 
 Sẽ đằm thắm lại dáng hào hoa!...

                                                       Trần Hạnh Thu
 

                                             

                             [Doremon Hát Chế] - Chúc Mừng Năm Mới Chế Ngày Tết Quê Em

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021

Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021

Tết nguyên đán Tân Sửu 2021 sắp đến rồi mọi người ơi!! chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa thôi, là mùa tết sum vầy lại về rồi. Tuy năm nào cũng đón tết sang, nhưng mấy ai hiểu được “tết” thực sự là gì?

Hôm nay blog sẽ chia sẻ cho các bạn một số góc nhìn khác về tết, mà chỉ có Con Rồng Cháu Tiên mới hiểu được!

Bản chất Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021

Tết Nguyên Đán – hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết.

Đây chính là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam trong 1 năm, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á.

Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch). Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây).

Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1đến giữa tháng 2 Dương lịch.

Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống

Bản chất Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021

Ý nghĩa Tết Nguyên Đán

Trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử nhưng những phong tục cổ truyền của người Việt vẫn giữ được nét bản sắc dân tộc.

Tết là do đọc trại từ chữ Tiết, nguyên là đầu tiên, đán là buổi sáng sớm. Tết Nguyên đán được dịch là khoảng thời gian đầu của một năm mới. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”. Tết Nguyên Đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân thương “Tết Ta”, là để phân biệt với “Tết Tây” (Tết Dương lịch).

Dần dần được gọi vắn tắt là Tết.

Nhưng cũng có những thuyết cho rằng: văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này đều có một thời khắc “giao thời” trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, chính là Tiết Nguyên đán.

Rồi về sau, do sự phát triển vượt bậc của ngôn ngữ nên chữ “tiết” được Việt hóa thành “Tết” và hình thành nên tên gọi Tết Nguyên đán như ngày nay.

Bản chất Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021

Phong tục ngày tết

Ngày Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, được xem là một ngày tốt đẹp, là thời điểm giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh. Do đó, nhiều người tin tưởng rằng những ý nghĩ, những mong ước, hành động của mình sẽ được các vị thần linh nghe thấy, thấu hiểu và ban cho phước lành. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời…

Tết không chỉ là dịp để mọi người trang hoàng, dọn dẹp lại nhà cửa mà còn có ý nghĩa tâm linh thiêng liêng, hướng về cội nguồn.

Theo tín ngưỡng dân gian, người nông dân còn cho rằng Tết là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước…

Dù là Tết lớn nhất trong năm, nhưng mỗi vùng miền của đất nước lại có những quan niệm về tôn giáo khác nhau, từ đó có các phong tục, tập quán khác nhau. Tất cả tạo nên một bản sắc dân tộc mà qua hàng thế kỷ cũng không bị mai một..

Con trâu: Vật tổ trong thế giới cổ đại

11-02-2021 - 07:59 AM | Thời sự quốc tế

(NLĐO) - Truyền thuyết, giai thoại và phong tục dân gian về con trâu - ứng với người tuổi Sửu - được truyền từ đời này sang đời khác và vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay.

Con trâu và thế giới cổ đại

Trên thế giới, có một số quốc gia, dân tộc lấy con trâu hoặc bò làm vật tổ. Người Ai Cập cổ đại và người Ba Tư tin rằng con trâu là tổ tiên của họ, trong khi Trung Quốc cổ đại cũng tôn thờ Viêm đế và Hoàng đế là tổ tiên của mình.

Theo trang China Highlights, kết quả khai quật khảo cổ học chỉ ra rằng Viêm đế - nhân vật huyền thoại ở Trung Quốc cổ đại - sinh ra trên núi Thiên Thai, huyện Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây và sống trong thời kỳ đầu của nền văn hóa Ngưỡng Thiều của xã hội nguyên thủy.

Con trâu: Vật tổ trong thế giới cổ đại - Ảnh 1.

Trên thế giới, có một số quốc gia, dân tộc lấy con trâu hoặc bò làm vật tổ. Ảnh: Wikimedia

Sách "Sử ký" do Tư Mã Thiên (năm 145 – 90 TCN) đời Hán (năm 206 TCN - 220 SCN) viết: “Viêm đế sinh ra từ núi và sống bên sông Giang Thủy, là người lãnh đạo Giang tộc”. Ghi chép từ cuốn sách về địa lý cổ Trung Quốc Sơn Hải Kinh cho biết Viêm đế có đầu giống con trâu nhưng cơ thể là của người. Bộ tộc của ông sử dụng con trâu làm vật tổ và người cổ đại thường hiến tế cho Viêm đế vào lễ hội mùa xuân. Kết quả, lễ hội mùa xuân cổ đại liên quan chặt chẽ đến việc thờ con trâu làm tổ tiên.

Trong khi đó, theo các tài liệu lịch sử Tây Tạng, người dân tộc Tây Tạng sử dụng bò Tây Tạng làm vật tổ vì một số người đến từ vùng đất nơi họ kiếm sống bằng cách nuôi bò Tây Tạng. Tương tự, người dân tộc Mông Cổ cũng lấy con bò làm vật tổ.

Là một vật tổ của tổ tiên, con trâu/bò có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa truyền thống và phong tục dân gian của Trung Quốc. Những bức tranh đá nguyên thủy mang chủ đề về bò Tây Tạng vẫn được bảo quản tốt ở Tây Tạng. Ngoài ra, các hoa văn đầu bò vẫn có thể được nhìn thấy trên đồ đồng khai quật từ thời nhà Thương (thế kỷ XVI - XI TCN).

Câu chuyện thần thoại

Viêm đế đã lãnh đạo bộ tộc của mình đến định cư ở khu vực trung và hạ lưu sông Hoàng Hà thay vì đi dọc theo các con sông ở phía Tây Bắc Trung Quốc để săn bắn và đánh cá. Ông nếm thử các loại thảo mộc, giải thích sự khác biệt giữa 5 loại ngũ cốc (đậu nành, lúa mì, cao lương, kê và gai dầu), đồng thời tích cực mở mang ruộng đồng để thúc đẩy nông nghiệp, đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước Trung Quốc cổ đại.

Con trâu: Vật tổ trong thế giới cổ đại - Ảnh 2.

Ảnh phác thảo Viêm đế. Ảnh: Wikipedia

Riêng người Tây Tạng tạo nên một câu chuyện về sự sáng tạo của trời và đất, trong đó viết: "Đầu, mắt, ruột, lông, móng và tim của con bò biến thành mặt trời, các vì sao, sông, hồ, rừng và núi tương ứng sau khi nó chết".

Bài hát "Si Ba giết bò" phổ biến ở vùng Anduo Tây Tạng ghi: "Ban đầu, vũ trụ là sự kết hợp giữa trời và đất. Khi Si Ba giết một con bò, anh chặt đầu nó và ném xuống đất tạo ra những đỉnh núi cao; cắt đuôi ném xuống đất tạo ra những con đường uốn lượn; lột da ném xuống đất tạo ra đồng bằng rộng lớn".

Trâu/bò dùng làm vật hiến tế

Con bò vừa được xem là Thần linh, vừa là vật hiến tế trong thế giới cổ đại với phong tục con người dâng bò cho tổ tiên để làm vật hiến tế. Xương bò còn được chôn cùng với người chết vào thời kỳ tiền sử, cột mốc đánh dấu sự bắt đầu của lễ hiến tế bò lên Thần linh hoặc tổ tiên con người.

Sau triều đại nhà Thương và nhà Chu (năm 1100 – 221 TCN), việc dâng lễ vật lên thần linh cũng quan trọng không kém việc phát động chiến tranh của người Trung Quốc cổ đại. Họ dâng bò làm vật hiến tế cho tổ tiên (thường là Viêm đế và Hoàng đế).

Trang China Highlights cho biết một số mảnh xương bò được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ học ở An Dương, tỉnh Hà Nam, cố đô của triều đại nhà Thương.

Con trâu: Vật tổ trong thế giới cổ đại - Ảnh 3.

Con bò vừa được xem là Thần linh, vừa là vật hiến tế trong thế giới cổ đại. Ảnh: Alamy

Ngoài ra, bò cũng nằm trong số những vật tế lễ do các hoàng đế cổ đại hiến tế, bao gồm một con bò, một con cừu, một con lợn và trong số những vật tế lễ do các chư hầu và quan lại sử dụng.

Theo Biên niên sử Trường Hoa, người dân tộc Li không gặp thầy thuốc nếu họ bị bệnh. Thay vào đó, họ giết một con bò và cầu nguyện để được chữa lành. Họ cũng nghe phù thủy khuyên bảo và ăn thịt bò giống như thuốc.

Nhìn chung, đây là một nghi lễ lớn của người xưa nhằm dâng cúng tổ tiên và thần linh, mục đích cầu bình an và tránh tà ma.

"Ma đầu bò" A Bang

Khi quan niệm về thần và ma hình thành trong thế giới của người Trung Quốc cổ đại, hình ảnh "ma đầu bò" A Bang được tạo ra trên cơ sở thờ vị thần tuổi Sửu. Truyền thuyết kể rằng A Bang ban đầu là một chiến binh nhỏ bé ở thế giới ngầm, bị biến thành một con ma đầu bò, mặt ngựa. Nó tượng trưng cho tất cả những điều xấu xa và đen tối trên thế giới.

Người tuổi Sửu

Một đứa trẻ sinh năm Sửu được xem là may mắn và đầy hứa hẹn. Theo quan niệm dân gian và thuyết âm dương ngày xưa, người tuổi Sửu nên thận trọng và suy nghĩ chín chắn trước khi định thực hiện một bước nhảy vọt nào đó. Những người sinh năm Sửu nên sống lương thiện để được an toàn.

Con bò ăn rơm, cỏ nhưng tạo ra sữa và giúp nông dân kéo cày. Nhưng con vật này thường bị đánh đập dù là nguồn cung cấp thịt cho con người. Bò không bao giờ bắt nạt kẻ yếu và cũng không sợ kẻ mạnh. Chúng dễ bị nông dân dắt mũi khi làm việc. Đó chính là tinh thần hy sinh của người tuổi Sửu.

 



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MIỀN TÂY HOANG DẠI

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/153

VẪN THẾ MÀ!