TT&HĐ III - 29/c
vụ ám sát thái tử Áo Hung
Nguyên nhân của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
“Chính chủ nghĩa yêu nước đã thúc đẩy tôi, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản” -Hồ Chí Minh
"Bất
cứ quyền lực nào nếu bắt một cá nhân phải cúi đầu bằng vũ lực và khủng
bố, dù nó nhân danh chủ nghĩa phát-xít hay chủ nghĩa cộng sản, phải được
xem là kẻ thù của nhân loại. Tất cả giá trị trong xã hội loài người tuỳ
thuộc vào cơ hội phát triển thích hợp cho từng cá nhân.”. -Albert Einstein
“Một
trong những sức mạnh của hệ thống cộng sản phương Đông là nó có một số
đặc điểm giống như một tôn giáo và nó đem lại những cảm xúc của một tôn
giáo.”
-Albert Einstein
“Chủ nghĩa xã hội giống như một giấc mơ. Sớm muộn gì các anh cũng phải thức dậy mà đối mặt với thực tế.”- Winston Churchill
“Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng”
- Các Mác
“Điều kiện tiên quyết để nhân dân có hạnh phúc là phải xoá bỏ tôn giáo”
- Các Mác
“Cách
mạng là ngày hội của những người bị áp bức và bị bóc lột. Không lúc nào
quần chúng nhân dân có thể tỏ ra là người sáng tạo trật tự xã hội mới
tích cực như trong thời kỳ cách mạng. Trong những thời kỳ như thế… thì
nhân dân có thể làm được những kỳ công".- V. I. Lênin
“Chúng
ta phải căm thù – lòng căm thù là điều cơ bản của chủ nghĩa cộng sản.
Trẻ con phải được dạy để chúng biết căm thù cha mẹ chúng nếu họ không
phải là những người cộng sản.”
- V. I. Lênin
“Kẻ
theo chủ nghĩa tư bản bị chúng ta treo cổ sau cùng, sẽ là kẻ đã bán cho
ta sợi dây thòng lọng mà ta dùng để treo cổ nó.” - Các Mác, cha đẻ của
chủ nghĩa cộng sản
“Lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản có thể được tóm gọn trong một câu: Xoá bỏ quyền tư hữu.” (trích từ Tuyên Ngôn Cộng Sản của Các Mác)
“Làm
thế nào để biết ai là cộng sản? Là như vầy: ai chỉ mới đọc Mác và
Lênin, người đó là cộng sản. Làm thế nào để biết ai là người chống cộng
sản? Đó là người quá hiểu về chủ nghĩa Mác-Lênin.”
Ronald Reagan
“Việc sản xuất ra quá nhiều thứ hữu dụng làm sản sinh ra quá nhiều người vô dụng” Các Mác.
“Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.” - Các Mác.
"Bất
cứ ai 20 tuổi mà không phải là cộng sản tức là kẻ ngu. Bất cứ ai đã 30
tuổi rồi mà vẫn là một người cộng sản thậm chí còn ngu đần hơn.".George Bernard Shaw
“Nền
kinh tế chủ nghĩa xã hội hoạt động dựa trên tư tưởng rằng sự hiểu biết
của một nhóm người cao rộng hơn sự hiểu biết của hàng trăm triệu người.
Đây là một suy nghĩ kiêu ngạo.” – FA Hayek
“Trong
chính trị không có đạo đức mà chỉ có thủ đoạn. Một thằng du côn cũng có
thể có giá trị cho chúng ta chỉ vì nó là thằng du côn.” - Vladimir Lenin
Khi
ta làm cách mạng, ta không thể làm cho thời gian ngừng trôi; ta phải
luôn đi tới nếu không sẽ bị tụt hậu. Giờ đây ai bàn bạc về “tự do báo
chí” là bị tụt hậu và làm cản trở tiến trình bước lên chủ nghĩa xã hội
của chúng ta” -Vladimir Lenin
“Đã có nhà nước thì không thể có tự do, mà khi có tự do thì sẽ không có nhà nước".- Vladimir Lenin
“Chúng
ta không có thì giờ để chơi trò “đối lập” ở những hội nghị. Chúng ta sẽ
cho những kẻ đối lập chúng ta ngồi tù dù chúng công khai đối lập hay ẩn
náu dưới danh nghĩa người ngoài đảng.” -Joseph Stalin, cựu lãnh đạo đảng cộng sản Liên Xô khét tiếng tàn bạo.
“Chỉ
cần dân chúng biết rằng ta có bầu cử là đủ rồi. Những người bỏ phiếu
bầu cử không quyết định được gì cả. Chính những người đếm phiếu mới
quyết định mọi thứ.” -Joseph Stalin.
“Đức Giáo Hoàng ư? Ông ta có được bao nhiêu sư đoàn?” -Joseph Stalin.
“Cái chết là giải pháp cho mọi vấn đề. Không còn người thì không còn vấn đề.” -Joseph Stalin.
“Lòng biết ơn là căn bệnh mà chỉ có loài chó mới mắc phải” -Joseph Stalin.
“Tư
tưởng có sức mạnh hơn súng đạn rất nhiều. Chúng ta không cho phép kẻ
thù của mình có súng, thì tại sao chúng ta phải cho chúng tự do tư
tưởng?” -Joseph Stalin,
“Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại nếu không có tự do, trong khi chủ nghĩa xã hội không thể nào tồn tại nếu cho phép tự do.” – Milton Friedman
“Tần Thuỷ Hoàng là cái thá gì? Ông ta chỉ chặt đầu 460 nho sĩ. Chúng ta đã chặt đầu 460.000 trí thức.” - Mao Trạch Đông
“Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã giết nhiều người hơn tất cả những cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20 cộng lại.” – Khuyết danh
“Mọi người cộng sản phải nắm cho rõ chân lý này: ‘Quyền lực chính trị lớn mạnh được là bắt đầu từ họng súng’” - Mao Trạch Đông
“Ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng. Đó là vấn đề nguyên tắc”. - Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam
“…không để trò chơi dân chủ lồng vào sinh hoạt quốc hội” (tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh ).
"20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu."-Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas nói.
"Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim."-Cựu Tổng thống Nga Putin.
“Một lời giả dối được nói mãi sẽ trở thành sự thật.” -Vladimir Lenin
"Nói
thật công bằng: Thực tế cho thấy Chủ nghĩa Cộng sản mới chính là thuốc
phiện của quần chúng cần lao nhờ vào tuyên truyền đầy ảo tưởng cao đẹp,
mị dân một cách "chân thành" và do đó có thể hiểu, vì sao mà Cách mạng
vô sản cũng đã từng nhất thời là cứu cánh của nhân dân lao động".
Thầy Cãi
(Tiếp theo)
Ngày nay, nhìn lại những luận điểm của Becxtainơ, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng có thể là phản cách mạng trong không khí đương thời, nhưng không phải hoàn toàn vô lý, không phải không đáng suy nghĩ!
Các Mác (trái) và Ph.Ăng-ghen.
Vào
những năm 1898-1899, một số lãnh tụ phái tả như Pơlêkhanốp Bêben, Rôda
Lucxembua, Pô Laphácgơ có lên tiếng phê phán tư tưởng xét lại Becxtainơ
nhưng không triệt để và hầu như không có kết quả vì lúc đó Đảng xã hội
dân chủ Đức đang say sưa với những thắng lợi đạt được trong cuộc bầu cử
quốc hội nên đã thỏa hiệp với chủ nghĩa xét lại.
Lênin
đã là người đứng ra vạch trần những sai lầm của chủ nghĩa Becxtainơ và
tác hại ru ngủ của nó đối với phong trào vô sản thế giới.
Tình
hình đó đã dẫn đến cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt và phức tạp trong
Quốc Tế II, vào những năm đầu thế kỷ XX, về những vấn đề cơ bản như:
phương pháp giành chính quyền, vấn đề thuộc địa, về chủ nghĩa quân phiệt
và nguy cơ chiến tranh. Ba vấn đề cơ bản này đã phân hóa Quốc tế II
thành ba phái:
-
Phái xét lại - cải lương theo Becxtainơ. Phái này chỉ chủ trương đấu
tranh hợp pháp, coi đấu tranh nghị trường, tham gia chính phủ tư sản là
biện pháp duy nhất và chủ yếu đem lại khả năng giành quyền thống trị cho
giai cấp công nhân; cực lực chống đối quyền lãnh đạo của đảng vô sản và
giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủ tư sản, đồng thời cũng bác bỏ
tư tưởng cách mạng dân chủ chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Điều rất tệ là phái này đã bênh vực chủ nghĩa thực dân, biện minh cho
chính sách xâm lược của thực dân, đế quốc. Họ cho rằng chế độ thuộc địa
có thể tồn tại và nên tồn tại trong chế độ tư bản chủ nghĩa để “khai
hóa” các nước lạc hậu. Theo họ, những người xã hội cũng có thể và cần
phải thực hiện “Chính sách thuộc địa xã hội chủ nghĩa” và cho rằng sự
“bảo hộ của các dân tộc văn minh” đối với “các dân tộc không văn minh”
là cần thiết.
-
Phái giữa, đứng đầu là Cauxky, ban đầu cho rằng sự thắng lợi của những
người Xã hội chủ nghĩa là có khả năng nếu biết dựa vào quyền lợi chung
của giai cấp công nhân và nông dân, nhưng lại theo quan điểm cơ hội (mà
thực chất là thủ tiêu cách mạng vô sản) là: giai cấp vô sản chỉ có thể
giành được địa vị lãnh đạo tạm thời thôi, còn muốn giành thắng lợi hoàn
toàn thì giai cấp vô sản phải biến mình thành đa số trong nhân dân. Phái
này chống lại hình thức bãi công chính trị của giai cấp vô sản.
-
Phái tả có đại diện là Rôda Lúcxembua, Clara Xétkin và Lênin. Phái này
kiên quyết bảo vệ những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác, những luận điểm về
quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủ tư sản, vấn
đề liên minh công nông, vấn đề cách mạng không ngừng từ cách mạng dân
chủ tư sản chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa… Lênin đã vạch trần
luận điểm về “chính sách thuộc địa xã hội chủ nghĩa”, về vai trò “khai
hóa” của chủ nghĩa thực dân, đế quốc mà thực chất là áp bức bóc lột hàng
triệu nhân dân lao động ở các thuộc địa.
Trong
Đại hội Stútgát (1907), vấn đề thuộc địa được tranh luận sôi nổi nhất.
Cuối cùng, Đại hội đã thông qua dự thảo do Lênin và những người Mácxít
soạn với tỷ lệ 127 phiếu thuận và 108 phiếu chống.
Vấn
đề đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt, chống chiến tranh cũng là vấn
đề thời sự nóng hổi lúc bấy giờ. Trong Đại hội Stútgát, có 5 bản tự thảo
phản ánh những ý kiến khác nhau cho thấy tính phức tạp tư tưởng về vấn
đề này:
-
Giôrét, đại biểu phái đa số của Đảng Xã hội Pháp, nêu lên nguyên tắc
“bảo vệ đất nước bị tấn công” làm tiêu chí hành động. Theo ông thì nước
bị tấn công “có quyền được sự ủng hộ của giai cấp công nhân toàn thế
giới”. Ông lấy luận điểm “chiến tranh phòng ngự” và “tấn công” làm tiêu
chuẩn để phân định một cuộc chiến tranh là chính nghĩa hay phi nghĩa.
-
Gexđơ, đại biểu cho phái thiểu số của Đảng Xã hội Pháp, đưa ra luận
điểm chiến tranh là con đẻ tất yếu của chủ nghĩa đế quốc và không thể
nào ngăn ngừa được, do đó mà chỉ chống chung chung và không nêu ra được
biện pháp cụ thể hoàn toàn nào.
- Phônma, đại biểu của chủ nghĩa cơ hội Đức tuyên bố không cần thiết có hoạt động gì đặc biệt để chống lại chủ nghĩa quân phiệt.
-
Écvê, đại diện phái vô chính phủ trong Đảng Xã hội Pháp thì chủ trương
khi chiến tranh bùng nổ, quần chúng nhân dân sẽ dùng hình thức bãi công,
đào ngũ và khởi nghĩa để chống lại (Lênin đã châm biếm, gọi biện pháp
chống chiến tranh này là của mấy “ông tướng ỳ”).
-
Bêben, đại biểu của Đảng Xã hội dân chủ Đức, đã vạch rõ nguyên nhân của
chiến tranh trong xã hội tư bản đương thời. Tham luận nêu lên nguồn gốc
chiến tranh là hậu quả của cuộc cạnh tranh thị trường thế giới, là sự
xâm lược và nô dịch các dân tộc thuộc địa của đế quốc thực dân. Chiến
tranh chỉ bị loại trừ khỏi đời sống xã hội khi chủ nghĩa tư bản bị tiêu
diệt. Nhược điểm của Bêben là chỉ nhấn mạnh đấu tranh bằng con đường
nghị trường và có phần mơ hồ.
chủ nghĩa thực dân, đế quốc
chủ nghĩa thực dân, đế quốc
Để
khỏi phân tán lực lượng, phái tả đã không đưa ra nghị quyết riêng mà
ủng hộ Bêben với đề nghị sửa đổi bổ sung vào dự án đó một số điều cơ
bản. Dự án nghị quyết được thông qua.
Vấn
đề đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh còn được tranh luận tại Hội nghị
lần thứ VIII của Quốc Tế II họp ở Côpenhagen vào tháng 8-1910, chủ yếu
là bổ sung thêm cho nghị quyết đã thông qua ở Stútgát, trong đó có yêu
cầu các Đảng Xã hội tổ chức công nhân các nước biểu tình, thể hiện tinh
thần đoàn kết nhất trí chống chiến tranh.
Nhưng
trên thực tế, phần đông lãnh tụ Quốc Tế II chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa
cơ hội - xét lại, đã không thi hành nghị quyết của Đại hội. Chẳng hạn
là những người xã hội đã không hề tổ chức biểu tình đoàn kết khi diễn ra
cuộc chiến tranh Ý - Thổ năm 1911-1912.
Trong
khi đó, nguy cơ chiến tranh thế giới ngày càng đến gần và Quốc Tế II đã
phải triệu tập cuộc họp bất thường ở Balơ (1912). Cuộc họp này đã ra
bản tuyên ngôn, kêu gọi công nhân các nước chống chiến tranh, đoàn kết
tạo nên sức mạnh chống chủ nghĩa đế quốc.
Ngày
26-6-1914, chính phủ Áo - Hung tổ chức một cuộc tập trận ở Bôxnia. Thái
tử Áo là Phơrăngxơ Phécdinan vừa đến thủ đô Boxnia là Xaragiêvô để tham
gia cuộc tập trận thì bị những người thuộc tổ chức “bàn tay đen” - một
tổ chức yêu nước Xécbi chống ách thống trị của Đế quốc Áo - Hung, ám sát
chết.
Duyên
cớ đã có! Mặc dù Xécbi đã chấp nhận hầu hết các điều kiện trong tối hậu thư
nhưng do sự thúc ép của Đức, ngày 28-7-1914, Áo - Hung vẫn tuyên chiến
với Xécbi. Nga lập tức viện trợ cho đồng minh của mình là Xécbi, Đức hậu
thuẫn cho đồng minh của mình là Áo - Hung. Ngày 1-8-1914, Đức tuyên
chiến với Nga. Ngày 3-8, Đức tuyên chiến với Pháp. Ngày 4-8, Anh tuyên
chiến với Đức.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ!
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, và các đảng Dân chủ Xã hội lớn tại châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ nghĩa Mác), gồm cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực chiến tranh của chính quyền nước mình. Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên ông từ chối tin rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Đệ Nhị Quốc tế, gồm các đảng đó.
Khác với quan điểm chung của người Mác-xít coi cách mạng ở Đức là quan trọng hơn ở Nga, ngày 17 tháng 10 năm 1914, Lenin viết: "Chủ nghĩa Nga Hoàng còn trăm lần xấu hơn chủ nghĩa Đức Hoàng.". Ông lên án chủ nghĩa tư bản cả hai bên đã gây ra cuộc chiến, nhất là chủ nghĩa đế quốc Anh - Pháp.
Sau khi Cách mạng Tháng Hai năm 1917 giành thắng lợi tại Nga và Nga hoàng Nikolai II thoái vị, Lenin biết rằng ông cần sớm trở lại nước Nga. Nhưng ông đã bị cô lập tại Thụy Sĩ trung lập khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang ở giai đoạn cao trào và không thể dễ dàng đi qua châu Âu. Tuy nhiên, Fritz Platten, một người cộng sản Thụy Sĩ đã tìm cách đàm phán với Chính phủ Đế quốc Đức để Lenin và những người của ông có thể đi bằng tàu hỏa kín qua nước Đức. Mọi người tin rằng chính Hoàng đế (Kaiser) Wilhelm II của Đức đã hy vọng Lenin sẽ gây ra tình trạng bất ổn chính trị ở Nga giúp ông chấm dứt chiến tranh tại Mặt trận phía Đông. Khi còn ở trên lãnh thổ Đức, Lenin không được phép ra khỏi đoàn tàu. Khi đã qua Đức, Lenin tiếp tục đi phà tới Thụy Điển và chặng đường xuyên Scandinavia còn lại đã được những người cộng sản Thụy Sĩ là Otto Grimlund và Ture Nerman thu xếp.
Có người cho rằng trước khi trở về Nga, Lenin đã nhận được sự giúp đỡ về tài chính từ đế quốc Đức. Họ cho rằng Lenin đã nhận được tiền bạc từ tay một nhà tư sản Đức tên là Parvus. Thậm chí, sách The Return of the Kings của tác giả Thomas Purcell còn khẳng định Đức hoàng mong muốn tiêu diệt Nga hoàng và ủng hộ Lenin vì nhiều lý do, chẳng hạn Đức hoàng hy vọng Lenin sẽ hỗ trợ cho Đức trong cuộc chiến trên Mặt trận phía Tây sau khi Cách mạng thắng lợi và Mặt trận phía Đông chấm dứt. Cũng theo đó, nếu Đức hoàng không hỗ trợ Lenin thì có lẽ cuộc cách mạng vô sản sẽ thất bại. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhà sử học nổi tiếng người Nga Vladlen Loginov đã bác bỏ những tình tiết này. Theo ghi nhận trên giấy tờ, trong các năm 1915 - 1917, có đến ba lần Parvus tìm cách bắt liên lạc với Lenin, với mong muốn đưa tiền cho nhà cách mạng này. Thế nhưng, Parvus đã không thành công trong cả ba lần tìm cách bắt liên lạc nêu trên. Lenin từ chối nhận tiền và đã phản hồi: "Cách mạng cần được thực hiện bằng những bàn tay trong sạch."— V. I. Lenin
Trước khi radar ra đời, những binh lính
trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất phải sử dụng thiết bị nghe trộm
khổng lồ để xác định hướng di chuyển của máy bay đối phương. Thiết bị
bao gồm loa khuếch đại âm thanh và tai nghe.
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường chính: Mặt trận phía Tây, Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Nam. Trong đó mặt trận phía Tây giữa liên quân Pháp – Anh chống lại quân Đức có vai trò chính yếu quyết định số phận chiến tranh vì ở đây tập trung binh lực lớn nhất có chất lượng cao nhất của cả hai phía. Mặt trận phía Đông là chiến trường giữa quân Nga chống Đức và Áo – Hung, mặt trận này có quy mô và tầm quan trọng không bằng mặt trận phía Tây và quân Nga thường thất bại trước quân Đức nhưng luôn làm quân đội Đức, Áo phải chiến đấu trên hai mặt trận không thể huy động tổng lực lực lượng khả dĩ cho một chiến thắng quyết định trong chiến tranh. Mặt trận phía Nam có tầm quan trọng thấp chủ yếu với một lực lượng quân đội nhỏ bé và chỉ có ý nghĩa khu vực. Mặt trận phía Nam lại phân nhỏ thành các chiến trường: Mặt trận Ý-Áo – đối chọi của quân Ý – Áo tại vùng biên giới hai nước; chiến trường Balkan: liên quân Đức, Áo – Hung, Bulgaria chống Serbia và về sau có trợ giúp của Anh, Pháp cho Serbia; chiến trường Trung Cận Đông: Liên quân Anh, Pháp chủ yếu là Anh chống Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ); chiến trường Kavkaz: Nga chống Ottoman.
Lính Áo trên chiến trường
Ngày 1 tháng 8 năm 1914 Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3 tháng 8 với Pháp; ngày 4 tháng 8 Anh tuyên chiến với Đức và đổ bộ vào lục địa. Chiến tranh lớn đã nổ ra.
Ngày 2 tháng 8 năm 1914 quân Đức chiếm Luxembourg và hai ngày sau tràn vào Bỉ, vi phạm tình trạng trung lập của nước này để lấy đường tiến vào miền bắc nước Pháp. Kế hoạch Schlieffen của bộ tổng chỉ huy Đức tính toán rằng bằng cuộc tấn công bất ngờ qua Bỉ đánh thẳng vào Bắc Pháp, là khu vực ít bố phòng, sẽ nhanh chóng loại nước này ra khỏi chiến tranh trước khi quân đội Nga kịp tổng động viên và tập hợp; sau khi đánh tan quân Pháp sẽ quay sang mặt trận phía Đông giải quyết quân Nga và kết thúc chiến tranh. Kế hoạch này là quá xa thực tế: mặc dù quân Đức giành được lợi thế trong các trận đánh biên giới và tiến nhanh về phía Paris hòng tiêu diệt Pháp, và người Đức sắp sửa giành được chiến thắng quyết định chấm dứt chiến tranh. Nhưng khi đi sâu vào đất Pháp, các vị chỉ huy quân Đức đã có nhiều sai lầm. Thế rồi, trong trận sông Marne lần thứ nhất vào tháng 9 năm 1914 quân Đức đánh bất phân thắng bại với liên quân Pháp - Anh. Quân Đức phải lui binh về cố thủ, quân Pháp quá kiệt quệ nên không thể truy kích, nên cả hai đoàn quân không bên nào có thể giành thế thượng phong. Chiến tranh trên mặt trận phía Tây dần đi vào hình thức chiến tranh chiến hào (Stellungskrieg), và tình hình cứ thế trong suốt bốn năm chiến tranh. Trận đánh kế tiếp tại Aisne còn khốc liệt hơn cả trận sông Marne, diễn ra từ ngày 13 cho đến ngày 28 tháng 9 năm 1914. Cả hai bên đều mất hàng ngàn binh sĩ, nhưng rồi đây vẫn là một trận chiến bất phân thắng bại.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, và các đảng Dân chủ Xã hội lớn tại châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ nghĩa Mác), gồm cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực chiến tranh của chính quyền nước mình. Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên ông từ chối tin rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Đệ Nhị Quốc tế, gồm các đảng đó.
Khác với quan điểm chung của người Mác-xít coi cách mạng ở Đức là quan trọng hơn ở Nga, ngày 17 tháng 10 năm 1914, Lenin viết: "Chủ nghĩa Nga Hoàng còn trăm lần xấu hơn chủ nghĩa Đức Hoàng.". Ông lên án chủ nghĩa tư bản cả hai bên đã gây ra cuộc chiến, nhất là chủ nghĩa đế quốc Anh - Pháp.
Sau khi Cách mạng Tháng Hai năm 1917 giành thắng lợi tại Nga và Nga hoàng Nikolai II thoái vị, Lenin biết rằng ông cần sớm trở lại nước Nga. Nhưng ông đã bị cô lập tại Thụy Sĩ trung lập khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang ở giai đoạn cao trào và không thể dễ dàng đi qua châu Âu. Tuy nhiên, Fritz Platten, một người cộng sản Thụy Sĩ đã tìm cách đàm phán với Chính phủ Đế quốc Đức để Lenin và những người của ông có thể đi bằng tàu hỏa kín qua nước Đức. Mọi người tin rằng chính Hoàng đế (Kaiser) Wilhelm II của Đức đã hy vọng Lenin sẽ gây ra tình trạng bất ổn chính trị ở Nga giúp ông chấm dứt chiến tranh tại Mặt trận phía Đông. Khi còn ở trên lãnh thổ Đức, Lenin không được phép ra khỏi đoàn tàu. Khi đã qua Đức, Lenin tiếp tục đi phà tới Thụy Điển và chặng đường xuyên Scandinavia còn lại đã được những người cộng sản Thụy Sĩ là Otto Grimlund và Ture Nerman thu xếp.
Có người cho rằng trước khi trở về Nga, Lenin đã nhận được sự giúp đỡ về tài chính từ đế quốc Đức. Họ cho rằng Lenin đã nhận được tiền bạc từ tay một nhà tư sản Đức tên là Parvus. Thậm chí, sách The Return of the Kings của tác giả Thomas Purcell còn khẳng định Đức hoàng mong muốn tiêu diệt Nga hoàng và ủng hộ Lenin vì nhiều lý do, chẳng hạn Đức hoàng hy vọng Lenin sẽ hỗ trợ cho Đức trong cuộc chiến trên Mặt trận phía Tây sau khi Cách mạng thắng lợi và Mặt trận phía Đông chấm dứt. Cũng theo đó, nếu Đức hoàng không hỗ trợ Lenin thì có lẽ cuộc cách mạng vô sản sẽ thất bại. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhà sử học nổi tiếng người Nga Vladlen Loginov đã bác bỏ những tình tiết này. Theo ghi nhận trên giấy tờ, trong các năm 1915 - 1917, có đến ba lần Parvus tìm cách bắt liên lạc với Lenin, với mong muốn đưa tiền cho nhà cách mạng này. Thế nhưng, Parvus đã không thành công trong cả ba lần tìm cách bắt liên lạc nêu trên. Lenin từ chối nhận tiền và đã phản hồi: "Cách mạng cần được thực hiện bằng những bàn tay trong sạch."— V. I. Lenin
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường chính: Mặt trận phía Tây, Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Nam. Trong đó mặt trận phía Tây giữa liên quân Pháp – Anh chống lại quân Đức có vai trò chính yếu quyết định số phận chiến tranh vì ở đây tập trung binh lực lớn nhất có chất lượng cao nhất của cả hai phía. Mặt trận phía Đông là chiến trường giữa quân Nga chống Đức và Áo – Hung, mặt trận này có quy mô và tầm quan trọng không bằng mặt trận phía Tây và quân Nga thường thất bại trước quân Đức nhưng luôn làm quân đội Đức, Áo phải chiến đấu trên hai mặt trận không thể huy động tổng lực lực lượng khả dĩ cho một chiến thắng quyết định trong chiến tranh. Mặt trận phía Nam có tầm quan trọng thấp chủ yếu với một lực lượng quân đội nhỏ bé và chỉ có ý nghĩa khu vực. Mặt trận phía Nam lại phân nhỏ thành các chiến trường: Mặt trận Ý-Áo – đối chọi của quân Ý – Áo tại vùng biên giới hai nước; chiến trường Balkan: liên quân Đức, Áo – Hung, Bulgaria chống Serbia và về sau có trợ giúp của Anh, Pháp cho Serbia; chiến trường Trung Cận Đông: Liên quân Anh, Pháp chủ yếu là Anh chống Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ); chiến trường Kavkaz: Nga chống Ottoman.

Ngày 1 tháng 8 năm 1914 Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3 tháng 8 với Pháp; ngày 4 tháng 8 Anh tuyên chiến với Đức và đổ bộ vào lục địa. Chiến tranh lớn đã nổ ra.
Ngày 2 tháng 8 năm 1914 quân Đức chiếm Luxembourg và hai ngày sau tràn vào Bỉ, vi phạm tình trạng trung lập của nước này để lấy đường tiến vào miền bắc nước Pháp. Kế hoạch Schlieffen của bộ tổng chỉ huy Đức tính toán rằng bằng cuộc tấn công bất ngờ qua Bỉ đánh thẳng vào Bắc Pháp, là khu vực ít bố phòng, sẽ nhanh chóng loại nước này ra khỏi chiến tranh trước khi quân đội Nga kịp tổng động viên và tập hợp; sau khi đánh tan quân Pháp sẽ quay sang mặt trận phía Đông giải quyết quân Nga và kết thúc chiến tranh. Kế hoạch này là quá xa thực tế: mặc dù quân Đức giành được lợi thế trong các trận đánh biên giới và tiến nhanh về phía Paris hòng tiêu diệt Pháp, và người Đức sắp sửa giành được chiến thắng quyết định chấm dứt chiến tranh. Nhưng khi đi sâu vào đất Pháp, các vị chỉ huy quân Đức đã có nhiều sai lầm. Thế rồi, trong trận sông Marne lần thứ nhất vào tháng 9 năm 1914 quân Đức đánh bất phân thắng bại với liên quân Pháp - Anh. Quân Đức phải lui binh về cố thủ, quân Pháp quá kiệt quệ nên không thể truy kích, nên cả hai đoàn quân không bên nào có thể giành thế thượng phong. Chiến tranh trên mặt trận phía Tây dần đi vào hình thức chiến tranh chiến hào (Stellungskrieg), và tình hình cứ thế trong suốt bốn năm chiến tranh. Trận đánh kế tiếp tại Aisne còn khốc liệt hơn cả trận sông Marne, diễn ra từ ngày 13 cho đến ngày 28 tháng 9 năm 1914. Cả hai bên đều mất hàng ngàn binh sĩ, nhưng rồi đây vẫn là một trận chiến bất phân thắng bại.
(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét