TT&HĐ III - 30/a
CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC
“Nếu
như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên
sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng
một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và
điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó
sống ở đâu... ở trong chúng ta." - Albert Camus
"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù
trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo
khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không
ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ
dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được
chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng
đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với
họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn
"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin
"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
Hậu
quả của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) cùng với sự
thành công của Cách mạng tháng Mười Nga đã kích thích sự nổi dậy mạnh mẽ
phong trào đấu tranh của nhân dân lao động toàn thế giới. Năm 1919, ở
Hungari đã thành lập được chính quyền Xô viết và tồn tại 133 ngày. Ở xứ
Bavie (Đức) và Đông Xlôvaki cũng đã nổi dậy lật đổ chính quyền, đòi
thành lập chính quyền Xô viết. Ở nhiều nước tư bản khác như Anh, Pháp,
Mỹ… phong trào đấu tranh của công nhân cũng lan rộng, sôi nổi hơn. Tại
châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, ở nhiều nước thuộc địa và nửa thuộc
địa như Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Ai Cập, Braxin, Pêru, Cuba,
Mêhicô…, phong trào chống thực dân, đế quốc đòi độc lập dân tộc, dân
chủ cũng diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt, ở Mông Cổ, cuộc cách mạng nhân dân
đã thành công đưa đến việc thành lập nhà nước cộng hòa nhân dân.
Trước
sự phát triển của phong trào đấu tranh đó, tháng 3-1919, Quốc Tế Cộng
Sản được thành lập (còn gọi là Quốc Tế III). Dưới sự lãnh đạo trực tiếp
của Lênin, Quốc Tế Cộng Sản đẩy mạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
và kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười ra toàn thế giới, thúc đẩy sự ra
đời của các Đảng Cộng Sản và giúp đỡ phong trào cách mạng các nước.
Trong
bầu không khí đấu tranh rộng khắp thời bấy giờ, tiếng vang của sự kiện
Cách mạng tháng Mười và cuộc chiến thắng oanh liệt trước thù trong giặc
ngoài, giữ vững chính quyền vô sản của Nhà nước Xô viết ở nước Nga không
thể không lan truyền đến tai những nhà hoạt động yêu nước Việt Nam đang
khắc khoải tìm cách giải thoát dân tộc mình khỏi đói khổ, uất ức dưới
cái ách bạo ngược thực dân - nửa phong kiến.
Một
triều đình phong kiến khi ở giai đoạn phản động nhất của nó, nghĩa là
khi quyền lợi ích kỷ của nó đối kháng cực độ với quyền lợi Đại Chúng và
sẵn sàng phản bội lại đất nước, bán rẻ đất nước vì quyền lợi ích kỷ ấy
thì nó chẳng khác gì giặc ngoại xâm, thậm chí còn tệ hơn. Lúc đó, chế độ
thực dân của kẻ xâm lược hóa ra lại tiến bộ hơn so với chế độ phong
kiến đã thối nát. Vì thế mà trong thời kỳ đầu dưới chế độ thực dân,
nhiều nhà cách mạng đã lầm tưởng “lòng tốt” của chế độ ấy và muốn dựa
vào nó để thủ tiêu triều đình phong kiến tàn dư (mà chính thực dân âm
mưu cho nó tồn tại!).
Đối
với giai cấp tư sản bản địa thời kỳ ấy thì tìm kiếm tình yêu nước thương nòi ở
nó bằng tuyên truyền, vận động chính trị là vô vọng, vì nhiệm vụ của nó là phục vụ cho chế độ thực dân và mục đích của nó là làm giàu nhờ chế độ thực dân. Đối với chủ nghĩa
thực dân thì xin xỏ dân chủ, dân quyền (chưa cần nói đến độc lập dân
tộc) bằng giải thích suông là ảo tưởng, vì mục đích của nó là xâm lược để bóc lột tài nguyên thiên nhiên và sức lao đông bản địa.
Bản
chất tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân, cùng với sự thất bại của các cuộc
đấu tranh manh mún, cải lương, tự phát đã dẫn cuộc đấu tranh tư tưởng trong đội
ngũ những chí sĩ yêu nước Việt Nam đến kết quả nhất quán và cuối cùng
này: chỉ có cuộc đấu tranh quần chúng rộng lớn, nhất quán và phải bằng kiên quyết bạo lực cách
mạng mới có thể đạt được độc lập dân tộc và qua đó mới có thể nói đến
dân chủ, dân quyền, nghĩa là phải có một lực lượng đủ mạnh đánh đuổi
được kẻ cướp cùng với chủ nghĩa thực dân của nó ra khỏi bờ cõi, đồng
thời đánh đổ luôn cái “nửa phong kiến” ma quái kia (mà không chừng không
đánh, cái chỗ dựa thực dân đã không còn thì nó cũng tự động tan biến!).
Nhưng bằng cách nào để giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, bóa lột của thực dân xâm lược, giành độc lập tự do? Cách mạng tháng Mười đã soi rọi đến!
Và
khí thiêng sông núi Việt Nam đã kịp thời hun đúc nên một đứa con đại anh hùng
của dân tộc Việt nữa để đặt lên vai người đó cái trách nhiệm như Phù
Đổng Thiên Vương, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi - Nguyễn Trãi… đã từng gánh vác:
Giải phóng đất nước Việt, giành độc lập tự do cho dân tộc Việt, thu
giang sơn về một mối.
Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Sen xã Kim Liên tại huyện Nam Đàn, Nghệ An thì:
"Hoàng sơ tổ khảo là Nguyễn Bá Phụ, tổ đời thứ hai là Nguyễn Bá Bạc, tổ đời thứ ba là Nguyễn Bá Ban, tổ đời thứ tư là Nguyễn Văn Dân,... tổ đời thứ năm, Nguyễn Sinh Vật là giám sinh đời Lê Thánh Đức (tức Lê Thần Tông) năm thứ ba..., tổ đời thứ sáu là Nguyễn Sinh Tài đỗ hiếu sinh khi 17 tuổi, năm 34 tuổi đỗ tam trường khoa thi Hội..., tổ đời thứ 10 là Nguyễn Sinh Nhậm)." Cả bốn đời đầu tiên của dòng họ đều chưa lấy đệm là "Sinh" và không rõ năm sinh, năm mất.
Theo gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng Sen xã Kim Liên tại huyện Nam Đàn, Nghệ An thì:
"Hoàng sơ tổ khảo là Nguyễn Bá Phụ, tổ đời thứ hai là Nguyễn Bá Bạc, tổ đời thứ ba là Nguyễn Bá Ban, tổ đời thứ tư là Nguyễn Văn Dân,... tổ đời thứ năm, Nguyễn Sinh Vật là giám sinh đời Lê Thánh Đức (tức Lê Thần Tông) năm thứ ba..., tổ đời thứ sáu là Nguyễn Sinh Tài đỗ hiếu sinh khi 17 tuổi, năm 34 tuổi đỗ tam trường khoa thi Hội..., tổ đời thứ 10 là Nguyễn Sinh Nhậm)." Cả bốn đời đầu tiên của dòng họ đều chưa lấy đệm là "Sinh" và không rõ năm sinh, năm mất.
Ngày
19-5-1890, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, miền Trung đất
Việt, trong một gia đình nhà nho yêu nước nghèo, một bé trai chào đời
và được đặt tên là Nguyễn Sinh Cung. Cha ông là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), từng đỗ phó bảng. Mẹ là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901). Ông có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1884), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (sinh năm 1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901, tên khi mới lọt lòng là Xin). Lớn lên ở một địa phương có truyền
thống yêu nước, chống ngoại xâm và nhờ tư chất thông minh mà hấp thụ
được trực tiếp cái tinh thần ấy cũng như tư tưởng đấu tranh từ thân phụ
mình là Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cùng bạn bè nhà nho cách mạng của ông,
Cung đã sớm nhận thức được cảnh nước mất nhà tan và nuôi chí đánh đuổi
thực dân, giành lại đất nước cho đồng bào.
Theo nhà văn Sơn Tùng, vào độ năm tuổi thì Cung theo gia đình (gồm cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, anh là Nguyễn Sinh Khiêm) vào Huế- kinh đô của Việt Nam thời đó. Trong khi qua Đèo Ngang, Cung có đọc cho cha và anh nghe hai bài thơ sau:
1. Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo con
Núi nằm ỳ một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám lỳ lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con.
2. Biển là ao lớn
Thuyền là con bò
Bò ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.
Theo nhà văn Sơn Tùng, vào độ năm tuổi thì Cung theo gia đình (gồm cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, anh là Nguyễn Sinh Khiêm) vào Huế- kinh đô của Việt Nam thời đó. Trong khi qua Đèo Ngang, Cung có đọc cho cha và anh nghe hai bài thơ sau:
1. Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo con
Núi nằm ỳ một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám lỳ lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con.
2. Biển là ao lớn
Thuyền là con bò
Bò ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn.
Vào
tuổi thiếu niên, khi vào học ở Huế, Cung lấy tên là Nguyễn Tất Thành
như một quyết tâm cứu nước. Ở đây, Tất Thành đã tích cực tham gia vào
phong trào đấu tranh chống sưu cao thuế nặng trong hàng ngũ học sinh.
Cũng theo nhà văn Sơn Tùng, quê ngoại củaNguyễn Tất Thành ở Hà Tĩnh, gần cạnh quê của Quận công Hoàng Cao Khải (làng Đông Thái, huyện Đức Thọ). Một lần, Nguyễn Tất Thành được về thăm quê ngoại. Cũng trong dịp ấy, Hoàng Cao Khải có mời các quan sở tại đầu tỉnh và cả các quan huyện đến dự lễ ăn mừng khánh thành cái dinh thự bề thế vừa xây xong tại quê nhà của mình. Trong lúc bữa tiệc diễn ra thì có một lũ trẻ (gồm: Phạm Gia Cẩn, Lê Thước, Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Tất Thành) túm tụm bên ngoài tường bao dinh thự nhòm lén vào, và thấy: trên cái sân rất rộng có một cái bể cảnh rất lớn chưa có nước, trong đó có một hòn non bộ lớn, một cây si khoảng trăm tuổi và tượng ba ông lão nhỏ, còn các quan thì ngồi bên cạnh bể cảnh uống rượu tây và đang bình thơ văn. Bỗng nhiên trong đám học trò nhòm lén thốt to một câu :"Các quan làm thơ dở quá!". Nghe thế, Hoàng Trọng Phu (con của Hoàng Cao Khải) đi ra quát lũ trẻ. Tiếp đó, Hoàng Cao Khải cũng ra nhưng chỉ nói:
- Đứa nào khi nãy chê thơ của các quan thì bây giờ đọc một bài thơ cho các quan nghe, ông thưởng
Nguyễn Tất Thành thưa:
-Thưa cụ, con đọc bài thơ này, nếu có sai thì đừng phạt con?
-Đọc đi, ông không phạt!
Và Nguyễn Tất Thành đọc:
- Kìa ba ông lão bé con con
Biết có tình gì với nước non
Trương mắt làm chi, ngồi mãi đó?
Hỏi xem non nước mất hay còn.
Bài thơ mà Nguyễn Tất Thành đọc ở dinh thự của Hoàng Cao Khải có hơi hướng gợi nhớ đến bài thơ "Ông phỗng đá" đã xuất hiện trước đó của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.
Trước hết, kể sơ về Hoàng Cao Khải. Hoàng Cao Khải sinh năm 1850, chết năm 1933. Sau khi đỗ cử nhân ân khoa (năm 1868), ra làm quan, cúc cung tận tụy phục vụ Triều đình Huế, hợp tác đắc lực với Thực dân Pháp trong cuộc xâm lược và bình định Bắc Kỳ của chúng, nhất là đã tham gia đàn áp khốc liệt cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Nhờ thế, Hoàng Cao Khải được ban cho ấp Thái Hà (nay thuộc phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội; năm 1962 được Bộ Văn Hóa nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xác nhận là di tích quốc gia với đánh giá : "Đây là chứng tích duy nhất của nước ta về một quần thể các công trình lăng tẩm dinh thự của một phó vương..."), và năm 1890 được phong tước Duyên Mậu Quận Công (đây là một biệt lệ vì theo qui định của Triều Nguyễn, quan lại chỉ được phong Quận Công khi đã mất)
Nguyễn Khuyến (1835-1909) là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông sinh ở quê mẹ (Nam Định) nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha (làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Năm Giáp Tý (1864), Nguyễn Khuyến thi hương, đậu Giải Nguyên. Năm sau ông thi hội, không đậu. NămTân Mùi (1871), Nguyễn Khuyến thi hội lần thứ hai, đậu Hội Nguyên, rồi vào thi đình, đậu tiếp Đình Nguyên. Lúc ban cờ biểu cho ông, vua Tự Đức tự tay đề hai chữ "Tam Nguyên", cho nên người ta mới gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ. Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Khuyến có ra làm quan một thời gian ngắn nhưng quan lộ của ông luôn gặp trắc trở. Cuối năm 1883, Thực dân Pháp kéo quân lên đánh chiếm Sơn Tây. Tổng đốc Sơn Tây lúc ấy là Nguyễn Đình Nhuận chống đỡ không nổi đã phải rút sang Hưng Hóa hợp sức với Nguyễn Quang Bích lập căn cứ kháng chiến. Trong tình hình đó, Triều đình Huế cử Nguyễn Khuyến làm quyền Tổng đốc Sơn Tây, nhưng ông lấy cớ đau mắt nặng không đi nhậm chức và xin cáo quan luôn.
Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XIX, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, phong trào kháng chiến chống quân xâm lược Pháp của nhân dân Bắc Kỳ bột khởi khắp nơi. Nhiều sĩ phu yêu nước tình nguyện tham gia cuộc kháng chiến đó, nhận trọng trách lãnh đạo khởi nghĩa. Một số khác, trong đó có Nguyễn Khuyến, dù không trực tiếp chiến đấu thì cũng gián tiếp bằng cách này hay cách khác hô hào, ủng hộ, động viên phong trào kháng chiến hoặc chí ít là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ xâm lược và một triều đình đã lộ rõ sự bán nước. Trước tình hình đó, để đối phó, Thực dân Pháp một mặt tăng cường tấn công bằng quân sự, cố tiêu diệt các căn cứ, các đội quân khởi nghĩa, mặt khác, hợp tác chặt chẽ với bộ phận quan lại triều đình đã rắp tâm theo chúng, ra sức tìm cách mua chuộc,lôi kéo, gây chia rẽ hàng ngũ sĩ phu có tên tuổi.
Trong hoàn cảnh như thế, khi Hoàng Cao Khải (có thể chỉ đơn thuần là do mến mộ tài năng, mà cũng có thể có cả ý đồ quản chế) mở lời mời Nguyễn Khuyến làm "gia sư" tại ấp Thái Hà, ông đã miễn cưỡng nhận lời. Tương truyền có một lần, sau khi dạy học xong, Nguyễn Khuyến dạo chơi trong ấp, thấy tượng đá ông phỗng bên hòn non bộ ở sân vườn bèn tức cảnh sinh tình mà làm bài thơ "Ông phỗng đá". Nội dung bài thơ như sau:
Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?
Năm 1906, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, ông trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất. Trong kỳ thi primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.
Cũng theo nhà văn Sơn Tùng, quê ngoại củaNguyễn Tất Thành ở Hà Tĩnh, gần cạnh quê của Quận công Hoàng Cao Khải (làng Đông Thái, huyện Đức Thọ). Một lần, Nguyễn Tất Thành được về thăm quê ngoại. Cũng trong dịp ấy, Hoàng Cao Khải có mời các quan sở tại đầu tỉnh và cả các quan huyện đến dự lễ ăn mừng khánh thành cái dinh thự bề thế vừa xây xong tại quê nhà của mình. Trong lúc bữa tiệc diễn ra thì có một lũ trẻ (gồm: Phạm Gia Cẩn, Lê Thước, Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Tất Thành) túm tụm bên ngoài tường bao dinh thự nhòm lén vào, và thấy: trên cái sân rất rộng có một cái bể cảnh rất lớn chưa có nước, trong đó có một hòn non bộ lớn, một cây si khoảng trăm tuổi và tượng ba ông lão nhỏ, còn các quan thì ngồi bên cạnh bể cảnh uống rượu tây và đang bình thơ văn. Bỗng nhiên trong đám học trò nhòm lén thốt to một câu :"Các quan làm thơ dở quá!". Nghe thế, Hoàng Trọng Phu (con của Hoàng Cao Khải) đi ra quát lũ trẻ. Tiếp đó, Hoàng Cao Khải cũng ra nhưng chỉ nói:
- Đứa nào khi nãy chê thơ của các quan thì bây giờ đọc một bài thơ cho các quan nghe, ông thưởng
Nguyễn Tất Thành thưa:
-Thưa cụ, con đọc bài thơ này, nếu có sai thì đừng phạt con?
-Đọc đi, ông không phạt!
Và Nguyễn Tất Thành đọc:
- Kìa ba ông lão bé con con
Biết có tình gì với nước non
Trương mắt làm chi, ngồi mãi đó?
Hỏi xem non nước mất hay còn.
Bài thơ mà Nguyễn Tất Thành đọc ở dinh thự của Hoàng Cao Khải có hơi hướng gợi nhớ đến bài thơ "Ông phỗng đá" đã xuất hiện trước đó của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.
Trước hết, kể sơ về Hoàng Cao Khải. Hoàng Cao Khải sinh năm 1850, chết năm 1933. Sau khi đỗ cử nhân ân khoa (năm 1868), ra làm quan, cúc cung tận tụy phục vụ Triều đình Huế, hợp tác đắc lực với Thực dân Pháp trong cuộc xâm lược và bình định Bắc Kỳ của chúng, nhất là đã tham gia đàn áp khốc liệt cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Nhờ thế, Hoàng Cao Khải được ban cho ấp Thái Hà (nay thuộc phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội; năm 1962 được Bộ Văn Hóa nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xác nhận là di tích quốc gia với đánh giá : "Đây là chứng tích duy nhất của nước ta về một quần thể các công trình lăng tẩm dinh thự của một phó vương..."), và năm 1890 được phong tước Duyên Mậu Quận Công (đây là một biệt lệ vì theo qui định của Triều Nguyễn, quan lại chỉ được phong Quận Công khi đã mất)
Nguyễn Khuyến (1835-1909) là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông sinh ở quê mẹ (Nam Định) nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha (làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Năm Giáp Tý (1864), Nguyễn Khuyến thi hương, đậu Giải Nguyên. Năm sau ông thi hội, không đậu. NămTân Mùi (1871), Nguyễn Khuyến thi hội lần thứ hai, đậu Hội Nguyên, rồi vào thi đình, đậu tiếp Đình Nguyên. Lúc ban cờ biểu cho ông, vua Tự Đức tự tay đề hai chữ "Tam Nguyên", cho nên người ta mới gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ. Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Khuyến có ra làm quan một thời gian ngắn nhưng quan lộ của ông luôn gặp trắc trở. Cuối năm 1883, Thực dân Pháp kéo quân lên đánh chiếm Sơn Tây. Tổng đốc Sơn Tây lúc ấy là Nguyễn Đình Nhuận chống đỡ không nổi đã phải rút sang Hưng Hóa hợp sức với Nguyễn Quang Bích lập căn cứ kháng chiến. Trong tình hình đó, Triều đình Huế cử Nguyễn Khuyến làm quyền Tổng đốc Sơn Tây, nhưng ông lấy cớ đau mắt nặng không đi nhậm chức và xin cáo quan luôn.
Nguyễn Khuyến | |||||
---|---|---|---|---|---|
![]()
Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến
|
|||||
Bút danh | Nguyễn Khuyến | ||||
Quốc gia | Việt Nam | ||||
Dân tộc | Kinh | ||||
Học vấn | Giải nguyên, Hội nguyên và Hoàng giáp |
Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XIX, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, phong trào kháng chiến chống quân xâm lược Pháp của nhân dân Bắc Kỳ bột khởi khắp nơi. Nhiều sĩ phu yêu nước tình nguyện tham gia cuộc kháng chiến đó, nhận trọng trách lãnh đạo khởi nghĩa. Một số khác, trong đó có Nguyễn Khuyến, dù không trực tiếp chiến đấu thì cũng gián tiếp bằng cách này hay cách khác hô hào, ủng hộ, động viên phong trào kháng chiến hoặc chí ít là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ xâm lược và một triều đình đã lộ rõ sự bán nước. Trước tình hình đó, để đối phó, Thực dân Pháp một mặt tăng cường tấn công bằng quân sự, cố tiêu diệt các căn cứ, các đội quân khởi nghĩa, mặt khác, hợp tác chặt chẽ với bộ phận quan lại triều đình đã rắp tâm theo chúng, ra sức tìm cách mua chuộc,lôi kéo, gây chia rẽ hàng ngũ sĩ phu có tên tuổi.
Trong hoàn cảnh như thế, khi Hoàng Cao Khải (có thể chỉ đơn thuần là do mến mộ tài năng, mà cũng có thể có cả ý đồ quản chế) mở lời mời Nguyễn Khuyến làm "gia sư" tại ấp Thái Hà, ông đã miễn cưỡng nhận lời. Tương truyền có một lần, sau khi dạy học xong, Nguyễn Khuyến dạo chơi trong ấp, thấy tượng đá ông phỗng bên hòn non bộ ở sân vườn bèn tức cảnh sinh tình mà làm bài thơ "Ông phỗng đá". Nội dung bài thơ như sau:
Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?
Năm 1906, Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, ông trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất. Trong kỳ thi primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.
Năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) và dạy học chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại ở trường Dục Thanh. Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu
nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc.
Nguyễn Tất Thành đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Ông
tuy khâm phục Đề Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu
nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả. Theo
quan điểm của ông, Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải
cách, điều đó chẳng khác nào "xin giặc rủ lòng thương", còn Phan Bội
Châu thì hy vọng Đế quốc Nhật Bản
giúp đỡ để chống Pháp, điều đó nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hổ cửa
trước, rước báo cửa sau". Nguyễn Tất Thành thấy rõ là cần quyết định con
đường đi của riêng mình.
Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn
cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, ông theo học trường Bá
Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp
cho xưởng Ba Son (bây giờ là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng), vừa đi
bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời
sống công nhân.
Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc
trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của
phương Tây để trở về giúp nhân dân Việt Nam. Và từ bến Nhà Rồng, ông xuống một tàu
buôn Pháp có tên Đô đốc Latouche-Tréville, nhận chân phụ bếp, lấy tên là Ba, với mục đích là bôn ba ra
thế giới để trực tiếp được thấy, nghe, học hỏi, qua đó mà có thể phát
hiện con đường khả dĩ đánh đuổi thực dân Pháp; giải phóng đất nước.
Mô hình chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville được trưng bày tại bến Nhà Rồng
Ngày 6 tháng 7 năm 1911, sau hơn 1 tháng đi biển, tàu cập cảng Marseilles, Pháp. Tại Marseilles, ông đã viết thư đến Tổng thống Pháp, xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng "giúp ích cho Pháp". Thư yêu cầu của ông bị từ chối và được chuyển đến Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế.
Ở Pháp một thời gian rồi ông qua Hoa Kỳ. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912-cuối 1913), ông đến nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn, học tiếng Anh, và ở London cho đến cuối năm 1916. Một số tài liệu trong kho lưu trữ của Pháp và Nga cho biết trong thời gian sống tại Hoa Kỳ, ông đã nghe Marcus Garvey diễn thuyết ở khu Harlem và tham khảo ý kiến của các nhà hoạt động vì nền độc lập của Triều Tiên. Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.
Thư Nguyễn Tất Thành gửi tổng thống Pháp năm 1911 xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale)
Ngày 6 tháng 7 năm 1911, sau hơn 1 tháng đi biển, tàu cập cảng Marseilles, Pháp. Tại Marseilles, ông đã viết thư đến Tổng thống Pháp, xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng "giúp ích cho Pháp". Thư yêu cầu của ông bị từ chối và được chuyển đến Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế.
Ở Pháp một thời gian rồi ông qua Hoa Kỳ. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912-cuối 1913), ông đến nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn, học tiếng Anh, và ở London cho đến cuối năm 1916. Một số tài liệu trong kho lưu trữ của Pháp và Nga cho biết trong thời gian sống tại Hoa Kỳ, ông đã nghe Marcus Garvey diễn thuyết ở khu Harlem và tham khảo ý kiến của các nhà hoạt động vì nền độc lập của Triều Tiên. Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.
Anh
Ba đã đi hầu như khắp thế giới, đến rất nhiều nước ở các châu Á, Âu,
Phi, Mỹ Latinh. Trước mắt anh Ba, đại bộ phận quần chúng đâu đâu cũng
cực khổ, cả ở những thuộc địa, cả ở những nước tự xưng là đi khai hóa
văn minh, và đâu đâu cũng có sự phản kháng, đấu tranh. Sẵn có lòng nhân
hậu và qua cuộc sống lao động hòa mình với xung quanh, cuộc đi đó đã cho
anh Ba nhận thức được nhiều điều quan trọng cho bước đường sau này,
nhất là tính phổ biến và tinh thần quốc tế của các cuộc đấu tranh chống
áp bức bất công của nhân dân lao động thế giới.
Cuối
năm 1917, anh Ba từ Anh trở lại Pháp hoạt động trong phong trào Việt
kiều yêu nước, phong trào công nhân Pháp.
Tháng 2 năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Ngày 18 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, trao tận tay tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị. Bản yêu sách không yêu cầu độc lập cho Việt Nam, nhưng bao gồm quyền tự do và bình đẳng. Bản yêu sách này do một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành, cùng viết, và được ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó. Thất bại của Hội nghị Versailles trong giải quyết các vấn đề thuộc địa đã đẩy niềm tin của Nguyễn Tất Thành sang chủ nghĩa cộng sản.
Nguyễn Ái Quốc nói với các đại biểu của Đảng Xã hội Pháp: "Tôi không hiểu bất cứ điều gì về chiến lược, thủ thuật hành động và tất cả những từ ngữ đao to búa lớn mà các ông dùng, nhưng tôi hiểu một điều rất đơn giản: Quốc tế Thứ 3 quan tâm rất nhiều tới vấn đề thuộc địa. Các đại biểu của Quốc tế Thứ 3 hứa sẽ giúp các dân tộc thuộc địa đang bị áp bức giành lại tự do và độc lập. Các thành viên của Quốc tế thứ 2 không nói một từ nào về số phận của các vùng thuộc địa".
Tấm biển đồng gắn tại nhà số 9 ngõ Compoint, quận 17 Paris: "Tại đây,
từ năm 1921-1923, Nguyễn Ái Quốc đã sống và chiến đấu vì quyền độc lập
và tự do cho nhân dân Việt Nam và các dân tộc bị áp
Tháng 2 năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Ngày 18 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, trao tận tay tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị. Bản yêu sách không yêu cầu độc lập cho Việt Nam, nhưng bao gồm quyền tự do và bình đẳng. Bản yêu sách này do một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành, cùng viết, và được ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó. Thất bại của Hội nghị Versailles trong giải quyết các vấn đề thuộc địa đã đẩy niềm tin của Nguyễn Tất Thành sang chủ nghĩa cộng sản.
Nguyễn Ái Quốc nói với các đại biểu của Đảng Xã hội Pháp: "Tôi không hiểu bất cứ điều gì về chiến lược, thủ thuật hành động và tất cả những từ ngữ đao to búa lớn mà các ông dùng, nhưng tôi hiểu một điều rất đơn giản: Quốc tế Thứ 3 quan tâm rất nhiều tới vấn đề thuộc địa. Các đại biểu của Quốc tế Thứ 3 hứa sẽ giúp các dân tộc thuộc địa đang bị áp bức giành lại tự do và độc lập. Các thành viên của Quốc tế thứ 2 không nói một từ nào về số phận của các vùng thuộc địa".
Đầu
thế kỷ XX, vấn đề dân tộc và thuộc địa dần mang tính thời sự nổi trội
và vì thế cũng trở thành một trong những vấn đề chính yếu trong đường
lối chiến lược và sách lược của Quốc Tế Cộng Sản. Vấn đề này đã được đặt
ra ngay từ Đại hội lần thứ I của Quốc Tế Cộng Sản (1919).
Lênin
đã đặc biệt theo dõi phong trào giải phóng dân tộc ở các nước chậm phát
triển và thuộc địa, nhất là khu vực châu Á. Ông cho rằng mâu thuẫn cơ
bản của thời đại gồm: một là mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp tư sản
đế quốc và một bên là giai cấp vô sản quốc tế đã có nhà nước của mình
trên 1/6 địa cầu (ý nói Nhà nước Xô viết Nga); hai là mâu thuẫn giữa các
dân tộc đế quốc chủ nghĩa đi bóc lột và các dân tộc thuộc địa, phụ
thuộc bị bóc lột. Do sự vận động của hai mâu thuẫn cơ bản đó, giai cấp
vô sản quốc tế và các dân tộc bị áp bức phải giúp đỡ nhau, đoàn kết lại
xung quanh Nhà nước Xô viết để cùng nhau đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc. Và trong quá trình đấu tranh cách mạng, với sự giúp đỡ của giai
cấp vô sản các nước tiên tiến, các dân tộc lạc hậu, trải qua các giai
đoạn phát triển nhất định, có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội, không qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Trên
tinh thần nghiên cứu đó, Lênin đã viết “Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” (gọi tắt là “Những luận cương”)
vào tháng 6-1920 để làm cơ sở thảo luận về vấn đề đặc biệt quan trọng
này tại Đại hội lần thứ II của Quốc Tế Cộng Sản. “Những luận cương” được
công bố trên tạp chí “Quốc Tế Cộng Sản và được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Báo “Nhân đạo” (Pháp) đăng tải trong hai số ra ngày 16 và 17-7-1920.
Tiếp
xúc nội dung của “Những luận cương”, Nguyễn Ái Quốc đã xúc động sâu sắc
vì tìm thấy ở đây con đường cứu nước mà ông đã khao khát tìm tòi khắp
thế giới suốt cả quãng đời thanh xuân và đã thốt lên: “Hỡi đồng bào bị
đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta! Đây là con đường
giải phóng chúng ta”. Cũng do tác động của Cách mạng tháng Mười Nga và
“Những luận cương” mà vào tháng 12 năm 1920, khi tham dự Đại hội XVIII
của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán
thành Đảng gia nhập Quốc Tế Cộng Sản và trở thành một trong những người
sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản"
Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp (1920)

(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét