TT&HĐ III - 30/b
CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC
“Nếu
như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên
sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng
một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và
điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó
sống ở đâu... ở trong chúng ta." - Albert Camus
"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù
trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo
khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không
ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ
dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được
chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng
đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với
họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn
"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin
"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
(Tiếp theo)
***
Năm
1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái
Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Tháng 4-1922, Hội xuất bản tờ báo
“Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Nhiều bài báo của
Nguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”,
xuất bản năm 1925. Đây là tác phẩm nghiên cứu, vạch trần bản chất bóc
lột của thực dân, đế quốc.
Tháng
6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô (tên gọi tắt của Liên bang Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Xô viết) để học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu cách mạng vô
sản Nga và tham gia hoạt động trong Quốc Tế Cộng Sản. Tại Đại hội V của
Quốc Tế Cộng Sản, Nguyễn Ái Quốc đã đọc một bản tham luận quan trọng,
bảo vệ quan điểm của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Trong thời
gian này, ngoài công việc trong Quốc Tế Cộng Sản và cùng với việc truyền
bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc cũng luôn theo dõi
diễn biến tình hình đấu tranh cách mạng trong nước.
Nguyễn Ái Quốc, chụp tại Liên Xô năm 1923.
Năm 1924, tại thành phố Moskva, ông viết và nộp cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế một bản Báo cáo về tình hình Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Nhận thấy phong trào đấu tranh giai cấp tại Việt Nam có sự khác biệt với phong trào đấu tranh giai cấp bên Tây phương đương thời, ông có nhận xét về các tầng lớp địa chủ, tăng lữ,... của Việt Nam như sau:
Ông cho rằng:

Năm 1924, tại thành phố Moskva, ông viết và nộp cho tổ chức Đệ Tam Quốc tế một bản Báo cáo về tình hình Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Nhận thấy phong trào đấu tranh giai cấp tại Việt Nam có sự khác biệt với phong trào đấu tranh giai cấp bên Tây phương đương thời, ông có nhận xét về các tầng lớp địa chủ, tăng lữ,... của Việt Nam như sau:
"Những địa chủ ở đây chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ (…). Không có vốn liếng gì lớn…, đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa, An Nam chưa bao giờ có tăng lữ…". | ||
"Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản đối, nó làm cho những người "nhà quê" phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khóa, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917." | ||
Ngày
11-11-1924, với tư cách ủy viên Ban Phương Đông của Quốc Tế Cộng Sản và
ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc Tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng
Châu (Trung Quốc). Tại đây, ông vừa làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôdin
của chính phủ Liên Xô bên cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên, vừa tìm hiểu và
tiếp xúc với những người Việt Nam yêu nước sang, chọn một số thanh niên
yêu nước thuộc tổ chức Tâm tâm xã, trực tiếp mở lớp huấn luyện, đào tạo
cấp tốc. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp lại, in thành
cuốn sách “Đường Cách Mệnh”, một tác phẩm quan trọng đặt cơ sở tư tưởng
cho đường lối cách mạng Việt Nam. Nội dung cơ bản của tác phẩm này là:
- Muốn cứu nguy dân tộc thì phải làm cách mạng. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga là triệt để nhất. Cho nên Cách mạng Việt Nam muốn thành công thì phải noi theo Cách mạng tháng Mười Nga.
- Động lực của Cách mạng Việt Nam chủ yếu là Công - nông. Còn học sinh, tiểu thương, điền chủ nhỏ chỉ là bầu bạn của Cách mạng.
- Cách mạng Việt Nam là bộ phận của Cách mạng thế giới, do đó đoàn kết quốc tế là vấn đề quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam, bên cạnh tinh thần tự lực tự cường, tự chủ làm cách mạng.
- Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi thì phải có Đảng cách mạng. Muốn Đảng vững mạnh thì phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam.
Tháng
6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng
đồng chí Hội” tại Quảng Châu, với nòng cốt là những thanh niên đã qua
huấn luyện; ra tuần báo “Thanh niên” nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác -
Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
sau này. Một số thanh niên đã qua huấn luyện cùng lần lượt được phái về
nước hoạt động tuyên truyền, vận động cách mạng.
Hà
Nội, từ đó trở thành nơi đưa đón thanh niên yêu nước từ trong nước sang
Quảng Châu dự lớp huấn luyện, từ Quảng Châu về nước hoạt động và cũng
là nơi rất sớm đón nhận sách báo, tài liệu cách mạng ở Pháp sang, ở
Trung Quốc về theo con đường bí mật, bất hợp pháp. Đặc biệt, các tác
phẩm của Nguyễn Ái Quốc như “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường cách
mệnh”, báo “Thanh niên”… đã được người dân Hà Nội khao khát tìm đọc, bất
chấp sự theo dõi, khủng bố của thực dân Pháp.
Cuối năm 1926, chi bộ “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội” được
thành lập tại một địa điểm ở làng Dịch Vọng (Từ Liêm). Đến năm 1927, cơ
sở của Hội được mở rộng. Tháng 3-1927, kỳ bộ Bắc Kỳ của Hội được thành
lập và cơ quan chỉ đạo được đặt ngay tại Hà Nội để từ đó đẩy mạnh việc
tuyên truyền, phát triển tổ chức ở các địa phương. Tháng 6-1927, tỉnh bộ
Hà Nội của Hội được thành lập và đẩy mạnh hoạt động (theo chủ trương
của kỳ bộ Bắc Kỳ thì phạm vi hoạt động của tỉnh bộ Hà Nội gồm các tỉnh
Hà Đông, Sơn Tây, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hưng Yên, Phú Thọ và huyện Gia Lâm
thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ).
Tháng
5-1927, Nguyễn Ái Quốc từ Quảng Châu trở lại Mátxcơva, sau đó đi Béclin
(Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên
đoàn chống chiến tranh đế quốc, rồi đi Ý. Từ tháng 7-1928 đến tháng
11-1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước ở
Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam.



Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần V

Hồ Chí Minh vào năm 1933 khi vừa từ Trung Quốc trở lại Nga
Mùa thu 1928, ông từ châu Âu đến Xiêm La (Thái Lan), cải trang là một nhà sư đầu trọc, với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm, đồng thời xuất bản báo gửi về nước. Từ
năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều hội viên của Hội đã
xâm nhập vào đời sống công nhân, đến trực tiếp làm việc tại các nhà máy,
hầm mỏ, đồn điền… để tự cải tạo mình thành những người cách mạng có lập
trường kiên định của giai cấp vô sản, đồng thời tích cực tuyên truyền,
vận động, lôi kéo công nhân. Nhờ thế, phong trào đấu tranh ngày càng
nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Đó cũng là kết quả bước đầu của
sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước ở Việt Nam. Cuối năm 1929, ông rời khỏi Vương quốc Xiêm La và sang Trung Quốc.
Nhà lưu niệm Hồ Chí Minh ở Nakhon Phanom, Thái Lan, do người Việt ở đây xây dựng.

Thực
tiễn phát triển của phong trào công nhân lúc này đã cho thấy tổ chức
“Thanh niên cách mạng đồng chí Hội”, không còn đủ khả năng lãnh đạo; đòi
hỏi phải có một chính đảng thực sự của giai cấp vô sản. Cuối tháng
3-1929, để đáp ứng tình hình đó, những phần tử tiên tiến trong kỳ bộ Bắc
Kỳ và tỉnh bộ Hà Nội là Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh… đã họp tại nhà số 5
Đ, phố Hàm Long, gấp rút thành lập ra một chi bộ Cộng sản. Lần đầu tiên
một chi bộ Cộng sản đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Tại
Đại hội kỳ bộ Bắc Kỳ lần thứ II (28-3-1929), chủ trương thành lập Đảng
Cộng sản được nhiệt liệt tán thành. Nhưng đến Đại hội của “Thanh niên
cách mạng đồng chí Hội” toàn quốc họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) ngày
1-5-1929, đề nghị thành lập Đảng Cộng sản của đoàn Bắc Kỳ do Ngô Gia Tự
làm trưởng đoàn đã bị bác bỏ. Ngay sau đó, đoàn Bắc Kỳ bỏ Đại hội ra về,
triệu tập cuộc họp tại chùa Hương Tuyết (Bạch Mai) bàn về việc thành
lập đảng. Ngày 17-6-1929, tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, Đông Dương Cộng
sản Đảng chính thức được thành lập, chính cương và tuyên ngôn của Đảng
được công bố. Tờ báo Búa Liềm, cơ quan trung ương của Đảng, các tổ chức
quần chúng của Đảng cũng lần lượt ra đời tại Hà Nội. Tỉnh bộ Thanh niên
cách mạng đồng chí Hội chuyển thành Thành ủy lâm thời của Đông Dương
Cộng Sản Đảng.
Sự
ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã có ảnh hưởng to lớn đến phong
trào cách mạng trong cả nước. Tháng 10-1929, An Nam Cộng sản Đảng ra đời
ở Nam Kỳ. Tháng 1-1930, phái tả trong Đảng Tân Việt ở Trung Kỳ cũng tự
tổ chức thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Chỉ
trong một thời gian ngắn, ba tổ chức Đảng Cộng sản nối tiếp nhau ra đời
tại Việt Nam đã nói lên sự bức bách mang tính tất yếu phải có một chính
đảng vô sản để lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.


Phòng họp của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chi Hội
Có
lẽ, sự thất bại trong đau thương nhưng hừng hực khí phách của cuộc khởi
nghĩa chưa chín muồi do Quốc Dân Đảng phát động đã báo hiệu kết thúc
quá trình đấu tranh tư tưởng cùng với trào lưu đấu tranh cách mạng cải
lương, bất toàn, manh mún và không triệt để của cách mạng Việt Nam; mở
ra một thời kỳ mới đầy hy vọng nhờ qui tụ được về một mối lực lượng quần
chúng ngày càng đông đảo hơn, giác ngộ hơn, nhờ vào một đội ngũ lãnh
đạo trung kiên hơn, kinh nghiệm hơn qua quá trình hoạt động đấu tranh
yêu nước và cách mạng trước đó cũng như qua việc nhận thức ngày một sâu
sắc nguyên lý của cách mạng vô sản, và nhất là nhờ có được một mục đích
cách mạng cụ thể, rõ ràng, phù hợp với nguyện vọng của Đại Chúng, đáp
ứng được quyền lợi sát sườn của quần chúng cần lao Việt Nam, mà công đầu
vạch đường mở lối đã gắn liền với cái tên, nghe đã rung động lòng
người: Nguyễn Ái Quốc.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long thuộc Hương Cảng,
theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, nhằm giải quyết những mâu thuẫn đang
có giữa những người cộng sản ở Đông Dương, ông thống nhất ba tổ chức
đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam
(sau đó đổi tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương", rồi đổi thành "Đảng Lao
động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt Nam") và cũng thông
qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Điều
lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với Lời kêu gọi do Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo. Các văn kiện này, cùng với tác phẩm “Bản án chế độ thực
dân Pháp” và “Đường Cách Mệnh” đã
đánh dấu sự hình thành về cơ bản tư tưởng của con đường cách mạng Việt
Nam. Nội dung cơ bản về đường lối do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo lúc đó có
thể nêu vắn tắt là: Cách mạng Việt Nam sẽ trải qua hai giai đoạn, trước
làm cách mạng dân chủ tư sản, sau làm cách mạng xã hội chủ nghĩa; hai
giai đoạn đó nối tiếp nhau không được chia tách, “chủ trương làm tư sản
dân quyền cách mệnh và thổ địa Cách mệnh để đi tới xã hội cộng sản”;
trong giai đoạn làm “cách mệnh tư sản dân quyền”, cách mạng thực hiện
nhiệm vụ đánh đổ ách thống trị của Thực dân Pháp và vua quan phong kiến,
tư sản phản cách mạng, giành độc lập tự do dân tộc, dựng nên Chính phủ
công nông binh, tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp của
đế quốc, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng đem chia
cho dân cày nghèo, tiến hành “cách mệnh ruộng đất”, thực hiện khẩu hiệu
“dân cày nghèo có ruộng”; lực lượng đánh đổ thực dân, phong kiến, tư sản
phản động là công nhân và nông dân, “công nông là gốc cách mệnh” đồng
thời cách mạng “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung
nông… để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp; còn đối với phú nông, trung
tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam mà chưa lộ “rõ mặt phản cách mạng thì
phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập”; Cách mạng Việt Nam là
bộ phận của cách mạng thế giới; Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết
định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
làm nền tảng tư tưởng.
. Cũng vào năm này, khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra, do Đảng Cộng sản chỉ đạo, nhưng thất bại. Pháp cấm Đảng Cộng sản Đông Dương, và Nguyễn Ái Quốc bị xử tử hình vắng mặt.
Tháng 3 năm 1930, ông trở lại Xiêm La trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.
. Cũng vào năm này, khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra, do Đảng Cộng sản chỉ đạo, nhưng thất bại. Pháp cấm Đảng Cộng sản Đông Dương, và Nguyễn Ái Quốc bị xử tử hình vắng mặt.
Tháng 3 năm 1930, ông trở lại Xiêm La trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.
Chúng
ta thấy, đường lối cách mạng cơ bản này, chính là sự rút ra bài học về
nguyên tắc từ cuộc cách mạng tháng Mười Nga (Có một điều đáng ngạc nhiên
là tình hình xã hội của nước Nga và Việt Nam, cũng như bước đường đấu
tranh giành và giữ chính quyền của Cách mạng tháng Mười và Cách mạng
Việt Nam sau đó đã có những nét tương đồng lớn lao. Có như thế phải
chăng bản chất của chế độ Đế quốc phong kiến quân phiệt Nga đã không
khác bao nhiêu so với bản chất chế độ thực dân - nửa phong kiến Việt
Nam? Nếu đúng như thế thì là ngẫu nhiên hay định mệnh? Dù sao thì hiện
tượng này vẫn cứ gợi nhớ đến Sự Tương Tự - một đặc tính vĩ đại và phổ
biến của Tự Nhiên Tồn Tại trình hiện ra trước quan sát - nhận thức. Và
điều này có lẽ thiêng liêng hơn: thành quả phi thường của Cách mạng
tháng Mười Nga và của Cách mạng tháng Tám Việt Nam, trong tương lai sẽ
mãi mãi được người đời khâm phục, một khi còn đấu tranh cách mạng giành
quyền sống cơ bản của con người).
Nguyễn
Ái Quốc (hàng đầu, thứ 2 từ phải) tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản
(lần thứ 5) tại Moskva năm 1924 cùng Joseph Gothon-Lunion (thứ 3) và
Leon Trotsky (thứ 4)

Thế
nhưng, tại Đại hội VI, Quốc tế Cộng Sản đã phê phán đường lối (dự thảo)
đó của Nguyễn Ái Quốc. Cho nên hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam họp vào tháng 10-1930, đã theo chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản vạch “án
nghị quyết” thu hồi “Chính cương vắn tắt” và “sách lược vắn tắt”, đổi
tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tại sao lại như vậy? Chúng ta sẽ quay lại với cuộc đấu tranh tư tưởng về vấn đề dân tộc và thuộc địa trong Quốc Tế Cộng Sản!
Để
thảo luận “Những luận cương” của Lênin, Đại hội II Quốc Tế Cộng sản đã
thành lập một tiểu ban riêng gồm 20 người, trong đó có đại biểu của Anh,
Áo, Bungari, Hungari, Đức, Hà Lan, Ấn Độ, Inđônêxia, Aixơlen, Trung
Hoa, Triều Tiên, Mêhicô, Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Nam Tư. Cuộc tranh
luận của Tiểu ban xoay quanh vấn đề: Quốc Tế Cộng sản tuyên bố ủng hộ
phong trào dân chủ tư sản ở các nước thuộc địa lạc hậu là đúng hay không
đúng: Nói cách khác, cách mạng thuộc địa là cách mạng gì và từ đó nảy
sinh ra những vấn đề gì.
Theo
nhãn quan mácxít, tình hình cụ thể ở đa số các thuộc địa và phụ thuộc
lúc đó là: nông dân chiếm 90% dân số, các quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa,
phong kiến, gia trưởng còn thống trị hay chiếm ưu thế; còn giai cấp vô
sản công nghiệp thì đang hình thành, hoặc còn rất bé nhỏ, chưa giác ngộ
giai cấp sâu sắc, chưa có tổ chức riêng của mình; chủ nghĩa cộng sản
chưa được tuyên truyền một cách có hệ thống trong giai cấp công nhân…
Trong điều kiện đó Lênin đã đi đến kết luận rằng: “Không còn nghi ngờ gì
nữa, mọi phong trào dân tộc chỉ có thể là dân chủ tư sản thôi, vì quảng
đại quần chúng nhân dân ở các nước lạc hậu là nông dân, tức là những
đại biểu cho giai cấp tư sản - tư bản”. Cho nên “nhất thiết phải có sự
giúp đỡ của tất cả đảng cộng sản đối với phong trào giải phóng dân chủ
tư sản những nước ấy”. Tuy nhiên Lênin viết: “Chúng ta phải và sẽ chỉ
ủng hộ những phong trào giải phóng có tính chất tư sản trong những nước
thuộc địa, khi những phong trào đó thực sự có tính chất cách mạng, khi
những đại biểu của các phong trào đó không ngăn trở chúng ta giáo dục và
tổ chức - theo tinh thần cách mạng - nông dân và quảng đại quần chúng
bị áp bức. Nếu không có những điều kiện như thế thì những người cộng sản
chúng ta ở trong các nước đó phải đấu tranh chống giai cấp tư sản cải
lương”. Để thể hiện rõ hơn tư tưởng đó, sau khi thảo luận, Tiểu ban đã
nhất trí thay thế danh từ “dân chủ tư sản” bằng “dân tộc cách mạng”. Như
vậy, theo quan điểm của Lênin, một mặt, phải ủng hộ phong trào dân chủ
tư sản mà chủ yếu là phong trào nông dân để thúc đẩy phong trào cách
mạng ở các nước thuộc địa phát triển, lôi kéo các dân tộc thuộc địa tham
gia quá trình cách mạng thế giới và qua thực tiễn đấu tranh tự quyết
định vận mệnh của mình, mặt khác vì sự hạn chế của phong trào dân chủ tư
sản, nhất là của giai cấp tư sản đang lãnh đạo phong trào ở một số
nước, cho nên “không bao giờ được sát nhập với phái đó và phải kiên
quyết giữ vững tính độc lập của phong trào vô sản, dù cho phong trào ấy
còn ở dưới hình thức phôi thai nhất”.
Trong
quá trình thảo luận “Những luận cương” tại Đại hội II Quốc Tế Cộng sản,
một số người cộng sản phương Đông, tiêu biểu là M.N.Rôi (Ấn Độ) đã phản
đối những quan điểm nêu trên của Lênin, đề ra những quan điểm sau này
gọi là “tả khuynh, biệt phái”. Theo Rôi: phong trào dân chủ tư sản ở các
nước thuộc địa không phản ánh được nguyện vọng của quần chúng, các thủ
lĩnh của nó không tin vào những người lao động, không được công nhận và
nông dân ủng hộ; do đó phong trào dân chủ tư sản không thể thành công.
Trái lại, việc quần chúng không ủng hộ phong trào dân chủ tư sản đã mở
đường cho những người cộng sản giành quyền lãnh đạo cách mạng, cho nên
nhiệm vụ hàng đầu là thành lập ngay các đảng cộng sản. Biên bản tóm tắt
của hội nghị Tiểu ban về vấn đề dân tộc và thuộc địa có ghi: “Đồng chí
M.N.Rôi đi đến kết luận cần phải bỏ một đoạn trong luận cương thứ 11 về
vấn đề dân tộc nói rằng tất cả các đảng cộng sản phải gíup đỡ phong trào
giải phóng dân chủ tư sản ở các nước phương Đông. Quốc Tế Cộng Sản chỉ
cần giúp xây dựng và phát triển phong trào cộng sản ở Ấn Độ. Còn Đảng
Cộng Sản Ấn Độ thì chỉ cần quan tâm đến việc tổ chức quảng đại quần
chúng để đấu tranh vì những lợi ích của họ”. Về vấn đề tính chất của
cách mạng thuộc địa, Rôi còn cho rằng Ấn Độ và các nước phương Đông khác
đang đứng trước cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; làm cách mạng xã hội,
các dân tộc bị áp bức vừa tự giải phóng được khỏi ách thống trị của bọn
tư bản đế quốc nước ngoài, vừa ngăn chặn được sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản trong nước, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đó cần phải có
Đảng cộng sản; vì ở các nước thuộc địa, giai cấp vô sản hoặc còn rất
yếu, hoặc chưa ra đời cho nên Đảng cộng sản có thể bao gồm những phần tử
nông dân bị áp bức. Hơn nữa, theo Rôi thì lực lượng trung tâm và then
chốt của quá trình cách mạng thế giới là phương Đông. Biên bản hội nghị
Tiểu ban còn lưu lại: “Đồng chí Rôi bảo vệ tư tưởng cho rằng vận mệnh
của phong trào cách mạng châu Âu hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình cách
mạng phương Đông. Không có thắng lợi của cách mạng ở các nước phương
Đông thì phong trào cộng sản ở phương Tây có thể chỉ là con số không…
Bọn tư bản châu Âu trong trường hợp cần thiết có thể cho công nhân tất
cả giá trị thặng dư và bằng cách đó kéo họ về phía mình, giết chết ý chí
cách mạng ở họ. Nhờ giai cấp vô sản ủng hộ, chính bản thân bọn tư sản
sẽ tiếp tục bóc lột châu Á… Vì vậy, cần phải phát triển và đẩy mạnh
phong trào cách mạng ở phương Đông và phải chấp nhận một luận cương cơ
bản nói rằng vận mệnh của chủ nghĩa cộng sản thế giới phụ thuộc vào
thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản ở phương Đông”.
Trên
đây là hai quan điểm về dân tộc và thuộc địa đã từng tồn tại một thời
gian dài trong Quốc Tế Cộng Sản và cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai quan
điểm ấy đã kéo dài suốt từ Đại hội II đến Đại hội VII của Quốc Tế Cộng
Sản.
Nhưng dù thế nào thì vào thời đoạn đầu của thế kỷ XX, trước chủ nghĩa thực dân Pháp tham lam và ngoan cố, muốn giải phóng dân tộc cứu nước, đúng như Nguyễn Ái Quốc khẳng định "...không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản".
Ban
chấp hành Quốc tế Cộng sản 1935. Từ trái sang phải, hàng ngồi : André
Marty, G.Dimitrov, Palmiro Togliatti, V. Florin, Vương Minh; hàng đứng :
M. Moskvin, Otto Kuusinen, Klement Gottwald, Wilhelm Pieck, Dmitry
Manuilsky.

Ngày
nay, khi đứng ở vị trí cách xa thời cuộc ấy ngót 100 năm, đã đủ khoảng
cách và độ công tâm để nhìn lại, chúng ta phân vân tự hỏi: “Vậy thì
Lênin đúng hay Rôi đúng?” Có lẽ cả hai đều có đúng có sai và muốn tìm
nguyên nhân gốc rễ của sự đúng sai ấy phải tìm trong những quan niệm xã
hội của chủ nghĩa Mác. Xin nhắc lại, mục đích chính yếu của mọi cuộc cách mạng trong lịch sử xã hội loài người, kể cả cách mạng vô sản, là thiết lập một xã hội ưu việt hơn, người dân dễ mưu sinh hơn như trong xã hội cũ, chứ không phải mục đích chính yếu là giành chính quyền cho riêng tầng lớp nào. Dù vậy, nếu hiểu sự vật - hiện tượng xã hội
theo quan niệm của chủ nghĩa Mác thì Lênin gần chân lý hơn. Thực tế
lịch sử đã chứng minh hùng hồn rằng: các nước thuộc địa giành được độc
lập dân tộc rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội thật hiếm hoi và không riêng
gì thuộc địa mà hầu hết các nước, bằng con đường khác tiến lên chủ
nghĩa xã hội, trong thời kỳ xây dựng xã hội ấy, chỉ phát triển gọi là
nhanh vào thời kỳ đầu, khi vẫn còn sự kích thích tinh thần trong xã
hội, rồi chậm dần đi, rồi thì hoặc sụp đổ để biến thái hoặc phải rẽ
sang con đường khác, không từ bỏ nhãn mác chủ nghĩa xã hội nhưng cũng
biến thái nốt. Đặc biệt là chất lượng cuộc sống của Đại Chúng dưới chế
độ xã hội chủ nghĩa, xét cho cùng, cũng chẳng lấy gì làm hay ho hơn,
thậm chí là còn “đạm bạc” hơn nếu đem so với chất lượng cuộc sống Đại
Chúng ở các nước tư bản hoặc ở một số nước dân chủ tư sản cùng thời. Vì
sao vậy? Có thể có nhiều nguyên nhân, có thể có nguyên nhân từ những
hoạt động thù địch từ hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, nhưng không
thể đổ vấy tất cả cho yếu tố khách quan được và phải có một nguyên nhân
có tính cốt lõi, có tính cội rễ của mọi nguyên nhân gây ra hiện tượng
có tính phổ biến đó. Vậy nguyên nhân cội rễ đó là gì? Phải chăng là do
nhận thức còn cực đoan, lý tưởng hóa, siêu hình ...về một số quan niệm
trong triết học duy vật về cách mạng vô sản và xây dựng chủ nghĩa xã
hội? Một xã hội"đạm bạc" mà bền vững, mức sống tối thiểu của nhân dân
luôn được đảm bảo chưa chắc là không tươi đẹp!...
Nhưng
thôi, chúng ta quay về để tiếp tục kể câu chuyện về Tổ quốc muôn vàn
kính yêu của mình, về thủ đô Hà Nội linh thiêng của mình.
(Còn tiếp)
-----------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét