Thứ Tư, 10 tháng 2, 2021

TT&HĐ III - 29/a

            

                      Bài 9 Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


CHƯƠNG VIII (XXIX): NGÀY HỘI


"Nghèo đói là cha đẻ của cách mạng và tội ác". Aristotle
 
“Chính chủ nghĩa yêu nước đã thúc đẩy tôi, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản” -Hồ Chí Minh 
 
"Bất cứ quyền lực nào nếu bắt một cá nhân phải cúi đầu bằng vũ lực và khủng bố, dù nó nhân danh chủ nghĩa phát-xít hay chủ nghĩa cộng sản, phải được xem là kẻ thù của nhân loại. Tất cả giá trị trong xã hội loài người tuỳ thuộc vào cơ hội phát triển thích hợp cho từng cá nhân.”. -Albert Einstein
 
“Một trong những sức mạnh của hệ thống cộng sản phương Đông là nó có một số đặc điểm giống như một tôn giáo và nó đem lại những cảm xúc của một tôn giáo.”
-Albert Einstein 
 
“Chủ nghĩa xã hội giống như một giấc mơ. Sớm muộn gì các anh cũng phải thức dậy mà đối mặt với thực tế.”- Winston Churchill

“Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng”
- Các Mác

“Điều kiện tiên quyết để nhân dân có hạnh phúc là phải xoá bỏ tôn giáo”
- Các Mác 
 
“Cách mạng là ngày hội của những người bị áp bức và bị bóc lột. Không lúc nào quần chúng nhân dân có thể tỏ ra là người sáng tạo trật tự xã hội mới tích cực như trong thời kỳ cách mạng. Trong những thời kỳ như thế… thì nhân dân có thể làm được những kỳ công".- V. I. Lênin

“Chúng ta phải căm thù – lòng căm thù là điều cơ bản của chủ nghĩa cộng sản. Trẻ con phải được dạy để chúng biết căm thù cha mẹ chúng nếu họ không phải là những người cộng sản.”
- V. I. Lênin

“Kẻ theo chủ nghĩa tư bản bị chúng ta treo cổ sau cùng, sẽ là kẻ đã bán cho ta sợi dây thòng lọng mà ta dùng để treo cổ nó.” - Các Mác, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản
 
“Lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản có thể được tóm gọn trong một câu: Xoá bỏ quyền tư hữu.” (trích từ Tuyên Ngôn Cộng Sản của Các Mác)

“Làm thế nào để biết ai là cộng sản? Là như vầy: ai chỉ mới đọc Mác và Lênin, người đó là cộng sản. Làm thế nào để biết ai là người chống cộng sản? Đó là người quá hiểu về chủ nghĩa Mác-Lênin.”
Ronald Reagan
 
“Việc sản xuất ra quá nhiều thứ hữu dụng làm sản sinh ra quá nhiều người vô dụng” Các Mác.
 
“Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.” - Các Mác.
 
"Bất cứ ai 20 tuổi mà không phải là cộng sản tức là kẻ ngu. Bất cứ ai đã 30 tuổi rồi mà vẫn là một người cộng sản thậm chí còn ngu đần hơn.".George Bernard Shaw 
 
“Nền kinh tế chủ nghĩa xã hội hoạt động dựa trên tư tưởng rằng sự hiểu biết của một nhóm người cao rộng hơn sự hiểu biết của hàng trăm triệu người. Đây là một suy nghĩ kiêu ngạo.” – FA Hayek
 
“Trong chính trị không có đạo đức mà chỉ có thủ đoạn. Một thằng du côn cũng có thể có giá trị cho chúng ta chỉ vì nó là thằng du côn.” - Vladimir Lenin
 
Khi ta làm cách mạng, ta không thể làm cho thời gian ngừng trôi; ta phải luôn đi tới nếu không sẽ bị tụt hậu. Giờ đây ai bàn bạc về “tự do báo chí” là bị tụt hậu và làm cản trở tiến trình bước lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta” -Vladimir Lenin

“Đã có nhà nước thì không thể có tự do, mà khi có tự do thì sẽ không có nhà nước".- Vladimir Lenin

“Chúng ta không có thì giờ để chơi trò “đối lập” ở những hội nghị. Chúng ta sẽ cho những kẻ đối lập chúng ta ngồi tù dù chúng công khai đối lập hay ẩn náu dưới danh nghĩa người ngoài đảng.” -Joseph Stalin, cựu lãnh đạo đảng cộng sản Liên Xô khét tiếng tàn bạo.

“Chỉ cần dân chúng biết rằng ta có bầu cử là đủ rồi. Những người bỏ phiếu bầu cử không quyết định được gì cả. Chính những người đếm phiếu mới quyết định mọi thứ.” -Joseph Stalin.

“Đức Giáo Hoàng ư? Ông ta có được bao nhiêu sư đoàn?” -Joseph Stalin.

“Cái chết là giải pháp cho mọi vấn đề. Không còn người thì không còn vấn đề.” -Joseph Stalin.

“Lòng biết ơn là căn bệnh mà chỉ có loài chó mới mắc phải” -Joseph Stalin.

“Tư tưởng có sức mạnh hơn súng đạn rất nhiều. Chúng ta không cho phép kẻ thù của mình có súng, thì tại sao chúng ta phải cho chúng tự do tư tưởng?” -Joseph Stalin,


“Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại nếu không có tự do, trong khi chủ nghĩa xã hội không thể nào tồn tại nếu cho phép tự do.” – Milton Friedman

“Tần Thuỷ Hoàng là cái thá gì? Ông ta chỉ chặt đầu 460 nho sĩ. Chúng ta đã chặt đầu 460.000 trí thức.” - Mao Trạch Đông

“Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã giết nhiều người hơn tất cả những cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20 cộng lại.” – Khuyết danh

“Mọi người cộng sản phải nắm cho rõ chân lý này: ‘Quyền lực chính trị lớn mạnh được là bắt đầu từ họng súng’” - Mao Trạch Đông

“Ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng. Đó là vấn đề nguyên tắc”. - Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam

“…không để trò chơi dân chủ lồng vào sinh hoạt quốc hội” (tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh ).

"20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu."-Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas nói.

"Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim."-Cựu Tổng thống Nga Putin. 
 
“Một lời giả dối được nói mãi sẽ trở thành sự thật.” -Vladimir Lenin 
 
"Nói thật công bằng: Thực tế cho thấy Chủ nghĩa Cộng sản mới chính là thuốc phiện của quần chúng cần lao nhờ vào tuyên truyền đầy ảo tưởng cao đẹp, mị dân một cách "chân thành" và do đó có thể hiểu, vì sao mà Cách mạng vô sản cũng đã từng nhất thời là cứu cánh của nhân dân lao động".
Thầy Cãi 
 
 
 
Nếu chúng ta là một loài khổng lồ nào đó không phải loài người nhưng cũng có tư duy nhận thức, sống đâu đó trong Thái dương hệ và có thể quan sát loài người, thì sẽ thấy sự vận động của xã hội loài người là thuộc về khách quan và dù có mang tính đặc thù, lạ lẫm đến mấy chăng nữa thì cũng không ngoài tự nhiên, nghĩa là vận động ấy cũng phải tuân thủ những nguyên lý phổ biến, cơ bản nhất của Tự Nhiên Tồn Tại. Xét ở góc độ này thì rõ ràng loài người cũng là một hệ thống, hay thực thể như vô vàn những sự vật - hiện tượng khác tồn tại (có hạn định) trong Vũ Trụ, nghĩa là xét ở nét chung nhất, vận động nội tại của nó cũng chẳng khác gì vận động nội tại của cục sắt, của trái núi, hay của hạt cát...
Đã là tồn tại thì phải có lực lượng. Khi tồn tại đó được gọi là sự vật - hiện tượng thì rõ ràng nó đã được quan sát “thấy”, có thể là bằng cảm giác, bằng suy tưởng (chưa hoàn hảo!) của nhận thức và vì vậy nó cũng đồng thời hiện hữu. Hiện hữu là tồn tại nổi trội (hay đúng hơn là sự khác biệt), hay cũng có thể nói sự vật - hiện tượng là một bộ phận đặc thù của một sự vật - hiện tượng lớn hơn, toàn diện hơn bao hàm nó (còn gọi là môi trường chứa nó). Nhờ có sự hiện hữu của sự vật - hiện tượng mà môi trường chứa nó cũng trở nên hiện hữu. Vậy thì một thực thể (ở một tầm quan sát nào đó, hệ thống là thực thể và ngược lại thực thể là hệ thống gồm hai hay nhiều thực thể có qui mô nhỏ hơn), là bộ phận của môi trường và cũng khác biệt với môi trường. Để phân biệt được với môi trường thì thực thể phải có một nội tại “khác” tương đối so với môi trường. Vì là bộ phận của môi trường nên sự khác biệt ấy của nội tại thực thể có nguyên nhân từ đâu nếu không từ sự tạo dựng, hun đúc nên của môi trường? Lực lượng nội tại ấy được hun đúc nên từ lực lượng môi trường nên môi trường phải biến đổi, hơn nữa cái nội tại ấy lại là môi trường hun đúc nên những thực thể trong lòng nó cho nên bản thân nó cũng biến đổi. Biến đổi thì cũng có nghĩa là vận động. Trong một chừng mực nhất định thì vận động nội tại của thực thể cũng tác động trở lại môi trường theo nguyên lý tác động phản ứng (hay tác động tương hỗ) làm cho mọi sự biến đổi trở nên liên tục. Nôm na như thế để thấy rằng vận động là bản chất của Tự Nhiên Tồn Tại, vận động nội tại là nguyên tắc sống còn của mọi sự vật - hiện tượng. Không có vận động thì không có nội tại, không có nội tại thì không phân biệt được môi trường với thực thể và khi không có thực thể thì không có quan sát lẫn bị quan sát và thế giới này là không phân biệt được, không phân biệt được nghĩa là Tồn Tại hay Hư Vô đều như nhau: vô nghĩa!
Vận động là bản chất của Tự Nhiên Tồn Tại, hay cũng chính là Tồn Tại. Do đó, theo nguyên lý nước đôi thì vận động vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của tạo dựng. Ở trường hợp nội tại thực thể, chúng ta thấy rằng sự vận động của nó là có nguồn gốc từ sự tạo dựng của môi trường và đến lượt nó lại góp phần đi tạo dựng “thế giới”. Vì lẽ đó mà suy rộng ra: sự phụ thuộc lẫn nhau của toàn thể Vũ Trụ trở nên hiện thực sinh động. Vậy vận động nội tại của một thực thể là mang tính tuyệt đối, là thể hiện mối quan hệ thường xuyên, sự trao đổi, tác động lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau giữa thực thể và môi trường “chứa” nó và cũng chính là kết quả của mối tương quan, phụ thuộc lẫn nhau không thể tách rời ấy. Có thể nói, không có thực thể nào "nằm" ngoài môi trường chứa nó và sự tác động qua lại giữa thực thể và môi trường là hiện tượng cơ bản của Tự Nhiên Tồn Tại.
Loài người là một thực thể, là bộ phận của môi trường thiên nhiên Trái Đất và được hun đúc nên từ lực lượng ấy. Sinh ra từ thiên nhiên, phụ thuộc vào thiên nhiên nên loài người cũng có mối quan hệ gắn bó, sống còn với thiên nhiên, biểu hiện ra bằng sự tác động, trao đổi, chuyển hóa qua lại với thiên nhiên. Đó chính là nguyên nhân và cũng là động lực cơ bản, chính yếu, nền tảng của vận động xã hội loài người. Ở vai trò là môi trường, nội tại ấy cũng bị tác động, chi phối bởi vận động của những thực thể (những con người, những bộ phận lực lượng người…) mà nó bao hàm, mà chính nó tạo dựng nên. Sự hòa quyện vận động đã làm cho vận động nội tại của loài người trở nên phong phú, đa dạng và nhiều khi tưởng như bất thường, phi tự nhiên; như là nhờ Chúa ban, Phật độ...
Vận động nội tại của loài người cũng là vận động tự nhiên, nhưng có nét đặc thù (nét chi phối mạnh mẽ của tư duy trừu tượng con người) nên có thể gọi khác đi, là vận động xã hội (của loài người), và trong quá trình nghiên cứu khoa học, loài người đã "tự ý" phân chia thành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội làm nhiều người ngộ nhận: xã hội tồn tại hoàn toàn độc lập so với tự nhiên. Cần khẳng định dứt khoát: muốn giải thích thỏa đáng một hiện tượng xã hội thì tiên quyết phải xem xét nó trong một quá trình tự nhiên nào đấy, rồi sau đó mới xem xét nó ở bình diện xã hội. Ví dụ sự hình thành nhà nước, đó là kết quả của sự cố gắng sống còn của loài người, là kết quả của quá trình tự nhiên, rồi sau đó con người biết tư duy trừu tượng mới sáng tạo ra một hình thức phù hợp cho tồn tại của nhà nước, do đó không thể nói nhà nước ra đời từ đấu tranh giai cấp.
Xu thế của vận động là tiến tới cân bằng (để chấm dứt vận động?!) nhưng không bao giờ đạt tới cân bằng tĩnh tuyệt đối được (vì không thể không vận động!). Do đó mà xu thế đó cũng đồng thời tạo ra tiền đề phá vỡ cân bằng, làm cho vận động được phân biệt tương đối thành hai loại là vận động phát triển và vận động suy tàn. Trong cùng một vận động thì hai hình thức vận động ấy là tương phản lưỡng nghi, chuyển hóa nhau: trong suy tàn có phát triển và trong phát triển có suy tàn, suy tàn để phát triển và phát triển để suy tàn…(Trong tự nhiên không có sự phân biệt giữa suy tàn và phát triển!).
Có thể phải giải thích rất nhiều và dài dòng về cái gọi là sự vận động đi lên (sự phát triển) của xã hội loài người. Nhưng chung qui lại, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng ấy có thể tìm thấy ở mối quan hệ về lực lượng giữa loài người và thiên nhiên (sự tăng giảm dân số và xu thế tăng dân số…), ở tính chủ động thích nghi, tích cực tác động làm biến đổi thiên nhiên (và đồng thời cũng làm biến đổi mình) của loài người, của mỗi bộ phận người. Có thể cho rằng mọi hiện tượng xảy ra trong xã hội loài người như chiến tranh, lan tỏa và hội tụ dân cư, sản xuất hàng hóa, giàu - nghèo… cũng như sự xuất hiện những hình thái kinh tế - xã hội đều từ đó mà ra cả.
Nói không ngoa, chính sự tích cực tác động thích nghi đã dẫn đến đòi hỏi phải tìm hiểu, giải thích để nhận thức thế giới ở loài người để từ đó mà chủ động thích nghi hơn nữa. Triết học ra đời là từ yêu cầu đó, để rồi về sau nó nhận thêm một nhiệm vụ nữa là giải thích nguyên nhân gây ra những hỷ, nộ, ái, ố trên trần gian.
Sự phát triển xã hội và nhận thức làm cho triết học phát triển và ngược lại, triết học phát triển làm cho nhận thức được nâng cao và sự phát triển xã hội được nhìn nhận sâu sắc hơn. Do tính siêu hình của nhận thức mà triết học, ở trình độ phát triển nhất định của nó, sẽ được phân định ra thành triết học tự nhiên và triết học xã hội. Một khi triết học đã thực sự là chân lý khách quan của một nhận thức đúng đắn thì triết học xã hội trở thành bộ phận của triết học tự nhiên, được suy ra từ triết học tự nhiên và thỏa mãn triết học tự nhiên vì suy cho cùng thì xã hội cũng chỉ là một bộ phận của tự nhiên cho nên triết học là thống nhất, duy nhất. Sự phát triển của triết học trong sự phát triển xã hội và nhận thức của loài người sẽ tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của các trường phái triết học, triết học Cantơ, triết học Hêghen, triết học Phơbách và triết học Mác. Triết học Mác, hay tên gọi khác là Triết học duy vật biện chứng chưa phải là chân lý đích thực, cuối cùng của loài người vì chỉ riêng về vấn đề vận động thôi, nó cũng đã nhận định thiếu sót và chưa thỏa đáng. Tuy nhiên Triết học Mác xuất hiện đã "khá" thỏa mãn được về mặt tư tưởng đối với cuộc đấu tranh của tầng lớp lao động cực khổ chống áp bức bất công của một thời thế giới sôi sục và đã có tác động to lớn đến thời đoạn ấy của sự vận động xã hội.
Nói sự ra đời của triết học Mác là tất yếu thì chưa hẳn chính xác. Vì mặt trái của tất yếu là ngẫu nhiên cho nên có lẽ nên nói sự ra đời của triết học Mác là vừa gồm cả hai tính ấy. Tùy góc độ mà có tính tất yếu hay ngẫu nhiên. Chẳng hạn đã có triết học Hêghen thì nội dung của triết học Mác trước sau gì cũng phải xuất hiện và đó là tất yếu, trong khi thời điểm xuất hiện lại có tính ngẫu nhiên. Nhưng sự ngẫu nhiên này nếu xét trong bối cảnh xã hội bấy giờ, có khi lại là tất yếu. Hay là không tất yếu cũng chẳng ngẫu nhiên? Thật khó lòng mà nói cho đúng được! Có thể nói bản chất của tồn tại xã hội là vận động xã hội, bản chất của chuyển hóa xã hội là cách mạng xã hội. Vì cách mạng xã hội chịu sự thao túng mạnh mẽ và trực tiếp cả vào khách quan lẫn chủ quan nên cách mạng xã hội có khi xác đáng nhưng cũng có khi không xác đáng.
Trường hợp xảy ra Cách mạng tháng 10 Nga cũng thế, không biết có tính tất yếu hay ngẫu nhiên nữa. Lúc thấy thế này, lúc thấy thế kia, lúc thấy cả hai, lúc thấy cũng chẳng phải cả hai. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là nếu không có triết học Mác thì dù có muốn, nó cũng không thể xảy ra được!
Chúng ta biết rằng linh hồn của Cách mạng tháng 10 Nga là V. I. Lênin, người đã tiếp thu xuất sắc nhất triết học Mác và bổ sung nó đến mức (được cho là) hoàn thiện. Nhờ có sự chỉ đạo sáng suốt, lèo lái tài tình của Lênin mà cuộc cách mạng ấy mới thành công. Đây là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu đến mức không có Lênin thì không có Cách mạng tháng 10. Thế còn nguyên nhân sâu xa? Triết học Mác dù chưa thỏa đáng trong nhận thức Tự Nhiên cũng như Xã Hội, nhưng đó là học thuyết gần chân lý nhất về Tự Nhiên cũng như Xã Hội kể từ trước đến nay. Nhân loại đã phải chịu ơn triết học Mác không phải vì nhận thức của nó về tự nhiên, cũng không phải vì học thuyết giá trị thặng dư của nó mà vì một bộ phận xuất sắc của nó, đó là “Triết học duy vật lịch sử”. Triết học duy vật lịch sử, bộ phận của triết học Mác, dù còn nhiều điều phải bàn cãi, nhưng đã phát hiện được ra một chân lý sáng ngời một cách có lý luận mà quan niệm Á Đông đã thấm nhuần được bằng cảm tính và kinh nghiệm lâu đời, đó là vai trò quyết định của Đại Chúng trong vận động xã hội; mọi cuộc cách mạng xã hội chỉ có cơ may thành công, trước hết và trên hết nếu được sự ủng hộ của Đại Chúng. Khi một cuộc cách mạng đã là của Đại Chúng thì nó gồm đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa và lúc đó, khả năng thắng lợi của nó là tuyệt đối. Tư tưởng về vai trò của quần chúng (Đại Chúng) ấy đã thông qua Lênin mà thổi vào Cách mạng tháng 10 Nga, làm cho nó trở thành cuộc Cách mạng của Đại Chúng Nga với sự thừa nhận Lênin là thủ lĩnh tối cao. Giành được chính quyền, có thể là may rủi, nhưng giữ được chính quyền thì lại là tất yếu, bởi nó là thành quả niềm tin của Đại Chúng Nga vĩ đại, của người con hun đúc nên nó là Lênin kiệt xuất. Và cùng với những đan xen ngẫu nhiên, sự thành công của nó đã có tính chất của định mệnh. Trong một xã hội mục ruỗng và bế tắc, xuất hiện một V. I. Lênin thấu triệt triết học Mác một cách hợp thời, vạch đường chỉ lối giải thoát, thì cách mạng tư sản Nga xảy ra và cách mạng Tháng Mười Nga thành công từ sự chán ghét chiến tranh trong quân đội Nga và sự bất mãn cùng cực chế độ của tầng lớp gọi là giai cấp công nhân Nga, là tất yếu.

(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét