TRẠM DẦU GIÂY (ĐL)
TRẠM DẦU GIÂY
Khét tiếng đến nay "Trạm Dầu Giây"
Có lũ cướp ngày, thời "ngăn sông cấm chợ"
Thò lò mũi xanh, mà ngông nghênh hơn giặc
Gây ra biết bao "Cái đêm hôm ấy... đêm gì!?"*
Sáng nay qua Dầu Giây
"Đổi mới" quét đi, vừa quét lại nữa rồi...
Xe bon bon giữa đất trời êm ả
Bật cười vang ha hả!...
Chợt cứng họng, đờ môi...
Ừ nhỉ, đám rác ấy giờ này đâu rồi
Hạ cánh an cư hay còn trên... thượng giới?
Nổi da gà, rùng mình, nhức nhối...
Trần Hạnh Thu
Trạm thu phí quái lạ (The Phantom Tollbooth) – cái nhìn ngồ ngộ về thế giới
Nếu phải định nghĩa về thế giới, Răm hẳn sẽ nêu ra đủ trường phái và góc nhìn, ví như định nghĩa thế giới theo khía cạnh địa chất, hay thế giới theo chiều dài lịch sử, thế giới theo sự tiến hóa sinh học,…vân vân và vân vân. Trí óc tầm thường khả dĩ của Răm chỉ cho phép Răm giới hạn thế giới như là một điều hiển nhiên, giống như phép toán 1+1=2 vậy. Thế nhưng, theo định nghĩa của Norton Juster trong “Trạm thu phí quái lạ”, thế giới vốn dĩ không tròn, không hiển nhiên mà vô cùng méo mó, đa chiều, và thực sự “quái lạ”, nhưng chính nó lại khiến Răm phì cười liên tục vì mối liên hệ sâu sắc giữa thế giới của Norton Juster và thế giới mà Răm đang thuộc về. Sự giống nhau kinh ngạc đến đáng buồn cười.
Bạn có tưởng tượng ra một vùng đất mang tên Vùng Đờ Đẫn, nơi tội ác lớn nhất là có suy nghĩ? Vùng Đờ Đẫn xám xịt với những cư dân lười biếng và lờ đờ. Mọi hoạt động diễn ra như một phản xạ không điều kiện, đơn giản là diễn ra mà không hề được điều khiển bởi suy nghĩ hay ý chí gì ráo trọi. Nghe tẻ nhạt là thế, vậy mà Vùng Đờ Đẫn lại có sức hút đến lạ thường. Những kẻ đi đường chỉ cần một phút lơ đãng là đã “Chào mừng bạn đến với Vùng Đờ Đẫn. Nơi bạn không cần phải suy nghĩ gì, chỉ cần làm theo guồng quay của chúng tôi và bạn sẽ sống tốt, rất tốt”. Hấp dẫn nhỉ? Chỉ cần đờ ra mà vẫn sống tốt, lại là rất tốt là đằng khác. Cơ mà não Răm nó hiếu động lắm, vô vùng này chắc ở tù mọt gông. Thôi vậy. @@
Bạn có hình dung được mình bị bao quanh bởi các vị Công tước, Bá tước, Hầu tước,…Đồng Nghĩa suốt ngày chỉ chực chờ tranh nhau phát biểu không? Năm vị này khi đồng tình thì kiểu gì cũng là: “Đúng rồi”, “Chính xác”, “Chuẩn không cần chỉnh” (cái này Răm chém ;)), “Không thể đúng hơn”, “Hoàn toàn đồng ý”. Cùng một ý nói, nhưng các vị cứ loạn cả lên với đủ kiểu, đủ cách. Thế mới thấy, ngôn ngữ đa dạng và rối rắm đến đau cả đầu. Tại sao cứ phải phức tạp hóa vấn đề, khoác lên nó đủ mọi lớp phủ để rồi không ai nhận ra vấn đề là gì? Nhưng xét về mặt tốt (Răm đang học cách nhìn vào mặt tối, à không mặt tốt, của mọi chuyện), một vấn đề có nhiều cách giải quyết, nhiều con đường dẫn ta đến đích, chứ không nhất thiết phải khư khư lấy đường cái làm gì. Mà lúc xê dịch thì chẳng hiểu Google Maps chỉ kiểu gì mà Răm với Rí toàn đâm vào đường làng, không hẹn mà gặp, liên tục rời xa đường cái :D.
Răm thích phân đoạn Milo và Tock gặp cậu bé lớn chổng ngược lên trời (hình ảnh cụ thể hơn là đầu chúi xuống đất và cố định tại một điểm, và chân thì cứ dài ra hướng lên bầu trời). Cảm giác bước đi giữa bầu trời, lướt qua những đám mây, thật làm người khác có cảm giác hiếu kỳ và đôi phần ghen tị. Con người chúng ta, cứ lớn dần xuống đất. Cố gắng sống thực tế hơn (down on the Earth – tài chơi chữ của Norton phải thuộc dạng bậc thầy chứ chẳng) để rồi quên đi những mộng tưởng, quên đi rằng mình hoàn toàn có thể bước đi giữa bầu trời và lướt qua những đám mây. Mộng tưởng sống thì ta mới có thể nhìn thấu mọi thứ. Nhìn được sự việc ở đằng sau cái hiện hữu, nhìn thấy cái chân thực của mọi vật, mọi vấn đề.
Răm
còn nhớ hai thế giới song song: Thế giới Thực và Thế giới Ảo Ảnh. Ảo
ảnh luôn đẹp và dễ thấy (vì chúng ta thậm chí chẳng cần dùng mắt để nhìn
thấy Ảo Ảnh), nhưng nó chỉ hiện diện mà không hiện hữu. Trong khi Thế
giới Thực là vô hình, không màu và tẻ nhạt, nhưng nó là thế giới mà ta
đang sống cùng. Thế giới Thực già cỗi hơn và là nguồn gốc của Ảo Ảnh.Thế
giới thực từng xinh đẹp, từng khiến cho con người luôn phải dừng lại
giữa chuyến bộ hành của mình chỉ để ngắm nhìn. Thế nhưng, khi con người
phát hiện ra rằng chỉ cần cúi mặt, nhìn xuống chân và quên đi cảnh vật
xung quanh thì con người sẽ đến đích nhanh hơn. Họ vô tình cầm cục gôm
tẩy và xóa đi bức tranh Thế giới Thực của chính mình. Thế là, Thế giới
Thực không còn được ngắm nhìn và dần bị xóa nhòa, trở thành bức tranh
không màu, hiện hữu nhưng không còn hiện diện. Ảo Ảnh được sinh ra như
đứa con đẻ của vô tâm và huyễn hoặc. Do đó, trong những chuyến xê dịch
của mình, Răm luôn tự cho phép mình dừng lại, để ngắm nhìn và để níu giữ
thế giới thực, kẻo không lại biến mất thì tiếc lắm.
Và còn nhiều hơn thế, cuộc hành trình của
Milo và chú chó đồng hồ Tock qua Thành Phố Từ Điển, thung lũng Im Lặng,
vùng đất Mong Đợi,…và gặp vô số nhân vật thú vị như bác sĩ Hỗn Âm, nhạc
trưởng Màu sắc, bà Một Từ,….(Thiệt tình là Rí đang cầm sách nên Răm
chẳng thể dẫn trích chính xác được. Thôi thì được ai hay người đấy. :D).
Mỗi vùng đất, mỗi nhân vật là một chiêm nghiệm sâu cay về đời của
Norton Juster ẩn thân dưới những hình ảnh kỳ lạ và sống động. Răm yêu và
sưu tầm truyện trẻ con, đặc biệt là những tác phẩm được viết bởi những
con người già cỗi, bởi chính những chiêm nghiệm của cả một đời người ẩn
mình khéo léo trong từng đứa trẻ mà họ tạo ra. Và “Trạm thu phí quái lạ”
cũng không ngoại lệ, có khác chỉ là cuốn truyện ẩn chứa quá nhiều chiêm
nghiệm (nhiều nhất mà Răm từng đọc trong mớ truyện con nít của mình)
trong một cuốn sách, một câu chuyện có độ dày khá tầm thường. Viết đến
đây, Răm chỉ muốn một “Like” cho sự tài tình của Norton Juster (tiếc là
ông không xài Facebook), nên coi như bài viết này là cách Răm bày tỏ
lòng mình vậy.
Thân,
Rau Răm
Nhận xét
Đăng nhận xét