“Nếu
như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên
sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng
một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen
"Tình yêu giống như chiến tranh, dễ bắt đầu nhưng rất khó để dừng lại."
"Tôi
không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử
dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử
dụng gậy gộc và đá!"- Albert Einstein
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và
điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó
sống ở đâu... ở trong chúng ta." - Albert Camus
"Người ta vẫn gọi chiến tranh là tội giết người. Không phải: nó là tự sát." - Ramsay MacDonald
"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù
trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo
khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không
ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ
dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được
chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng
đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với
họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn
"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó."- Benjamin Franklin
"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống" Thầy Cãi
(Tiếp theo)
***
Trước đó, Sau khi Áo bị sát nhập với Đức, Hitler đòi hỏi vùng Sudentenland từ Tiệp Khắc. Tháng 8 năm 1938, quân đội Đức tập trung 30 sư đoàn quanh biên giới Tiệp Khắc, sẵn sàng tấn công nước này. Đến lúc này, tham vọng của Hitler đã lộ rõ, Liên Xô đề nghị với Anh -
Pháp việc gạt bỏ những mâu thuẫn giữa hai phía và thành lập một liên
minh nhằm ngăn chặn Hitler nhưng bị 2 nước này từ chối. Ngược lại, Anh -
Pháp lại nhận lời mời của Ngoại trưởng Đức. Ribbentrop và tham gia ký Hiệp ước Munich trong ngày 29, 30 tháng 9 năm 1938 giữa tứ cường Anh, Đức, Pháp, Ý. Kết quả của hội nghị này là một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau được ký giữa bốn nước này
(Hiệp ước Munich) ngày 30 tháng 9 mà không hề đếm xỉa đến Hiệp ước
tương trợ giữa Anh và Pháp với chính phủ Tiệp Khắc. Chính phủ Pháp cũng
hùa với Đức và Anh để loại Liên Xô (nước ủng hộ Tiệp Khắc) ra khỏi hội nghị Munich.
Lễ ký Hiệp ước Munich năm 1938 giữa Anh, Pháp và Đức. Adolf Hitler đứng giữa, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đứng ngoài cùng bên trái
Bằng Hiệp định Munich, Anh và Pháp đã thừa nhận việc Đức Quốc xã thôn tính nước Áo là việc đã rồi. Anh-Pháp cũng sẽ làm ngơ cho Hitler đánh chiếm xứ Bohemia và Moravia, chiếm phía tây Tiệp Khắc; đặt Ba Lan và cả Liên Xô trước nguy cơ xâm lược của nước Đức Quốc xã. Sau khi ký Hiệp định Munich, Thủ tướng Anh là Chamberlain trước khi bay về Anh đã tuyên bố với Hitler rằng "Bây giờ thì ông có đủ máy bay để tấn công Liên Xô. Điều đó sẽ khiến cho Liên Xô không thể đưa máy bay sang Tiệp Khắc được." Liền sau Hiệp ước Munich, 2 hiệp ước khác được Anh-Pháp ký với Đức. Như vậy, hai nước Anh và Pháp
không muốn tham chiến, cũng không muốn lập liên minh với Liên Xô cho
nên đã vứt bỏ liên minh quân sự với Cộng hoà Tiệp Khắc và ký Hiệp ước München vào ngày 29 tháng 9, buộc Tiệp Khắc phải cắt cho Đức một phần lãnh thổ để thỏa mãn yêu cầu của Đức. Nhưng không dừng lại ở đó, đến ngày 16 tháng 3 năm 1939,
Đức đã chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc. Liên Xô ra tuyên bố phản đối Đức,
nhưng Anh-Pháp vẫn bỏ qua việc này. Thấy tình hình thuận lợi, cả Ba Lan và Hungari cũng hùa theo Đức, đưa quân chiếm một phần lãnh thổ Tiệp Khắc. Ý theo gương Đức, đã tiến hành xâm lược Ethiopia năm 1935 và sát nhập Albania vào ngày 12 tháng 4 năm 1939. Các tài liệu lưu trữ của Anh được công bố vào năm 2013 cho thấy nước Anh
không chỉ bỏ mặc Tiệp Khắc cho Hitler xâm chiếm mà còn tình nguyện trao
gần 9 triệu USD tiền vàng vốn thuộc về Tiệp Khắc cho Đức Quốc xã. Các
thỏi vàng của Tiệp Khắc đã được gửi ngay cho Hitler vào tháng 3/1939 khi
quân Đức chiếm Praha. Điều khó tin hơn nữa là chính phủ Anh thực sự đã ngăn chặn và làm phá sản một âm mưu đảo chính của một nhóm sĩ quan cao cấp của quân đội Đức nhằm vào Adolf Hitler vào năm 1938, khi Hitler ra lệnh tấn công Tiệp Khắc. Tác giả Anh Michael McMenamin cho biết: “Về
mặt lịch sử, không có nghi ngờ gì về việc phong trào kháng chiến Đức đã
liên tục cảnh báo cho người Anh về ý đồ của Hitler là muốn xâm lược
Tiệp Khắc vào tháng 9/1938... Tuy nhiên, để đáp lại, chính phủ Anh khi
đó đã thực hiện mọi bước đi ngoại giao có thể để... phá hoại phe đối lập
với Hitler. Tháng 4 năm 1939, trong một nỗ lực cuối cùng để cứu vãn nền an ninh
tập thể của châu Âu, Liên Xô mở lại các cuộc thương lượng với Anh và
Pháp nhằm tìm kiếm một hiệp định tương trợ thật sự với các nước Tây Âu
và Đông Âu. Mặc dù người Nga thực lòng muốn ký một hiệp ước phòng thủ
chung càng sớm càng tốt với Anh và Pháp nhưng họ đã vấp phải sự lạnh
nhạt của các chính phủ này, hiệp định tương trợ mà Liên Xô muốn xây dựng với các nước Tây Âu đã không thể được thực hiện. Sau Hiệp ước Munich, những nước còn lại ở Tây Âu và Trung Âu quay
sang tìm cách thỏa hiệp với Đức Quốc xã. Ngày 7 tháng 6 năm 1939, hiệp ước không xâm lược lẫn nhau cũng được Đức Quốc xã tiếp tục ký với ba nước Baltic (Estonia, Latvia, Litva) và Đan Mạch,
những nước có biên giới nằm khá gần Liên Xô. Hiệp ước này quy định rằng
các nước Baltic sẽ trợ giúp Đức để chống Liên Xô. Điều này càng khiến
Liên Xô trở nên lo ngại hơn.
Việc Anh, Pháp từ chối lập liên minh với Liên Xô và ký với Đức hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau, đồng thời bỏ mặc đồng minh Tiệp Khắc cho Đức tiêu diệt, tất cả khiến Liên Xô thấy rằng phương Tây không hề thực tâm trong việc ngăn chặn Hitler, mà thực ra họ đang tìm cách hướng cỗ máy chiến tranh Đức nhắm vào Liên Xô. Vào ngày 22 tháng 5, Ý và Đức ký Hiệp ước Thép, chính thức hoá liên minh quân sự giữa hai nước. Về sau, hiệp ước được mở rộng thêm Đế quốc Nhật Bản, làm thành bộ ba Đức-Ý-Nhật, 3 cường quốc lớn nhất của phe Trục trong thế chiến thứ 2.
Lập trường của các cường quốc phương Tây đưa Liên Xô đứng trước 2 sự
lựa chọn: hoặc sẽ bị cô lập và phải một mình chống đỡ với các cuộc tấn
công của phát xít Đức; hoặc phải đàm phán với Đức để ký một hiệp ước
không xâm lược nhằm tranh thủ thời gian củng cố quân đội. Tình hình cho
thấy sự lựa chọn thứ hai là không thể tránh khỏi. Vào ngày 23 tháng 8, Đức và Liên Xô ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop,
một thoả thuận không xâm lược trong đó có một điều khoản bí mật chia sẻ
vùng ảnh hưởng tại Đông Âu giữa hai nước này. Thoả thuận này làm các
nước Tây phương ngạc nhiên, nếu nhớ rằng hai nước này đã ủng hộ hai phía
khác nhau trong Nội chiến Tây Ban Nha
vừa mới kết thúc. Tuy nhiên với Liên Xô, hành động này không có gì khó
hiểu vì Anh-Pháp đã từ chối lập liên minh chống Đức, mà họ thì không
muốn một mình đối đầu với Đức tại thời điểm đó.
Ngày nay, truyền thông phương Tây tập trung khai thác Hiệp ước Xô-Đức
để kết tội Liên Xô đã bắt tay với Hitler, tạo nguyên nhân gây ra Thế
chiến thứ 2. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy hầu hết các cường quốc lớn
của châu Âu đều đã ký các hiệp ước tương tự với Đức Quốc xã trước khi
Liên Xô làm vậy. Giáo sư Carley nhận xét rằng đây là nỗ lực tuyên truyền
của phương Tây nhằm biện minh cho các lỗi lầm nghiêm trọng vào những
năm 1930, khi họ không chặn đứng sự trỗi dậy của nước Đức Quốc xã và
thiết lập một liên minh chống Hitler vào thập niên 1930 theo đề nghị của
Liên Xô.
Đêm
30 rạng ngày 31-8-1939, Đức gởi tới Ba Lan một bản công hàm mang tính
chất tối hậu thư về vấn đề Đăngdích và hành lang Ba Lan. Chính phủ Ba
Lan bác bỏ những yêu sách của Đức. Mờ sáng ngày 1-9-1939, đúng 4 giờ 15
phút, gần 1500 máy bay Đức hết đợt này đến đợt khác tới ném bom, bắn phá
toàn bộ các căn cứ không quân và trường bay trong khu vực miền Tây - Ba
Lan, mở màn cuộc xâm lược Ba Lan và cũng đồng thời làm bùng nổ cuộc
chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngay
từ đầu, không quân Ba Lan đã bị đánh quỵ, “đành chỉ làm mồi cho không
quân phát xít”. Làm chủ được bầu trời, máy bay Đức tha hồ bắn phá các
mục tiêu dưới đất của Ba Lan.
Máy bay tiêm kích Bf 110 của Không quân Đức vượt biên giới Ba Lan
Lập trường của các cường quốc phương Tây đưa Liên Xô đứng trước 2 sự
lựa chọn: hoặc sẽ bị cô lập và phải một mình chống đỡ với các cuộc tấn
công của phát xít Đức; hoặc phải đàm phán với Đức để ký một hiệp ước
không xâm lược nhằm tranh thủ thời gian củng cố quân đội. Tình hình cho
thấy sự lựa chọn thứ hai là không thể tránh khỏi. Vào ngày 23 tháng 8, Đức và Liên Xô ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop,
một thoả thuận không xâm lược trong đó có một điều khoản bí mật chia sẻ
vùng ảnh hưởng tại Đông Âu giữa hai nước này. Thoả thuận này làm các
nước Tây phương ngạc nhiên, nếu nhớ rằng hai nước này đã ủng hộ hai phía
khác nhau trong Nội chiến Tây Ban Nha
vừa mới kết thúc. Tuy nhiên với Liên Xô, hành động này không có gì khó
hiểu vì Anh-Pháp đã từ chối lập liên minh chống Đức, mà họ thì không
muốn một mình đối đầu với Đức tại thời điểm đó.
Ngày nay, truyền thông phương Tây tập trung khai thác Hiệp ước Xô-Đức
để kết tội Liên Xô đã bắt tay với Hitler, tạo nguyên nhân gây ra Thế
chiến thứ 2. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy hầu hết các cường quốc lớn
của châu Âu đều đã ký các hiệp ước tương tự với Đức Quốc xã trước khi
Liên Xô làm vậy. Giáo sư Carley nhận xét rằng đây là nỗ lực tuyên truyền
của phương Tây nhằm biện minh cho các lỗi lầm nghiêm trọng vào những
năm 1930, khi họ không chặn đứng sự trỗi dậy của nước Đức Quốc xã và
thiết lập một liên minh chống Hitler vào thập niên 1930 theo đề nghị của
Liên Xô.
Đêm
30 rạng ngày 31-8-1939, Đức gởi tới Ba Lan một bản công hàm mang tính
chất tối hậu thư về vấn đề Đăngdích và hành lang Ba Lan. Chính phủ Ba
Lan bác bỏ những yêu sách của Đức. Mờ sáng ngày 1-9-1939, đúng 4 giờ 15
phút, gần 1500 máy bay Đức hết đợt này đến đợt khác tới ném bom, bắn phá
toàn bộ các căn cứ không quân và trường bay trong khu vực miền Tây - Ba
Lan, mở màn cuộc xâm lược Ba Lan và cũng đồng thời làm bùng nổ cuộc
chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngay
từ đầu, không quân Ba Lan đã bị đánh quỵ, “đành chỉ làm mồi cho không
quân phát xít”. Làm chủ được bầu trời, máy bay Đức tha hồ bắn phá các
mục tiêu dưới đất của Ba Lan.
Kỵ binh Ba Lan trong trận Bzura, trận đánh lớn nhất giữa Đức và Ba Lan trong cuộc chiến
Trước
sức mạnh áp đảo của quân Đức với sự tràn ngập của máy bay, đại bác, xe
tăng và lối “tấn công chớp nhoáng”, Bộ tổng tư lệnh Ba Lan phải cho quân
tháo lui để tránh bị tiêu diệt. Ngay cả việc này họ cũng không thực
hiện được trót lọt, nói gì đến “mở được mũi phản công đánh ngược trở lại
hướng Béclin” theo như phương án đã bàn bạc với Anh và Pháp.
Ngày
6-9-1939, khi hai cánh quân của Hitle từ phía tây - bắc đánh xuống và
phía tây - nam đánh lên đang ồ ạt tiến về phía Vácxava thì chính phủ tư
sản Ba Lan đã vội vã chạy về Lublin và sau đó ít ngày đã đáp máy bay
trốn sang Anh.
Ngày
14-9-1939, hai gọng kìm quân Đức đã hoàn thành việc bao vây quân chủ
lực Ba Lan từ nhiều nơi rút về bờ tây sông Vixla. Vácxava cũng bị bao
vây từ ba mặt. Ngày 15-9-1939, quân Đức mở đợt tấn công cuối cùng, quyết
định số phận Ba Lan. Sự sụp đổ nhanh chóng của Ba Lan có lý do khách quan là sự vượt trội về
công nghệ quân sự của Đức, còn lý do chủ quan là vì họ quá tin vào lời
hứa của Anh-Pháp sẽ nhanh chóng tiếp viện cho Ba Lan, nhưng thực tế viện
trợ đã không đến. Thực tế Ba Lan đã bị đồng minh của họ bỏ rơi, vì khi
Đức tấn công Ba Lan, quân Anh-Pháp có tới 110 sư đoàn
đang áp sát biên giới Đức so với chỉ 23 sư đoàn của Đức, nếu Anh-Pháp
tấn công thì sẽ nhanh chóng buộc Đức phải rút quân về nước. Tư lệnh kỵ
binh Đức Quốc xã Siegfried Westphal từng nói, nếu quân Pháp tấn công trong tháng 9 năm 1939 vào chiến tuyến Đức thì họ "chỉ có thể cầm cự được một hoặc hai tuần". Riêng ở đồng bằng Saar tháng 9 năm 1939, binh lực Pháp có 40 sư đoàn so với 22 của Đức, phía Đức không có xe tăng và chỉ có chưa đầy 100 khẩu pháo các cỡ, quá yếu ớt khi so sánh với trang bị của Pháp (1 sư đoàn thiết giáp, ba sư đoàn cơ giới, 78 trung đoàn pháo binh và 40 tiểu đoàn xe tăng). Tướng Đức Alfred Jodl từng nói: "Chúng
tôi (Đức) đã không sụp đổ trong năm 1939 chỉ do một thực tế là trong
chiến dịch Ba Lan, khoảng 110 sư đoàn của Anh và Pháp ở phương Tây đã
hoàn toàn không có bất cứ hoạt động gì khi đối mặt với 23 sư đoàn Đức".
Nhưng rốt cục Anh và Pháp đã không có bất kỳ hành động quân sự lớn nào
mà chỉ muốn ngồi chờ Đức tấn công Liên Xô như họ đã dự tính.
Dù
đã hoàn toàn thất thế, dù chính phủ đã hèn nhát bỏ mặc đất nước trong
cảnh lâm nguy để thoát thân, dù Anh và Pháp không chịu đánh vào “sau
lưng” nước Đức như đã thỏa thuận, dù đã chịu tổn thất nặng, thì trước kẻ
thù xâm lược, quân đội Ba Lan vẫn không chịu hạ vũ khí. Hưởng ứng lời
kêu gọi của đảng Cộng sản và các tổ chức yêu nước Ba Lan, nhân dân Ba
Lan đã vùng lên sát cánh cùng quân đội chặn đánh quân thù bằng nhiều
hình thức, một cách hết sức kiên cường, hết sức dũng cảm.
Cuộc
kháng chiến của nhân dân thủ đô Vácxava, dẫn đầu là các chiến sĩ Cộng
sản đã diễn ra ác liệt, đập tan một sư đoàn thiết giáp Đức, được duy trì
đến tận 28-9-1939. Trên bán đảo Vexiêplatê, gần 300 chiến sĩ Ba Lan bị
phát xít Đức bao vây, đã chống cự quyết liệt đến khi hết cả lương ăn,
nước uống và đã bắn tới viên đạn cuối cùng. Pháo đài Môđơlin cầm cự với
quân Đức mãi tới 30-9-1939 mới chịu thất thủ. Cuộc chiến đấu của lực
lượng biên phòng Ba Lan trên bán đảo Hen ở phía bắc Gơđanxcơ, mặc dầu bị
cắt đứt hoàn toàn với hậu phương, vẫn kéo dài đến tận ngày 2-10-1939.
Nói
ngay ra thì liền sau khi Hitle mở cuộc tiến công xâm lược Ba Lan, chính
phủ hai nước Anh và Pháp cũng đã lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm
“nhận định tình hình và tìm cách giải quyết”.
21
giờ 30 phút, tối 1-9-1939, Anh và Pháp gửi thông điệp chung đến chính
phủ Đức, yêu cầu “đình chỉ ngay lập tức mọi hành động quân sự từ trên
không, trên biển, trên mặt đất thuộc phạm vi lãnh thổ Ba Lan và nhanh
chóng lệnh cho quân đội Đức rút về tuyến xuất phát từ trước khi bùng nổ
chiến sự”, và nhấn mạnh: “nếu những yêu cầu chính đáng này không được
đáp ứng, bắt buộc các chính phủ Anh và Pháp sẽ phải áp dụng những hành
động phù hợp với những điều đã cam kết với chính phủ Ba Lan hiện đang là
nạn nhân của một cuộc xâm lược vô đạo lý”.
Bức
thông điệp có cái vẻ cứng rắn kiểu tối hậu thư này chỉ làm Hitle cười
mũi. Tình báo chiến lược của phát xít Đức đã tóm được gáy hai “đại ca”
này: “… chưa kịp chuẩn bị bước vào vòng chiến và cũng chưa muốn nhảy
ngay vào vòng chiến”, và hơn nữa “họ còn muốn chờ xem một cuộc xung đột
Đức - Nga khi quân Đức tiếp tục tiến về phía đông”.
Trước
sức ép của dư luận và cũng để giữ thể diện trước sự “phớt tỉnh Ănglê”
của Hitle, ngày 3-9-1939, Anh và Pháp buộc phải lần lượt tuyên chiến với
Đức. Tuy nhiên, mặc dù Anh, Pháp đã tuyên bố chiến tranh với Đức bằng
những lời lẽ hùng hồn nhất phát vang trên đài phát thanh và rùm beng
trên báo chí, mặc dù lệnh tổng động viên đã được ban hành, các phương
tiện vận tải trên đất Pháp đã được huy động, quân đội Anh đóng trên đất
Pháp đã được tăng cường lực lượng thì mặt trận phía tây nước Đức vẫn…
lặng im như tờ. Các nhà báo Mỹ gọi hiện tượng đó là cuộc “chiến tranh kỳ
quặc”, người Pháp gọi là cuộc “chiến tranh buồn cười”, còn người Đức
thì gọi là “chiến tranh ngồi” (kéo dài suốt từ tháng 9-1939 đến tháng
4-1940). Riêng Bộ chỉ huy quân đội Đức Quốc Xã thì càng tin chắc rằng
với 23 sư đoàn đóng ở biên giới phía tây là “quá thừa để đối phó với
cuộc chiến tranh bằng mồm của Anh và Pháp”.
Cũng
trong khoảng thời gian xảy ra các sự kiện nói trên, ngày 17-9-1939,
theo thỏa thuận với Đức (qua “Biên bản mật” ký ngày 24-9-1938), quân đội
Liên Xô tiến vào miền Đông - Ba Lan, thu hồi vùng lãnh thổ của đế quốc
Nga bị mất vào những năm 1918 - 1920 và cũng là một phần lãnh thổ của
Tây - Ucraina và Tây - Bêlarút (bị trao cho Ba Lan năm 1920), để sát
nhập trở lại vào hai nước Cộng hòa Xô Viết này trong Liên bang Xô Viết.
Ngày
18-9, Liên Xô lên án 3 nước Ban Tích là không giữ vai trò trung lập.
Dưới sức ép về quân sự, lãnh đạo 3 nước này gồm Extônia, Látvia, Litva
lần lượt ký với Liên Xô hiệp ước không xâm lược và tương trợ, lần lượt
vào các ngày 28-9, 5-10, 10-10. Cả 3 nước không chấp nhận cho Liên Xô
quyền đóng quân trên lãnh thổ của họ. Tháng 6-1940, quân đội Liên Xô
tiến vào 3 nước Ban Tích, gây áp lực lật đổ các chính phủ tư sản ở đây.
Ngày 14-7, bầu cử được tiến hành và quốc hội mới ở 3 nước đó kêu gọi sát
nhập đất nước mình vào Liên Xô. Tháng 8-1940, sau khi Xôviết tối cao
Liên Xô thông qua, 3 nước Ban Tích gia nhập Liên bang Xô Viết.
Ngày
28-11-1939, Liên Xô hủy bỏ hiệp ước không xâm lược năm 1932 và ngày hôm
sau thì cắt đứt quan hệ ngoại giao với Phần Lan. Chiến tranh Xô - Phần
bùng nổ và diễn ra ác liệt đến tháng 3-1940. Cuộc chiến tranh này thường được gọi là "chiến tranh mùa đông" mà Liên Xô dành được chiến thắng với một giá rất đắt. Chính qua cuộc chiến tranh này, Hitle đã xem nhẹ thực lực quân đội Liên Xô. Kết quả là một hiệp ước
được ký kết tại Mátxcơva ngày 12-3-1940, theo đó, Phần Lan phải nhường
vĩnh viễn eo đất Carêli (sau đó Liên Xô đã thành lập nước Cộng hòa
Xôviết Calêri của mình), biên giới Liên Xô - Phần Lan được lùi xa
Lêningát thêm 150 km nữa; ngoài ra, Phần Lan còn phải cho Liên Xô thuê
cảng Hănggô trong 30 năm với số tiền 8 triệu Mác Phần Lan.
Betxarabia
và Bắc - Bucôvina là vùng tranh chấp lâu dài giữa Nga với Rumani mà
Rumani chiếm được năm 1918. Xtalin gửi tối hậu thư cho Rumani đòi:
- Vùng Betxarabia mà Nga chưa bao giờ chịu mất, phải trả về cho Nga.
- Sát nhập vùng Bắc - Bucôvina mà dân cư ở đó về mặt lịch sử và ngôn ngữ gắn bó với nước Cộng hòa Xôviết Ucraina.
Chính
phủ Rumani kêu gọi Đức và Ý can thiệp giúp đỡ nhưng bị từ chối nên đành
chấp nhận yêu sách đó. Thế là Betxarabia và Bắc - Bucôvina trở thành
một bộ phận thuộc nước Cộng hòa Xôviết Mônđavia của Liên Xô vào tháng
8-1940.
Tính
chung, Liên Xô đã lập thêm 5 nước Cộng hòa Xôviết, mở rộng lãnh thổ 2
nước Cộng hòa Xôviết, đưa tổng số nước Cộng hòa Xôviết trong thành phần
Liên Bang lên 16 và số dân thêm được là 23 triệu. Biên giới phía tây
Liên Xô được đẩy lùi ra xa thêm từ 200 đến 300 km.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét