TT&HĐ III - 29/f
Saint Peterburg cố đô của nước Nga | Thông điệp từ quá khứ
“Chính chủ nghĩa yêu nước đã thúc đẩy tôi, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản” -Hồ Chí Minh
"Bất
cứ quyền lực nào nếu bắt một cá nhân phải cúi đầu bằng vũ lực và khủng
bố, dù nó nhân danh chủ nghĩa phát-xít hay chủ nghĩa cộng sản, phải được
xem là kẻ thù của nhân loại. Tất cả giá trị trong xã hội loài người tuỳ
thuộc vào cơ hội phát triển thích hợp cho từng cá nhân.”. -Albert Einstein
“Một
trong những sức mạnh của hệ thống cộng sản phương Đông là nó có một số
đặc điểm giống như một tôn giáo và nó đem lại những cảm xúc của một tôn
giáo.”
-Albert Einstein
“Chủ nghĩa xã hội giống như một giấc mơ. Sớm muộn gì các anh cũng phải thức dậy mà đối mặt với thực tế.”- Winston Churchill
“Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng”
- Các Mác
“Điều kiện tiên quyết để nhân dân có hạnh phúc là phải xoá bỏ tôn giáo”
- Các Mác
“Cách
mạng là ngày hội của những người bị áp bức và bị bóc lột. Không lúc nào
quần chúng nhân dân có thể tỏ ra là người sáng tạo trật tự xã hội mới
tích cực như trong thời kỳ cách mạng. Trong những thời kỳ như thế… thì
nhân dân có thể làm được những kỳ công".- V. I. Lênin
“Chúng
ta phải căm thù – lòng căm thù là điều cơ bản của chủ nghĩa cộng sản.
Trẻ con phải được dạy để chúng biết căm thù cha mẹ chúng nếu họ không
phải là những người cộng sản.”
- V. I. Lênin
“Kẻ
theo chủ nghĩa tư bản bị chúng ta treo cổ sau cùng, sẽ là kẻ đã bán cho
ta sợi dây thòng lọng mà ta dùng để treo cổ nó.” - Các Mác, cha đẻ của
chủ nghĩa cộng sản
“Lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản có thể được tóm gọn trong một câu: Xoá bỏ quyền tư hữu.” (trích từ Tuyên Ngôn Cộng Sản của Các Mác)
“Làm
thế nào để biết ai là cộng sản? Là như vầy: ai chỉ mới đọc Mác và
Lênin, người đó là cộng sản. Làm thế nào để biết ai là người chống cộng
sản? Đó là người quá hiểu về chủ nghĩa Mác-Lênin.”
Ronald Reagan
“Việc sản xuất ra quá nhiều thứ hữu dụng làm sản sinh ra quá nhiều người vô dụng” Các Mác.
“Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.” - Các Mác.
"Bất
cứ ai 20 tuổi mà không phải là cộng sản tức là kẻ ngu. Bất cứ ai đã 30
tuổi rồi mà vẫn là một người cộng sản thậm chí còn ngu đần hơn.".George Bernard Shaw
“Nền
kinh tế chủ nghĩa xã hội hoạt động dựa trên tư tưởng rằng sự hiểu biết
của một nhóm người cao rộng hơn sự hiểu biết của hàng trăm triệu người.
Đây là một suy nghĩ kiêu ngạo.” – FA Hayek
“Trong
chính trị không có đạo đức mà chỉ có thủ đoạn. Một thằng du côn cũng có
thể có giá trị cho chúng ta chỉ vì nó là thằng du côn.” - Vladimir Lenin
Khi
ta làm cách mạng, ta không thể làm cho thời gian ngừng trôi; ta phải
luôn đi tới nếu không sẽ bị tụt hậu. Giờ đây ai bàn bạc về “tự do báo
chí” là bị tụt hậu và làm cản trở tiến trình bước lên chủ nghĩa xã hội
của chúng ta” -Vladimir Lenin
“Đã có nhà nước thì không thể có tự do, mà khi có tự do thì sẽ không có nhà nước".- Vladimir Lenin
“Chúng
ta không có thì giờ để chơi trò “đối lập” ở những hội nghị. Chúng ta sẽ
cho những kẻ đối lập chúng ta ngồi tù dù chúng công khai đối lập hay ẩn
náu dưới danh nghĩa người ngoài đảng.” -Joseph Stalin, cựu lãnh đạo đảng cộng sản Liên Xô khét tiếng tàn bạo.
“Chỉ
cần dân chúng biết rằng ta có bầu cử là đủ rồi. Những người bỏ phiếu
bầu cử không quyết định được gì cả. Chính những người đếm phiếu mới
quyết định mọi thứ.” -Joseph Stalin.
“Đức Giáo Hoàng ư? Ông ta có được bao nhiêu sư đoàn?” -Joseph Stalin.
“Cái chết là giải pháp cho mọi vấn đề. Không còn người thì không còn vấn đề.” -Joseph Stalin.
“Lòng biết ơn là căn bệnh mà chỉ có loài chó mới mắc phải” -Joseph Stalin.
“Tư
tưởng có sức mạnh hơn súng đạn rất nhiều. Chúng ta không cho phép kẻ
thù của mình có súng, thì tại sao chúng ta phải cho chúng tự do tư
tưởng?” -Joseph Stalin,
“Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại nếu không có tự do, trong khi chủ nghĩa xã hội không thể nào tồn tại nếu cho phép tự do.” – Milton Friedman
“Tần Thuỷ Hoàng là cái thá gì? Ông ta chỉ chặt đầu 460 nho sĩ. Chúng ta đã chặt đầu 460.000 trí thức.” - Mao Trạch Đông
“Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã giết nhiều người hơn tất cả những cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20 cộng lại.” – Khuyết danh
“Mọi người cộng sản phải nắm cho rõ chân lý này: ‘Quyền lực chính trị lớn mạnh được là bắt đầu từ họng súng’” - Mao Trạch Đông
“Ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng. Đó là vấn đề nguyên tắc”. - Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam
“…không để trò chơi dân chủ lồng vào sinh hoạt quốc hội” (tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh ).
"20 tuổi mà không theo CS, là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ CS là không có cái đầu."-Bí thư đảng CS Nam Tư Milovan Djilas nói.
"Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim."-Cựu Tổng thống Nga Putin.
“Một lời giả dối được nói mãi sẽ trở thành sự thật.” -Vladimir Lenin
"Nói
thật công bằng: Thực tế cho thấy Chủ nghĩa Cộng sản mới chính là thuốc
phiện của quần chúng cần lao nhờ vào tuyên truyền đầy ảo tưởng cao đẹp,
mị dân một cách "chân thành" và do đó có thể hiểu, vì sao mà Cách mạng
vô sản cũng đã từng nhất thời là cứu cánh của nhân dân lao động".
Thầy Cãi
(Tiếp theo)
Ngay
trong ngày đầu khởi nghĩa, Trung ương Đảng Bônsêvích đã ra bản tuyên bố
chế độ Nga hoàng đã sụp đổ, kêu gọi công nhân và binh lính hãy nhanh
chóng thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời. Chiều ngày 27-2, các đại
biểu đầu tiên (được bầu ở các nhà máy, xí nghiệp và các đơn vị quân đội
phản chiến) đã ra mắt và thành lập “Xô viết đại biểu công nhân và binh
lính Pêtrôgrát”, đóng vai trò như một cơ quan chính quyền mới.
Tin
thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở thủ đô đã lan nhanh. Công nhân và nhân
dân Mátxcơva, cũng như ở các thành phố và địa phương khác đã lập tức nổi
dậy lật đổ chế độ cũ, thành lập các Xô viết và biến chúng thành cơ quan
chính quyền cách mạng lâm thời, tương tự như ở Pêtrôgrát. Như thế, trên
phạm vi cả nước, cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 đã
thắng lợi. Chỉ trong có 8 ngày, chế độ Nga hoàng thống trị nước Nga từ
bao đời đã sụp đổ.
Những người cách mạng tràn vào Cung điện Mùa Đông (điện Smolny), cơ quan
đầu não của chính phủ lâm thời Kerensky ở Petrograd (nay là St.
Peterburg), ngày 7/11/1917 (ngày 25/10 theo lịch Nga cũ). Đây là một
hình ảnh mang tính biểu tượng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Ảnh: Getty Images
Rạng sang ngày 7-11-1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga cũ) lực lượng khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa Đông ở Petrograt (nay là Saint Petersburg), mở đầu cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. |
Sau
Cách mạng tháng Hai, các thủ lĩnh Mensêvich và Xã hội cách mạng, theo
đuổi quan điểm như đã nói, là sau cách mạng dân chủ, chính quyền là
thuộc về giai cấp tư sản (họ lập luận: không thể đốt cháy giai đoạn và
can thiệp thô bạo vào tiến trình tự nhiên của lịch sử), đã bí mật tiến
hành thương lượng và thỏa hiệp với các đảng tư sản. Các Xô viết, vì thế,
đã không ủng hộ đề nghị việc thành lập chính phủ cách mạng lâm thời từ
chính các Xô viết của những người Bônsêvích: ngày 2-3-1917, Ban Chấp
hành Xô viết Pêtrôgrát đã thông qua nghị quyết chuyển giao chính quyền
cho giai cấp tư sản. Cùng ngày, Ủy ban lâm thời của viện Duma quốc gia
đã thành lập chính phủ lâm thời do huân tước Lơvốp làm thủ tướng. Tham
gia chính phủ này có các đảng: đảng Cađê (Dân chủ lập hiến) của giai cấp
tư sản, đảng Tháng Mười của địa chủ “tư sản hóa” và một đại biểu của
Đảng Xã hội cách mạng là Kêrenxki.
Cuộc tuần hành của những người Bolshevik ở quảng trường Cung điện Mùa Đông trước thềm của cuộc Cách mạng tháng Mười. Ảnh: Getty Images.
Lực lượng vũ trang cách mạng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu tại Cung điện Mùa đông. Ảnh: Getty Images.
Như
thế là sau cách mạng tháng Hai, ở nước Nga thực chất đã đồng thời tồn
tại hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết (đại biểu công
- nông và binh lính).
Đảng
Cađê, lúc này có đến 70 ngàn đảng viên, đã trở thành đảng cầm quyền.
Tại đại hội VII (tháng 3-1917), Đảng Cađê tuyên bố từ bỏ chủ trương
trước đây là thiết lập chế độ quân chủ lập hiến để “nước Nga cần phải
trở thành một nước Cộng hòa đại nghị lập hiến”: chủ trương của đảng Cađê
và cũng chính là đường lối chính sách của Chính phủ tư sản lâm thời là:
tiếp tục chiến tranh đến “thắng lợi hoàn toàn và triệt để đối với kẻ
thù”; nước Nga là thống nhất, không chia cắt; nhà nước sẽ chuộc lại một
phần ruộng đất của địa chủ.
Như
vậy, Đảng Cađê và chính phủ lâm thời đã không quan tâm giải quyết các
vấn đề sát sườn và cấp thiết mà Đại Chúng Nga đã vì chúng mà làm cách
mạng, đó là: hòa bình, ruộng đất, tự do và bánh mì.
Các
đảng: Đảng Xã hội cách mạng (có 800 ngàn đảng viên), Đảng Mensêvích (có
200 ngàn đảng viên), đều thay đổi lập trường, hợp tác với các đảng tư
sản, hoàn toàn và công khai ủng hộ chủ trương đường lối của Chính phủ
lâm thời và trở thành chỗ dựa của giai cấp tư sản.
Lãnh tụ Đảng Bolshevich V. I. Lenin tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết tại Đại hội Xô Viết toàn Nga ngày 7-11-1917 tại điện Smolnya, ngay sau khi chiếm Cung điện mùa Đông
Lãnh tụ Đảng Bolshevich V. I. Lenin tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết tại Đại hội Xô Viết toàn Nga ngày 7-11-1917 tại điện Smolnya, ngay sau khi chiếm Cung điện mùa Đông
Từ
nước ngoài, Lênin theo dõi sát sao tình hình nước Nga, liên tục gửi thư
cho Trung ương Đảng Bônsêvích (Đảng Bônsêvích sau cách mạng tháng Hai
đã ra hoạt động công khai nhưng số lượng đảng viên còn rất ít ỏi; khoảng
24 ngàn người), chỉ rõ sự cần thiết phải liên tục cách mạng, phát triển
lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, trước mắt: “Tuyệt đối không
tín nhiệm, không ủng hộ chính phủ mới một chút nào cả, đặc biệt nghi ngờ
Kêrenxki…”. Tuy nhiên, trong nội bộ Đảng Bônsêvích đã xuất hiện những
dao động về lập trường.
Trước
tình hình thực tế cấp bách đó, từ Thụy Sĩ, đêm 3-4-1917, Lênin về tới
Pêtrôgrát. Ngày hôm sau, 4-4-1917, trước Trung ương Đảng và Ban Chấp
hành đảng bộ thủ đô, Lênin đã trình bày báo cáo “Nhiệm vụ của giai cấp
vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay” (sau này gọi là “Luận cương tháng
Tư”). Lênin cho rằng cái gọi là “sự hoàn thành cách mạng dân chủ tư sản”
chỉ là một sự mị dân, giai cấp tư sản và các đảng thỏa hiệp sẽ không
thể nhanh chóng và triệt để giải quyết được các đòi hỏi cấp bách nhất
của nước Nga lúc bấy giờ: ruộng đất cho nông dân, hòa bình cho nhân dân,
bánh mì cho công nhân, tự do cho các dân tộc bị áp bức và chấm dứt
chiến tranh. Ông còn nêu rõ: khác với giai cấp tư sản Tây Âu đã trải qua
trường học hoạt động nhà nước, giai cấp tư sản Nga còn non kém về chính
trị.
Những người Bolshevik đụng độ với lực lượng ủng hộ chính phủ Kerensky
trên đại lộ Nevski. Binh lính của Kerensky sau đó đã bắn vào những người
biểu tình bằng súng máy. Ảnh: Getty Images.
Cuộc tuần hành lớn ở Moscow trong Cách mạng Tháng Mười. Ảnh: Getty Images.
Các quân nhân của chế độ cũ đứng về phía cách mạng. Ảnh: Getty Images.
Từ
sự phân tích đó, Luận cương tháng Tư đã đề ra đường lối chuyển biến từ
cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề cơ bản
là giành chính quyền về tay “giai cấp vô sản và những tầng lớp nghèo
trong nông dân”, trước mắt là “tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm
thời”, tiến tới xóa bỏ nó, chuyển giao chính quyền cho các Xô viết (mà
lực lượng thỏa hiệp còn đang chiếm đa số), sau đó, cuộc đấu tranh sẽ
diễn ra trong nội bộ các Xô viết bằng phương pháp hòa bình giữa
Bônsêvích với Mensêvích và xã hội cách mạng mà thắng lợi cuối cùng là tư
tưởng Bônsêvích. Giải thích về khả năng phát triển hòa bình này của
cách mạng, Lênin viết: “Vũ khí nằm trong tay nhân dân, không có một bạo
lực nào từ bên ngoài áp chế nhân dân cả, thực chất của tình hình là như
thế. Tình hình đó mở ra và đảm bảo cho sự phát triển hòa bình của toàn bộ cuộc cách mạng”.
Để
giải quyết đòi hỏi cấp bách về kinh tế, Luận cương đề ra: tịch thu
không bồi thường ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hóa và giao cho các Xô
viết nông dân quản lý; hợp nhất ngay tất cả các ngân hàng trong nước
thành một ngân hàng quốc gia duy nhất dưới sự kiểm soát của các Xô viết,
thực hiện việc kiểm soát của các Xô viết đối với sản xuất xã hội và
phân phối sản phẩm. (Về đại thể, chúng ta cho rằng chủ trương như thế sẽ
đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách, tính kiên quyết của chủ trương là
cần thiết. Tuy nhiên, theo quan niệm Đức Huyền Diệu thì “quá cứng”,
thiếu mềm dẻo và do đó cũng không toàn ưu. Đại chúng không phải chỉ là
lực lượng nông dân bần cùng và công nhân vô sản. Không phải sự tích lũy
tư bản nào, tích lũy ruộng đất nào, xét trên bình diện cá thể của con
người, cũng là phi nghĩa, thậm chí là nên trân trọng nếu nó được gầy
dựng lên từ mồ hôi nước mắt, từ sự năng động sáng tạo, từ khả năng trí
tuệ và cả vận hội của chủ sở hữu. Không hiếm những tâm hồn đẹp đẽ, những
nhân cách cao thượng, giàu tình yêu con người ở tầng lớp thống trị và
ngược lại cũng không ít những kẻ tầm thường, cơ hội, đê tiện ở phía Đại
chúng. Đòi hỏi tự phát để sống còn của Đại Chúng đã là động lực của cách
mạng cải biến xã hội nhưng bản thân nó thì không thể tiến hành cách
mạng “cho ra hồn” được nếu thiếu bộ phận nòng cốt đi tiên phong, được sự
lãnh đạo của những con người ưu tú về đức độ, hết mực trung thành và
giàu học vấn. Chủ trương “quá cứng nhắc” bao giờ cũng ẩn chức cái sai về
nhân tình, vừa làm cho sự tuyên truyền vận động quần chúng không đạt
kết quả triệt để, vừa gây chia rẽ hận thù để rồi bị đối phương lợi dụng
phản tuyên truyền, lôi kéo tạo thêm lực lượng. Chúng ta nhớ lại cái công
thức này: mù quáng + nhiệt tình cách mạng = phá hoại, mà suy ngẫm. Một
chủ trương không toàn ưu rất có thể là một trong những nguyên nhân di
hại đến sau này, trong quá trình bảo vệ chính quyền cách mạng. Đọc “Sông
Đông êm đềm” của Sôlôkhốp, chúng ta thấy gì ở cuộc đời quá ư dữ dội của
anh chàng nông dân đáng thương Grigôri? Và chúng ta cũng thấy gì khi
nhìn lại cuộc cải cách ruộng đất năm 1955 ở Việt Nam? Thế nhưng làm sao
mà toàn ưu được khi chủ nghĩa Mác đã nhận định về vai trò của giai cấp
tư sản chưa toàn ưu?). Về xây dựng Đảng, Luận cương đề nghị đổi tên
thành Đảng Cộng sản và thành lập một Quốc tế Cộng sản mới cho phong trào
cách mạng công nhân quốc tế. Luận cương cũng đã đề nghị chế độ chính
trị mới sẽ là chế độ Cộng Hòa Xô viết đại biểu công - nông và binh lính,
chứ không là chế độ Cộng hòa đại nghị.
Người dân và lực lượng khởi nghĩa diễu hành tại Saint-Peterburg chúc mừng thành công của cuộcCáchmạng ngày 7-11-1917. |
Hội
nghị toàn quốc Bônsêvích họp cuối tháng 4-1917 đã tán thành Luận cương
tháng Tư và coi đó là đường lối của Đảng trong cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Đảng Bônsêvích bước vào cuộc đấu tranh mới với nhiệm vụ đầu tiên
và quan trọng nhất, có tính quyết định đối với toàn Đảng là hoạt động
tuyên truyền quần chúng, đấu tranh giành đa số quần chúng nhân dân, tập
hợp cho được một đội quân chính trị đông đảo đủ sức lật đổ chính phủ tư
sản lâm thời, cô lập và đánh bại tư tưởng thỏa hiệp của Đảng Mensêvích
và Xã hội cách mạng.
Ngày
18-4-1917, bộ trưởng ngoại giao của Chính phủ lâm thời là Miliucốp đã
gửi công hàm cho các nước đồng minh, cam kết nước Nga vẫn thi hành các
hiệp ước mà Chính phủ Nga hoàng đã ký kết trước đây, nghĩa là nước Nga
sẽ tiếp tục tham chiến đến cùng. Điều này đã gây nên căm phẫn lớn trong
nhân dân Nga và làm nổ ra cuộc biểu tình của 100 ngàn công nhân và binh
lính ở Pêtrôgrát cùng nhiều thành phố khác. Miliucốp và bộ trưởng chiến
tranh Gusơcốp phải “lốp cốp” từ chức. Chính phủ lâm thời phải tiến hành
cải tổ với sự tham gia của 4 đại biểu Mensêvích và Xã hội cách mạng, bên
cạnh 10 đại biểu của Đảng Cađê và Tháng Mười. Cuộc biểu tình này chứng
tỏ lòng tin của Đại Chúng Nga đối với Chính phủ lâm thời đã giảm sút.
Một nhóm dân quân cách mạng ở Petrograd. Ảnh: Getty Images
Lực lượng vũ trang cách mạng canh gác Cung điện Mùa Đông sau khi chính phủ Kerensky bị lật đổ. Ảnh: Getty Images.
Sự
kiện nói trên cũng đã làm phơi bày ra cái bản chất thỏa hiệp của
Mensêvích và Xã hội cách mạng, khi hai đảng này công khai đứng về phía
giai cấp tư sản, tham gia Chính phủ lâm thời. Ngày 3-6, Đại hội Xô viết
toàn Nga lần thứ nhất khai mạc tại Pêtrôgrát. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp
hành Trung ương toàn Nga với đa số là đảng viên Mensêvích và Xã hội
cách mạng. Đại hội đã thông qua nghị quyết tán thành sự liên minh với
giai cấp tư sản và ủng hộ các chính sách của Chính phủ lâm thời. Tại Đại
hội, chỉ có thiểu số những người Bônsêvích đòi chuyển giao chính quyền
cho các Xô viết. Lênin tuyên bố Đảng Bônsêvích sẵn sàng nắm lấy toàn bộ
chính quyền. (Cần nhắc lại, trong tình hình xã hội của nước Nga lúc bấy giờ, giành chính quyền là rất cần thiết, nhưng đó không phải là mục đích chính của cách mạng vô sản).
Lời
tuyên bố đã được hậu thuẫn bởi cuộc biểu tình tuần hành khổng lồ của
gần 500 ngàn công nhân, quần chúng và binh lính ở Pêtrôgrát vào ngày
18-6 do những người Bônsêvích tổ chức, với những khẩu hiệu được giương
cao là: “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô viết”; “Đả đảo các bộ trưởng
tư sản”; “Đả đảo chiến tranh”. Đây là một thắng lợi to lớn trong công
tác tuyên truyền lôi kéo quần chúng của Đảng Bônsêvích và cũng là một
thất bại cay đắng của lực lượng thỏa hiệp.
Cùng
ngày 18-6, Kêrenxki, lúc này là bộ trưởng chiến tranh, đã ra lệnh cho
quân đội Nga mở một trận tấn công lớn ở mặt trận Tây - Nam. Cuộc tấn
công nhanh chóng thất bại và chuốc thương vong nặng nề. Tin đó bay về
hậu phương làm cho nhân dân vô cùng phẫn nộ. Ngày 3-7, nhiều cuộc biểu
tình của công nhân và binh lính tự phát nổ ra ở thủ đô.
Lực lượng vũ trang cách mạng bao vây một trụ sở công quyền của chế độ cũ. Ảnh: Getty Images
Công nhân nhà máy Oboukhow ở Petrograd trong cuộc Cách mạng Tháng Mười. Ảnh: Getty Images.
Ngày
4-7 xảy ra một sự kiện nghiêm trọng làm nhanh chóng thay đổi tình hình
chính trị nước Nga. Ngày hôm đó, một cuộc biểu tình khổng lồ với hơn 500
ngàn công nhân, binh lính xuống đường, đã xảy ra ở Pêtrôgrát. Đây là
cuộc biểu tình có tổ chức và mang tính chất hoàn toàn hòa bình, nhưng
chính phủ lâm thời (có lẽ giật mình do ám ảnh tình hình gay gắt ngày hôm
trước); được sự ủng hộ của các thủ lĩnh Mensêvích và Xã hội cách mạng;
đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát bắn vào đoàn biểu tình làm hơn 400
người chết và bị thương. Đường phố đẫm máu!
Hàng vạn người tập trung nghe Lenin phát biểu. Ảnh: Getty Images
Hình ảnh minh họa về “Ngày Chủ nhật đẫm máu”
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------
Nhận xét
Đăng nhận xét